1. Sách
  2. //
Logo Banner Home

Tác Giả lan khai

Tổng hợp sách của tác giả lan khai tại KhoSach.com.vn
name

Qua hơn một trăm trang sách, Lan Khai đã khắc họa trong “hình dung và tâm tưởng” của mình các văn sĩ đương thời như: Tản Đà, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Ngọc Giao và cả “quái nhật dị kiệt trong thi giới Việt Nam” Hồ Xuân Hương.

PGS. TS Trần Mạnh Tiến đánh giá: “Bên cạnh thiên chức một nhà văn, đương thời Lan Khai còn là một cây bút phê bình sắc bén trong giai đoạn 1930-1945… Mỗi văn nhân thi sĩ được soi rọi từ nền văn hóa Việt đã nổi lên điểm hội tụ của một tài danh là phong cách và nhân cách.

…Khi phê bình, Lan Khai kết hợp văn và đời nghệ sĩ. Các vấn đề như gia đình, quê hương, tuổi thơ, nhà trường, bè bạn, đời tư, sức khoẻ, vật chất, sở thích, cá tính, quá khứ, hiện tại... đều chi phối người nghệ sĩ.

…Trên bình diện phê bình văn học, Lan Khai luôn chú ý tới mối quan hệ thống nhất giữa nhà văn và tác phẩm cùng hoàn cảnh lịch sử xã hội; những nhân tố mới trong sáng tạo; phê phán những cây bút chạy theo lợi nhuận, giả dối, trống rỗng nghèo nàn, thiếu trách nhiệm trước nhân dân. Cảm hứng phê bình của ông thường nhiệt tình, sôi nổi, mạnh mẽ, đôi khi tỏ ra quyết liệt, nhưng cái tâm luôn hướng về các giá trị chân, thiện, mỹ. Qua hoạt động phê bình cho thấy, Lan Khai luôn hướng người nghệ sĩ tới truyền thống dân tộc và con đường đổi mới văn học để tiến kịp thời đại. Muốn có sự nghiệp lâu dài, nhà văn phải không ngừng trau dồi về nhân cách và tri thức, đổi mới về tư duy nghệ thuật.”

Nhà văn, nhà báo, họa sĩ Lan Khai (1906 - 1945)

Tên thật: Nguyễn Đình Khải - Bút danh khác: Lâm Tuyền Khách

Sinh tại Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Lan Khai học trường Bưởi, Hà Nội, sau đó thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ông được xem là cây bút sung mãn, nhà văn "đường rừng" sáng giá thời tiền chiến.

Lan Khai là Tổng thư ký tạp chí Tao đàn, cây bút trụ cột của Nhà xuất bản Tân Dân, đồng thời viết nhiều cho Tiểu thuyết thứ Bảy, Loa, Ngọ báo, Đông Tây, Phổ thông bán nguyệt san...

Cuối năm 1945, ông mất tại Tuyên Quang.

Trong 17 năm cầm bút (1928-1945), Lan Khai để lại một di sản đồ sộ gần 50 cuốn sách nhưng nay nhiều cuốn đã bị thất lạc.

Các tác phẩm chính:

• Nước Hồ Gươm (Nhật Nam xuất bản, 1928)

• Cô Dung (Tân Dân xuất bản, 1936)

• Ai lên Phố Cát (Tân Dân xuất bản, 1937)

• Chiếc ngai vàng (Tân Dân xuất bản, 1937)

• Cái hột mận (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Gái thời loạn (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Lầm than (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Tiếng gọi của rừng thẳm (Tân Dân xuất bản, 1939)

• Truyện đường rừng (Tân Dân xuất bản, 1940)

• Dấu ngựa trên sương (Hương Sơn xuất bản, 1940)

• Nàng (Hương Sơn xuất bản, 1940)

• Lê Văn Trương (Minh Phương xuất bản, 1940)

• Chiếc nỏ cánh dâu (Duy Tân xuất bản, 1941)

• Đỉnh non thần (Tân Dân xuất bản, 1941)

• Mực mài nước mắt (Đời Mới xuất bản, 1941)

• Vũ Trọng Phụng (Minh Phương xuất bản, 1941)

• Hồ Xuân Hương (Minh Phương xuất bản, 1941)

• Bức thư của người không quen, (dịch của Stéfan Zweig, Đời Mới, 1941)

• Suối đàn (Cộng Lực xuất bản, 1942)

• Trăng nước Hồ Tây (Hương Sơn xuất bản, 1942)

• Rỡn sóng Bạch Đằng (viết cùng Nguyễn Tố, Duy Tân xuất bản, 1942)

• Sầu lên ngọn ải (Duy Tân xuất bản, 1942)

• Hối hận (Tân Dân xuất bản, 1943)

• Cái đẹp với nghệ thuật, (phỏng thuật Félicien Challaye, Đời Mới, 1943)

***

Bộ Bạn Văn Bạn Mình tuyển chọn những cuốn chân dung văn học đặc sắc. Từ cuốn sách phê bình văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, tới những cuốn sách có tư liệu hiếm, độc bản, lần đầu được công bố… Những câu chuyện vô cùng hấp dẫn và thú vị. Kho tư liệu dồi dào, bao quát về lịch sử văn chương.

Cùng tìm đọc bộ sách Bạn Văn Bạn Mình (10 cuốn):

Bạn Văn Bạn Mình: Đốt Lò Hương Cũ

Bạn Văn Bạn Mình: Chân Dung Văn Học

Bạn Văn Bạn Mình: Phê Bình Và Cảo Luận

Bạn Văn Bạn Mình: Hình Dung Và Tâm Tưởng

Bạn Văn Bạn Mình: Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời

Bạn Văn Bạn Mình: Cây Bút Đời Người

Bạn Văn Bạn Mình: Những Gương Mặt

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Hiện Đại

Bạn Văn Bạn Mình: Bạn Văn

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

name

“Là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, các sáng tác của Lan Khai (Lâm Tuyền Khách) đã sớm xuất hiện trên các tờ báo: Loa, Ngọ Báo, Đông Pháp, Đông Phương, Rạng Đông, Tiểu thuyết thứ Bảy, Ích Hữu, Phổ thông bán nguyệt san... Đồng hành với những cuốn tiểu thuyết về đường rừng, về tâm lý - xã hội và lịch sử, tác phẩm lý luận phê bình, các bài ký, các công trình sưu tầm văn học dân gian, những bản dịch, những tác phẩm hội họa, còn xuất hiện hàng loạt những truyện ngắn truyền kỳ và truyện cổ tích thần kỳ của Nhà văn đường rừng với các chủ đề và kiểu dạng khác nhau, đã góp phần vào cuộc cách tân thể loại văn học, để lại ấn tượng sâu đậm trong bạn đọc hơn tám thập niên qua.

Trong bộ sách Nhà văn hiện đại (1942), bên cạnh nhận định: “Lan Khai là lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”, Vũ Ngọc Phan còn đưa ra nhận xét: “Lan Khai có cây bút tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!” Phải chăng cây bút “tài tình” này muốn dồn hết tâm lực để trở nên vị thế riêng trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại? Chỉ riêng trên 50 truyện ngắn cho thấy, đây là phần di sản phong phú của Lan Khai có thể tạo nên bức chân dung một nhà văn. Truyện truyền kỳ tập trung trong tập Truyện đường rừng (1940) đồng thời còn có những truyện truyền kỳ khác như Khảm Khắc, (1936), Người hóa Beo (1941) chưa in thành một tập riêng. Ngoài ra hoạt động sưu tầm của ông đã để lại những câu chuyện Cổ tích thần kỳ như Chử Lầu (1933), Nhả có (1933), Sự tích thày Mo (1935), Chất Khươi (1940), Mang Lung (1940) đều được hình thành trong nền văn học dân gian ở xứ sở sơn lâm từ Việt Bắc, Tây Bắc tới Tây Nguyên... Thế giới nghệ thuật trong Truyện truyền kỳ của Lan Khai rất phong phú, kết cấu linh hoạt đem đến nhiều cảm nhận mới về cuộc sống và nghệ thuật văn chương.

Truyện truyền kỳ (Truyện kỳ ảo) có tên Chuyện lạ đường rừng của Lan Khai ra đời từ đầu những năm 30, sau được tuyển lại trong tập Truyện đường rừng (1940) gồm 9 câu chuyện tiêu biểu: Người Lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Đôi vịt con, Mũi tên dẹp loạn, Người hóa Hổ, Tiền mất lực, Gò Thần, đương thời được nhà văn Hoàng Tích Chu (1897-1933) đánh giá cao về quan niệm nghệ thuật mới. Mỗi câu chuyện là một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo về miền núi, hàm lượng hư thực khác nhau nhằm hướng tới nhu cầu giải trí. Đây là một thể tài đã có nguồn gốc trong văn học dân gian và văn học trung đại, văn học phương Tây, nhưng chưa có nhiều thành tựu mới trong văn học hiện đại Việt Nam. Lan Khai là cây bút đã kế thừa và sáng tạo các yếu tố hoang đường kỳ ảo của văn học dân tộc và văn học nước ngoài, tạo nên cái tên gọi Chuyện lạ đường rừng thuở đó đã thu hút nhiều bạn đọc. Nhà văn đã tạo ra thế giới nghệ thuật mới lạ góp phần làm đổi thay cách tiếp nhận truyền thống. Khi loại truyện truyền kỳ mới xuất hiện trên báo chí, ông đã vấp phải sự phản ứng của một số độc giả trên báo Rạng Đông, cho rằng: Nhà văn “giết người không gớm” và làm “rối trí” người đọc từ các Chuyện lạ đường rừng. Bằng tầm nhìn sâu rộng của một nhà nghiên cứu, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nêu ra cách nhìn mới: “Đọc Truyện Đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân như khi đọc Liêu trai của Bồ Tùng Linh vậy!”. Các câu chuyện như Người Lạ, dựa vào tâm lý hoang tưởng về ma quỷ chốn sơn lâm, người viết dẫn người đọc đi xa hơn trong tưởng tượng; Ma Thuồng luồng gợi cảm giác về cuộc sống hỗn mang giữa người và thú thời cổ đại; Người hóa Hổ vẽ ra cảnh hoang sơ thần thoại; Đôi vịt con nói về giai thoại yểm bùa kỳ lạ; Con Thuồng luồng nhà họ Ma kể về lòng tốt của con người khiến loài vật biết đền ơn trả nghĩa; Con bò dưới Thủy tề cảnh báo về sức mạnh tiềm ẩn của thiên nhiên; Mũi tên dẹp loạn vẽ ra cảnh hoang sơ man rợ trong xứ sở sương mù; Tiền mất lực kể về bi kịch tình yêu nơi rừng thẳm; Gò Thần là câu chuyện tín ngưỡng mang tính ngụ ngôn: Ai coi thường cái thiêng liêng đều thất bại!... Bên cạnh những hình tượng kỳ bí là những bức tranh sinh động về phong tục tập quán miền rừng; những tai họa từ thiên nhiên do con người gây ra, gợi nên các vấn đề thiện, ác, tình yêu, hạnh phúc và phẩm giá con người...

Vừa dựa vào truyền tích dân gian vừa khéo léo tạo ra những cốt truyện gần gũi dân gian, những bức tranh vui chơi, ca hát, săn bắn, lao động, tình yêu, những trắc trở chia ly... với những điều kỳ bí của núi rừng, những góc khuất của tâm lý con người, Lan Khai đã dựng lên thế giới hình tượng: có nhân vật người thực, có nhân vật là thú hay nửa người nửa ma, nửa người nửa thú, thể hiện bằng bút pháp liên tưởng và gợi tả, so sánh ví von; sử dụng các yếu tố thời gian, không gian linh hoạt, cùng ngôn ngữ địa phương có tạo hình biểu cảm, gợi nên những hình tượng hư hư thực thực; trong thực có hư, trong hư có thực, để chinh phục người đọc bằng tưởng tượng, tạo nên một “kênh” tiếp nhận mới. Sự hòa trộn giữa tự nhiên với bất ngờ, bình thường với phi thường, khơi gợi trí tưởng tượng và tính hiếu kỳ của độc giả. Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai cho ta thấy, sau những lời thuật lạnh lùng là một bầu tâm sự chứa chất những nỗi niềm căm uất khôn nguôi đối với cái ác, cái xấu và nỗi niềm thương cảm vô tận trước cái đẹp và cái thiện bị dập vùi. Mỗi câu chuyện ít nhiều đều để lại những ấn tượng khó quên trong bạn đọc. Đây là một tập truyện lý thú, sẽ đem đến cho bạn đọc những cảm nhận mới về một phần thành tựu sáng tác của một tài năng lớn đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật.”

Hà Nội, Quý Xuân năm Nhâm Dần

PGS. TS. Trần Mạnh Tiến

Lan Khai (1906-1945)

Nhà văn, nhà báo, họa sĩ

Tên thật: Nguyễn Đình Khải

Bút danh khác: Lâm Tuyền Khách

Sinh tại Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Lan Khai học trường Bưởi, Hà Nội, sau đó thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông được xem là cây bút sung mãn, nhà văn "đường rừng" sáng giá thời tiền chiến.

Lan Khai là Tổng thư ký tạp chí Tao đàn, cây bút trụ cột của Nhà xuất bản Tân Dân, đồng thời viết nhiều cho Tiểu thuyết thứ Bảy, Loa, Ngọ báo, Đông Tây, Phổ thông bán nguyệt san...

Cuối năm 1945, ông mất tại Tuyên Quang.

Trong 17 năm cầm bút (1928-1945), Lan Khai để lại một di sản đồ sộ gần 50 cuốn sách nhưng nay nhiều cuốn đã bị thất lạc.

CÁC TÁC PHÂM CHÍNH:

• Nước Hồ Gươm (Nhật Nam xuất bản, 1928)

• Cô Dung (Tân Dân xuất bản, 1936)

• Ai lên Phố Cát (Tân Dân xuất bản, 1937)

• Chiếc ngai vàng (Tân Dân xuất bản, 1937)

• Cái hột mận (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Lầm than (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Gái thời loạn (Tân Dân xuất bản, 1938)

• Tiếng gọi của rừng thẳm (Tân Dân xuất bản, 1939)

• Truyện đường rừng (Tân Dân xuất bản, 1940)

• Dấu ngựa trên sương (Hương Sơn xuất bản, 1940)

• Nàng (Hương Sơn xuất bản, 1940)

• Lê Văn Trương (Minh Phương xuất bản, 1940)

• Vũ Trọng Phụng (Minh Phương xuất bản, 1941)

• Mực mài nước mắt (Đời Mới xuất bản, 1941)

• Chiếc nỏ cánh dâu (Duy Tân xuất bản, 1941)

• Đỉnh non thần (Tân Dân xuất bản, 1941)

• Hồ Xuân Hương (Minh Phương xuất bản, 1941)

• Bức thư của người không quen (dịch của Stéfan Zweig, Đời Mới xuất bản, 1941)

• Suối đàn (Cộng Lực xuất bản, 1942)

• Trăng nước Hồ Tây (Hương Sơn xuất bản, 1942)

• Rỡn sóng Bạch Đằng (viết cùng Nguyễn Tố, Duy Tân xuất bản, 1942)

• Sầu lên ngọn ải (Duy Tân xuất bản, 1942)

• Hối hận (Tân Dân xuất bản, 1943)

• Cái đẹp với nghệ thuật (phỏng thuật Félicien Challaye, Đời Mới xuất bản, 1943)

MỜI CÁC BẠN TÌM ĐỌC TỦ SÁCH TRUYỆN KINH DỊ VIỆT NAM

• Vàng và máu - Thế Lữ

• Bên đường Thiên Lôi - Thế Lữ

• Ba hồi kinh dị - Thế Lữ

• Thần hổ - TchyA

• Kho vàng Sầm Sơn - TchyA

• Ai hát giữa rừng khuya - TchyA

• Truyện đường rừng - Lan Khai

1

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!