1. Sách
  2. //
Logo Banner Home

Tác Giả trần trọng sâm

Tổng hợp sách của tác giả trần trọng sâm tại KhoSach.com.vn
name

Thường thì có những điều trải qua rồi mới cảm thấy hối hận, rồi tự ru lòng bằng hai từ “giá như”. Thường thì thời gian trôi đi không trở lại bao giờ và tuổi đời của con người cũng chốc lát và vô thường. Giữa dòng đời vội vã, mấy ai chịu dừng lại để cảm nhận hương vị của cuộc sống, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và lắng nghe chính mình? Để rồi họ đã lãng phí rất nhiều: Lãng phí tình yêu chân thành, lãng phí hạnh phúc giản dị, lãng phí cả nụ cười hồn hậu của Mẹ…

Cuốn sách này sẽ giúp chúng ta nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ bắt gặp chính mình qua các nhân vật, qua các hình ảnh, qua các tình huống mà tác giả đề cập. Dĩ nhiên chúng ta sẽ nhận ra điều quan trọng nhất của đời mình là gì, và phải làm sao để tuổi trẻ trôi qua không hề lãng phí mà tràn đầy ý nghĩa, tràn đầy sức sống, hạnh phục thực sự và thành công trong cuộc sống.

Về tác giả:

Trần Trọng Sâm là một dịch giả tiếng Trung khá quen thuộc. Các tác phẩm đã dịch như: Khuất Nguyên (dịch), NXB Văn hóa Thông tin, 1996;  Trung Quốc nhất tuyệt (dịch chung), NXB Văn hóa Thông tin, 1997; Tư Mã Thiên (biên dịch), NXB Hà Nội, 1998…

name

Tứ Thư

Bộ sách Tứ Thư là tổng hợp của bốn quyển sách, bao gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, được trình bày chi tiết qua những phần căn bản sau:

1. Phần Nguyên văn: Nội dung của Tứ Thư được đánh nguyên văn chữ Hán.

2. Phần Phiên âm: Phiên âm phần Nguyên văn sang chữ Hán Việt.

3. Phần Chú thích: Giải thích những từ cổ, thuật ngữ trong phân Nguyên văn.

4. Phần dịch nghĩa: Diễn giải ý nghĩa của phần Nguyên văn.

Bộ sách Tứ Thư này có khác về cách trình bày so với một số sách Tử Thư đã có trên thị trường. Bộ sách này đã chia rõ các phần Nguyên văn, Phiên âm, Chú thích và Dịch nghĩa để độc giả tiện tìm hiểu và tra cứu.

name

Mỗi Truyện Một Triết Lí Nhân Sinh

Một câu chuyện hay không phải ở chỗ dài bao nhiêu mà ở chỗ chứa đựng bao nội hàm, có bao nhiêu trọng lượng về tư tưởng.

Tinh hoa của tư tưởng không phải ở chỗ do ai nói ra mà ở chỗ nó nghiệm chứng được bao nhiêu sự thực, có được bao nhiêu ý nghĩa chỉ đạo thực tế.

Những câu chuyện này được chọn lọc trong rất nhiều chuyện hay của cổ kim đông tây trong ngoài nước, so với những lý luận trừu tượng đã thể hiện được đạo lý nhân sinh một cách đơn giản, trực tiếp và linh cảm nhất, chấn động đến tâm linh mỗi người. Nội dung đề cập đến nhiều vấn đề về tư tưởng và chân lý, ý chí và lòng tin, gian nan và cơ hội, lựa chọn và vứt bỏ, chức nghiệp và sự nghiệp, kinh doanh và quản lý, cuộc sống và của cải..., có thể giúp bạn đọc cảm ngộ một cách nhẹ nhàng về cuộc đời, tìm được đáp án mưu cầu về hạnh phúc và thành công.

name

Đường Thi - Luận Giải Và Thưởng Thức - Tập 1

Sách gồm hai phần:

Phần I : Luận điểm:

Nội dung gồm những luận điểm và tiểu mục nhằm trao đổi ý kiến về điểm này điểm khác cần chính xác hơn hoặc cần có thêm để có dịch phẩm Đường thi tốt hơn gồm:

- Giới thiệu thơ Đường không thể không giới thiệu xuất xứ bối cảnh của bài thơ.

- Dịch lại bài thơ Vân Lưu Thập Cửu của Bạch Cư Dị (722 – 840) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Dịch lại bài thơ Tặc thoái thị quan lại của Nguyễn Kết (679 – 722) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Đọc bài Đăng U châu đài ca của Trần Tử Ngang nhà thơ đầu đời nhà Đường và các bài dịch lâu nay ở nước ta nghĩ đến phải thay bối cảnh dịch thơ Đường.

- Không hiểu xuất xứ bài thơ Đường không dịch chuẩn được tứ thơ.

- Để hiểu bài thơ Tân niên tác của Lưu Trường Khanh (714 – 790) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Cái khó khi dịch thơ Đường. Lấy bài Ô y hạng của Lưu Vũ Tích (766 – 835) thờì trung Đường.

- Nhân đọc bài Dã vọng của Vương Tích (585 – 644) nhà thơ đầu đời Đường nghĩ đến nên dịch thơ Đường như thế nào mới chuẩn.

- Ai đúng ai sai trong bài dịch thơ Đường.

- Điểm qua 7 nhà thơ đã dịch bài Khiển bi hoài kỳ nhất của Nguyên Chấn (779 – 933) nhà thơ Trung Quốc thời Vãn Đường.

Phần II : Thưởng thức

Gồm các tiểu mục (lược ghi):

- Đọc bài thơ Khiển bi hoài kỳ nhị của Nguyên Chấn (779 – 813) nhà thơ Trung quôc thời vãn Đường.

- Đọc bài thơ Khiển bi hoài kỳ tam của Nguyên Chẩn (779 – 813) nhà thơ Trung quốc thời vãn Đường.

- Bài thơ Giang tuyết của Liễu Tôn Nguyên (773 – 819) nhà thơ thời trung Đường (Trung Quốc).

- Bài thơ Xuất tái của Vương Chi Hoán (688 – 742) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Bài thơ Tân trung ký Viễn thượng nhân của Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Bài thơ Tặng nội nhân của Trương Hộ (766 – 835) nhà thơ Trung Quốc thời trung Đường.

- Bài thơ Vọng nhạc của Đỗ Phủ (712 – 770) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Bài thơ Khách chi của Đỗ Phủ (712 – 770) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Bài thơ Hành lộ nan kỳ I của Lý Bạch (701 – 762 ) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường.

- Bài thơ Tống biệt của Vương Duy ( 701 – 761 ) nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường…

name

Kinh Dịch Diễn Giải - Ðạo Lý Mưu Cầu Tồn Tại Và Phát Triển

Kinh Dịch là một tác phẩm triết học lớn, ẩn tàng nhiều điều huyền diệu, bao gồm nhiều tri thức tinh túy sâu xa, được xem là đứng đầu trong mọi loại sách Kinh sách xuất hiện ở thời cổ đại phương Đông.

Kinh Dịch có thể giúp người đọc nâng cao tầm mắt, nhìn xa trông rộng, làm cho tư tưởng con người thêm phong phú. Ngoài ra, Kinh Dịch giúp con người quy phạm được hành vi của mình, hiểu rõ sự lý, phân biệt phải trái, điều thiện điều ác, không vi phạm nguyên tắc làm người.

Cuốn sách gồm 4 phần:

-Phần 1: Những kiến thức cơ bản

-Phần 2: Vận dụng tư duy Kinh Dịch biến dịch, bất dịch và giản dịch

-Phần 3: Chú giải Thập Dực

-Phần 4: Chú giải 64 quẻ trong Kinh Dịch

Xin trân trọng giới thiệu.

1

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!