Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt trong đời sống hằng ngày như thần thoại Hy Lạp.
Cuốn sách trọn bộ "Thần thoại Hy Lạp" này là một kho tàng văn hóa Hy Lạp thu nhỏ mang đến cho bạn những giá trị tinh thần quý báu, rất đáng lưu giữ và trân trọng. Đó là miền đất văn hóa của tâm linh, của khát vọng, của ước mơ hoài bão chân chính, nơi sức mạnh mang ý nghĩa nhân bản sẽ chiến thắng bạo tàn, nơi cái đẹp được tôn vinh và khẳng định.
Nói như người biên soạn Nguyễn Văn Khỏa trong lời giới thiệu sách: "ường như Thần thoại Hy Lạp vẫn đang hàng ngày hàng giờ, nhắn nhủ loài người chúng ta: "Hãy sống nhân ái và cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốt đẹp hơn nữa, yêu công lý và trọng danh dự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dân vì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trung thực dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!". Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ vụng dại song tràn đầy tin yêu; hiểu biết chưa nhiều, giản đơn song thông minh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầy ước mơ đẹp đẽ, tràn đầy khát vọng táo bạo."
Chính những điều đó đã làm nên sức sống kỳ diệu, vượt mọi không gian, thời gian để Thần thoại Hy Lạp luôn trường tồn cùng nhân loại.
Thần thoại Hy Lạp là những truyện thần thoại của người Hy Lạp, bao gồm các truyền thuyết về các vị nam thần, nữ thần và các vị anh hùng của người Hy Lạp. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Các câu chuyện đó tồn tại đến ngày nay là nhờ các ghi chép về các câu chuyện truyền miệng nói trên, đôi khi chúng được bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là tìm ra những ý nghĩa ban đầu được ẩn dấu trên các hình vẽ trên các bình gốm sứ, các bức họa, hoặc đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.
Trong các truyền thuyết, câu chuyện và trường ca, tất cả các vị thần của Hy Lạp cổ đại đều được miêu tả giống như hình dáng của con người, ngoại trừ một số sinh vật nửa người nửa thú như các nhân sư, số còn lại đều có nguồn gốc từ vùng Cận Đông và vùng Thổ Nhĩ Kỳ. Các vị thần Hy Lạp có thể sinh con nhưng trẻ mãi không già, không bị thương tổn, không ốm đau, có thể trở nên tàng hình, có thể di chuyển rất nhanh và có thể dùng người là phương tiện truyền đạt ý tưởng của họ mà người đó có thể biết hoặc không biết. Mỗi vị thần có một hình dáng, một nguồn gốc, một sở thích, một cá tính và một lĩnh vực chuyên môn mà họ quản lý; tuy nhiên, việc miêu tả các thần thường xuất phát từ các dị bản khác nhau nên không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Khi các vị thần được vinh danh trong thơ ca hoặc khi cầu nguyện thì họ được coi như là một ý nghĩa tổng hợp gồm tên và trách nhiệm của các vị để phân biệt với các hình ảnh khác của các thần. Trách nhiệm của một vị thần có thể phản ánh một khía cạnh đặc biệt về vai trò của vị thần đó, ví dụ, Apollo, vị thần thơ ca là tên dành cho thần Apollo, được coi là người bảo trợ cho nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa; người cầm đầu các tiên nữ thơ ca muse. Nhưng trách nhiệm của một vị thần cũng có thể dùng để phân biệt một khía cạnh đặc biệt nào đó của một vị thần.
Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, các vị thần được miêu tả là những người thuộc cùng một gia đình đa thế hệ. Vị thần già nhất tạo ra thế giới, nhưng các vị thần trẻ hơn đã thay thế các vị thần già. Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus là các vị thần quen thuộc nhất với tôn giáo Hy Lạp và nghệ thuật Hy Lạp và được miêu tả trong các sử thi có hình dáng của con người trong "Thời đại của các anh hùng". Đó là các bài học mà tổ tiên người Hy Lạp phải học để có được các kỹ năng cần thiết, lòng kính sợ thần thánh, đề cao đức hạnh và trừng phạt tội lỗi. Các vị thần nửa người, nửa thần được gọi là các "anh hùng" và cho đến khi thiết lập được thể chế dân chủ, các hậu duệ người Hy Lạp xây dựng trên cơ sở của tổ tiên.
… Mũi tên của chàng lao vút đi, trúng liên tiếp vào thân con ác thú, nhưng bật nảy ra và quằn như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú, giao chiến với nó bằng gươm, chùy. Heracles thận trọng trong từng đòn đánh, vì chỉ sơ hở một chút là người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm, bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nảy như khi ta chém dao xuống đá…
Những câu chuyện về các cuộc phiêu lưu lập bao kì công lừng lẫy, chinh phục thử thách, tiêu diệt quái thú, tiễu gian trừ bạo của các anh hùng, dũng sĩ trong Thần thoại Hy Lạp: Hercules - á thần có sức mạnh chinh phục thiên nhiên, Theseus - vị vua huyền thoại của Athens, Perseus - chàng dũng sĩ đánh thắng ác quỷ… khiến biết bao thế hệ say mê, ngưỡng mộ.
NGUYỄN VĂN KHỎA (1932 - 1988)
Nguyên là giảng viên bộ môn Văn học phương Tây, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
CÁC TÁC PHẨM:
• Anh hùng ca của Homer (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978)
• Từ điển văn học I và II (cùng nhiều tác giả, NXB Khoa học Xã hội, 1983, 1984)
• Iliad (NXB Kim Đồng, 1986)
“... Dường như thần thoại Hy Lạp vẫn đang hằng ngày hằng giờ nhắn nhủ loài người chúng ta: “Hãy sống nhân ái và cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốt đẹp hơn nữa, yêu công lí và trọng danh dự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dân vì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trung thực, dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!” Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ vụng dại song ắp đầy tin yêu, hiểu biết chưa nhiều, giản đơn, song thông minh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầy ước mơ đẹp đẽ, khát vọng táo bạo…” (Nguyễn Văn Khỏa)
Thần thoại Hy Lạp, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại.
Trong nền văn hóa nhân loại, từ những bức vẽ, bức tượng của các nghệ sĩ thời cổ đại, thời Phục Hưng, thế kỷ thứ XVII, thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX và cả thế kỷ XX của chúng ta nữa cho đến một tập khảo luận, một vở kịch, một cuốn truyện, đều đãkhai thác đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc trong thần thoại Hy Lạp. Trong văn chương, trên báo chí, những thành ngữ, điển tích từ thần thoại Hy Lạp được sử dụng phổ biến như một thứ tín hiệu quen thuộc.
Thần thoại Hy Lạp muốn đưa đến cho mọi người ý nghĩa: "Hãy sống nhân ái và cao thượng hơn nữa! Hãy sống tốt hơn nữa, đẹp hơn nữa, yêu công lý và trọng danh dự hơn nữa! Hãy lập chiến công vì dân, vì nước nhiều hơn nữa! Hãy sống trung thực, dũng cảm và hiểu biết hơn nữa!". Bởi vì thần thoại là nhân loại của tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng, ngây thơ vụng dại song tràn đầy tin yêu; hiểu biết chưa nhiều, hiểu biết giản đơn song thông minh một cách ngộ nghĩnh và tràn đầy ước mơ đẹp đẽ, tràn đầy khát vọng táo bạo.
Thần Thoại Hy Lạp - Bìa Cứng
Trích Lời Giới thiệu của Dịch giả Nguyễn Văn Khỏa: “THẦN THOẠI HY LẠP, một di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp, từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp...
... Ngày nay thời đại của niềm tin thần thoại và tư duy thần thoại đã lùi vào quá khứ. Cung điện Ôlanhpơ của thế giới thần thánh chắc hẳn đã phải dời đến một hành tinh xa xăm nào đó... Nhưng chúng ta vẫn lưu giữ trân trọng tài sản thần thoại như lưu giữ một chiến công hiển hách của loài người trong tiến trình lịch sử. Chúng ta vẫn mang theo quá khứ để tiến tới tương lai chứ không phải quay về quá khứ, quay về niềm tin thần thoại để chinh phục tương lai, tương lai của thời đại tư duy khoa học và cách mạng. Nhiều ước mơ của con người xưa kia đã trở thành hiện thực. Biết bao chàng Đêcan và Icar của thế kỷ XX vẫn đi đi về về trong không gian vũ trụ bao la khiến thần Dớt dù có nổi trận lôi đình, dồn mây mù sấm sét cũng không ngăn cản được... Nhân loại đã khác xưa rất nhiều. Tuy nhiên trong đời sống của nhân loại lại nảy sinh ra những nỗi đe dọa khủng khiếp của một thứ "số mệnh mới" cùng với các vị thần mới, ma quỷ mới, bạo chúa mới muốn xóa bỏ những thành tựu văn hóa, văn minh của loài người.
...Nhân loại vẫn đang đứng trước một câu hỏi, một lời thách đố của con nhân sư Xphanh - Lịch sử. Vì lẽ đó, nhân loại còn cần đến những Prômêtê, Hêraclex... để đấu tranh với Số mệnh, chiến thắng Số mệnh. Và để sống, chiến thắng thì không thể để mất Lòng tin và Hy vọng, không thể thiếu ước mơ, hơn nữa lại càng phải biết yêu cái Chân, Thiện, Mỹ thật sâu sắc, biết ghét cái Ác, cái Dối trá, Ti tiện, cái Hèn Nhát thật sâu sắc. Vì vậy, thần thoại Hy Lạp vẫn rất đáng quý với chúng ta. Đó chính là thế giới nguyên sơ nhất của loài người: vụng dại song tràn đầy tin yêu, giản đơn song thông minh ngộ nghĩnh, hoang sơ song đầy ắp ước mơ và khát vọng táo bạo”.
Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá dài, từ thời nền văn minh Miken (2000-1100 TCN) đến những buổi thi biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Hômer trong những ngày hội rối đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Điônidôx...
Cuốn THẦN THOẠI HY LẠP này tuyển chọn 53 chuyện kể dân gian truyền miệng như: Nguồn gốc của thế gian và của các vị thần, Crônôx lật đổ Uranôx, Thần Dớt ra đời, Prômêtê và loài người, Thần Rượu Nho Điômidôx, Cuộc phiêu lưu của Phaêtông, Truyền thuyết về cuộc chiến tranh Tơroa...
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập