Giáo Dục Mới Tại Việt Nam - Thập Niên 1940
Chúng ta ngỡ những tư tưởng và việc thực hành giáo dục theo phương pháp Giáo dục Mới (Progressive Education hay Éducation Nouvelle) chỉ mới du nhập vào Việt Nam cùng quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế văn hóa. Nhưng thực ra, Giáo dục Mới dành cho trẻ em Việt đã từng có mặt ở đất nước chúng ta cách đây hơn 70 năm bằng tinh thần canh tân của một nhóm trí thức xuất thân từ phong trào hướng đạo.
Những nhà tiên phong đó, xuất thân từ nhiều giai tầng, thành phần khác nhau trong xã hội, trí thức, doanh nhân, người thực hành giáo dục, giáo viên,… với tinh thần “tự lực khai hóa”, tự mình nhận lấy trách nhiệm trong cuộc canh tân văn hóa – giáo dục của đất nước vào thập niên 1940, khi khát vọng độc lập của người Việt Nam đang dâng cao.
Một ngách nhỏ của dòng chảy giáo dục mầm non Việt Nam trong quá khứ được tác giả Nguyễn Thụy Phương thuật lại công phu, kỹ lưỡng và đầy cảm hứng.
Qua những khám phá đáng ngạc nhiên, cuốn du khảo vi-lịch-sử này gửi đến hiện tại và tương lai một gợi mở đầy nhân văn, một câu hỏi lớn về trách nhiệm và sự nghiêm túc dành cho những vườn ươm con người trong bối cảnh mới.
VỀ TÁC GIẢ
Tác giả Nguyễn Thụy Phương sinh năm 1980, là tiến sĩ Giáo dục học (Đại học Paris Descartes).
Hiện là Nghiên cứu viên tại Đại học Geneva – Thụy Sỹ; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).
Tác phẩm đã xuất bản:
- Trường Pháp tại Việt Nam (1945 – 1975): từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa (2017, Ed. Encrage): Giải thưởng luận án Robert Mallet về Lịch sử Giáo dục (2015), Giải thưởng Louis Cros của l’Académie des sciences morales et politiques (Institut de France, 2018)
- Tobie Lolness, Ngàn cân treo sợi tóc (Dịch phẩm, tiểu thuyết của Timo – thée De Fombelle, 2007)
- An Nam (Dịch phẩm, tiểu thuyết của Christophe Bataille, 2002).
Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là một ca đặc biệt trong Đế chế Pháp. Việt Nam tiền thuộc địa đã có sẵn một hệ thống đào tạo quan bảng, khoa cử lấy khuôn mẫu từ chế độ khoa bảng Nho giáo. Cuối thế kỷ 19, chế độ khoa bảng này mất dần vị trí độc tôn vì khả năng kém thích nghi trước thời cuộc. Chỉ còn tinh thần hiếu học vốn là bản sắc văn hóa Việt vẫn được coi trọng, vì học hành là con đường tiến thân để thành đạt. Người Pháp đã biết cách đặt thuộc tính văn hóa Việt này vào hệ thống giáo dục thuộc địa tại Đông Dương, vốn được coi là một hệ thống đầy đủ và kiện toàn nhất trong tất cả các xứ thuộc địa của Pháp.
Ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Họ đòi hỏi cho con cái họ được học lên bậc trung và đại học, thậm chí trong những ngôi trường trung học danh giá vốn chỉ dành cho học sinh Pháp. Trường Pháp có tiếp nhận con cái họ nhưng học phí đắt đỏ và đầu ra thì hiếm hoi và bạc bẽo. Hễ khi tình hình chính trị căng thẳng, chính quyền lập tức thít chặt đầu vào ở các trường bên Pháp, chẳng hạn như hạn chế đưa sinh viên Đông Dương sang Pháp trong những năm 1930. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục
gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.
Trích dẫn:
“Nước Pháp đang khó nhọc thiết lập một hệ thống giáo dục tại Đông Dương. Quá trình này có những điểm tích cực sau. Duy trì trường dạy chữ Hán tránh được xung đột tư tưởng với giới tinh hoa Hán học. Trường Pháp-bản xứ phổ cập chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Chương trình học được hiện đại hóa và được quần chúng tiếp nhận tích cực, khiến cho Henri Russier, Thanh tra giáo dục tại Nam kỳ, kỳ vọng ‘nó giống như sự chuyển mình tỉnh giấc sau giấc ngủ ngàn năm.’”
“Hai mô hình chủ đạo của nền giáo dục thuộc địa, hợp tác và đồng hóa, đối đầu nhau ở Đông Dương ngay từ cuối thế kỷ 19. Cuộc tranh luận này bắt đầu nổ ra với thuộc địa Algéria, nhưng Việt Nam tiền thuộc địa đã gây dựng và phát triển nền giáo dục khoa bảng trong ngàn năm mà nhà cầm quyền Pháp không thể lờ đi. Hai mô hình này không tiệt trừ nhau vì những tư tưởng thuộc địa và các chính sách áp dụng lên Đông Dương đều viện dẫn lúc thì mô hình này lúc lại mô hình kia, và nhất là chúng được thích nghi tùy vào thời cuộc và thực tế.”
Về tác giả:
Tiến sỹ Giáo dục học (Đại học Paris Descartes, 2013) chuyên về lịch sử giải thực dân văn hóa, giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa.
Phó Giám đốc Mạng lưới Giáo dục (EduNet), Trưởng BTC Vietnam Education Symposium, thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global).
Chuyên gia tư vấn, thẩm định và hợp tác các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp (Cnesco, AgroParisTech, France Education International...).
Trường Pháp Ở Việt Nam 1945 - 1975: Kể Chuyện Về Nền Giáo Dục Thuộc Địa Và Hậu Thuộc Địa
Cuốn sách này, dựa trên luận án tiến sĩ của tác giả, tái hiện chân thực câu chuyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong giai đoạn lịch sử trọng đại của đất nước (1945-1975).
Mục tiêu và Nội dung
Mục tiêu chính của cuốn sách là miêu tả và phân tích hệ thống giáo dục Pháp tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau năm 1945, tập trung vào các khía cạnh chính sách, tổ chức và hoạt động.
Ba chương trong sách chứng minh cách thức nước Pháp, dưới áp lực của các yếu tố chính trị quốc tế và nhu cầu học tập của các gia đình Việt, đã biến hệ thống giáo dục thuộc địa cứng nhắc thành một công cụ ngoại giao văn hóa hiệu quả.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Giới thiệu tóm tắt về giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả hiểu rõ quá trình chuyển đổi từ “sứ mạng khai hóa” sang “phái bộ văn hóa” trong giai đoạn 1945 - 1954.
Phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 dưới sự bảo trợ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và sự hậu thuẫn của Mỹ.
Bày tỏ những lời chứng từ cả Pháp và Việt Nam, giúp độc giả thâm nhập vào thế giới học đường, khám phá ngôn ngữ, ước vọng và lo âu của các thế hệ học sinh trong thời kỳ đó.
Tái hiện các mối quan hệ giữa học sinh, giữa học sinh và giáo viên, mạng lưới, hệ giá trị, biến đổi tư tưởng, thú vui giải trí và các bộ phim phổ biến trong thời kỳ đó.
Sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu phong phú: phỏng vấn, bảng hỏi, tập san, ấn phẩm định kỳ, nguồn lưu trữ thuộc địa và ngoại giao, tạo nên những phân tích lịch sử đa chiều, vừa mang tính văn hóa vừa mang tính thống kê.
Đánh giá Chuyên gia
Công trình nghiên cứu này đã khơi sáng những số phận, tuổi thơ, khám phá và phát kiến mới về bản sắc, cũng như những lập trường phức tạp thường trái ngược với những gì độc giả mong đợi.
Cuốn sách mở ra một thế giới đa văn hóa và biến động: những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra nước ngoài, những đường đời khúc khuỷu.
Eric Jennings (Giáo sư Sử học, Đại học Toronto) nhận xét: “Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.”
Rebecca Rogers (Giáo sư Lịch sử, ĐH Paris Descartes, Sorbonne Paris Cité) đánh giá: “Cuốn sách này của một nhà nghiên cứu trẻ tài năng đã cho thấy trong một thế giới bị đảo lộn bởi giải thuộc địa, giáo dục nằm ở tâm điểm của những toan tính chính trị, ngoại giao, văn hóa và sự gìn giữ bản sắc. Một câu chuyện đáng để khám phá và suy ngẫm ở kỷ nguyên toàn cầu hóa.”
Trích đoạn hay
“Di sản cơ bản nhất mà nền giáo dục thuộc địa để lại là sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt, tạo nên một nền báo chí và văn chương phong phú và đa dạng. Trên phương diện sư phạm, giáo dục thuộc địa đưa những môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật vào chương trình, mở ra cánh cửa văn hóa, văn chương và triết học ngoài khuôn khổ Khổng giáo và kiến thức nghệ thuật cũng vượt khỏi khuôn khổ Á châu. Trên phương diện xã hội, giáo dục nữ sinh góp phần làm thay đổi địa vị phụ nữ trong xã hội. Ngoài ra phải kể đến giáo dục cho các dân tộc thiểu số và việc hiện đại hóa trường chùa ở Lào và Campuchia.”
“Ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Họ đòi hỏi cho con cái họ được học lên bậc trung và đại học, thậm chí trong những ngôi trường trung học danh giá vốn chỉ dành cho học sinh Pháp. Nhưng câu trả lời từ chính quyền không như họ mong đợi. Trường Pháp có tiếp nhận con cái họ nhưng học phí đắt đỏ và đầu ra thì hiếm hoi và bạc bẽo. Hễ khi tình hình chính trị căng thẳng, chính quyền lập tức thít chặt đầu vào ở các trường bên Pháp, chẳng hạn như hạn chế đưa sinh viên Đông Dương sang Pháp trong những năm 1930. Những ai du học ở Pháp quốc trở về đều chung một suy nghĩ những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Học sinh Đông Dương phải tự ý thức được sự bất công về một nền giáo dục ca tụng tự do cá nhân và tinh thần phản biện, trong khi đó việc biểu đạt những giá trị này tại Đông Dương thì sớm muộn sẽ bị trấn áp, ngay cả trên ghế nhà trường. Một bộ phận của thế hệ này, mà nhà xã hội học Trịnh Văn Thảo gọi là “Thế hệ 1925”, sẽ làm cho hàng ngũ theo phái quốc gia, cộng sản và trotskyste đông đảo lên. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thức tiếp thu được từ nhà trường Pháp.” (Chương 1: Từ sứ mạng khai hóa đến phái bộ văn hóa)
Lời kể của các nhân chứng cho thấy ba yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn trường Pháp của các gia đình và phụ huynh người Việt:
Hoàn cảnh và điều kiện gia đình thuận lợi: chủ yếu là những gia đình khá giả có điều kiện cho con học trường Pháp.
Sự gần gũi về văn hóa và xã hội với nước Pháp: những gia đình nói tiếng Pháp, có hiểu biết về văn hóa Pháp và biết rõ về hệ thống giáo dục Pháp ngay dưới thời thuộc địa.
Ước muốn dành cho con cái một tương lai tốt đẹp nhất có thể trong một môi trường giáo dục chất lượng và ưu việt. (Chương 3: Lưu huỳnh, muối và thủy ngân)
Về tác giả
Nguyễn Thụy Phương
Tiến sĩ Giáo dục (Đại học Paris Descartes, 2013), chuyên về lịch sử giải thực dân văn hóa, giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa.
Phó giám đốc Mạng lưới Giáo dục (EduNet), giám đốc Vietnam Education Symposium, thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global).
Chuyên gia tư vấn, thẩm định và hợp tác các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp.
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập