1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà cung cấp thái hà

Tổng hợp sách của nhà cung cấp thái hà
name

Giải Mã Nước Tiểu - Đánh Giá Sức Khỏe Và Chẩn Đoán Bệnh Tật

Đi tiểu là hành động mang lại cảm giác thoải mái cho con người. Đi tiểu không thoải mái là một điểm trừ to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Trong những năm gần đây, người ta đã làm rõ rằng việc đi tiểu nhiều lần hay số lần đi tiểu cực ít đều có khả năng cao là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng.

Trong cuốn sách “Giải mã nước tiểu”, tác giả Shigeo Horie sẽ giới thiệu về sự nguy hiểm của các căn bệnh liên quan đến nước tiểu cùng mối liên hệ giữa các căn bệnh ấy với tuổi thọ của chúng ta. Tác giả cũng giải thích các cơ chế phía sau việc đi tiểu như xây dựng nền tảng cơ thể để đi tiểu thoải mái, hay việc chống lão hóa xem xét từ góc độ nước tiểu...

Hi vọng cuốn sách này có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa trong việc “hình thành nước tiểu khỏe mạnh” và sống thật thoải mái cho tới mãi về sau.

Ngay lời đầu của cuốn sách tác giả Shigeo Horie cũng đã nói: “Số lần thức dậy đi vệ sinh giữa đêm tăng dần. Kể cả ban ngày cũng thường xuyên muốn đi vệ sinh.

Thực tế, đây đều là những “dấu hiệu cho thấy tuổi thọ bị rút ngắn”.

Nghe được điều này hẳn nhiều người sẽ thấy “đang nói đùa gì vậy!”.

Thế nhưng, đây lại không hề là câu chuyện cường điệu hay phóng đại.

Tình trạng “thức dậy đi tiểu hơn một lần trong đêm” được gọi là “chứng tiểu đêm” và tình trạng “đi tiểu hơn tám lần ban ngày” mỗi ngày được gọi là “chứng tiểu nhiều lần”.

Chứng bệnh chỉ đơn giản là tình trạng “thường xuyên muốn đi tiểu”, tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp tình trạng này có liên quan một cách mật thiết tới các bệnh về lối sống như cao huyết áp, xơ cứng động mạch hay bệnh tiểu đường…

Bệnh cao huyết áp tạo ra gánh nặng lớn cho tim mạch, góp phần dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch.

Bệnh xơ cứng động mạch chuyển biến xấu sẽ khiến nguy cơ nhồi máu não hay nhồi máu cơ tim đồng loạt tăng cao.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng liên quan đến những biến chứng đáng sợ như bệnh võng mạc có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thần kinh gây tê bì chân tay hoặc lở loét, hoặc dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.

Như các bạn thấy, đây đều là các chứng bệnh nghiêm trọng, có thể hủy hoại cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng mỗi chúng ta. Và các bạn thử tưởng tượng đằng sau các bệnh trạng về tiểu tiện như tiểu đêm hay tiểu nhiều lần có khả năng tiềm ẩn nguy cơ các căn bệnh đó…

Bạn nghĩ gì về những thông tin đó? Kể cả câu nói ở phần đầu là “dấu hiệu cho thấy tuổi thọ bị rút ngắn” cũng không phải là nói quá, đúng không? Đây không phải là vấn đề mà bạn có thể coi thường theo kiểu “chỉ là chuyện đi tiểu thôi mà” hay “mặc dù tôi cũng có để tâm vì số lần đi tiểu hơi nhiều nhưng làm gì đến độ ảnh hưởng tới tính mạng được chứ”…

Mặc dù vậy, hẳn vẫn có không ít người cảm thấy nghi ngại về việc “tại sao lại coi tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang xuất hiện các căn bệnh nghiêm trọng hay đang đẩy nhanh quá trình lão hóa?”

Bệnh xơ cứng động mạch chuyển biến xấu sẽ khiến nguy cơ nhồi máu não hay nhồi máu cơ tim đồng loạt tăng cao.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng liên quan đến những biến chứng đáng sợ như bệnh võng mạc có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thần kinh gây tê bì chân tay hoặc lở loét, hoặc dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.

Như các bạn thấy, đây đều là các chứng bệnh nghiêm trọng, có thể hủy hoại cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng mỗi chúng ta.

Và các bạn thử tưởng tượng đằng sau các bệnh trạng về tiểu tiện như tiểu đêm hay tiểu nhiều lần có khả năng tiềm ẩn nguy cơ các căn bệnh đó…

Bạn nghĩ gì về những thông tin đó? Kể cả câu nói ở phần đầu là “dấu hiệu cho thấy tuổi thọ bị rút ngắn” cũng không phải là nói quá, đúng không? Đây không phải là vấn đề mà bạn có thể coi thường theo kiểu “chỉ là chuyện đi tiểu thôi mà” hay “mặc dù tôi cũng có để tâm vì số lần đi tiểu hơi nhiều nhưng làm gì đến độ ảnh hưởng tới tính mạng được chứ”… Mặc dù vậy, hẳn vẫn có không ít người cảm thấy nghi ngại về việc “tại sao lại coi tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang xuất hiện các căn bệnh nghiêm trọng hay đang đẩy nhanh quá trình lão hóa?”

Tất cả các bộ phận trong cơ thể của chúng ta đều có liên kết với nhau.

Khi chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần bắt đầu xuất hiện, sẽ rất khó để nói tình trạng xơ cứng động mạch hay sự lưu thông máu kém đang diễn ra chỉ ở bàng quang. Chứng tiểu đêm và chứng tiểu nhiều lần này thực tế đang muốn nói với chúng ta rằng “mạch máu toàn thân đang cứng dần rồi”.

Đây cũng là lí do vì sao nói triệu chứng “thường xuyên muốn đi tiểu có thể liên quan đến chứng xơ cứng động mạch, hay liên quan đến bệnh cao huyết áp với nguyên nhân chính gây bệnh này là chứng xơ cứng động mạch.

Một kết quả điều tra cho thấy có hơn 45 triệu người trên 40 tuổi ở cả nam và nữ mắc chứng tiểu đêm nhiều lần. Rất có thể đó cũng là số lượng những người đang tiềm ẩn các yếu tố dẫn đến một căn bệnh nào đó.

Vậy, việc nói “rất có thể bệnh tiểu đường đang âm thầm diễn ra phía sau chứng tiểu nhiều lần” rốt cuộc là thế nào? Thực ra vấn đề này có liên quan tới một vấn đề có hơi phức tạp một chút, đó là “cơ chế nước tiểu”.

Nước tiểu trước khi được tích trữ trong bàng quang còn trải qua một quá trình quan trọng là các chất cần thiết cho cơ thể trong nước tiểu sẽ thông qua mạch máu được hấp thụ ngược lại cơ thể.

Thêm vào đó, một tình trạng chung ở nhiều người là các vấn đề về nước tiểu này đều bị chấp nhận rằng “vì có tuổi rồi”, mặc dù nhiều trường hợp vẫn có khả năng khắc phục, cải thiện. Đứng dưới góc độ “chất lượng cuộc sống” mà nói, đây hẳn là một điều cực kỳ đáng tiếc. Đằng sau chuyện nước tiểu mà ta vẫn thường đối mặt mỗi ngày lại là cả một thế giới sâu xa đến bất ngờ.

[.]

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Lược đồ: Con đường hình thành nước tiểu

CHƯƠNG 1: “ĐI TIỂU MỘT CÁCH KHỎE MẠNH” LÀ GÌ?

Dù voi hay chó hay người, “đi tiểu một cách khỏe mạnh” đều tốn khoảng 21 giây

Điều kiện để “đi tiểu thoải mái”, đi hết nước tiểu là gì?

Tuổi tác và “mối lo ngại về nước tiểu” có mối quan hệ không rời

Người Nhật hay đi vệ sinh hơn người Âu Mỹ?

CHƯƠNG 2: NHƯ THẾ NÀO LÀ “ĐI TIỂU BẤT THƯỜNG”?

“Số lần đi tiểu” trong một ngày của bạn là khoảng bao nhiêu lần? 51

“Chứng bàng quang tăng hoạt” gây cảm giác buồn tiểu mạnh đột ngột là gì?

Hai nguyên nhân khiến bàng quang “co cứng”

Người béo hay đi vệ sinh

“Són ra rồi” tuy ít mà lại thành nỗi lo lớn

Đa phần nguyên nhân của các vấn đề về nước tiểu ở nam giới đều là “chứng phì đại tiền liệt tuyến”

Lí do bất ngờ cho tình trạng “tới lúc nhận ra thì quần đã bẩn!”

Tại sao lại có “chứng đái dầm ở người lớn”?

“Ít” đi vệ sinh cũng nguy hiểm! “Bàng quang giảm hoạt”

Bỉm chống són tiểu đáng tin cậy – Để tận hưởng các hoạt động xã hội tuyệt vời hơn

Người uống rượu giỏi khó gặp các vấn đề về nước tiểu?

CHƯƠNG 3: NHẬN BIẾT BỆNH TẬT QUA NƯỚC TIỂU?

“Người thức dậy đi tiểu từ ba lần trở lên trong đêm” khó có thể sống thọ?

Trong nước tiểu chứa nhiều “thông tin về cơ thể”

Nếu bạn đi tiểu và nhận ra những điều này…

Thực sự rất đau! Tại sao lại có “sỏi tiết niệu” chứ?

Thận một khi đã hỏng sẽ không thể phục hồi

Người bị thận kém cũng dễ mắc “bệnh Gout”

Cần nhập viện điều trị! “Viêm bể thận”, “viêm tuyến tiền liệt”

Câu chuyện về “ung thư” có liên hệ sâu sắc với nước tiểu

Cẩm nang khi thăm khám khoa tiết niệu

Trong tương lai gần, liệu người ta có biết được “các căn bệnh trong tương lai” từ nước tiểu hay không?

CHƯƠNG 4: SỐNG KHỎE MẠNH ĐẾN TRĂM TUỔI NHỜ “CÁC BÀI TẬP HỖ TRỢ TIỂU TIỆN”!

“Các bài tập hỗ trợ tiểu tiện” giúp phòng tránh, giảm nhẹ các vấn đề về nước tiểu!

Tôi muốn ăn các loại “thực phẩm giúp đi tiểu thoải mái” mỗi ngày

Quy tắc vàng bảo vệ thận và bàng quang tới lúc chết

Chế độ ăn hạn chế đường, ăn thịt là chính mới thực sự đáng sợ

Phương pháp đơn giản giúp phòng tránh căn bệnh “viêm bàng quang” vốn rất dễ tái phát

“Vị” của nước tiểu thay đổi do bệnh?

name

Đức Phật Kể Con Nghe - Tập 3

Dành cho các bậc cha mẹ (Bao gồm các bậc cha mẹ là Phật tử), thầy cô giáo và những người quan tâm tới Phật giáo.

Là cuốn thứ ba trong bộ sách truyện kể Phật giáo: Đức Phật kể con nghe. Với những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và giáo dục, cuốn sách rất phù hợp cho những ai muốn có một bộ truyện kể cho bé trước giờ đi ngủ. Kết hợp với giọng kể từ tốn, chậm rãi và bài học rút ra ở cuối mỗi truyện, chắc chắn đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường cho bé.

Cũng giống như những mẩu chuyện trong sách Đức Phật kể con nghe tập 1 và 2, những truyện kể trong sách Đức Phật kể con nghe tập 3 đã được cập nhật văn phong để trở nên lôi cuốn và gần gũi hơn với bạn đọc trẻ ngày nay.

Những câu chuyện nhỏ này khám phá thế giới các nhân vật và bối cảnh để giúp trẻ tiếp cận với chân lý ngàn đời được chuyển tải trong từng câu chuyện. Những câu chuyện tập trung vào việc giải thích tám nguyên tắc quan trọng làm nền tảng của Đạo Phật, thường được biết đến với tên gọi: Bát Chánh đạo.

Những hướng dẫn chi tiết hơn về Bát Chánh đạo sẽ được đưa ra trong phần giới thiệu, nhưng về bản chất thì các nguyên tắc này cung cấp cho ta quy tắc ứng xử trong đời sống hằng ngày: Hành động với sự tử tế và lòng từ bi, nói năng thận trọng, mưu sinh có đạo đức và dùng năng lực của tâm để kiểm soát tư tưởng.

Mỗi câu chuyện được dựa trên một trong tám nguyên tắc của Bát Chánh đạo và rút ra những ý nghĩa then chốt trong đó. Ví dụ, bạn sẽ đọc thấy câu chuyện về một con ngựa non tính khí bồn chồn học cách kiểm soát những suy nghĩ âu lo; một cậu bé đánh bại đảng cướp bằng sức mạnh của thiền định; một người hà tiện hiểu ra rằng chỉ riêng việc kiếm nhiều tiền thôi thì không tạo nên cuộc sống hạnh phúc; đứa con trai hư hỏng của vị công tước học được cách ăn nói thận trọng và trải tâm từ đến với người khác...

Phương pháp xuyên suốt trong cuốn sách này là khuyến khích sự hiểu biết của một người học trò của Đức Phật, của một học trò đang học hỏi theo những phương pháp của vị thầy.

Kinh Bản Sanh (Jataka), hay những truyện về tiền thân Đức Phật, được dựa trên một truyền thống truyền khẩu từ xa xưa, qua đó, những người lớn tuổi muốn chia sẻ tri thức triết lý sáng suốt bằng lối kể chuyện mạnh mẽ vào lúc kết thúc công việc của một ngày, khi những người nghe giữ tâm bình thản, thư giãn và sẵn sàng suy ngẫm về việc làm thế nào để sống tốt nhất. Bằng cách kể những câu chuyện này cho trẻ con nghe vào giờ đi ngủ, bạn sẽ vận dụng được sức mạnh và sự kỳ diệu từ cổ xưa của truyền thống kể chuyện. Việc dành thời gian chia sẻ những câu chuyện này, quan sát và đáp lại những phản hồi của trẻ cũng như khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ trong việc khám phá những nhân vật và tình tiết truyện sẽ giúp bạn làm hiển lộ trí tuệ phong phú trong nền tảng của mỗi câu chuyện và nêu bật lên những chân lý bất diệt để chia sẻ với trẻ.

Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ trải nghiệm một trong những khía cạnh chính yếu của Đạo Phật là thiền tập. Những câu chuyện sẽ là điểm xuất phát hữu ích cho tiến trình này, giúp trẻ thư giãn và điềm tĩnh. Phần giới thiệu còn đưa ra lời khuyên về việc kết hợp thiền định tạo thành thói quen trước giờ đi ngủ của trẻ. Ở cuối sách, bạn sẽ thấy có những chỉ dẫn về các phương pháp thiền định được gợi lên từ những câu chuyện để bạn cùng thực hành với trẻ.

Quan trọng hơn hết là hãy tận hưởng cơ hội chia sẻ với con trẻ sự bình yên và việc hiểu được những câu chuyện kể Phật giáo đơn giản nhưng sâu sắc này có thể làm thức tỉnh tâm hồn.

Trích đoạn sách hay

Bà Ester đang ngồi một mình bên bếp lửa, chợt có tiếng gõ “cốc, cốc” ở cửa trước. Bà tự hỏi: “Ai lại đến vào lúc đêm khuya muộn mằn thế này nhỉ?” Bà ra mở cửa nhưng không nhìn thấy ai cả. Rồi bà bất chợt lùi lại, kinh ngạc vô cùng.

Trên bậc cửa là một cái giỏ lớn với một bé voi con bên trong! Ester lôi cái giỏ vào hẳn trong nhà. Voi con đang ngủ say, cuộn mình trong một chiếc chăn.

“Ừ, lá số tử vi của mình nói rằng mình sẽ nhận được một món quà bất ngờ. Hẳn là nó đây rồi”. Bà cười thầm, rồi mỉm cười với bé voi con đang say giấc. Bà lẩm bẩm: “Mình sẽ đặt tên cho nó là Lucky”.

Bà Ester chẳng bao giờ bận tâm đến việc vì sao Lucky được bỏ lại trên bậc cửa nhà bà. Chỉ là Lucky cần được ai đó chăm sóc và đó là việc bà đã làm. Công việc kể chuyện ở gánh xiếc chẳng kiếm được bao nhiêu tiền nên bà Ester nhận thêm việc giặt thuê và làm bất cứ công việc vặt vãnh nào khác để có thể nuôi nấng Lucky.

Lucky lớn lên thành một nàng voi con tràn đầy hạnh phúc. Mỗi ngày, nó cùng với những đứa trẻ trong làng bơi lội ở các vũng nước bên dưới thác nước trong rừng. Chúng chia nhau những ly nước chanh hay những cây kem, cùng rong chơi ngoài trời giữa những cây cổ thụ thân phủ đầy rêu xanh mướt.

Mùa thu, Lucky và lũ trẻ chơi đùa rượt đuổi nhau trên những đám lá rụng đầy. Khi mùa đông phủ tuyết xuống khắp nơi như một tấm thảm, chúng cùng nhau đắp lên những con voi bằng tuyết. Rồi trời ấm dần lên và mùa xuân lại về, mang theo những chồi non trên cây cối. Năm tháng dần trôi qua như thế, Lucky nhanh chóng lớn lên thành một nàng voi trưởng thành.

Một ngày nọ, Lucky nói với bà Ester: “Hôm nay mẹ hãy đi vào rừng. Trông mẹ mệt mỏi lắm. Chắc chắn việc đi dạo trong rừng sẽ rất tốt cho mẹ”.

“Nhưng mẹ phải đi làm”, bà Ester đáp lại. “Nếu mẹ không đi làm thì sẽ không có tiền mà không có tiền thì chúng ta không có thức ăn”.

Lucky chưa từng biết rằng việc kể chuyện của bà Ester không chỉ là để cho vui. Nó cũng không biết rằng toàn bộ công việc giặt thuê chỉ là để kiếm tiền mua thức ăn. Nó nhìn bà Ester kỹ hơn và lần đầu tiên, nó nhận ra bà đã già đi rất nhiều. Lucky suy nghĩ: “Mình còn trẻ và có sức mạnh. Mình cũng đã chơi đùa nhiều rồi. Bây giờ, nhất định mình phải dành thời gian làm việc”.

(Trích truyện: Bé voi hiếu thảo)

Aloka quấn một tấm chăn quanh mình và đi sang một cây sung gần đó để không khuấy động giấc ngủ của cả gia đình. Cậu bé muốn suy ngẫm về những ý tưởng êm ả và đi tới đi lui chậm rãi trong không khí mát lạnh của đêm. Khi chú tâm vào hơi thở, tâm ý cậu bé bắt đầu tĩnh lặng. Vị thầy của Aloka ở ngôi đền đã dạy cậu nên làm điều này khi nào thấy tâm ý quá xao động. Giờ đây cậu đã thấy tĩnh lặng và an ổn.

Điều mà Aloka hoàn toàn không biết là bản thân cậu và cả gia đình kia đang gặp phải một nguy cơ khủng khiếp. Từ xa, một băng cướp đã nhìn thấy đống lửa của họ và lặng lẽ băng rừng kéo đến. Vào lúc này, chúng đang ẩn núp sau một tảng đá, theo dõi Aloka và cả gia đình đang say ngủ.

Gã cầm đầu tên Cha thì thầm: “Trông có vẻ như cả gia đình kia đều đã ngủ say. Lúc này, trộm đồ của họ thật dễ dàng”.

Jao, tên phó đảng phụ họa: “Đúng vậy, trông qua dáng vẻ thì họ chỉ vừa mới ở chợ về. Hãy nhìn kìa, có hàng đống vải vóc!”

Cả gia đình ông Taai đang yên ổn say ngủ. Lúc này Aloka đã phát hiện ra những tên cướp nhưng cậu bé quyết định giữ bình tĩnh, đúng như những gì cậu đã học được. Aloka tự nhủ: “Nếu mình hốt hoảng lên thì sẽ chẳng ích gì”.

“Mình sẽ cố kiểm soát nỗi sợ hãi”. Cậu bé vẫn tiếp tục đi tới đi lui chậm rãi dưới gốc cây, luyện tập sự chú tâm.

(Trích truyện: Aloka và băng cướp)

name

Trưởng Thành Khi Yêu

Trưởng thành khi yêu cùng độc giả khám phá năm đặc tính của một tình yêu tỉnh thức và vai trò quan trọng của chúng trong các mối quan hệ. Nền tảng của một tình yêu trưởng thành chính là sự cam kết trao cho nhau những gì tác giả gọi là “Năm Chữ A”: Attention – Quan Tâm, Acceptance – Chấp Nhận, Appreciation – Trân Trọng, Affection – Yêu Thương và Allowing – Cho Phép. Với rất nhiều bài thực hành dành cho các cặp đôi và cả người độc thân, Trưởng thành khi yêu giúp người đọc hiểu sâu và có cái nhìn tích cực về hành trình yêu thương trọn đời.

Với chủ đề trọng tâm là tình yêu chánh niệm, “Trưởng thành khi yêu” sẽ dành cho độc giả - người trưởng thành; người có hứng thú với chủ đề tình cảm lứa đôi, chữa lành đứa trẻ bên trong và những tổn thương từ quá khứ; người có hiểu biết cơ bản về Phật giáo

Tác giả:

David Richo ngoài thực hiện những công việc của một chuyên viên trị liệu tâm lý gia đình và hôn nhân, giáo viên, nhà văn, người điều phối khóa học. Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng David Richo còn mang một sứ mệnh cao cả khác là nghiên cứu lợi ích của chánh niệm và lòng từ bi trong công cuộc phát triển cá nhân, niềm hạnh phúc trong các mối quan hệ lứa đôi. Ông cho ra đời nhiều cuốn sách, trong đó kết hợp các quan điểm tâm lý học Carl Jung, thơ ca và thần thoại với mục đích tích hợp tâm lý với duy linh. Sách và các khóa đào tạo của ông thường tập trung vào thực hành tâm linh trong Phật giáo và Ki-tô giáo.

Trích đoạn sách:

ĐO LƯỜNG HẠNH PHÚC | Nếu không hạnh phúc trong một mối quan hệ, bạn có thể nghĩ đó là lỗi của đối phương. Nhưng đôi khi, đó là do bản thân bạn không tin mình có quyền được hạnh phúc. Hãy cùng xem những dấu hiệu của một niềm tin sai lệch như vậy dưới đây. Những điều nào đúng với bạn? Dành ra ba phút để viết ra các dấu hiệu bạn từng có. Sau đó, hãy lần ngược lại các dấu hiệu ấy và viết về cách bạn sẽ áp dụng tư duy mới.

- Tôi tin rằng mục đích sống của mình không phải là để tận hưởng mà là để chịu đựng.

- Tôi luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình.

- Tôi phải hy sinh bản thân vì người khác do cảm thấy mang ơn, tội lỗi hay thương hại.

- Tôi liên tục phủ nhận bản năng tự bảo vệ của mình.

- Tôi không thể lên tiếng, thay đổi hay buông bỏ một mối quan hệ vì điều đó có thể làm tổn thương người kia. Tôi luôn nói với chính mình: “Tự làm tự chịu thôi”.

- Trước khi khẳng định quyền hạn hay đáp ứng nhu cầu của bản thân, tôi phải làm cho người khác hạnh phúc trước đã.

- Mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi tôi luôn làm cho người kia hạnh phúc.

- Tôi sẵn sàng để cho đối phương làm tổn thương mình.

Nếu những niềm tin tôn giáo, văn hóa hay từ cha mẹ truyền lại cho tôi giống với những điều nêu trên, điều đó có nghĩa là chúng vẫn đang điều khiển tâm lý của tôi sao? Khi nào tôi mới có thể tự kiểm soát tâm lý của chính mình?

Những gì chúng ta cho và nhận trong một mối quan hệ tình cảm sẽ áp dụng được với cả những nhu cầu từ thuở thơ ngây lẫn hành trình tu tập khi ta trưởng thành. Đó chính là Năm Chữ A. Chúng ta trao cho đối phương và nhận lại từ họ cùng một tình yêu thương ta đã mong cầu theo bản năng thời thơ ấu. Khác biệt ở chỗ, giờ đây, chúng ta coi đó như một món quà hào phóng, được khao khát thay vì bị đòi hỏi. Nó giúp ta nâng cao lòng tự tôn của mình bây giờ và cũng cần thiết khi ta bắt đầu hình thành khái niệm về bản thân khi còn nhỏ.

Vậy chính xác thì chúng ta cho và nhận như thế nào? Cách đầu tiên vừa dễ lại vừa khó: nói ra những gì mình muốn và lắng nghe đối phương. Nói ra những gì mình muốn là sự kết hợp của các yếu tố quan trọng nhất trong tình cảm. Nó mang lại cho đối phương một món quà là có thể thấu hiểu bạn hơn, thấu hiểu những nhu cầu và sự nhạy cảm của bạn. Nó cũng giúp bạn nhận được những phản hồi “miễn phí” từ đối phương. Cả hai hoạt động rất mạo hiểm và do đó đều giúp bạn thêm trưởng thành. Bạn học cách buông bỏ chấp trước rằng phải luôn được đáp ứng, sẵn sàng và chấp nhận bị chối từ mà không thấy cần phải trừng phạt đối phương.

Lắng nghe người thương bày tỏ mong muốn chính là thấu hiểu được những cảm xúc và nhu cầu thật sự ẩn bên dưới những mong muốn ấy. Như thế là trân trọng nguồn cơn của những mong muốn. Đó là từ bi trước bất kỳ nỗi đau nào ẩn giấu trong những mong muốn ấy. Ta công nhận đối phương vì đã dũng cảm đối mặt khi bị chối từ hay hiểu sai. Chúng ta nghe bằng tai nhưng lắng nghe bằng trực giác và trái tim mình. Sự cho và nhận đòi hỏi khả năng thấu hiểu trọn vẹn những nỗi sợ hãi và điểm yếu của đối phương cũng như biết phân biệt giữa những nhu cầu chúng ta có thể và không thể mong đợi được đáp ứng.

Cách cho và nhận thứ hai trong một mối quan hệ trưởng thành là thông qua sự đồng thuận trong tình dục: Các bạn sẽ ân ái khi cả hai cùng khởi sinh mong muốn, không phải khi một người ép buộc người kia. Các bạn vẫn có thể âu yếm mà không cần phải có tình dục. Các bạn biết làm thế nào để có thể vui vẻ bên nhau. Các bạn tương tác mà không làm tổn thương, mỉa mai, chế giễu hay cười nhạo những khuyết điểm của nhau.

Chúng ta cho và nhận bình đẳng, không phân thứ bậc với đối phương và cả chính mình. Chỉ bản ngã lành mạnh, chứ không phải người khác, mới có quyền làm chủ cuộc sống của bạn. Khi thật sự gần gũi, đôi bên đều có tiếng nói bình đẳng những khi cần ra quyết định. Một nửa đích thực không cố “thống trị” đối phương.

[…]

Cuối cùng, người thật sự trưởng thành sẽ chấp nhận một thực tế rằng sự thỏa mãn chỉ là tạm thời, thậm chí nhất thời. Khi trưởng thành, chúng ta sẽ chấp nhận việc Năm Chữ A chỉ được thể hiện hoàn hảo trong những thời khắc nhất định. Điều quan trọng là chúng đến với ta theo những phương cách tốt đẹp trong hầu hết thời gian. Dù thế nào đi nữa, con người chỉ có thể có thứ gọi là khoảnh khắc hạnh phúc khi nó hoàn toàn là của mình hay khi tình yêu vô điều kiện được trao hoặc nhận tròn vẹn. Tuy nhiên, chúng ta trân trọng và thấy những khoảnh khắc ấy là đủ để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Cuối cùng, khi đã biết cúi mình trước quy luật vô thường của cuộc sống, ta ngừng tìm kiếm, đòi hỏi, thao túng để được trường tồn và toàn hảo. Thay vào đó, ta vô cùng biết ơn những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ bé của mình và biết như thế là đủ. Tuy nhiên, không ai có thể trách ta vì đã không ngừng đặt câu hỏi về quy luật ấy và hy vọng nhiều hơn nữa. Tâm lý của chúng ta được cấu thành từ những tư duy phức tạp và phi lý trí. Cần phải có chiều sâu và khiếu hài hước đầy dũng cảm để hiểu rõ vấn đề và theo đuổi con đường lâu dài, bí ẩn dẫn đến sự trọn vẹn. Những kẻ liều lĩnh như chúng ta ắt sẽ không ngần ngại một phút giây nào.­

Mục lục:

1 | TẤT CẢ ĐÃ BẮT ĐẦU RA SAO

Sức mạnh của chánh niệm

Sự luân chuyển giữa quá khứ và hiện tại

Năm Chữ A: Chiếc chìa khóa mở cánh cửa lòng

Sự hiện hữu vô điều kiện và năm tư duy của bản ngã

2 | TÌNH YÊU VÀ THIẾU THỐN

Khi ta phủ nhận mình từng thiếu thốn

Điều làm tổn thương ta sẽ an ủi ta

Gia đình ảnh hưởng đến ta như thế nào?

Thắp sáng nỗi đau

Hành trình anh hùng

3 | TÌM KIẾM TRI KỶ

Phải chăng tôi không phù hợp với những mối quan hệ tình cảm?

Những “ứng viên” đủ điều kiện

Chúng ta đang hướng tới điều gì?

Bộc lộ hoàn toàn

Tình dục hóa nhu cầu của chúng ta

Khao khát của chúng ta

Vai trò của định mệnh

4 | SỰ LÃNG MẠN TRONG TÌNH YÊU

Giai đoạn tăng trưởng trong tình yêu

Khi tình yêu trở thành “cơn nghiện”

Thế nào là tình yêu?

5 | KHI XUNG ĐỘT PHÁT SINH

Giải quyết vấn đề

Quá khứ trong hiện tại

Hướng nội hay hướng ngoại

Cơn giận lành mạnh

6 | KHI NỖI SỢ ẬP ĐẾN - CÙNG HIỂM NGUY

Bị bỏ rơi, và bị quan tâm quá mức

Học hỏi từ nỗi sợ

Ghen tuông

Phản bội

Xử lý nỗi thất vọng

7 | BUÔNG BỎ BẢN NGÃ

Hiểu về bản ngã kiêu ngạo

Hiểu về bản ngã tự ti

Chấp nhận những điều chúng ta không thể thay đổi

8 | CAM KẾT CỦA CHÚNG TA

Tình yêu cất lời 316

Mối liên kết bền vững

9 | KHI MỐI QUAN HỆ KẾT THÚC

Duyên dáng bước tiếp

Khi người rời xa

name

Communication - Khéo Ăn Khéo Nói Khéo Thành Công

Giao tiếp là chìa khóa kết nối với mọi người. Tuy nhiên, thường thì khả năng giao tiếp kém cỏi sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có giữa chúng ta. Làm sao chúng ta có thể mài giũa các kỹ năng giao tiếp của mình?

Trong cuốn sách “Communication – Khéo ăn khéo nói khéo thành công” tác giả chuyên gia về giao tiếp Gill Hasson sẽ chỉ cho bạn cách trở thành một người giỏi giao tiếp, sở hữu khả năng truyền tải bất cứ thông điệp nào một cách rõ ràng và tự tin. Sử dụng những kỹ thuật và phương pháp được trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn:

- Xác định được các vấn đề dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp

- Tương tác với những người có quan điểm, niềm tin và nhu cầu khác biệt so với bạn

- Giao tiếp xã giao và biến cuộc trao đổi đó trở nên có ý nghĩa

- Trở thành người giỏi lắng nghe và có thể đọc vị đối phương

- Thuyết phục và hỗ trợ những người khác

Cuốn sách này gồm hai phần và 8 chương:

Phần 1 của cuốn sách bao gồm 5 chương (chương 1 – chương 5) liên quan đến các nguyên tắc để giao tiếp hiệu quả, mô tả những thứ cản trở hoạt động giao tiếp hiệu quả và chỉ cho chúng ta cách sao cho đối phương có thể dễ dàng lắng nghe và hiểu được ý của bạn. Phần 1 cũng chỉ cho chúng ta cách hiểu rõ hơn những gì người khác nói và ý của họ.

- Chương 1 - Thấu hiểu giao tiếp và hiểu lầm trong giao tiếp: của cuốn sách này làm rõ một số vấn đề gây ra sự hiểu lầm; cho thấy những khác biệt văn hóa, thế hệ và cá nhân thường dẫn đến những hiểu lầm trong giao tiếp như thế nào.

- Chương 2 – Biết nói gì và nói như thế nào: Miêu tả phương thức giao tiếp quyết đoán, nhấn mạnh vào sự cần thiết của sự rõ ràng và trực diện trong giao tiếp; giao tiếp sao cho đối phương dễ nghe và hiểu đúng ý bạn.

- Chương 3 – Đưa vào văn bản: Giống như khi nói chuyện với ai đó, việc trình bày văn bản cũng cần hết sức dễ hiểu. Khi nói chuyện với người khác – trực tiếp hoặc qua điện thoại – bạn có thể nhận được phản hồi tức thời và nếu có hiểu lầm hiển nhiên nào, bạn có thể làm rõ ngay lúc ấy. Nhưng khi giao tiếp bằng văn bản, việc này chưa chắc đã được thực hiện, vì vậy bạn càng phải làm rõ ý của mình. Chương 3 sẽ chỉ cho bạn cách làm điều này.

- Chương 4 – Trở thành người giỏi lắng nghe: Bàn về khả năng lắng nghe. Để trở thành một người lắng nghe hiệu quả, phương pháp nằm ở khả năng học hỏi và thực hành những gì được gọi là “lắng nghe chủ động”. Và điều đó đòi hỏi nỗ lực từ phía bạn nhưng nó luôn luôn đáng giá.

- Chương 5 - Hiểu ý đối phương: Bạn có thể biết được rất nhiều điều nhờ những gì họ không nói – phần giao tiếp phi ngôn ngữ của họ. Những thông điệp không lời của một người có thể nhấn mạnh, hỗ trợ hoặc phản bác những gì họ nói ra. Chương 5 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao đối phương lại đưa ra quan điểm như vậy; làm thế nào để thấu hiểu được ý tứ của đối phương

Phần 2 của cuốn sách này gồm 3 chương (chương 6 - chương 8) giúp bạn biết cách thực hành những nguyên tắc giao tiếp hiệu quả và kết nối với những người khác tốt hơn.

- Chương 6 – Kết bạn: Sẽ giúp bạn học cách tự tin hơn trong các cuộc hội thoại ngắn và có thể biến cuộc hội thoại ngắn thành một cuộc trao đổi có ý nghĩa hơn trong các tình huống giao tiếp xã hội.

- Chương 7 – Hỗ trợ người khác: Đưa ra một số lời khuyên rõ ràng, hợp lý về những gì cần nói và cách đáp lại một người đang gặp phải tình huống khó khăn, thách thức.

- Chương 8 – Lôi kéo mọi người bằng cách thuyết phục: Thuyết phục là một kỹ năng. Có những cách thuyết phục tốt hơn và cả tệ hơn. Chương 8 sẽ tập trung vào vấn đề này.

Hãy nhớ, là một người giao tiếp khéo léo, bạn sẽ nuôi dưỡng được niềm tin, sự tôn trọng và cảm thông giữa bản thân và những người khác.

Về tác giả:

Gill Hasson là một giáo viên, huấn luyện viên và tác giả. Bà có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển cá nhân, bao trùm các lĩnh vực về sự tự tin và lòng tự trọng, kỹ năng giao tiếp, tính quyết đoán và khả năng phục hồi. Gill tổ chức giảng dạy và đào tạo cho các tổ chức giáo dục, tình nguyện, các tổ chức kinh doanh, và khu vực công.

Gill rất quan tâm và có động lực đặc biệt với việc giúp đỡ mọi người nhận ra tiềm năng của bản thân, sống một cuộc đời viên mãn!

name

Khi Ấy Là Một Đêm Đầy Sao

Ở một thiết lập hoàn toàn khác so với hiện tại, anh muốn gặp lại em một lần nữa.

Dù cho phải hiến tế thân thể này, tôi vẫn muốn cứu Yoshino. Tuy nhiên, tôi hiểu rất rõ nếu chỉ ao ước thôi thì không đủ để mang em về.

Một ngày bình thường của Hanabishi Junta luôn quanh quẩn trong chu trình: thức dậy => đến trường => đi chơi => ngủ, chỉ có như vậy thôi. Tiêu chí của cậu ấy chính là tiết kiệm năng lượng và làm mọi thứ ở mức vừa đủ

Còn Watarase Yoshino thì hoàn toàn ngược lại. Cô bé chính là dạng người thế này: nhạc nền dùng để nghe khi vẽ phải phù hợp với chủ đề của bức tranh, thức ăn phải để ở nhiệt độ thích hợp mới đủ ngon.

Hai con người trái ngược ấy lại tình cờ gặp nhau trong một buổi học phụ đạo nọ và giữa họ đã nảy sinh một thứ tình cảm rất gần với tình yêu. Tuy nhiên, Yoshino không thể nào chống chọi được với căn bệnh kỳ lạ đang tàn phá cơ thể mình…

Và rồi, kỳ tích đã xảy đến. Cậu và cô bé lớp dưới của cậu đã trở thành hai người xa lạ, người thì tính cách không còn như xưa, người thì giữ lại được sinh mệnh sắp tàn lụi.

Đây là một chuyện tình thanh xuân đẹp đẽ nhất nhưng cũng phù du nhất, một câu chuyện về những người đã chọn cách lướt qua đời nhau để đối phương có được hạnh phúc.

Mục lục:

Mở đầu

Chương 1: Cô bé lớp dưới hễ nhắc đến thứ mình thích là sẽ nói không ngừng

Chương 2: Cô bé lớp dưới hễ không chú ý lại cô đơn một mình

Chương 3: Cô bé lớp dưới sẽ cho tôi mượn đĩa CD những bài hát em giới thiệu

Chương 4: Cô bé lớp dưới lúc nào cũng ngưỡng mộ người khác

Chương 5: Cô bé lớp dưới đã sống một cách vô cùng vụng về

Chương 6: Cô bé lớp dưới đến quán có bánh ngọt và cà phê đắng

Chương 7: Cô bé lớp dưới đã mơ thấy một giấc mơ có kết thúc vô hậu nhưng hạnh phúc

Chương cuối: Senpai bầu bạn cùng tôi vào những giờ tan trường trong ký ức giả

Vĩ Thanh

Lời bạt

Thông tin tác giả:

Milito Amasaki

Đây là một câu chuyện viết về thời điểm chuyển giao, khi mùa đông sắp kết thúc và mùa xuân thì chớm nở. Tôi đã cố gắng khắc hoạ lứa tuổi mẫn cảm của các nhân vật chính, từ lúc họ còn là những đứa trẻ cho tới khi trưởng thành. Vì vậy, nhờ vào việc kể lại câu chuyện của họ thông qua cuốn light novel này, tôi cũng đã trưởng thành hơn nhiều.

Nagu

Một hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ đến từ Canada. Tôi mê bánh quy lắm. Gần đây, tôi đang nghiên cứu xem “Liệu bánh gạo có phải là một loại bánh quy hay không?” Nhưng thôi kệ đi, vì cái nào cũng ngon hết.

name

Letting Go - Lộ Trình Đi Đến Sự Buông Bỏ

Trong cuốn sách mang tính ứng dụng cao này, tiến sĩ, bác sĩ Hawkins làm sáng tỏ một kỹ thuật mà nhờ đó chúng ta có thể siêu việt bản ngã nhỏ bé và bứt phá để đạt được tự do mà ta mong đợi. Ông cho rằng trạng thái tự do và niềm hạnh phúc thuần khiết ở bên trong này chính là “quyền bẩm sinh” của chúng ta. Khi đọc, chúng ta sẽ cảm thấy được khích lệ và được truyền cảm hứng từ các ví dụ lâm sàng thực tiễn mà ông chia sẻ dựa trên nhiều thập kỷ điều trị các bệnh tâm thần của mình. Chúng ta thấy được sức mạnh của buông bỏ ứng nghiệm trong gần như mọi khía cạnh của đời sống: các mối quan hệ, sức khỏe thể chất, môi trường làm việc, các hoạt động tái sáng tạo, quá trình làm việc tâm linh, đời sống gia đình, tình dục, chữa lành cảm xúc và cai nghiện.

Trích đoạn sách hay:

Tiến sĩ, bác sĩ Hawkins nói rằng một trong những rào cản lớn nhất ngăn ta đến với hạnh phúc là niềm tin trong ta rằng đó là điều không thể: “Hẳn phải có cái bẫy nào đó”; “Mọi thứ tốt đẹp đến mức khó tin”; “Điều đó có thể xảy ra với ai khác chứ không phải với tôi. (Trang 12)

Chúng ta mang bên mình một bể chứa khổng lồ những cảm xúc, thái độ và niềm tin tiêu cực chồng chất. Áp lực chồng chất này khiến ta đau khổ và là mầm mống cho những căn bệnh cùng rắc rối của ta. Chúng ta cam chịu và lý giải rằng đó là “thân phận con người”. Chúng ta tìm đủ mọi cách để thoát khỏi nó. Cuộc đời bình thường của một con người được dành để né tránh và chạy trốn khỏi những xáo động nội tâm do sợ hãi và những mối đe dọa của khổ đau. Lòng tự trọng của mỗi người liên tục bị đe dọa từ bên ngoài và cả bên trong.

Nếu quan sát kỹ cuộc sống của loài người, ta sẽ thấy rằng về cơ bản, nó là một cuộc giằng co lâu dài mang vẻ ngoài trau chuốt nhằm thoát khỏi những nỗi sợ hãi cùng những kỳ vọng trong thâm tâm mà người ta đã phóng chiếu ra ngoài thế giới. Đâu đó rải rác có những giai đoạn chúng ta ăn mừng khi tạm thời thoát khỏi những nỗi sợ như thế, song chúng vẫn đang ở đó chờ đợi ta. Chúng ta trở nên sợ hãi những cảm xúc bên trong mình vì chúng mang theo một lượng tiêu cực khổng lồ mà ta sợ rằng mình sẽ không thể chống đỡ nổi nếu phải nhìn sâu hơn vào đó. Ta sợ những cảm xúc này vì không có cơ chế chủ động để đương đầu với chúng một khi ta để cho chúng xuất hiện trong tâm trí mình. Vì ta sợ phải đương đầu nên chúng cứ thế chồng chất, và đến cuối cùng, ta bắt đầu ngấm ngầm mong chờ cái chết hòng chấm dứt khổ đau này. Đau khổ không do suy nghĩ hay các sự kiện diễn ra mà do những cảm xúc đi kèm với chúng. Bản thân suy nghĩ không mang đau đớn, nhưng cảm xúc ẩn dưới suy nghĩ ấy thì có. (Trang 31)

Những cảm xúc mà ta chọn để kìm nén hay ức chế có liên quan đến các chương trình vô thức hay có ý thức mà ta mang trong mình xuất phát từ các phong tục xã hội và quá trình dạy dỗ của gia đình. Áp lực của những cảm xúc bị kìm nén sau này biểu hiện thành sự cáu gắt, buồn vui thất thường, căng cơ cổ và lưng, đau đầu, chuột rút, rối loạn kinh nguyệt, viêm ruột kết, khó tiêu, mất ngủ, tăng huyết áp, dị ứng và các bệnh thể chất khác. (Trang 33)

Vì cảm xúc phát ra một trường năng lượng dao động, chúng ảnh hưởng và quyết định đến những ai có mặt trong cuộc sống của chúng ta. Các sự kiện đời sống chịu ảnh hưởng bởi những cảm xúc bị đè nén và ức chế trong ta ở mức độ tâm linh. Do đó, cảm xúc giận dữ thu hút những suy nghĩ giận dữ. Nguyên tắc cơ bản của vũ trụ tâm linh là “những thứ giống nhau sẽ hút nhau.”

Tương tự, “tình yêu thúc đẩy tình yêu”, thế nên người đã buông bỏ nhiều tiêu cực bên trong sẽ được bao bọc bởi những suy nghĩ, sự kiện, con người và thú cưng đầy tình yêu thương. Hiện tượng này lý giải nhiều câu trích trong kinh thánh và những câu châm ngôn phổ biến khiến nhiều người tài trí cũng phải bối rối, chẳng hạn như, “Người giàu càng giàu lên còn người nghèo càng nghèo đi,” và “Những người đã có sẽ càng có thêm.” Quy tắc này là phổ quát, nên những ai có suy nghĩ thờ ơ, lãnh đạm sẽ đẩy cuộc đời họ vào tình cảnh nghèo khổ, còn những ai mang nhận thức thịnh vượng sẽ mang sự giàu sang vào cuộc sống của mình. (Trang 40)

name

Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659

1/ VỀ CUỐN SÁCH

Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ Quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ Quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ Quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành Ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

2/ HAI CUỐN SÁCH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẮC LỘ

Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên sáng tác chữ Quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636, Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ Quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ Quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ Quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên.

1/ Cuốn Dictionarivm

Cuốn từ điển được soạn thảo bằng chữ Việt - Bồ - La (riêng tên sách lại chỉ đề bằng La ngữ), với hai mục đích đã được tác giả ghi rõ: thứ nhất, giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, để có thể truyền giáo 193, thứ hai, Đắc Lộ đã làm theo ý muốn của một số vị Hồng y ở La Mã, thêm chữ La tinh vào, để người Việt Nam có thể học thêm La ngữ

2/ Cuốn Catechisms

Đây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dạy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Để độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Đắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa.

name

Chuyện Tình Thanh Xuân Bi Hài Của Tôi Quả Nhiên Là Sai Lầm @Comic - Tập 4

Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm. (tên gốc: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru., gọi tắt là Oregairu), là một trong những series light novel ăn khách nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, bộ truyện được viết bởi tác giả trẻ Wataru WATARI, do họa sĩ Ponkan8 vẽ minh họa và được xuất bản bởi NXB nổi tiếng Shogakukan.

Chính bởi những thành công ấy của tiểu thuyết gốc, hàng loạt các phiên bản chuyển thể dựa vào nội dung của tiểu thuyết gốc Oregairu đã ra mắt như TV series anime, manga, artbook. Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm @comic được xem là bản chuyển thể truyện tranh bám sát nội dung bản gốc nhất, do hoạ sĩ Naomichi Io minh hoạ, đăng tải trên tạp chí Monthly Sunday G-X của Shogakukan, hiện đã xuất bản 21 tập tankobon.

Mâu thuẫn giữa Yuigahama với hai thành viên còn lại của CLB Tình nguyện cũng đã tạm lắng xuống. Chưa yên ổn được bao lâu, phiền phức lại gõ cửa căn phòng thêm một lần nữa. Người mang tới phiền phức, không ai khác xa lạ, chính là Zaimokuza Yoshiteru. Lời cầu cứu khẩn khiết của cậu ta kéo CLB Tình nguyện tới màn đối đầu với CLB Trò chơi trong một trận đấu khốc liệt vì danh dự.

Mùa hè cũng đã tới. Cái nóng oi ả của Chiba khiến người ta cảm thấy bức bối hơn nữa. Đấy hẳn là một phần nguyên nhân khiến thành viên của CLB Judo xin rút dần. Nhưng lý do chính lại tới từ một cựu thành viên nghiêm khắc và khó tính, khiến cho bầu không khí trong CLB Judo ngày càng ngột ngạt. Yêu cầu giúp tuyển thêm thành viên cho CLB Judo được gửi tới CLB Tình nguyện. Đại hội Judo toàn trường thấm đấm mồ hôi, nỗ lực và cả sự chua chát của thanh xuân sẽ được truyền tải trong tập 4 của Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm comic 4

Mục lục:

Chương 18: Dù vậy, Zaimokuza Yoshiteru lại đơn độc khóc than nơi vùng hoang vu (phần đầu)

Chương 19: Dù vậy, Zaimokuza Yoshiteru lại đơn độc khóc than nơi vùng hoang vu (phần cuối)

Chương 20: Cuối cùng, sự khởi đầu của cậu ấy và cô ấy cũng đến hồi kết

Chương 21: Đến bây giờ mà một vài người vẫn chưa biết mình nên quay về đâu (phần đầu)

Chương 22: Đến bây giờ mà một vài người vẫn chưa biết mình nên quay về đâu (phần giữa)

Chương 23: Đến bây giờ mà một vài người vẫn chưa biết mình nên quay về đâu (phần cuối)

Thông tin tác giả:

Naomichi Io

Ra mắt lần đầu với giải thưởng Nỗ lực và giải thưởng Nhà văn mới lần thứ 23 của tạp chí GX. Phát hành truyện ngắn lần đầu trên website chuyên phân phối truyện tranh trên điện thoại mang tên Moba Man và tác phẩm này là series đầu tay.

Wataru WATARI

Ra mắt với tác phẩm Những câu chuyện ma giành giải Nhất trong cuộc thi Light novel Shogakukan lần ba của Gagaga Bunko. Các tác phẩm chính: Những câu chuyện ma, Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm.

Ponkan8

Hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ. Tác phẩm chính: Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm, Sư tử không đi làm và thánh nữ đỏ, Thám tử hội học sinh Kirika.

name

Kỹ Năng Thoát Nạn - Từ Một Số Sự Cố Thường Gặp Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với rất nhiều sự cố có thể xảy ra: kẹt trong đám cháy, đuối nước, kẹt trong thang máy, điện giật,… Tuy những sự cố này ít khi xảy ra, nhưng mỗi lần xảy ra thì thiệt hại gây ra không nhỏ, có đôi khi là thiệt hại đến tính mạng của người gặp nạn lẫn người cứu nạn. Đa số các thiệt hại đáng tiếc xảy ra là do chúng ta không biết cách xử lý sự cố, không biết cách sơ cứu hoặc không có những kỹ năng cần thiết để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Sau những vụ cháy chung cư, thiệt hại vô cùng nặng nề về cả người và của, người ta mới điều tra ra cả hàng trăm chung cư không thực hiện đúng quy định về phòng cháy chữa cháy. Mà trên hết, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại càng nặng nề hơn, chính là do người dân không biết cách tự bảo vệ mình và người thân trong tình cảnh nguy hiểm này. Chính những sai lầm trong cách xử lý như xác định sai lối thoát nạn, di chuyển không an toàn, và áp dụng sai cách sơ cứu là những nguyên nhân chủ yếu. Hoặc những trường hợp đuối nước, giật điện, nếu như không biết cách xử lý, cả người gặp nạn và người cứu nạn đều sẽ rơi vào tình thế nguy cấp.

Suy nghĩ chủ quan, thiếu kiến thức sẽ đẩy bản thân bạn cùng người thân vào tình cảnh nguy hiểm. Cuốn sách Kỹ năng thoát nạn từ một số sự cố thường gặp trong cuộc sống hàng ngày tập hợp đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để quý độc giả có thể an toàn thoát khỏi hiểm cảnh.

Mục lục:

Phần I: KỸ NĂNG THOÁT NẠN TỪ CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

KỸ NĂNG THOÁT NẠN TRONG ĐÁM CHÁY

Xác định đường và lối thoát nạn an toàn

Kỹ năng di chuyển an toàn trong quá trình thoát nạn

Kỹ năng sử dụng một số phương tiện chữa cháy

KỸ NĂNG THOÁT NẠN KHI MẮC KẸT Ở MỘT SỐ CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy

Kỹ năng thoát nạn khi mắc kẹt trong phương tiện giao thông

Kỹ năng thoát nạn khi xe ô tô lao xuống nước

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trên cao

Kỹ năng sử dụng một số phương tiện thoát nạn

KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC

Một số lưu ý trong phòng, chống đuối nước

Kỹ năng bơi tự cứu khi bị đuối nước

Kỹ năng cứu người bị đuối nước

Kỹ năng thoát nạn khi cứu đuối nước

Phần II: KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO NẠN NHÂN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ ĐUỐI NƯỚC, ĐIỆN GIẬT, BỎNG

KỸ THUẬT SƠ CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC

KỸ THUẬT SƠ CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT

KỸ THUẬT SƠ CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ BỎNG

name

Ishura - Tu La Dị Giới - Tập 2: Bão Bụi Trần Nơi Sát Giới

Ishura – Tu la dị giới là bộ tiểu thuyết thể loại giả tưởng được phát hành bởi nhãn hiệu Dengeki Shin Bungei, một thương hiệu mới chuyên về giả tưởng, kỳ ảo, siêu nhiên của ông hoàng light novel Nhật Bản - Dengeki Bunko. Ngay khi ra mắt, Ishura đã tạo được tiếng vang lớn tại Nhật Bản, xuất sắc giành vị trí top 1 light novel hạng mục Tankobon từ bảng xếp hạng Light novel này thật tuyệt vời năm 2021.

Kết thúc trận chiến tại Lithia, kế hoạch về một giải đấu dũng sĩ với quy mô hoành tráng nhất lịch sử Nhân tộc của Hoàng đô cũng được đông đảo quần hùng khắp thế gian biết tới.

Dũng sĩ là người sẽ thay thế Chú thần, trở thành biểu tượng của thời đại mới, dẫn dắt nhân dân tiến tới một cuộc cách mạng, vượt qua mọi rào cản và những vết thương từ quá khứ.

Không chỉ nội bộ các quan chức Hoàng Đô, các thế lực còn lại cũng không ngưng nhăm nhe giải đấu, cố gắng đưa ứng viên của mình vào để tranh giành vị thế dũng sĩ, làm chỗ dựa cho chính mình ở thời đại mới.

Khởi đầu là phe cựu vương ủng hộ chế độ Vương quốc trung ương cũ - vốn là nền tảng chính xây dựng nên Hoàng Đô, tổ chức quân đội để lật đổ Hoàng Đô.

Hắc diệu đồng - tổ chức tình báo lớn nhất thế giới, từng đóng góp không biết bao chiến công trong thời đại ma vương chân chính, để rồi bị truy sát tận gốc khi hoà bình được lập lại, cũng một lần nữa muốn khuấy lại thời đại chiến loạn.

Hiệp hội thương nhân nắm giữ dòng lưu chuyển của hàng hoá, tiền tệ và đặc biệt là thông tin, đại diện là vị khách nhân "Đứa trẻ tóc bạc" thâm sâu khó dò, không ngừng gia tăng vũ trang cho cả phe Hoàng Đô lẫn phe Cựu vương nhằm thúc đẩy một cuộc chiến nổ ra, nhằm thăm dò động thái của những ứng viên dũng sĩ cùng khả năng ứng phó của các quan chức Hoàng Đô.

Ma vương tự phong Kiyazuna, người sáng tạo nên thành phố mê cung vốn dĩ là một quái vật golem khổng lồ, giờ đây trở lại với tuyệt tác Golem - Homunculus mới [Trí tương] Mestel-Eskir, nhằm trả thù những kẻ đã huỷ hoại những đứa con yêu quý của bà.

Cuối cùng là "Bão Bụi Trần", đấng tối cao được thờ phụng bởi cư dân đại mạc Yamaga. Cứ mỗi lần một nền văn minh nào đấy của Nhân tộc nổi lên, vị thần ấy lại xuất hiện, quét sạch mọi thứ trở về với cát bụi. Lịch sử ấy cứ lặp đi lặp lại suốt 200 năm nay.

Giữa vòng xoáy của biết bao tham vọng và ác ý, các đấng tu la lại tiếp tục bị cuốn vào cơn bão của sát giới kinh hoàng. Một trận chiến kinh thiên động địa nơi những vị thần tàn sát lẫn nhau. Một bữa tiệc hành động vô cùng thịnh soạn sẽ chờ đợi các bạn đọc trong tập 2 của Ishura - Tu la dị giới: Bão bụi trần nơi sát giới.

Mục lục:

Hồi III: Mắt bão

1. Địa hống Melle

2. Đại mạc Yamaga

3. Thành phố Togie

4. Phường sợi Shikuma

5. Đại đô thị Lithia

6. Kho quân dụng thành phố Togie

7. Hắc diệu Linaris

8. Toà nhà trung ương nghị viện

9. Hung hãn Trois

10. Phòng làm việc của Hoàng đô Tứ đại thần

11. Trí tương Mestel-Eksir

HỒI IV: Bão bụi trần nơi sát giới

12. Quốc lộ 1 – thành phố Togie

13. Điểm giao thương Gunama

14. Trạm quan trắc – Khu 163 kênh Tây

15. Hẻm núi Gunama

16. Bão bụi trần Atrazek

17. Sát giới

18. Điểm nhìn

19. Địa ngục

20. Tuyệt đỉnh Rosclay

21. Tin tưởng

22. Đông chi Lucnoca

23. Quyết đấu tay đôi

Lời bạt

Thông tin tác giả:

Keiso (Silicon)

Nguyên tố số 14. Nguyên tố này tồn tại với số lượng lớn chủ yếu ở dạng Silic dioxide với vai trò là một nguyên tố cấu thành chính của vỏ trái đất. Nó cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong công nghiệp, đa phần làm chất bán dẫn.

*Chú thích của người dịch: Keiso trong tiếng Nhật là Silicon (Si). Nguyên tố số 14 trong bảng tuần hoàn hóa học

Kureta

Trích đoạn sách:

Một cỗ xe bọc thép dị thường đang chạy trên con đường mòn giữa hai vách đá dựng đứng.

Cỗ xe này không cần ngựa kéo, cũng không phun ra hơi nước như những chiếc tàu hỏa chạy bằng hơi nước đang dần phổ biến ở Hoàng Đô.

Nó là một sản phẩm công nghệ chưa được biết tới ở thế giới này… nói cách khác là sản phẩm của Ma vương tự phong.

“Trời ạ, đám thương buôn đã rút cả rồi à? Ta đang hy vọng thu về ít quặng vô tuyến chất lượng tốt kia mà.”

Bà lão ngồi trên ghế lái của cỗ xe kỳ lạ kia chính là Xa Trục Kiyazuna. Kiệt tác đáng tự hào của bà, Trí Tương Mestel-Eksir, đang ngồi ở trên thùng sau không có mái của cỗ xe.

Thân thể nó quá to lớn, không chui vừa vào xe.

Thùng xe không chỉ chứa mỗi con Golem mà còn chất vô số đạo cụ to nhỏ khác nữa.

Đó là những vật tư họ cướp được từ phe Cựu vương. Các loại ma cụ và kim loại quý hiếm phục vụ cho việc sản xuất Golem.

Mestel-Eksir vung vẩy một thanh kiếm suốt từ nãy tới giờ, đấy cũng là biểu tượng của phe Cựu vương – Ma kiếm Bộc Toái Chalijisya.

“Ha ha ha ha ha ha ha!”

“Con có vẻ thích cái đó nhỉ, Mestel-Eksir!”

“Vâng! Nó cho nổ tung cả đá, cả kim loại, th-thú vị ghê!”

“Phe Cựu vương rặt đám tạp nham, chỉ ăn may tích được đống bảo vật xịn sò. Con thấy rồi chứ, Mestel-Eksir? Ăn đạn cả lũ. Chẳng có nổi một kẻ dùng được vũ khí.”

“Ha ha ha ha ha ha! Nhưng, nhưng, vui lắm ạ! Bay tới tận nóc nhà!”

“Ừm, bay xa thật. Đánh bay Con người vui nhỉ?”

“Ưm. Nhưng đánh bay… nát bét thì kh-không-không nói được nữa. Tại sao vậy nhỉ?”

“Do nội tạng xổ hết ra đấy.”

“N-nội tạng là gì ạ?”

“… Ngoại trừ Ma tộc, trong bụng của sinh vật khác chứa những cơ quan giúp cơ thể vận động. Khác với con, cái mớ đó vừa oặt ẹo vừa không thể thay thế. Ờ, chẳng phải là thứ gì đáng biết ơn cho lắm.”

Cỗ xe tăng tốc.

“Con phải thắng, Mestel-Eksir! Không giống đám người vận động nhờ nội tạng, con mang thân bất tử. Con không bị giới hạn tuổi thọ như Homunculus, cũng không phải dựa dẫm vào khắc ấn sinh mệnh như Golem! Dù là ma kiếm hay bất cứ thứ gì khác, kẻ thắng có quyền cướp bóc! Dù địch thủ có là Bão Bụi Trần đi chăng nữa!”

“Vâng!”

Nó vùng dậy, hô ầm lên.

“A! Mẹ, mẹ ơi! Có rồi! Luồng, luồng, luồng…”

“Luồng không khí đó!”

Phần đầu tròn ủng của Mestel-Eksir đang xoay mòng mòng.

“Ừm, luồng không khí! Đến, đến từ hướng này. Nó đang tới gần!”

“Được rồi, ngược hướng với cơn gió tự nhiên nãy giờ… Đúng như tính toán, Bão Bụi Trần đang ở gần đây. Coi như chứng minh được cỗ xe tăng này đủ sức chạy từ thị trấn ven biển kia về đây và đuổi kịp Bão Bụi Trần. Muốn khoe với thằng cha Milluji quá đi.”

“Tài thật! Anh em, của con, tài thật đấy! Ha ha ha ha ha ha!”

Cỗ xe dị thường đang chở hai bọn họ, không phải xe cộ gì sất. Nó là một chiếc xe tăng Golem được thiết kế đặc biệt phục vụ di chuyển. Nó không có trái tim kiên định như Mestel-Eksir, nhưng có thể tự động di chuyển dựa vào Chú thuật với tốc độ vượt xa phương tiện thông thường của thời đại này.

“… Dù mối nghiệt duyên này không liên quan gì tới con, Mestel-Eksir.”

Hiện tượng khí tượng dị thường ở vùng biên giới. Nhiều dân thường có thể sống cả đời mà không đụng độ với nó. Một cái tên rất muốn quên trong lòng bà.

“Đâu chỉ có mỗi đứa này. Thuở xa xưa, ta từng có hàng nghìn người anh của con cơ. Chúng ta cư ngụ ở đầu bên kia Itarky, kẹp giữa Đại mạc Yamaga. Ta từng có một quốc gia riêng. Quốc gia của Golem.”

“Vậy, vậy sao ạ? Những người anh! Quốc gia, của mẹ! Tài ghê!”

“… Hê. Tài thật đấy. Nhưng quốc gia của ta đã bị giày xéo, các anh của con đã chết cả rồi. Bão Bụi Trần khốn nạn… thứ khốn nạn đó đã sổng ra khỏi sa mạc. Trước giờ, nó chưa bao giờ hành xử theo kiểu đó, lại đi phá hủy vương quốc của ta. Giờ càn quét tới Hoàng Đô… Cứ hễ vương quốc của Con người nắm được quyền lực, Bão Bụi Trần khốn nạn đó lại mò tới tàn phá. Theo những gì ta biết, nó là thảm họa tồi tệ nhất.”

Sinh ra với năng khiếu Công thuật vượt trội, thời thơ ấu của Kiyazuna chẳng có mấy chuyện vui.

Bà chỉ cười khi giở trò bạo lực lên ai khác, hoặc lúc làm việc với máy móc.

Chẳng biết bọn họ gọi bà là Ma vương tự phong và phần lớn Nhân tộc xoay ra thành kẻ thù từ bao giờ, Kiyazuna vẫn giữ nguyên vẻ cau có, dù không phải vì thất vọng hay đau buồn. Ngoài chính mình, những kẻ khác thuộc Nhân tộc chỉ mang tới bất mãn cho bà.

Giống như cách bà ghét cả thế giới, bà cũng chấp nhận chuyện cả thế giới ghét mình.

“Đừng coi thường ta. Sức mạnh có gì xấu chứ.”

Chính vì vậy, bà có rất ít đối tượng để giận dữ theo đúng nghĩa.

Khi các học giả đổ xô đến và xây dựng cả một thành phố quanh Đại mê cung Nagan do mình để lại, bà chỉ cảm thấy ngỡ ngàng nhưng không hề tức giận, mặc mọi chuyện diễn ra theo xu hướng tự nhiên.

Xa Trục Kiyazuna chỉ oán hận những kẻ giết lũ con mình.

“Kỹ thuật là bất tử. Khoa học không bao giờ từ bỏ. Bão Bụi Trần hay bất cứ điều gì, không ai giết nổi con… Mestel-Eksir. Con không ưa kẻ nào thì cứ triệt sạch chúng nó. Mãi chiến thắng đi. Đứa trẻ vô địch!”

“Ha ha ha ha ha ha! Các anh kh-không còn nữa c-cũng được! C-con là hùng mạnh nhất! Hùng mạnh nhất! C-con sẽ biến nguyện vọng của mẹ thành hiện thực!”

“…… Ừa. Cứ làm vậy tới khi con tìm được nguyện vọng của bản thân. Nhà vô địch thật sự sẽ dễ dàng chiến thắng và thừa sức biến giấc mơ của kẻ khác thành sự thật. Hãy cho cả thiên hạ biết rằng Bão Bụi Trần không xứng làm địch thủ của con!”

Xa Trục Kiyazuna muốn gây hấn với thảm họa. … Bất kể địch thủ là hiện tượng khí tượng mang tới sự thảm sát vượt qua tri thức con người hay là ‘Ma vương chân chính’.

Bà muốn được tự do thoát khỏi mọi mối uy hiếp.

Đó là mong mỏi của Xa Trục Kiyazuna.

Bà lái chiếc xe tăng Golem tới một vị trí trống trải nơi hẻm núi. Địa điểm thuận lợi để phục kích Bão Bụi Trần. Ngay trên đường tiến lên lại là…

“Này. Thằng khùng nào kia?”

Một bóng người to lớn.

Giữa tình cảnh Bão Bụi Trần sắp sửa đổ bộ vào hẻm núi, đứng đơn độc một mình không xe ngựa ở chốn này tương đương với đút đầu tự sát.

“Mẹ ơi! Mẹ ơi! Hay chưa! Nhiều, kiếm quá! Ha ha ha ha ha!”

“… Kiếm ư?”

Kiyazuna quan sát tình hình, không tin vào mắt mình.

Chiếc xe tăng Golem đồ sộ bỗng lật ngang.

Mestel-Eksir kịp thời phản ứng trước đòn chém bất thần, ôm thốc lấy Kiyazuna và nhảy ra khỏi xe.

Sáu cái bánh xe bị chém lìa một đường, bay vút lên không trung và rơi bịch xuống đất.

“Bày trò quái gì vậy, thằng kia? Phải chào hỏi tử tế chứ.”

“… Giao Ma kiếm Bộc Toái ra đây.”

Kẻ này sở hữu vóc người to lớn, dáng hơi ngả về phía trước như loài dã thú. Lưng đeo một lượng kiếm nhiều tới mức vô lý. Ánh mắt tựa tử thần đang nhìn chằm chằm Kiyazuna.

Thứ vũ khí có thể chém đứt bánh xe tăng Golem trong nháy mắt là một chiếc phủ thương khổng lồ gắn lưỡi liềm. Ma kiếm.

“Ha ha ha ha ha! Ai đây nhỉ! Có vẻ mạnh đấy! Kiếm! Ngầu, ngầu quá xá!”

“Ta giết ngươi. Xưng danh đi.”

Hắn là số phận tất yếu giáng xuống đầu những kẻ sở hữu ma kiếm. Hắn từng chết một lần, từng một lần rơi xuống Địa ngục.

“Hung Hãn Trois.”

Và hiện tại, kẻ sở hữu Ma kiếm Bộc Toái Chalijisya là…

(Còn nữa)

name

Fly Me To The Moon - Tóm Lại Là Em Dễ Thương, Được Chưa? - Tập 5

Fly me to the moon (tên gốc: Tonikaku kawaii) – Tóm lại là em dễ thương, được chưa là bộ manga được sáng tác bởi tác giả Hata Kenjirou, được đăng dài kỳ trên tạp chí Weekly shounen Sunday của NXB Shogakukan từ tháng 2 năm 2018. Tính đến nay, Fly me to the moon đã xuất bản tới tập 20 và đạt tích luỹ 4 triệu bản in tại thị trường Nhật. Bộ truyện cũng đã được chuyển thể TV series anime và mùa thứ 2 sẽ được phát sóng từ 7/4 tới đyaa.

Tiệc takoyaki, hẹn hò, tản bộ buổi đêm! Ngày thường nhật đầy hạnh phúc giữa hai người

Nasa và Tsukasa ở lại nhà Arisugawa cho đến khi tìm được nhà mới. Thêm người nhà Arisugawa và cả bọn Chitose, cuộc sống tân hôn vợ chồng Yuzaki ngày một náo nhiệt!

Và… Tsukasa cuối cùng cũng mặc đồ hầu gái!?

Tập năm với đủ thứ chuyện đầy hào hứng!

Tác giả:

Hata Kenjirou

Sinh ra tại Fukuoka, Nhật Bản. Là một mangaka người Nhật. Ông thích sưu tầm những đồ vật liên quan tới anime Nhật Bản như figure. Tác phẩm đầu tay là Chàng quản gia được phát hành dài tập trên Weekly Shounen Sunday từ tháng 10 năm 2004 tới tháng 4 năm 2017. Bộ truyện Fly me to the moon được tác giả sáng tác và đăng tải trên tạp chí Weekly Shounen Sunday từ tháng 2 năm 2018.

name

Fly Me To The Moon - Tóm Lại Là Em Dễ Thương, Được Chưa? - Tập 3

Fly me to the moon (tên gốc: Tonikaku kawaii) – Tóm lại là em dễ thương, được chưa là bộ manga được sáng tác bởi tác giả Hata Kenjirou, được đăng dài kỳ trên tạp chí Weekly shounen Sunday của NXB Shogakukan từ tháng 2 năm 2018. Tính đến nay, Fly me to the moon đã xuất bản tới tập 20 và đạt tích luỹ 4 triệu bản in tại thị trường Nhật. Bộ truyện cũng đã được chuyển thể TV series anime và sắp sửa công chiếu mùa thứ hai.

Anh sẽ dùng cả đời mình để chứng minh tình yêu này.

“Mình đi chào hỏi cha mẹ anh đi!”

Theo lời Tsukasa, Nasa đã cùng cô về nhà cha mẹ anh ở Nara.

Hai vợ chồng cùng nhau đi xa vài ngày… Thế này là đi tuần trăng mật rồi còn gì!?

Nào cùng đi tuần trăng mật (kiêm chào hỏi cha mẹ) thôi!!!

Tập ba đầy hào hứng và đốn tim!!

Tác giả:

Hata Kenjirou

Sinh ra tại Fukuoka, Nhật Bản. Là một mangaka người Nhật. Ông thích sưu tầm những đồ vật liên quan tới anime Nhật Bản như figure. Tác phẩm đầu tay là Chàng quản gia được phát hành dài tập trên Weekly Shounen Sunday từ tháng 10 năm 2004 tới tháng 4 năm 2017. Bộ truyện Fly me to the moon được tác giả sáng tác và đăng tải trên tạp chí Weekly Shounen Sunday từ tháng 2 năm 2018.

name

Chuyện Kể Về Cuộc Đời Đức Phật

“CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT” Dành cho các bé từ độ tuổi 5+. Cuốn sách này là câu chuyện giản dị và ngắn gọn về cuộc đời của Tất Đạt Đa Cồ Đàm, hoàng tử sẽ trở thành vị Phật giác ngộ. Các bé sẽ được tiếp xúc với thế giới Phật giáo một cách nhẹ nhàng nhất thông qua giọng kể chậm rãi của tác giả.

“Giữa tiết trời xuân muôn hoa đua nở, trong một khu vườn xinh đẹp, ở một nơi được gọi là Lâm Tỳ Ni, một vị thái tử đã chào đời.”

Thế là bắt đầu câu chuyện phi thường của cuộc đời Tất Đạt Đa Cồ Đàm, hoàng tử sẽ trở thành vị Phật giác ngộ.

Câu chuyện cổ bạn đang cầm trên tay kể về hành trình tìm kiếm và khám phá chân lý của thái tử Tất Đạt Đa cùng những cuộc gặp gỡ thay đổi cuộc đời của Ngài với nỗi đau của con người và sự giác ngộ Tứ Diệu Đế.

Ngày nay, hàng triệu người trên khắp thế giới tuân theo lời dạy của Đức Phật về thiền định, lòng vị tha và lòng từ bi. Bằng những hình minh họa màu nước nguyên bản tinh xảo, câu chuyện đầy cảm hứng này trở nên sống động đối với những độc giả trẻ tò mò về một trong những con người vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo.

Trích đoạn sách hay

1.Giữa tiết trời xuân muôn hoa đua nở, trong một khu vườn xinh đẹp, ở một nơi được gọi là Lâm Tỳ Ni, một vị thái tử đã chào đời. Cậu bé tên là Tất Đạt Đa. Ở giữa khu vườn có một cây sala cổ thụ. Thái tử Tất Đạt Đa cùng mẹ, Hoàng hậu Ma Da, ngồi bên nhau dưới bóng cây mát lành. Cả hai đều biết Thái tử đã được sinh ra vào đúng thời khắc, dưới đúng bóng cây, ở đúng khu vườn và trong đúng gia đình.

Không lâu sau khi sinh cậu bé ra, Hoàng hậu qua đời, để lại Tất Đạt Đa cho em gái là Ba Xà Ba Đề chăm sóc. Ba Xà Ba Đề rất yêu thương Thái tử bé bỏng và nuôi nấng cậu bằng trái tim dịu dàng của một người mẹ.

Khi Tất Đạt Đa còn rất nhỏ, một nhà tiên tri đã tiên đoán rằng ngài sẽ trở thành hoặc một vị vua vĩ đại, hoặc một nhà tu hành vĩ đại. Cha của Tất Đạt Đa, Đức vua Tịnh Phạn, muốn con trai trở thành một vị vua giống như mình, nên Ngài đã giữ con trong cung điện, đem đến cho cậu mọi thú vui và nền giáo dục phù hợp với một thái tử nhỏ.

Và rồi Thái tử lớn lên giữa rừng của ngon vật lạ, sơn hào hải vị và những người bầu bạn luôn yêu chiều cậu. Trong cung điện đó, một đứa trẻ bình thường rất dễ lầm đường lạc lối nhưng Thái tử Tất Đạt Đa thì không.

Chàng tốt bụng và yêu thương mọi người xung quanh. Và trong chàng lúc nào cũng đầy ắp trí tò mò…

2.Chàng bắt gặp năm người thánh thiện sống khổ hạnh trong rừng, xa rời cuộc sống đời thường. Họ không ăn nhiều. Họ không nói nhiều. Họ không tắm nhiều. Họ không bao giờ chơi bất kỳ trò chơi nào. Năm người đàn ông nói rằng cách của họ có thể giúp Tất Đạt Đa tìm ra chân lý về khổ đau và làm sao để chấm dứt nó, vì vậy chàng quyết định gia nhập cùng họ. Nhưng sau một thời gian, chàng trở nên rất gầy và yếu.

Một hôm, có một nhóm các cô gái đi ngang qua. Các nàng ca hát, cười nói và chơi đàn. Tất Đạt Đa nghe thấy tiếng nhạc vui tươi của họ và nhận ra mình đã đi sai hướng trong cuộc tìm kiếm. Cơ thể chàng yếu đến mức nó giống như dây đàn bị kéo quá căng, sẵn sàng đứt bất cứ lúc nào. “Nếu mình cứ tiếp tục tu hành nghiêm ngặt như thế này,” chàng nghĩ, “cơ thể mình có thể sẽ héo hon trước khi mình tìm ra được chân lý. Vậy thì còn có ích gì?”.

Chàng bước xuống sông tắm. Một cô gái tên là Tu Xà Đa mời chàng cháo và sữa. Và chàng đã ăn, lần đầu tiên sau một thời gian rất dài.

name

Cha Mẹ Bận Rộn

Là cha mẹ, đặc biệt là khi bạn là một bậc cha mẹ bận rộn, vừa phải đi làm, vừa phải nuôi con, làm sao bạn có thể trải qua thời kì khủng hoảng và những áp lực trong cuộc sống. Cuốn sách đưa ra các bài thực hành tâm lý có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm bằng cách hướng dẫn bạn thoát khỏi lối tư duy vô ích, chấp nhận hơn những điều khó chịu không thể tránh khỏi. Chúng giúp bạn lựa chọn các hành động sao cho hiệu quả nhất cho cả công việc và con cái, dựa trên những hiểu biết từ bản thân và từ khoa học về vấn đề này. Các thực hành tâm lý cũng có thể giúp bạn tự mình định nghĩa hạnh phúc một cách sáng suốt, tự cân bằng các loại hạnh phúc khác nhau một cách có chiến lược, và tận hưởng niềm vui trong từng vai trò của bản thân, từ đó vun đắp hạnh phúc bền vững hơn.

Việc áp dụng những thực hành tâm lý này không làm cho hành trình vừa đi làm vừa nuôi con trở nên dễ dàng. Suy cho cùng, chúng ta đang nói về tâm lý học, chứ không phải phép thuật. Nhưng nếu chuyển sang hướng tiếp cận từ trong ra ngoài, bạn có thể thấy mình hành động hiệu quả hơn, kể cả khi vẫn phải đối mặt với những vấn đề cũ.

Bạn có biết: Mọi sự đều liên quan đến chuyện nghỉ ngơi?

Bản thân và xã hội xung quanh bạn kỳ vọng rằng bạn phải làm việc như thể bạn không vướng bận con cái và phải làm cha mẹ như thể bạn không đi làm. Kỳ vọng đó có thể khiến bạn kiệt sức trong cả hai vai trò. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kiệt sức là do căng thẳng kéo dài ở nơi làm việc và dẫn đến tình trạng cạn kiệt năng lượng, chán chường công việc và hiệu suất làm việc giảm sút. Không chỉ trong công việc, kiệt sức cũng xuất hiện ở nhiều phương diện khác. Nhưng kiệt sức khi làm cha mẹ ngày càng phổ biến và khác với kiệt sức trong công việc hoặc trầm cảm. Các khảo sát gần đây chỉ ra rằng khoảng một phần tư lực lượng lao động Mỹ “luôn” hoặc “rất thường xuyên” cảm thấy kiệt sức và ba phần tư “thỉnh thoảng” cảm thấy kiệt sức. Theo thống kê, khoảng 5 - 20% các bậc cha mẹ đã bị kiệt sức khi chăm sóc con.

Kiệt sức không chỉ là một phiền phức khó chịu; nó còn kéo theo những hệ quả tâm lý và sinh lý nghiêm trọng. Bạn có thể trở nên mất kết nối, kể cả với những người mà bạn yêu thương hoặc với công việc mà bình thường bạn rất để tâm (hoặc công việc mà bạn muốn tiếp tục làm). Bạn có thể kiệt sức đến mức rất khó có thể “phục hồi” sau một tuần gian nan hoặc một cuộc trò chuyện khó chịu với con cái. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy dù có làm gì đi nữa, bạn cũng không thể cảm thấy hiệu quả và thỏa mãn khi hoàn thành các nhiệm vụ hoặc kết nối với đồng nghiệp hoặc gia đình. Không một hệ quả nào trong số này góp phần tạo nên những ngày tháng hay những tuần lễ vui vẻ dễ chịu. Và nếu bạn cần có một lý do cấp thiết hơn để nghiêm túc xem xét tình trạng kiệt sức, thì đây: nó không chỉ ảnh hưởng đến một mình bạn. Nó còn tác động đến cơ quan của bạn và con cái bạn nữa.

Vậy thì bạn phải làm thế nào?

Cuốn sách này đưa ra những chỉ dẫn và bài tập giúp bạn vượt qua được thời gian khó khăn khi con cái còn quá nhỏ mà bạn vẫn phải đi làm. Hai vai trò, hai trách nhiệm lớn, bậc cha mẹ đi làm phải cân đối và điều chỉnh cảm xúc để không rơi vào bế tắc và kiệt sức.

name

Yêu Thương Bản Thân - Chinh Phục Cuộc Đời

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, với quá nhiều mối bận tâm bên ngoài như công việc, gia đình, các mối quan hệ, chúng ta ít khi có được những phút giây tĩnh lặng để nhìn về bản thân mình. Chậm lại, yêu thương bản thân một chút. Thấu hiểu bản thân một chút. Khi chúng ta coi chính mình như một người tri kỷ và hiểu rằng bản thân cũng cần được chăm sóc thì lúc đó, chúng ta sẽ nhận ra mình đã bỏ quên chính mình bao lâu nay và yêu thương, thấu hiểu mình hơn. Chỉ khi chân thành yêu thương bản thân, chúng ta mới có thể dành tình yêu cho người khác. Chúng ta không thể cho người khác hay cuộc đời mình thứ mà chúng ta không có, và đó là lý do chúng ta cần yêu thương bản thân trong từng khoảnh khắc. Đó cũng là lý do tôi viết cuốn sách này. Tôi hi vọng nó có cơ duyên đến với bạn giữa bộn bề cuộc sống, giúp bạn lắng lại một vài giây và gửi cho chính mình một nguồn năng lượng tích cực, nguồn năng lượng của thương yêu; hi vọng nó sẽ trở thành cuốn sách gối đầu giường, giúp bạn luôn an yên trong cuộc sống.

Yêu thương bản thân, chinh phục cuộc đời là cuốn sách sâu sắc và thú vị, được viết bởi một tác giả là người có trải nghiệm đời sống thiền tập. Với trải nghiệm sống thiền, tác giả Hoàng Nga cung cấp cho độc giả những bí quyết, kỹ năng và tri thức để đạt được sự tự tin, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Cuốn sách này không chỉ đề cập đến việc yêu thương bản thân và làm chủ cuộc đời, mà còn tập trung vào cách tạo ra một cuộc sống thịnh vượng và ý nghĩa. Tác giả giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tự tin, xác định mục tiêu và định hình tương lai của mình.

Bạn hãy dành thời gian đọc hết cuốn sách này để chậm lại, gửi chút năng lượng yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Hy vọng cuốn sách này là cuốn sách đầu giường giúp bạn có năng lượng tích cực và bình an, an yên hơn trong cuộc sống.

Tác giả:

Hoàng Nga là một người phụ nữ đầy năng lượng. Chị có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư. Ngoài ra, với niềm say mê khám phá, chị đã đi hàng ngàn dặm để trải nghiệm nét đẹp văn hóa, ẩm thực và thiên nhiên trên khắp thế giới. Chị còn là người có trải nghiệm thiền tập lâu năm. Trong cuốn sách này, Hoàng Nga bày tỏ những suy nghĩ và bài học kinh nghiệm về cuộc sống, tư duy và cách nhìn về lối sống tỉnh thức, biết yêu thương bản thân để hoàn thiện cuộc đời.

Câu nói yêu thích của chị: “Mỗi người hãy trở thành người bạn tri kỷ của chính mình, biết rõ tận sâu thẳm trong trái tim mình cần gì, muốn gì và nên làm gì. Bởi nếu bạn không làm, sẽ không ai làm điều đó thay bạn được!”.

Trích đoạn sách hay:

Trở thành tri kỉ của chính mình – biết rõ trái tim mình cần gì, muốn gì, nên làm gì

Tất cả mọi đều luôn mong sẽ có được những người bạn chí cốt, những người sẽ đồng hành với bạn trong suốt cuộc đời, dẫu thành công hay thất bại, suôn sẻ hay gian khó. Đó cũng là lý do tất cả mọi người đều đã và đang dành cả cuộc đời để tìm kiếm một ai đó mang lại cho mình hạnh phúc và thành công. Có lẽ cũng bởi từ khi ở trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra, bạn đã quá quen với sự chăm sóc, yêu thương, vỗ về của mẹ. Mẹ luôn biết chúng ta muốn gì, cần gì, khi nào chúng ta đói, khát, vui, buồn để vỗ về, cưng nựng. Cũng bởi sự hiện diện và tình yêu thương trọn vẹn của mẹ mà, một cách vô thức, chúng ta luôn tìm kiếm một ai đó hiểu và yêu thương bản thân chúng ta hơn chính bản thân họ – một người bạn thân, bạn đời, đồng nghiệp hay bất cứ một mối quan hệ nào…

Nhưng, có một thực tế mà chúng ta quên mất, đó là chỉ có bản thân chúng ta mới có thể yêu thương trọn vẹn và trở thành tri kỷ của chính mình. Chỉ có bản thân chúng ta mới thực sự biết, sâu thẳm trong trái tim, mình cần gì, muốn gì. Chỉ có bản thân chúng ta mới biết chúng ta đang nghĩ gì, tư duy như thế nào, cách suy nghĩ và tư duy ấy có đúng không, có giúp chúng ta tìm được hướng đi phù hợp không? Nếu chưa phù hợp thì phải điều chỉnh lại.

Đó là điều bình thường thôi.

name

Khoa Học Thần Kinh Dành Cho Các Nhà Lãnh Đạo

“Tôi tin chắc rằng kết quả kinh doanh là kết quả trực tiếp của những nỗ lực tập thể, được dẫn dắt bởi một tầm nhìn mạnh mẽ và bởi sự lãnh đạo thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, vẫn rất khó giải thích bản chất thực sự của sự lãnh đạo, bất kể việc chúng ta trải nghiệm nó hàng ngày. Tiến sĩ Dimitriadis và Tiến sĩ Psychogios đã cố gắng để bật mí bí ẩn về sự lãnh đạo hiệu quả thông qua làm rõ cách thức bộ não hoạt động trong môi trường kinh doanh phức tạp. Bạn hãy đọc sách, thực hành, và trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại!” - Tổng Giám đốc, Coca-Cola HBC Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina.

Cuốn sách “Khoa học thần kinh dành cho các nhà lãnh đạo” đã bật mí bí ẩn về sự lãnh đạo, nó bắt nguồn từ một nơi rất cụ thể và hữu hình: bộ não con người. Tuy nhiên, dường như mọi người ít quan tâm đến nghiên cứu và phát triển các phương pháp thực hành để giúp các nhà lãnh đạo nhận thức được tính khả biến và năng lực của bộ não, cũng như chính xác những nhân tố này ảnh hưởng thế nào đến thái độ lãnh đạo trong thực tế.

Thông qua sử dụng các nghiên cứu đa dạng và tiên tiến trên phạm vi toàn cầu, nhóm tác giả đã xây dựng một phương pháp toàn diện, cụ thể, nhưng đồng thời cũng đơn giản khi áp dụng để giúp các nhà quản lý và các chuyên gia nâng cao năng lực lãnh đạo của họ. Xuất phát từ suy nghĩ đó, chúng tôi đề xuất phương pháp BAL (brain-adaptive leadership) – sự lãnh đạo thích ứng với bộ não như một phương pháp suy nghĩ, cảm nhận và hành động bên trong các thực thể xã hội có tổ chức. Phương pháp bao gồm 04 trụ cột chính: Tư duy, cảm xúc, tính tự động của bộ não và các mối quan hệ.

BAL là một cách tiếp cận về thái độ mà các cá nhân có thể làm theo để cố gắng hiểu bộ não và ảnh hưởng của nó đến hành vi của họ, để lãnh đạo các dự án, quá trình và con người. Cách tiếp cận này có thể là một phần của lĩnh vực khoa học thần kinh ứng dụng rộng lớn hơn. Đặc biệt “tính ứng dụng” của cuốn sách này dành cho những người cần triển khai phương pháp lãnh đạo mới và hiệu quả nhất có thể.

Mục lục

Trụ cột 1: Tư duy

01. Bộ não khỏe mạnh, nhà lãnh đạo mạnh mẽ

02. Đầu óc minh mẫn, đường lối rõ ràng

03. Hiệu suất cao hơn, nhiều người ủng hộ hơn

Trụ cột 2. Cảm xúc

04 Nhiều cảm xúc hơn, quyết định sáng suốt hơn

05. Cảm xúc đúng, hành động đúng

TRỤ CỘT 3. Tính tự động của bộ não

06. Phản ứng bằng cảm xúc, giải pháp nhanh hơn

TRỤ CỘT 4. Các mối quan hệ

07. Kết nối nhiều hơn, thành công hơn

08. Giao tiếp bằng não, thuyết phục tốt hơn 3

Kết luận

Tương lai của khoa học về bộ não, sự lãnh đạo và phương pháp BAL

Lời kết

Đôi nét về tác giả:

Tiến sĩ Nikolaos Dimitriadis

Ông là chuyên gia truyền thông, nhà giáo dục và nhà tư vấn từng đoạt nhiều giải thưởng. Ông là đồng tác giả của cuốn sách Khoa học thần kinh dành cho các nhà lãnh đạo: Phương pháp lãnh đạo thích ứng với bộ não - và Quản lý Tiếp thị nâng cao: Các nguyên tắc, kỹ năng và công cụ (cả hai đều do Kogan Page xuất bản).

Ông đã nghiên cứu hơn 5.000 bộ não, ở 25 quốc gia cho các mục đích tiếp thị, lãnh đạo và nhân sự. Ông đã làm việc với các thương hiệu lớn như IKEA, IBM, JTI, Nestle, Johnson & Johnson, AstraZeneca, T-Mobile, Dell, Pierre Fabre, Coca-Cola, Banca Intesa Sanpaolo, Microsoft, CISCO, SAP, Unicredit, VMware, Emirates NBD, Ngân hàng Raiffeisen, Société Générale, Credit Agricole USAID và nhiều thương hiệu khác.

Ông cũng là Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thần kinh ở OptimalHRGroup, chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thần kinh, tư vấn thần kinh và đào tạo thần kinh. Năm 2017 ông là đồng sáng lập và quản lý công ty khởi nghiệp khoa học thần kinh ứng dụng Trizma Neuro. Đồng thời là Giám đốc Quốc gia về Serbia ở Đại học Sheffield Khoa Quốc tế, City College.

Giáo sư Alexandros Psychogios

Ông là Giáo sư về quản lý nguồn nhân lực ở Trường Kinh doanh quốc tế Thành phố Birmingham thuộc Đại học Thành phố Birmingham. Ông cũng là Giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Quản lý Liên quốc gia Cyprus (CIIM), và là Trợ lý nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Âu (SEERC). Chuyên môn và lĩnh vực nghiên cứu mà ông ấy quan tâm là Quản trị nhân sự quốc tế; sự lãnh đạo, khoa học thần kinh và sự phức tạp, và quản lý hiệu suất.

Công việc của ông tập trung vào các vấn đề quản lý và lãnh đạo trong các bối cảnh khác nhau, nhưng tương đối thách thức, chẳng hạn như các công ty vừa và nhỏ, các nền kinh tế mới nổi và khủng hoảng, các tổ chức làm việc theo dự án, v.v. Giáo sư Psychogios có nhiều kinh nghiệm nhờ tham gia nhiều dự án nghiên cứu, tư vấn, đào tạo liên quan đến lãnh đạo và quản lý hiệu suất. Tháng 8 năm 2020, ông được nhận Giải thưởng từ Bộ phận Tư vấn Quản lý của Học viện Quản lý Đại học Benedictine cho Công trình nghiên cứu nổi bật về các vấn đề đạo đức trong tư vấn, cho công trình nghiên cứu của ông về lãnh đạo khủng hoảng.

name

Trạm Cuối Cuộc Đời - Kế Hoạch Cho Bạn Và Cả Người Thân Yêu

Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ làm y tá và hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ, tác giả từng đạt giải Pushcart Sallie Tisdale chia sẻ những suy ngẫm thẳng thắn và giàu lòng trắc ẩn về điều mà bất cứ ai cũng phải đối diện.

“Trạm cuối cuộc đời: Kế hoạch cho bạn và cả người thân yêu” không chỉ là cuốn cẩm nang hướng dẫn hay một cuốn kinh thánh tâm linh mà còn là tuyển tập những câu chuyện trung thực và gần gũi dựa trên những cái chết mà Tisdale chứng kiến trong công việc và cuộc sống của mình, cũng như những câu chuyện từ các nền văn hóa, truyền thống và văn học trên khắp thế giới.

Tisdale khám phá tất cả những trải nghiệm đau lòng, đẹp đẽ, đáng sợ, khó hiểu, ngớ ngẩn và thậm chí vui vẻ đi kèm với quá trình hấp hối. Cuốn sách này sẽ cùng bạn khám phá: Một cái chết tốt đẹp. Chết “một cách tốt đẹp” có nghĩa là gì? Tôi có thể làm gì để cái chết của tôi hoặc của những người thân yêu được tốt đẹp? Nghệ thuật giao tiếp trong “thời điểm này”: Những gì nên và không nên nói, những gì nên hỏi và khi nào nên hỏi, đối với những người sắp chết, người thân yêu, bác sĩ, v.v..

Tháng, tuần, ngày và giờ cuối cùng: Những điều bạn có thể mong muốn, về mặt thể chất và tinh thần, bao gồm những giới hạn, quyền tự do, nỗi đau và niềm vui trong khoảng thời gian đặc biệt này. Cơ thể: Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi chết? Sau khi tôi chết, tôi sẽ có những lựa chọn nào và tôi phải chọn như thế nào, và làm sao để đảm bảo những mong muốn của tôi được thực hiện? Trạm cuối cuộc đời: Kế hoạch cho bạn và cả người thân yêu cung cấp thông tin và sự trấn an mà tất cả chúng ta cần để lập kế hoạch cho những ngày cuối đời của mình

name

Khi Ta Rời Xa

Chia tay luôn là thử thách và mang lại nhiều cảm xúc phức tạp. Cuốn sách thực hành mới mẻ mà bạn đang cầm trên tay là một công cụ hỗ trợ bạn trong quá trình xử lý, chữa lành và tiến lên phía trước. Khi ta rời xa không nhằm mục đích thay thế phương pháp trị liệu tâm lý, thuốc men hay điều trị y tế, mà là công cụ cực kỳ hữu dụng trong quá trình trị liệu. Và nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu quá trình luyện tập có chủ ý, thì đó đã là một biểu hiện của việc tự yêu lấy mình rồi.

Khi ta rời xa được chia làm hai phần. Phần 1, “Sức mạnh của việc yêu thương bản thân sau chia tay”, bao gồm hai chương, tập trung nói về sự chia tay và khái niệm về việc tự yêu lấy mình. Phần 2 bao gồm sáu chương, cùng với mỗi chương là mười lăm yếu tố được thiết kế để giúp bạn hiểu, suy ngẫm và tiếp nhận thông tin, cũng như cách chúng liên hệ với câu chuyện thực tế của bạn. Ngoài ra, còn có tám trường hợp điển hình là các câu chuyện liên quan đến tài liệu có trong các chương.

Mặc dù nhiều thông tin hữu ích sẽ xuất hiện trong cuốn sách thực hành này, nhưng hãy xem nó như một công cụ dành riêng cho bạn, giúp bạn quên đi tình cũ và sống yêu thương bản thân. Bằng việc viết ra suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của mình vào các trang sách, bạn sẽ biến nó thành của riêng mình.

Bây giờ, hãy cùng bắt đầu hành trình yêu thương bản thân sau chia tay nhé!

Mục lục:

Giới thiệu

Cách sử dụng cuốn sách

Phần 1: Sức mạnh của yêu thương bản thân sau khi chia tay

Chương một: Bàn về chia tay

Chương hai: Hãy yêu thương chinh mình vì bạn xứng đáng với điều đó nhất

Phần 2: Tự giúp mình bằng tình yêu và sự quan tâm

Chương ba: Xử lý hậu chia tay

Chương bốn: Đặt bản thân lên trên hết

Chương năm: Học từ mối quan hệ

Chương sáu: Học cách buông bỏ

Chương bảy: Bổ sung giá trị bản thân

Chương tám: Trở lại cuộc sống bình thường

Lời nhắn gửi cuối cùng

Trích đoạn sách hay:

Học cách buông bỏ

Buông tay là một trong những điều khó nhất đối với bất kỳ ai, đặc biệt khi nó có nghĩa là buông bỏ một thứ mà chúng ta luôn giữ chặt trong lòng. Chương 6 tập trung vào việc buông bỏ. Các bài tập trong phần này được tạo ra để giúp bạn xác định những điều mình vẫn đang cố nắm giữ, tại sao cần phải buông bỏ những điều bạn không thể thay đổi và các công cụ giải phóng một số gánh nặng mà bạn vẫn cố bám chấp. Buông bỏ không có nghĩa là quên; nó chỉ đơn giản là giải tỏa năng lượng xấu để cho phép điều gì đó mới mẻ và phù hợp hơn bước vào cuộc sống của bạn.

name

Siêu Ý Thức – Sức Mạnh Dẫn Lối Thành Công

Dành cho các thí sinh: Nếu bạn mất niềm tin vào bản thân vì đã cố gắng, cố gắng và cố gắng, nhưng kết quả bài thi của bạn không cải thiện nhiều, trong khi bạn muốn có một sự thay đổi lớn trong kết quả, thì cuốn sách này có thể giúp điều ước của bạn thành hiện thực.

Dành cho những người muốn tìm kiếm thành công khác: Nếu bạn muốn từ bỏ ước mơ của mình vì bế tắc, cuốn sách này sẽ giúp bạn kết nối với trí thông minh sâu sắc trong bạn. Trí tuệ ấy có thể cung cấp câu trả lời cho mọi câu hỏi của bạn.

Hoặc, nếu bạn chỉ đơn giản là muốn thấy nhiều lựa chọn thay thế hơn những cách thông thường, bạn sẽ tìm thấy một số gợi ý quan trọng trong cuốn sách này.

Siêu ý thức được phát triển chủ yếu thông qua thực hành chánh niệm và thiền định. Cuốn sách này cung cấp các phương pháp thực hành phù hợp với bạn, những người đang phải đối mặt với thử thách thi cử và theo đuổi mục tiêu.

Cuốn sách cũng bao gồm các nghiên cứu giá trị về khoa học thần kinh và tâm lý học để giúp bạn biến kiến thức thành hiện thực.

Bạn nên sử dụng cuốn sách này như thế nào?

Đọc thứ mà bạn cần. Bạn không cần phải đọc cuốn sách này theo thứ tự từ chương 1 đến chương 8. Đọc thứ bạn cho là sẽ giúp ích nhất cho tình huống của bạn.

Và điều quan trọng là, áp dụng ngay lập tức điều bạn hiểu để gặt hái kết quả! Một điều lưu ý nhỏ là, khi bạn nhìn thấy dòng này - Hít vào, cảm thấy sảng khoái - Thở ra, cảm thấy dễ chịu

Xin vui lòng, dành một chút thời gian để tận hưởng hơi thở. Nó giúp làm tươi mới tâm trí của bạn và tiếp thêm sinh khí cho cơ thể của bạn.

name

Cho Đời Bớt Muộn Phiền

Cho đời bớt muộn phiền sẽ giúp bạn xây dựng giá trị quan của cuộc sống. Hóa giải ưu sầu phiền não.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một nhà tư tưởng, một tác gia, một vị Thiền sư nổi tiếng thế giới, được tạp chí “Thiên Hạ” của Đài Loan đánh giá là một trong 50 nhân sỹ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử 400 năm qua. Tác phẩm của ngài phong phú, đa dạng về chủng loại bằng các thứ tiếng như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật; và nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng văn nghệ Trung Sơn, giải Học thuật Trung Sơn, và nhiều giải thưởng do các giới trong xã hội phong tặng.

Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề nghi hoặc khó hiểu thường gặp trong công việc, cùng với đó là sự phá cách về cách đặt câu hỏi, cách vào đề thực dụng nhất, trực tiếp nhất. Mặc dù công việc thiên biến vạn hóa, thay đổi nhanh chóng như thế nào, khi có thiền pháp làm phương pháp an định nhân tâm thì dù gặp kẻ có lòng tham, kẻ hay nghi hoặc, ta đều có thể giữ được tâm thiền, trong lòng luôn cảm thấy thanh tịnh, công việc không còn bó hẹp trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa, mà ta sẽ mở ra chân trời mới. Hãy để chúng ta đi làm bằng thiền tâm, để tinh thần càng sảng khoái hơn! Hy vọng rằng sau khi tất cả các vấn đề được hóa giải bằng thiền tâm thì mọi phiền não trong công việc đều trở thành một phần kiến thức của cuộc sống.

Thông tin tác giả:

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.

Đây là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:

1. Tìm lại chính mình

2. Tu trong công việc

3. Giao tiếp bằng trái tim

4. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm

5. Thành tâm để thành công

6. Tình thế gian

7. Bình an trong nhân gian

8. Buông xả phiền não

9. An lạc từ tâm

name

Giao Tiếp Bằng Trái Tim

Thời đại toàn cầu hóa với các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thế nhưng ai cũng nhận thấy không những nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại làm cho mọi người thờ ơ và ngăn cách nhau.

Giao tiếp bằng trái tim là tác phẩm của hòa thượng Thích Thanh Nghiêm phân tích và bàn luận các vấn đề quan hệ giữa người với người, mong rằng sẽ cung cấp cho độc giả hướng suy nghĩ toàn diện hơn. Cuốn sách chia thành 4 phần:

- Học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp;

- Học cách khen ngợi phát hiện ra ưu điểm

- Mở rộng lòng từ bị và bao dung

- Học cách quan tâm giúp đỡ và tinh thần hi sinh, phụng hiến

Khi mối quan hệ giữa người với người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, mọi người có thoia quen quy tội cho người, ít ai tự nhận lỗi lầm. thực ra tâm lý căng thẳng, tự đặt mình thành thế đối lập với đối tượng giao tiếp không những dễ làm tổn thương người khác mà còn làm cho người khác thêm phiền não. Trong tác phẩm này hòa thượng có đề cập “ mọi người cho rằng sự hài hòa trong giao tiếp chính là làm thế nào để đối phương lắng nghe, chấp nhận mình mà quên bẵng việc mình cần quan sát tìm hiểu các nhu cầu thực sự của đối phương”. Ngài chỉ ra rằng điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp “ lấy bản thân làm trung tâm”: nói, làm điều gì cũng chỉ xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, không cảm nhận và và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào cị trí người khác suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh của giao tiếp thành công.

Với lẽ mộc mác dễ hiểu, những ví dụ sinh động thực tế, thầy Thánh Nghiêm khuyên chúng ta làm bất kỳ việc gì, tiếp xúc với bất kì đồi tượng nào cùng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, cần có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Thầy nói “ chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng t sẽ xây dựng thành công mối quan hệ giữa người với người” quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện, đồng thời thầy nêu ra những biện pháp có tính khả thi cao cộng với sự vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế mong mang lại lợi ích cho chúng sinh là điểm nổi bật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong tác phẩm này.

Nội dung cuốn sách kết lại các ý nghĩa các buổi thuyết giảng có tên “ Pháp cổ sơn” trong trương trình truyền hình định kì của hòa thượng tại Đài Loan. Nội dung đã được biên tâp, chỉnh lý và đăng tải trong chuyên mục “nhân sinh đạo sư – thầy dẫn đường đời” của tạp chí “nhân sinh” rất được độc giả yêu thích. Nhận thấy giá trị nhân văn và tính thiết thực của bộ sách này đối với độc giả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn dịch bộ sách này sang tiếng việt hầu mong có thể giới thiệu đến quý độc giả nội dung các buổi pháp thoại này. Cùng với cuốn “ tìm lại chính mình” và “tu trong công việc”, mong rằng song song với việc đọc giả tự đối thoại với mình cũng không quên dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xâu dựng một thế giới thanh bình, hài hòa.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời tựa

Biết lắng nghe và chân thành trong giao tiếp

Cách giao tiếp

Bao dung là tiền đề để hiểu nhau

Nói lời hay, giữ lòng tốt

Nơi lời chân thật

Lời hay chưa hẳn đã được lòng người

Người có trí sẽ không tin vào lời đồn nhảm

Chỉ nên giải hận, không nên ôm hận

Nói dối nhưng vô hại có nên nói?

Không nên nói nặng lời thành ác khẩu

Học cách khen ngợi

Ít tranh chấp, nhiều hòa thuậnHoàn thành tốt công việc của mình, không nên so sánh

Học cách tha thứ và khoan dung

Hãy biết mỉm cười

Đố kị chỉ có thiệt hại

Tùy hỷ là thuốc giải của đố kỵ

Làm thế nào để diệt trừ lòng đố kỵ

Nên gieo ân không nên kết oán

Xóa trừ oán hận bằng lòng cảm ân

Thông tin tác giả:

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.

Đây là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:

1. Tìm lại chính mình

2. Tu trong công việc

3. Giao tiếp bằng trái tim

4. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm

5. Thành tâm để thành công

6. Tình thế gian

7. Bình an trong nhân gian

8. Buông xả phiền não

9. An lạc từ tâm

name

Nuôi Con Bằng Tâm Bồ Đề

Đây là một tư liệu hướng dẫn hết sức thiết yếu dành cho các bậc cha mẹ dù là Phật tử hoặc không. Trong cuốn sách nhỏ này, tác giả Lama Zopa Rinpoche nói về nhu cầu thiết lập kế hoạch nuôi dạy con cái của các bậc cha mẹ Phật tử. Kế hoạch này liên quan đến việc mang lại ý nghĩa cho quyết định đưa con vào thế giới, và sau khi sinh con ra, đảm bảo con làm mọi thứ trong khả năng khiến cuộc sống của con trở nên ý nghĩa. Mặt khác, như Rinpoche nói: “Sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật sẽ không khác gì sinh ra trong một gia đình không theo đạo Phật”.

Tác giả cũng giảng giải chính xác cách cha mẹ nên tiếp tục làm việc này – thông qua dạy con phát khởi thiện tâm và tạo ra Bảy nền tảng cho Hạnh phúc và Bình an (từ ái, tùy hỷ, kham nhẫn, tha thứ, hối lỗi, hài lòng và dũng cảm) cũng như thông qua hướng dẫn con những thiện hạnh khi con còn nhỏ.

Nhờ luôn giữ trong tâm rằng con cái là một trong vô lượng chúng sinh, người mà cha mẹ, trong vai trò Phật tử, phát khởi Bồ đề tâm ngay lúc ban đầu của mọi thực hành, cha mẹ sẽ tránh được việc nuôi dưỡng con với tâm bám luyến đau thương…

Trích đoạn 1

Bạn và mỗi một hữu tình chúng sinh – hết thảy vô lượng chúng sinh địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, atula, chư thiên và chúng sinh trong cõi trung ấm – giống như một gia đình lớn. Điều này là vì mỗi người trong số họ đều đã từng là mẹ của bạn, không chỉ một lần mà vô số lần xuyên suốt vô thủy kiếp.

Mỗi chúng sinh đã cho bạn thân thể vô số lần, không chỉ thân người mà còn thân của các loại động vật khác nhau, ngạ quỷ, v.v... Mỗi lần bạn sinh ra từ bụng mẹ hoặc một quả trứng, họ đều cho bạn một thân thể. Chỉ cần xét những lần bạn được sinh ra với thân người thì mỗi hữu tình chúng sinh đều đã sinh ra bạn vô số lần.

Khi đó, là mẹ của bạn, họ đã tử tế với bạn theo bốn cách: họ bảo vệ cuộc sống của bạn trước hàng trăm hiểm nguy mỗi ngày; họ giáo dục bạn theo cách thức của thế gian; họ chịu nhiều gian khổ vì sự an lành của bạn; và họ tạo rất nhiều ác nghiệp vì hạnh phúc của bạn. Mỗi hữu tình chúng sinh – mỗi chúng sinh ở địa ngục, mỗi ngạ quỷ, mỗi con vật, mỗi con người, mỗi vị atula và mỗi vị chư thiên – đều đã làm điều này cho bạn khi họ là mẹ của bạn lúc được làm người. Tương tự, khi bạn sinh ra là loài vật, mẹ của bạn cũng tử tế với bạn; chẳng hạn, khi bạn sinh ra là một con chim, ngày lại ngày, mẹ tìm kiếm thức ăn và giết nhiều sâu bọ côn trùng để nuôi bạn.

Thật không thể tin được những việc mà những người mẹ này đã làm để che chở cho bạn, chịu biết bao gian khổ vì bạn và tạo rất nhiều ác nghiệp vì bạn. Bạn có thể bắt đầu hình dung được lòng tốt của họ không? Nhưng thật không may, hầu hết mỗi hành động của họ đều trở nên bất thiện bởi vì nó bắt nguồn từ sự bám luyến.

Để tránh điều này xảy ra, cách tốt nhất để chăm sóc con cái là nghĩ về chúng đơn giản như một chúng sinh, chứ không phải là con của mình.

Trích đoạn 2

Trong khi con còn nhỏ, sẽ thật đáng tiếc nếu không tận dụng cơ hội để gieo những hạt giống thói quen tốt đẹp. Khi nói điều này, tôi không có ý là bạn nên ép con chấp nhận lối sống của mình. Thay vì vậy, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là giúp con từ bỏ những nguyên nhân đau khổ và tạo ra những nguyên nhân hạnh phúc – không chỉ hạnh phúc trong đời này mà còn hạnh phúc ở các đời tương lai, giải thoát khỏi luân hồi và giác ngộ viên mãn. Nếu con học một số Pháp thực hành, trì tụng một số thần chú, v.v... từ khi còn nhỏ thì ngay cả khi chúng không tiếp tục làm những điều này khi già đi, toàn bộ công đức con tích tập trước đó sẽ vẫn giúp chúng gặp được Pháp và thực hành Pháp trong đời tương lai cũng như sẽ mang lại hạnh phúc cho nhiều đời.

Bởi vì khá khó để giúp con khi chúng đến tuổi vị thành niên và không muốn nghe lời bạn nữa, cho nên hãy cố gắng mang lại lợi lạc cho con càng nhiều càng tốt từ khi chúng còn nhỏ.

name

The Eye Of The I - Nhận Thức Toàn Vẹn

Tác phẩm này bao quát một phạm vi rất rộng. Đây không chỉ là báo cáo chi tiết mang tính chủ quan về những trạng thái ý thức tâm linh cao cấp trước nay vẫn gọi là Chứng ngộ, mà còn là tác phẩm đầu tiên đề cập đến và đưa thông tin tâm linh vào bối cảnh mới để các trí thức và những người được đào tạo theo lối duy lý có thể hiểu được.

Tương quan giữa khoa học và tâm linh thể hiện sự gắn kết không thể tách rời giữa các chiều kích tuyến tính và phi tuyến tính. Bằng cách “siêu việt các mặt đối lập”, tác giả đã hóa giải được mâu thuẫn và nút thắt lâu đời, tưởng như không thể giải quyết được giữa khoa học và tôn giáo, giữa vật chất và tinh thần, giữa bản ngã và linh hồn. Cách giải quyết này đã soi rọi những bí ẩn và nan đề mà nhân loại trong suốt chiều dài của lịch sử chưa giải quyết được. Tác phẩm này cung cấp cho chúng ta ý thức đã được mở rộng, nhờ đó các câu hỏi sẽ tự có câu trả lời còn sự thật sẽ trở thành hiển nhiên

Thông tin tác giả:

David R. Hawkins, M.D., Ph.D là cây bút, người thầy tâm linh và diễn giả nổi tiếng thế giới về trạng thái tâm linh thăng hoa, về nghiên cứu ý thức và Nhận ra Sự hiện diện của Chúa chính là Đại ngã.

Các tác phẩm đã xuất bản cũng như các bài giảng của ông được nhiều người công nhận là độc nhất vô nhị, theo nghĩa nhận thức mang tính tâm linh trong một người có kiến thức khoa học và lâm sàng, rồi sau đó có thể diễn đạt bằng từ ngữ và giải thích hiện tượng bất thường này một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Trích đoạn sách hay:

Bản chất thất thường, giống như hội hè của các hoạt động của tâm trí làm cho nó không phải là tiêu điểm hiệu quả của quá trình tiến hóa tâm linh. Người ta có thể ra lệnh cho tâm trí làm cái này hay cái kia, nhưng nó sẽ từ chối. Tìm cách kiểm soát tâm trí chẳng khác gì con mèo đuổi theo cái đuôi của nó. Tìm cách kiểm soát tâm trí dẫn đến kết quả nhị nguyên: “người kiểm soát” và “người bị kiểm soát”, cũng như nội dung của cái bị kiểm soát và “cách” kiểm soát. (Trang 175)

Hầu hết mọi người đều tin rằng tình yêu là thứ mà chúng ta nhận được, rằng nó là cảm xúc, rằng họ phải xứng đáng mới có được nó, và càng cho đi nhiều thì họ sẽ càng có ít hơn. Ngược lại mới đúng. Yêu thương là thái độ, nó chuyển hóa trải nghiệm của mỗi người về thế giới. Chúng ta trở nên biết ơn vì những thứ mình có, chứ không phải là kiêu ngạo. Chúng ta thể hiện tình yêu của mình khi chúng ta công nhận những người khác cũng như những đóng góp của họ cho cuộc đời và cho sự thuận tiện trong đời sống của ta. Tình yêu không phải là cảm xúc mà là một cách hiện hữu và liên hệ đến thế giới. (Trang 186)

name

Cùng Con Tung Cánh - Cùng Con Phá Vỡ Giới Hạn Của Bản Thân Để Tạo Ra Kỳ Tích

Đây là một cuốn sách khá đặc biệt, vì hầu hết nội dung của nó là những trải nghiệm thực tế, những bài học được đúc rút thông qua quá trình nuôi dạy con cái của một người cha. Người cha ấy đặc biệt quan tâm tới sự phát triển nhân cách của con, xem nuôi dạy con cái là một công việc quan trọng bậc nhất, một ưu tiên hàng đầu để hình thành phẩm chất và những thói quen tốt, tạo hành trang theo con cả cuộc đời.

Quan điểm giáo dục con cái của tác giả là khi tròn 18 tuổi, con cần được trang bị “đủ lông đủ cánh” nhất, để con tự tin vững bước vào đời; đủ mạnh mẽ đối mặt với các thách thức; đủ nhân từ, bao dung để biết yêu thương, tha thứ;... Và điều quan trọng hơn cả là con có quyền được sống, được lựa chọn con đường đi phù hợp với sở trường, với ước mơ của chính con. Cha mẹ ở đây sẽ đóng vai trò như những người định hướng, dẫn đường chỉ lối, chịu trách nhiệm khi các con còn bé; đến khi con trưởng thành, Cùng con tung cánh cha mẹ sẽ trở thành những người bạn đồng hành cùng các con. Nuôi dạy con cái là một hành trình gian nan nhưng đầy “hạnh phúc” của các bậc cha mẹ. Khi các con trưởng thành là lúc chúng ta có thể sống an nhiên. Do vậy, dù khó khăn, các bậc cha mẹ cũng cần tạo lập cho con sự tự chủ,

mạnh mẽ, quyết đoán ngay từ khi còn nhỏ, để sau này, con có thể tự sống cuộc đời của mình. Tôi rất thích một đoạn trong cuốn sách này: “‘Áp lực tạo ra kim cương’, nhưng quá áp lực, thiếu thấu hiểu, không chừng lại tạo ra bi thương. Cha mẹ hãy chấp nhận tất cả những gì xấu xí nhất mà con đang sở hữu và đừng quên là con còn có một kho tàng vô cùng tốt đẹp bên trong, đang cần được khai phá”.

Bố cục của cuốn sách được xây dựng theo trình tự các năm trưởng thành của con, từ khi sinh ra tới khi tròn 18 tuổi. Mỗi chương là một nhóm vấn đề cốt lõi ở từng độ tuổi mà tác giả cho là hữu ích và cần được cha mẹ lưu tâm để giáo dục con cái. Thay vì trình bày bằng lý thuyết triết lý khô khan và khó tiếp thu thì ở cuốn sách này, tác giả dẫn dắt người đọc bằng những câu chuyện thực tế về những đứa con của mình, những người bạn của con, những người hàng xóm xung quanh, đan xen là những thông điệp cần truyền tải rõ ràng, những bài học, hàm ý triết lý giáo dục, tạo sức lôi cuốn và gợi nhớ nhiều hơn cho người đọc. Điểm mới của cuốn sách là tác giả đã đưa vào và nhấn mạnh khái niệm “Miễn nhiễm”, đó là một trạng thái trong trí tuệ và bản lĩnh của con người khi đạt tới độ trưởng thành, có đủ sức “đề kháng” ở cột mốc quan trọng – cột mốc tròn 18 tuổi. Trong quá trình nuôi dạy con, có những phẩm chất dễ dàng để hình thành nhưng cũng có những phẩm chất phải cần rất nhiều thời gian mới tu dưỡng nên.

Đạt tới “Miễn nhiễm hoàn chỉnh” là một hành trình kiên trì rèn giũa cho tới khi con có được khả năng tự chủ và “sức đề kháng” cần thiết để sẵn sàng đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống. Như câu chuyện của chính tác giả về hành trình rèn luyện để con trở thành một “cầu thủ xuất sắc” – một người thủ lĩnh – là cả một hành trình kỳ công mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn làm được.

Cuốn sách là trải lòng của chính tác giả, với tình yêu thương đong đầy của một người cha và thật ý nghĩa nếu đến tay các bậc cha mẹ trẻ đúng thời điểm, trong chặng đầu tiên của hành trình làm cha làm mẹ. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc xa gần cuốn sách Cùng con tung cánh và chúc tác giả sẽ tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm ý nghĩa! Chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Hòa - Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và môi trường về cuốn sách.

MỤC LỤC:

Lời giới thiệu

1 Để con được bước trên đường đời thênh thang

2 Cha mẹ thông thái giúp con tỏa sáng

3 Có phải khu vườn nhân cách được tạo ra từ đây?

4 Vấn đề nổi cộm của thời đại 4.0

5 Nhân vật tuổi thơ góp phần hình thành nhân cách của một con người

6 Môi trường sống – món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ dành tặng cho con

7 Thắp “ngọn lửa sớm” cho niềm đam mê học tập suốt đời

8 Duy trì sự gần gũi – bí quyết thành công trong giáo dục gia đình

9 Cha mẹ là của cải, anh em là chỗ dựa, bạn thân là cả hai thứ đó

10 Trong con luôn có một con người phi thường

11 Trở thành thủ lĩnh Dazzle – phần thưởng cho những năm tháng nỗ lực đổi thay

12 “Cốc cốc cốc, bố có thể vào được không?” – Giúp con trưởng thành qua việc sống

tự lập ở không gian riêng

13 Đừng để tàn tích của khủng hoảng tuổi dậy thì là “những cái lưng gù”

14 Bài học về đồng tiền mà nhà trường không dạy cho con

15 Bố mẹ ơi, bao giờ thì trao quyền cho con?

16 Làm sao để tình yêu luôn mang hương vị của thỏi sô-cô-la?

17 “Con là ai trong tương lai?”

18 Hành trình tới “miễn nhiễm” – cột mốc của trưởng thành

Lời cuối

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

CHA MẸ THÔNG THÁI GIÚP CON TỎA SÁNG

“Tỉnh thức” một chân lý để thoát khỏi nỗi đau

Ở khu nhà tôi sống, ai ai cũng cảm mến chị N, một người mẹ đơn thân đang nuôi nấng cậu con trai đặc biệt. Cuộc đời quá éo le với chị khi cậu bé sinh ra đã mắc Hội chứng Down, tới giờ cậu cũng chừng 20 tuổi. Tôi thường thấy hình ảnh cậu bé được mẹ che chở, chăm sóc bằng tình thương vô bờ bến. Mặc dù con rất khó khăn trong việc giao tiếp với bên ngoài, nhưng chị N luôn cố gắng cho con được sống một cuộc đời bình thường. Chị thường xuyên

đưa con đi ăn, đi chơi, mua sắm vào bất kỳ lúc nào rảnh rỗi; thể hiện tình cảm với con cả lúc ở nhà lẫn khi đến nơi công cộng; dùng nhiều cách để con trai cảm nhận đang được yêu thương và sự bảo vệ ngay cả khi cậu có những hành động khác thường.

Cùng là người làm cha mẹ, tôi thấu hiểu nỗi đau của chị N khi đứa con mình sinh ra không được như bao nhiêu đứa trẻ khác. Hai mươi năm cậu bé sống trên đời cũng là hai mươi năm chị nhọc nhằn, vất vả. Thế nhưng sau tất cả, chị vẫn vững vàng trước sóng gió; ở chị toát lên vẻ đẹp của một người phụ nữ thông minh, nhân ái và độc lập.

Trạng thái mà chị đạt được ngày hôm nay chắc hẳn chính là kết quả của hành trình tỉnh thức sau những tháng ngày tận cùng đau khổ, sau cả những cơn ác mộng lặp lại bao đêm thâu. Dường như, chị đã vượt qua được số phận để tự dung dưỡng sự trưởng thành bên trong, sẵn sàng chấp nhận thực tại. Chị đã chiến thắng giới hạn của bản thân mình, trở thành một chiến binh mạnh mẽ để đồng hành cùng con, cho con một tương lai tươi sáng nhất. Tuy con sinh ra không may mắn như bao người, nhưng mẹ sẽ làm cuộc đời con tốt đẹp hơn bội phần.

Dịp Tết năm ngoái, tình cờ tôi gặp chị và gia đình đang quây quần bên nhau trong một quán cà phê. Khi tôi chào hỏi, chị cũng vui vẻ giới thiệu với tôi về cô con gái, vốn là một học sinh xuất sắc, năm trước nữa cô bé trúng học bổng toàn phần, hiện đang du học tại một trường đại học hàng đầu thế giới. Tôi càng thêm khâm phục và ngưỡng mộ chị. Việc chị có thể một mình nuôi dạy con gái khôn lớn, tài giỏi bất chấp gánh nặng của đứa con khuyết tật quả thực là một kỳ tích. Qua cuộc trò chuyện thân tình và cởi mở, tôi đã hiểu nhiều hơn về quá trình nuôi con của chị, đằng sau khuôn mặt hiền hậu ấy là một người phụ nữ đã phải trải qua bao sóng gió, bất hạnh. Điều đáng nể phục hơn cả chính là chị đã sống vì con, sống với trách nhiệm vừa làm cha, vừa làm mẹ.

Mỗi con người sinh ra đều có số phận của riêng mình, con cái chúng ta cũng không nằm ngoài vòng quay ấy. Sinh con ra khỏe mạnh bình thường đã là một diễm phúc của cha mẹ, nhưng nếu con không may ra đời với những khiếm khuyết bẩm sinh, cha mẹ cũng nên bình tâm chấp nhận và dũng cảm đối mặt với thử thách. Không đứa trẻ nào được lựa chọn số mệnh của mình, cũng không đứa trẻ nào có thể lựa chọn nơi con sinh ra, vì thế cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc của con, tiếp cho con sức mạnh để đối diện với sự trái ngang của số phận. Bằng tình yêu thương cao cả của bậc làm cha làm mẹ, chúng ta hãy đồng hành và tạo dựng cho con những nền tảng tốt đẹp nhất. Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã là một hành trình khó khăn, vất vả, nuôi dạy một đứa trẻ khiếm khuyết lại thêm muôn phần gian nan. Quan trọng hơn cả, cha mẹ trong hoàn cảnh này cần “tỉnh thức” một chân lý rằng: Thay vì cứ mãi gặm nhấm nỗi đau, nếu cha mẹ vui vẻ thỏa hiệp với số phận, con cũng cảm nhận được điều ấy và sẽ hạnh phúc hơn. Hãy sống tốt nhất cuộc đời của mình, nỗ lực hết sức và giữ một tâm thế lạc quan để có thể trở thành bến bờ của đời con.

Những ông bố hay bà mẹ đơn thân chắc hẳn luôn gặp vô vàn thử thách trong cuộc sống. Trong các gia đình đó, một người có thể sẽ phải đảm đương hai vai trò của cả cha và mẹ, bao nhiêu khó khăn trong quá trình nuôi dạy con chỉ có một thân một mình gánh vác. Nhưng bằng tình yêu thương vô bờ bến, người cha/người mẹ đơn thân đó sẽ làm tất cả vì con, vượt qua nghịch cảnh để bước đi cùng con. Những khoảng trống tình cảm đó sẽ được bù đắp bằng sự nỗ lực và tình thương, và đứa con dù gặp nhiều trở ngại so với bạn bè cũng sẽ trưởng thành trong hạnh phúc. Khi có đủ nhận thức, đứa con ấy sẽ càng trân trọng, biết ơn sâu sắc những gì đã được nhận và thấu hiểu cho người cha hay người mẹ của mình hơn ai hết.

Nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều đứa trẻ bất hạnh ngay trong những gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Các bậc cha mẹ ấy thường xuyên cãi cự bằng bao lời lẽ thậm tệ, thậm chí là bạo hành trước mặt con cái. Có nhiều trường hợp chính những đứa con phải chịu hậu quả từ dư chấn nặng nề, hứng lên người nhiều trận mưa đòn roi, làm cho con đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi phải sống trong một gia đình như vậy, các con sẽ lớn lên trong sự sợ hãi, áp bức từ chính người sinh ra mình. Đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ có thể trở nên chán ghét cuộc sống gia đình, thiếu niềm tin vào con người. Những sang chấn của tuổi ấu thơ trở thành nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm hay chứng rối loạn tâm thần về sau, biến cuộc đời của một con người trở thành địa ngục đen tối trong khi lẽ ra, chúng đáng được hưởng thiên đường hạnh phúc.

name

Kỷ Luật Bàn Ăn - Dinh Dưỡng Cân Bằng: Để Ăn Rong Chỉ Còn Là Dĩ Vãng

Chào mừng mẹ đến với hành trình mới đầy thú vị nhưng cũng không kém phần căng thẳng. Đã qua rồi cái thời kì nhàn hạ, cả ngày quanh đi quẩn lại với vài bình sữa, mỗi lần đến bữa mẹ chỉ thủng thỉnh vén áo cho ti hay cùng lắm là chuẩn bị một bình – một núm là xong một bữa ăn.

6 tháng đến như một cơn gió, cùng với bao hứng khởi của việc bắt đầu ăn dặm, đa dạng hóa thức ăn. Vài ngày đầu trôi đi thật êm đềm, thế nhưng rồi kì vọng của mẹ về em bé ngồi ăn ngoan từ đầu đến cuối bữa bị đập tan tành bởi cái hiện thực con biếng ăn, con gào khóc – đập phá, chạy khắp nhà, không chịu ăn, thậm chí kèm nôn ọe … Bây giờ phải làm sao?

Mẹ sẽ có hai sự lựa chọn. Một là, “ăn rong và ép ăn” với những hệ quả như: làm tiêu hóa kém hiệu quả; làm trẻ sợ hãi, cáu kỉnh, có thể gây ức chế thần kinh và ở nhiều trẻ những điều này gây ức chế tiêu hóa, nôn theo chủ ý, ăn uống lệch dinh dưỡng; làm mất thời gian và công sức của chamẹ và gia đình; làm hỏng răng trong lâu dài. Do sợ nôn nên mẹ không đánh răng cho bé sau ăn, những hàm răng sữa cứ thế tạo tầng lớp mảng bám dày, mủn răng, sún răng.; mất cơ hội học tập và phát triển: Ép ăn lấy đi ở trẻ cơ hội được khám phá ẩm thực, học tập kĩ năng cử động tinh…

Hai là, “ăn chủ động và kỷ luật bàn ăn” với những ảnh hưởng tích cực như: rèn kỹ năng phối hợp của tay – mắt – miệng; tăng sự tự tin, khi con xoay xở qua khó khăn, và đạt được điều mình muốn: cho được thức ăn vào miệng, cầm được chiếc thìa, ăn được bằng nĩa, thìa, hay đũa; tính tự lập tự chủ được nuôi dưỡng: con ăn cho chính bản thân mình, và con làm được; hệ tiêu hóa có cơ hội được hoàn thiện, quá trình tiêu hóa là toàn diện. Phản ứng sinh hóa trong tiêu hóa là tự nhiên và hiệu quả; và cuối cùng là con ăn đủ chất, cân bằng và dinh dưỡng tốt nhất để phát triển tối đa theo khả năng tiềm tàng của chính mình.

Đến đây chắc hẳn cha mẹ đã biết mình nên chọn theo hướng nào rồi, nhưng đâu sẽ là chỉ dẫn khi đứa trẻ: không chịu ngồi vào bàn; ngậm thức ăn trong miệng; ăn rất ít; ăn lệch; hoặc uống rất ít nước… Thì tất cả những vấn đề đó đã được tác giả Hachun Lyonnet (Hà Chũn) hệ thống lại và chia sẻ trong cuốn sách Kỷ luật bàn ăn - Dinh dưỡng cân bằng với hình thức vô cùng tươi mới và khoa học.

Cuốn sách được xuất bản với hy vọng mỗi đứa trẻ đều được Ăn cân bằng – Tại bàn – Cùng gia đình và trong niềm vui.

“Nhờ việc áp dụng kỷ luật bàn ăn mà rất nhiều em bé đã ngồi ngoan trên ghế để ăndặm, thay vì vừa chạy chơi vừa ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến người lớn “phátđiên”. Nhờ áp dụng kỷ luật bàn ăn, nhiều em bé cảm nhận được sự đáng quý của thứcăn, biết trân trọng đồ ăn và ăn uống tự giác, ăn theo nhu cầu. Nhờ kỷ luật bàn ăn, cácbé học được cách ăn uống cân bằng và lành mạnh, thay vì ăn lệch và chỉ ăn những mónmà mình thích. Do đó, cuốn sách này sẽ giúp các bậc cha mẹ dù theo phương pháp ăndặm nào cũng có thể áp dụng kỷ luật bàn ăn hiệu quả, đúng đắn và phù hợp, để mọi embé đều tìm được niềm vui trong ăn uống.” – trích lời giới thiệu của Mẹ Ong Bông, đồng tác giả bộ sách bán chạy Nuôi con không phải là cuộc chiến – Ăn dặm không phải là cuộc chiến.

“Liệu có một thứ gọi là “bí-kíp toàn-thư tuyệt-phẩm” về dinh dưỡng và ăn uống cho trẻ nhỏ giữa “ma trận” thông tin trong thời điểm hiện tại không? Hỡi những bà mẹ trẻ đang cảm thấy hoang mang và bối rối với việc tìm hiểu về dinh dưỡng cho con, cùng nỗi ám ảnh “ăn rong”, “ép ăn” trong thời kì con ăn dặm! Xin thưa với bạn là không có đâu! Đừng đi tìm cái bí kíp hoàn hảo ấy.

Nhưng may thay, bạn lại đang cầm trên tay cuốn sách này.” – trích lời giới thiệu của Phan Anh (Esheep)

Mục lục:

Ăn dặm: Bắt đầu một hành trình đầy hứng khởi

Kỉ luật bàn ăn: Chìa khó đến dinh dưỡng tích cực

Dinh dưỡng cân bằng: Để con là lực sĩ tí hon của mẹ

Giúp tôi với, con không chịu ăn… Để bàn ăn không phải nơi tranh giành quyền lực giữ con và người lớn

Một số điều mẹ cần biết

Chuyện người trong cuộc: Các mẹ đã áp dụng thành công Kỉ luật bàn ăn như thế nào?

name

Hành Trình Cuộc Sống Và Sự Mầu Nhiệm Của Kinh Pháp Hoa

Điều quan trọng là dù ở trong hoàn cảnh nào hay tôn giáo nào thì tâm phải thành thật với chính bản thân mình, tin vào luật nhân quả và phải có niềm tin vào chân lý cuộc sống – thành tâm và thành thật. Không nên gây hại cho người khác vì đó chẳng khác gì gây hại cho bản thân mình.

Khơi dậy tình yêu thương, thực hành nói lời từ bi và ngôn từ từ ái, suy nghĩ về chân lý của cuộc sống thì hành trình mới của bạn chắc chắn sẽ đầy niềm vui, hoa sẽ nở trên từng bước chân của bạn. Hãy tập trung cho hiện tại và suy nghĩ về hiện tại, bạn sẽ thấy thật tuyệt vời vì khi đó những giải pháp tốt sẽ xuất hiện trong đầu bạn và bạn sẽ có nhiều dự định sáng suốt hơn. Hàng loạt các ý tưởng tích cực xuất hiện và bạn cảm thấy hoàn toàn mới mẻ và có đầy năng lượng sống.

Đó là bởi vì bạn đang có tình yêu thương, bạn đang có tất cả và điều quan trọng hơn nữa là bạn đã tìm ra giải pháp khắc phục cho nỗi sợ hãi cho cuộc đời mình. Không có gì tốt đẹp hơn khi bạn biết rằng mình đã có giải pháp cho nỗi sợ của cuộc đời và đó là một điều kỳ diệu của cuộc sống.

Trong mỗi hoàn cảnh, con người chúng ta cần phải kiểm soát vạn  vật chứ không để vạn vật chi phối chúng ta. Vạn vật tôi muốn nói ở đây là đó là vật chất và tinh thần. Kiểm soát ở đây là biết được bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là thiếu, cái gì phù hợp với năng lực, cái gì hoàn toàn bất lực. Nền tảng của việc chi phối này đó là phải biết tự kiểm soát nhu cầu của mình hay nói cách khác, đó là kiềm chế tham vọng thiếu cơ sở hoặc tham vọng mù quáng.

Chỉ cần ý thức được những điều đó là bạn đã có trong tay món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng, đó là sự hạnh phúc trong tâm hồn, niềm an lạc của cuộc sống. Hãy bắt đầu một hành trình mới bằng sự tỉnh thức, nơi đó tràn ngập tình yêu thương và sự an lạc.

Mục lục

Về tác giả

Lời tựa

Tri ân

Bối cảnh ra đời của quyển sách

1. Ký ức tuổi thơ & tình yêu thương gia đình

Tôi chào đời

Biết ơn cội nguồn là biết ơn

Mẹ Thiên Nhiên

Cha mẹ hãy luôn là hình ảnh đẹp

trong thế giới tâm hồn của trẻ thơ

Lòng bao dung và trắc ẩn của cha mẹ

Hãy lo cho cha mẹ khi còn có thể

2. Hành trình đi tìm tri thức

Khởi nguồn của hành trình tri thức Ành tR

Bán chó để mua sách

Lần đầu được bằng khen của bí thư tỉnh ủy

Vượt qua nỗi đau để quyết tâm

tìm một tấm vé vào đại học

Bươn trải cho cuộc sống tự lập thời sinh viên

Bứt phá trong năm cuối đại học

3. Hành trình dấn thân vào cuộc sống

Những bài học đầu đời

về công việc trong quá trình thực tập

Bài học về bảo mật thông tin

từ công việc photocopy

Mong mỏi về một nền giáo dục thực tế

Hiểu cơ bản kinh doanh tiếp thị

của ngành tổ chức sự kiện

Lần đầu xuất ngoại như một cuộc phiêu lưu

Cảm nhận hoàn toàn khác

về đất nước chùa tháp

Kết thúc hành trình tại Angkor Wat

Bài học ý nghĩa về “trách nhiệm trong công việc”

cho sự nghiệp sau này

Giá trị của đồng tiền

Thẳng thắn quá mức không giúp gia tăng

lòng tin cậy của cấp trên

Hãy làm hết trách nhiệm của một người

làm thuê chuyên nghiệp

Phân biệt bạn bè và đồng nghiệp

Duyên đến với tập đoàn

tư nhân nổi tiếng Việt Nam

Thành công đầu tiên trong sự nghiệp tài chính

Đạt được mục tiêu nghề nghiệp hơn mong đợi

4. Bước vào cuộc sống hôn nhân

Cuộc hẹn định mệnh

Nghe lời khuyên của cha để chọn vợ cho mình

Chính thức cầu hôn

Một đám cưới đậm chất miền quê

và nức lòng người dân vùng biên giới

5. Nguyên tắc gìn giữ hạnh phúc hôn nhân

Cần chân thật trước khi đến với hôn nhân

Hiểu về trách nhiệm gia đình

Người chồng phải hiểu được

sự hy sinh của người vợ

Tự giải quyết mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng

Tôn trọng cha mẹ đôi bên

Hạn chế nói lời ly dị nếu như muốn có

cuộc sống hôn nhân hạnh phúc

Sự tôn trọng luôn luôn cần thiết

Vợ - người giữ chìa khóa gia đình tốt nhất

Vợ chồng dù xích mích

nhưng tối vẫn phải ngủ chung

Đem nhẫn nại và từ bi mà đối đãi trong gia đình

6. Cùng nhau xây tổ ấm

Hãy tạo dựng cuộc sống bằng chính đôi tay mình

Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển

tương lai của con 181Một sự đánh đổi không hề nhỏ

Hiểu được tình thương của cha

7. Đại dịch Covid-19 đã giúp tôi tỉnh thức

Nếu không có đại dịch Covid-19, tôi vẫn chưa có cơ hội tìm thấy chính mình

Sự mầu nhiệm của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và hành trình tỉnh thức tâm hồn

Bước vào hành trình lạy Kinh Pháp Hoa

Sự phi thường của tỉnh thức

Cầu nguyện mỗi ngày cũng là cách để duy trì tỉnh thức

Tỉnh thức có được từ sự mầu nhiệm của việc lạy Kinh Pháp Hoa

Tôi đi tìm Phật

Nguồn gốc tôi là ai?

Tôi đến đây để làm gì?

Giàu không hẳn là giàu tiền giàu bạc

Con người hoàn toàn có khả năng vô hạn

Kẻ thù của an lạc là nỗi sợ hãi

Thái độ sống qua từng giai đoạn của cuộc đời

Thay cho lời kết

Sự thỉnh cầu về một hành tinh xanh

Về tác giả:

MINH PHƯỚC ĐẶNG, sinh ngày 10 tháng 07 năm 1983, trong một gia đình thuần nông có chín người con tại ấp 4, xã Trà Vong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Tuổi thơ anh gắn bó với cuộc sống ruộng đồng, với những nét đẹp quê hương và đầy tình thương của cha mẹ. Niềm khát khao tri thức đã giúp Minh Phước Đặng từng bước chinh phục những ước mơ của bản thân. Minh Phước Đặng lập gia đình với cô con gái của một gia đình giàu có vào năm 2008. Do bản tính tự lập và với ý chí dấn thân cho cuộc sống, hai vợ chồng anh đã chọn cho mình cuộc sống mưu sinh, tự thân thay vì tận hưởng sự giàu có của gia đình. Gia đình anh chị có bốn người con và hiện đang sống ở Singapore. Minh Phước Đặng đã chọn Singapore như là ngôi nhà thứ hai cho con đường xây dựng tổ ấm và phát triển tri thức cho bốn đứa con của mình

Trích đoạn sách:

Biết ơn cội nguồn là biết ơn mẹ thiên nhiên

Chúng ta là một phần rất nhỏ trong vũ trụ này. Tổ tiên chúng ta đã đến và đi khỏi vũ trụ bao la này. Chúng ta cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy. Vì vậy, tôn trọng và biết ơn tổ tiên là thuận với quy luật của vũ trụ. Khi trẻ con được hiểu về cội nguồn thì lớn lên chúng sẽ là những người có ích cho xã hội. Chúng sẽ đem lại sự phát triển bền vững không chỉ cho cuộc sống của chính mình mà cho cả hành tinh mà chúng đang sống. Đừng quá đặt nặng những kiến thức khoa học vào trong tâm thức của trẻ, mà hãy tăng cường giáo dục cho chúng hiểu về cội nguồn tổ tiên, đó là yêu thiên nhiên, yêu trái đất và cùng nhau bảo vệ trái đất này. Tôi chưa thấy chương trình nào (hoặc có thể là kiến thức tôi hạn hẹp nên tôi không biết được) hay môn học nào theo suốt các cấp học mà đề cập rộng rãi

và đồng bộ đến lòng biết ơn và yêu thương vũ trụ, yêu quý Mẹ Thiên Nhiên. Nếu có thì cũng chỉ là những chủ đề hay hướng dẫn rất ngắn hạn. Hành tinh này sẽ tốt đẹp biết bao nếu trẻ em, những người chủ tương lai của trái đất cảm nhận được sự quan trọng của thiên nhiên, yêu thương và cùng nhau bảo vệ hành tinh này.

Tôi tin chắc rằng Mẹ Thiên Nhiên sẽ mỉm cười và đón nhận chúng. Sự biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, cháy rừng rồi lũ lụt bất thường, dịch bệnh,.. tất cả đều do con người chúng ta ngày nay không biết tri túc, biết ơn với thiên nhiên, chỉ biết khai thác quá mức mà quên hồi phục, bảo tồn. Các quốc gia hùng mạnh trên thế giới đua nhau bỏ tiền ra nghiên cứu vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt cả nhân loại, hay chạy đua vào không gian và hoàn toàn bỏ lại sự thỉnh cầu thảm thiết của Mẹ Thiên Nhiên. Con người có thể nghĩ rằng làm thế là họ có thể chinh phục vũ trụ, răn đe kẻ thù,... nhưng theo tôi, hành tinh này còn rất nhiều điều bí ẩn mà con người cũng chưa và cũng sẽ không bao giờ khám phá hết. Sự quyến rũ, sự kỳ diệu cũng như sức mạnh huyền bí của thiên nhiên không ai có thể khám phá hết được.

[...] Sao chúng ta không cùng nhau dùng nguồn lực và trí tuệ để đào tạo thế hệ tương lai, đầu tư vào các dự án giúp khôi phục thiên nhiên, xem như đó là cách mà chúng ta tái tạo sức khỏe của hành tinh này để đem lại lợi ích cho toàn nhân loại. Hành động như thế là chúng ta đã biết ơn Mẹ Thiên Nhiên. Thử nghĩ mà xem, mẹ của chúng ta có bao giờ ghét bỏ chúng ta không. Tôi nghĩ đa phần câu trả lời là không, mẹ đã nuôi dưỡng chúng ta bằng dòng sữa, đã chăm lo cho chúng ta từng cái ăn giấc ngủ, thậm chí sau này ta có phạm phải lỗi lầm gì, với ai hay với mẹ, mẹ vẫn dang rộng vòng tay cho các con trở về. Vậy thì Mẹ Thiên Nhiên thì sao, người đã dung dưỡng chúng ta trên hành tinh này? Mẹ sẽ vẫn bao dung với chúng ta chừng nào chúng ta còn biết dừng lại.

name

Hãy Là Nước: Triết Lý Sống Từ Huyền Thoại Võ Thuật Lý Tiểu Long

Trong cuốn Hãy là nước, Shannon Lee, con gái của Lý Tiểu Long, chia sẻ những khái niệm cốt lõi trong triết lý cha mình, cho thấy chúng có thể đóng vai trò như công cụ giúp chúng ta phát triển và hiện thực hóa bản thân như thế nào. Mỗi chương mang đến một bài học từ những lời dạy của Lý Tiểu Long, mở rộng trên nền tảng triết lý “Hãy là nước” mang tính biểu tượng của ông.

Bản chất của nước là sự chảy. Nước luôn tìm ra cách đi vòng quanh (hoặc thậm chí xuyên qua) các chướng ngại. Đặc điểm ấy, cha tôi gọi là “vô hạn”. Nước hiện diện trọn vẹn trước mọi cảnh huống và môi trường xung quanh nên sẵn sàng chuyển dịch theo bất kỳ hướng nào mà nó có thể chảy qua. Sự cởi mở và dễ uống nắn ấy cho thấy nước luôn ở trạng thái sẵn sàng, nhưng đây là một sự sẵn sàng tự nhiên vì nước chỉ đơn giản đang trọn vẹn là chính nó. Vậy, sống giống như nước tức là nhận biết con người hoàn chỉnh nhất, tự nhiên nhất và được hiện thực hoá cao nhất trong bạn – tức là con người đang sống hết mình để tiến bước trên con đường riêng trong dòng chảy của cuộc sống.

Mục lục:

Giới thiệu

Dòng nước

Chiếc chén rỗng

Người học trò vĩnh cửu

Đối phương

Các công cụ

Chướng ngại

Giông tố

Khoảng rỗng sống động

Đường quyền chặn

Bạn tôi nhé

Lời kết

Lời cảm ơn

Trích dẫn sách:

Bản chất của nước là sự chảy. Nước luôn tìm ra cách đi vòng quanh (hoặc thậm chí xuyên qua) các chướng ngại vật. Đặc điểm ấy, cha tôi gọi là “vô hạn”. Nước hiện diện trọn vẹn trước mọi cảnh huống và môi trường xung quanh nên sẵn sàng chuyển dịch theo bất kỳ hướng nào mà nó có thể chảy qua. Sự cởi mở và dễ nắn uốn ấy cho thấy nước luôn ở trạng thái sẵn sàng, nhưng đây là một sự sẵn sàng tự nhiên vì nước chỉ đơn giản đang trọn vẹn là chính nó. Vậy, sống giống như nước tức là nhận biết con người hoàn chỉnh nhất, tự nhiên nhất và được hiện thực hóa cao nhất trong bạn – tức là con người đang sống hết mình nhất để tiến bước trên con đường riêng trong dòng chảy của cuộc sống.

Không định lối nào làm lối riêng, không xem giới hạn nào là giới hạn.

Đối với cha tôi, “hòa mình vào dòng chảy” một phần có nghĩa là luôn thực sự hiện diện – sống có ý thức, sống chủ động, có mục đích. Thực sự hiện diện không chỉ là chiếm lấy một khoảng không vật lý. Vấn đề không phải ở chỗ bạn có mặt trong lớp, mà là bạn có chủ động tham gia vào lớp học hay không. Bạn có đang lắng nghe, đặt câu hỏi, ghi chép, và tham gia vào cuộc trao đổi không? Hay thân thể bạn ở đó còn đầu óc bạn thì để vào điện thoại, bạn lơ mơ nửa thức nửa ngủ, trùm mũ kín đầu còn tai thì đeo thiết bị nghe nhạc? Thực sự hiện diện là một phần then chốt của việc sống giống như nước.

Nhận thức về bản thân là một trò chơi thăng bằng – trò chơi để tìm hiểu xem ta thực sự cần gì trong mỗi khoảnh khắc chảy qua cuộc sống này. Ta cần cả nghỉ ngơi và hoạt động, cần những lúc một mình và cả những lúc ở cạnh người khác, cần tự thân vận động, nhưng cũng cần được giúp đỡ. Và chỉ bằng cách đi sâu tìm hiểu bản tính đích thực của mình, ta mới dần dà hiểu được mình cần những yếu tố này như thế nào.

Ngày nào bạn cũng đi làm muộn? Thử đặt chuông báo thức sớm hơn mười phút xem. Như vậy vẫn không được? Hãy đi ngủ sớm hơn để sáng hôm sau không quá mệt. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế sao? Thử tìm hiểu xem có chuyện gì đang làm bạn phiền muộn hay không. Ồ, gần đúng rồi ư? Vì đâu mà bạn phiền muộn? Bạn có cần tìm kiếm sự giúp đỡ? Hãy lần theo vấn đề. Cứ thử vài giải pháp, nhưng phải lần theo vấn đề xem bạn nhận ra được gì. Hãy để vấn đề dẫn dắt bạn.

Như tôi đã nói trước đó, con người ta lớn lên nhờ những nỗi thất vọng thường xuyên. Nếu chưa từng thất vọng vì điều gì, bạn sẽ chẳng bao giờ đi tìm giải pháp để hóa giải nó. Và trong việc thực hành sống như nước của chúng ta, hãy cố gắng tạo ra những nỗi thất vọng chủ tâm và thật thường xuyên. Chủ động đối mặt với nỗi thất vọng thì hay hơn hẳn là để chúng làm mờ mắt. Mà chẳng có ai chưa vất vả rèn luyện từng ki-lô-mét đã lập tức chạy ma-ra-tông giỏi được, vì thế, chúng ta phải có một kế hoạch thật bài bản. Người chưa chạy bao giờ thì đừng lao ra chạy ngay một mạch 40km. Hãy lập một lộ trình luyện tập giúp ta tăng tiến từ từ từng bước, để ta có khoảng bật trở lại mỗi khi mắc lỗi.

name

Những Lá Thư Từ Hốc Cây Kỳ Diệu

Cuộc sống của con người khi gần đến ngày tàn của thế giới sẽ như thế nào?

Bạn có tưởng tượng được không?

Người ta phải uống một thứ nước khử muối có màu nâu và mặn kinh dị đến nỗi không ai muốn dùng trừ khi thật khát. Và phải dùng một thứ gọi là rehydro để thay cho thức ăn.

Thế giới không còn màu xanh… Tan hoang, đổ nát, con người lay lắt sống tạm bợ như thể không có ngày mai.

Khi mà tất cả các hồ nước đã bốc hơi, không còn chim chóc, không còn gió mát… Bạn có tưởng tượng được không?

Nyx đã sống ở nơi như thế.

Cô bé không có bạn, và bố cô sắp sửa chuyển nhà đến một nơi ở mới, nơi cô sẽ không còn nhìn thấy cây thông cao vút duy nhất còn tồn tại đó nữa.

Nyx yêu cái cây đó. Cô bé coi nó là bạn tâm tình, viết một tờ giấy gửi gắm suy nghĩ của mình và đặt vào hốc trên cây.

Rồi cô nhận lại được một lá thư.

Hai người bạn cô đơn, hai người bạn tuyệt vọng tâm tình với nhau thông qua hốc cây ấy, về thế giới, về mọi thứ xung quanh, họ phát hiện ra một bí mật vừa kinh khiếp vừa diệu kỳ…

Cái cây nối liền hai thế giới, hai thời đại…

Liệu Nyx có cứu được thế giới đang dần biến mất của mình không?

Xúc động, đau khổ, tuyệt vọng và… diệu kỳ! Đó là cảm xúc khi bạn đọc cuốn sách này. Hãy đọc và cảm nhận, trân quý thời khắc hiện tại của thế giới chúng ta!

Cuốn sách “Những lá thư từ hốc cây kỳ diệu” dành cho mọi đối tượng độc giả yêu thích các tác phẩm văn học thể loại hư cấu phiêu lưu. Hai nhà văn nổi tiếng của Australia đã cùng nhau sáng tạo nên câu chuyện xúc động tuyệt vời này. “Những lá thư từ hốc cây kỳ diệu”, một câu chuyện thuần khiết, căng thẳng nhưng lại nhịp nhàng về tình bạn và sự sống còn kéo dài 70 năm… Thông điệp mạnh mẽ rút ra từ đó là hành động của chúng ta trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến tương lai một cách sâu sắc và mỗi điều nhỏ nhặt đều có giá trị lớn lao.

Trích đoạn sách hay:

1.

Tôi không bao giờ muốn nói về những chuyện bị bắt nạt này trước mặt bố. Hồi nhỏ bố cũng bị bắt nạt, ông luôn dặn tôi rằng chỉ cần phớt lờ những đứa ấy và tiếp tục làm việc của mình. Ông nói điều này hiệu quả với ông, rằng bọn chúng dần dần sẽ chán ngán chuyện bắt nạt.

Nhưng mấy đứa ấy vẫn chưa chán đâu. Đã năm năm trôi qua mà bọn chúng vẫn chưa thấy chán. Như thể chúng đã “ghim” tôi từ ngày đầu tiên đến trường – vì tôi “dị”. Tôi sống trên ngọn đồi ở West Hobart.

Bố mẹ tôi sống thuận theo tự nhiên. Họ cũng là “mọt sách”. Trước khi bắt đầu đi học, tôi chưa bao giờ nhận ra có gì sai trái khi xem phim Chúa tể của những chiếc nhẫn ít nhất vài tháng một lần. Tôi chưa bao giờ biết rằng việc nuôi ong và tự làm đồ ăn trưa bằng mật ong và sáp ong là chuyện lạ.

Những đứa con gái đó cho tôi biết, theo cách rất chắc chắn, rằng cuộc đời mà tôi đã sống lẫn con người tôi đều rất lập dị.

Bộ đồng phục mặc lại của người khác và mái tóc tự cắt của tôi trông thật thảm. Cặp kính cũng làm cho mặt tôi trông như mặt con ếch. Chuyện tôi hơi lãng tai và đôi khi phải yêu cầu thầy cô nhắc lại… thật quái đản.

Tôi là đứa lập dị.

2.

Tôi vẫn còn sốc đến đến nỗi tay run bắn lên, những dòng chữ cũng theo đó mà nghiêng ngả, cẩu thả theo. Việc chuyển nhà đã được hoãn lại, tôi viết, những chữ cái nguệch ngoạc như chữ trẻ con.

Bên Movecorp không thể tới lấy các thùng đồ vì có con tàu đến Northland đã làm hỏng cầu Tasman1! Họ cho rằng bác tài đã uống say, hoặc dùng chất gây nghiện nên đã lái con tàu chở hàng thẳng qua một nhịp cầu. Người chết nhiều vô kể, thương lắm. Bao nhiêu là xe ô tô tự lái cứ lao thẳng từ hai bên đầu cầu rồi rơi tõm xuống nước, vì loạt xe trước thì biết dừng lại nhưng loạt xe phía sau lại cứ thế đẩy những xe phía trước tiến lên. Những người đi thuyền dưới sông kể lại rằng họ đã trông thấy hàng xe dồn nối tiếp nhau và rơi xuống nước. Hàng chục xe cả thảy.

Không người nào trong những chiếc ô tô này có thể phản ứng đủ nhanh hoặc kịp nhảy ra ngoài vì cửa xe không mở. Đây là một “thảm kịch quốc gia”, mọi người gọi vậy đấy.

Người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Con tàu đã bị cách ly tại cảng cho đến khi họ có thể tìm ra nguyên nhân vụ việc và xác định ai là người chịu trách nhiệm về tất cả những thương vong và thiệt hại này. Bố con tớ không thể chuyển nhà cho đến khi toàn bộ thảm họa này lắng xuống! Cậu có…

Tôi ngập ngừng đắn đo rồi viết vội. Cậu có muốn mình gặp nhau? Chỉ để nói chuyện thôi?

name

An Lạc Từng Bước Chân

“Hãy đi những bước chân như hôn vào mặt đất

Hãy đi những bước chân như vỗ về trái đất..."

Buổi sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó có an lạc và hạnh phúc.

An lạc có mặt trong ta ngay tại đây trong giờ phút này, trong mỗi vật và mỗi việc ta làm hay ta thấy. Vấn đề là ta có biết tiếp xúc với nó không. Bầu trời xanh ở ngay trước mắt ta, ta đâu cần phải đi đâu xa để thưởng thức trời xanh. Ta cũng không cần rời thành phố ta ở mới thấy được vẻ đẹp của đôi mắt trẻ thơ. Không khí trong lành ta thở đã có thể cho ta biết bao hạnh phúc rồi.

Ta hãy đi, đứng, thở, mỉm cười và ăn cơm như thế nào để luôn luôn được tiếp xúc với những mầu nhiệm quanh ta. Ta sắp đặt và chuẩn bị đời sống rất giỏi nhưng ta chưa giỏi trong cách sống. Ta có thể hy sinh mười năm trời để đạt cho được tấm bằng kỹ sư hay bác sĩ, ta sẵn sàng làm việc rất cực nhọc để có công ăn việc làm, để mua nhà, mua xe v.v. Nhưng ta quên rằng ta đang sống trong hiện tại và ta chỉ có thể thật sự sống trong giây phút hiện tại mà thôi.

Chỉ cần tỉnh thức thì mỗi hơi thở và mỗi bước chân là một nguồn an lạc, chúng cho ta

biết bao niềm vui và biết bao sự thanh thản.

Cuốn sách “An lạc từng bước chân” có thể được xem như tiếng chuông nhắc nhở ta rằng hạnh phúc đang có mặt. Ta biết rằng chuẩn bị cho tương lai cũng là một phần của sự sống nhưng sự chuẩn bị cũng nằm trong hiện tại.

Cùng với 3 chủ đề Hơi thở thở ý thức, hơi thở nhiệm mầu, Chuyển hóa và trị liệu, An lạc từng bước chân, nội dung cuốn sách “An lạc từng bước chân” của Sư ông Làng Mai mời ta quay về với hiện tại để tìm lại an lạc và hạnh phúc. Niềm vui có trong từng giây phút, ta gìn giữ và nuôi dưỡng những hạt giống tốt đẹp.

An lạc trong từng bước chân. Hãy nắm tay nhau và cùng bước từng bước chân thật vững chãi và thảnh thơi trên con đường dài.

Mục lục:

Phần 1: Hơi thở ý thức, hơi thở mầu nhiệm

Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi

Cây Bồ Công Anh Mỉm Cười Cho Tôi

Hơi Thở Ý Thức

Hiện tại: Giây Phút Nhiệm Mầu

Bớt Suy Nghĩ Lại

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây

Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền

Thiền Tọa

Chuông Chánh Điện

Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu

Bí Tích Thánh Thể

Ăn Cơm Chánh Niệm

Rửa Chén

Thiền Hành

Thiền Điện Thoại

Thiền Lái Xe

Quay Về Một Mối

Cắt Cỏ Và Thở

Vô Nguyện

Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật

Hy Vọng, Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại

Bông Hoa Và Nụ Cười Ngài Ca Diếp

Phòng Thở

Cuộc Hành Trình Vẫn Tiếp Tục

Phần 2: Chuyển hóa và trị liệu

Dòng Sông Cảm Thọ

Không Cắt Bỏ

Chuyển Hóa Những Cảm Thọ

Ý Thức Về Cái Giận

Đập Gối Để Trút Cơn Giận

Thiền Hành Khi Đang Giận

Luộc Khoai

Nguồn Gốc Của Cơn Giận

Nội Kết

Sống Chung Hòa Hợp

Bàn Tay Của Bạn

Cha Mẹ

Giữ Gìn Và Nuôi Dưỡng Những Hạt Giống Tốt

Tiếp Xúc Với Những Gì Mầu Nhiệm

Trách Móc Không Giúp Được Gì

Hiểu Và Thương

Tình Thương Chân Thật

Từ Bi Quán

Thiền Ôm

Đầu Tư Vào Tăng Thân

Cháu Chắt Là Niềm Vui Của Ông Bà

Tăng Thân Tu Học

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Phần 3: An lạc từng bước chân

Tương Tức

Hoa Và Rác

Vững Chãi Thảnh Thơi

Tinh Thần Bất Nhị

Chữa Trị Những Vết Thương Chiến Tranh

Trái Tim Mặt Trời

Nhìn Sâu

Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm

Bức Thư Tình

Bổn Phận Người Công Dân

Bảo Vệ Thân Tâm Là Giữ Gìn Sinh Môi Một Cách Rộng Lớn

Nguồn Gốc Chiến Tranh

Hòa Giải

Hãy Gọi Đúng Tên Tôi

Khổ Đau Là Chất Liệu Nuôi Dưỡng Tình Thương

Tình Thương Qua Hành Động

Mười Bốn Giới Tiếp Hiện

Câu Chuyện Của Dòng Sông

Xây Dựng Thế Kỷ Hai Mươi Mốt

name

Luận Về Tái Sinh

Phật giáo nói chung cho rằng, tất cả chúng ta đều đã trải qua vô số lần tái sinh trước đây, và rằng ta sẽ tiếp tục được tái sinh, chừng nào còn chưa vượt qua được những vọng tưởng, ràng buộc mình vào một quá trình tái sinh liên tục gọi là luân hồi.

Cuốn sách là một nỗ lực khiêm tốn để khảo sát toàn diện quá trình hơn 2000 năm đàm luận của Phật giáo về chủ đề này. Trọng tâm đặt lớn nhất vào Phật giáo Ấn Độ, bởi hầu hết các tư tưởng và truyền thống tu tập được Phật tử khắp nơi ở châu Á áp dụng hoặc cải biến, đều có thể được tìm thấy từ những văn bản cũng như truyền thống đã phát triển trên tiểu lục địa Tiểu lục địa: ý chỉ Ấn Độ trong khoảng từ năm 400 trước Công nguyên cho đến năm 1200.

Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ đề cập đến xu hướng Phật giáo của các khu vực châu Á khác ngoài Ấn Độ và xem xét một cách ngắn gọn về nơi chốn Tái sinh trong tư tưởng Phật giáo hiện đại, đặc biệt là ở phương Tây. Nhưng trong phần lớn cuốn sách này, nội dung mô tả những tư tưởng và pháp tu của đạo Phật sao cho chúng trở nên dễ hiểu nhất có thể. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thì một vài nhận xét có tính quy phạm dường như là cần thiết. Và cuối cùng, đối với những gì đáng giá, cách tiếp cận của riêng mình đối với “vấn đề Tái sinh” – nếu thực sự, nó là điều cần thiết.

Cuốn sách dành cho những độc giả quan tâm đến quan niệm tái sinh trong Đạo Phật bởi trong cuốn sách, các quan điểm về tái sinh từ nhiều hệ tư tưởng và trong các truyền thống tu tập mà xưa nay được các Phật tử lưu truyền và cải biến cho phù hợp với văn hóa từng vùng.

Tác giả:

ROGER R. JACKSON là Tiến sĩ, Giáo sư danh dự về lĩnh vực Nghiên cứu Châu Á và Tôn giáo tại Đại học Carleton. Ông có gần 50 năm nghiên cứu và thực hành Phật giáo, đặc biệt là truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Ông có mối quan tâm đặc biệt về triết học, thiền định và nghi lễ Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng; thơ tôn giáo Phật giáo; tôn giáo và xã hội ở Sri Lanka; việc nghiên cứu chủ nghĩa thần học; và tư tưởng Phật giáo đương thời.

Roger là một học giả, giáo sư và nhà văn rất được kính trọng và yêu mến. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo học thuật, đồng thời là cộng tác viên thường xuyên cho các tạp chí Lion's Roar , Buddhadharma và Tricycle .

Trích dẫn sách:

Con đường thoát khỏi Luân hồi là một hay chỉ là một cách gọi khác của con đường Phật đạo, cho dù đó là con đường “Bát Chánh Đạo” được chỉ rõ trong Kinh Chuyển Pháp Luân hay được giải thích ở những nơi khác trong “Tam vô lậu học”, bao gồm: Giới (tiếng Pāli “sīla”, tiếng Phạn “Śīla”), Định (samādhi), Tuệ (tiếng Pāli “paññā”, tiếng Phạn “prajñā”). Mỗi điều trong số chúng đều rất phức tạp. Giới – ở mức độ cơ bản nhất – bao gồm việc tránh “Mười điều bất thiện” vừa được nhắc đến ở trên. Ở mức độ cao hơn là cam kết thực hiện các giới luật tạm thời hoặc lâu dài khác nhau, được liệt kê trong nhiều bộ luật quy định cho cả Phật tử tại gia lẫn tu sĩ xuất gia. Định là sự đòi hỏi việc đưa tâm trí vào một điểm trọng tâm, thông qua bốn bậc hòa nhập “Thiền – na”, bằng cách loại bỏ dần các yếu tố nhận thức lẫn tình cảm, cho đến khi chỉ còn lại sự tập trung nhất tâm (tiếng Pāli “samatha”, tiếng Phạn “śamatha”), rồi sau đó, thần thông có thể xảy đến. Bên cạnh đó, Định cũng có thể đạt được thông qua sự chứng ngộ “Tứ vô sắc” nằm ngoài Thiền – na: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Không có trạng thái Định nào trong các trạng thái trên – dù riêng lẻ hay tổng hợp – là đủ cho sự giải thoát, bởi chúng thiếu pháp tu thứ ba là Tuệ. Tuệ đòi hỏi chúng ta phải hiểu vạn vật như thực sự nó là (yathābhūta), dù là xét về “Tứ Diệu Đế”, luật nhân quả của “Pháp duyên sanh” hay học thuyết cốt lõi về “Vô ngã”. Chúng ta phải quán chiếu những chủ đề này một cách sáng suốt, nhưng đồng thời cũng phải thực chứng trong những trải nghiệm trực tiếp thông qua thực hành “Thiền tuệ”, mà qua đó, ta sẽ quan sát được sự lên xuống của các biến cố vật chất lẫn tinh thần, cũng như hiểu rõ bản chất của chúng là vô thường, khổ đau, vô ngã. Cùng với nhận thức trực tiếp về cách mọi thứ là chính nó – đồng nghĩa với việc đã đạt được Chánh kiến – chúng ta bắt đầu quá trình nhổ tận gốc các phiền não của mình, lần lược đạt được các trạng thái Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Các vị A La Hán, những người đã thoát khỏi Luân hồi, được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là những người “đã được giải thoát bởi tuệ giác” – tức những người có kinh nghiệm tối thiểu về các bậc Thiền – na và chứng quả vô sắc; nhóm thứ hai là những người “được giải thoát bởi cả hai cách” – tức những người đã làm chủ một phần hoặc toàn bộ nhiều trạng thái của Định và cũng đạt được tuệ giác. Phật là một vị A La Hán đã được giải thoát theo cả hai cách, mang trên vai một vai trò cụ thể phải hoàn thành như là người tái sáng lập Giáo pháp, tại một thời điểm cụ thể, trong một chu kỳ vũ trụ và lịch sử. Thế nên, quả vị A La Hán là tương đối phổ biến, trong khi các vị Phật thì cực kỳ hiếm. Ở đây, điểm mấu chốt khi nhắc lại vũ trụ quan của Phật giáo trong buổi sơ khai này, chính là việc Tái sinh dường như là một mối quan tâm tuyệt đối quan trọng: chúng sinh phải đối mặt với Tái sinh, phải phục tùng Tái sinh và sự giải thoát khỏi nó là hy vọng duy nhất cho an lạc cũng như bình an lâu dài.

Mục lục

Chương I: Lời giới thiệu - Tái sinh trong văn hóa thế giới

Chương II: Các học thuyết về tái sinh ở Ấn Độ thời tiền Phật giáo

Chương III: Đức Phật luận về tái sinh

Chương IV: Nơi tái sinh xảy ra

Lướt nhanh qua pháp giới của đạo Phật

Chương V: Tái sinh xảy ra như thế nào?

Thập nhị nhân duyên, Chết và được Tái sinh

Chương VI: Tại sao tái sinh lại xảy ra? Cơ chế hoạt động bí ẩn của nghiệp

Chương VII: Ghi chép ngắn gọn về các truyền thống “phổ biến

Chương VIII: Quan điểm về tái sinh của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ

Chương IX: Những quan điểm về tái sinh của Phật giáo Mật tông Ấn Độ

Chương X: Tái sinh có thật hay không?

Những luận chứng của Phật giáo Ấn Độ

Chương XI: Sự truyền bá đạo Phật và quan điểm của Phật giáo Thượng tọa bộ về tái sinh

Chương XII: Quan điểm về tái sinh ở Đông Á

Chương XIII: Quan điểm về tái sinh của vùng Nội Á

Chương XIV: Tái sinh và Phật giáo hiện đại

Chương XV: Những cuộc tranh luận đương đại và triển vọng tương lai

name

Mẹ Bầu Notebook - Nhật Ký Và Cẩm Nang Cho 9 Tháng Thai Kỳ

Đây là một cuốn nhật ký và cẩm nang hữu ích cho mọi mẹ bầu. Cuốn sổ tay cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết căn bản và chi tiết về từng giai đoạn của thai kỳ, giúp mẹ bầu có được kế hoạch chuẩn bị và niềm vui trong quá trình mang thai.

Cuốn sổ tay Mẹ bầu notebook này không chỉ là công cụ để mẹ bầu theo dõi thời gian trôi qua mà còn là cơ hội để tạo ra một món quà lưu niệm mang tính cá nhân, lưu giữ hành trình 9 tháng thay đổi cuộc đời. Cuốn sách có phong cách thiết kế hài hước, đồ họa hấp dẫn và không gian để bạn tự suy ngẫm và ghi chép. Giúp cho mẹ bầu:

- Thông tin đầy đủ cho mỗi tuần của thai kỳ

- Ghi chú và theo dõi các mốc quan trọng trước khi sinh, từ việc tăng cân của bà mẹ đến sự phát triển của thai nhi

- Lời khuyên về thái độ, tập thể dục, hành vi và dinh dưỡng.

- Các vấn đề quan trọng và quan niệm sai lầm về mang thai

- Hình minh họa duyên dáng và hài hước với các câu hỏi và khoảng trống để mẹ bầu ghi lại những suy ngẫm

Cuốn sách cũng mang đến những kiến thức về : Chăm sóc tiền sản, Chăm sóc mẹ sau sinh, Những bài tập thể dục cho mẹ bầu, Dinh dưỡng cho mẹ bầu…

Trích đoạn sách

Tất cả là lỗi của nội tiết tố

Có thể bạn đã biết rằng nội tiết tố ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Và vì cơ thể sản sinh ra rất nhiều loại nội tiết tố trong thời kỳ mang thai nên bạn dễ trải qua nhiều trạng trái cảm xúc khác nhau, từ tức giận đến hăng hái, từ lo lắng đến thanh thản, từ cực kỳ cáu kỉnh đến bình tĩnh như đang thiền định, từ căm ghét đến tình yêu vô điều kiện dành cho cả thế giới. Nội tiết tố cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, kém tập trung và khó chịu.

Nói về cảm xúc bạn đang có cũng là một cách hữu ích. Thay vì chôn vùi những cảm xúc tiêu cực của mình, bạn hãy thử nói ra xem sao. Chỉ cần bạn chia sẻ với ai đó là đủ khiến chúng biến mất. Nếu nói chuyện với một người bạn là không đủ, hãy hẹn gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

Nhiều người không thích thay đổi phong cách của mình mặc dù đã mang thai. Một số người còn dị ứng với cụm từ “dáng vẻ bà bầu”. Và nhiều người cũng cho rằng điều quan trọng nhất là phải thoải mái trong mọi tình huống. Cho dù bạn thuộc nhóm nào, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn mua sắm đúng đắn trong những tháng kế tiếp.

Ngày nay, không khó để mua được những bộ quần áo giúp cho mẹ bầu thoải mái (nhưng vẫn đẹp mắt) vì mọi thương hiệu lớn đều có một dòng thời trang dành riêng cho các bà mẹ tương lai. Nếu bạn thích sự tiện dụng, bạn có thể chọn áo chui đầu hoặc áo cardigan rộng rãi, không cần cài khuy, kết hợp với quần legging và giày thể thao hay những chiếc váy suông rộng (đặc biệt là vào mùa hè). Những trang phục này sẽ giúp bạn luôn thoải mái trong mọi tình huống.

Một gợi ý khác ư? Hãy tìm trong tủ quần áo của ông xã những chiếc áo phông, áo sơ mi, áo khoác hoặc áo len cỡ lớn để tận dụng tối đa khi ngân sách có hạn!

Tư thế được khuyên nên áp dụng nhiều nhất là nằm nghiêng bên trái với hai chân co lại. Điều này giúp máu lưu thông và mang oxy đến thai nhi dễ dàng hơn.

Nếu bạn đã quen với việc nằm sấp khi ngủ, miễn là kích thước bụng cho phép, hãy cứ tiếp tục duy trì kiểu nằm đó; bạn không cần phải lo rằng tư thế này sẽ đè bẹp em bé vì bé vốn luôn được bảo vệ bởi lớp nước ối.

name

Thiền Và Nghệ Thuật Hạnh Phúc

Điều kiện và hoàn cảnh sống của bạn bây giờ đã được tạo nên không phải chỉ trong vài ngày hoặc vài tháng mà do bạn đã phải trải qua một con đường dài và nhiều khó khăn gian khổ trong nhiều năm trời. Thực sự, bạn đã trải qua cả cuộc đời mình để đạt được những thành tựu của ngày hôm nay, để sở hữu những gì bạn đang có bây giờ và để đạt đến hoàn cảnh sống hiện tại của chính mình. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của rất nhiều quyết định của bạn và những quyết định đó đã đưa bạn đến hoàn cảnh sống bây giờ.

Nếu bản thân bạn và những gì bạn có hôm nay đúng là điều bạn muốn và nếu bạn thoả mãn với những điều kiện sống của mình bây giờ thì bạn hãy tiếp tục làm nhiều hơn nữa những gì bạn đã làm từ trước đến nay và bạn sẽ có được nhiều hơn nữa những gì bạn đang có bây giờ. Nhưng nếu bạn không hài lòng với bản thân mình, với những gì bạn đang có và những điều kiện sống hiện nay của bạn thì bạn phải thực hiện một số thay đổi – những thay đổi cơ bản, những thay đổi từ bên trong con người bạn. Nếu không tạo ra được những thay đổi đó, bạn sẽ thấy thời gian qua đi mà mình vẫn đang tìm kiếm một cách vô vọng những điều mình hằng mong ước.

Trong cuốn sách này, bạn có thể sẽ bắt gặp những câu nói trái ngược với những gì bạn hằng tin tưởng, trái ngược với những gì bạn đã trải nghiệm, trái ngược với những gì người ta thường nói với bạn, trái ngược với những truyền thống tinh thần mà bạn đã quen thuộc từ hồi còn nhỏ cho đến bây giờ, và thậm chí còn trái ngược với cả những nhận thức thông thường của bạn. Đó là những gì bạn sẽ gặp khi đọc cuốn sách này.

Cuốn sách sẽ giúp bạn biết cách thích nghi với những thay đổi không thể tránh khỏi trong cuộc sống, làm sao để xử lý stress một cách lành mạnh và làm thế nào để nuôi dưỡng được hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. Sự uyên bác nhẹ nhàng của cuốn sách sẽ chỉ cho bạn thấy làm thế nào để đưa những trải nghiệm đẹp đẽ vào trong cuộc sống của mình và tạo ra được một triết lý riêng giúp ta vượt qua bất cứ khó khăn nào.

Mục lục:

Những lời bình

Hạnh phúc

Con đường

Chúng ta là tác giả của mỗi phút giây sắp đến

Kinh nghiệm mới

Con đường nội tâm

Hạnh phúc tỉnh giác

Chân lý trong vũ trụ

Thích nghi với sự thay đổi

Stress và trí tưởng tượng của bạn

Chữa lành quá khứ của bạn

Ngôn ngữ của vũ trụ

Đôi dòng về tác giả

name

No Bad Parts - Không Có Phần Nào Xấu

Có phải chỉ có một “bạn”?

Chúng ta vẫn tin rằng mình chỉ có một bản dạng duy nhất và cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ khi không thể kiểm soát được những tiếng nói bên trong không phù hợp với hình mẫu lý tưởng mà ta nghĩ mình nên trở thành.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Richard Schwartz đang thách thức lý thuyết “tâm trí đơn nguyên” này. Ông cho rằng: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra với nhiều phần tâm trí phụ. Những phần này không phải là tưởng tượng hay mang tính biểu tượng. Chúng là những cá nhân tồn tại như một gia đình nội tâm trong chúng ta, và chìa khóa để khỏe mạnh và hạnh phúc là tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương mọi phần trong con người bạn.”

Với No Bad Parts, tác giả Richard Schwartz giới thiệu liệu pháp Hệ thống gia đình nội tâm (IFS) và lý giải tại sao nó lại có hiệu quả đến vậy trong các lĩnh vực như phục hồi sau sang chấn, trị liệu chứng nghiện và điều trị trầm cảm – và những hiểu biết mới mẻ về ý thức này có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá:

- Cuộc cách mạng IFS - việc tôn trọng và giao tiếp với các phần thay đổi cách tiếp cận sức khỏe tinh thần của chúng ta như thế nào

- Đảo ngược các giả định về văn hóa, khoa học và tinh thần vốn củng cố mô hình tâm trí đơn nguyên lỗi thời

- Cái tôi, kẻ chỉ trích nội tâm, kẻ phá hoại - biến những phần ác ý này thành những đồng minh hùng mạnh

- Gánh nặng - tại sao các phần của chúng ta trở nên méo mó và mắc kẹt trong những tổn thương thời thơ ấu và niềm tin văn hóa

- Cách IFS thể hiện tính nhân văn của con người bằng cách tiết lộ rằng không có phần nào xấu

- Bản ngã - khám phá bản chất tốt đẹp, giàu lòng trắc ẩn, khôn ngoan của bạn, đó là nguồn gốc của sự chữa lành và hòa hợp

- Các bài tập để lập bản đồ các phần của bạn, tiếp cận Bản ngã, làm việc với nhà bảo vệ đầy thách thức, xác định các yếu tố kích hoạt của từng phần, v.v..

Mục lục

Lời khen tặng

Lời tựa

Giới thiệu

1. Hệ thống gia đình nội tâm

Chương một: Tất cả chúng ta đều đa dạng

Chương hai: Tại sao các phần lại trộn lẫn với nhau?

Chương ba: Điều nay thay đổi mọi thứ

Chương bốn: Nói thêm về các hệ thống

Chương năm: Lập bản đồ các hệ thống nội tâm

2. Sự lãnh đạo của bản ngã

Chương sáu: Chữa lành và chuyển hóa

Chương bảy: Bản ngã hành động

Chương tám: Tầm nhìn và mục tiêu

3. Bản ngã trong cơ thể, bản ngã trong thế giới

Chương chín: Bài học cuộc sống và nhà cố vấn- đọa đày

Chương mười: Các quy luật vật lý bên trong

Chương mười một: Hiện thân

Những suy nghĩ khép lại

Lời cảm ơn

Thông tin về tác giả

Trích đoạn sách

Tất cả chúng ta đều có những phần mà ta không muốn thừa nhận, ngay cả với chính mình. Nói chung, những phần này là những đứa trẻ nội tâm còn non nớt và lầm lạc. Và cũng giống như những đứa trẻ lầm lạc bên ngoài, chúng xứng đáng nhận được sự hướng dẫn và yêu thương của chúng ta, hơn là sự khinh miệt, xấu hổ và ruồng bỏ. (Trang 260)

Về tác giả

Tiến sĩ Richard C.Schwartz bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách một nhà trị liệu gia đình và một học giả. Bên cạnh là diễn giả nổi bật của các tổ chức nghề nghiệp, ông cũng xuất bản một số cuốn sách và hơn 50 bài báo về IFS.

name

Combo Sách Hay Về Chữa Lành Của Thầy Thích Nhất Hạnh (Bộ 11 Cuốn)

1. Giận

Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi… Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã… Giận là một cuốn sách hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó mở ra cho ta những khả năng kỳ diệu, nhưng lại rất dễ thực hành để ta tự mình từng bước... thoát khỏi cơn giận và sống đẹp với xã hội quanh mình.

Giận được xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 10.9.2001, trước biến cố 11.9.2001 có một ngày. Vì thế Giận đã trở thành quyển sách bán chạy nhất Hoa Kỳ - 50.000 bản mỗi tuần - trong vòng 9 tháng... Tại Hàn Quốc, quyển sách này đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng. Rất nhiều độc giả nhờ đọc sách này mà đã điều phục được tâm mình, sử dụng ái ngữ lắng nghe để hoà giải với người thân, đem lại hạnh phúc trong gia đình và trong cộng đồng của họ.

Giận - sách hay nên đọc để chuyển hóa sân hận thành năng lượng tích cực

Theo ý của Thiền sư, sân hận không phải cơn cảm xúc để chế ngự, và nhất định không phải kẻ thù chúng ta cần phải tuyên chiến. Ngược lại, nó phải được chấp nhận một cách hiền hòa, cần được mỗi người chăm sóc. Qua sách, tác giả giải thích cho người đọc cách làm thế nào để có thể vượt qua những cảm xúc có thể làm nhiều người đau đớn, khổ sở. Ngoài ra, góc nhìn của Thích Nhất Hạnh, trong một nghĩa nào đó, mang màu sắc tâm lý, triết học khi  giúp người đọc nhận ra những cơn giận của họ ở tầm ý nghĩa rộng lớn, vừa tích cực vừa tiêu cực trong bối cảnh cuộc sống của con người nói chung.

Thích Nhất Hạnh quan niệm rằng sự khác nhau giữa người và người về cơ bản là ảo tưởng và sân hận khiến cho nó có tác động nghiêm trọng hơn. Tôi càng giận người khác thì tôi (từ góc nhìn Phật giáo) càng quên đi người đó giống tôi thế nào - bỏ qua là người đó, trong một nghĩa nào đó, chính là ""tôi"". Kẻ thù tạm thời (cũng có thể về dài hạn) có vẻ khác tôi hoàn toàn: là nguyên nhân cho cảm giác khó chịu của tôi, là người thao túng, hạnh hạ, bóc lột tôi, hơn nữa là người xứng đáng để bị trừng phạt vì những hành động hằn học của mình… Còn thực tế, kẻ đó thường giống tôi, vừa giận vừa đau khổ như tôi. Tôi càng công nhận điều đó, thông cảm cho người đó, chăm sóc và chuyển hóa cơn giận của người đó lẫn cơn giận của tôi thì khả năng xung đột sẽ chấm dứt, sự kết nối giữa cả hai sẽ cao hơn…

2. Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt

Đường Xưa Mây Trắng là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.

Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.

(Làng Mai)

Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.

Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.

Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.

3. Sen Nở Trời Phương Ngoại

Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là một kênh nổi tiếng nhất của đạo Bụt Đại Thừa. Tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chính nhờ kinh Pháp Hoa mà đạo Bụt Đại Thừa trở thành một cơ sở có căn bản, có truyền thống và biến thành một Giáo hội thực sự với việc tuyên thuyết hai thông điệp chính:

(1) Tất cả chúng sinh đều có thể thành Bụt,

(2) Chỉ có một con đường tu học duy nhất là Phật thừa.

Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sinh buổi ban đầu. Chủ đích quan trọng nhất của chư Bụt là hướng dẫn chúng sinh đi vào con đường Phật thừa, tức là con đường Khai, Thị, Ngộ, Nhập tri kiến của Bụt. Vì vậy mà triết lý này được gọi là Khai tam hiển nhất, hay là Hội tam quy nhất, nghĩa là gom cả ba cái lại để đưa về một cái. Ðiều đó làm cho kinh Pháp Hoa trở thành Diệu Pháp.

Với Sen nở trời phương ngoại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ không giảng từng đoạn kinh Pháp Hoa như nhiều người khác đã làm, mà chỉ đi vào từng Phẩm, tóm lược nghĩa chính của từng Phẩm, khai triển, và diễn dịch những điều căn bản trong từng Phẩm, để quý vị độc giả có được một cái thấy tuy khái quát nhưng rõ ràng về ý kinh. Riêng Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát tức là Phẩm Phổ Môn, Phẩm thứ 25, vì là Phẩm được nhiều người tụng đọc nhất trong toàn bộ kinh Pháp Hoa, nên Thiền sư sẽ giảng với nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, Người cũng sẽ đưa ra một số đề nghị để đóng góp cho sự hoàn bích của đóa hoa đẹp nhất trong Vườn kinh điển Đại Thừa này.

4. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

5. Con Đường Chuyển Hóa

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt.

Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời.

6. Muốn An Được An

Ngày chủ nhật và cũng là ngày cuối cùng của tháng 11 năm 2014 tôi nhận được bản thảo cuốn sách Muốn an được an của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được sư cô Hội Nghiêm dịch ra tiếng Việt từ bản nguyên gốc tiếng anh Being peace. Tôi ngồi vào bàn rồi đọc ngay tức khắc. Và tôi giật mình.

Giật mình bởi mình quá may mắn mà không biết đến điều đó. May mắn vì tính đến năm 2015 này tôi được biết đến thiền sư Thích Nhất Hạnh đúng 10 năm. Quá may mắn bởi đêm hôm qua tôi vừa từ Myanmar bay về Việt Nam và trên máy bay có đọc báo thấy tình trạng đói, bệnh ở châu Phi đang vẫn rất cao, rằng ở Ucraina vừa có thêm những dân thường thiệt mạng, tình hình chính trị xã hội bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới. Quá may mắn bởi bản thân tôi và rất nhiều đồng nghiệp đã và đang làm việc ở Thái Hà Books của tôi đều là Phật tử.

Tôi đọc ngay những dòng đầu tiên và phải đọc đi đọc lại vài lần những dòng những chữ của thiền sư Thích Nhất Hạnh “Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho ai được, kể cả những người ta thương, những người ta cùng chung sống trong một mái ấm gia đình. Có bình an, hạnh phúc thì chúng ta sẽ mỉm cười và xinh tươi như một bông hoa, khi đó, mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng.”

Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều cảm thọ. Khi thì hạnh phúc, lúc thì buồn khổ. Các cảm thọ cứ lần lượt đến với ta như một dòng sông. Rõ ràng việc thực tập thiền là rất quan trọng. Hành thiền để ý thức được, ghi nhận từng cảm thọ, thậm chí ôm ấp từng cảm thọ. Tôi luôn nhắc mình thực tập như vậy. Tôi biết điều này bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hướng dẫn chúng tôi cách đây tròn 10 năm, từ 2005 khi tôi may mắn được biết đến Thầy. Nhờ Thầy mà tôi dần biết cách tìm bình an trong chính mình.

Tôi đã nhận ra rằng thiền rất giản đơn, có thể thiền tập ở bất cứ đâu và bất cứ giờ nào trong ngày. Thiền không có nghĩa là vào rừng ẩn tu hay trốn tránh xã hội. Nếu như chúng ta cùng nhắc nhau thiền mỗi ngày thì đời sống đẹp biết nhường nào và xã hội sẽ tươi mát vô cùng.

Muốn an thì có an. Vấn đề là ta phải muốn. Có hai thời điểm rất quan trọng mà tôi luôn nhắc tâm của mình bình an. Đó là đầu giờ sáng và trước khi ngủ. Tôi hay nhắc tâm an lạc, nhắc miệng mỉm cười thư giãn. Muốn an thì được an mà. Muốn hạnh phúc thì có ngay hạnh phúc mà. Hạnh phúc từ trong ta mới lâu mới bền, chứ hạnh phúc mang từ bên ngoài vào đến và đi nhanh lắm.

Đôi khi, bạn cũng như tôi, chúng ta quá bận rộn. Bận đến mức không dành thời gian cho người thân và bạn bè. Bận đến mức không có thời gian để ngắm cây, ngắm trời, ngắm hoa ngắm đất. Thậm chí quên mất chuyện thở và ta thở tự động như một cái máy, thở không có ý thức. Thật là tiếc. Bạn và tôi vẫn đang bị tập khí lôi cuốn. Bây giờ, đọc Muốn an được an rồi chúng ta  luôn tự nhắc mình và nhắc nhau hai chữ bình an để tạo bình an cho chính mình.

7. Tìm Bình Yên Trong Gia Đình

“Tìm bình yên trong gia đình” cuốn sách của Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh là tập hợp nhiều câu hỏi vấn đáp của quý Phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Sư ông để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…

“Quay về nương tựa

Hải đảo tự thân

Chánh niệm là Bụt

Soi sáng xa gần,

Hơi thở là pháp

Bảo hộ thân tâm

Năm uẩn là tăng

Phối hợp tinh cần

Thở vào, thở ra

Là hoa tươi mát

Là núi vững vàng

Nước tĩnh lặng chiếu

Không gian thênh thang”

Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườn… mới hình thành. Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hội… Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức. Cũng cùng một người nhưng khi thương thì gọi là mình có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng vì mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên để rồi khổ đau, thì lại gọi là mình có nợ với người ấy. Như thế thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không?

Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc. Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v… Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái… thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.

Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình.

8. Gieo Trồng Hạnh Phúc

Chánh Niệm là nguồn năng lượng tỉnh thức đưa ta trở về với giây phút hiện tại và giúp ta tiếp xúc sâu sắc với sự sống trong mỗi phút giây của đời sống hằng ngày. Chúng ta không cần phải đi đâu xa để thực tập chánh niệm. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm ngay trong phòng mình hoặc trên đường đi từ nơi này đến nơi khác. Ta vẫn có thể tiếp tục làm những công việc ta thường làm hằng ngày như đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, ăn, uống, giao tiếp, chuyện trò… nhưng với ý thức là mình đang làm những công việc ấy.

Hãy tưởng tượng ta đang ngắm mặt trời mọc với một số người. Trong khi những người khác đang thưởng thức khung cảnh đẹp đẽ ấy thì ta lại “bận rộn” với những thứ trong đầu mình. Ta bận rộn và lo lắng cho những kế hoạch của ta. Ta nghĩ về quá khứ hoặc tương lai mà không thực sự có mặt để trân quý cơ hội đó. Thay vì thưởng thức cảnh đẹp của buổi bình minh, ta lại để cho những khoảnh khắc quý giá ấy trôi qua oan uổng.

Nếu quả thực như vậy, ta có thể sử dụng một phương pháp khác. Mỗi khi tâm ta đi lang thang thì ta kéo tâm về và tập trung tâm ý vào hơi thở vào – ra. Thực tập hơi thở ý thức giúp ta trở về với giây phút hiện tại. Thân tâm hợp nhất, ta sẽ có mặt trọn vẹn để ngắm nhìn, quán chiếu và thưởng thức khung cảnh đẹp đẽ ấy. Bằng cách trở về với hơi thở, ta lấy lại được sự mầu nhiệm của buổi bình minh.

Chúng ta thường quá bận rộn đến nỗi quên mình đang làm gì, hoặc có khi ta quên mình là ai. Thậm chí có người quên mất là mình đang thở. Ta quên nhìn những người thương của ta và trân quý sự có mặt của họ, cho đến một ngày họ đi xa hay qua đời ta mới thấy hối tiếc. Có khi rảnh rỗi đi nữa, ta cũng không biết cách tiếp xúc với những gì đang xảy ra trong ta. Vì vậy ta mở ti vi lên xem hoặc nhấc điện thoại gọi cho ai đó. Ta nghĩ làm như thế là ta có thể trốn thoát được chính mình.

Ý thức về hơi thở là tinh yếu của chánh niệm. Theo lời Bụt dạy, chánh niệm là nguồn suối phát sinh hỷ lạc. Hạt giống chánh niệm có trong mỗi chúng ta nhưng thường thì ta quên tưới tẩm hạt giống đó. Nếu biết cách nương vào hơi thở, nương vào bước chân của mình, chúng ta có thể tiếp xúc được với những hạt giống an lành ấy và cho phép chúng biểu hiện. Thay vì nương vào những ý niệm trừu tượng về Bụt, về Chúa hoặc về Allah, chúng ta có thể tiếp xúc được với Bụt, với Chúa trong từng hơi thở và bước chân của mình.

Điều này nghe có vẻ dễ dàng và ai cũng có thể làm được, tuy nhiên đòi hỏi ở chúng ta một sự tập luyện. Quan trọng là tập dừng lại. Dừng lại như thế nào? Dừng lại bằng hơi thở vào ra và bước chân của mình. Vì vậy pháp môn căn bản của chúng ta là hơi thở ý thức và bước chân chánh niệm. Nếu nắm vững những pháp môn này, chúng ta có thể ăn, uống, nấu nướng, làm việc, lái xe… trong chánh niệm. Và chúng ta luôn luôn an trú trong giây phút hiện tại, bây giờ ở đây.

Thực tập chánh niệm (smrti) đưa đến định (samadhi) và định đưa đến tuệ (prajna). Tuệ giác mà ta đạt được từ sự thực tập chánh niệm có khả năng giải phóng chúng ta ra khỏi những tình trạng sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng và đem lại hạnh phúc đích thực cho ta. Chúng ta có thể sử dụng những đối tượng đơn giản như bông hoa để thực tập chánh niệm. Khi cầm bông hoa trong tay, chúng ta ý thức về bông hoa. Hơi thở vào ra giúp ta duy trì ý thức. Thay vì để cho những suy nghĩ trấn ngự hoặc lôi kéo, ta trở về có mặt cho bông hoa và thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa. Định lực sẽ trở thành nguồn suối phát sinh niềm vui trong ta.

Để thưởng thức trọn vẹn những món quà mà cuộc sống ban tặng, chúng ta phải thực tập chánh niệm trong mọi lúc, mọi nơi dù đang đánh răng, chuẩn bị thức ăn sáng hay lái xe đi làm. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở có thể là một cơ hội đem đến cho ta niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống đầy dẫy khổ đau. Nếu không đủ hạnh phúc, ta sẽ không chăm sóc được nỗi khổ đau và tuyệt vọng của mình. Chúng ta hãy thực tập với tinh thần nhẹ nhàng thư thái, với tâm hồn rộng mở bao la và với một trái tim sẵn sàng lắng nghe, chấp nhận. Thực tập là để nuôi lớn hiểu biết chứ không phải để phô trương hình thức. Có chánh niệm, ta có thể nuôi lớn được niềm vui trong ta, giúp ta xử lý tốt hơn những khó khăn thách thức trong cuộc sống và biết cách chế tác tự do, an lạc, thương yêu trong mỗi chúng ta.

9. Hạnh Phúc Cầm Tay

Cuộc sống quanh ta đầy màu nhiệm, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng xuyên suốt không thể thay đổi. Một người sống trong chánh niệm, tâm an, sẽ khiến những người xung quanh vui vẻ, an nhiên và thậm chí thay đổi cả xã hội.

“Tất cả chúng ta đều có hạt giống của niệm và định”

“Định làm phát sinh hỷ lạc” Định nguồn căn, có định con người sẽ cảm thấy đang thực sự sống chứ không phải chỉ tồn tại. Cảm nhận cuộc đời tươi đẹp không qua đôi mắt mà qua hơi thở và tâm hồn.

Thiền sư Lâm Tế đã nói rằng: “Phép lạ là đi trên mặt đất mà không phải đi trên mặt nước hay đi trên than hồng”. Tất cả những gì ta làm đều cốt yếu là để tâm an. Mỗi ngày, ta đì tìm tự do cho hạnh phúc, hay hạnh phúc để được tự do?! Nếu cứ mải mê mắc kẹt trong quá khứ và lo buồn về tương lai, hiện tại sẽ tự nhiên ngả màu héo úa.

Nghỉ ngơi là bước đầu tiên của thiền tập, và con đường ngắn nhất là thả lỏng và không gượng ép. Sống là để không uổng phí một đời, sống trọn vẹn từng giây phút, thanh thản từng hành động.

Bước đi một cách thoải mái, an lạc, đi như không đi sẽ không thấy mệt mỏi. Sự cố gượng là không cần thiết nếu ta hiểu được rằng mỗi bước đi là mỗi bước được tiếp xúc với cuộc đời và sự màu nhiệm vô tận. Chạm vào đất Mẹ là nguồn căn của “Sám Pháp địa xúc”, người thường cũng có thể thực hành khi bế tắc, lo sợ, Người nhẫn nại bảo hộ, che chở và cho ta lối thoát, mọi thứ tự khắc trở nên nhẹ nhàng.

Cuốn sách tiếp tục với Năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều cần ta trị vì, cai quản. Có chánh niệm sẽ nhận diện được tập khí khi chúng đang phát khởi và ngăn ngừa nó hoành hành ta, quấy nhiễu giấc ngủ ta mỗi đêm. Cả những tri giác sai lầm vây bám lấy tâm trí ta, cũng sẽ được loại bỏ.

Khép lại với Năm giới tân tu: Bảo vệ sự sống, Hạnh phúc chân thật, Tình thương đích thực, Lắng nghe và ái ngữ, Nuôi dưỡng và trị liệu là năm phép thực tập chánh niệm, có khả năng xóa bỏ mọi rào cản, kể cả hận thù và tuyệt vọng để ta bước đi trên con đường thanh thản, sống cuộc đời đáng sống của ta.

10. Fear - Sợ Hãi

Hầu hết chúng ta ai cũng đã trải qua những giây phút hạnh phúc lẫn khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều người ngay lúc đang vui sướng nhất mà lòng vẫn trĩu nặng lo sợ, sợ ngày vui sẽ qua mau, sợ không như mong cầu, sợ phải xa cách người thương và một nỗi sợ lớn nhất, sợ thân xác mình sẽ tàn hoại. Cho nên ngay lúc biết bao điều kiện của hạnh phúc có đó niềm vui vẫn không trọn vẹn.

Chúng ta cứ nghĩ rằng để được hạnh phúc thì phải tránh né hay quên đi lo sợ. Chúng ta không mấy thoải mái khi phải nghĩ đến những gì đã làm cho ta lo sợ, rồi chúng ta chối bỏ: “Thôi! Thôi! Tôi không muốn nghĩ tới chuyện đó!” Chúng ta nhắm mắt làm ngơ nhưng lo sợ vẫn còn đó trong ta.

Cách duy nhất để bớt đi lo sợ và thật sự hạnh phúc là nhận diện lo sợ và quán chiếu gốc rễ của lo sợ. Thay vì tránh né, ta sử dụng khả năng tỉnh giác và quán sát tinh tường.

Chúng ta lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát của ta. Chúng ta sợ bệnh, sợ già, sợ mất đi những gì mà ta trân quý. Chúng ta cố ôm giữ địa vị, tài vật và người thương. Nhưng ôm giữ không giúp bớt lo sợ. Trước sau gì sẽ có một ngày chúng ta phải buông bỏ tất cả. Chúng ta không thể mang địa vị, tài vật, người ta thương theo chúng ta mãi.

Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu làm ngơ lo sợ thì lo sợ sẽ tan biến. Nhưng nếu cứ làm ngơ, cứ chôn chặt lo sợ vào lòng thì lo sợ vẫn ở đó và luôn làm ta căng thẳng. Chúng ta cảm thấy bất lực. Nhưng chúng ta có khả năng quán chiếu, nhìn sâu vào lo sợ và từ đó, lo sợ không còn khống chế được ta. Chúng ta có khả năng chuyển hóa lo sợ. Thực tập sống tỉnh thức từng giây phút hiện tại, ta gọi đó là CHÁNH NIỆM, sẽ giúp ta can đảm đối diện lo sợ và không còn bị lo sợ bức bách. Chánh niệm có nghĩa là nhìn sâu, là ý thức “tự tính tương tức” (true nature of interbeing) của vạn vật và ý thức rằng không có gì sẽ mất đi.

Tất cả chúng ta ai cũng từng lo sợ, nhưng nếu chúng ta biết nhìn sâu vào lo sợ thì ta có thể giải tỏa lo sợ và tìm lại nguồn vui. Lo sợ khiến chúng ta chú tâm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Nếu chấp nhận lo sợ thì ta khám phá ra rằng ngay lúc này, hôm nay đây ta còn sống, cơ thể ta đang hoạt động diệu kỳ, mắt ta đang thấy được trời xanh, tai ta còn nghe được tiếng nói của người ta thương.

Bước thứ nhất của sự quán chiếu lo sợ là nhận diện mà không phán xét. Hãy nhận diện với tâm bình thản rằng lo sợ đang có đó trong ta, như thế cũng đủ để vơi bớt lo sợ rất nhiều. Tiếp theo, khi lo sợ đã lắng dịu, chúng ta ôm ấp niềm lo nỗi sợ một cách êm dịu và nhìn sâu vào nguồn gốc của lo sợ. Hiểu được nguồn gốc của lo sợ, ta buông bỏ được lo sợ. Hãy tìm hiểu xem lo sợ là do nguyên nhân hiện tại hay là do nguyên nhân từ xa xưa, từ khi ta còn nhỏ, mà ta đã ôm chặt trong lòng cho tới bây giờ? Khi chúng ta sử dụng chánh niệm để đối diện lo sợ thì chúng ta sẽ ý thức rằng chúng ta đang sống, rằng chúng ta còn có những gì ta trân quý và yêu thích. Nếu không phí thì giờ đè nén, bận tâm vì lo sợ, ta sẽ có thì giờ vui hưởng nắng ấm, trời trong, gió lành. Nếu quán chiếu sâu sắc và tỏ tường lo sợ thì ta sẽ khám phá ra rằng ta có thể sống một cuộc đời đáng sống.

Nỗi lo sợ lớn nhất là sợ rằng khi chết ta không còn là gì nữa. Để thực sự giải thoát khỏi nỗi sợ đó, ta phải nhìn sâu dưới cái nhìn bản môn (ultimate dimension) để thấy được bản chất không sinh không diệt của ta. Phải từ bỏ định kiến rằng ta chỉ có một thân xác này và nó sẽ tàn hoại khi ta chết. Hiểu rằng ta không chỉ là một thân xác, rằng ta không đến từ hư không và sẽ tan biến vào hư không. Hiểu như thế ta sẽ giải thoát khỏi lo sợ.

Đức Bụt là một con người như tất cả chúng ta. Ngài cũng đã từng lo sợ nhưng ngài thường xuyên thực tập chánh niệm và quán chiếu sâu sắc cho nên ngài đã bình thản khi đối diện lo sợ. Kinh chép rằng một hôm Bụt đang đi thì Angulimala, một tên giết người khét tiếng đuổi theo ngài và hô lớn bảo ngài dừng lại nhưng Bụt vẫn tiếp tục chậm rãi bình thản bước. Angulimala đuổi kịp Bụt và lớn tiếng hỏi tại sao ngài không chịu dừng lại. Đức Bụt trả lời: “Angulimala, ta đã dừng lại từ lâu, chỉ có ngươi là không dừng lại”. Và Bụt giải thích tiếp: “Ta đã dừng những hành động gây đau khổ. Tất cả các loài chúng sinh đều ham sống, sợ chết. Chúng ta phải nuôi dưỡng lòng thương và bảo vệ sự sống của mọi loài.” Angulimala tỉnh ngộ và xin Bụt giảng tiếp. Cuối cùng, Angulimala thề sẽ không bao giờ giết chóc, bạo ngược và xin Bụt xuất gia.

Tại sao Đức Thế Tôn có thể bình tĩnh trước một tên giết người? Đây là một câu chuyện hiếm có nhưng tất cả chúng ta hằng ngày đều đã đối diện với hết lo sợ này đến lo sợ khác. Thực tập chánh niệm mỗi ngày có thể giúp ích rất nhiều.

11. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức

Ngay những trang đầu, nội dung của cuốn sách đã được trình bày một cách súc tích, đầy đủ qua một hình ảnh rất đẹp: Hình ảnh của người anh lớn đến kịp lúc để giúp người em giải quyết một vấn đề nan giải trên máy vi tính. Người anh nói: “Em ngồi qua một bên, anh làm cho.” Người em tức thì cảm thấy vững lòng dù chưa biết vấn đề có được giải quyết ổn thỏa hay không. Người anh lớn đó chính là Đức Bụt trong lòng mỗi chúng ta, là sự hiểu biết sáng suốt của chúng ta. Thầy Thích Nhất Hạnh cũng chính là người anh lớn đó, lúc nào cũng gần gũi, thân thiết và kiên nhẫn. Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: “Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thương và tuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.”

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi.

“Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.

Bước đi như vậy, quý vị in xuống đất sự vững chãi và thảnh thơi của quý vị.” Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức là một cuốn sách tiếp nối công trình, phát huy giáo lý Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ kinh Lăng Già và các bộ luận của tổ Thế Thân, sống vào thế kỷ V.

1. Giận (Tái Bản 2023)

2. Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt (Tái Bản 2024)

3. Sen Nở Trời Phương Ngoại

4. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Tái Bản 2022)

5. Con Đường Chuyển Hóa (Tái Bản 2021)

6. Muốn An Được An (Tái Bản 2021)

7. Tìm Bình Yên Trong Gia Đình (Tái Bản 2021)

8. Gieo Trồng Hạnh Phúc (Tái Bản 2021)

9. Hạnh Phúc Cầm Tay (Tái Bản 2021)

10. Fear - Sợ Hãi

11. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức (Tái Bản Lần 4)

name

Ehon Thực Phẩm Tâm Hồn Cho Bé - Niềm Vui Mỗi Ngày - Xin Chào Bàn Chải

Bạn bàn chải nhỏ đồng hành cùng bé khi chăm sóc răng miệng. Bé phải chải răng thế nào cho đúng? Với tranh vẽ nhiều màu sắc, bé sẽ không thể rời mắt với câu chuyện đáng yêu này.

Cuốn sách sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng cho trẻ em từ 0 tuổi

Thông tin về sách ehon:

Nếu như Ehon được ví như thực phẩm cho tâm hồn thì thói quen đọc Ehon cho con nghe được ví như bữa ăn hằng ngày giúp cha mẹ Nhật nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ cho con. Đọc Ehon chính là cách cha mẹ Nhật trò chuyện và thể hiện tình yêu thương với con; vừa giúp con phát triển về ngôn ngữ, trí tưởng tượng; vừa nuôi dưỡng nhân cách, sở thích cá nhân, cùng tâm hồn phong phú cho con. Ehon có mặt trong tủ sách của mọi gia đình và là người bạn đồng hành với trẻ trong suốt những năm tháng ấu thơ. “Đọc Ehon cho con nghe từ 0 tuổi” chính là phương pháp giáo dục “quan trọng” và “nên áp dụng” mà tất cả các nhà giáo dục Nhật Bản khuyến khích phụ huynh nên làm với con mình.

Đọc ehon như thế nào để bé yêu thích việc đọc sách?

-Với bé 0-2 tuổi, hãy đọc chậm rãi, giọng đọc to, rõ ràng. Còn với bé từ 3 tuổi trở lên, khả năng lý giải đã cao hơn thì có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.

-Cha mẹ nên để bé ngồi trên đùi hay ngồi trong lòng và giơ sách khoảng 20-30cm để giúp bộ não tiếp thu tốt nhất.

-Cha mẹ nên tập đọc một lượt trước khi đọc cho bé nghe để nắm bắt nội dung và thần thái của câu chuyện.

-Ehon như một công cụ để cha mẹ giao tiếp với con, vì thế cha me có thể thêm thắt vào câu chuyện cho sinh động, hoặc biến hóa giọng đọc theo nhân vật.

-Ban đầu khi bé chưa có hứng thú có thể dang đọc sẽ bỏ chạy đi chơi, gặm nhấm sách (nhất là giai đoạn 0-3 tuổi) thì cha mẹ đừng vội nản chí. Chỉ cần bé tập trung nhìn 10 giây thôi cũng hay vui mừng ôm bé và khen ngợi sự cố gắng ấy để bé dần dần làm quen với Ehon.

-Nếu bé nhất quyết chỉ dừng lại xem tranh ở trang nào đó thì hãy tôn trọng mong muốn đó, vì có thể bé có hứng thú đặc biệt với chi tiết nào đó.

-Đọc cho bé bao nhiêu cuốn không quan trọng bằng việc bé có hứng thú với cuốn nào. Có khi bé chỉ thích đọc đi đọc lại một cuốn suốt thời gian dài là vì mỗi giai đoạn bé lại khám phá ra một điều mới mẻ ở cuốn truyện đó.

-Hãy ghi lại mục tiêu và nhật ký đọc cho con nghe, con đã có thể nhớ hay kể lại những câu chuyện nào, từ đó làm bằng chứng theo dõi những tiến bộ của con.

Tuyệt đối nên tránh: Đừng đặt câu hỏi kiểm tra bài khi đang đọc cho bé nghe như chú ếch trốn ở đâu nhỉ, hay đọc xong rồi hoi con có nhớ nhân vật này không, có rút ra bài học gì ở câu chuyện này không. Vì điều ấy sẽ khiến mạch cảm xúc chảy theo câu chuyện bị ngắt giữa chừng, sẽ chỉ gây áp lực tâm lý khiến trẻ không con hứng thú với Ehon.

Cuốn sách sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng cho trẻ em từ 0 tuổi.

Thông tin về sách ehon:

Nếu như Ehon được ví như thực phẩm cho tâm hồn thì thói quen đọc Ehon cho con nghe được ví như bữa ăn hằng ngày giúp cha mẹ Nhật nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ cho con. Đọc Ehon chính là cách cha mẹ Nhật trò chuyện và thể hiện tình yêu thương với con; vừa giúp con phát triển về ngôn ngữ, trí tưởng tượng; vừa nuôi dưỡng nhân cách, sở thích cá nhân, cùng tâm hồn phong phú cho con. Ehon có mặt trong tủ sách của mọi gia đình và là người bạn đồng hành với trẻ trong suốt những năm tháng ấu thơ. “Đọc Ehon cho con nghe từ 0 tuổi” chính là phương pháp giáo dục “quan trọng” và “nên áp dụng” mà tất cả các nhà giáo dục Nhật Bản khuyến khích phụ huynh nên làm với con mình.

Đọc ehon như thế nào để bé yêu thích việc đọc sách?

-Với bé 0-2 tuổi, hãy đọc chậm rãi, giọng đọc to, rõ ràng. Còn với bé từ 3 tuổi trở lên, khả năng lý giải đã cao hơn thì có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.

-Cha mẹ nên để bé ngồi trên đùi hay ngồi trong lòng và giơ sách khoảng 20-30cm để giúp bộ não tiếp thu tốt nhất.

-Cha mẹ nên tập đọc một lượt trước khi đọc cho bé nghe để nắm bắt nội dung và thần thái của câu chuyện.

-Ehon như một công cụ để cha mẹ giao tiếp với con, vì thế cha me có thể thêm thắt vào câu chuyện cho sinh động, hoặc biến hóa giọng đọc theo nhân vật.

-Ban đầu khi bé chưa có hứng thú có thể dang đọc sẽ bỏ chạy đi chơi, gặm nhấm sách (nhất là giai đoạn 0-3 tuổi) thì cha mẹ đừng vội nản chí. Chỉ cần bé tập trung nhìn 10 giây thôi cũng hay vui mừng ôm bé và khen ngợi sự cố gắng ấy để bé dần dần làm quen với Ehon.

-Nếu bé nhất quyết chỉ dừng lại xem tranh ở trang nào đó thì hãy tôn trọng mong muốn đó, vì có thể bé có hứng thú đặc biệt với chi tiết nào đó.

-Đọc cho bé bao nhiêu cuốn không quan trọng bằng việc bé có hứng thú với cuốn nào. Có khi bé chỉ thích đọc đi đọc lại một cuốn suốt thời gian dài là vì mỗi giai đoạn bé lại khám phá ra một điều mới mẻ ở cuốn truyện đó.

-Hãy ghi lại mục tiêu và nhật ký đọc cho con nghe, con đã có thể nhớ hay kể lại những câu chuyện nào, từ đó làm bằng chứng theo dõi những tiến bộ của con.

Tuyệt đối nên tránh: Đừng đặt câu hỏi kiểm tra bài khi đang đọc cho bé nghe như chú ếch trốn ở đâu nhỉ, hay đọc xong rồi hoi con có nhớ nhân vật này không, có rút ra bài học gì ở câu chuyện này không. Vì điều ấy sẽ khiến mạch cảm xúc chảy theo câu chuyện bị ngắt giữa chừng, sẽ chỉ gây áp lực tâm lý khiến trẻ không con hứng thú với Ehon.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

name

To Do List - Sổ Nhiệm Vụ

Trước khi rèn thói quen tự học các em phải rèn cho mình thói quen tự giắc. Tiếp đến để tạo nên thói quen tự học các em phải cần đến sự kỷ luật biết đề ra các ”mục tiêu “để duy trì các thói quen học tập. Và để tạo động lực cho khát khao học tập chúng ta rất cần đến “sự tò mò” và tinh thần “ham đọc sách” để nâng cao năng lực học tập.

Hãy biến việc tự học trở nên thú vị hơn khi thực hiện với cuốn sổ “Sổ nhiệm vụ - To do list” này.

“Sổ nhiệm vụ - To do list” là cuốn sổ giúp các em học sinh thực hành thói quen bằng việc ghi ra danh sách các việc mình cần làm hoặc nhiệm vụ mỗi ngày.

Trong 30 ngày thực hành ghi ra việc cần làm sẽ giúp các con học được các kỹ năng:

- Biết quản lý thời gian

- Chủ động với việc cần làm của mình

- Biết sắp xếp thứ tự ưu tiên

- Rèn luyện tính kỷ luật

Bố mẹ hãy cùng con đọc hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ các con để bắt đầu sử dụng cuốn sổ này hiệu quả.

Thông tin tác giả

TS Nguyễn Thị Thu – tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Chị là đồng sáng lập, kiêm giám đốc đào tạo của hệ thống giáo dục Tsubaki – theo triết lý giáo dục của Nhật Bản. Là người đầu tiên đã đưa phương pháp đọc ehon của cha mẹ Nhật về Việt Nam. Là tác giả những đầu sách hot dành cho cha mẹ Kỷ luật mềm của trái tim, Đọc ehon cho bé.

name

Hoa Không Nở Ở Nơi Đã Gieo Hạt - Lời Dạy Của Thiền Sư Dành Cho Những Phút Giây Mệt Mỏi Giữa Cuộc Đời

Bản thân mà ta trân quý với “hình mẫu bản thân mong muốn trở thành” thực chất là gì?

Mơ ước và kỳ vọng của bản thân có thực sự quan trọng đến thế?

Cảm xúc chi phối ta hay ta là chủ của cảm xúc?

Ý nghĩa của việc sống với hiện tại là gì?

Những câu hỏi trên tuy đơn giản nhưng thực sự lại không dễ để đưa ra câu trả lời. Cuộc đời dẫu dài rộng nhưng cuối cùng cũng chỉ gói gọn trong những câu hỏi về nhân sinh như thế. Hãy đọc Hoa không nở ở nơi đã gieo hạt, không cần tìm ở đâu xa, câu trả lời nằm ngay ở trong đó

Bạn cảm thấy mệt mỏi chán chường trong cuộc sống,

Bạn tìm cách giải quyết phiền não bằng mọi tri thức tích lũy được trên đời,

Nhưng sự việc không thuận buồm xuôi gió.

Hãy kiên trì, dành thật nhiều thời gian công sức,

Nhìn nhận tình trạng hiện tại bằng ánh mắt điềm nhiên,

Để suy nghĩ cụ thể, tìm ra hướng đi của cuộc đời.

Đây là một cuốn sách của sự thật. Một sự thật mà chúng ta thường không nhận ra trong cuộc sống hào nhoáng: trong nhiều trường hợp, mong cầu thực tế chỉ là những điều trong tầm tay và rất đỗi bình thường. Nếu chẳng may bạn đang loanh quanh mong cầu một “nơi để thuộc về”, chỉ còn cách hoặc tự mình tìm kiếm, hoặc nỗ lực biến nơi đã định trở thành vùng trời bình yên của chính mình. Và thậm chí, không có cả “ước mơ” lẫn “kỳ vọng” vẫn có thể an nhiên!

Nếu hiểu vậy thì khi mệt mỏi giữa cuộc đời, tự khắc sẽ buông thư được mọi thứ, từ bỏ được chấp niệm về bản thân và cuộc sống. Hoa không cần nở ở nơi đã gieo hạt. Con người, chỉ cần hiểu điều này, dù đang ở “nơi bị đặt vào” đi chăng nữa, vẫn đủ sức tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn.

Tác giả:

Jikisai Minami sinh năm 1958 tại tỉnh Nagano, Nhật Bản. Là một Thiền sư, Trụ trì Thiền viện Bồ Đề Tự (Bodaiji) núi Osore (Osoreze) thuộc tỉnh Aomori và Linh Tuyền Tự.

Thiền sư Jikisai Minami là tác giả của nhiều tác phẩm sách về Phật giáo, như “Khủng Sơn, nơi ở của những linh hồn khuất mặt” (NXB Shinchosha), “Căn cứ của cái Thiện”, “Nhập môn Phật giáo” (NXB Kodansha), “Luyện tập cái chết” (NXB Takarajimasha)…

Trích dẫn sách:

“Hãy nở hoa tại nơi đã gieo hạt” là câu nói chứa đựng nhiều lầm tưởng, bởi “nơi gieo hạt trong hiện tại” và “mầm non chính mình” là những tồn tại giả tạm vô thường.

Tiếp nhận vô điều kiện giá trị quan từ “ai đó”, gượng ép bản thân ra hoa kết quả trên mảnh đất chỉ là cõi tạm, nhìn từ quan điểm Phật pháp mà nói, là điều thật hoang đường.

Hoa không cần nở ở nơi đã gieo hạt.

Chỉ là, tùy vào cách gieo trồng mà có khi cũng ra hoa kết quả.

Con người, chỉ cần hiểu điều này, dù đang ở “nơi bị đặt vào” đi chăng nữa, vẫn đủ sức tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn.

(Trích Hoa không nở ở nơi đã gieo hạt)

Đối với con người chúng ta, không có việc gì trọng đại hơn cái chết. Nếu nhận ra được điều này, hẳn bạn hiểu rõ những tranh đấu và thỏa hiệp mà bản thân đang nhọc nhằn vật lộn đến kiệt sức thật ra chỉ là một phương diện rất nhỏ trong sự tồn tại của nhân sinh.

Điều bản thân có thể quyết định không gì khác ngoài sự liên hệ cùng người khác. Đừng nghĩ “làm gì đó cho bản thân mình”, hãy nghĩ rằng đang làm “vì ai khác”, điều này không có nghĩa là bất luận việc gì cũng nhất nhất làm theo kẻ khác, mà là chia sẻ vấn đề cùng người khác và tìm ra giải pháp. Lưu ý không phải “việc muốn làm”, hãy làm “việc nên làm”. Mục đích của kiếp nhân sinh chính là đây.

Hãy rời khỏi mộng tưởng về một “cá nhân quan trọng”, “là chính bản thân mình” rồi thì “sống để thực hiện ước mơ”, việc tìm ra sự tồn tại của chính mình trong sự liên hệ cùng người khác mới là quan trọng và đáng làm.

Nếu làm được những điều trên thì mỗi ngày trôi qua của kiếp nhân sinh, bạn hoàn toàn nghĩ được rằng “Sống cũng là việc không tồi” và “Thật tốt vì được sống”.

(Trích Hãy nghĩ rằng “Sống cũng không tồi!)

Nếu vẫn chưa thể gắng gượng đứng dậy từ nỗi đau thương, không cần cố gắng quá sức đứng dậy làm gì. Dù ai nói ngả nói nghiêng, hãy buồn khi bạn muốn buồn.

Dù con tim đang bị nhấn chìm giữa vực thẳm bi thương, chỉ cần thân thể vẫn còn muốn sống, đó là một dấu hiệu tốt.

Và chỉ cần còn muốn sống, hãy khóc khi muốn khóc, buồn khi muốn buồn, một ngày nào đó, khoảnh khắc bất chợt cất tiếng cười nhất định sẽ đến. Dù không thể biết rõ khoảnh khắc đó là khi nào, nhưng nó nhất định sẽ đến.

(Trích Khi buồn thì hãy cứ buồn, sẽ đến lúc tìm lại được nụ cười)

Mục lục

Chương 1: Bản thân mà bạn trân quý ấy, thật sự là gì nhỉ?

Hãy từ bỏ việc “xem trọng chính mình”

Không cần thiết phải tìm ra “ý nghĩa cuộc đời

Phiền não của chúng sanh chỉ nảy sinh trong mối quan hệ giữa người và người

Không thể trở thành “hình mẫu bản thân mong muốn” cũng chẳng sao!

Đừng làm vì chính mình, hãy làm vì ai đó!

Ngoài “sinh tử” thì chẳng có gì quan trọng cả!

Việc con người phán đoán được thực chất chỉ là những “điều vặt vãnh” của nhân sinh

“Hoa không nở ở nơi đã gieo hạt”

Khởi đầu từ vùng đất “Đời người vốn là vô nghĩa”

Không có 99% thông tin cũng chẳng sao!

Đời người, tiêu cực là lẽ đương nhiên!

Chương 2: Quẳng gánh lo mang tên “mơ ước” và “kỳ vọng”

Không có cả “ước mơ” lẫn “kỳ vọng” vẫn có thể an nhiên

Tuyệt đối phải nhìn “ước mơ” và hình ảnh “bản thân theo đuổi giấc mơ” qua ánh mắt lạnh lùng, lãnh đạm!

Suy nghĩ về “khao khát và mong muốn” chính là lúc cảm thấy bất an nhất

“Lẽ sống” hay “cảm giác muốn làm” hoàn toàn không cần thiết

Hãy quyết định chủ đề cho cuộc đời, rồi cứ thế đánh cược và tiến bước

Hãy nghĩ rằng “Sống cũng không tồi!”

Chương 3: Đừng để bị cảm xúc chi phối

Các mối quan hệ độc hại không thể chữa lành bằng tình yêu và nỗ lực

Cảm xúc dù có dao động cũng không sao

Trang bị kỹ năng rút lui khỏi làn sóng cảm xúc

Đừng cố đưa ra “đáp án” ngay lập tức

Phẫn nộ chẳng giải quyết được vấn đề

“Ghen ăn tức ở” đơn thuần là cảm xúc sinh ra từ ảo tưởng

Khi cơn giận dữ tràn ngập tâm tư, hãy tập trung vào những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày

Các mối quan hệ xã hội hay tình bạn đều không cần thiết

Nói ra “cảm xúc thật sự” sẽ cứu rỗi tâm hồn

Hãy thể hiện sự quan tâm và thông cảm mỗi ngày, nhất là với gia đình!

Tạo “mối quan hệ lỏng lẻo” với người có thể bộc bạch nỗi lòng

Tìm được vị tăng giúp bạn trút nỗi lòng giống như tìm được “danh y” chữa bệnh

Chương 4:Sống với hiện tại là để hướng về cõi tử

Có một nơi an ủi khi nỗi buồn dâng trào

Vẫn có thể ôm ấp nỗi ân hận mà sống tiếp

Khi buồn thì hãy cứ buồn, sẽ đến lúc tìm lại được nụ cười

Hãy tha thứ cho việc đã thứ tha!

Chấp nhận nỗi buồn bị giấu kín là đón nhận sự ra đi của những người thân yêu nhất

Từ bỏ chấp niệm về bản thân

Người có lương duyên ắt đón được giây phút cuối bình yên, an lạc

Không cần cố để vượt qua cái chết

Lo lắng cho “thế giới bên kia” hơn “thế giới này” là một sai lầm

name

Nghề Tay Trái Không Tay Trắng

Cùng với sự phát triển không ngừng của thời đại thì ngày càng có nhiều người, đặc biệt là những người trẻ lựa chọn phát triển thêm một hoặc nhiều công việc tay trái bên cạnh công việc chính của mình, điều này không chỉ vì bản thân mà còn vì gia đình họ.

Nhưng chỉ có ý tưởng và mong muốn, liệu họ có thực sự biết phải chọn lựa một nghề tay trái như thế nào không?

Họ có biết cách làm tốt nghề phụ đó không?

Khi công việc gặp giai đoạn khó khăn, họ có biết cần phải làm gì không?

Và đó cũng chính là lý do để cuốn sách này ra đời, giúp những người muốn kinh doanh thêm nghề tay trái giải quyết các khúc mắc trên.

Cuốn sách Nghề tay trái không tay trắng gồm 10 chương:

Chương 1: Nghề tay trái lên ngôi: Làm thêm nghề tay trái đã trở thành xu hướng

Chương 2: Thay đổi tư duy: Định vị chính xác, thích ứng với thời thế

Chương 3: Sở thích: Động lực để làm nghề tay trái

Chương 4: Hoạt động tự truyền thông: Bắt đầu hành trình kiếm tiền từ nghề tay trái tự truyền thông

Chương 5: Nghề tay trái phát sóng trực tiếp: Kiếm tiền nhanh chóng từ người hâm mộ

Chương 6: Nghề tay trái gia công phần mềm: Sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhận dự án gia công phần mềm

Chương 7: Viết và đào tạo trực tuyến: Truyền bá kiến thức, chia sẻ trí tuệ

Chương 8: Thương mại điện tử: Lối thoát mới cho nghề tay trái

Chương 9: Thực chiến trong nghề tay trái: Có kế hoạch mới thành công

Chương 10: Tránh rủi do trong nghề tay trái: tránh sập bẫy + giữ vững cân bằng

Về tác giả:

Vương Đông tốt nghiệp khoa Quản lý kinh tế trường Đại học Giang Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh online và từng làm tại phòng Marketing các tập đoàn lớn như Bảo hiểm Bình An, Tân Hoa Tín…, ông có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cùng những kinh nghiệm thực tế phong phú về số hóa doanh nghiệp và tài chính, bán lẻ.

Năm 2020, ông thành lập Nesting Technology để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên hệ thống phân quyền blockchain, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng lưu lượng truy cập miền riêng và tạo cơ hội kinh doanh nghề tay trái cho mọi người.

name

Cứ An Nhiên Rồi Sẽ Bình Yên

Ngày nay, nhiều người đang đánh mất cảm giác an ổn − họ lo nghĩ và hoang mang không biết mình nên sống như thế nào. Do đó, họ tìm đến những điều phi thường hòng cân bằng lại tâm lý. Thế nhưng. Kể cả bạn có lấy lại được cân bằng một lần thì những điều phi thường vẫn không phải là một phần của cuộc sống thường nhật.

Khi bạn quay trở về với nhịp sống đời thường, những căng thẳng lại tích tụ chồng chất và tâm trí bạn trở nên quá tải. Oằn mình dưới sức nặng, bạn lại tìm đến những điều phi thường. Vòng lặp bất tận này có quen thuộc với bạn không? Bạn có oán thán bao nhiêu về sự phức tạp của cuộc đời này cũng không làm cho việc thay đổi thế giới trở nên dễ dàng. Nếu thế giới này chẳng đổi thay theo ý bạn, có lẽ tốt hơn là bạn nên thay đổi chính bản thân mình. Lúc đó, bất kể phải đối mặt với thế giới nào, bạn cũng đều có thể dễ dàng sống thoải mái.

Thay vì tách rời khỏi nhịp sống đời thường và tìm kiếm những điều phi thường, bạn chỉ cần những thay đổi nhỏ trong cuộc sống thường nhật để có thể vui sống thảnh thơi hơn.

Cuốn sách Cứ an nhiên rồi sẽ bình yên hướng đến chính điều đó: lối sống đơn giản, lối sống Thiền. Thay đổi lối sống không nhất thiết phải cầu kỳ phức tạp, mà chỉ cần những thay đổi nhỏ trong thói quen và cách suy nghĩ.

Trong cuốn sách này, tác giả sẽ chỉ cho bạn phương pháp để đạt được điều đó thông qua Thiền. Thiền dựa trên những giáo lý mà về cơ bản, hướng dẫn con người cách sống trong thế giới này.

Cố gắng đừng bị dao động trước những giá trị của người khác, đừng bị tán loạn trong những lo âu không đáng có, mà hãy sống một cuộc đời thật đơn giản, rũ bỏ hết thảy những gì thừa thãi. Đó chính là “lối sống Thiền”.

Một khi bạn tiếp nhận những thói quen rất mực đơn giản này, những lo sợ của bạn sẽ biến mất. Một khi bạn thành thục những bài thực hành đơn giản này, cuộc sống sẽ trở nên an nhiên hơn rất nhiều. Thiền đưa ra những bí quyết sống đơn giản cũng chính bởi lẽ thế giới này phức tạp khôn cùng.

Hãy giữ cuốn sách bên mình, và mỗi khi lo âu hoặc phiền não khởi lên trong tâm tưởng, hãy tìm đến những trang sách này.

name

Hoạt Động Công Chứng - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn

Thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, năm 2006 Luật Công chứng lần đầu tiên được ban hành, tiếp theo năm 2014 Luật Công chứng được sửa đổi và năm 2018 Luật Công chứng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung một số điều. Sau 17 năm triển khai thực hiện quy định của hai đạo luật về công chứng, từ những kết quả đạt được cho thấy hoạt động công chứng đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động bổ trợ tư pháp mang tính chuyên nghiệp, đặc thù.

Tính đến hết ngày 31/10/2023, cả nước có 3.372 Công chứng viên đang hành nghề tại 1.425 Tổ chức hành nghề công chứng. Năng lực của hệ thống công chứng Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay về công chứng. Trong những năm vừa qua, pháp luật về thể chế công chứng tại Việt Nam phát triển luôn gắn với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chương trình hành động của Chính phủ, kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, các cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Với quyết tâm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới2 theo hướng:

Xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với ba trụ cột chính: Tổ chức bộ máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số; Trong hoạt động công chứng, đội ngũ Công chứng viên tiếp tục được củng cố về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để góp phần tìm hiểu về sự phát triển của hoạt động công chứng tại Việt Nam trong bối cảnh nêu trên, tác giả TS.CCV. Ninh Thị Hiền đã dày công nghiên cứu biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Hoạt động công chứng: những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Nội dung cuốn sách chuyên khảo được hoàn thiện nhằm góp phần làm sâu sắc về lý luận và thực tiễn hoạt động công chứng tại Việt Nam. Một số nội dung được so sánh giữa hai truyền thống pháp luật Dân sự và Thông luật để bạn đọc cùng tham khảo trong quá trình tìm hiểu về hoạt động công chứng.

Mong rằng nội dung cuốn sách sẽ là nguồn tư liệu góp phần hoàn thiện hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay.

Nội dung cuốn sách bao gồm 07 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và sự phát triển của hoạt động công chứng

- Chương 2: Đối tượng của hành vi công chứng

- Chương 3: Những vấn đề lý luận về hoạt động công chứng

- Chương 4: Chức năng và phạm vi của hoạt động công chứng

- Chương 5: Văn bản công chứng và hồ sơ công chứng

- Chương 6: Thủ tục công chứng và công chứng điện tử

- Chương 7: Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng

Về tác giả:

TS.CCV. Ninh Thị Hiền là Trưởng Văn phòng công chứng Ninh Thị Hiền, Giảng viên thỉnh giảng tại một số trường đại học. Tiến sĩ Luật học năm 2018 tại Trường Đại học Luật TP.HCM theo chương trình liên kết nghiên cứu tại Trường Đại học Tự do Brusselles - Vương Quốc Bỉ; Chứng chỉ Công chứng quốc tế do Liên minh Công chứng quốc tế cấp năm 2020.

28

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN