1. Trang Chủ
  2. //

Nhà Xuất Bản NXB Khoa học xã hội

Tổng hợp sách của nhà xuất bản NXB Khoa học xã hội
quá trình di cư và hoạt động chính trị - xã hội của người việt ở lào (1893-1945)

Quá Trình Di Cư Và Hoạt Động Chính Trị - Xã Hội Của Người Việt Ở Lào (1893-1945)

Cuốn sách là một chuyên luận lịch sử được tác giả dày công tìm tòi, tích lũy, tập hợp, giải mã những số liệu, sự kiện, biến cố lịch sử, từ những nguồn sử liệu trong nước và nước ngoài (đặc biệt các nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp, các hồi kí của các nhà hoạt động cách mạng người Việt ở Lào) để cung cấp cho bạn đọc một cách hệ thống, chi tiết về một khía cạnh quan trọng của lịch sử Lào cũng như những biểu hiện bước đầu của quan hệ đoàn kết Lào – Việt.

Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung không đề cập đến mọi mặt hoạt động của người Việt ở Lào trong giai đoạn 1893 – 1945, mà chỉ tập trung vào khía cạnh quá trình di cư và hoạt động chính trị - xã hội của họ. Đọc cuốn sách của tác giả, độc giả có thể lý giải được vì sao giai đoạn này người Việt lại sang Lào đông đảo như vậy? Các hình thức di cư của người Việt đến Lào như thế nào? Vì sao đa số người lao động Việt lại đi theo cách mạng, đoàn kết với nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp? Hình thức, qui mô đấu tranh chống thực dân Pháp của người Việt ở Lào. Đồng thời, bạn đọc còn hiểu rõ hơn về chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp ở Lào cũng như ở Đông Dương; thấy được dưới tác động từ chính sách cai trị của chính quyền thuộc địa, người Việt di cư đến Lào đông đảo, làm nhiều nghề khác nhau và phân hóa thành hai bộ phận: Một bộ phận nhỏ đi theo, làm việc cho chính quyền thực dân Pháp và một bộ phận lớn đi theo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

cách mạng ruộng đất ở việt nam

Đến hết thế kỷ XX, có thể nói, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội chịu sự chi phối của ba yếu tố nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Chế độ ruộng đất là một vấn đề “hằng xuyên” trong lịch sử Việt Nam. Mọi biến động về chế độ ruộng đất đều ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là mảng đề tài luôn được các nhà Sử học, Kinh tế học Việt Nam quan tâm nghiên cứu.

Năm 1968, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra đờimột chuyên khảo, có thể coi là rất “nặng ký” tại thời điểmđó, với tiêu đề: Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, của các nhà Kinh tế học Trần Phương, Hoàng Ước và Lê Đức Bình. Côngtrình này đã khái quát lịch sử chế độ ruộng đất và cuộc cáchmạng ruộng đất Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, thể hiện tương đối rõ nét một thời kỳ lịch sử đầy thử thách của xã hội nông nghiệp Việt Nam, với nhiều luận điểm sắc sảo. Đồng thời cung cấp ít, nhiều những nhận thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản lý nông nghiệp, nông thôn ở thời kỳ đó.

Tất nhiên, ra đời cách ngày nay hơn nửa thế kỷ, những quan điểm và nhận thức của các tác giả về cách mạng ruộng đất nói riêng và chế độ ruộng đất Việt Nam nói chung có nhiều khác biệt so với hiện nay. Tuy nhiên, nhằm góp phần tái hiện một chặng đường nghiên cứu nông thôn, nông nghiệp và chế độ ruộng đất Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Kinh tế Việt Nam tái bản cuốn sách Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng, cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo cho đông đảo độc giả và những ai quan tâm nghiên cứu về chế độ ruộng đất Việt Nam nói riêng, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam nói chung và về sự chuyển đổi của chế độ ruộng đất đã diễn ra tại Việt Nam trong thế kỷ trước.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

nguyễn trãi toàn tập

Nguyễn Trãi Toàn Tập

Lịch sử Việt Nam có không ít anh hùng cứu quốc. Trong số những anh hùng cứu quốc của dân tộc phải kể đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Các nhân vật này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, đã làm nên những sự nghiệp phi thường, làm rạng rỡ đất nước cho đến muôn đời.

Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những đã để lại sự nghiệp còn được ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác phẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiều thơ văn hết sức quý báu.

trúc lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học phật giáo việt nam

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm thuộc thể loại luận thuyết triết học Phật giáo Thiền tông, phần chính văn do Hải Lượng Ngô Thì Nhậm trước tác vào năm 1796 lúc gần cuối đời. Đây là một tác phẩm khó đọc, khó nắm bắt, nếu người đọc không có cái nền, cái vốn về Phật học, về Thiền học vững vàng thì dù có đọc vài lần cũng khó lòng mà nhận thức được và thấu hiểu hết những tư tưởng uyên áo, vi diệu của Thiền học, Phật học Đại thừa mà các tác giả đã tiếp thu rồi chuyển tải trong tác phẩm này. Ngay cả nhan đề của tác phẩm cũng là một vấn đề cần tìm hiểu kỹ để lý giải cho tường minh.

Ngô Thì Nhậm là một danh sĩ tài hoa, một nhà nho lỗi lạc với kiến văn uyên bác; đồng thời, ông còn là một thiền gia am hiểu tư tưởng Thiền Phật. Gần cuối đời, sau khi vua Quang Trung tạ thế đột ngột, ông từ giã chốn quan trường, về Thăng Long, thành lập Bích Câu thiền viện cùng các đạo hữu tu thiền, viết sách xiển dương tinh thần nhập thế hộ quốc an dân của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật Hoàng sáng lập từ cuối thế kỷ thứ XIII.

Nếu so sánh cuốn luận thuyết của Ngô Thì Nhậm với nhiều bộ luận thuyết của Ấn Độ, của Trung Quốc và của Việt Nam trước đó, thì mới thấy kết cấu của luận thuyết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh có thể nói là rất lạ. Lạ là vì một tác phẩm gồm nhiều người tham gia trước tác, mỗi người thực hiện một nội dung, mà những nội dung này được xoay quanh cái trục tư tưởng cốt tuỷ của phần Chính văn; một cái lạ nữa là trọng tâm tác phẩm có nhiều phần, gồm: Chính văn, Thanh dẫn, Thanh chú và Thanh tiểu khấu. Chính văn có tên là Đại chân Viên giác thanh nội dung trình bày cốt tuỷ tư tưởng của 24 thanh do Hải Lượng viết, mà tư tưởng trong các thanh của chính văn đã chịu ảnh hưởng và in đậm dấu ấn của tư tưởng Kinh viên giác, một bộ kinh Đại thừa Phật giáo. Trong từng thanh, cuốn luận thuyết này được sắp xếp theo trình tự như sau: Thanh dẫn, Chính văn, Thanh chú, Thanh tiểu khấu.

Thanh dẫn là phần dẫn nhập, có nhiệm vụ giới thiệu chung nội dung từng thanh, do em ruột của Hải Lượng là Hải Huyền Ngô Thì Hoàng viết; Thanh chú là phần chú thích, giảng giải nội dung từng thanh, do hai người bạn của Hải Lượng là Hải Âu Vũ Trinh và Hải Hòa Nguyễn Đăng Sở viết; Thanh tiểu khấu là phần tóm tắt nội dung từng thanh, do Hải Điền Nguyễn Đàm (cháu ruột của đại thi hào Nguyễn Du) viết.

Tôi quen biết và cùng làm việc với tác giả chuyên khảo này từ mười mấy năm trước, rồi từ năm 2008 tôi được lãnh đạo nhà trường và khoa giao nhiệm vụ hướng dẫn khoa học cho tác giả khi thực hiện luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Chính nhờ thế mà tôi đã chứng kiến được quá trình trưởng thành trong khoa học của tác giả.

Chuyên khảo này được tác giả biên tập lại từ luận án Tiến sĩ đã được Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước đánh giá cao lúc bảo vệ (tháng 8/2013) với nhiều đóng góp có giá trị về mặt học thuật.

Chuyên khảo được tác giả dàn dựng thành năm chương: Chương Một giới thiệu tổng quan những thành tựu nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam và về tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Chương Hai trình bày bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỷ XVIII; trên cơ sở đó, giới thiệu các tác giả của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, cũng như tìm hiểu quá trình hình thành văn bản. Chương Ba và Chương Bốn là hai chương trọng tâm của công trình. Chương Ba tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm; Chương Bốn tìm hiểu giá trị hình thức nghệ thuật của tác phẩm; Chương Năm chỉ ra vị trí và đóng góp của tác phẩm trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, cụ thể là dấu ấn của Kinh viên giác trong tác phẩm; sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần và vị trí của tác phẩm trong bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Một kết cấu như thế là rất chặt chẽ và khoa học, khó có thể dàn dựng một kết cấu nào khác tốt hơn.

Cuối năm ngoái (năm 2017), tác giả đã cho xuất bản tập tiểu luận Nghiên cứu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, gồm 15 bài nghiên cứu về tác phẩm luận thuyết này đã công bố trên các tạp chí. Năm nay tác giả biên tập lại luận án đã bảo vệ thành công từ 5 năm trước để cho xuất bản. Có thể thấy đây là một chuyên khảo đầu tiên trong học giới nước nhà nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu và toàn diện về luận thuyết triết học Phật giáo Thiền tông Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và các đạo hữu.

Xin chúc mừng thành quả nghiên cứu khoa học và xin có đôi lời giới thiệu công trình khoa học chuyên sâu này của Đại đức Tiến sĩ Thích Hạnh Tuệ.

Xin được trân trọng giới thiệu chuyên khảo này đến với quý vị độc giả gần xa.

    – Chia sẻ của PGS.TS.GVCC. Nguyễn Công Lý –

bộ tự điển chữ nôm dẫn giải (tập 1 và tập 2)

Bộ Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải (Tập 1 Và Tập 2)

Chữ Nôm là thứ văn tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, được sáng tạo theo hình mẫu chữ Hán. Trải qua nhiều thế kỷ, chữ Nôm đã đồng hành cùng chữ Hán (từ thế kỷ XII) và sau đó cả với chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh (từ thế kỷ XVII) đến đầu thế kỷ XX. Qua chữ Nôm, chúng ta có thể giải đọc và tìm hiểu nhiều tác phẩm quý giá của tổ tiên để lại. Bộ TỰ ĐIỂN CHỮ NÔM DẪN GIẢI (Dictionary of Chu Nom with Quotations and Annotations) này được biên soạn trước hết giúp độc giả làm quen với chữ Nôm và từ đó có thể đi vào giải đọc các văn bản cần thiết. Trong quá khứ, chữ Nôm chưa từng được điển chế hóa thực sự, và tác giả bộ tự điển này cũng không đặt cho mình nhiệm vụ chuẩn hóa chữ Nôm, mà chủ yếu cố gắng phản ánh thực trạng đa dạng và phức tạp của nó, nhưng không xô bồ mà theo một cách tiếp cận có hệ thống, có phân loại lớp lang, có phân tích cấu trúc hình thể và cấu trúc chức năng của chữ, có dẫn giải nghĩa chữ qua những câu trích từ nguyên văn của các văn bản Nôm ở nhiều thời kỳ khác nhau.

Trong khi vẫn giữ nguyên tinh thần và cốt cách như bản in cũ (2014), ở lần tái bản này (2021), tác giả có sửa chữa, điều chỉnh, thêm bớt một vài chi tiết đối với các mục chữ vốn có, sử dụng thêm 7 văn bản Nôm, bổ sung nhiều mục chữ (hiện lên tới ngót 9500 chữ khác nhau, ứng với 18500 âm đọc, quy thành gần 4500 âm tiết khác nhau, chưa kể các âm và chữ trong phần Phụ lục), thêm nhiều câu dẫn mới phát hiện, chuyển một số nội mã (Vcode) sang mã quốc tế hóa (Unicode), v.v. Đây là công việc khá phức tạp mà tác giả đã thực hiện trong nhiều năm kể từ sau khi bộ sách lần đầu xuất bản đến nay.

những người nga đầu tiên đến việt nam

Những Người Nga Đầu Tiên Đến Việt Nam

Tại nước Nga, sự thức tỉnh mối quan tâm đối với Đông Dương là vào những năm 80 – 90 của thế kỷ XIX, khi vị trí của nước Pháp trên thực tế đã được củng cố tại khu vực này. Sang những năm đầu thế kỷ XX, ở Nga bắt đầu xuất hiện nhiều hơn những bài báo và sách riêng biệt chứa đựng thông tin về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các ấn phẩm này đã in khá định kỳ những trích đoạn từ nhật ký của các nhà du lịch, ghi chép của các sĩ quan hải quân và những bài báo của các nhà bác học về Việt Nam.

Trong số bút ký, mẩu tin, báo cáo ấy, nhà Việt Nam học người Nga Anatoli Socolov đã sưu tầm, tuyển chọn những bài đặc sắc nhất, tập hợp thành cuốn sách Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam (Phóng sự và bút ký thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX). Ấn phẩm là một công trình độc đáo về nguồn cội mối quan hệ hữu nghị Nga – Việt.

lược sử vạn vật - a short history of nearly everything

Lược Sử Vạn Vật - A Short History Of Nearly Everything

Lược sử vạn vật là cuốn sách phổ biến khoa học trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên, những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên chính: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… với nhiều tên tuổi, giai thoại và sự thật.

Với cuốn sách này, người đọc sẽ biết được những giới hạn trong tri thức của con người về vũ trụ và cả về chính trái đất. Đây là cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nhà phê bình người Anh, Craig Brown thậm chí đã nhận xét rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500.000.000.000 cuốn (theo cách nói của chính Bryson, "bằng với số proton có trong một dấu chấm câu").

William McGuire "Bill" Bryson, tác giả cuốn sách Lược sử vạn vật - A Short History of Nearly Everything sinh năm 1951, là tác giả nổi tiếng hàng đầu trong thể loại non-fiction ở Bắc Mỹ, với vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

lịch sử vương quốc đàng ngoài

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài

Sách được Alexandre de Rhodes viết cho độc giả châu Âu thượng bán thế kỷ XVII, cung cấp cho họ những tư liệu quý về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo… và con người Việt Nam, cụ thể là Đàng Ngoài, lúc có sự tiếp xúc với người ngoại quốc, nhất là người Hà Lan và người Bồ, đặc biệt với người Bồ. Riêng về vấn đề tín ngưỡng, Alexandre de Rhodes có xu hướng phủ định tất cả những gì ngoài Công giáo, coi các tôn giáo khác là dị đoan, mê tín, lầm lỗi, v.v... Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của một cá nhân, một quan điểm hay xu hướng cũ…

Cuốn sách được chia làm 2 phần với 82 chương:

Phần một hay quyển một gồm 31 chương, với sự phong phú đặc biệt của những đề tài: về danh hiệu, vị trí Đàng Ngoài, về vua Lê, về chúa Trịnh (lúc này là Trịnh Tráng), về lực lượng, về số thuyền chiến, về các nguồn lợi, về hành chính, về khoa thi…

Phần hai hay quyển hai gồm 51 chương, trong đó giáo sĩ kể lại tất cả hoạt động của ông và những người kế tiếp ông để đem Tin Mừng của Đức Kitô đến cho Đàng Ngoài. Là người truyền giáo, ông quan tâm đặc biệt tới các tôn giáo, các tín ngưỡng cũng như những mê tín dị đoan của người bản xứ. Vì thạo tiếng Việt mà giáo sĩ đã rất dễ dàng truyền bá đức tin. Một giáo đoàn đã bắt đầu thành lập. Đã có nhiều người tham gia vào công việc chung, như chép kinh, biên soạn sách giáo lý, soạn lịch Công giáo…

lê triều chiếu lệnh thiện chính

Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính

Để tìm hiểu, nghiên cứu về luật pháp, lễ nghi của một triều đại phong kiến, người ta thường nhắc đến những bộ Hội điển.

Từ thời Lê Trung Hưng cho đến khi thời Tây Sơn, các luật lệ của nước ta cũng được ghi chép dưới hình thức Hội điển trong pho sách; hiện nay còn di lưu có thể kể đến ba bộ sách: Quốc triều chiếu lệnh thiện chính, Quốc triều chiếu lệnh thiện chính tập và Quốc triều chiếu lệnh thiện chính tập tục biên (còn gọi là Quốc triều Hội điển và Tục Hội điển), Chỉnh Hoa chiếu thư.

Lê Triều chiếu lệnh thiện chính là ấn phẩm được Trường Luật Sài Gòn phiên dịch từ bản chép tay số A. 257 cuốn Quốc triều chiếu lệnh thiện chính của Trường Viễn Đông Bác Cổ - một tài liệu được coi như đầy đủ và đáng tin hơn cả về các điều lệ dưới triều Lê Trung Hưng. Cuốn sách ghi chép các chiếu lệnh ban hành trong thời gian 1619-1705, phân loại làm 7 quyển theo thẩm quyền của 6 bộ đương thời, trong mỗi quyển trình bày theo thứ tự niên hiệu của các triều vua:

Quyển Nhất: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lại

Quyển Nhì: Chiếu lệnh thuộc về bộ Hộ

Quyển Ba: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lễ (phần nhất)

Quyển Tư: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lễ (phần nhì)

Quyển Năm: Chiếu lệnh thuộc về bộ Binh

Quyển Sáu: Chiếu lệnh thuộc về bộ Hình

Quyển Bảy: Chiếu lệnh thuộc về bộ Công

Tuy nhiên, cũng chính vì tài liệu của Trường Viễn Đông Bác Cổ chỉ là một tài liệu chép tay, không sao tránh được các sự xuyễn mậu; cho nên cuốn sách đã được in kèm cả bản chữ Hán để tiện cho bạn đọc kê cứu, góp ý bổ sung cho những điểm khiếm khuyết.

Có thể nói, Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính là một pho sách mà tài liệu phong phú và phiên tạp như một quyển hội điển. Cuốn sách trình bày các chiếu lệnh, những giải pháp mà nhà cầm quyền đương thời đã áp dụng cho tất cả các hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị của quốc gia, phản chiếu tình trạng của dân tộc dưới mọi khía cạnh trong một thời gian non một thế kỷ.

binh pháp tinh hoa

Binh Pháp Tinh Hoa

Luận giải 13 Thiên Binh Pháp Tôn Võ Tử - Đối chiếu các nguyên lý hành binh và các trận đánh lớn của lịch sử Đông - Tây hiện đại và cận đại.

Binh Pháp Tinh Hoa là cuốn sách có giá trị ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quân đội, kinh doanh, thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Nó phù hợp cho những người đòi hỏi phải có kỹ năng hoạch định chiến lược, quản lý và lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới.

Thậm chí những chỉ dẫn khôn ngoan trong việc hẹn hò hay trong các mối quan hệ cũng được đúc kết trong cuốn sách binh pháp cổ của Tôn Tử.

chính sách tôn giáo thời tự đức (1848-1883)

Chính Sách Tôn Giáo Thời Tự Đức (1848-1883)

Chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo thời phong kiến ở Việt Nam. Có thể nói, triều Nguyễn thực sự làm chủ và hoàn thiện chế độ trong khoảng bốn triều vua đầu. Những đường hướng chính của chính sách quản lý xã hội nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng của triều Nguyễn đã cơ bản được hình thành và phát triển ở giai đoạn này.

Thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về chính sách tôn giáo triều Nguyễn, đây là giai đoạn hết sức phức tạp, triều đình phải đối phó với thực dân phương Tây cũng như tôn giáo do họ mang tới. Nghiên cứu chính sách tôn giáo dưới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi dưới triều vua này đã giải quyết vấn đề tôn giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại trong chính sách tôn giáo, những hệ quả xã hội và những bài học kinh nghiệm cần rút ra.

Những năm gần đây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trở nên đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, có lúc và có nơi trở thành điểm nóng. Thực tiễn sôi động đó đòi hỏi nhận thức về tôn giáo phải luôn đổi mới cho phù hợp với thời đại. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động và ảnh hưởng của chính sách tôn giáo thời Tự Đức dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử của chính sách tôn giáo, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc sống hôm nay là một việc làm cần thiết.

Từ đó, cuốn “CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)” ra đời như là một sự bổ sung cần thiết cho việc bổ sung, cải cách những chính sách tôn giáo để áp dụng với đương thời. Hiện cuốn sách đã có mặt tại cửa hàng, hãy nhanh tay liên hệ để sở hữu nhé.

hệ thống cơ quan giám sát triều nguyễn (1802-1885): từ thiết chế, định chế đến thực tiễn

Hệ Thống Cơ Quan Giám Sát Triều Nguyễn (1802-1885): Từ Thiết Chế, Định Chế Đến Thực Tiễn

Sau nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 1802 Nguyễn Ánh giành được chiến thắng trước nhà Tây Sơn lập ra vương triều Nguyễn và mở đầu giai đoạn trị và kéo dài 143 năm của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trong thời gian trị vì, 4 vị vua đầu của triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức đã dày công xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền vững mạnh. Kết quả, so với các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, trong hơn 8 thập niên đầu, triều Nguyễn đã xây dựng được bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Bộ máy nhà nước của triều Nguyễn được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam trước đó và nhà Thanh (Trung Quốc) đương thời. Trải qua quá trình hoạt động, bộ máy nhà nước của triều Nguyễn thời kỳ độc lập tự chủ (1802-1885) đã có những đóng góp nhất định. Một trong những nguyên nhân góp phần giúp cho triều Nguyễn có được những đóng góp trên đó là triều đại này đã xây dựng, vận hành một hệ thống cơ quan giám sát khá hoàn chỉnh và hiệu quả.

Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, các cơ quan giám sát của triều Nguyễn như: Viện Đô sát, Lục khoa và Giám sát ngư sử của 16 đạo đã có những đóng góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng.

adolf hitler - chân dung một trùm phát xít

Adolf Hitler - Chân Dung Một Trùm Phát Xít

Trong số các nhân vật trong lịch sử thế giới hiện đại, Adolf Hitler có lẽ là cái tên được nhiều người quan tâm nhất, không chỉ bởi những tội ác đáng ghê tởm mà tên trùm phát xít này gây ra cho thế giới, mà còn bởi những bí ẩn xung quanh cuộc đời của kẻ đã gieo rắc bao nỗi kinh hoàng cho người Do thái và làm thay đổi tiến trình của nhân loại.

Tính đến nay, có thể nói chưa có một tác phẩm nào thực sự toàn diện và hoàn chỉnh về con người và cuộc đời của Adolf Hitler. Song, tác phẩm của John W. Toland được đánh giá cao bởi các thông tin quý giá cùng những nghiên cứu thấu đáo mà sử gia lừng danh người Mỹ đã dày công sưu tập và phân tích. Toland đã dành nhiều năm tìm hiểu và tập hợp các tài liệu liên quan đến Adolf Hitler thông qua các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng còn sống sót và thâm nhập một loạt các thư viện lưu trữ tối mật chưa từng được công bố.

Giống như các tác phẩm trước đó, Toland tập trung khai thác các nguồn thông tin từ các cá nhân có mối quan hệ mật thiết hoặc có vốn hiểu biết về Hitler cũng như đã từng chứng kiến con đường vươn tới quyền lực của nhân vật này. Toland phân tích cặn kẽ con đường tiến thân của Hitler từ thời niên thiếu, trưởng thành cho tới khi đứng trên đỉnh cao tội ác cùng những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới tâm lý và những tội ác mà ông ta gây ra cho nhân loại nói chung và dân tộc Do thái nói riêng.

Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, John Toland đã tạo nên một trong những tác phẩm đồ sộ và chi tiết nhất mà nhân loại từng có về Adolf Hitler. Bằng lời văn uyên bác và lối phân tích sâu sắc, mạch lạc, Toland đã vén lên bức màn phủ kín xung quanh chân dung tên trùm độc tài của chủ nghĩa phát xít và giúp người đọc lần đầu tiên có được cơ hội chiêm ngưỡng một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.

John W. Toland sinh ngày 29 tháng 6 năm 1912 tại La Crosse, Wisconsin. Ông là tác gia và sử gia nổi tiếng người Mỹ. Ông được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong đó nổi tiếng nhất là Tiểu sử Hitler và tác phẩm đoạt giải Pulitzer về Nhật Bản trong chiến tranh thế giới II, The Rising Sun.

truyền thống khuyến học ở nghệ an qua tư liệu hán nôm

Truyền Thống Khuyến Học Ở Nghệ An Qua Tư Liệu Hán Nôm

Khuyến học, khuyến tài luôn là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển con người; đồng thời là nhu cầu thực tiễn trong đời sống xã hội từ xưa đến nay. Với chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, ngày nay, khuyến học càng cần được chú trọng, đề cao, với nhiều biện pháp hữu hiệu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm khuyến học trong quá khứ để chắt lọc, kế thừa và phát huy cho hiện tại là việc làm cần thiết.

Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa cử, xuất hiện nhiều gia đình khoa bảng, dòng họ khoa bảng và làng khoa bảng. Tuy nhiên, trước nay người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đời sống vô cùng khó khăn, điều đó gây trở ngại lớn trong việc dạy và học của con em Nghệ An. Để khắc phục trở ngại đó, đồng thời khuyến khích con em học hành, đền đáp công ơn người thầy, người dân đã lập ra các hình thức khuyến khích học và dạy, được gọi chung là “khuyến học”.

Nghiên cứu khuyến học tỉnh Nghệ An qua tư liệu Hán Nôm, cuốn sách tập trung vào một số vấn đề: xác định các khái niệm cơ bản; tình hình nghiên cứu liên quan đến khuyến học tỉnh Nghệ An; khảo sát, hệ thống hóa nguồn tư liệu; nghiên cứu đặc điểm văn bản; nội dung khuyến học và đặc điểm nội dung khuyến học tỉnh Nghệ An qua nguồn tư liệu Hán Nôm.

Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích những hạn chế về mặt tư tưởng của khuyến học xưa, liên hệ với thực tiễn, đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tư liệu Hán Nôm; góp phần đưa công tác khuyến học, khuyến tài tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung đạt kết quả.

Cuốn sách tập trung khai thác những thông tin khuyến học của tỉnh Nghệ An qua nguồn tư liệu Hán Nôm như: tục lệ, đăng khoa lục, gia phả, gia huấn, địa chí và bi ký. Nguồn tư liệu này gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học cho đến những năm đầu thế kỷ XX, khi khoa cử Nho học kết thúc và mở đầu giai đoạn Cải lương hương chính (1919 - 1921).

Cuốn sách chỉ ra rằng chính sách khuyến học ở Nghệ an xưa đã được vận dụng một cách linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quá khứ, có nhiều điều đáng học hỏi để kiện toàn và thúc đẩy hệ thống giáo dục ngày nay ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.

đồn điền của người pháp ở bắc kỳ từ 1884 đến 1918

Trong nửa sau của thế kỷ XIX, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nói chung, của Bắc Kỳ nói riêng. Đó chính là hệ thống đồn điền do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỷ XIX, tồn tại cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa ở đây. Công trình “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918” của PGS.TS.NCVCC Tạ Thị Thúy nghiên cứu về hiện tượng mới lạ này.

Với gần 500 trang in, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn tài liệu lịch sử khai thác được từ Lưu trữ Quốc gia Hà Nội và Lưu trữ Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence để trình bày rõ những chủ trương, chính sách của thực dân Pháp trong công việc phát triển đồn điền ở Bắc Kỳ tạo nên cơ sở pháp lý cho việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân và thành lập các đồn điền. Từ đó, đã xuất hiện một hình thái chiếm hữu xa lạ với các hình thức sở hữu cổ truyền Việt Nam - một hình thức bóc lột tồi tệ hơn.

Để cung cấp thêm cho quý độc giả những khía cạnh khác về một xã hội Bắc Kỳ với nhiều những thay đổi và biến động trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, MaiHaBooks trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918”.

bộ lịch sử văn minh thế giới - phần x: rousseau và cách mạng - tập 1: nước pháp trước cơn đại hồng thủy

Tác phẩm: Bộ sách “LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI”

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

Tác giả: Will & Ariel Durant

Biên dịch: Bùi Xuân Linh & Đỗ Lan

Xuất bản: Viện IRED

Bộ sách

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

THE STORY OF CIVILIZATION

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION” của sử gia Wii & Ariel Durant là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!

Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này:

“Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh.

Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?

Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION của sử gia, triết gia, tác gia Will & Ariel Durant mà Viện IRED đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.

Để hoàn tất bộ “The Story of Civilization” bao gồm 11 Phần này (mỗi phần trung bình gồm 3-5 Tập sách), tác giả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phần

vào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.

Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từng Chương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịch sử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” để tra cứu với đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.

Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới và mang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình như ông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài nhiều ngàn năm lịch sử,bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.

Do đó, chúng ta có thể gọi bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách

đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977. Và với bộ sách đồ sộ này, Will Durant đã nằm trong danh sách những sử gia vĩ đại của nhân loại.

Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được Viện IRED hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”

--------

Phần X của Bộ sách: “Rousseau và Cách mạng” được chia thành năm Tập sách:

1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy

2. Nam Âu Công giáo

3. Bắc Âu Tin lành

4. Nước Anh thời Samuel Johnson

5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ

Phần này giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”

Nếu bạn đang cầm trên tay các tập sách của Phần X này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.

bộ lịch sử văn minh thế giới - phần x: rousseau và cách mạng - tập 2: nam âu công giáo

Tác phẩm: Bộ sách “LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI”

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

Tác giả: Will & Ariel Durant

Biên dịch: Bùi Xuân Linh & Đỗ Lan

Xuất bản: Viện IRED

Bộ sách

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

THE STORY OF CIVILIZATION

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION” của sử gia Wii & Ariel Durant là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!

Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này:

“Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh.

Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?

Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION của sử gia, triết gia, tác gia Will & Ariel Durant mà Viện IRED đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.

Để hoàn tất bộ “The Story of Civilization” bao gồm 11 Phần này (mỗi phần trung bình gồm 3-5 Tập sách), tác giả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phần

vào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.

Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từng Chương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịch sử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” để tra cứu với đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.

Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới và mang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình như ông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài nhiều ngàn năm lịch sử,bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.

Do đó, chúng ta có thể gọi bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách

đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977. Và với bộ sách đồ sộ này, Will Durant đã nằm trong danh sách những sử gia vĩ đại của nhân loại.

Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được Viện IRED hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”

--------

Phần X của Bộ sách: “Rousseau và Cách mạng” được chia thành năm Tập sách:

1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy

2. Nam Âu Công giáo

3. Bắc Âu Tin lành

4. Nước Anh thời Samuel Johnson

5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ

Phần này giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”

Nếu bạn đang cầm trên tay các tập sách của Phần X này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.

bộ lịch sử văn minh thế giới - phần x: rousseau và cách mạng - tập 3: bắc âu tin lành

Tác phẩm: Bộ sách “LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI”

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

Tác giả: Will & Ariel Durant

Biên dịch: Bùi Xuân Linh & Đỗ Lan

Xuất bản: Viện IRED

Bộ sách

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

THE STORY OF CIVILIZATION

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION” của sử gia Wii & Ariel Durant là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!

Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này:

“Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh.

Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?

Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION của sử gia, triết gia, tác gia Will & Ariel Durant mà Viện IRED đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.

Để hoàn tất bộ “The Story of Civilization” bao gồm 11 Phần này (mỗi phần trung bình gồm 3-5 Tập sách), tác giả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phần

vào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.

Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từng Chương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịch sử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” để tra cứu với đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.

Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới và mang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình như ông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài nhiều ngàn năm lịch sử,bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.

Do đó, chúng ta có thể gọi bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách

đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977. Và với bộ sách đồ sộ này, Will Durant đã nằm trong danh sách những sử gia vĩ đại của nhân loại.

Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được Viện IRED hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”

--------

Phần X của Bộ sách: “Rousseau và Cách mạng” được chia thành năm Tập sách:

1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy

2. Nam Âu Công giáo

3. Bắc Âu Tin lành

4. Nước Anh thời Samuel Johnson

5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ

Phần này giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”

Nếu bạn đang cầm trên tay các tập sách của Phần X này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.

bộ lịch sử văn minh thế giới - phần x: rousseau và cách mạng - tập 4: nước anh thời samuel johnson

Tác phẩm: Bộ sách “LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI”

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

Tác giả: Will & Ariel Durant

Biên dịch: Bùi Xuân Linh & Đỗ Lan

Xuất bản: Viện IRED

Bộ sách

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

THE STORY OF CIVILIZATION

Phần X: Rousseau và Cách mạng | Rousseau and Revolution

“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION” của sử gia Wii & Ariel Durant là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!

Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này:

“Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh.

Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?

Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI / THE STORY OF CIVILIZATION của sử gia, triết gia, tác gia Will & Ariel Durant mà Viện IRED đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.

Để hoàn tất bộ “The Story of Civilization” bao gồm 11 Phần này (mỗi phần trung bình gồm 3-5 Tập sách), tác giả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phần

vào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.

Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từng Chương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịch sử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” để tra cứu với đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.

Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới và mang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình như ông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài nhiều ngàn năm lịch sử,bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh, diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.

Do đó, chúng ta có thể gọi bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách

đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977. Và với bộ sách đồ sộ này, Will Durant đã nằm trong danh sách những sử gia vĩ đại của nhân loại.

Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được Viện IRED hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”

--------

Phần X của Bộ sách: “Rousseau và Cách mạng” được chia thành năm Tập sách:

1. Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy

2. Nam Âu Công giáo

3. Bắc Âu Tin lành

4. Nước Anh thời Samuel Johnson

5. Hồi giáo, Đông Âu và nước Pháp phong kiến sụp đổ

Phần này giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”

Nếu bạn đang cầm trên tay các tập sách của Phần X này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.

5 tư duy cho tương lai - five minds for the future

Chúng ta sống ở thời đại của những thay đổi to lớn bao gồm tốc độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh, số lượng thông tin tăng gấp bội, sự chi phối của khoa học và công nghệ đang lớn dần, các nền văn minh lại xung đột với nhau. Những thay đổi này đòi hỏi phải có cách nhận thức và cách nghĩ mới trong nhà trường, trong kinh doanh, trong tổ chức, cũng như trong nghề nghiệp chuyên môn. Trong 5 tư duy dành cho tương lai, nhà Giáo dục học, nhà Tâm lý học nổi tiếng thế giới Howard Gardner đã xác định rõ những khả năng nhận thức sẽ có vị trí hàng đầu trong những năm sắp tới.

Tư duy nguyên tắc – thông thạo một lĩnh vực chính (bao gồm khoa học, toán học và lịch sử) và ít nhất một công việc chuyên môn.

Tư duy tổng hợp – khả năng hợp nhất các ý kiến từ những chuyên môn và những lĩnh vực khác nhau thành một tổng thể liền lạc và liên kết sự hợp nhất đó với những tổng thể khác.

Tư duy sáng tạo – khả năng khám phá và làm rõ những vấn đề, những câu hỏi và những hiện tượng mới.

Tư duy tôn trọng – Nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt giữa con người với nhau.

Tư duy đạo đức – Hoàn thành trách nhiệm là một người lao động và một người công dân.

Nổi tiếng khắp thế giới về lý thuyết Đa thông minh (Multiple Intelligences), Howard Gardner nâng những suy nghĩ đó lên một cấp nữa trong sách này. Chính xác và lôi cuốn, 5 tư duy cho tương lai là cuốn sách mang lại kiến thức dùng suốt đời cho bất kỳ độc giả nào và cung cấp những hiểu biết quý giá cho những ai chịu trách nhiệm huấn luyện và phát triển lãnh đạo cá nhân và tổ chức – hôm nay và mai sau.

những tiểu luận triết học (2019)

Bertrand Russell (1872–1970) là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Được xem là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất của thế kỷ này, Betrand Russell nổi tiếng về những bài viết đầy khiêu khích của mình.

Được xuất bản lần đầu vào năm 1910, Những tiểu luận triết học của Betrand Russell đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc cách mạng tư tưởng của ông. Quyển sách là tập hợp 7 tiểu luận triết học được trình bày một cách rõ ràng về các vấn đề đạo đức và chân lý. Các tiểu luận này đều là những bài in lại, có chút ít chỉnh sửa, đã được đăng trên nhiều tạp chí.

Qua 7 tiểu luận trong tác phẩm, Betrand Russell đã tiếp cận vấn đề một cách hợp lý từ đạo đức đến chủ nghĩa thực dụng với phong thái tự kiềm chế, phát biểu sáng sủa và lập luận chặt chẽ.

Theo tác giả, tất cả các tiểu luận, có lẽ ngoại trừ tiểu luận về “Lý thuyết nhất nguyên về chân lý” được trình bày sao cho thu hút được những độc giả quan tâm đến những câu hỏi triết học nhưng chưa được thụ huấn chuyên nghiệp về triết học. Bởi vì, với ông, “Khoa triết học, từ những thời kỳ xa xưa nhất, đã tuyên bố nhiều điều lớn lao, nhưng đạt được thành quả ít ỏi, hơn bất kỳ ngành học nào khác… Nay đã đến thời có thể đặt dấu chấm hết cho tình trạng chưa lấy gì làm mãn lòng đó”.

Đây là một tác phẩm giá trị không chỉ ở những luận điểm Russell đưa ra mà còn vì:

“Hy hữu lắm mới có một nhân vật thạc học cao viễn chịu hạ cố bước xuống đấu trường triết học và luận chiến minh bạch nhường ấy, và nhất là với lòng cảm thông nhường ấy, đối với những lập trường ông phê bình." – The Oxford Magazine”.

tứ trấn thăng long hà nội

Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội

“Tứ trấn Thăng Long” hay “Thăng Long Tứ trấn” là cụm từ thường dùng để chỉ bốn di tích, bốn ngôi đền linh thiêng, tiêu biểu trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Tương truyền vào buổi đầu định đô ở miền đất này, với những đóng góp lớn lao của các vị thần cho vương triều Lý, bốn ngôi đền đã lần lượt được dựng lên: phía Đông là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ; phía Tây là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang; phía Nam là đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn; phía Bắc là đền Quan Thánh, thờ thần Huyền Thiên Thượng đế (còn gọi là Đức thần Trấn Võ - Vũ).

Quan niệm có Tứ trấn bảo vệ cho kinh đô Thăng Long không phải ngẫu nhiên tồn tại. Quan niệm này khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, cũng như trên các trang báo mạng. Đặc biệt, quan niệm này đã và đang là niềm tự hào của người dân sống và sinh hoạt xung quanh Tứ trấn. Nhưng Thăng Long có Tứ trấn - bốn ngôi đền bảo vệ ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô với cùng tên gọi vào thời Lý (thế kỷ 11 - 12) như thuật ngữ “Thăng Long Tứ trấn” tạo ra? Hay Tứ trấn lần lượt được hình thành qua thời gian và được “tạo dựng” thêm ý nghĩa trấn giữ?

Để lý giải những câu hỏi này, tác giả sẽ mô tả quá trình tạo dựng tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội” qua các truyền thuyết, hệ thống thần điện, nghi lễ phụng thờ... bốn Đức thần ở Tứ trấn và xem xét, đánh giá cơ sở, nền tảng về không gian văn hóa xã hội cho sự hình thành và phát triển nơi thờ bốn vị thần trong bốn ngôi đền (Tứ trấn) ở Hà Nội.

Mặt khác, từ kết quả khảo sát thực tế, tác giả tiến hành tìm hiểu các sinh hoạt tín ngưỡng đã và đang diễn ra ở bốn ngôi đền; sự biến đổi của di tích và nghi lễ so với truyền thống; người Hà Nội hiện đại đã và đang thực hành các tín ngưỡng tại bốn ngôi đền ra sao; không gian văn hóa - xã hội của Hà Nội ngày nay đã tác động đến sự biến đổi của tục thờ ở Tứ trấn như thế nào? Bởi vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích phác thảo nên một cái nhìn tổng thể về tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long” từ khi hình thành cho đến ngày nay. Tứ trấn của Thăng Long hay Thăng Long có Tứ trấn phải chăng là một sự “tạo dựng truyền thống”? Sự “tạo dựng truyền thống” đó đã dựa trên những cơ sở nào? Tác giả đã bước đầu lý giải sự “tạo dựng truyền thống” này bằng cách vận dụng lý thuyết cùng tên, nguyên văn tiếng Anh là The invention of traditional để giải thích. Từ đó có thể kiểm chứng mức độ phù hợp của lý thuyết trên đối với nghiên cứu trường hợp “Tứ trấn Thăng Long”.

Chuyên khảo Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội được hoàn thành trên cơ sở luận án Tiến sĩ với tên gọi Tục thờ Tứ trấn Thăng Long ở Hà Nội đã được tác giả bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2016. Về cấu trúc, ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cuốn sách được trình bày thành 4 phần:

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN “TỨ TRẤN THĂNG LONG”

Phần 2: TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRƯỚC NĂM 1945 - TỪ TẠO DỰNG ĐẾN “TẠO DỰNG TRUYỀN THỐNG” -

Phần 3: SỰ BIẾN ĐỔI TỤC THỜ “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

Phần 4: MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY.

Đây thực sự là cuốn sách không thể bỏ qua với những độc giả nào yêu thích văn hóa, đặc biệt là văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Giới thiệu tác giả

Tiến sĩ Nguyễn Doãn Minh

Bút danh: Phúc An

Sinh năm: 1977

Nguyên quán: Thái Bình

Cơ quan: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Hội viên: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Hướng nghiên cứu: Di sản và mỹ thuật cổ.

Công trình dự kiến xuất bản:

Hoa văn trên sắc phong Việt Nam.

bài tập 301 câu hỏi đàm thoại tiếng hoa - phần căn bản

Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa hiện đang là giáo trình dạy và học tiếng Hoa giai đoạn cơ sở phổ biến nhất tại các trường, trung tâm ngoại ngữ ở nước ta. Ban đầu, giáo trình được biên soạn cho mục đích chính là đàm thoại, nhưng trong thực tế, giáo trình lại được dùng như giáo trình tổng hợp, vì thế, để giúp người học rèn luyện đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ khi sử dụng giáo trình này, chúng tôi đã biên soạn bộ sách công cụ dùng kèm giáo trình, gồm 4 cuốn:

- Bài tập luyện dịch Việt Hoa

- Hướng dẫn tập viết chữ Hán

- Bài tập 301 câu đàm thoại tiếng Hoa - Phần căn bản

- Bài tập 301 câu đàm thoại tiếng Hoa - Luyện thi HSK cấp 1, 2

Quyển Bài tập 301 câu đàm thoại tiếng Hoa - Phần căn bản này cũng gồm 40 bài theo những chủ đề trong giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa. Bài tập trong sách được biên soạn một cách khoa học và đa dạng với nhiều dạng bài như viết phiên âm, viết lại câu, sửa câu sai, điền trống, đọc hiểu, luyện dịch Việt Hoa..., một mặt giúp người học hệ thống lại các điểm ngữ pháp và từ vựng đã học, mặt khác mở rộng thêm phạm vi vận dụng ngôn ngữ như: phối hợp từ ngữ, thay đổi kết cấu ngôn ngữ trong những ngữ cảnh khác nhau..., từ đó nâng cao khả năng hiểu và ứng dụng tiếng Hoa của học sinh.

Nếu người học muốn ôn luyện kỳ thi HSK cấp 1-2, có thể sử dụng quyển Bài tập 301 câu đàm thoại tiếng Hoa - Luyện thi HSK cấp 1, 2. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập theo sát với các dạng đề của bài thi HSK cấp 1, 2, giúp người học có đủ kiến thức, kỹ năng tham dự kỳ thi này sau khi hoàn tất bộ giáo trình.

Hy vọng đây sẽ là một bộ sách có ích cho những người mới học tiếng Hoa muốn nâng cao trình độ tiếng Hoa của mình. Do trình độ có hạn, trong quá trình biên soạn cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý phê bình của các bạn.

TM. Nhóm biên soạn Trương Văn Giới

ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực đông á nửa cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx

Ý Thức Về Chủ Quyền Và Lợi Ích Quốc Gia Của Một Số Nhà Cải Cách Ở Khu vực Đông Á Nửa Cuối Thế Kỷ XIX - Đầu Thế Kỷ XX

Cuốn sách với tên gọi khá dài: “Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” là công trình được xuất bản trên cơ sở hiệu chỉnh và phát triển từ Luận án Tiến sĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng với chủ đề chính bàn về vấn đề quyền lợi quốc gia trong tư tưởng của một số nhà cải cách Đông Á thời cận đại là Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản), Mongkut (Siam - Thái Lan), Lý Hồng Chương (Trung Quốc) và Nguyễn Trường Tộ (Việt Nam).

Vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia luôn là đề tài được giới nghiên cứu sử học quan tâm. Từ cuối thế kỷ XIX đến suốt thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi và quyết liệt, từ đó đặt ra nhiều suy nghĩ về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Ở cuốn sách này, học giả trẻ Nguyễn Tiến Dũng đã rất mạnh dạn khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên một hệ thống lý thuyết liên ngành lịch sử, chính trị và quan hệ quốc tế. Học giả Nguyễn Tiến Dũng, trên tinh thần đổi mới, khai phóng, đã trình bày vấn đề với một tư duy khoa học, lập luận logic, văn phong mạch lạc nhưng vẫn gần gũi, giản dị và chân thực.

Trong lời đề tựa cuốn sách, PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thừa Hỷ đã viết: “Tác giả là TS. Nguyễn Tiến Dũng, một nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu trẻ, năng động nghiêm túc, có tinh thần khai phóng đổi mới, phong cách tư duy hiện đại. Ở Việt Nam ngày nay, những người ở tuổi 35 như tác giả, đều được (bị) coi là trẻ! Trong khi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước đây, đã có nhiều gương mặt chính trị và văn hóa nổi tiếng ở độ tuổi 30. Bản thân Nguyễn Trường Tộ khi viết điều trần gửi vua cũng chỉ mới 33 tuổi.”

bài tập luyện dịch việt hoa (tái bản 2020)

Bài tập luyện dịch Việt - Hoa hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hoa. Sách chia thành hai phần: phần "Luyện dịch Việt - Hoa" và phần "Luyện dịch Việt - Hoa theo chủ đề luyện thi chứng chỉ A".

Các dạng bài tập trong sách bám sát nội dung giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa, bao gồm: bài luyện dịch theo từ, nhóm từ, mẫu câu, luyện dịch đoạn văn ngắn.

tìm hiểu giai cấp tư sản việt nam thời pháp thuộc

Nghiên cứu lịch sử nước ta trong giai đoạn cận dại, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam: quá trình phát sinh và phát triển của nó, vai trò của nó trong cuộc đấu tranh các mạng giải phóng dân tộc.

Trên miền Bắc nước ta, cuộc cách mạng phản đế phản phong do giai cấp công nhân lãnh đạo đã hoàn thành, chúng ta đã tiến lên một giai đoạn cách mạng mới sâu sắc nhất, triệt để nhất, vĩ đại nhất - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay về kinh tế, chúng ta đang ra sức xây dựng và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời cải tạo các thành phần kinh tế khác theo chủ nghĩa xã hội, trong đó việc cải tạo thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh để thủ tiêu chế độ bóc lột tự bản chủ nghĩa, cải tạo giai cấp tư sản theo con đường xã hội chủ nghĩa đó, thì việc nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam trong những thời kỳ quá khứ là cần thiết và có ích.

trúc lâm yên tử phật giáo tùng thư

Yên Tử là dải núi cao ở vùng Đông Bắc Việt Nam, lần theo sử sách, chúng ta thấy Yên Tử được ghi chép như là nơi “địa linh”, là “phúc địa”, được xếp vào hàng danh sơn và ghi vào từ điển quốc gia. Nơi đây đã trở thành vùng đất Phật từ thời nhà Lý. Đặc biệt từ thời Trần, khi Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thống nhất các Thiền phái trong cả nước thành lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, vùng đất này trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng đương thời.

Hiện nay, ở Yên Tử, di tích Phật giáo và tư liệu Hán Nôm khá nhiều, đây là những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu lịch sử Phật giáo nước nhà nói chung và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng. Hành trình về nơi đất Phật, chúng ta thành kính dâng hương và chiêm ngưỡng văn hóa Phật giáo với hệ thống di tích: chùa Bí Thượng (chùa Trình), chùa Suối Tắm, chùa Cẩm Thực, chùa Long Động (chùa Lân), chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, khu tháp Hòn Ngọc, chùa Bán Thiên (chùa Một Mái), chùa Ngọa Vân, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng, v.v... cùng các di văn Hán Nôm mà tiền nhân để lại.

Để quảng bá và phục vụ cho nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, các tác giả thu thập, biên chỉnh và giới thiệu cuốn Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư với các phần như sau:

Phần 1. Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và danh thắng Yên tử, phần này tập trung nghiên cứu các vấn đề: lịch sử truyền thừa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, danh thắng Yên Tử - hiện tại và tương lai.

Phần 2. Di sản Hán Nôm ở Yên Tử, phần này giới thiệu lịch sử các di tích Phật giáo, cùng việc sưu tập và biên dịch toàn bộ hệ thống di sản Hán Nôm hiện còn lưu giữ ở Yên Tử, như: hoành phi, câu đối, văn bia, văn chuông và văn trên một số đồ thờ...

Phần 3. Di sản Hán Nôm của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm của chư vị Thiền sư Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, như: Thiền sư Huệ Quang, Quốc sư Phù Vân, Hoàng đế Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Đệ nhất tổ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ, Hòa thượng Chân Nguyên, v.v...

Phần 4. Di sản Hán Nôm về Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm có liên quan đến vùng đất Phật Yên Tử, như: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, Thanh Mai Viên Thông tháp bi, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký, Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, Sắc phong Hoàng đế Trần Thái Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Thánh Tông, Sắc phong Hoàng đế Trần Nhân Tông, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, v.v...

Vì tính chất của một bộ tùng thư là hệ thống hóa các nguồn tư liệu Hán Nôm để cung cấp một cái nhìn tương đối tổng quan cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc về bề dày văn hiến của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, nên bộ sách này có kế thừa một phần không nhỏ các thành tựu của các học giả, dịch giả đi trước. Các phần tuyển thi kệ của các chư tổ được tiếp thu chọn lọc từ Thơ văn Lý - Trần của Viện Văn học; các văn bản bi ký cổ đời Trần được tiếp thu từ cách giải độc và chú thích trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bài dịch tư liệu trong Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ tiếp thu từ chuyên luận Bóng hình để lại của tác giả Nguyễn Nam, phần trích dịch Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tiếp thu từ bản dịch của dịch giả Lâm Giang Nguyễn Văn Bến, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục tiếp thu từ dịch giả Song Hào Lý Việt Dũng, bản phiên âm Thiền tông bản hạnh tiếp thu từ Hoàng Thị Ngọ. Ngoài ra, chúng tôi còn kế thừa các tác phẩm dịch thuật khác của các học giả tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hòa thượng Thích Thanh Từ, thầy Lê Mạnh Thát và nhiều quý vị khác. Việc trích dẫn, ghi nguồn khi kế thừa các thành tựu đã có là điều bắt buộc, thể hiện lòng tri ân của chúng tôi đối với các học giả đi trước. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn.

Tác giả

- Thượng tọa, TS. Thích Thanh Quyết

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Quyền Trưởng ban Giáo dục Phật giáo.

Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.

Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 - 2017)

Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay)

Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hà Nam, tỉnh Bắc Kạn

Trụ trì khu di tích Yên tử - Quảng Ninh, chùa Phúc Khánh, chùa Non Nước.

Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước...

- PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1993 - 1999).

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1999 - 2013).

ngoại giao giữa việt nam và các nước phương tây dưới triều nguyễn (1802 - 1858)

Từ trước đến nay, những vấn đề của triều Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng. Đã có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề về chính sách đối ngoại dưới triều Nguyễn, quan hệ của triều Nguyễn đối với các nước nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của triều Nguyễn trong quan hệ với các nước phương Tây.

Ngoại Giao Giữa Việt Nam Và Các Nước Phương Tây Dưới Triều Nguyễn (1802 - 1858) góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử ngoại giao của Việt Nam thời kỳ cận đại, đồng thời tăng cường sự hiểu biết về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế nửa đầu thế kỷ XIX

triết học cho người không chuyên (tái bản 2020)

Như tựa đề của nó, quyển sách này được viết chỉ với mục đích là đem lại một sự tiếp cận triết học ban đầu, qua các thời kỳ, trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với mọi người, nhất là đối với những người chưa bao giờ làm quen với triết học. Trong chừng mực có thể, quyển sách tránh dùng những từ ngữ bác học hoặc quá chuyên môn, và dành ưu tiên cho ngôn ngữ bình thường.

Triết học không gì khác hơn là tư tưởng của con người. Cùng với các môn học khác, học tư tưởng của các bậc minh triết của nhân loại, học về cách tư duy, lý luận của họ là một điều hết sức cần thiết. Cần thiết vì điều đó giúp giới trẻ không những biết được các thế hệ nhân loại đi trước đã nghĩ thế nào về những vấn đề cốt lõi của cuộc sống, mà qua đó giới trẻ có thể tự tạo cho mình một lối suy nghĩ, một cách lý luận hợp lý, chặt chẽ, và có thể có một nhận thức đúng đắn hơn về những vấn đề hiện tại của cuộc sống. Từ đó mở ra hy vọng có một thái độ ứng xử và những hành động phù hợp với chuẩn mực văn minh của cộng đồng nhân loại.

Một xã hội không có triết học thì xem như bị cắt đứt với cội rễ của nó và sẽ mò mẫm đi vào một tương lai vô định. Con người trong xã hội như thế, nhất là giới trẻ, sẽ ít có cơ hội tìm hiểu bản thân và lựa chọn các giá trị cho mình và cho xã hội, và sẽ dễ bị lung lạc bởi các thế lực có chủ đích riêng và đi ngược lại sự tiến bộ tích cực.

Tìm hiểu loài người của chúng ta đã nghĩ gì, nghĩ như thế nào là vô cùng quan trọng. Làm thế nào nhân loại từ hoang sơ đã đi đến những hình thức xã hội như ngày nay: có bàn tay khéo léo đã đành, nhưng bộ óc phải đóng vai trò chủ yếu. Những bộ óc đó đã đưa loài người đến những thành quả tuyệt vời mà cha ông chúng ta, và cả chúng ta nữa, đã không bao giờ ngờ đến. Bên trong những bộ óc ấy những tư tưởng đã hình thành.

Thiết tưởng bao lâu còn nhân loại thì bấy lâu vẫn còn vai trò cho triết học, bởi vì, nói cho cùng, triết học không gì khác hơn là suy nghĩ về những vấn đề của con người. Học triết học là học sống, sống với người.

lê mạt sự ký: sự suy tàn của triều lê cuối thế kỷ xviii

Khi đề cập đến việc sụp đổ của Lê triều cuối thế kỷ XVIII hầu hết các sử gia đều cho rằng việc vua Lê cầu viện Trung Hoa đem quân sang Đại Việt là nguyên nhân chính yếu. Việc nhờ vả ngoại bang lấy lại nước cho mình đã truất đi cái thiên mệnh đế vương.

Thế nhưng sự việc không phải chỉ có thế mà còn ẩn giấu những lý do sâu xa hơn. Sử Việt Nam đương thời - đúng ra là sử quan triều Nguyễn - trong nỗ lực chính thống hóa việc vua Gia Long thống nhất sơn hà, lên ngôi hoàng đế đã tìm cách hạ thấp không chỉ đối thủ của ông là Tây Sơn mà còn phi nghĩa hóa cả triều Lê, triều đại trước đây vẫn được làm chỗ dựa tinh thần khi chúa Nguyễn còn đang bôn ba phục quốc, cần tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà. Cho tới năm Nhâm Tuất [1802], Nguyễn Phúc Ánh vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng trên mọi văn thư chính thức.

Việc hợp thức tân triều đạt được nhiều kết quả nên gần như suốt thế kỷ XIX, cựu triều bị lãng quên, chỉ còn âm ỷ ẩn sâu trong tâm khảm một số nhà nho hoài vọng nước cũ. Lê triều thì ít nhiều còn được nhắc đến, Tây Sơn hầu như hoàn toàn bị cấm kỵ. Nếu đôi khi được đề cập, hình ảnh duy nhất còn sót lại là chiến thắng Kỷ Dậu [1789], còn niên hiệu Cảnh Thịnh, tuy kéo dài gần 10 năm, thì không mấy ai nhớ tới. Giới sĩ phu coi triều Nguyễn là tiếp nối chính thức của triều Lê theo thứ tự Đinh, [Tiền] Lê, Lý, Trần, [Hậu] Lê, Nguyễn. Còn những thời kỳ ngắn ngủi xen kẽ như triều Hồ, Mạc hay Tây Sơn chỉ là những ngụy triều. Riêng Tây Sơn thì triều đình Nguyễn làm như họ không tồn tại trong lịch sử mà chỉ là một đám giặc lớn bạo phát bạo tàn nổi lên nhưng sau đó bị chúa Nguyễn đánh dẹp.

Cứ như lẽ thường, nhà Lê chấm dứt khi vua Chiêu Thống bỏ nước bôn đào và vua Quang Trung đủ danh chính ngôn thuận để mở ra một triều đại mới. Không những Nguyễn Huệ là quốc trưởng đứng đầu cơ cấu hành chính và quân sự, ông cũng được nhà Thanh công nhận một cách chính thức, nếu không nói rằng còn rực rỡ hơn vua chúa mấy trăm năm triều Lê.

Dẫu vậy, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ sử lớn của nhà Nguyễn, vẫn úp mở tiếp tục coi nhà Lê còn tồn tại trên hình thức một triều đình lưu vong cho đến khi vua Gia Long lên ngôi. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (quyển 47) chỉ chép đến thời điểm nhà Lê chấm dứt:

Nhà Lê trên đây từ Thái Tổ, Mậu Tuất, năm thứ 1 [1418] đến Chiêu Tông, năm Bính Tuất, Quang Thiệu thứ 11 [1526] cộng 9 đời vua gồm 109 năm. Phụ vào đó, Mạc Đăng Dung 3 năm, Đăng Doanh 3 năm, Hậu Lê từ Trang Tông, năm Quý Tỵ, Nguyên Hòa thứ 1 [1533] đến Mẫn Đế năm Kỷ Dậu, Chiêu Thống thứ 3 [1789], cộng 16 đời vua, gồm 257 năm, tổng cộng tất cả là 372 năm.

Việc chép sử với thiên kiến như thế khiến khoảng hơn 12 năm (1789-1802) - thời gian nhà Lê đã qua đi nhưng vua Gia Long chưa chính thức lên ngôi hoàng đế - bị gián đoạn. Để trám vào chỗ trống, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tường thuật những dật sự về nhóm người lưu vong ở Trung Hoa, những khắc bạc của Thanh triều cho đến khi vì sự độ lượng của tân triều mà hài cốt vua Lê được đem về táng ở Thanh Hóa năm Giáp Tý [1804].

Chính vì một giai đoạn bị bỏ qua và triều đình liên tục tìm cách xóa đi những tàn tích nên khi cần nối lại dòng lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã phải mượn tài liệu thứ cấp, đa số do người từ bên ngoài chính quyền, không trực tiếp đóng một vai trò nào trong cơ cấu hành chính. Những phục dựng ấy không khỏi bị pha trộn một cách tùy tiện nhiều quan điểm chủ quan, nảy sinh những chi tiết không thể nào kiểm chứng được.

Trong chiều hướng mới, để tìm lại một giai đoạn “khuyết sử”, chúng ta phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau từ các khu vực riêng rẽ. Trong cùng một thời điểm, trên giải đất nước Việt Nam hiện diện nhiều thế lực địa phương không đồng bộ mà đầy mâu thuẫn, thế lực nào cũng tìm cách liên minh với bên ngoài để gia tăng sức mạnh.

Ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh liên kết hàng ngang với triều đình Chân Lạp, Xiêm La, những cộng đồng di dân và những quốc gia ở xa hơn, đáng kể là các nước Tây phương đã thành lập đầu cầu ở Macao, Manille và nhiều vùng phụ cận. Đến thế kỷ XVII, một số đông người Trung Hoa xuống phương Nam lập nghiệp, tạo thành nhiều khu vực Hoa kiều ở khắp mọi nơi, duy trì gắn bó bằng tiếng nói, bằng tín ngưỡng, phong tục và sinh hoạt theo lối riêng của họ. Ở Xiêm La, nhiều dòng quý tộc địa phương có nguyên thủy từ Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông. Ở Việt Nam, các khu vực Hà Tiên, Gia Định cũng có nhiều nhóm thế lực và thương nhân Minh hương ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến biến chuyển chính trị. Một số không nhỏ người thân cận của chúa Nguyễn có nguồn gốc Trung Hoa. Ngoài ra, quan trọng không kém, các phái bộ truyền giáo từ phương Tây cũng mở ra một mạng lưới chằng chịt, rộng lớn khắp cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, luôn luôn tìm cách tạo ảnh hưởng với triều đình ngõ hầu được dễ dãi trong việc giảng đạo.

Ở Bắc Hà, triều đình Tây Sơn cũng chinh phục những nhóm thiểu số phía tây ở Vạn Tượng, Trấn Ninh và chuẩn bị vươn dài tới Miến Điện để chống với liên minh Xiêm La/Gia Định nhưng chưa đi được xa. Triều đình Tây Sơn cũng tạo được giao thiệp mật thiết với Trung Hoa, tuy thực tế danh nhiều thực ít.

Sự liên kết hàng dọc đó khiến Trung Hoa áp dụng hai đường hướng cụ thể:

1. Trên mặt đối ngoại, họ ve vãn và công nhận vua Quang Trung, giao tình càng chặt sau chuyến đi của phái đoàn Tây Sơn sang Bắc Kinh năm Canh Tuất [1790]. Ngoài việc đón tiếp nồng nhiệt và quà cáp vượt mức thường, những đặc ân vô tiền khoáng hậu của vua Càn Long đối với vua Quang Trung đã nâng cấp Đại Việt lên hàng sủng phiên trong các vệ tinh xung quanh nước tông chủ.

Về thương mại, triều đình Trung Hoa cho mở lại những cửa ngõ thông qua biên giới và công nhận Đại Việt toàn quyền kiểm soát các trục lộ hàng hải ở vùng biển phía nam, đóng vai trò phên giậu cả trên bộ lẫn trên biển theo đúng mô hình đồng tâm trong chính sách ki mi. Triều đình Tây Sơn cũng tương kế để tạo thành một đầu cầu thương mại làm trung gian cho những quốc gia nào muốn buôn bán với Trung Hoa.

Nhân đà thắng thế, vua Quang Trung vươn dài ra biển cả, bành trướng thế lực như một tiểu bá trong khu vực. Rủi ro thay, những lần thân chinh cầm quân nơi rừng núi Hạ Lào khiến Nguyễn Huệ mắc bạo bệnh qua đời khi ông chưa đầy 40 tuổi và cơ nghiệp nhanh chóng suy bại vì nội bộ xâu xé nhau.

2. Về đối nội, chính sách đối với những người thất thế chạy sang Trung Hoa làm nổi bật sự trăn trở và mặc cảm của Thanh triều về thất bại quân sự. Khi đưa quân sang Đại Việt, chiêu bài “nhân nghĩa” được vua Càn Long nêu cao như một nhiệm vụ cơ bản đối với thuộc quốc. Tuy nhiên, đạo lý tông phiên cũng có giới hạn và khi cảm thấy nguy cơ bị sa lầy thì họ liền chuyển sang một hướng khác có lợi hơn.

Nhằm giữ thể diện nước lớn, nhà Thanh bỏ rơi vua Chiêu Thống và vô hiệu hóa những người đi theo để lấy lòng triều đình Tây Sơn. Chính sách an tháp của Trung Hoa không nhằm tỏ lộ sự thể tuất [thương xót] những người trước đây đã thần phục mình mà chính là để giải thích cho xuôi vai trò của họ:

- Thu nhận những người chạy qua, tùy theo từng thành phần chia ra mỗi nơi một ít, vừa khiến cho địa phương dễ dàng giải quyết, vừa gia tăng tốc độ đồng hóa và hội nhập. Chỉ một thời gian ngắn, hầu hết nhóm nhà Lê đã có thể tự tồn như bất cứ người dân bình thường nào trên đất Trung Hoa.

- Bắt họ phải gióc tóc đổi áo theo tập tục Mãn Thanh, chấm dứt các hoạt động chống lại Tây Sơn. Vua Càn Long cũng sai Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến gặp vua Lê [nay đã ăn mặc y phục Mãn Thanh] để minh xác nay không còn yểm trợ họ nữa.

- Khi vua Quang Trung sang dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ, vua Càn Long cũng thỏa hiệp để đưa về bản quán những ai cam kết không tiếp tục chống phá tân triều, mặt khác yêu cầu triều đình Tây Sơn đưa thân nhân muốn đoàn tụ với gia đình sang Trung Hoa.

- Khi vua Lê và cận thần không bằng lòng với những giải pháp ấy và yêu cầu triều đình Trung Hoa đòi Tây Sơn cắt một tỉnh thượng du cho Lê triều làm nơi hương khói tổ tiên [tương tự như nhà Minh trước đây ép nhà Lê cắt Cao Bằng cho nhà Mạc], vua Càn Long đã nổi giận, đày họ ra sa mạc Tân Cương, Mông Cổ. Những ai không chịu cắt tóc, thay áo thì cấm cố trong ngục bằng cái án bất tuân.

Mọi việc chỉ thay đổi khi có những biến chuyển chính trị ở cả Trung Hoa lẫn Đại Việt.

Ở Trung Hoa, khi vua Gia Khánh lên kế vị, ông đã đảo ngược chính sách đối ngoại của vua cha (Càn Long) và nhiều khó khăn nội trị khiến ông không còn thiết tha với chính sách can thiệp vào các tiểu quốc phía nam.

Ở Bắc Hà, triều đình Tây Sơn nay phải đối phó với những nguy hiểm gần kề, từ bất ổn bên trong đến áp lực bên ngoài mỗi lúc một thêm chồng chất nên bang giao Thanh-Việt cũng không còn mặn mà như trước nữa. Những chi phí quân sự càng lúc càng lên cao khiến vai trò phòng thủ mặt biển cũng mất đi hiệu quả và lực lượng Tây Sơn chỉ còn thu hẹp vào các phòng tuyến trên đất liền.

Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lấy lại Phú Xuân, trong cơn tuyệt vọng vua Cảnh Thịnh [Tây Sơn] cố gắng tìm một lối thoát sau cùng; đó là tìm sự bảo hộ của nhà Thanh, nếu không yểm trợ quân sự thì cũng giúp cho một nơi nương náu.

Tuy nhiên, triều đình chúa Nguyễn đã đi trước một bước và cho người đem sang Trung Hoa ấn, sắc của nhà Thanh ban cho triều đình Tây Sơn như một bằng chứng về thực lực yếu kém của họ đồng thời tố cáo việc họ dung dưỡng những đám giặc bể có nguồn gốc phạm pháp từ nội địa chạy qua.

Yêu nên tốt, ghét nên xấu, vua Gia Khánh từ chối không cho sứ thần Tây Sơn lên kinh đô triều kiến, lại ra lệnh đóng cửa quan để anh em Nguyễn Quang Toản không thể chạy sang. Nhận được dấu hiệu “đèn xanh”, vua Gia Long tiến thẳng ra Bắc thu phục nốt căn cứ sau cùng của Tây Sơn. Dân chúng cũng tự động bắt giữ vua Bảo Hưng [niên hiệu mới của Cảnh Thịnh] giải về Thăng Long, chấm dứt một vương triều ngắn ngủi.

Nhìn từ nhiều góc độ, chỉ trong một thập niên, các thế lực tranh bá đồ vương từ Nam Quan đến vịnh Xiêm La đã phát huy tất cả tiềm năng mong đạt được mục tiêu sau cùng. Những liên minh chồng chéo khiến việc phân tích, gỡ rối càng thêm phức tạp và phân định thù bạn, đúng sai, chính tà thật không đơn giản.

Trong tập hợp ngắn này, chúng tôi chỉ nhìn lại đời sống và sinh hoạt của những người lưu lạc ra bên ngoài, nay đã vô can với biến chuyển, đổi thay ở trong nước. Họ sống như thế nào? Nỗ lực của họ đi về đâu?

Vua Chiêu Thống sống và chết trong vòng kiềm tỏa của nhà Thanh. Người vợ trẻ xa chồng xa con sống lẻ loi trong một ngôi chùa chờ đón linh cữu cố quân về nước. Một bầy tôi bị đánh lừa sang Trung Hoa bị cầm tù hơn mười năm vì không chịu cắt tóc đổi áo. Đó là những góc tối của xã hội trong một giai đoạn đầy sóng gió, nhiễu nhương.

NGUYỄN DUY CHÍNH

--- (Trích Dẫn nhập, Lê mạt sự ký: Sự suy tàn của triều Lê cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Duy Chính, DT Books & Nxb Khoa học xã hội, 10/2016, tr. 13-18.) ---

từ điển triết học tây phương - từ điển triết học gadamer - the gadamer dictionary

“Từ Điển Triết Học Gadamer” có tác dụng như là một điểm quy chiếu quan trọng, hỗ trợ những ai muốn nắm vững Gadamer và toàn bộ lĩnh vực thông diễn học triết học. Đó cũng sẽ là một sự trợ giúp giá trị dành cho những ai cần thông tin về nhiều nguồn gốc tạo nên công trình của Gadamer.

Hans-Georg Gadamer (1900-2002): Trung tâm điểm của sự nghiệp Gadamer là sự biện minh cho bản thân triết học trong một thế giới tinh thần bị thống trị quá thường xuyên bởi những thực hành và những thể thức của khoa học tự nhiên. Với Gadamer, sự thực hành đáng quý của thông diễn học – nhưng hoàn toàn bị lãng quên vào thời hiện đại cho đến khi được phục hồi vào thế kỷ 19, đã chứng minh rằng sự thông hiểu của con người không thể được tóm tắt trong một nhóm các quy tắc hay phương pháp luận; nó vận hành trong mọi phương diện của những nỗ lực của ta nhằm làm cho thế giới trở nên sáng rõ. Bởi lý do đó, nghệ thuật và tính chất nghệ thuật của ngôn ngữ nói cho ta biết về thế giới và về chính ta cũng nhiều như khoa học tự nhiên vốn được tôn sùng hơn. Thành công lớn lao nhất của Gadamer là dùng thông diễn học để tái định vị các khoa học nhân văn.

Công trình của Hans-Georg Gadamer – không giống như phần lớn triết học hiện đại – đặc biệt thiếu đi hệ thuật ngữ khó hiểu và đầy tính kĩ thuật. Bởi tác phẩm của ông nhấn mạnh sự phụ thuộc của ta vào ngôn ngữ hằng ngày, tức ngôn ngữ không-triết học, nên ông nỗ lực phát triển các ý tưởng để tránh sa đà dễ dãi vào hệ thuật ngữ phức tạp và gây khó hiểu. Thế nhưng Gadamer cũng tạo ra rất nhiều thuật ngữ và thành ngữ. Thí dụ, ông nói về một “sự hòa trộn các chân trời” và “ý thức lịch sử tác động”. Từ điển này có ý định giải thích chi tiết các thuật ngữ này và những thuật ngữ khác như vậy ngay trong lòng dự án triết học Gadamer. Gadamer cũng dùng các thuật ngữ gần gũi, chẳng hạn “thông diễn học”, “truyền thống” và “đối thoại”, nhưng chúng mang những nghĩa chuyên biệt trong các trước tác của ông và chúng cần một sự chú giải và minh giải chi tiết.

Từ điển này sẽ giúp bạn đọc khám phá và hiểu được các thuật ngữ then chốt trong hệ từ vựng của Gadamer. Nó cũng sẽ giúp bạn đọc nắm bắt nhiều ý tưởng mà Gadamer đã triển khai về bản chất của ngôn ngữ, nghệ thuật, lịch sử và sự thông hiểu con người. Chris Lawn & Niall Keane đã làm việc theo một sự phân công khá chặt chẽ. Một người tập trung vào các thuật ngữ và các khái niệm then chốt trong tác phẩm của Gadamer. Người kia chủ yếu bàn về các chủ đề rộng lớn hơn và các mục từ về những khuôn mặt lịch sử cụ thể, hoặc đã ảnh hưởng trực tiếp lên Gadamer, chẳng hạn những người thầy như Husserl và Heidegger, hoặc sự ảnh hưởng của họ ít trực tiếp hơn nhưng quan trọng như Hegel hay Thánh Augustine.

lịch sử vương quốc đàng ngoài (tái bản 2020)

Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài được Alexandre de Rhodes viết cho độc giả châu Âu thượng bán thế kỷ XVII, cung cấp cho họ những tư liệu quý về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo… và con người Việt Nam, cụ thể là Đàng Ngoài, lúc có sự tiếp xúc với người ngoại quốc, nhất là người Hà Lan và người Bồ, đặc biệt với người Bồ. Riêng về vấn đề tín ngưỡng, Alexandre de Rhodes có xu hướng phủ định tất cả những gì ngoài Công giáo, coi các tôn giáo khác là dị đoan, mê tín, lầm lỗi, Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của một cá nhân, một quan điểm hay xu hướng cũ…

Cuốn sách được chia làm 2 phần với 82 chương:

Phần một hay quyển một gồm 31 chương, với sự phong phú đặc biệt của những đề tài: về danh hiệu, vị trí Đàng Ngoài, về vua Lê, về chúa Trịnh (lúc này là Trịnh Tráng), về lực lượng, về số thuyền chiến, về các nguồn lợi, về hành chính, về khoa thi…

Phần hai hay quyển hai gồm 51 chương, trong đó giáo sĩ kể lại tất cả hoạt động của ông và những người kế tiếp ông để đem Tin Mừng của Đức Kitô đến cho Đàng Ngoài. Là người truyền giáo, ông quan tâm đặc biệt tới các tôn giáo, các tín ngưỡng cũng như những mê tín dị đoan của người bản xứ. Vì thạo tiếng Việt mà giáo sĩ đã rất dễ dàng truyền bá đức tin. Một giáo đoàn đã bắt đầu thành lập. Đã có nhiều người tham gia vào công việc chung, như chép kinh, biên soạn sách giáo lý, soạn lịch Công giáo…

bộ lịch sử văn minh thế giới - phần xi - văn minh thời đại napoléon - tập 3: văn minh anh quốc

Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - THE STORY OF CIVILIZATION

Phần XI: Thời đại Napoléon | The Age of Napoleon

“LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - THE STORY OF CIVILIZATION” là “biên niên sử” đồ sộ về các nền văn minh trải dài trong suốt 2.500 năm lịch sử của nhân loại - một trong những bộ sách về lịch sử các nền văn minh thành công nhất và phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới!

Để nói về tầm vóc của bộ sách này, chúng tôi xin trích lời giới thiệu mà Nhà giáo Giản Tư Trung – Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED đã viết riêng dành cho Bộ sách “sống mãi với thời gian” này: “Hầu như ai trong chúng ta cũng muốn trở thành con người văn minh, gia đình nào cũng muốn trở thành gia đình văn minh, tổ chức nào cũng muốn trở thành tổ chức văn minh, đất nước nào cũng muốn trở thành quốc gia văn minh. Nhưng thế nào là “văn minh”, và làm sao chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây một cách nhanh nhất và trọn vẹn nhất để làm giàu văn minh của chính mình, gia đình mình, tổ chức mình và dân tộc mình?"

Lời đáp nằm ở Bộ sách LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - THE STORY OF CIVILIZATION của tác giả Will & Ariel Durant mà IRED Books đã kỳ công mua bản quyền, tổ chức biên dịch, chú giải và lần đầu tiên xuất bản trọn bộ tại Việt Nam. Bộ sách này đặc biệt không chỉ được viết cho giới nghiên cứu, học thuật hay giới thức giả, mà còn được viết cho độc giả đại chúng nhằm giúp đông đảo mọi người có thể tiếp cận với các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại.

Để hoàn tất bộ The Story of Civilization bao gồm 11 Phần này (mỗi Phần gồm 4-5 Tập sách), tácgiả Will Durant & Ariel Durant đã dồn mọi tâm sức và làm việc miệt mài suốt gần nửa thế kỷ (từ 1929 đến 1975) để tạo nên một thể loại mới mà họ gọi là "lịch sử tích hợp" (integral history) thông qua ngòi bút "kể chuyện" bậc thầy, nhằm thể hiện một cách sinh động nhất những gì đã góp phầnvào việc hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của các nền văn minh.

Chúng ta không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối theo thứ tự từng Phần hay từng Tập hay từngChương của Bộ sách này, mà người đọc có thể dễ dàng chọn đọc để tìm hiểu bất kỳ giai đoạn lịchsử hay bất kỳ nền văn minh nào trong Bộ sách mà mình quan tâm, như thể đây một cuốn “từ điển văn minh” đầy những trải nghiệm mang lại cho chúng ta những hiểu biết cô đọng về các nền văn minh trải dài trong lịch sử nhân loại.

Chính vì thế, công trình truyền đời này đã dễ dàng đi vào lòng người đọc trên khắp thế giới vàmang trong mình tính kinh điển & bất hủ của nó, bởi lẽ hiếm có ai dành trọn cuộc đời mình nhưông bà Durant để làm ra bộ sách lịch sử văn minh đồ sộ như vậy. Xuyên suốt chiều dài 2.500 lịch sử,bộ sách mô tả văn minh của từng thời đại khác nhau, thể hiện một quan niệm tiến bộ và hài hòa về cách đọc và cách hiểu lịch sử, với đầy đủ các khía cạnh không chỉ bao gồm các cuộc chiến tranh,diễn biến chính trị, tiểu sử của những vĩ nhân hay những tội đồ, mà còn cả văn hoá, nghệ thuật,triết học, tôn giáo, và cả sự trỗi dậy của thông tin đại chúng.

Do đó, chúng ta có thể gọi bộ LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI này là một trong những bộ ghi chép về lịch sử văn minh thành công nhất và phổ biến đại chúng nhất từ trước đến nay. Phần 10 của bộ sách này đã được trao giải Pulitzer năm 1968 về thể loại phi hư cấu; sau đó tác giả bộ sách đã được Tổng thống Gerald Ford trao huân chương cao quý nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huân chương Tự do của Tổng thống năm 1977. Bộ “Lịch sử Văn minh Thế giới” đã thành công ngoài sức tưởng tượng, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều nước trên thế giới và là bộ sách không thể thiếu ở vô số các thư viện lớn nhỏ trên khắp toàn cầu. Và nay, Bộ sách đã được IRED Books hoàn tất việc mua bản quyền, tổ chức dịch thuật và chú giải trọn bộ bằng Tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam để có thể cùng được trải nghiệm “biên niên sử” này của nhân loại. Có thể nói, việc dịch bộ sách này ra tiếng nước mình chính là mong muốn của nhiều quốc gia để góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức và cảm thức về các nền văn minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, từ đó rút ra bài học quý giá cho chính mình và cho cả dân tộc mình.”

***

Trong đợt ra mắt lần đầu này, IRED Books sẽ giới thiệu Phần XI của bộ sách: Thời đại Napoléon mà chúng tôi chia làm bốn tập:

1. Đại Cách mạng Pháp

2. Triều đại Napoléon

3. Văn minh Anh quốc

4. Âu lục và Thời đại Napoléon

Theo dịch giả Bùi Xuân Linh, cách trình bày của các tác giả tiện lợi ở chỗ người đọc có thể đọc theo chiều dọc một mạch từ tập 1 đến tập 4 để tìm hiểu về châu Âu vào thời của Napoléon, hoặc tách riêng từng tập để đọc theo chiều ngang như cách mà chúng tôi giới thiệu ở trên, trong đó mỗi tập là một chủ đề được trình bày đầy đủ, có lớp lang. Tương tự, nhìn trong tổng thể 11 phần của bộ sử, người đọc cũng thấy mình có quyền lấy ra phần nào đáng quan tâm nhất, thích thú nhất, để đọc trước, như một tác phẩm hoàn chỉnh.

Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.

bộ giáo trình hán ngữ - tập 3 - quyển 1

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 3 - Quyển 1

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Tập 1 – quyển 1 chú trọng giảng dạy ngữ âm, tập 1 – quyển 2 và tập 2 chú trọng giảng dạy ngữ pháp, tập 3 chú trọng nâng cao từ vựng. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo.

bộ tân giáo trình hán ngữ - tập 3

Những năm gần đây, bên cạnh quan điểm giáo học pháp kết cấu, nhiều giáo trình Hán ngữ cơ sở biên soạn theo quan điểm giáo học pháp công năng đã thu được những thành quả rõ rệt. Bộ “Tân Giáo trình Hán ngữ” này kết hợp một cách hữu cơ giữa công năng và kết cấu, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa tình huống, công năng và kết cấu trong giảng dạy tiếng Trung Quốc.

“Tân Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập. Tập 1 và 2 có 60 bài chuyển tải 10 chuyên đề thường gặp trong giao tiếp. Nội dung của mỗi chuyên đề cứ cách 10 bài lại được củng cố một lần và nâng cao thêm.

Cũng giống nội dung chuyên đề, các điểm ngữ pháp cũng được coi trọng tương ứng và có tính tuần hoàn, cứ 10 bài lại có một bài tiểu kết ngữ pháp.

Tài liệu này rất chú ý đến việc lựa chọn từ vựng: hai tập đầu có khoảng 1700 từ thường dùng.

Tập 3 có tính độc lập tương đối lớn so với hai tập đầu. Nét đặc biệt ở tập này là ngoài một bài đọc chính còn có một số bài đọc phụ có nội dung liên quan. Nội dung các bài đọc rất rộng, bao gồm văn hóa truyền thống Trung Quốc, so sánh văn hóa Trung Quốc với phương Tây, những vấn đề đang được quan tâm. Nội dung các bài đọc hấp dẫn, sinh động, ngôn ngữ tự nhiên và thực tế.

Từ những đặc điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng đây là bộ giáo trình tiếng Hán ở trình độ sơ cấp hay, có tính thực tế cao, nên đã mạnh dạn biên dịch để phục vụ các bạn mới học.

Tuy nhiên, vì đây là giáo trình biên soạn cho người nước ngoài nói tiếng Anh nên chưa nhấn mạnh đúng mức đến những điểm ngữ pháp khác với tiếng Việt như định ngữ, bổ ngữ… Cũng bởi lý do này, giáo trình chưa thật thích hợp hoàn toàn với điều kiện giảng dạy, học tập tiếng Hán ở nước ta.

Để giúp người học khắc phục khó khăn trên, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi bổ sung thêm phần giới thiệu ngữ âm và chữ viết tiếng Hán. Sau mỗi bài chúng tôi thêm vào một bài tập viết hướng dẫn cách viết các chữ Hán mới xuất hiện trong bài. Ngoài ra cuối tài liệu còn có phần Đáp án bài tập, Phụ lục giới thiệu các dấu chấm câu và ký hiệu dùng trong câu của tiếng Hán.

Dùng kèm với tài liệu là một bộ 6 đĩa CD với giọng Bắc Kinh chuẩn hỗ trợ việc phát triển các kỹ năng nghe, nói.

những bộ óc và những ý tưởng vĩ đại

Nếu một người may mắn thì trước khi chết anh ta sẽ thu thập được tối đa di sản khai hóa của anh ta và truyền lại cho các con của mình. Và trong hơi thở cuối cùng anh ta sẽ biết ơn di sản vô tận này, biết rằng nó là bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta và cuộc sống dài lâu của chúng ta.

-- Will Durant --

Đứng trước một con người bỏ ra hơn một nửa thế kỷ để nghiên cứu rồi viết một bộ sử trọn vẹn mười một tập về văn minh, thì lẽ tự nhiên ai cũng muốn biết những tổng kết gì ông ta đã rút ra từ công trình của mình; muốn biết những kỷ nguyên nào, những cá nhân nào, và những thành tựu nào được coi là vĩ đại nhất hay ý nghĩa nhất hiện rõ trong tâm trí ông ta.

Trải dài qua sự nghiệp của mình, Durant đáp ứng đòi hỏi ngày càng nhiều của công chúng muốn có những đánh giá đầy thẩm quyền như thế bằng cách biên soạn một chuỗi luận văn chứa đựng sự xếp hạng của riêng ông, như “Mười nhà tư tưởng vĩ đại nhất”, “Mười thi sĩ vĩ đại nhất” “Một trăm cuốn sách hay nhất để tự học”, “Mười đỉnh cao của tiến bộ con người”, “Mười hai niên đại quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”. Một số luận văn này được công bố trong các tạp chí định kỳ; một số khác được trình bày trong những buổi thuyết trình đông nghẹt người nghe. Tuy nhiên, nếu bạn không tình cờ mua được các tạp chí đó, hay may mắn được tham dự một trong những buổi thuyết trình đó, bạn sẽ không thể biết được các tổng kết của ông về những vấn đề này. Rất may là tất cả các luận văn này đã được tập hợp lại trong Những bộ óc và những ý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại.

Quả thực, Durant được biết đến như một “triết gia dịu dàng” và “vị thánh cấp tiến”, vì ông luôn tìm cách trình bày những thành tựu tích cực trong các biến cố con người và lịch sử. Nói ngắn gọn, Durant chọn dùng ngòi bút để rọi sáng những đỉnh cao kỳ vĩ trong lịch sử của chủng loài chúng ta.

Những bộ óc và những ý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại là cuốn sách chứa đựng những điều tuyệt vời của di sản chúng ta được truyền trao vì sự khai trí và ích lợi của các thế hệ tương lai, đầy sự thông tuệ và sắc sảo của Durant, và khả năng độc đáo lý giải đến tận sâu thẳm các biến cố và ý tưởng bằng những từ ngữ giản dị và kích thích. Nó là cuốn sách vừa là một dẫn nhập tuyệt vời vào các trước tác của Will Durant vừa là một đúc kết, một sự định lượng về thiên tài, một cuốn cẩm nang du hành vào những điểm dừng chân bắt buộc trong hành trình chiêm ngưỡng phong cảnh lịch sử con người.

không sợ hãi - năm nguyên tắc kiến tạo một cuộc đời phi thường và ý nghĩa

Không sợ hãi là lời kêu gọi hành động cho những người muốn tìm kiếm, xây dựng một cuộc sống phi thường và mang đến sự thay đổi lớn lao.

Khi Chủ tịch Hội Địa lý quốc gia Mỹ Jean Case quyết định nghiên cứu các giá trị cốt lõi của những nhà kiến tạo vĩ đại, trong quá khứ cũng như hiện tại, từ những nhà sáng chế đến những nhà cách mạng, bà tìm thấy 5 đặc điểm chung đáng ngạc nhiên. Họ không phải là những giàu có, có đặc quyền hay thậm chí là không phải là thiên tài, mà họ là những người khác biệt dám “cược lớn”, can đảm chấp nhận mạo hiểm, biến thất bại thành những bài học ý nghĩa, không ngại vươn xa và để cho sự cấp bách chinh phục nỗi sợ hãi. 

Trong cuốn sách Không sợ hãi, Jean Case khắc họa rõ nét 5 nguyên tắc này thông qua nhiều câu chuyện sống động – từ kinh nghiệm chuyển đổi của cá nhân bà, tới câu chuyện ấn tượng của Jane Goodall Tiến sĩ, Hiệp sĩ Hoàng gia Anh trong việc thấu hiểu và bảo vệ loài tinh tinh, quyết định của đầu bếp nổi tiếng José André trên con đường trở thành “người phản ứng đầu tiên” và đưa nhà bếp của anh đến những nơi bị bão tàn phá để chăm sóc những người bị đói, cho tới nỗ lực đầy tham vọng của Bryan Stevenson – luật sư, nhà hoạt động xã hội – nhằm chấm dứt tình trạng bất bình đẳng, và nhiều câu chuyện khác nữa…. Bà chia sẻ các góc nhìn mới mẻ sâu sắc cùng những câu chuyện mà có thể bạn đọc từng biết tới – như câu chuyện của AirBnB khởi đầu từ con số không trở thành ngành công nghiệp khách sạn, hay quyết định chinh phục Mặt trăng của nhân vật làm nên lịch sử - Tổng thống John F. Kennedy, và nhiều viên ngọc quý từ những người kiến tạo sự thay đổi mà bạn chưa từng nghe nói. 

Bằng cách kết hợp các câu chuyện, những lời khuyên thực tế và truyền cảm hứng, Không sợ hãi chỉ cho bạn đọc cách áp dụng thành công 5 nguyên tắc không sợ hãi vào đời sống, từ đó châm ngòi cho những ý tưởng đột phá góp phần thay đổi thế giới chúng ta đang sống theo cách tốt đẹp hơn:

Dám cược lớn. Có rất nhiều người, nhiều tổ chức có tính cẩn trọng tự nhiên. Họ thường xem cách nào đã có tác dụng trong quá khứ rồi cố gắng lặp lại cách làm đó, nhưng chỉ dẫn tới sự gia tăng về lượng. Mọi biến đổi làm nên lịch sử thật sự chỉ xảy ra khi người ta quyết định thực hiện những thay đổi có tính cách mạng.

Can đảm chấp nhận mạo hiểm. Hãy dám thử những điều mới mẻ, chưa ai từng trải qua và tiếp tục thử nghiệm. Chấp nhận mạo hiểm không giống như nhắm mắt lại để nhảy qua vực sâu mà là một quá trình dài để thử và sai.

Biến thất bại thành những bài học ý nghĩa. Những thành tựu gia vĩ đại coi thất bại là phần cần thiết của cuộc hành trình đi tới thành công. Người ta không tìm kiếm thất bại, nhưng khi thất bại xảy ra, những nhà đổi mới vĩ đại sẽ tìm kiếm ý nghĩa đằng sau cú vấp ngã đó, phát huy bài học họ rút ra được và chia sẻ kinh nghiệm cùng người khác.

Vượt khỏi vùng an toàn. Xã hội chúng ta luôn chìm đắm trong những huyền thoại về các thiên tài đơn độc. Nhưng sự đổi mới xảy ra nhờ có sự giao lưu. Việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, nhất là những người có kinh nghiệm đa dạng sẽ tạo nên những sự vươn xa đầy bất ngờ cho chính người trong cuộc.

Để sự cấp bách chinh phục nỗi sợ hãi. Đừng nghĩ quá nhiều mà cũng đừng phân tích quá độ. Mong muốn tìm hiểu một vấn đề từ mọi góc độ là hết sức tự nhiên, nhưng tìm hiểu quá mức có thể khiến cho nỗi sợ làm bạn tê liệt. Hãy để cho nhu cầu khẩn thiết xử lý mọi hoài nghi và tư tưởng thoái lui. Điều đơn giản bạn cần nghĩ đến là hãy làm thôi.

Năm nguyên tắc này có thể được tóm gọn trong cụm từ: Không sợ hãi. Khi tập hợp cùng nhau, năm nguyên tắc này sẽ tạo thành một lộ trình kiến tạo thay đổi cho mọi người, từ mọi lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng có một điều quan trọng bạn cần nhớ, rằng đây không phải là “quy luật”. Hãy nghĩ những nguyên tắc này là một bộ tiêu chuẩn có thể giúp chúng ta nhận biết khi nào thì những quyết định được hình thành trên tinh thần không sợ hãi.

--------------

Jean Case (sinh năm 1959) là một doanh nhân người Mỹ. Bà là Chủ tịch của Hội Địa lý Quốc gia, CEO của Quỹ Case, một nhà từ thiện, nhà đầu tư, chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ và tác giả của cuốn sách Không sợ hãi: năm nguyên tắc kiến tạo một cuộc đời phi thường và ý nghĩa… Bà cùng chồng mình, Steve Case - đồng sáng lập AOL – lập nên Quỹ Case năm 1998 và tham gia chiến dịch Giving Pledge do tỉ phú Warren Buffett và Bill Gates đồng sáng lập, cam kết cho đi phần lớn tài sản của mình. 

Những nhật xét về cuốn sách Be Fearless

Tôi ước gì mình có cuốn sách Không sợ hãi của Jean Case để gối đầu giường khi khởi sự với Warby Parker. Với những ai đang tìm cách tạo nên sự thay đổi, bắt đầu một công ty hay thay đổi thế giới, Không sợ hãi mang đến cả nguồn cảm hứng lẫn công cụ để tạo nên ảnh hưởng thật sự.

NEIL BLUMENTHAL - Đồng sáng lập kiêm đồng CEO của Công ty Warby Parker

Jean Case đã làm được điều mà rất nhiều người đi trước đã cố thực hiện nhưng không thành công: đó là phân tích những phẩm chất và nguyên tắc thiết yếu dẫn dắt chúng ta đến với thành công. Cuốn sách của chị đã nói hết sức rõ ràng về những điều cần có để tạo nên đột phá trong một thế giới đã quá chật chội với những ý tưởng.

ERIC SCHMIDT - Cựu chủ tịch điều hành Google và Alphabet Inc.

Thông qua cách kể chuyện hấp dẫn, Jean Case đã cho thấy việc đưa ra những quyết định can đảm và hành động không sợ hãi đã chuyển hóa thế giới này như thế nào. Việc khởi sự một doanh nghiệp không hề dễ dàng, nhưng Không sợ hãi mang lại cho các doanh chủ những công cụ mà họ cần nắm chắc trong tay - với tinh thần không sợ hãi - trên chính hành trình của mỗi người.

TORY BURCH - Nhà thiết kế kiêm CEO của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tory Burch

giao lưu tiếp biến văn hóa và sự biến đổi văn hóa việt nam

Tiếp biến văn hóa là kết quả mang tính tất yếu khi tham gia vào quá trình giao lưu, hội nhập của hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực.

ăn kiêng kiểu đức phật (nghệ thuật cổ xưa để giảm ký mà không mất trí)

Trong thời đại ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được điều mà Đức Phật từng tâm niệm từ ngàn năm trước là đúng: Những gì chúng ta ăn không quan trọng bằng thời điểm mà chúng ta ăn, bởi cơ thể con người không được thiết kế để ăn vào mọi khung giờ trong ngày.

Quyển sách “Ăn kiêng kiểu Đức Phật” sẽ mở ra rất nhiều điều thú vị trong nguyên tắc ăn uống. Chúng ta không cần phải chạy theo những trào lưu giảm cân thời thượng nhất hoặc từ bỏ những món ăn yêu thích của mình. Điều đơn giản, bạn chỉ cần ghi nhớ một vài quy tắc mà Đức Phật đã đưa ra – những quy tắc mà, dù bạn có tin vào chúng hay không – cũng sẽ giúp bạn giảm cân, cảm thấy khỏe mạnh hơn, và bớt bị ám ảnh bởi việc ăn uống. Chắc chắn là Đức Phật sống trước thời đại của bánh doughnut và khoai tây chiên rất xa, nhưng trí tuệ và lời giảng của Người vẫn chứng minh được tính đúng đắn, chỉ dẫn chúng ta cách thức ăn uống hợp lí và tỉnh táo để đạt được trạng thái sức khỏe tối ưu.

Sách được viết bởi DAN ZIGMOND - nhà khoa học dữ liệu đồng thời là một thiền sư; ông cung cấp cho bạn đọc những chứng cứ khoa học cùng sự minh triết trong lời răn của Đức Phật, một sự kết hợp rất thú vị.

Sách bao gồm: 24 chương, mỗi chương được kết cấu từ cơ bản đến chuyên sâu giúp người đọc có cái nhìn bao quát và nắm bắt vấn đề nhanh chóng.

CHƯƠNG 1 NHƯ CHUỘT HAY SƯ ...

Một số nghiên cứu mới nhất về bệnh béo phì đã xác nhận những triết lý nguyên bản của Đức Phật về việc ăn uống: Thời điểm chúng ta ăn cũng quan trọng như thực phẩm mà chúng ta thâu nạp. Cơ thể chúng ta không được thiết kế để ăn vào mọi khung giờ trong ngày. Giờ chúng ta đã biết tại sao.

CHƯƠNG 2 TẠI SAO CHÚNG TA BÉO? ...

Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên tin bất kỳ điều gì một cách mù quáng. Vậy các chứng cứ thực tế cho chúng ta biết điều gì về nguyên nhân khiến chúng ta trở nên thừa cân? Và tại sao việc lấy lại hình thể cũ lại khó tới vậy? Câu trả lời - một giải pháp đáng ngạc nhiên - cũng là một phần lý do tại sao Chế độ ăn của Đức Phật lại có tác dụng.

CHƯƠNG 3 ĂN NHƯ MỘT CHÚ CHUỘT

 Một nghiên cứu mang tính cách mạng đã hé mở cho chúng ta biết rằng một sự thay đổi đơn giản về thời gian có thể tác động đến việc giảm cân nhiều như thế nào. Và những nghiên cứu tương tự tiết lộ thêm điều gì về đồng hồ sinh học cho việc ăn uống, sự trao đổi chất và sự béo phì của chúng ta.

CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ ĂN CỦA ĐỨC PHẬT

Tại đây, chúng ta sẽ đề ra một chế độ ăn kiêng thực tế: làm thế nào để ăn uống giống như các nhà sư Phật giáo trong thế giới hiện đại ngày nay. Với sự hướng dẫn từng bước của chúng tôi, bạn sẽ có các công cụ cần thiết để thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của bạn.

CHƯƠNG 5 ĐỨC PHẬT ĐẶT NHỮNG GÌ LÊN BÀN CÂN?

Bằng việc cân đo một cách thường xuyên, bạn cũng có thể tự mình trở thành một “nhà khoa học” chuyên xử lý số liệu. Việc thực hành điều đơn giản này mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm cân. . . mà không làm cho bạn trở nên bị ám ảnh hay phát rồ.

CHƯƠNG 6 ĂN NHỮNG GÌ?

Đức Phật sống ở một thời đại chưa hề có bánh vòng hay khoai tây chiên - tất cả thực phẩm quanh Ngài đều tự nhiên và phần lớn dường như khá bổ dưỡng. Vậy thì, chúng ta có thể đưa ra những định hướng cơ bản nào về những thứ nên ăn và những thứ nên tránh?

CHƯƠNG 7 THỊT HAY KHOAI TÂY?

Bạn có bắt buộc phải trở thành người ăn chay không? Khi và chỉ khi bạn muốn điều đó. Đức Phật không phải là người ăn chay trường, và bạn cũng có thể không hợp với chế độ ăn này. Tuy là vậy, bạn vẫn nên xét xem các loại thực phẩm khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của bạn như thế nào. Đây là những điều chúng ta biết về thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật.

CHƯƠNG 8 WHISKEY CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật không uống rượu. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể uống, nhưng uống rượu sẽ cung cấp năng lượng y hệt như việc ăn, đôi khi là hơn gấp nhiều lần. Và rượu cũng không phải là thứ duy nhất ta cần để tâm trong các loại đồ uống. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số hướng dẫn cụ thể về các loại calo lỏng này.

CHƯƠNG 9 ĂN GIAN VỚI ĐỨC PHẬT

Chúng ta sẽ xem xét khoa học đằng sau việc “gian lận” trong chế độ ăn và lý do tại sao nó có thể tốt cho bạn. Và chúng ta sẽ cùng giải thích về cách thức gian lận có mục đích, giúp bạn có thể thực hành Chế độ ăn của Đức Phật, và làm thế nào để đảm bảo rằng bạn không phải lúc nào cũng ăn gian.

CHƯƠNG 10 ĐỨC PHẬT CÓ LUYỆN TẬP THỂ THAO CHỨ?

 Đức Phật có rèn luyện thân thể, thậm chí là rất thường xuyên. Bạn cũng nên làm điều tương tự. Chúng ta sẽ cùng khám phá khoa học đằng sau việc luyện tập thể dục - và những cách thức thú vị khiến nó có ích hay không cho việc giảm cân. Và điều này không chỉ liên quan tới mỗi sức khỏe thể chất của bạn.

 CHƯƠNG 11 ĐỨC PHẬT NGHỈ NGƠI

Giấc ngủ, cân nặng và nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta đều phối hợp chặt chẽ với nhau. Các nghiên cứu cho chúng ta biết rằng những chu kỳ này đã bị trật nhịp ra sao và giờ đây, chúng ta sẽ tìm cách giúp bạn đồng bộ hóa chúng trở lại.

CHƯƠNG 12 ĂN ĐỂ XOA DỊU, ĂN ĐỂ HƯỞNG THỤ

Đồ ăn nên được tận hưởng cũng như mang lại dinh dưỡng và hạnh phúc cho chúng ta. Khi chúng ta trở nên lệ thuộc vào đồ ăn để giải quyết những vấn đề khác, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Những Cô hồn đói khát trong Phật giáo sẽ cho chúng ta biết về những nỗ lực vô nghĩa khi cố lấp đầy khoảng trống trong cảm xúc bằng thức ăn.

CHƯƠNG 14 SỰ LÃNG MẠN VỚI ĐỨC PHẬT

Đức Phật không bao giờ bị giằng xé bởi các vấn đề đến từ nhu cầu của gia đình và c ác mối quan hệ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại có. Làm thế nào để áp dụng được Chế độ ăn của Đức Phật ngay khi bạn đang ở nhà? Nếu bạn đang độc thân và muốn ăn một bữa tối muộn trong một buổi hẹn hò thì sao? Đây là những điều chỉnh và c ách tư duy mà bạn cần để tìm ra sự cân bằng mong muốn.

CHƯƠNG 15 ĐỨC PHẬT LÀM VIỆC

Đức Phật không có một công việc công sở theo giờ hành chính, cũng không bao giờ phải thức dậy thay tã trẻ em, nhưng Ngài vẫn là một người bận rộn. Ở đây, chúng tôi đưa ra c ách thức để bạn ngừng việc vừa ăn vừa bị phân tâm bởi những công việc khác ở nhà hoặc tại nơi làm việc, cùng với các cách thức sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích cho công việc và sức khỏe của bạn.

CHƯƠNG 16 LÃNG PHÍ HAY LÊN KÝ?

Lời khuyên cũ rích rằng bạn cần vét sạch phần ăn của mình đơn giản là không còn đúng nữa. Thà rằng bạn bỏ đồ vào sọt rác còn hơn biến chính bản thân bạn thành cái sọt rác. Làm thế nào chúng ta có thể ăn uống một cách có ý thức, để sau cùng sẽ lãng phí ít hơn, ngay cả khi ta có nhiều hơn mức ta cần?

CHƯƠNG 17 ĐÓI HAY DO QUEN THÓI

Cơn đói thường là sản phẩm của thói quen. Các nghiên cứu cho chúng ta biết những gì về những thói quen sinh hoạt và cái cách mà cơn đói đến theo quán tính được hình thành như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các cách để tái cấu trúc bộ não của bạn nhằm tạo ra những thói quen mới có lợi cho bạn thay vì chống lại bạn.

CHƯƠNG 18 GIỮ SỰ CÂN BẰNG

Có khi nào bạn có thể sụt ký quá mức không? Có thể chứ. nhưng chúng tôi sẽ cho bạn thấy cách thức để tìm thấy sự cân bằng theo Chế độ ăn của Đức Phật, để cách ăn uống mới mẻ này có thể trở thành điều bạn thực hành suốt cuộc đời, giống như Đức Phật đã làm vậy.

CHƯƠNG 19 TRÍ TUỆ TRONG LỜI NÓI

Vô số các nền văn hóa và tôn giáo khuyến khích việc bày tỏ lòng biết ơn trước khi ăn. Những thiền sưđạo Phật cũng không có nhiều khác biệt. Việc nói lên suy nghĩ về cái cách mà thức ăn có được trên đĩa của chúng ta sẽ tạo nên sự khác biệt trong cách chúng ta đối xử với chúng.

CHƯƠNG 20 THIỀN ĐỊNH ĐỐI VỚI CƠ THỂ CỦA BẠN

Đức Phật đã đúng thêm một lần nữa - ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thiền định tốt cho thân thể cũng như tinh thần của bạn. Chúng tôi vạch ra một vài bước đơn giản để bạn có thể ứng dụng điều này vào cuộc sống của bạn, giúp bạn luôn giữ được sự tập trung, an yên, và để giữ bản thân không đi chệch hướng.

CHƯƠNG 21 THÁCH THỨC

Chúng ta có một mối quan hệ đặc biệt phức tạp với cơ thể của chính mình và vẻ bề ngoài của nó. Mặc dù ta biết ta nên yêu cơ thể của mình, ta vẫn đối xử với nó như thể nó là một nỗi xấu hổ. Thay đổi cách bạn cảm nhận về cơ thể mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Đức Phật sẽ dạy chúng ta cách để làm được điều này.

CHƯƠNG 22 SỐNG NHƯ MỘT VỊ PHẬT

Đức Phật còn dạy ta những gì khác nữa về cách sống, về cuộc sống, và vị trí của chúng ta trong thế giới này? Chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các giới luật Phật giáo cơ bản và cách chúng có thể hỗ trợ bạn trong cuộc sống và trong Chế độ ăn của Đức Phật.

CHƯƠNG 23 KHÔNG SỐNG NHƯ MỘT VỊ PHẬT

Đức Phật cũng từng phạm sai lầm. Thực ra, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên về việc Đức Phật đã sai lầm như thế nào về một vài thứ nhất định. Ngài không hề hoàn hảo. Và bạn thì cũng như vậy thôi. Ở đây, chúng ta sẽ học cách chấp nhận và trưởng thành hơn chính từ chính những khiếm khuyết của mình.

CHƯƠNG 24 TIẾN XA HƠN

Giờ đây, bạn đã nắm được các nguyên tắc cơ bản về Chế độ ăn của Đức Phật. Nếu bạn muốn khám phá thêm về một số chủ đề mà chúng tôi đã đề cập tới trong cuốn sách này, đây sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn.

Những giáo lý của Đức Phật đều là về sự điều độ. Rất nhiều người trong chúng ta bị mắc kẹt trong những trạng thái cực đoan mà Đức Phật đã cự tuyệt - ăn mọi thứ một cách vô độ mất kiểm soát trong một  háng, rồi lại tự bỏ đói mình bằng một chế độ ăn uống điên rồ nào đó trong tháng kế tiếp. Và điều đó chẳng có hiệu quả gì sất. Chúng ta trở nên thừa cân và ảo não, lãng phí thời gian vật lộn với việc ăn uống trong khi lẽ ra chúng ta cần phải dùng thời gian đó để tận hưởng cuộc sống của mình. Ăn kiêng kiểu Đức Phật có thể giúp bạn thay đổi điều đó.

Bạn sẽ giảm ký mà không giảm trí.

người việt cao quý

Người Việt Cao Quý

1

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

icon shopee