Góc Sân Và Khoảng Trời (Tái Bản 2018)
"Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng được mệnh danh là thần đồng thơ, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt I về Văn học nghệ thuật năm 2001 cho ba tập thơ Góc sân và khoảng trời, Bên cửa sổ máy bay và Thơ Trần Đăng Khoa 1966-2000. Tập tuyển này chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thời gian Trần Đăng Khoa còn là học sinh phổ thông. Hi vọng cuốn sách sẽ mang đến cho độc giả, nhất là độc giả nhỏ tuổi những cảm nhận thú vị.
Thơ của Trần Đăng Khoa tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống vốn thế, là tất cả những gì diễn ra hàng ngày dưới con mắt của một cậu bé, rất gần gũi, dung dị nhưng cũng rất tinh tế…"
Tủ Sách Biển Đảo Việt Nam - Đảo Chìm
“Tất cả những truyện viết trong không dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như Đảo Chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi. Theo tôi, Đảo Chìm là thần bút, vì những chuyện thông thường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế mà tự nhiên có và vẫn thấy như là có thật. Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được. Ý tưởng của tác phẩm đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt. Chính vì thế, nó có sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Và dù khe khắt thế nào, tôi vẫn phải đánh giá đây là những trang văn tuyệt vời…” - Nhà văn Lê Lựu
“Còn về ngôn ngữ tiểu thuyết Đảo Chìm. Có thể nói rất tài tình, điêu luyện trong kĩ nghệ dẫn truyện, kể chuyện. Là nhà thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã dùng thế mạnh của mình, là dùng ngôn ngữ thơ để viết văn xuôi và kể chuyện rồi khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ thơ nên chắt lọc, không dàn trải. Tả hay kể đều chấm phá, cốt gợi chứ không nói hết. Ta hiểu vì sao tiểu thuyết rất ngắn, mỗi chương cũng rất ngắn. Có chương chỉ hai hay ba trang. Rất kiệm lời, chắt lọc đến từng chữ một. Không có câu độn, từ thừa. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và có sức dư ba. Ngay cả những đoạn tả cảnh cũng rất ấn tượng và có sức ám ảnh… Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lớn Lê Lựu, một người rất khó tính về nghề, đã cho rằng Đảo Chìm là Thần bút. Còn tôi thì coi đó là một kiệt tác...” - Nhà văn, nhà phê bình khảo cứu Nguyễn Chu Nhạc
---
Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA sinh ngày 26.4.1958.
Quê quán: Thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Tốt nghiệp Học viện Văn học Maksim Gorky (Liên Xô), nguyên là Chiến sĩ Trường Sa, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Kênh truyền hình VOV, Phó Bí thư thường trực Đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam… Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
* Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt I, 2001
* Giải thưởng Sủn Thon Phu (Sunthorn Phu) – Thái Lan, 2013
Những tác phẩm chính của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
• Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
• Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968)
• Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970)
• Trừng phạt (trường ca, 1973)
• Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
• Giông bão (trường ca, 1983)
• Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2, 1983)
• Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986)
• Chân dung và đối thoại (1998)
• Người thường gặp (2000)
• Đảo Chìm (tiểu thuyết, 2006)
• Hầu chuyện Thượng Đế (bài viết, phỏng vấn, 2010)
• …
Hạt Phù Sa Kì Diệu
Mùa xuân năm 1975, chúng tôi: Hà Huy Chương và Trần Đăng Khoa, hai chàng lính trẻ ở Trung đoàn bộ Trung đoàn 2, Quân khu III, là Trung đoàn huấn luyện quân đi B, bổ sung cho các chiến trường Miền Nam.
Khi ấy, Trần Đăng Khoa là lính thông tin, còn tôi lính bảo mật. Cả hai đều rất trẻ, tuổi mười bảy và hai mươi mốt. Khoa có đọc cho tôi nghe Trường ca Giông bão. Trường ca khá dài anh viết từ hồi mới mười một, mười hai tuổi với Phần I là Đi đánh Thần Hạn, đã in đầy hai trang báo Văn Nghệ năm 1969. Còn Phần II - Đi đánh Thần Lụt, mới ở dạng bản thảo viết tay, chép đầy cuốn vở học trò. Tôi rất thích trường ca này và bảo Trần Đăng Khoa chuyển ra văn xuôi để tôi vẽ thành truyện tranh Hạt phù sa kì diệu cho các em nhỏ. Tác phẩm chưa kịp hoàn thành thì Miền Nam giải phóng. Chúng tôi chia tay nhau.
Dù làm nhiều công việc khác nhau nhưng tôi vẫn miệt mài vẽ, sáng tác tranh cổ động. Tôi đã 5 lần đoạt Giải Nhất, gần 30 lần đoạt Giải Nhì tranh cổ động toàn quốc, tác phẩm của tôi được in, phát hành toàn quốc tới gần 30 mẫu... Còn Trần Đăng Khoa cũng vẫn tiếp tục làm thơ và mở rộng sang cả thể loại văn xuôi, báo chí và phê bình. Anh cũng đoạt nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình như Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Quốc tế Sủn Thon Phu, Giải nhất Thơ, Văn xuôi viết về Biển đảo...
Thơ Hay Viết Cho Thiếu Nhi - Góc Sân Và Khoảng Trời
Nổi tiếng là thần đồng thơ, ngay từ khi mới bảy, tám tuổi, Trần Đăng Khoa đã có một thế giới riêng của mình nơi "Góc sân và khoảng trời".
Với những quan sát tinh tế cùng sự liên tưởng phong phú và tài năng hiếm có, cỏ cây, loài vật, con người... trong thơ Trần Đăng Khoa hiển hiện gần gũi, thân thiết và dung dị. Có lẽ vì vậy mà bạn đọc nhiều thế hệ không thể nào quên những "Đêm Côn Sơn", "Mẹ ốm", "Hạt gạo làng ta", "Nghe thầy đọc thơ", "Đám ma bác Giun", "Mưa", "Con cò trắng muốt"...
---
Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA
Sinh ngày 26.4.1958
Quê quán: Thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
* Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, năm 2001
* Giải thưởng Sủn Thon Phu, Thái Lan, năm 2013
Tác phẩm chính của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
• Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
• Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968)
• Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970)
• Trừng phạt (trường ca, 1973)
• Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
• Giông bão (trường ca, 1983)
• Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2, 1983)
• Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986)
• Chân dung và đối thoại (1998)
• Người thường gặp (2000)
• Đảo Chìm (tiểu thuyết, 2006)
• Hầu chuyện Thượng Đế (bài viết, phỏng vấn, 2010)
• Trường Sa (2015)
• Tuyển thơ Trần Đăng Khoa (2015)
• …
Góc Sân Và Khoảng Trời
Những vần thơ trong Góc Sân Và Khoảng Trời đã cho chúng ta cả một thế giới xung quanh đa dạng và sinh động, bên cạnh đó còn có bóng dáng của những con người đã xuất hiện trong cuộc đời của nhà thơ nhí này. Người nào cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; sự vật thì hầu như đều đã được nhân cách hóa, trở thành bạn bè thân thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều được nhìn bởi đôi mắt trẻ thơ.
Thế giới muôn màu muôn vẻ đã được tái hiện dưới ngòi bút đáng yêu của Trần Đăng Khoa thuở 10 tuổi. Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu... và nhất là ánh trăng của làng quê
Thơ trong Góc Sân Và Khoảng Trời là thơ của tuổi thơ, viết về tuổi thơ, nhưng đó là tuổi thơ của thời đất nước đang trong chiến tranh chống xâm lăng, lửa đạn ngút trời. Đó là thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên đại học, và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, có một mảng thơ về người thầy giáo, họ là những người thầy - người lính - người thương binh.
Đọc Góc Sân Và Khoảng Trời ta thấy Trần Đăng Khoa thuở lên 10 đã sáng tạo ra những vần thơ hấp dẫn, chan chứa tình cảm thơ ngây của trẻ thơ nhưng cũng đầy chiêm nghiệm như là một người lớn.
Góc Sân Và Khoảng Trời
Góc sân và Khoảng trời là tập thơ đầu tay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả viết khi mới 8 tuổi, còn là cậu học sinh học lớp Hai trường làng. Năm 1968 tập thơ đã được xuất bản với số lượng 200.300 cuốn, 5 năm sau, được tái bản với số lượng 50.300 cuốn, có lời giới thiệu của nhà thơ lớn Xuân Diệu. Hơn 30 năm sau, tập thơ đã được tặng Giải thưởng Nhà Nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 của Chủ tịch nước cùng với hai tập thơ khác.
Sau này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thêm nhiều thể loại khác như kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học và phê bình văn học… Nhiều tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc khác ra đời nhưng bạn đọc vẫn luôn nhớ tới Góc sân và Khoảng trời.
Tập thơ đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới và tái bản nhiều lần, có năm tập thơ được tái bản đến bốn lần ở các nhà xuất bản khác nhau và cho đến nay sức nóng của nó vẫn không hề giảm…
Tập thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tình yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước, con người, yêu thiên nhiên, loài vật và yêu thương những người thân trong gia đình của tác giả Trần Đăng Khoa.
Đọc Góc sân và Khoảng trời, đôi khi chúng ta không nghĩ đó là tư duy của một cậu bé mới 8,9 tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa có ý tưởng, cấu tứ rõ ràng và nội dung thể hiện rất sâu sắc.
Có thể chỉ ra rất nhiều bài thơ như vậy. Đầu tiên phải kể đến bài thơ Mưa, sáng tác năm 1967. Dưới con mắt hóm hỉnh của cậu bé Khoa, với thủ pháp nhân hóa tài tình, khung cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa hiện lên thật sống động, vui tươi, rộn rã: Sắp mưa/ Những con mối/ Bay ra/ Mối trẻ bay cao/ Mối già/ Bay thấp/ Gà con/ Rối rít tìm nơi/ Ẩn nấp/ Ông Trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận/ Muôn nghìn cây mía/ Múa gươm/ Kiến hành quân/ Đầy đường…
Thế giới hiện lên sinh động, muôn màu muôn vẻ trong từng dòng thơ. Rồi khi mưa ào tới, đất trời mù trắng nước, cả thiên nhiên và con người đều vui mừng, hả hê chào đón cơn mưa.
Được viết năm 1967, bài Cây dừa cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu làm nên tên tuổi của thần đồng thi ca Trần Đăng Khoa. Bài thơ miêu tả cây dừa qua từng bộ phận của nó với sự so sánh rất dí dỏm và sinh động: tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh, thân dừa – bạc phếch tháng năm, quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao, tiếng dừa – làm dịu nắng trưa, vv…
Chính sự so sánh, mô tả độc đáo này khiến cây dừa hiện lên như một con người: đáng yêu, ngộ nghĩnh, gần gũi, thân thiện và đặc biệt thích tâm giao, hòa đồng với thiên nhiên, trời đất. Trong Góc sân và khoảng trời còn rất nhiều bài thơ thú vị khác, thể hiện sự công phu, kĩ lưỡng và ngòi bút điêu luyện trên con đường sáng tạo nghệ thuật của Trần Đăng Khoa. Chính vì thế mà thơ của Trần Đăng Khoa không cũ, nó vẫn tươi mãi, mới mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc thuộc nhiều lứa tuổi.
Giới thiệu tác giả:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 26/4/1958 tại làng Điền Trì (nay là làng Trực Trì), xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Những giải thưởng tiêu biểu của tác giả: Ba lần giải Nhất thơ Thiếu nhi báo Thiếu niên Tiền Phong năm 1967, 1969, 1972; Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1982; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thưởng Sủn Thon Phu (Thái Lan) năm 2003; Giải Nhất viết về biển đảo cho tuyển tập thơ văn Đảo Chìm Trường Sa năm 2019.
Đảo Chìm
Tác phẩm kể về cuộc sống của những người lính đang làm nhiệm vụ canh gác trên Đảo Chìm ở Trường Sa. Họ thân thương, gần gũi, tếu táo nhưng đầy lòng quả cảm, đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc và đồng đội.
Đọc Đảo Chìm, độc giả sẽ thấy cái tài của tác giả được thể hiện rất rõ ở giọng văn hóm hỉnh, những câu chữ chắt lọc, cách lựa chọn tình tiết đắt giá, điển hình, cách khắc họa tính cách nhân vật khéo, tài tình… Song tất cả những cái tài nhỏ ấy đều nằm trong cái tài lớn hơn, đó là nghệ thuật tạo dựng không gian truyện.
Trong Đảo Chìm, không gian truyện phong phú và phức tạp, dù lượng chữ viết không nhiều, nhưng người đọc vẫn nhận thấy con người ở đó sống trong một trật tự tưởng vô cùng nghiêm ngặt, song lại như một thế giới tự do,tự tại…
Với nội hàm như vậy, chất hoạt kê và bi tráng của Đảo Chìm mà tác giả đã lựa chọn là rất thích hợp và độc đáo. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Lê Lựu, một người rất khó tính với nghề, đã cho rằng Đảo Chìm là “thần bút”. Còn nhà văn Chu Nhạc thì coi đó là một “kiệt tác nghệ thuật”.
Có thể trích dẫn một đoạn trong tiểu thuyết Đảo Chìm được tác giả viết vô cùng xúc động như sau: “Thế là lại thêm một người lính nữa chết ở Đảo Chìm. Người đó tại sao không phải là tôi, mà lại là Hai, con cá kình của đảo? Cầu mong trước khi nước khép mặt, Hai được nhìn thấy cánh chim hải âu. Tôi bỗng thấy chóng mặt. Chính trị viên Thuận vội chạy tới đỡ vai tôi. Tôi níu tay Tư. Còn Tư thì ôm lấy cột lều. Sóng vẫn hắt qua mấy khung giường sắt, phủ lên đầu chúng tôi từng đợt nước mặn chát. Lần đầu tiên tôi mới hiểu vì sao nước biển lại mặn đến thế. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như ở Đảo Chìm. Mặn như máu…”.
Giới thiệu tác giả:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 26/4/1958 tại làng Điền Trì (nay là làng Trực Trì), xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Những giải thưởng tiêu biểu của tác giả: Ba lần giải Nhất thơ Thiếu nhi báo Thiếu niên Tiền Phong năm 1967, 1969, 1972; Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1982; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thưởng Sủn Thon Phu (Thái Lan) năm 2003; Giải Nhất viết về biển đảo cho tuyển tập thơ văn Đảo Chìm Trường Sa năm 2019.
Góc Sân Và Khoảng Trời - Tinh Tuyển
"Tôi tự coi đây là tuyển tập với những dấu ấn thật khó quên của tuổi thơ tôi, trong những năm tháng đánh giặc gian khổ và hào hùng. Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc Bộ, trong suốt thời kì huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dạy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào."
Góc Sân Và Khoảng Trời
Cá tính sáng tạo chỉ có ở tài năng. Mà tài năng thì không đợi tuổi. Thật có lý khi thi hào, sau này là Phó Tổng thống của Bulgaria, bà Blaga Dimitrova gọi Trần Đăng Khoa là Mozart của Việt Nam. Tài năng của cậu thể hiện rất rõ ở ý thức nghệ thuật khi cầm bút chứ không phải viết dàn trải, thấy gì viết đấy như nhiều trẻ em khác. Tập thơ Góc sân và khoảng trời đã có trên 50 năm thử thách, in lần đầu năm 1968, đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng thế giới. Sau này, nhà thơ viết nhiều thể loại: Thơ, Ký, Tiểu thuyết, Chân dung văn học. Nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, nhưng bạn đọc vẫn không quên Góc sân và Khoảng trời. Mỗi năm cuốn sách được tái bản nhiều lần, mà sức nóng của nó vẫn không hề giảm nhiệt.
Góc sân và khoảng trời chứa một hồn thơ rất mộc. Khi những trang sách mở ra, khi những con chữ trong bài thơ xuất hiện, hơi thở làng quê những ngày binh khói sẽ ngay lập tức ùa vào tâm hồn mỗi người. Đó là một góc quê dí dỏm với tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh, thân dừa – bạc phếch tháng năm, quả dừa – đàn lợn con, v.v.. Đó là cô phải ở nhà một mình thời chiến, và người anh đau đáu nỗi lo “Mẹ cha bận việc ngày đêm/ Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà…”. Thơ Trần Đăng Khoa chính là sự hòa lẫn hình – ý, chữ – tình, gieo vào đầu chúng ta những nốt nhạc ngân nga, để nhớ để tưởng tượng, để hình dung về một vùng quê Bắc Bộ những ngày đạn lạc.
Tập thơ in lại lần này là ấn phẩm đặc biệt nhất, bởi đây là tinh tuyển, chọn lọc những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của nhà thơ viết thuở thiếu nhi. Bởi thế, rất nhiều bài quen thuộc, đã hoàn thành nhiệm vụ thời sự của nó, đã không có mặt trong tập thơ này. Những ai còn yêu quê hương, làng cảnh Việt Nam, con người Việt Nam thì còn tìm đến thơ Trần Đăng Khoa. Lần nào đọc lại ông, ta cũng tìm thấy những vẻ đẹp mới. Vì thế thơ ông không cũ, dù đã viết cách đây hơn nửa thế kỷ…
Một nửa thế kỷ đã trôi qua, thế giới trẻ thơ của Trần Đăng Khoa với cánh diều chao lượn, với cây đa mái đình cùng góc sân với bao trò tinh nghịch, hồn nhiên đã chinh phục không biết bao nhiêu thế hệ độc giả trong và ngoài nước. Để tiếp nối khoảng trời tươi đẹp từ góc sân nhỏ với bao cảm xúc tuyệt vời ấy, nhà sách xin trân trọng mang tới cho bạn đọc một chương trình sách đặc biệt ấn bản mới nhất của tập thơ Góc sân và khoảng trời qua một lăng kính cực kỳ mới lạ, lần đầu có mặt ở Việt Nam, đó là bộ sách tranh gồm 5 cuốn với những bức tranh minh họa đặc sắc.
Góp phần tạo nên hình hài cho bộ sách này là những họa sĩ thế hệ 9X, với tuổi đời con rất trẻ. Trong số họ, có những người đã là họa sĩ có tiếng đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế nhưng cũng có người chỉ mới bước vào nghề. Họ đến từ nhiều miền đất khác nhau trên dải đất hình chữ S, mỗi người một lăng kính, một góc nhìn, một thế giới quan… khác biệt, nhưng tất cả đều bị chinh phục và được truyền cảm hứng từ những vần thơ êm ái thấm đậm tình yêu thương với quê hương đất nước của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, để từ đó vẽ nên bức tranh minh họa thật sống động và lãng mạn…
Trong dự án này, tập thơ Góc sân và khoảng trời được chia thành 5 cuốn với những chủ đề riêng:
- Con bướm vàng: là thế giới loài vật trong trẻo đầy màu sắc, nơi con trâu đen, con chích chòe cứ mãi thân thương
- Hạt gạo làng ta: là những ngày thôn xóm vào mùa, thoang thoảng đâu đây là hạt lúa mới còn thơm ngát hương trời, là cuộc sống thôn quê dẫu đâu đó có khó khăn nhưng vẫn đầm ấm, yên vui
- Khi mẹ vắng nhà: là những yêu thương, những tri ân tới ông bà, cha mẹ, anh, chị em, tới những người thầy những người bạn thân thiết chốn làng quê
- Mang biển về quê: là tấm vé thông hành đưa bạn đặt chân lên chuyến tàu đi khắp mợi miền Tổ quốc
- Trăng sáng sân nhà em: là góc sân tuổi thơ với vòm trời rộng lớn màu trứng sáo, nơi hoa khế vẫn âm thầm rơi như mưa sao, nơi những xào xạc vẫn tươi vui đón gió…
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập