1. Sách
  2. //
Logo Banner Home

Tác Giả nam phong tùng thư

Tổng hợp sách của tác giả nam phong tùng thư tại KhoSach.com.vn
name

Lịch sử và học thuyết của Voltaire

“Lịch sử của ông Voltaire là cái lịch sử rất sung mãn, rất hoạt động, rất phong phú, rất ly kỳ, nổi chìm cũng lắm, trắc trở cũng nhiều, thế mà thủy chung vẫn là cái lịch sử trang nghiêm một vị danh sĩ, suốt đời tận tụy  về nghiệp văn, chứ không phải là cái lịch sử bông lông một kẻ giang hồ theo về chủ nghĩa lãng mạn. Có người nói đời ông chính là một quyển văn kiệt tác của ông, một quyển văn kiệt tác của ông, một quyển văn có phong vị, hứng thú vô cùng”.

 

“Luân lý của ông là gốc ở nghĩa mà ngọn ở nhân. Người ta trước nhất phải ăn ở cho công bằng chính trực. Cái lý tưởng công nghĩa là một điều cốt yếu, không có pháp luật nào, điều ước nào, tôn giáo nào bắt buộc, mà hết thảy người ta ai cũng phải công nhận. Sau nữa lại phải có lòng khoan dung, vì trời sinh ra người ta không phải để ghen ghét giết hại lẫn nhau…

… Nhân là đầu cả các đức, người ta không có bụng nhân thì không xứng đáng làm người. Nghĩa, thứ và nhân, đó là ba điều cốt yếu, gồm được cả cái đạo luân lý của Voltaire. Luân lý ấy tuy chẳng siêu việt gì, nhưng người đời đã mấy ai theo được cho đúng, cho nên ta cũng chớ nên coi thường”.

 

Lời nói đầu

Những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ chính là báo chí quốc ngữ. Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm ra đời ngày 01/7/1917 là một trong số đó.

Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ngay sau khi đỗ đầu bằng Thành chung ông đã được bổ làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ (1908), sớm tham gia Đông Dương tạp chí (1913), có nhiều bài báo được độc giả đương thời chú ý. Vì nền tảng tư chất học thuật và những đóng góp, trải nghiệm thực tế đó mà Phạm Quỳnh được giao cho phụ trách Nam phong tạp chí.

Tạp  chí  tồn  tại  trong  hơn  17 năm, từ  tháng 07/1917 đến tháng 12/1934, chủ trương “thổ nạp Á - Âu, điều hòa tân cựu”, với tôn chỉ rất rõ ràng: Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật Đông Tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn…

Các tác giả của Nam Phong tạp chí khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á Đông và châu Âu, dịch những tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ Nho, sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, đăng những sáng tác đương đại… Tinh thần tranh biện, phản biện, lý luận đề cao cái mới trên Nam Phong tạp chí được đánh giá là phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc nhưng vẫn có giá trị bảo tồn văn hóa, văn học truyền thống. Nhiều bài viết có tính học thuật khá cao, đến nay vẫn được tham khảo.

Ban  Biên  tập Nam  phong  tạp  chí thành  lập nhà xuất bản riêng, lấy tên là Nam Phong tùng thư, cùng có chung tôn chỉ, mục đích: “… dùng chữ quốc ngữ làm lợi khí để giới thiệu các học thuật tư tưởng Đông Tây cho phần nhiều quốc dân được biết ngõ hầu giúp cho cái trình độ trí thức trong nước ngày một lên cao”. Nam phong tùng thư in sách nhằm cung cấp tài liệu cần thiết cho việc học chữ quốc ngữ được dễ dàng.

Đến hôm nay, những cuốn sách tuổi đời gần trăm năm, trong đó có sách của Nam Phong tùng thư vẫn còn nằm đâu đó trong bộ sưu tập của những người đam mê sách hay được bảo quản tại hệ thống thư viện. Nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc, giảng viên, học sinh, sinh viên đã đến thư viện tìm đọc những cuốn sách này để tìm hiểu chữ quốc ngữ thuở ban đầu ra sao, các bậc trí thức ngày xưa đã bước đầu tham dự vào lĩnh vực học thuật, văn hóa, khoa học thế giới như thế nào… Nhưng số lượng sách có một thế kỷ tuổi đời như vậy được lưu giữ ít ỏi và quá cũ, rất khó để nhiều lượt bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng.

Với  mong  muốn  khôi  phục  lại  những  cuốn sách xưa, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc và in lại một số tập sách. Đầu tiên chúng tôi chọn ra mắt bạn đọc ba cuốn sách của Nam Phong tùng thư do Phạm  Quỳnh  biên dịch, biên soạn, gồm:

•  Lịch sử thế giới

•  Lịch sử và học thuyết của Voltaire

•  Khảo về tiểu thuyết - Tục ngữ ca dao

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

name

Lịch Sử Thế Giới - Nét Nhìn Tổng Quan Về Tiến Hóa Nhân Loại

Giới Thiệu Cuốn Sách

"Lịch sử là cái gương cho người đời; nếu biết tường việc trước có thể đoán được việc sau, dẫu không đoán được đúng hẳn, nhưng cũng biết cái đại thế các việc trong thiên hạ, hễ nguyên nhân nhân thế thì kết quả thế, khi thi thố ra công việc cũng tránh được nhiều sự sai lầm." - Lời mở đầu đầy ý nghĩa cho cuốn Lịch sử thế giới, một tác phẩm được biên dịch và biên soạn bởi Phạm Quỳnh, đăng tải lần đầu tiên trên Nam Phong tạp chí, một ấn phẩm văn hóa - xã hội có tầm ảnh hưởng lớn trong những thập niên đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.

Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên bởi Nam Phong tùng thư, một nhà xuất bản trực thuộc Nam Phong tạp chí, với mục tiêu phổ biến kiến thức, học thuật Đông Tây cho đông đảo quần chúng, góp phần nâng cao trình độ trí thức của người Việt Nam.

Nội Dung Chính

Lịch sử thế giới mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về tiến hóa của loài người, từ thuở sơ khai đến thời kỳ hiện đại. Tác giả Phạm Quỳnh dẫn dắt người đọc khám phá hành trình phát triển của nhân loại qua các giai đoạn lịch sử trọng đại, từ thời kỳ đồ đá, chế độ nô lệ, phong kiến, đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Điểm đặc biệt của cuốn sách là cách tiếp cận độc đáo, kết hợp cả hai phương diện chuyên môn và tổng quát. Tác giả không chỉ đề cập đến lịch sử văn minh riêng của từng quốc gia, mà còn khái quát những quy luật chung của tiến hóa văn minh toàn cầu, đưa ra những mốc lịch sử trọng đại, những điểm nút quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình lịch sử nhân loại.

Giá Trị Của Cuốn Sách

Lịch sử thế giới là một tác phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức về lịch sử thế giới, mà còn thể hiện tư tưởng, quan điểm của Phạm Quỳnh về lịch sử và văn minh, về vai trò của con người trong tiến trình lịch sử.

Với lối viết rõ ràng, dễ hiểu, Lịch sử thế giới đã góp phần phổ biến kiến thức lịch sử, kích thích niềm đam mê lịch sử, khơi dậy ý thức về cội nguồn, truyền thống văn hóa của dân tộc cho độc giả.

Review Nội Dung

Lịch sử thế giới là một tác phẩm đáng đọc, giúp độc giả hiểu rõ hơn về hành trình phát triển của nhân loại. Cuốn sách có giá trị tham khảo cao cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu về lịch sử thế giới và văn hóa.

Điểm mạnh:

Lối viết rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả.

Cách tiếp cận độc đáo, kết hợp cả hai phương diện chuyên môn và tổng quát.

Cung cấp cái nhìn toàn diện về tiến hóa của loài người.

Điểm hạn chế:

Cuốn sách được viết cách đây gần một thế kỷ, nên một số thông tin có thể đã lỗi thời.

Phạm vi kiến thức được đề cập trong sách khá hạn hẹp, chỉ tập trung vào những sự kiện lịch sử lớn.

Lời Kết

Lịch sử thế giới là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Quỳnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Cuốn sách là minh chứng cho tầm nhìn và tinh thần tiên phong của tác giả trong việc truyền bá kiến thức và văn hóa cho thế hệ trẻ.

name

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

Tác giả: Nam Phong tùng thư - Phạm Quỳnh chủ nhiệm

Bộ sách Phạm Quỳnh do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM phối hợp thực hiện.

 

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

“Tiểu thuyết đã là một truyện bịa đặt ra, thì phần cốt yếu trong phép làm tiểu thuyết là sự kết cấu. Kết cấu là thế nào? Kết cấu là tự không gây dựng ra, bày vẽ ra, đặt để ra, xếp các nhân vật, các tình tiết, cho có đầu đuôi, có sau trước, có mành mối, có ngành ngọn, nói tóm lại là đặt thành một truyện hiển nhiên như truyện thật, khiến cho người đọc đương lúc đọc mơ màng tưởng tượng như là việc có thực vậy. Tài nhà làm tiểu thuyết phần nhiều là ở cái tài kết cấu đó”.

 

“Mục đích tôi trong bài diễn thuyết này là muốn chứng rõ rằng tiếng quốc âm ta phong phú dường nào, và cái văn chương truyền khẩu của ta thanh tú biết bao nhiêu. Tiếng An-Nam ta hay lắm, các ngài ạ. Người ngoại quốc cũng phải khen là một thứ tiếng êm như ru, vui như hát, mỗi vần đánh ra năm dấu, đọc thành sáu giọng khác nhau, như trong cung đàn vậy. Tưởng không có mấy thứ tiếng hòa bình êm ái bằng tiếng ta. Vậy thì bọn ta phải nên trân trọng lấy cái quốc âm quí báu ấy, ra công tập luyện trau dồi cho mỗi ngày một hay một đẹp hơn lên, dù ta học chữ Tây hay chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên bỏ tiếng Tổ quốc, là cái tiếng từ khi lọt lòng ra đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói".

 

Mấy năm nay ở nước ta, người làm tiểu thuyết, người đọc tiểu thuyết đã thấy nhiều. Phàm buổi mới đầu, lấy đâu được tốt. Cho nên người làm tiểu thuyết còn ít thấy hay, mà người đọc tiểu thuyết cũng chưa được sành. Lối tiểu thuyết trong văn chương ta thật là chưa có phương châm, chưa có định thể vậy. Đương lúc bây giờ, nên giải nghĩa rõ tiểu thuyết là gì, và bàn qua về phép làm tiểu thuyết ở các nước Âu Mĩ thế nào, tưởng cũng có thể giúp cho nghề tiểu thuyết ở nước ta được một đôi phần vậy.

--- 1 ---

Tiểu thuyết là một thể văn chương thịnh hành nhất đời nay. Trong các sách xuất bản ở các nước hiện bây giờ, quá nửa là sách tiểu thuyết. Trong các báo hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, không bao  giờ  là  không  có  một  phần  tiểu  thuyết.  Tiểu thuyết thịnh hành như thế thời chắc là người đời ưa tiểu thuyết và lối tiểu thuyết là hợp với tính tình tư tưởng của phần nhiều người ta. Xét lịch sử, lối tiểu  thuyết  có đã lâu:  ở  nước Tàu  thì thịnh hành từ đời nhà Nguyên; ở nước Pháp thì phôi thai từ thế kỷ thứ 13, 14; nhưng thành thể tài như ngày nay là mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, nghĩa là trong khoảng hơn một trăm năm nay. Cho nên các sách lịch sử văn học Âu châu đều nói rằng “thế kỷ thứ 19 là thế kỷ tiểu thuyết” (le 19e siècle est le siècle du roman).

 

Nay cứ lý hội các tính cách chung của tiểu thuyết đời nay thì có thể giải nghĩa tiểu thuyết như thế  này: Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú. Như vậy, thì phạm vi của tiểu thuyết rộng lắm: phàm  sách  gì  không  phải  là  sách  dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thi ca, thì là tiểu thuyết cả, mà tiểu thuyết có khi lại gồm được cả các lối kia, vì trong một bộ tiểu thuyết, cũng có chỗ nghị luận, chỗ khảo cứu, chỗ ngâm vịnh, chỗ khuyên răn. Cứ nghĩa hai chữ “tiểu thuyết” (……) trong sách Tàu thời lại rộng lắm nữa: phàm sách gì không phải là “chính thư” (nghĩa là sách để học, như kinh, truyện, sử, vân vân), đều là tiểu thuyết cả, nhưng tiểu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết như bây giờ. Tiểu thuyết bây giờ thì như trên kia đã giải phải là một truyện đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo lối tự sự, như lời nói thường, nhưng cũng có một đôi khi viết bằng lối vận văn, như Truyện Kiều (song ít lắm, có lẽ không đâu có lối tiểu thuyết bằng vận văn giống như các “truyện” ta). Nói tóm lại, tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị. Ấy cái tính cách chung của tiểu thuyết là thế. Còn thể thức thì thật là thiên hình vạn trạng. Một nhà làm sách khảo về lịch sử lối tiểu thuyết trong văn chương nước Pháp, đã nói rằng: “Lối tiểu thuyết như ông thần “biến tướng” trong truyện Hi Lạp đời xưa, thay hình đổi dạng đủ cách để làm cho người ta được hứng thú. Hoặc kể truyện phong tình êm ái mà khiến cho lòng ta phải cảm động; hoặc thuật truyện anh hùng hào kiệt mà khiến cho trí ta phải mơ màng. Hoặc tả tính tình rất tinh tế, họa chân cảnh rất xảo kỳ, đều là làm khoái trá cho tinh thần ta cả. Có khi đem ta ra ngoài những nơi kẻ chợ nhà quê mắt đã trông lắm lấy làm nhàm, mà đưa tới những phương xa cõi lạ có chim kêu vượn hót, cây đẹp cỏ thơm. Người ta chẳng qua là một lũ con trẻ lớn, cho nên dẫu là người đa tình đa cảm hay là người hiếu học hiếu kỳ, đọc tiểu thuyết cũng phải thích, vì tiểu thuyết khéo bày đặt những truyện vui truyện lạ cho ai nấy cũng phải mê”. (Véritable Protée, le roman revêt toutes les forines pour nous séduire. Il émeut notre coeur ou notre imagination avec de douces histoires d’amour et des aventures héroĩques. Il charme notre esprit par des minutieuses analyses de l’âmeet par des peintures savantes de la réalité. Il nous entraine enfin loin des villes banales et des pays trop connus vers  ces  lointaines  contrées  où  d’étranges  oiseaux chantent sur des arbres merveilleux. Et que I’on soit un rêveur, que I’on aime la science et la psychologie, que I’on ait une humeur aventureuse, peu importe! Le roman sait toujours conquérir les grands enfants que nous sommes en offrant à chacun ce qui flatte sa manie ou sa passion).  (L.LEVRAULT. Les  genres littéraires: le Roman).

 

Hình thức tiểu thuyết đã bất nhất như thế, thì nghề làm tiểu thuyết cũng không có phép tắc nhất định được. Thi ca có phép tắc của thi ca, diễn kịch có phép tắc của diễn kịch, ai chuyên nghề ấy, phải biết cho sành, mới khỏi lầm lẫn. Nhưng phép tắc của tiểu thuyết thì khó lòng mà giải thích cho tường được. Hoặc nói rằng tiểu thuyết cốt đặt truyện cho khéo, kể ra cho hay, là phép tắc của tiểu thuyết thì nói thế cũng chưa đủ định phương châm cho nghề tiểu thuyết được. Song tuy tiểu thuyết thiên hình vạn trạng thật, mà không phải là không có thể chia ra mấy chủng loại lớn, gồm lại mấy phương pháp ấy là nhất định, những chủng loại ấy là bất dịch, mà nên cho là biểu cái đại khái mà thôi. Vậy trước xin bàn qua về phương pháp chung của tiểu thuyết, rồi phân ra mấy chủng loại lớn mà xét riêng về mỗi loại như sau này, không dám tự phụ làm sách chỉ nam cho những nhà soạn tiểu thuyết cùng những người đọc tiểu thuyết, nhưng gọi là giải nghĩa qua về một lối văn chương mới nhóm lên ở nước ta bây giờ và sau này chắc là phát đạt to.

 

Lời nói đầu

Những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ chính là báo chí quốc ngữ. Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm ra đời ngày 01/7/1917 là một trong số đó.

Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ngay sau khi đỗ đầu bằng Thành chung ông đã được bổ làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ (1908), sớm tham gia Đông Dương tạp chí (1913), có nhiều bài báo được độc giả đương thời chú ý. Vì nền tảng tư chất học thuật và những đóng góp, trải nghiệm thực tế đó mà Phạm Quỳnh được giao cho phụ trách Nam phong tạp chí.

Tạp chí tồn  tại  trong hơn 17 năm, từ tháng 07/1917 đến tháng 12/1934, chủ trương “thổ nạp Á - Âu, điều hòa tân cựu”, với tôn chỉ rất rõ ràng:Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật Đông Tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên  hoàn  thiện,  bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn…

Các tác giả của Nam Phong tạp chí khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn  chương,lịch sử của Á Đông và châu Âu, dịch những tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ Nho, sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, đăng những sáng tác đương đại… Tinh thần tranh biện, phản biện, lý luận đề cao cái mới trên Nam Phong tạp chíđược đánh giá là phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc nhưng vẫn có giá trị bảo tồn văn hóa, văn học truyền thống. Nhiều bài viết có tính học thuật khá cao, đến nay vẫn được tham khảo.

Ban Biên tập Nam phong tạp chí thành  lập nhà xuất bản riêng, lấy tên là Nam Phong tùng thư, cùng có chung tôn chỉ, mục đích: “… dùng chữ quốc ngữ làm lợi khí để giới thiệu các học thuật tư tưởng Đông Tây cho phần nhiều quốc dân được biết ngõ hầu giúp cho cái trình độ trí thức trong nước ngày một lên cao”. Nam phong tùng thư in sách nhằm cung cấp tài liệu cần thiết cho việc học chữ quốc ngữ được dễ dàng.

Đến hôm nay, những cuốn sách tuổi đời gần trăm năm, trong đó có sách của Nam Phong tùng thư vẫn  còn  nằm  đâu  đó  trong  bộ  sưu  tập  của những người đam mê sách hay được bảo quản tại hệ thống thư viện. Nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc, giảng viên, học sinh, sinh viên đã đến thư viện tìm đọc những cuốn sách này để tìm hiểu chữ quốc ngữ thuở ban đầu ra sao, các bậc trí thức ngày xưa đã bước đầu tham dự vào lĩnh vực học thuật, văn hóa, khoa học thế giới như thế nào… Nhưng số lượng sách có một thế kỷ tuổi đời như vậy được lưu giữ ít ỏi và quá cũ, rất khó để nhiều lượt bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng.

Với  mong  muốn  khôi  phục  lại  những  cuốn sách xưa, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc và in lại một số tập sách. Đầu tiên chúng tôi chọn ra mắt bạn đọc ba cuốn sách của Nam  Phong  tùng  thư do  Phạm  Quỳnh  biên dịch, biên soạn, gồm:

•  Lịch sử thế giới

•  Lịch sử và học thuyết của Voltaire

•  Khảo về tiểu thuyết - Tục ngữ ca dao

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

1

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN