Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Thời đại toàn cầu hóa với các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thế nhưng ai cũng nhận thấy không những nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại làm cho mọi người thờ ơ và ngăn cách nhau.
Giao tiếp bằng trái tim là tác phẩm của hòa thượng Thích Thanh Nghiêm phân tích và bàn luận các vấn đề quan hệ giữa người với người, mong rằng sẽ cung cấp cho độc giả hướng suy nghĩ toàn diện hơn. Cuốn sách chia thành 4 phần:
- Học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp;
- Học cách khen ngợi phát hiện ra ưu điểm
- Mở rộng lòng từ bị và bao dung
- Học cách quan tâm giúp đỡ và tinh thần hi sinh, phụng hiến
Khi mối quan hệ giữa người với người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, mọi người có thoia quen quy tội cho người, ít ai tự nhận lỗi lầm. thực ra tâm lý căng thẳng, tự đặt mình thành thế đối lập với đối tượng giao tiếp không những dễ làm tổn thương người khác mà còn làm cho người khác thêm phiền não. Trong tác phẩm này hòa thượng có đề cập “ mọi người cho rằng sự hài hòa trong giao tiếp chính là làm thế nào để đối phương lắng nghe, chấp nhận mình mà quên bẵng việc mình cần quan sát tìm hiểu các nhu cầu thực sự của đối phương”. Ngài chỉ ra rằng điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp “ lấy bản thân làm trung tâm”: nói, làm điều gì cũng chỉ xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, không cảm nhận và và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào cị trí người khác suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh của giao tiếp thành công.
Với lẽ mộc mác dễ hiểu, những ví dụ sinh động thực tế, thầy Thánh Nghiêm khuyên chúng ta làm bất kỳ việc gì, tiếp xúc với bất kì đồi tượng nào cùng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, cần có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Thầy nói “ chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng t sẽ xây dựng thành công mối quan hệ giữa người với người” quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện, đồng thời thầy nêu ra những biện pháp có tính khả thi cao cộng với sự vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế mong mang lại lợi ích cho chúng sinh là điểm nổi bật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong tác phẩm này.
Nội dung cuốn sách kết lại các ý nghĩa các buổi thuyết giảng có tên “ Pháp cổ sơn” trong trương trình truyền hình định kì của hòa thượng tại Đài Loan. Nội dung đã được biên tâp, chỉnh lý và đăng tải trong chuyên mục “nhân sinh đạo sư – thầy dẫn đường đời” của tạp chí “nhân sinh” rất được độc giả yêu thích. Nhận thấy giá trị nhân văn và tính thiết thực của bộ sách này đối với độc giả Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn dịch bộ sách này sang tiếng việt hầu mong có thể giới thiệu đến quý độc giả nội dung các buổi pháp thoại này. Cùng với cuốn “ tìm lại chính mình” và “tu trong công việc”, mong rằng song song với việc đọc giả tự đối thoại với mình cũng không quên dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xâu dựng một thế giới thanh bình, hài hòa.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa
Biết lắng nghe và chân thành trong giao tiếp
Cách giao tiếp
Bao dung là tiền đề để hiểu nhau
Nói lời hay, giữ lòng tốt
Nơi lời chân thật
Lời hay chưa hẳn đã được lòng người
Người có trí sẽ không tin vào lời đồn nhảm
Chỉ nên giải hận, không nên ôm hận
Nói dối nhưng vô hại có nên nói?
Không nên nói nặng lời thành ác khẩu
Học cách khen ngợi
Ít tranh chấp, nhiều hòa thuậnHoàn thành tốt công việc của mình, không nên so sánh
Học cách tha thứ và khoan dung
Hãy biết mỉm cười
Đố kị chỉ có thiệt hại
Tùy hỷ là thuốc giải của đố kỵ
Làm thế nào để diệt trừ lòng đố kỵ
Nên gieo ân không nên kết oán
Xóa trừ oán hận bằng lòng cảm ân
Thông tin tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Đây là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:
1. Tìm lại chính mình
2. Tu trong công việc
3. Giao tiếp bằng trái tim
4. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm
5. Thành tâm để thành công
6. Tình thế gian
7. Bình an trong nhân gian
8. Buông xả phiền não
9. An lạc từ tâm
An Lạc Từ Tâm
Con người có thể hạnh phúc tươi vui, không chút phiền não mãi được không?
Người đang yêu lo sợ mất người yêu, người có tiền sợ mất của, người đắc ý sợ ngày bất đắc chí… rốt cuộc có “hạnh phúc đích thực” hay không?
Liệu con người có thể sống mãi trong niềm tin, hy vọng và không bao giờ thất vọng.
Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cùng bạn xem xét các khía cạnh khách quan khiến con người không được hạnh phúc như: sinh, lão, bệnh, tử là khổ, oán thù phải gặp gỡ, ân ái phải biệt li, phiền muộn do thân tâm mang lại… và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ, không những cho chúng ta biết lí do tại sao con người đau khổ mà còn chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”.
Những lời khai ngộ vàng ngọc của Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cho chúng ta thấy, hạnh phúc không đơn thuần chỉ là những phản ứng tâm lí đối với ngoại cảnh mà nó có được do sức mạnh của tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ soi đường giúp chúng ta có thái độ sống đúng đắn.
Thông tin tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem
lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Đây là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:
1. Tìm lại chính mình
2. Tu trong công việc
3. Giao tiếp bằng trái tim
4. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm
5. Thành tâm để thành công
6. Tình thế gian
7. Bình an trong nhân gian
8. Buông xả phiền não
9. An lạc từ tâm
Cho Đời Bớt Muộn Phiền
Cho đời bớt muộn phiền sẽ giúp bạn xây dựng giá trị quan của cuộc sống. Hóa giải ưu sầu phiền não.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một nhà tư tưởng, một tác gia, một vị Thiền sư nổi tiếng thế giới, được tạp chí “Thiên Hạ” của Đài Loan đánh giá là một trong 50 nhân sỹ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử 400 năm qua. Tác phẩm của ngài phong phú, đa dạng về chủng loại bằng các thứ tiếng như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật; và nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng văn nghệ Trung Sơn, giải Học thuật Trung Sơn, và nhiều giải thưởng do các giới trong xã hội phong tặng.
Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề nghi hoặc khó hiểu thường gặp trong công việc, cùng với đó là sự phá cách về cách đặt câu hỏi, cách vào đề thực dụng nhất, trực tiếp nhất. Mặc dù công việc thiên biến vạn hóa, thay đổi nhanh chóng như thế nào, khi có thiền pháp làm phương pháp an định nhân tâm thì dù gặp kẻ có lòng tham, kẻ hay nghi hoặc, ta đều có thể giữ được tâm thiền, trong lòng luôn cảm thấy thanh tịnh, công việc không còn bó hẹp trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa, mà ta sẽ mở ra chân trời mới. Hãy để chúng ta đi làm bằng thiền tâm, để tinh thần càng sảng khoái hơn! Hy vọng rằng sau khi tất cả các vấn đề được hóa giải bằng thiền tâm thì mọi phiền não trong công việc đều trở thành một phần kiến thức của cuộc sống.
Thông tin tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 - 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Đây là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 9 cuốn:
1. Tìm lại chính mình
2. Tu trong công việc
3. Giao tiếp bằng trái tim
4. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm
5. Thành tâm để thành công
6. Tình thế gian
7. Bình an trong nhân gian
8. Buông xả phiền não
9. An lạc từ tâm
Phương Ngoại Khán Hồng Trần
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là đã tận dụng lợi thế của một khách phương ngoại, một người ngoài cõi, để từ nhãn quan đạo Phật, nhãn quan của một người xả tục xuất gia, cung cấp những ý tưởng và giải pháp cho những vấn đề gây ưu tư nhức nhối của cuộc nhân sinh. Nhưng cũng vì đặc thù của điểm nhìn ấy, độc giả đến với quyển sách này hẳn không thể trông cậy sẽ tìm thấy những giải đáp, khuyên nhủ từ một ông cụ hay một bà lão trải đời, là chứng nhân hay thậm chí nạn nhân của bao cuộc bể dâu. Bạn đọc sẽ chỉ có thể gặp gỡ những suy tư, gợi mở của một nhà sư, với sự hiểu biết uyên thâm và đầy cập nhật về tình hình xã hội, và từ cái điểm nhìn “xa trông dáng núi Lư”, trông rõ toàn cảnh hồng trần nhưng tựa như không chút bám dính bụi trần. Dù thế, trong toàn bộ tác phẩm này, ta không bao giờ bắt gặp một đại sư Thánh Nghiêm với giọng văn mang tính cách khuyên răn chỉ dẫn, mà luôn chỉ là những chia sẻ hết sức cá nhân và rất mực khiêm tốn, phản ánh rõ sự tự ý thức thường trực của tác giả về vị trí của bản thân như một khách phương ngoại, một người ngoài cuộc.
Tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm được xem là một trong những nhà lãnh đạo tâm linh của thế giới có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất, cho đến khi thầy viên tịch vào năm 2009. Còn tạiĐài Loan (Trung Quốc), với vai trò vị sáng tổ của hệ phái Pháp Cổ Sơn, thầy được tôn xưng là một trong “Tứ đại thiên vương”, tức nhóm bốn vị đại sư sáng lập và điều hành bốn cộng đồng Phật giáo có sức tác động to lớn nhất tại nơi này.
Vốn là truyền nhân của đại sư Thái Hư – một trong những nhà sư khai sáng đường lối Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism) – Pháp sư Thánh Nghiêm luôn tích cực vận động việc phát triển đạo Phật theo đường lối này, tức luôn gắn hoạt động Phật giáo với những mục đích đóng góp thiết thực cho sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống cộng đồng. Có lẽ cũng chính vì chủ trương và lý tưởng ấy, bạn đọc khi lướt qua từng trang của quyển sách này đều cảm nhận rõ Pháp sư đã luôn dõi sát theo từng biến động của thế cuộc nhân sinh, không chỉ tại Đài Loan, mà dường như ở tầm nhân loại. Bởi sự hiểu biết ấy chính là cửa ngõ để những góc nhìn Phật giáo có thể tham gia vào công cuộc chữa lành những vết thương của đời sống thế gian.
Trích đoạn sách:
Sống chậm
Hỏi:
Ngày trước, Đài Loan có một lối sống được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt đó là “liều ăn nhiều, cắm đầu làm việc mới gặt hái thành công”, người người nhà nhà đều “bán mạng” lao về phía trước, tạo nên đà phát triển thần tốc cho kinh tế Đài Loan. Thế nhưng ngày nay, trong xã hội lại bắt đầu kêu gọi “sống chậm”, khởi xướng một lối sống nhẹ nhàng, ngoài giờ làm việc, nên tạo cho mình thời gian tiêu khiển, hưởng thụ. Vậy rốt cuộc thì trong cuộc sống này, con người ta nên tận dụng thời gian một cách triệt để, phát huy cao độ mọi tiềm lực để làm ra đồng tiền, hay chỉ nên hài lòng với cuộc sống vừa đủ? Liệu có sự mâu thuẫn gì giữa hai cách sống này không?
Đáp:
Bản thân tôi cho rằng, ý nghĩa của hai từ “sống chậm” cũng tương tự như việc thả lỏng, không nên tự tạo căng thẳng áp lực mà chúng ta vẫn thường nghe trong các pháp tu thiền. Nỗ lực cho công việc tới mức liều mạng sẽ tạo nên áp lực cho chính bản thân mình, điều này sẽ khiến người ta khó lòng hưởng thụ cuộc sống này thật đúng nghĩa trong mỗi bước đi, điều chỉ có thể cảm nhận được khi người ta sống chậm.
Nêu một ví dụ, như khi Thiền sư người Việt Nam Thích Nhất Hạnh hướng dẫn mọi người thực hành thiền tập, Thầy ấy yêu cầu mỗi hành giả phải chầm chậm trải nghiệm cuộc sống của tự thân, cảm nhận được mình qua mỗi bước chân đi, biết tận hưởng trọn vẹn mỗi mỗi bước chân của mình trong suốt quá trình đi ấy. Trong cuộc sống này, chúng ta thấy có không ít người tạo cho mình áp lực từ cuộc sống đến mức thành bệnh, như là tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Nếu khéo sử dụng phương pháp thiền tập vào cuộc sống, sẽ giúp người ta điều tiết nhịp điệu cuộc sống, giải phóng bớt áp lực, từ đó giúp bản thân được nhẹ nhàng, tâm tình được ôn hòa. Và khi làm được như vậy, ta sẽ lại nhận ra cuộc sống có ý nghĩa, công việc cũng có hiệu quả hơn. Tôi vẫn thường nói “công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”, tranh thủ hoàn toàn không có nghĩa là phải cứ ngóng trông, mong đợi để tự mình tạo áp lực cho mình. Thường khi mọi người nghe nói “tranh thủ” là tay chân luống cuống, trong lòng bồn chồn, hơn nữa lại cho rằng phải như vậy mới là tranh thủ. Nhưng nếu hiểu “tranh thủ” là như vậy thì tôi tin chắc là kết quả sẽ khó lòng mà được như mình mong đợi. Chậm một chút, có khi lại cho ra kết quả tốt hơn nhiều.
Tôi có một đệ tử đang học tại Đại học Columbia. Khi ấy tôi cũng đang tại Mỹ, vậy nên cô ấy phát tâm làm thị giả cho tôi. Mỗi ngày, trước khi đi học, cô chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho tôi, còn bữa tối thì sau khi tan học về mới nấu. Nếu quan sát sẽ thấy, vị đệ tử của tôi vào mỗi buổi sáng khi chuẩn bị thức ăn, mỗi một hành động đều rất chậm rãi, khoan thai, cứ như người đang rảnh rang không có gì vội vã, song hiệu quả công việc lại rất tốt. Từ đó có thể thấy, động tác chậm giúp người ta kiểm soát được sự chính xác của hành động, đồng thời hiệu suất công việc lại cao. Tôi quan sát thấy trong một giờ đồng hồ, cô ấy làm được rất nhiều công việc. Thực tế đó cho thấy, việc chậm tiết tấu lại hoàn toàn không có nghĩa là sẽ làm giảm hiệu suất công việc.
Có lần tôi hỏi cô ấy “Con làm việc cứ thong thả như vậy sao trong một giờ lại làm được nhiều việc vậy?” Cô ấy đáp “Bạch Thầy, con không làm nhanh được, nhanh là con sẽ rối, không làm được gì hết, cứ thong thả nhưng mấu chốt là con biết trong mỗi phút của một giờ ấy con phải làm việc gì.”
Điều thú vị là, tôi cũng có một vị đệ tử khác, cô này thì tính cách trái ngược với cô kia, suốt ngày làm cái gì cũng vội vội vàng vàng, đến như quét nhà cũng vội vội vàng vàng. Nhưng vì vội vàng nên làm cái gì cũng không kỹ, quét nhà thôi cũng không sạch. Vì vội nên đông một chổi tây một chổi, làm bụi bay hết cả lên tường, rốt cuộc rồi thì sàn không sạch mà tường cũng dơ. Mỗi lần nhận việc là mỗi lần cắm đầu bán mạng, nhưng rồi rốt lại hiệu quả công việc lại chẳng đâu ra đâu.
Từ đó có thể thấy, sống chậm không mâu thuẫn, xung đột gì trong việc phát huy hiệu suất, phát triển tiềm lực, trái lại có khi nhờ sống chậm mà hiệu suất được thêm cao, tiềm lực được phát triển triệt để. Mượn câu nói cũ, tặng quý vị cùng tham khảo: “Công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”.
Mục lục:
TỰ MÌNH TRƯỞNG THÀNH
Sống chậm
Cảnh tùy tâm chuyển, đổi bại thành thắng
Làm sao để thật sự hiểu được mình
Trách nhiệm với bản thân
Kế hoạch cho đời mình
Muốn tự tại thì phải khéo buông tay
Cẩn thận nhưng đừng lo lắng
Xả vai trước khi đi ngủ
Sửa mặt liệu có đổi được mệnh?
Tình yêu chiếm hữu
Tình yêu không phải là tất cả
Đừng vì yêu mà mù quáng
Yêu có điều kiện là tiền đề của khổ đau
Đừng một tay hai cá
Có nhất thiết phải kết hôn không?
Phước báo trong việc kiếm tiền
Trí tuệ để xử lý các mối quan hệ nơi làm việc
Hãy để ai cũng có cơm ăn
Người càng bận rộn càng có nhiều thời gian
Tâm định thì việc không loạn
Thận trọng không có nghĩa là bất tài
Chuyển điểm yếu thành thế mạnh
Tuân thủ luật chơi của tập thể
Người già cũng là tài sản quý của công ty
Việc gì cũng ôm lấy thì chỉ có chết trong đống việc
Làm bạn với đối thủ cạnh tranh
Dũng cảm đối mặt nghèo khó
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người với người
Được mất cách nhau trong một niệm
Nhẫn nhịn để trui rèn bản lĩnh
Đừng mù quáng thay đổi nghề nghiệp khi vào tuổi trung niên
Phải chăng mọi việc đều suy khi người đến tuổi trung niên?
Tuổi trung niên không phải là miếng sandwich
Tuổi già cũng nên tự lo cho mình
Chuẩn bị cho đời sống tuổi già
Bói toán, cầu cơ có đáng tin?
Diễn tròn vai trên sân khấu cuộc đời
GẮN KẾT XÃ HỘI
Đừng tham lam, gian lận
Nhìn thấu sự bịp bợm của các nhóm lừa đảo
Đừng từ bỏ chính mình
Nhìn nhận cho rõ xem có thật sự cần không
Hành thiện bằng cách mua vé số
Có thể đùa với thần thánh chăng?
Cai nghiện bằng thiền tập
Thấu hiểu để đón nhận người bệnh
Đối xử tốt với người đi xuất khẩu lao động
Sống với hàng xóm không thân thiện
Nhẫn nhịn sinh phúc báo
Học trò cá biệt mới là tài liệu sống
Quan ngại về dự luật cho nữ sinh nghỉ thai sản
Đưa người bị gạt ra lề xã hội về lại trung tâm
Đừng chỉ tạo dựng sự tự tin bằng chỉnh sửa sắc đẹp
Đừng tùy tiện vứt bỏ chó nuôi
Ngày lễ không phải là để vui chơi
Cấm kỵ trong tháng cô hồn
Cai thuốc lá để hành thiện
Ai ai cũng là cảnh sát bảo vệ môi trường
Để hận thù lại quá khứ
Bảo vệ môi trường tâm linh để hóa giải thù hận
Mạnh tay xóa sổ hận thù
Mạnh dạn đến làm tình nguyện viên ở những quốc gia nghèo khó
GẮN KẾT GIA ĐÌNH
Làm cha mẹ càng sớm, càng gặp lắm chông gai
Đã mang thai thì không ly hôn
Hãy để con cái đi con đường của riêng chúng
Mang tâm Phật nuôi dạy con trưởng thành
“Con không phải là tên vô lại nhỏ”
Hãy biết động viên thay vì trách mắng con cái
Tôn trọng ý muốn của con trẻ
Bi kịch của những “ông trời con”
Tại sao giới trẻ đắm chìm trong không gian mạng?
Hòa giải mâu thuẫn thế hệ trong cách nuôi dạy trẻ
Nghề nghiệp nào cũng có thể thành công
Gánh nặng của người già phải chăm cháu nhỏ
Đừng bắt người già phải vào vai bảo mẫu
Đừng hắt hủi khi con là người đồng tính
Người độc thân có nên nhận con nuôi?
Gia đình “liên hợp quốc” của những người không cùng huyết thống
Người chồng ở nhà làm nội trợ không có gì đáng xấu hổ
Phước báo từ công việc nội trợ
Bạo lực gia đình có phải nghiệp báo từ kiếp trước?
Tại sao đã thành vợ thì không còn là tri kỷ?
Ngoại tình sẽ hủy hoại một gia đình
“Mua vợ ngoại” cho con không phải là giải pháp
Hãy cảm ơn những người vợ nước ngoài
Tái hôn khi tuổi xế chiều
Để lại gia tài “công đức” cho con
Mẹ cha là Phật trong nhà
Hãy chấp nhận người cha vô trách nhiệm
Thông cảm cho mớ “gia bảo” lỉnh kỉnh của người già
VIỆC SINH TỬ
Mỗi người được sinh ra là để giải quyết những vấn đề
Sinh lộ của niềm hy vọng
Đạo đức học về nhân bản vô tính
Phá thai tương đương tội giết người
Đừng chỉ sinh con mà không dạy con
Có nên sinh nhiều con không?
Đừng bắt con phải chết theo mình
Phương pháp giảm trừ trầm cảm
Chớ vì tình mà kích động giết người
Xin đừng vứt bỏ vật nuôi
Cảm thông với người phạm ác nghiệp
Tội làm tổn thương động vật
Không nên tiếp tục mặc lông thú
Dùng lòng từ bi chăm sóc thú vật
Phóng sinh mù quáng đồng nghĩa với sát sinh
Để sinh mạng loài vật thuận theo lẽ tự nhiên của chúng
Phương pháp phòng tránh ung thư
Có thể thay mặt người chết đem hiến tạng hay không?
Thông báo thế nào cho một người về bệnh tình của họ?
Nên sớm lập di chúc
Biện pháp an táng tốt nhất
Cầu nguyện giúp con người dũng cảm trước tai ương
Sống không nổi nữa?
Là bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh của xã hội đương đại, Hòa thượng Thánh Nghiêm không giống với những tác giả bình thường chỉ bàn luận đến thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân. Xuất phát từ tầm nhìn vĩ mô, ngài cho rằng khi con người xác định được phương hướng đúng đắn, hòa mình vào mục tiêu chung của nhân loại, tự nhiên sẽ định vị được bản than, không đi lệch hướng. Hơn nữa, trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân chính là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân là thành công của toàn xã hội, cá nhân và tập thể không mâu thuẫn đối lập và tác độc qua lại, bổ trợ cho nhau. Nếu không có trí tuệ uyên thâm, hiểu biết cuộc đời thì làm sao có được tầm nhìn rộng lớn và sâu sắc như thế.
Tìm lại chính mình là kết tinh của tâm từ mẫn, trí xuất trần giúp chúng ta tìm lại về bản lai diện mục, đối diện với chính mình.
Tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 – 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phiên dịch kinh Phật, sáng lập ra Pháp cổ sơn… Bằng nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong 4 vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời dẫn
La bàn định hướng cuộc đời
Tìm lại cái tôi đích thước
Không còn trống rỗng, hư vô
Bận nhưng vui, mệt mà hoan hỷ
Sắp xếp cuộc sống vẹn toàn
Xác định phương hướng
Cuộc sống không còn ngày trống trải vô nghĩa
Mục đích, ý nghĩa, giá trị cuộc sống
Nguyện vọng của con người
Tìm lại giá trị cuộc sống
Hưởng tụ và quý trọng cuộc sống
Giải thoát cho mình
Cố chấp và chấp trước
Kiên trì là nguyên tắc hay thiên kiến
Cuộc sống tích cực
Rũ bỏ chân lý, thật tự do
Hoa nở hoa tàn, không nên cố chấp
Khai tác tiềm năng trí tuệ
Ý nghĩ tốt đẹp, ý nghĩ xấu xa
Cân bằng cách nhìn chủ quan và khách quan
Chủ động và bị động
Luận về tích cực
Tài năng phù hợp với công việc
Tâm bình yên, tĩnh lặng chính là sự thành công
Tìm về với âm thanh nội tại
Sự điều hòa giữa tâm và vật
Không còn chấp trước thất tình lục dục
Lương tâm
Tự do và tôn nghiêm
Chuyển hóa cái tôi riêng tư thành vô ngã
Cái tôi ngu xuẩn này phải chăng có thực
Chuyển cái tôi hẹp hòi ích kỉ thành cái tôi công đức
Khẳng định bản thân, trưởng thành và thể nhập vô ngã
Tôi nhưng không phải tôi
Tình vào chính mình
Hiểu rõ bản thân là tiền đề trưởng thành
Ươm hạt giống từ bi trí tuệ
Chẳng có gì đáng khoe khoang
Biết tự kiềm chế, không nên gượng ép
Hãy luôn nuôi dưỡng lòng tri ân
Tìm lại chính mình – Là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 8 cuốn:
An lạc từ tâm
Bình an trong nhân gian
Giao tiếp bằng trái tim
Thành tâm để thành công
Buông xả phiền não
Tu trong công việc
Tìm lại chính mình
Tiếng chuông pháp cổ
Hạnh phúc là gì và vì sao có những người đạt được mọi thứ mình muốn mà vẫn không được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Hòa thượng Thánh Nghiêm cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, an lạc. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não và mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả hoàn toàn phiền não, thì hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay.
Cuốn sách gồm:
– Phần thứ nhất: Hòa thượng bàn về nguồn gốc của phiền não.
– Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu: Ngài thảo luận kỹ năm loại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi – chính là năm độc mà Đức Phật đã nói – đồng thời Ngài cung cấp cách giải quyết những phiền não này để có được an lạc, từ tâm.
Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, súc tích, Ngài đã cho thấy con người chúng ta vì quá tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình nên mãi không chịu xả bỏ để có được an lạc, hiện tiền
Tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 – 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phiên dịch kinh Phật, sáng lập ra Pháp cổ sơn… Bằng nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong 4 vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Mục lục:
Lời dẫn
Diệu pháp quản tinh thần
Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú?
Tinh thần bất an từ đâu?
Nghiệp và tiềm thức
An tâm như thế nào?
Phiền não và tật xấu
Điều hòa cảm tính và lý tính
Tham
Thế nào là tâm tham
Vì sao tâm tham?
Chuyển tâm tham thành tâm nguyện
Dùng bố thí đối trị tâm tham
Danh lợi chỉ là tạm thời
Xa lìa cám dỗ danh vị và quyền lực
Kết rộng thiện duyên được gặp người tốt
Thanh bần khác keo kiệt
Sân
Thế nào là tức giận?
Sân là lửa trong tâm
Tâm sân và tâm từ
Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn
Tức giận là bệnh mãn tính tự sát
Kiên nhẫn không phải là nén giận
Đừng nhìn vào thế giới đảo điên
Phiền não và ngu si
Thoát khỏi cạm bẫy mình tự đặt ra
Chuyển biến được khủng hoảng
Khéo áp dụng cuộc sống không lười biếng
Không ngụy biện để chốn
Làm cho cuộc sống đi vào nề nếp
Mạn
Tự tin hay tự phụ?
Giữ khiêm tốn, cung kính, thích làm người phụ việc
Biết tàm quí mới tiến bộ được
Không biết thì nói không biết
Biết bao dung, tha thứ cho người khác
Khiêm tốn mới trưởng thành
Tàm quí không phải tự ti
Dùng khích lệ thay quở trách
Cởi bỏ lớp hào nhoáng bên ngàoi
Làm thế nào tiêu trừ bệnh ưa hư vinh?
Nghi
Có nên nghi ngờ không?
Nghi ngờ và niềm tin
Dùng tin tưởng để trừ nghi ngờ
Càng nghi ngờ càng ngộ
Không cần lo lắng cho tương lai
Sợ cũng vô ích
Làm thế nào để trừ nỗi lo sợ?
Không có sợ hãi
Tự tin vượt qua mỗi ngày
Buông xả phiền não – Là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 8 cuốn:
An lạc từ tâm
Bình an trong nhân gian
Giao tiếp bằng trái tim
Thành tâm để thành công
Buông xả phiền não
Tu trong công việc
Tìm lại chính mình
Tiếng chuông pháp cổ
Tiết mục “Đại Pháp Cổ” trên truyền hình Đài Loan được khán giả đón nhận nồng nhiệt bởi nội dung thiết thực cho đời sống hàng ngày. Bộ sách Phật Pháp Ứng Dung cũng như cuốn sách Tu trong công việc là nội dung đã được chỉnh lý, hoàn thiện từ những tiết mục đó với mong muốn đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường công sở theo trí tuệ Phật giáo. Đọc Tu trong công việc, bạn sẽ thấy lời khuyên của Ngài không hề nặng nề, giáo điều mà rất thực tế và dễ áp dụng. Cuốn sách đặc biệt hữu dụng cho những người trẻ đang làm trong môi trường công sở, nhà máy.
Trong cuốn sách này, Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm chia sẻ về việc ứng dụng trí tuệ của giáo lí Phật giáo vào đời sống, nói rõ cho chúng ta biết về ý nghĩa của công việc, nghệ thuật làm việc, phương pháp ứng xử trong giao tiếp cũng như một số nguyên tắc hợp tác đoàn thể, đề xuất quan điểm tìm việc theo tinh thần “tùy thuận nhân duyên” để giảm bớt áp lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, lấy “cạnh tranh lành mạnh” thay thế cho cạnh tranh một mất một còn mang đậm “động vật tính”; lấy “nghệ thuật chỉnh dây đàn” theo tinh thần trung không rơi vào cực đoan để giữ thăng bằng tâm lí trong cuộc sống. Cuối cùng, Ngài còn đưa ra sáu nguyên tắc chung sống hòa thuận, đó cũng là những nguyên tắc đã giúp đức Phật “thống lí đại chúng (thống lĩnh và quản lí đại chúng) thích hợp.”
Tác giả:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930 – 2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Phiên dịch kinh Phật, sáng lập ra Pháp cổ sơn… Bằng nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong 4 vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
Mục lục:
Lời dẫn
Diệu pháp quản tinh thần
Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú?
Tinh thần bất an từ đâu?
Nghiệp và tiềm thức
An tâm như thế nào?
Phiền não và tật xấu
Điều hòa cảm tính và lý tính
Tham
Thế nào là tâm tham
Vì sao tâm tham?
Chuyển tâm tham thành tâm nguyện
Dùng bố thí đối trị tâm tham
Danh lợi chỉ là tạm thời
Xa lìa cám dỗ danh vị và quyền lực
Kết rộng thiện duyên được gặp người tốt
Thanh bần khác keo kiệt
Sân
Thế nào là tức giận?
Sân là lửa trong tâm
Tâm sân và tâm từ
Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn
Tức giận là bệnh mãn tính tự sát
Kiên nhẫn không phải là nén giận
Đừng nhìn vào thế giới đảo điên
Phiền não và ngu si
Thoát khỏi cạm bẫy mình tự đặt ra
Chuyển biến được khủng hoảng
Khéo áp dụng cuộc sống không lười biếng
Không ngụy biện để chốn
Làm cho cuộc sống đi vào nề nếp
Mạn
Tự tin hay tự phụ?
Giữ khiêm tốn, cung kính, thích làm người phụ việc
Biết tàm quí mới tiến bộ được
Không biết thì nói không biết
Biết bao dung, tha thứ cho người khác
Khiêm tốn mới trưởng thành
Tàm quí không phải tự ti
Dùng khích lệ thay quở trách
Cởi bỏ lớp hào nhoáng bên ngàoi
Làm thế nào tiêu trừ bệnh ưa hư vinh?
Nghi
Có nên nghi ngờ không?
Nghi ngờ và niềm tin
Dùng tin tưởng để trừ nghi ngờ
Càng nghi ngờ càng ngộ
Không cần lo lắng cho tương lai
Sợ cũng vô ích
Làm thế nào để trừ nỗi lo sợ?
Không có sợ hãi
Tự tin vượt qua mỗi ngày
Tu trong công việc – Là cuốn sách nằm trong bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng, gồm 8 cuốn:
An lạc từ tâm
Bình an trong nhân gian
Giao tiếp bằng trái tim
Thành tâm để thành công
Buông xả phiền não
Tu trong công việc
Tìm lại chính mình
Tiếng chuông pháp cổ
Giống như tên gọi “Tiếng chuông pháp cổ”, cuốn sách là tiếng nói của đạo Phật, một tôn giáo đã đồng hành cùng nhân loại trong hơn 2 nghìn năm lịch sử. Tiếng nói ấy, là pháp của Phật, từ ngàn xưa vọng đến ngày nay, đến thời đại mà chúng ta đang sống, đề cập đến những vấn đề cấp thiết của từng gia đình, từng cá nhân: bạo lực gia đình, cách nuôi dạy con, sinh con trai hay con gái, vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ, vấn đề “nhảy việc”…
Việc trong cuộc đời, muôn hình vạn trạng, hay nhất vẫn là dùng trí tuệ siêu việt của đạo Phật để quán chiếu, quan sát. Việc của nhân gian, tầng tầng lớp lớp, tối ưu nhất vẫn nên dùng lòng từ bi của giáo lý mà gắn kết, tương tác. Bản thân là một người xuất gia, hơn nữa 13 tuổi đã thế phát nhập tự, thì thử hỏi những chuyện của thế gian này hay biết được bao nhiêu? Nông sâu thế nào? Nói một lời thật lòng, tôi chẳng biết gì cả. Công việc của tôi là nghiên cứu Phật học và hành trì theo giáo pháp. Và chẳng qua tôi chỉ đi từ một góc độ tiếp cận khác, với một lập trường khác, chia sẻ cùng quý vị những cảm nhận của bản thân về chuyện nhân gian, xã hội.
Tôi xuất gia học Phật hơn nửa thế kỷ, nhưng dẫu sao cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác, cũng có cha, mẹ, thầy, bạn, huynh đệ, và nhất là bản thân cũng đang sống giữa lòng nhân gian. Tuy không trải qua những vất vả của một người có vợ có con, nhưng tôi cũng có những kinh nghiệm trong vai trò làm con, làm trò, làm đệ tử, làm thầy giáo. Mục đích cao cả nhất khi tôi quyết định xuất gia học Phật chính là muốn mang sở biết của mình, mang những gì bản thân có được và có thể được, dâng tặng cho tất cả những ai cần đến sự dâng tặng của tôi. Thế nên, tôi yêu thương từng sự sống trong cuộc đời này và cũng quan tâm đến nỗi đau mà người thế gian phải gánh chịu, từ đó luôn tự nhắc mình phải học tập không dừng nghỉ cũng như dâng tặng cuộc đời trọn vẹn, tất cả không hối tiếc. Trong quá trình ấy, tôi nhận ra nhân gian cần tình thương ấm áp, cuộc đời này cần một sự hòa bình gắn kết dài lâu. Và lòng từ bi và trí tuệ của đạo Phật hoàn toàn có đủ khả năng thỏa mãn các vấn đề này.
Một người xuất thế gian lại đi luận bàn những chuyện thường ngày trong thế tục, nếu nhìn bằng cái nhìn cứng nhắc của thế thường thì tôi đang làm một việc phi lý vô bổ, hơn nữa còn vượt ngoài bổn phận của một người xuất gia. Nhưng thực ra, giáo pháp của Đức Phật được thiết lập ra vì “hóa mê đạo tục” (chỉ rõ sự mê lầm và dẫn dắt thế gian), vậy nên nếu tách giáo lý của Như Lai ra khỏi cuộc sống này thì hóa ra biến giáo lý ấy thành ra vô dụng ư. Vậy nên trong Pháp bảo đàn kinh, Đại sư Huệ Năng mới nói: “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.”
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập