Cuốn tiểu thuyết Tết ở Làng Địa Ngục của nhà văn Thảo Trang đã tạo nên một cơn sốt trong làng văn học Việt Nam. Với cốt truyện ly kỳ, ám ảnh, cuốn sách đã đưa người đọc vào một hành trình khám phá về những góc khuất của xã hội, về những số phận bi kịch và những giá trị nhân văn sâu sắc.
Cốt truyện hấp dẫn
Tết ở Làng Địa Ngục xoay quanh câu chuyện về một ngôi làng nhỏ, hẻo lánh mang tên Địa Ngục. Cái tên ám ảnh này đã ám ảnh người dân trong làng từ đời này sang đời khác. Mỗi dịp Tết đến, làng lại chìm vào một không khí u ám, đầy bí ẩn. Những cái chết bất thường, những lời nguyền rủa, những truyền thuyết kỳ bí... tất cả đã tạo nên một bầu không khí căng thẳng, hồi hộp cho câu chuyện.
Những nhân vật đa chiều
Tác giả Thảo Trang đã xây dựng nên những nhân vật vô cùng đa chiều, sống động. Từ những người dân làng chất phác, hiền lành cho đến những kẻ thủ ác tàn nhẫn, mỗi nhân vật đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Nhân vật chính: Là một cô gái trẻ, mang trong mình những bí mật và nỗi đau. Cô phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã của số phận và tìm kiếm sự thật về quá khứ của gia đình mình.
Những nhân vật phụ: Mỗi nhân vật phụ đều đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy câu chuyện lên cao trào. Họ có thể là những người bạn đồng hành, những kẻ thù đáng ghét, hoặc đơn giản chỉ là những nhân chứng của những sự kiện bi thảm.
Những thông điệp ý nghĩa
Qua câu chuyện về làng Địa Ngục, tác giả Thảo Trang muốn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, về con người và xã hội. Đó là những thông điệp về tình yêu thương, lòng nhân ái, về sự tha thứ và sự trả thù.
Tại sao bạn nên đọc Tết ở Làng Địa Ngục?
Cốt truyện hấp dẫn, kịch tính: Cuốn sách sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi từng trang sách.
Những nhân vật đa chiều, sống động: Bạn sẽ đồng cảm, sẻ chia và thậm chí là ghét cay ghét đắng những nhân vật trong truyện.
Những thông điệp ý nghĩa: Cuốn sách sẽ giúp bạn suy ngẫm về cuộc sống và những giá trị đích thực.
Tết ở Làng Địa Ngục không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết kinh dị, mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc, giàu tính nhân văn. Nếu bạn là một người yêu thích thể loại trinh thám, tâm lý học tội phạm, thì đây chắc chắn là một cuốn sách mà bạn không nên bỏ qua.
25 Độ Âm
Di cư và nhập cảnh trái phép luôn là vấn đề nhức nhối của nhân loại trong hàng thập kỉ tồn tại và phát triển. Mặc dù các quốc gia đã đưa ra rất nhiều lời cảnh tỉnh và siết chặt an ninh cùng nhiều hình thức trừng phạt mạnh tay, nhưng vấn nạn này chưa bao giờ được giải quyết triệt để, thậm chí thủ đoạn của bọn tội phạm vượt biên còn ngày càng tinh vi và ngoan cố hơn. Chúng ta hẳn không thể nào quên được sự kiện kinh hoàng, gây rúng động toàn thế giới cách đây 5 năm: 1h20ph sáng ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh quốc đã phát hiện ra thi thể của 39 người Việt tử vong trong một chiếc xe container đông lạnh. Họ đều là những con người tham gia vào chuyến hành trình vượt biên trái phép và bỏ mạng ngay trước giây phút tưởng chừng đã đặt chân được đến miền đất hứa.
Chúng ta biết được kết cục của họ nhưng không biết họ đã thực sự trải qua những gì, phải đối mặt, đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm đáng sợ đến nhường nào khi quyết tâm dấn thân vào con đường phi pháp. Và tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang sẽ phần nào trả lời cho bạn đọc những câu hỏi ấy.
Theo chân nhân vật Lam, hành trình sinh tử trên con đường vượt biên của cô gái từ Nga tới Pháp và cuối cùng là Anh sẽ được lần lượt tái hiện vô cùng chân thực và tàn khốc. Đồng hành với Lam là Đức Hà Nội, bà Loan, ông Sang, Phượng và Duy Anh. Trên mỗi cung đường vượt biên, họ sẽ làm quen, gặp gỡ đồng bào mình và cả những con người không cùng màu da, sắc tộc. Mỗi người ra đi với những lí do, hoàn cảnh đưa đẩy khác nhau. Đối với Lam, bước vào con đường này là sự nối dài chuỗi bi kịch của cuộc đời. Lam có ước mơ, hoài bão, khát vọng và ý chí sống mạnh mẽ, nhưng cô lại không có quyền chọn lựa cuộc đời mình, là con rối để người khác giật dây, buộc phải dấn thân vào một hành trình không biết trước kết cục. Tuy nhiên, không ít những con người, họ lựa chọn ra đi vì khát vọng đổi đời, nó lớn lao và dữ dội đến mức, họ sẵn sàng lao đi như con thiêu thân, dù có thể bị ánh lửa thiêu rụi, đánh đổi cả nhân hình và nhân dạng, vẫn khát khao nơi miền đất hứa ấy họ sẽ ngẩng cao đầu hãnh diện với người đời. Nhưng họ nào đâu biết rằng, kể từ khi đặt chân vào hành trình ấy đã là con đường chết chóc, nơi mà tử thần luôn rình rập những kẻ “bán mạng”, kết cục cuối cùng đang đón đợi họ là cánh cửa địa ngục.
Tác giả Thảo Trang từng là sinh viên chuyên ngành Xã hội học, đề tài nghiên cứu khoa học của cô chính là khai thác góc nhìn xã hội trong những người vượt biên. Hơn 4 năm tìm hiểu thông tin, 200 cuộc phỏng vấn, 23 kg tài liệu, sự nỗ lực và dày công nghiên cứu đã trở thành chất liệu viết lên 25 độ âm. Sau Tết ở làng Địa Ngục, người đọc lại lần nữa nhận ra phong cách viết rùng rợn và đậm chất điện ảnh trong 25 độ âm, tác giả đã khéo léo đan cài những nút thắt, nút mở và hàng loạt tình tiết hư cấu khơi gợi sự tò mò. Theo từng cung đường vượt biên, người đọc sẽ giống như thực sự tham gia vào một trò chơi sinh tồn, mà cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, dồn dập, tàn khốc và đau đớn, dường như không chừa cho ai một lối thoát. Thảo Trang chỉ muốn nói nhắn nhủ tới bạn đọc rằng, với những ai còn thắc mắc và hoài nghi, thì con đường vượt biên ấy chính là như thế, nếu tương lai do chính bạn lựa chọn, hãy thử nghĩ xem có đáng đánh đổi để bước lên con đường ấy hay không?
Về tác giả:
Thảo Trang
Tốt nghiệp Học viện Quản lý giáo dục, hiện là nhà văn, nhà biên kịch.
Tác phẩm đã xuất bản: Tết ở làng Địa Ngục, Ngủ cùng người chết.
Thảo Trang hiện là một trong những cây bút 9x nổi bật và có sức ảnh hưởng. Các tác phẩm của cô được đông đảo công chúng đón nhận và giới làm phim săn đón, đồng thời nhận được những phản hồi tích cực của khán giả quốc tế.
Tiểu thuyết Tết ở làng Địa Ngục đã tiêu thụ hàng chục nghìn bản và được chuyển thể thành phim, nhận được Giải thưởng Ngôi sao 2023 – Hiện tượng phim ảnh của năm 2023; Giải thưởng Wechoice Awards – Phim truyền hình của năm 2023 và liên tục đứng Top 1 trên hai nền tảng phim trực tuyến lớn nhất là Netflix và K+.
Phim điện ảnh Kẻ ăn hồn chuyển thể từ tác phẩm cùng tên sắp ra mắt của Thảo Trang được đề cử giải thưởng Wechoice Awards – Phim điện ảnh của năm 2023.
Một số trích đoạn hay:
“Mỗi một cột mốc lại có những người dẫn đường khác nhau. Mắt xích ở khu vực này khi đã bàn giao người cho chân rết ở nơi khác là hết nhiệm vụ, đừng mong bọn họ sẽ quay lại giải quyết hay giúp đỡ bất cứ điều gì. Nhiều người gọi chúng là những kẻ “lái người”. Kể cả những người vượt biên có chết trước mặt thì những kẻ đó cũng phải rời đi ngay lập tức để tránh liên lụy. Nói một cách đơn giản hơn, người trong đường dây chỉ đưa chúng tôi đến các địa điểm trên cung đường như đã định. Còn việc chúng tôi có đến được hay không thì phải tùy thuộc vào ý trời.”
“Cách trước mặt chúng tôi gần chục mét là mấy chiếc lều cắm trại màu xanh, đỏ. Tôi nuốt nước bọt để lấy tinh thần rồi bước tiếp. Khi vừa nhìn thấy những mảnh xác đầu tiên, tôi ngồi thụp xuống đất, chân tay bắt đầu run lẩy bẩy.
Phải gọi đây là một vụ thảm sát mới đúng. Trên mặt đất toàn là máu, xác người vương vãi khắp nơi. Những nạn nhân đều bị giết trong tình trạng khỏa thân. Người nào người nấy đều bị chém bằng một nhát dao chí mạng.”
“Ngày... tháng.... năm...
Người ta vẫn nói, chuyến hành trình vượt biên mà tôi đang đi, đều phải dựa vào may mắn. Cách đây vài tháng, tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Phải tới giờ phút này, tôi mới hiểu rằng, cả quãng đường vốn là một ván bài phải đặt cược bằng tính mạng. Người chơi cùng với chúng tôi là tử thần.
Ivan lẳng lặng cầm chiếc la bàn bước về phía trước. Hành trình của chúng tôi lại tiếp tục. Tôi ngoái lại nhìn một người đồng bào của chúng tôi nằm lại nơi đất khách quê người, mãi cho tới khi khuất hẳn. Không ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng được rằng, con số thương vong trong đoàn vẫn chưa dừng lại ở đó.”
“Những người đi vượt biên đều gọi con sông nằm giữa biên giới Ba Lan và Ukraine là cổng Địa Ngục. Sở dĩ có tên gọi như thế là bởi số lượng người bỏ mạng khi vượt qua sông này quá nhiều. Thậm chí, cả những người biết bơi cũng không thể toàn mạng. Chiều ngang của sông khoảng 60 mét, chiều dài thì đám lái người không ước lượng được. Cảnh vật hai bên bờ hoang vu, liên tục có tiếng chó nghiệp vụ sục sạo. Đây là cột mốc bắt buộc phải vượt qua nếu như muốn vào biên giới Ba Lan”.
“Tôi vừa mong ngóng được nhìn thấy địa danh mà những người trong đường dây vẫn gọi là cổng Địa Ngục, vừa hồi hộp không dám đối diện với thử thách này. Ivan cảnh báo chúng tôi, đã từng có đoàn vì bị mắc kẹt trong khu rừng biên giới giữa Nga và Ukraina, mà khi đến sông thì trời đã lạnh. Nước sông lúc này bắt đầu đông lại thành những mảng nước đá trôi bập bềnh trên bề mặt. Đoàn người đó vẫn bắt buộc phải sang sông, nhưng rồi phân nửa trong số họ chết sạch. Nguyên nhân không phải là vì nước quá lạnh, mà bởi những mảng băng nhọn hoắt đâm xuyên vào người. Máu đỏ ối loang khắp một vùng nước mênh mang.”
“Có hai con đường dành cho những người như chúng tôi.
Một là chết.
Hai cũng là chết, nhưng muộn hơn.
Khi tôi thấm thía được điều này thì mọi thứ đã quá muộn. Nhiệt độ lúc này đã xuống dưới ngưỡng âm độ. Chúng tôi vượt biên không thành. Ngộ nhỡ chúng tôi không qua khỏi, xin hãy hỏa táng để tôi được về với đất mẹ Việt Nam. Tôi là người Việt Nam, tôi muốn được chôn dưới mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc mình!
Tết Ở Làng Địa Ngục
Năm đó, tại một ngôi làng xa xôi trên một ngọn núi hoang vu, người ta đón Tết trong sự kinh hãi tột độ, hoài nghi đau đáu và giận dữ khôn cùng trước sự ập tới của những bi kich tàn khốc.
Ngôi làng ấy vốn dĩ không có tên, nhưng những người nơi đây mặc định chốn này là địa ngục. Dân trong làng không ai dám tự ý băng rừng thoát khỏi làng, càng không biết thế giới bên ngoài rộng lớn như thế nào, bởi lẽ họ sợ người khác sẽ biết rằng bản thân mình vốn là hậu duệ của băng cướp khét tiếng ở truông nhà Hồ dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Vào một đêm cuối năm rét buốt, ông Thập – người duy nhất có thể ra khỏi làng – được báo mộng bởi một âm hồn mặc quan phục màu đỏ rực. Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn!
Thành danh bằng những tác phẩm văn học kinh dị đậm chất Việt Nam được phát hành qua mạng, lần này tác giả Thảo Trang tiếp tục mang đến một câu chuyện hấp dẫn, mở ra một thế giới huyền bí với những sinh vật, thế lực siêu linh mà người đọc không bao giờ hết hứng thú, để lại những dư âm không phai khi gấp sách lại.
Combo Sách Tết Ở Làng Địa Ngục + Ngủ Cùng Người Chết (Bộ 2 Cuốn)
1. Tết Ở Làng Địa Ngục
Năm đó, tại một ngôi làng xa xôi trên một ngọn núi hoang vu, người ta đón Tết trong sự kinh hãi tột độ, hoài nghi đau đáu và giận dữ khôn cùng trước sự ập tới của những bi kich tàn khốc.
Ngôi làng ấy vốn dĩ không có tên, nhưng những người nơi đây mặc định chốn này là địa ngục. Dân trong làng không ai dám tự ý băng rừng thoát khỏi làng, càng không biết thế giới bên ngoài rộng lớn như thế nào, bởi lẽ họ sợ người khác sẽ biết rằng bản thân mình vốn là hậu duệ của băng cướp khét tiếng ở truông nhà Hồ dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Vào một đêm cuối năm rét buốt, ông Thập – người duy nhất có thể ra khỏi làng – được báo mộng bởi một âm hồn mặc quan phục màu đỏ rực. Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn!
Thành danh bằng những tác phẩm văn học kinh dị đậm chất Việt Nam được phát hành qua mạng, lần này tác giả Thảo Trang tiếp tục mang đến một câu chuyện hấp dẫn, mở ra một thế giới huyền bí với những sinh vật, thế lực siêu linh mà người đọc không bao giờ hết hứng thú, để lại những dư âm không phai khi gấp sách lại.
2. Ngủ Cùng Người Chết
Sau một đêm mưa gió, cô bé sáu tuổi Phương Linh bỗng mất hết tất cả, bất đắc chí trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Sau mười năm tận mắt chứng kiến cái chết bi thảm của cha mẹ, Phương Linh giờ đã trở thành một thiếu nữ kiên cường, và luôn đau đáu trong lòng vụ án mạng năm nào chưa có lời giải đáp. Trong một dịp tình cờ quay về căn nhà cũ, Phương Linh phát hiện bấy lâu nay vẫn luôn có một hồn ma dõi theo mình. Hồn ma đó gợi nhắc cho cô nhớ tới một người từng xuất hiện trong đêm mưa gió năm ấ Mụn nốt ruồi giữa sống mũi, đôi mắt thường trực nét u sầu, trong giấc mơ đưa cô rong ruổi khắp chốn rừng sâu, kéo theo sau là hàng loạt những biến cố liên tục ập đến, có lúc tưởng chừng đã đập tan cả ranh giới cuối cùng của sự can trường nơi cô.
Rốt cuộc hồn ma đó là ai, có liên quan gì tới cái chết của bố mẹ cô? Tại sao hết lần này tới lần khác đều xuất hiện trước lưỡi hái tử thần, dang đôi tay đổi cho cô một mạng?
Rốt cuộc đằng sau cái chết của cha mẹ cô còn ẩn giấu bí mật động trời nào mà chính cô cũng không thể mường tượng nổi?
Liệu rằng cô có thể thoát khỏi cơn ác mộng kinh hoàng này để quay trở về với cuộc sống bình yên như điều cô từng mong cầu trong lúc gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng:
“Nhất định phải trốn thoát khỏi đây, nhất định không thể chết một cách vô nghĩa.”
Ngủ Cùng Người Chết là tác phẩm thứ hai của tác giả Thảo Trang - một trong những nhà văn trẻ nổi bật về dòng truyện kinh dị thuần Việt, tiên phong bằng tác phẩm "Tết ở làng địa ngục".
1. Tết Ở Làng Địa Ngục
2. Ngủ Cùng Người Chết
Combo Sách Ngủ Cùng Người Chết + Ma Quỷ Dân Gian Ký (Bộ 2 Cuốn)
1. Ngủ Cùng Người Chết
Sau một đêm mưa gió, cô bé sáu tuổi Phương Linh bỗng mất hết tất cả, bất đắc chí trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Sau mười năm tận mắt chứng kiến cái chết bi thảm của cha mẹ, Phương Linh giờ đã trở thành một thiếu nữ kiên cường, và luôn đau đáu trong lòng vụ án mạng năm nào chưa có lời giải đáp. Trong một dịp tình cờ quay về căn nhà cũ, Phương Linh phát hiện bấy lâu nay vẫn luôn có một hồn ma dõi theo mình. Hồn ma đó gợi nhắc cho cô nhớ tới một người từng xuất hiện trong đêm mưa gió năm ấ Mụn nốt ruồi giữa sống mũi, đôi mắt thường trực nét u sầu, trong giấc mơ đưa cô rong ruổi khắp chốn rừng sâu, kéo theo sau là hàng loạt những biến cố liên tục ập đến, có lúc tưởng chừng đã đập tan cả ranh giới cuối cùng của sự can trường nơi cô.
Rốt cuộc hồn ma đó là ai, có liên quan gì tới cái chết của bố mẹ cô? Tại sao hết lần này tới lần khác đều xuất hiện trước lưỡi hái tử thần, dang đôi tay đổi cho cô một mạng?
Rốt cuộc đằng sau cái chết của cha mẹ cô còn ẩn giấu bí mật động trời nào mà chính cô cũng không thể mường tượng nổi?
Liệu rằng cô có thể thoát khỏi cơn ác mộng kinh hoàng này để quay trở về với cuộc sống bình yên như điều cô từng mong cầu trong lúc gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng:
“Nhất định phải trốn thoát khỏi đây, nhất định không thể chết một cách vô nghĩa.”
Ngủ Cùng Người Chết là tác phẩm thứ hai của tác giả Thảo Trang - một trong những nhà văn trẻ nổi bật về dòng truyện kinh dị thuần Việt, tiên phong bằng tác phẩm "Tết ở làng địa ngục".
2. Ma Quỷ Dân Gian Ký
“MA QUỶ DÂN GIAN KÝ” - KHI MA QUỶ VIỆT NAM CHÍNH THỨC ĐƯỢC ĐƯA VÀO TRANG SÁCH
Cuốn sách “Ma quỷ dân gian ký” là một trong số ít những công trình hiếm hoi đề cập đến những câu chuyện về ma quỷ được truyền miệng văn hóa dân gian Việt Nam, không chỉ là trong văn hóa của dân tộc Việt mà còn trong văn hóa của những dân tộc thiểu số khác ở nhiều vùng miền.
Khác với văn hoá Phương Tây, các giai thoại về ma quỷ ở văn hoá Phương Đông - đặc biệt là Việt Nam thường cho thấy ma quỷ gần gũi với con người hơn. Thường ma “xuất thân” từ những linh hồn của người đã khuất, hoặc một biến đổi về tâm linh với những loài vật quen thuộc đang sống. Chính vì vậy, trong văn hoá Việt Nam các vùng miền, ma quỷ xuất hiện nhiều trong những câu chuyện, tin đồn dân gian, thường để giải trí, hoặc doạ nạt, nhưng phía sau là giáo huấn, răn dạy người khác phải tôn trọng những vùng đất, thiên nhiên hoặc mộ phần của người đã mất. Và phía sau ma quỷ, là những tâm tình, những thói quen, quan niệm về tự nhiên, về lẽ phải của người Việt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Song, từ trước đến nay, chưa có một khảo cứu đầy đủ nào về ma quỷ ở Việt Nam, cho đến khi “Ma Quỷ Dân Gian Ký” ra đời.
Tác phẩm là một bộ sách du khảo tập hợp các loài ma quỷ và hiện tượng tâm linh trong văn hoá truyền miệng ở Việt Nam, được chia làm các chương nhỏ, đi kèm với tranh vẽ theo phong cách dân gian hiện đại. Mỗi chương sẽ gồm một chủ đề, với minh hoạ sống động và những thông tin đầy đủ về định nghĩa, đặc tính và niềm tin dân gian về các loại ma quỷ. Cuối sách là phần phụ lục các sáng tác thơ truyện liên quan đến ma quỷ dân gian.
Hoạ sỹ Duy Văn và các cộng sự đã cất công sưu tầm những truyện xưa tích cũ từ trong sách vở, các chuyến điền dã và cả từ hiểu biết của những người xung quanh. Kể từ đó, anh lập nên một bảng danh sách các loài ma quỷ và hiện tượng tâm linh ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là Duy Văn đã thổi một hồn cốt dân gian qua những nét vẽ kết hợp lối vẽ doodle và tranh dân gian. Trong lời giới thiệu, tác giả cho biết động lực lớn nhất của anh là để phát huy một nét văn hoá đã tồn tại từ lâu, nhưng thường đi theo những cấm kị, không được công nhận đúng mức; trong khi các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đều có những sự bảo tồn với văn hoá ma quỷ của họ thông qua các hình thức diễn trình, hoặc khai thác làm phim ảnh, thương mại.
“Không những các sản phẩm từ trí tưởng tượng, mà cả những con ma thật được đưa vào chuyện dân gian đều có ý nghĩa riêng đặc biệt. Không biết tự bao giờ “con không ăn là Ông Kẹ tới bắt”, “trên cây dừa có ma tóc dài đánh du, đi chơi khuya là bị nó bắt”, “không ra tắm sông giữa trưa, không con ma da nó lôi chân”… còn nhiều những câu chuyện nữa gắn liền với những câu nói cửa miệng mà thuở nhỏ chắc hẳn nhiều người hay nghe.
Ông bà ta dùng những hình ảnh ma quỷ để răn dạy con cháu một cách khéo léo. Thuở xưa nạn bắt cóc nhiều người ta nghĩ ra ông ba bị để con cái ngoan ngoãn ở nhà, không quấy phá. Nếu đời sống thôn quê có nhiều thành phần tiểu tiện bừa bãi mà không xử lí, chúng ta có Ma Lai, sẽ ăn phân và gây chết do đứt ruột. Từ đó mọi người chú ý giữ vệ sinh hơn. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của ma quỷ trong dân gian.” - Hoạ sỹ Duy Văn tâm sự.
Đây sẽ là một bộ sách tiên phong về lĩnh vực vừa quen vừa mới lạ với văn hoá Việt. Đặc biệt sẽ là nguồn tham khảo cực kì phong phú và đáng giá cho những cá nhân, tập thể làm các dự án sáng tạo ở Việt Nam, như nhà văn Di Li nhận xét: “Ma Quỷ Dân Gian Ký không chỉ là một cuốn sách để đọc, để cảm thấy thú vị mà còn là tư liệu tốt cho những nhà văn đang viết truyện kinh dị, hoặc các thể loại văn học có yếu tố huyền ảo”.
1. Ngủ Cùng Người Chết
2. Ma Quỷ Dân Gian Ký
Sau một đêm mưa gió, cô bé sáu tuổi Phương Linh bỗng mất hết tất cả, bất đắc chí trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Sau mười năm tận mắt chứng kiến cái chết bi thảm của cha mẹ, Phương Linh giờ đã trở thành một thiếu nữ kiên cường, và luôn đau đáu trong lòng vụ án mạng năm nào chưa có lời giải đáp. Trong một dịp tình cờ quay về căn nhà cũ, Phương Linh phát hiện bấy lâu nay vẫn luôn có một hồn ma dõi theo mình. Hồn ma đó gợi nhắc cho cô nhớ tới một người từng xuất hiện trong đêm mưa gió năm ấ Mụn nốt ruồi giữa sống mũi, đôi mắt thường trực nét u sầu, trong giấc mơ đưa cô rong ruổi khắp chốn rừng sâu, kéo theo sau là hàng loạt những biến cố liên tục ập đến, có lúc tưởng chừng đã đập tan cả ranh giới cuối cùng của sự can trường nơi cô.
Rốt cuộc hồn ma đó là ai, có liên quan gì tới cái chết của bố mẹ cô? Tại sao hết lần này tới lần khác đều xuất hiện trước lưỡi hái tử thần, dang đôi tay đổi cho cô một mạng?
Rốt cuộc đằng sau cái chết của cha mẹ cô còn ẩn giấu bí mật động trời nào mà chính cô cũng không thể mường tượng nổi?
Liệu rằng cô có thể thoát khỏi cơn ác mộng kinh hoàng này để quay trở về với cuộc sống bình yên như điều cô từng mong cầu trong lúc gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng:
“Nhất định phải trốn thoát khỏi đây, nhất định không thể chết một cách vô nghĩa.”
Ngủ Cùng Người Chết là tác phẩm thứ hai của tác giả Thảo Trang - một trong những nhà văn trẻ nổi bật về dòng truyện kinh dị thuần Việt, tiên phong bằng tác phẩm "Tết ở làng địa ngục".
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập