Chữ, Văn Quốc Ngữ - Thời Kì Bắc Thuộc (Tái Bản Theo Bản In Năm 1974)
Chúng ta đều thống nhất rằng chữ Quốc Ngữ là thứ chữ mà các giáo sĩ phương Tây cùng rất nhiều người Việt dùng chữ Latinh để ghi âm cách phát âm của người Việt. Ban đầu, chữ Quốc Ngữ chỉ nằm trong mục đích truyền giáo, nhưng sau này, chữ Quốc Ngữ được người Việt chấp nhận.
Từ đó, đóng góp và ảnh hưởng của chữ Quốc Ngữ với xã hội đã là thứ đồng hành không thể tách rời với lịch sử. Với điều đó, hiểu được tầm quan trọng, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, đề cập về lịch sử hình thành và truyền bá.
Năm 1974, Nhà xuất bản Nam Sơn phát hành cuốn sách Chữ, văn Quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc tại Sài Gòn với nguồn là công trình khảo cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Trung – một người nổi danh trong những sinh hoạt văn chương, báo chí, triết học mang tính học thuật tại miền Nam trước năm 1975. Mục đích của công trình này là xem lại quan điểm cho rằng những nhà văn, nhà báo thời kỳ đầy phủ nhận quan điểm nhờ chữ Quốc ngữ mà ta được văn minh và cho rằng đã “quan trọng hóa” vài trò chữ Quốc Ngữ.
Chúng tôi đã tái bản cuốn sách này như để độc giả đương thời hiểu thêm, cũng như có một tài liệu nghiên cứu về lịch sử chữ viết, lịch sử văn học và lịch sử đất nước nói chung ở một giai đoạn tối tăm, nô lệ.
Đưa Vào Triết Học
Mục đích của những giờ triết học năm thứ nhất Văn khoa là để giúp cho sinh viên hiểu được triết học là gì, hay thế nào là suy luận triết học, và sau đó, biết đặt một số vấn đề căn bản trong Triết học.
Muốn thực hiện việc dẫn dắt sinh viên vào triết học, tôi không bắt đầu bằng những định nghĩa triết học hay bằng cách trình bày những hệ thống triết học, nhưng bằng cách căn cứ vào những kinh nghiệm thông thường của đời sống hằng ngày, và vào những vốn kiến thức mà sinh viên đã có, nhất là kiến thức chuyên môn (Sử, sinh ngữ, văn học sử).
Việc dẫn dắt này nhằm làm cho sinh viên thấy Triết học không phải là cái gì xa xôi, trừu tượng, nhưng là cái sống thực, cái gắn liền với cuộc đời của chúng ta, cái ta vẫn cảm nghĩ, làm mà chỉ chưa phản tỉnh để tra hỏi về ý nghĩa, giá trị của nó mà thôi.
Nói cách khác, mục đích nhằm gây một thức tỉnh triết lý hơn là cung cấp một tri thức triết học. Sự thức tỉnh đó có thể xảy ra ngay từ bây giờ hay sau này, trên đường đời, mà sự gặp gỡ làm quen qua những giờ suy nghĩ, đối thoại này đã tạo điều kiện thuận tiện.Đó là điều cốt yếu, và cũng là ước muốn thực sự của người làm việc dẫn dắt, đưa vào triết học.
Ôn Tập-Kiểm Tra Nâng Cao Và Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 7 - Tập 1
Sách có 2 phần :
Phần 1 : Các đề kiểm tra thường xuyên
Phần này có 32 đề , tùy và từng dạng đề và năng lực khác nhau, các em có thể làm bài từ 15 đến 20 phút. Các đề phần này là dạng trắc nghiệm khách quan.
Phần 2: Các đề kiểm tra định kỳ
Phần các đề kiểm tra định kỳ có 40 đề, được chia thành đề kiểm tra 1 tiết và đề kiểm tra 2 tiết. Mỗi đề luyện tập có thể là một đoạn văn , đoạn thơ hoặc một văn bản được lấy làm ngữ liệu để xây dựng các dạng câu hỏi
Ôn Tập-Kiểm Tra Nâng Cao Và Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 7 - Tập 2
Trong những năm gần đây, đề kiểm tra Ngữ văn bậc phổ thông không còn là dạng đề truyền thống có tính chất mệnh lệnh hay áp đặt mà đã có sự thay đổi theo hướng mở. Nhằm giúp học sinh trau dồi kiến thức, góp phần bồi dưỡng học sinh khá, giỏi có thêm nguồn tài liệu học tập môn Ngữ văn theo chương trình mới, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 7, tập một, dùng cho cả ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và bộ sách Cánh Diều.
Sách có 2 phần:
Phần 1. Các đề kiểm tra thường xuyên
Phần này có 32 đề, tùy vào từng dạng đề và năng lực khác nhau, các em có thể làm bài từ 15 phút đến 20 phút. Các đề ở phần này là các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ giúp các em ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn.
Phần 2. Các đề kiểm tra định kỳ
Phần các đề kiểm tra định kỳ có 40 đề, được chia thành đề kiểm tra 1 tiết (thời gian làm bài 45 phút) và đề kiểm tra 2 tiết (thời gian làm bài 90 phút). Mỗi đề luyện tập có thể là một đoạn văn, đoạn thơ hoặc một văn bản được lấy làm ngữ liệu để xây dựng các dạng câu hỏi. Nội dung các câu hỏi đi từ các mức độ nhận thức của học sinh như: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. Phần Làm văn có nhiều kiểu bài, sẽ giúp các em có thêm những khám phá thú vị khi luyện viết các đoạn văn và bài làm văn khác nhau nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực Ngữ văn của mình. Đặc biệt, phần cung cấp các đoạn văn, bài văn tham khảo sẽ giúp các em rút ra được những bài học, những kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng viết văn của mình.
Với 72 đề ôn luyện Ngữ văn, cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 7, tập 1, được biên soạn bám sát các chủ đề có trong Chương trình Ngữ văn mới, có mở rộng và có nâng cao thêm các ngữ liệu ngoài chương trình, phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Với nội dung và cấu trúc như thế, chúng tôi hy vọng cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 7, tập 1 sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích với các thầy cô giáo trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Với các em học sinh, chúng tôi hy vọng các em sẽ có hứng thú khi tự mình chinh phục với các dạng đề có trong sách giáo khoa, các dạng đề nâng cao. Sau khi làm bài xong, các em sẽ đối chiếu với phần Đáp án với các đề trắc nghiệm khách quan phần Hướng dẫn làm bài với các đề tự luận để có thể tự đánh giá được nội dung kiến thức mà mình đã đạt được, có định hướng ôn tập những nội dung kiến thức mình chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra.
Clean Code
Mã sạch và con đường trở thành lập trình viên giỏi
Hiện nay, lập trình viên là một trong những nghề nghiệp được nhiều người lựa chọn theo đuổi và gắn bó. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhiều công sức nhưng mang lại giá trị cao và một tương lai công việc hứa hẹn. Là một trong số những chuyên gia giàu kinh nghiệm, điêu luyện và lành nghề trong ngành, tác giả đã đúc rút từ kinh nghiệm của mình, viết về những tình huống trong thực tế, đôi khi có thể trái ngược với lý thuyết để xây dựng nên cuốn cẩm nang này, nhằm hỗ trợ những người đang muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
Cuốn sách được nhiều lập trình viên đánh giá là quyển sách giá trị nhất mà họ từng đọc trong sự nghiệp của mình. Cuốn sách hướng dẫn cách để viết những đoạn mã có thể hoạt động tốt, cũng như truyền tải được ý định của người viết nên chúng.
Cuốn sách được chia thành ba phần lớn. Phần đầu tiên mô tả các nguyên tắc, mô hình và cách thực hành viết mã sạch. Phần thứ hai gồm nhiều tình huống điển hình với mức độ phức tạp gia tang không ngừng. Mỗi tình huống là một bài tập giúp làm sạch mã, chuyển đổi mã có nhiều vấn đề thành mã có ít vấn đề hơn. Và phần cuối là tuyển tập rất nhiều những dấu hiệu của mã có vấn đề, những tìm tòi, suy nghiệm từ thực tiễn được đúc rút qua cách tình huống điển hình.
Ôn Tập - Kiểm Tra Nâng Cao Và Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 6 - Tập 2
Trong những năm gần đây, đề kiểm tra Ngữ văn bậc phổ thông không còn là dạng đề truyền thống có tính chất mệnh lệnh hay áp đặt mà đã có sự thay đổi theo hướng mở. Nhằm giúp các em trau dồi kiến thức, góp phần bồi dưỡng học sinh khá, giỏi có thêm nguồn tài liệu học tập môn Ngữ văn theo chương trình mới, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn Ôn tập - Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 6, tập 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng và áp dụng cho các bộ sách Ngữ văn 6 khác nói chung.
Sách có 2 phần:
Phần 1. Các đề kiểm tra thường xuyên
Phần này có 25 đề, tùy vào từng dạng đề và năng lực khác nhau, các em có thể làm bài từ 15 phút đến 20 phút. Các đề ở phần này là các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận, sẽ giúp các em ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học, có mở rộng và nâng cao qua các ngữ liệu ngoài chương trình.
Phần 2. Các đề kiểm tra định kì
Phần các đề kiểm tra định kì có 30 đề, được chia thành đề kiểm tra 1 tiết (thời gian làm bài 45 phút) và đề kiểm tra 1 tiết (thời gian làm bài 90 phút). Mỗi đề luyện tập có thể là một đoạn văn hoặc một văn bản được lấy làm ngữ liệu để xây dựng các dạng câu hỏi. Nội dung các câu hỏi đi từ các mức độ nhận thức của học sinh như: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. Phần Làm văn có nhiều kiểu bài, giúp các em có thêm những khám phá thú vị khi luyện viết các đoạn văn và bài làm văn khác nhau, nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực Ngữ văn của mình. Đặc biệt, phần cung cấp các đoạn văn, bài văn tham khảo sẽ giúp các em rút ra được những bài học những kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng viết của mình.
Với 55 đề ôn luyện Ngữ văn, cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 6, tập 2, được biên soạn bám sát các chủ đề có trong Chương trình Ngữ văn mới, có mở rộng và có nâng cao thêm các Ngữ liệu ngoài chương trình, phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Với nội dung và cấu trúc như vậy, chúng tôi hy vọng cuốn Ôn tập - Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 6, tập 2 sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích với các thầy cô giáo trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Với các em học sinh, chúng tôi hy vọng các em sẽ có hứng thú khi tự mình chinh phục với các dạng đề có trong sách. Sau khi làm bài xong, các em sẽ đối chiếu với phần hướng dẫn làm bài để có thể tự đánh giá được nội dung kiến thức mà mình đã đạt được, có định hướng ôn tập những nội dung kiến thức mình chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra.
Combo Lược Khảo Văn Học (Bộ 3 Tập)
Trong những năm 1963-1968, NXB Nam Sơn ở Sài Gòn đã ấn hành bộ sách Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, gồm ba tập: Những vấn đề tổng quát, Ngôn ngữ văn chương và kịch, Nghiên cứu và phê bình văn học. Là tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm, bộ sách này sớm được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục tái bản ngay sau khi ra đời.
Là Giáo sư Triết học, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và vận dụng thành tựu của những trào lưu mỹ học đương thời: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. Bộ sách giúp độc giả làm quen với tên tuổi và quan niệm của những học giả nổi tiếng ở phương Tây: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, J.P. Sartre. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất.
Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Văn Trung đã liên hệ lý thuyết với thực tiễn văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình.
1. Lược Khảo Văn Học I - Những Vấn Đề Tổng Quát
2. Lược Khảo Văn Học II - Ngôn Ngữ Văn Chương Và Kịch
3. Lược Khảo Văn Học III - Nghiên Cứu Và Phê Bình Văn Học
Trong những năm 1963-1968, NXB Nam Sơn ở Sài Gòn đã ấn hành bộ sách Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, gồm ba tập: Những vấn đề tổng quát, Ngôn ngữ văn chương và kịch, Nghiên cứu và phê bình văn học. Là tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm, bộ sách này sớm được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục tái bản ngay sau khi ra đời.
Là Giáo sư Triết học, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và vận dụng thành tựu của những trào lưu mỹ học đương thời: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. Bộ sách giúp độc giả làm quen với tên tuổi và quan niệm của những học giả nổi tiếng ở phương Tây: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, J.P. Sartre. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất.
Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Văn Trung đã liên hệ lý thuyết với thực tiễn văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình.
Trong những năm 1963-1968, NXB Nam Sơn ở Sài Gòn đã ấn hành bộ sách Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, gồm ba tập: Những vấn đề tổng quát, Ngôn ngữ văn chương và kịch, Nghiên cứu và phê bình văn học. Là tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm, bộ sách này sớm được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục tái bản ngay sau khi ra đời.
Là Giáo sư Triết học, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và vận dụng thành tựu của những trào lưu mỹ học đương thời: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. Bộ sách giúp độc giả làm quen với tên tuổi và quan niệm của những học giả nổi tiếng ở phương Tây: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, J.P. Sartre. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất.
Trong những năm 1963-1968, NXB Nam Sơn ở Sài Gòn đã ấn hành bộ sách Lược khảo văn học của Nguyễn Văn Trung, gồm ba tập: Những vấn đề tổng quát, Ngôn ngữ văn chương và kịch, Nghiên cứu và phê bình văn học. Là tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm, bộ sách này sớm được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục tái bản ngay sau khi ra đời.
Là Giáo sư Triết học, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và vận dụng thành tựu của những trào lưu mỹ học đương thời: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. Bộ sách giúp độc giả làm quen với tên tuổi và quan niệm của những học giả nổi tiếng ở phương Tây: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, J.P. Sartre. Có thể nói, cho đến thời điểm ấy ở nước ta, đây là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất.
Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Văn Trung đã liên hệ lý thuyết với thực tiễn văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình.
Hành Trình Tri Thức Của Karl Marx
Marx là người trí thức, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tư tưởng, lý thuyết gắn liền với thực tiễn tranh đấu, nhưng lại không coi tư tưởng như những chân lý vĩnh cửu. Marx chống lại thái độ giáo điều coi tư tưởng như tín lý và tranh đấu là bắt thực tại uốn nắn theo lý thuyết tín lý. Trái lại thái độ đứng đắn của người tranh đấu cách mạng là luôn luôn phân tách thực tại để rút ra một đường lối hành động từ thực tại. Thực tế biến đổi, lý thuyết biến đổi theo.
Trong tinh thần đó, thái độ xét lại gắn liền với chủ nghĩa Marx vì tiêu chuẩn hành động của phong trào cộng sản là hiệu nghiệm. Nhưng chỉ có hiệu nghiệm nếu hành động xuất phát từ những đòi hỏi của thực tại và đáp lại đúng những đòi hỏi đó.
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập