Già Ham Sách - Mơ Giấc Mơ Chữ Nghĩa
Mỗi nhà nghiên cứu trong Già ham sách dẫu có khác nhau về khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu, nhưng đều có chung một tấm lòng với mảnh đất Nam Bộ. Có những nhà trí thức trước 1975 như GS. Nguyễn Khắc Dương, GS. Nguyễn Văn Trung, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê; cũng có những nhà khoa học trưởng thành sau 1975 như: PGS. TS. Bùi Mạnh Nhị, PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS. TS. Nguyễn Công Lý, PGS. TS. Võ Văn Nhơn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Kim Châu, PGS. TS. Trần Lê Hoa Tranh, PGS. TS. Bùi Thanh Truyền, PGS. TS. Trần Hoài Anh, PGS. TS. Lê Quang Trường, TS. Phan Mạnh Hùng. Điểm chung của những nhà nghiên cứu là đều gắn bó với hoạt động nhỏ với hoạt giáo dục ở các trường đại học và vì vậy, việc nghiên cứu - giảng dạy không tách rời, góp phần tạo nên giá trị trang viết. Trần Bảo Định không chỉ làm rõ giá trị khoa học mà còn nhấn mạnh hình tượng nhà sư phạm ở các nhân vật trí thức này.
Giữa các nhà nghiên cứu và Trần Bảo Định có chung ý hướng tìm hiểu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ở Nam Bộ. Già ham sách ra đời từ sự cộng hưởng của tình yêu mễn văn hóa - văn học Nam Bộ nói riêng và giá trị thẩm mỹ văn chương nói chung. Qua tập sách, Trần Bảo Định thực sự mong mỏi có thể liên kết, tập hợp các nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Nam Bộ để có thể tác động đến nhận thức và kêu gọi thế hệ trẻ tham gia vào công cuộc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Bởi ông hiểu rằng: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao).
Tập sách này kết cấu trên nền tảng đạo đức sinh thái, bộc lộ sáng rõ ý tưởng khảo cứu. Tác giả đi sâu bàn rộng vào góc nhỏ đời sống, cụ thể: Ý thức về môi trường sinh thái qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ; Ý thức sinh thái Nam Bộ; vài góc nhìn tham chiếu... Mỗi bài khảo cứu đi kèm truyện ngắn cho thấy ý muốn gắn liền việc "nghiệm xét" trong văn bản nghiên cứu với trải nghiệm cụ thể của hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Có lẽ tác giả không nghĩ đến việc xác lập bản thân trong vai trò nhà nghiên cứu, mà đúng hơn ông chỉ mong muốn gợi mở, thiết lập vấn đề, ngõ hầu những ai có lòng đắn đo theo đó mà tiếp tục nghĩ ra và bàn tới tiếp sức.
Chính thế, tập sách này có thể xem như trang viết truyền cảm hứng (khơi dậy tình yêu nước thương nòi, tình yêu thương con người vạn vật nói chung) hơn là tập chuyên khảo hàn lâm. Từ mảnh đất quê, Trần Bảo Định nhìn khắp chốn, kết hợp đối sánh để rạng tỏ bản diện quê hương. Quan niệm "sinh thái học tầng sâu" của tác giả rõ ràng xuất phát từ chính cuộc sống và lối "minh triết" sẵn có của người bình dân Nam Bộ. Đáng quý hơn cả ở tập sách này là tác giả đã bám chặt lấy quê hương để khai thác quan niệm sinh thái của người dân đồng bằng sông Cửu Long và ông góp phần chuyển tải quan niệm sinh thái nhân văn riêng biệt của người bình dân Nam Bộ hòa vào mối quan tâm chung của nhân loại về vấn nạn môi trường sinh thái hôm nay.
Boxset Đất Việt Trời Nam Liệt Truyện (Hộp 3 Cuốn)
Tuyển tập Đất Việt trời Nam liệt truyện giúp bạn đọc nhận ra tâm hồn và khí phách người bình dân Nam Bộ: không phải giống chim phượng trong lý tưởng vương quyền mà là loài chim sẻ trên đồng ruộng nắng vàng phương Nam; cũng không phải thần long uốn lượn trời xanh mà là con trùn đất cày xới, vun bồi đại địa.
Giọng điệu trong trang văn của Trần Bảo Định như tiếng chim phương Nam ríu rít trong vòm tre, gợi âm hưởng chan hòa và sinh khí cuộc sống tươi tắn trên dải đất Việt Nam thống nhất, đậm đà ý nhị dân tộc và thấm đẫm tinh thần nhân bản. Trong tuyển tập Đất Việt trời Nam liệt truyện, bạn đọc sẽ nghe thấy âm vang tiếng nói hào sảng, cảm khái tính cách phóng khoáng và phẩm chất nhân nghĩa thủy chung của người bình dân châu thổ Cửu Long.
Đây vừa là bản trường ca vừa là bản tráng ca mà cũng là khúc dân ca thấm đượm hương vị nắng gió chan hòa của đất đai xứ sở Nam Bộ xưa nay
TRỐNG ĐÌNH LÀNG
Trống đình làng thúc bách tôi
Băng đồng, lội ruộng về coi hát chầu
Cằn nhằn em bước theo sau
Ánh trăng soi bóng đôi mình
Bóng em đè bóng lên hình bóng tôi
Nụ hôn vừa chạm làn môi
Tôi đi xa xứ bao ngày
Vẫn còn văng vẳng bên tại trống đình
Hôm về, tôi đứng một mình
Trần Bảo Định, 1965.
Mục lục sác Đọc Thơ Bạn - Thú Thưởng Ngoạn Văn Chương
- Một đời người, một tập thơ vỡ màu ký ức: Tiếng thở dài thân phận!
- Bến vắng nhịp thời gian trong thơ Phùng Quang Thuận
- Truy vấn hữu thể trong thơ Phan Hoàng
- Hương tình trong thơ Trần Ngọc Hưởng
- Phân tâm vật chất thơ Nguyễn Quang Thiều
- Cảm hứng văn hóa trong trường ca hoa đăng của Hồ Đăng Thanh Ngọc
- Tình quê trong thơ Võ Mạnh Hảo
- Hoàng Yên Dy - Tôi tìm tôi trong Rừng Bói, Trường Giang
- Phương thức thấu cảm trong thi phẩm chiều trên sông Hàm Luông
- Mấy khúc đoạn giang hồ - ngẫm suy và thưởng ngoạn thơ Từ Hoài Tấn
- Thanh Thảo hát giữa gió mưa: “Một cái cây lang thang dù đứng im một chỗ”
- Dấu ấn phật lý trong thơ Du Tử Lê
Dấu Thời Gian - Khát Vọng Của Người Xưa
Nửa cuối thế kỷ XIX, giới sĩ phu Bắc Hà khởi xướng tư Nếu, triển đất nước gắn liền với những tôn giáo nội sinh; tựu trung đều hướng đến mục đích đưa đất nước khỏi vòng nô lệ, thuộc địa Pháp. Thế nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, nước Việt mới chứng kiến cuộc trở mình đổi mới trên nhiều phương diện. Duy Tân tới Minh Tân, từng bước thời gian minh chứng cho nỗ lực và khát vọng của người xưa nhằm giải thoát quê hương khỏi đời lầm than, kiếp dân thuộc địa, nhằm đưa quốc gia dân tộc tiến vào đường văn minh hiện đại.
Được xem như người đặt nền móng cho doanh thương Việt Nam, Lương Văn Can ghi dấu ấn bởi tư duy đổi mới, xác lập vị trí doanh thương, vai trò doanh nhân trong xã hội. Ông góp phần xóa bỏ thành kiến “con buôn”, xây dựng hình tượng doanh nhân hiện đại. Xa hơn, Trần Chánh Chiếu đưa doanh thương nước nhà tới trình độ phát triển không thua kém Hoa kiều và tư sản Pháp. Nhiều bài xã luận của ông trên Lục tỉnh tân văn cho thấy cách làm doanh thương không bó hẹp ở việc "mua đi bán lại” mà hướng tới phát triển con người và công thương kỹ nghệ; phát triển nền sản xuất hàng hóa mang lại ích lợi cho dân tộc, thúc đẩy phong trào yêu nước, bồi tụ nhân lực, vật lực cho việc canh tân. Trần Chánh Chiếu kết hợp giáo dục, khoa học kỹ nghệ và doanh thương để thúc đẩy canh tân phát triển xã hội một cách toàn diện.
Dấn thân vào cuộc sống của người lao động bình dân, Trần Bảo Định đã góp phần làm sáng tỏ thêm Phật tính trong dân gian tính Nam Bộ. Có lẽ, tác giả với sự hiểu biết sâu rộng và bằng tấm chơn tình của người con đồng bằng sông Cửu Long, ông không những trăn trở "đôi điều suy ngẫm" mà bước đầu, ông đã nhiệt thành khởi sự khơi thông dòng chảy Cửu Long. Sự khơi thông đó, cũng chính là gìn giữ sự bền vững sức sống phồn thịnh cho vận mệnh tộc Việt trên vùng đất miền Tây Nam bộ bây giờ và mai sau.
Nếu như bạn đã cảm nghiệm sâu sắc đời sống con vật, cây cối... cho đến nét đẹp thâm trầm in dấu thời gian của người Việt lưu dân trên vùng đất mới; sau nữa, chắc bạn đã nghe thấy hồn cốt phương Nam ngàn đời mà sự tươi mới và sức sống bền bỉ còn in đậm trong đời sống sinh hoạt, chiến đấu của con người Nam bộ qua những tập Kiếp ba khía, Đời bọ hung, Bông trái quê nhà; thì hẳn bạn sẽ muốn tìm đến Mùa Hoa Nắng. Bạn sẽ cảm nghiệm vẻ đẹp hiếm có của mối tương giao trời đất nhiệm mầu, đơm ra những bông hoa tươi tắn như nụ mai bung vỏ lụa trổ vàng đón xuân. Mùa hoa nắng ấy là hoa hay là người?
...Đọc Mùa Hoa Nắng, mỗi người sẽ tự chiếu rọi nắng trời vào tán lá cây đời để từng chùm hoa nắng rập rờn trong lòng dạ. Từ bông cỏ may đến bông vạn thọ, cách kết truyện của Trần Bảo Định luôn để lại nỗi niềm suy tưởng dìu dặt, vừa thấm vừa nhuần, vừa ngậm mà cũng vừa ngùi trong nỗi bâng khuâng; chẳng đánh mà đau, chẳng xui mà khiến lòng người lân la nghĩ ngợi. Ví như, “Trăm năm biết mấy tinh thần”!
"Mỗi câu chuyện trong tập truyện ngắn "Kiếp Ba Khía", tác giả đều sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ Nam Bộ một cách dân dã, hài hước, thú vị qua những sự đời, sự người, sự vật...với tính cách riêng, bằng vốn sống tích lũy và sự am hiểu của mình.
Điều trân quý và thán phục, chính là tấm lòng tác giả dành cho quê hương Nam Bộ. Tự trong miền đất ấy ông viết ra yêu thương và đau khổ, sống và chết của con với người, của con với thiên nhiên - một thế giới vừa quen vừa lạ, vừa độc đáo vừa bất ngờ...chứ không vay mượn, đứng ngoài hoặc đứng trên mà viết.
Ở mỗi chuyện, khi kể về loài vật hay con người với giọng văn hóm hỉnh, nhưng có chiều sâu triết lý, Trần Bảo Định ít nhiều đã gửi tâm tình vào đó - khẽ khàng thôi cũng đủ làm người đọc xúc động và ray rứt về tình đất, tình người, tình muôn loài vật đang sống quanh quẩn cùng ta trong cõi nhân gian này"
(Nhà văn Bích Ngân)
“Tác phẩm gồm 16 truyện ngắn kể về cuộc đời những nhân vật vùng đất phương Nam có thật nhưng ít được nhắc đến hoặc bị lãng quên theo dòng chảy thời gian. Bằng giọng văn rất riêng, đậm chất Nam bộ, tác giả đã mang đến cho người đọc câu chuyện sinh động về những con người hào sảng, phóng khoáng, luôn biết hy sinh vì nghĩa lớn.
Đóng góp vào khuynh hướng văn học đó, nét riêng của Trần Bảo Định có lẽ là sự kết hợp bước đầu chủ nghĩa nhân bản Phật giáo với chủ nghĩa nhân văn sinh tháo. Thiên nhiên nuôi dưỡng và vun đắp Phật tánh nơi con người. Bông trái đâu chỉ chữa bệnh cho người mà còn bồi đắp tình yêu, tấm lòng thủy chung, tính lương thiện ngay trong nghịch cảnh. Hầu như đoản văn nào cũng xuất hiện một tâm hồn nữ - khi là ngoại, khi là mẹ, khi là gì, khi là chị - bao dung như Mẹ hiền Quán Thế Âm, nhắc nhở ta “rễ thúi, gốc ư thì diệt vong”, “cầm cố đất cho người, mai nầy lấy chi mà chuộc lại”, “bán đất cho người, mai này con cháu tụi bây lấy đất đâu để ở và có nơi chốn để về?”.
Tác giả :
Trần Bảo Định
Bút danh khác: Cao Thị Hoàng, Lê Kim Phượng
Sinh năm 1944 tại An Vĩnh Ngãi, Long An, học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.
Đã xuất bản nhiều tập thơ như Ngao du sơn thủy, Thầy tôi, Mẹ. Tiếng lòng, Vợ tôi, Làng tôi… và hai tập truyện Kiếp Ba khía, Đời Bọ hung xuất bản năm 2014, 2015
Với tập truyện ngắn Bóng chiều quê, ta lại bắt gặp nét chấm phá riêng, một thể tài mới đáng quý của cây bút cao niên khi truyền tải “tục hay nếp cũ” trên mảnh đất chín rồng. Bấy nay, tìm hiểu về phong tục, tập quán đất Nam Bộ, hẳn độc giả đã quen thuộc với những khảo cứu của các nhà nghiên cứu về Nam Bộ… Nhưng, dùng văn học để truyền tải đến các bạn đọc những thông tin về phong tục, tập quán miệt đất phuong Nam, lại không có nhiều, nhất là những tục lệ tốt đẹp, đã ăn sâu bén rễ vào đất và người phuong Nam… Ở Bóng chiều quê, ta cảm nhận được, đó không chỉ là hồn cốt, nết ăn nết ở, là những nếp cũ, tục hay làm nên riêng chất Nam bộ, mà xen kẽ qua từng câu chuyện, tác giả đã hết sức tự nhiên lồng vào đó bao hiểu biết về lịch sử vùng đất như Gò Tháp, Gò Trụi, Bình Cách… để từ đây, những thông điệp về lối sống, cách ứng xử làm nên tính cách Nam Bộ cũng được truyền tải nhẹ nhàng mà thấm sâu.
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập