Tiếp theo tập 3, tập 4 vẫn tiếp tục với các huyền sử đời Hùng. Truyền thuyết về Tiên Dung – Chử Đồng Tử cho ta biết về một xã hội Lạc Việtđã có cách biệt giữa tầng lớp vua quan với người bình dân. Truyền thuyết cũng cho ta biết về sự truyền bá Phật giáo, kết hợp cùng tín ngưỡng dân gian, cùng Đạo giáo tạo nên bản sắc riêng cho Phật giáo nước ta. Bên cạnh đó là những tập tục và các sinh hoạt thường ngày của người Lạc Việt.
Còn chuyện về Sơn Tinh – Thủy Tinh lại cho biết về các hiện tượng thiên nhiên đe dọa đời sống cư dân Văn Lang, đó là lũ lụt. Chiến thắng của Sơn Tinh chính là khát khao, ước mơ chinh phục thiên nhiên của người dân Việt trong buổi đầu dựng nước.
Có thịnh ắt có suy, ấy là quy luật từ xa xưa. Hùng Vương mười tám mải mê tửu sắc, chẳng màng việc nước đã làm cho Văn Lang hùng mạnh năm nào bước vào suy vong. Nhưng có suy rồi ắt sẽ lại thịnh, An Dương Vương lên ngôi, hòa hợp hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, lập nên nước Âu Lạc.
Vào buổi ấy, do vẫn chưa có chữ viết, người Âu Lạc vẫn tiếp tục truyền tải những ước mơ, khát vọng thông qua những truyền thuyết vẫn còn mang đậm màu sắc huyền thoại, kì bí nhưng qua đó vẫn cho ta biết thêm nhiều điều về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ.
Âu Lạc hùng mạnh, Âu Lạc phồn thịnh nên sẽ chẳng thể nào tránh được sự dòm ngó của phiên bang. Tần Thủy Hoàng cai trị cả một Trung Hoa rộng lớn vẫn ngó nghiêng về Âu Lạc. Nhưng Âu Lạc chẳng thiếu tướng tài, binh dũng để chiến đấu với kẻ thù, khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ, vỡ mộng xâm lược nước ta.
Nhưng An Dương Vương lơ là cảnh giác, bởi Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, nước ta đã rơi vào ách thống trị của phương Bắc. Từ đây, một ngàn năm Bắc thuộc đen tối của dân ta đã bắt đầu.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nhân dân Âu Lạc tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi nhưng đó chính là một bản anh hùng ca mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta suốt trong mười thế kỷ chống bọn xâm lược phong kiến phương bắc. để tưởng nhớ Hai Bà và các tướng lĩnh, nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi. Riêng hai bà có ngôi đền chính: Đền Hạ Lôi ở Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh)), đền Hát Môn ở Phúc Thọ (Hà Nội) và đền Đồng Nhân ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Hai huyền sử đời Hùng: Tiên Dung - Chử Đồng Tử và Sơn Tinh - Thủy Tinh. Một chuyện tình đẹp và một câu chuyện về ước mơ chinh phục thiên nhiên của người Lạc Việt dưới thời nước Văn Lang.
Hùng vương thứ ba có công chúa Tiên Dung tính tình phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy. Nàng gặp chàng trai nghèo khó Chử Đồng Tử trong một tình cảnh oái oăm, không những không khinh ghét mà còn cùng chàng kết duyên. Hai vợ chồng nương tựa vào nhau, sống đời dân thường.
Hùng vương thứ 18 có con gái tên là Ngọc Hoa xinh đẹp tuyệt trần nên vua muốn kén được rể tài. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến hỏi cưới Ngọc Hoa nhưng do Sơn Tinh đem lễ vật đến trước nên đón được Ngọc Hoa về núi Ba Vì. Thủy Tinh nổi cơn ghen tức nên đã dâng nước gây lụt lội. Đó cũng chính là nguyên nhân của những cơn lũ hằng năm ở Văn Lang.
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh - Bánh Chưng Bánh Giầy - Bản Màu - Bìa Cứng
Sau khi thoát được nạn ngoại xâm dưới thời Hùng Vương thứ 6, cư dân Văn Lang lại bắt tay vào việc xây dựng đất nước. Và trong cuộc sống đời thường, với đà phát triển của kinh tế cũng như văn hóa, dần dần dân Lạc hình thành nên những nếp thuần phong mỹ tục đậm đà, đặc trưng cho dân tộc tính của dân ta. Do không có tư liệu ghi chép về cuộc sống lúc bây giờ nên những câu chuyện như Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau, Sự tích quả dưa đỏ, v.v. chính là những tư liệu quý giá giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống của dân Lạc lúc bấy giờ: tập tục ăn Tết, chuyện cưới xin, việc trồng trọt... Qua đó, ta càng thêm khâm phục ý chí và quyết tâm của người xưa, không ngại khó, không ngại khổ, lại hiếu thảo với cha mẹ, anh em thương yêu nhau, vợ chồng đồng tâm.
Tiếp theo tập 2, tập 3 tiếp tục với các huyền sử đời Hùng. Với huyền sử: Bánh chưng bánh dày nói lên công ơn cha mẹ và nguồn gốc chiếc bánh Chưng ngày tết của người Lạc Việt, thể hiện tư duy của con người về trời và đất.Với huyền sử Trầu cau nói lên tình cảm anh em mặn mà, tình vợ chồng thắm thiết, qua truyện cũng cho biết nguồn gốc của tục ăn trầu và việc dùng trầu cau trong lễ cưới hỏi của dân Lạc Việt. Với huyền sử Quả dưa đỏ: thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước qua hình ảnh của Mai An Tiêm – một người lao động biết tin vào bản thân, kiên trì và sáng tạo.
Một ngày mùa xuân năm Canh Tý (tức năm 40 sau Công nguyên), trên cửa sông Hát, nghĩa quân bạt ngàn đứng kín cả các cánh bãi bồi, dưới sông neo dài những đoàn chiến thuyền với những chiến binh tay rìu tay giáo đang đứng tề chỉnh, mắt hướng về đàn tế dựng giữa trung quân. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng ngựa hí, voi rống vang động, Hai Bà Trưng làm lễ tế cáo trời đất, ra quân giết giặc cứu nước.
Trước đó, có người khuyên Trưng Trắc mặc tang phục để làm lễ xuất quân, nhưng Trưng Trắc đã khảng khái trả lời: “Mặc áo tang sẽ làm mất nhuệ khí binh sĩ”. Trong bộ giáp binh sáng lấp lánh, Trưng Trắc long trọng thề:
“Một xin rửa sạch nước nhà,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập