May Mắn Có Những Phiền Não
1. Thông tin tác giả
Đại sư Khenpo Sodargye, sinh năm 1962. Từ thuở thơ ấu Ngài đã có duyên với đạo Phật và có niềm tin vững chắc vào Tam Bảo. Từ bé đã có bất cộng tín tâm với đức Phật. Mỗi lần được chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật trên tranh thangka, trong tâm sinh khởi một niềm hoan hỉ vô cùng. Ngài từ nhỏ đã có lòng từ bi đối với tất cả các loài chúng sinh. Khi tóc còn để chỏm, mỗi khi nhìn người khác giết gia súc, Ngài liền ra sức bảo vệ và cầu xin người ta đừng giết chúng. Nếu gặp chúng hữu tình phải chịu đau khổ, trong lòng Ngài dấy lên lòng thương cảm và nước mắt chực trào ra. Đến tuổi đi học nhưng không được cắp sách tới trường, Ngài phải ở nhà đi chăn thuê đàn bò hơn ba trăm con, đến năm mười bốn tuổi mới có cơ hội được đi học. Trong thời gian đó, Khenpo tự học là chủ yếu, và chỉ hai năm sau đã trúng tuyển vào trường Trung học cơ sở với kết quả xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, Ngài đã thi đỗ và học tập tại trường Sư phạm Cam Tư.
Năm 1985 xuất gia và theo học tại Học viện Phật giáo Larung Gar (Học viện Phật giáo Ngũ Minh), dưới sự chỉ dạy và hướng dẫn tu học của ngài Jigme Phuntsok Rinpoche. Trong vòng ba năm, ngài đã thông đạt năm bộ luận lớn gồm Trung Quán, Bát Nhã, Nhân Minh, Câu Xá, Giới Luật. Sau khi trải qua các kì biện kinh và sát hạch, Ngài đã bổ nhiệm để giảng dạy trong học viện. Đối với các pháp như Thời luân kim cang, Đại huyễn hóa võng, Đại viên mãn…Đều giỏi giảng khéo thuyết, đã chứng đạt cảnh giới bất khả tư nghì. Nguyên nhân chính là do Ngài có đầy đủ tín tâm thù thắng bất cộng đối với dòng truyền thừa và thượng sư của ngài. Đặc biệt là tín tâm bất cộng đối với đức Toàn tri Mipham Rinpoche và Vô Cấu Quang tôn giả.
2. Nội dung cuốn sách
Có rất nhiều người vẫn còn những nhận định sai lầm về Phật giáo, họ cho rằng những người xuất gia đi tu đều là do cuộc sống gặp phải cú sốc nào đó, hoặc để trốn chạy thực tại, đôi lúc cũng có người cho rằng theo Đạo Phật là mê tín dị đoan. Để giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, khách quan về Phật giáo, tác giả dành ra hơn nửa năm trời để phỏng vấn những phần tử tri thức, ghi chép suy ngẫm của họ về đời người và Phật pháp, tuyển chọn ra một số trường hợp tiêu biểu để biên soạn nên cuốn sách này với hy vọng những trải nghiệm tâm hồn của người khác có thể mang lại cho độc giả những suy ngẫm mới về cuộc đời, mong rằng mọi người có thể buông bỏ tư duy cố hữu, thấy được một thế giới lý tính khác.
Chúng ta có luôn hài lòng với cuộc sống của mình không? Chư vị thánh hiền trong quá khứ dạy rằng nếu chia đời mình thành mười phần bằng nhau, ta thường chỉ thấy hạnh phúc một hoặc hai phần. Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh lão bệnh tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn.
Một số người chỉ mong cầu thuận cảnh và không muốn đối mặt với khổ đau nằm ẩn trong những thuận cảnh đó. Điều này hoàn toàn phi thực tế. Cuộc sống luôn đầy bão giông và những chuyến đi gập ghềnh. Bên cạnh đó, nếu không có gió, sương, tuyết và mưa sẽ không có hoa nở vào mùa xuân hay trái ngọt vào mùa thu. Ngoài ra, rất nhiều người tin rằng lòng vị tha, nỗ lực vì hạnh phúc của người khác, không mang lại phần thưởng gì; họ không nhận ra rằng đó mới chính là phần thưởng xứng đáng nhất. Họ nghĩ rằng chấp nhận chân lý vô thường sẽ làm giảm ước muốn cháy bỏng và tham vọng của họ mà không hề nhận ra rằng sống với chân lý vô thường làm cho cuộc sống trở nên vi diệu hơn. Thay vào đó, họ dành thời gian lo lắng về tài sản và danh tiếng. Thật không may, không ai trong số họ được đảm bảo một cái chết an bình, nói gì đến hạnh phúc trong những đời tương lai. Chúng ta cần trở thành bậc thầy của nội tâm mình. Bất kể tình hình phức tạp thế nào hay cuộc sống không thể chịu đựng được ra sao, phương thuốc tốt nhất cho cuộc sống là thực hành những gì Đức Phật đã dạy.
Quyển sách Bão giông mới là cuộc đời tập hợp những bài viết và thuyết pháp của tác giả - nhà sư Khenpo Sodargye mang những thông điệp gần gũi, giản đơn mà lại đầy thuyết phục để người đọc có thể tự điều phục tâm, vượt qua những khổ đau của cuộc đời.
Trích dẫn từ sách:
NẾU BẠN ĐEO ĐUỔI THỨ SAI LẦM, ĐAU KHỔ SẼ ĐEO ĐUỔI BẠN
Mọi thứ đều vô thường. Tất cả mọi thứ, kể cả thân thể, của cải, danh tiếng và các mối quan hệ, đều sẽ thay đổi. Chúng ta không thể mang theo những thứ này khi từ giã cuộc đời. Chỉ có tâm thức luôn theo chúng ta xuyên suốt cuộc đời và vào lúc chết. Ngày xửa ngày xưa có một thương gia nọ có bốn người vợ. Ông hết mực thương yêu người vợ thứ tư và luôn chiều theo ý cô. Người vợ thứ ba ông phải nỗ lực mới chiếm được trái tim nên lúc nào cũng kề sát bên và dành cho cô những lời nói ngọt ngào. Người vợ thứ hai là người bầu bạn tâm sự của ông và ngày nào ông cũng cùng cô trò chuyện. Còn người vợ cả giống như người giúp việc, luôn nghe lời ông và chưa từng than phiền bất cứ điều gì, nhưng trong trái tim ông, bà không hề có một vị trí thực sự. Một lần nọ, ông thương gia chuẩn bị đi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và ông hỏi người vợ nào sẽ đi cùng với ông. Người vợ thứ tư từ chối thẳng thừng.
Người vợ thứ ba lên tiếng: “Ngay cả cô vợ yêu quý nhất của ông cũng chẳng đi thì tại sao tôi lại phải đi?”
Còn người vợ thứ hai thì nói: “Tôi sẽ tiễn ông nhưng tôi không muốn đến một nơi xa xôi.”
Chỉ duy nhất người vợ đầu tiên đáp: “Bất kể ông đi đến đâu và xa xôi thế nào, tôi luôn sẵn lòng đi cùng với ông!”
Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Người vợ thứ tư và cũng là người vợ yêu quý nhất của ông đại diện cho thân thể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thấy nó là thứ quan trọng nhất mình có nhưng vào lúc chết, nó sẽ không đi cùng chúng ta. Người vợ thứ ba đại diện cho của cải. Dù chúng ta nỗ lực làm việc bao nhiêu đi nữa, vào lúc chết, chúng ta cũng chẳng thể mang theo dù chỉ một xu. Người vợ thứ hai đại diện cho bạn bè và người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết, cùng lắm họ chỉ có thể rơi nước mắt và chôn cất chúng ta. Người vợ đầu tiên đại diện cho tâm thức của chúng ta. Đó là thứ gần gũi nhất với chúng ta nhưng cũng là thứ dễ bị lãng quên nhất vì chúng ta luôn dành hết năng lượng của mình cho những thứ bên ngoài.
Đây là lý do tại sao một vị thầy từng nói: “Chúng ta thường có nhiều ý nghĩ lạ lùng: Chúng ta luôn mong ngóng đến ngày trưởng thành nhưng sau đó lại tiếc nuối thời thơ ấu đã trôi qua từ lâu. Chúng ta lao đầu vào kiếm tiền đến mức phát bệnh chỉ để sau đó lại tiêu hết tiền vào việc hồi phục sức khỏe. Cái chết luôn có vẻ còn xa nhưng khi chúng ta lìa đời thì dường như cuộc đời lại quá ngắn ngủi. Chúng ta liên tục lo lắng về tương lai mà quên mất hạnh phúc trong hiện tại.” Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ luôn biến đổi – chúng hình thành khi duyên sinh và kết thúc khi duyên diệt – thì dù chúng ta đang có trong tay gì đi nữa, chúng đều sẽ có vẻ diệu kỳ. Chúng ta sẽ ngừng điên cuồng theo đuổi danh vọng và vật chất thế gian. Khi bất hạnh ập đến, chúng ta sẽ không bị rơi vào tuyệt vọng. Tóm lại, nếu chúng ta quen với sự thay đổi và chấp nhận nó, chúng ta sẽ ngưng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, chúng ta sẽ thư giãn thân thể và cởi mở tâm hồn.
LẠC QUAN VÀ BI QUAN
Cách đây không lâu, một đệ tử tại gia gọi điện cho tôi và nói: “Thưa Khenpo, gần đây con thấy vô cảm và chán nản. Con nghĩ việc thay đổi môi trường có lẽ sẽ tốt cho con.” Việc này khiến tôi nhớ đến một câu chuyện.
Xưa kia có một người đàn ông sinh được hai cậu con trai và quyết định đặt tên là Lạc Quan và Bi Quan. Hai đứa trẻ lớn lên trong môi trường giống nhau nhưng tính nết lại rất khác nhau. Lạc Quan luôn vui vẻ bất kể gặp chuyện gì còn Bi Quan luôn thấy bức bối ngay cả khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.
Một ngày, người đàn ông cảm thấy hối hận vì đã đặt những cái tên vô lý như vậy cho con mình. Để đảo ngược tình hình, ông quyết định bỏ Lạc Quan lên đống phân và Bi Quan lên đống trang sức cùng đồ chơi. Một lát sau, người đàn ông quay trở lại xem sự việc diễn ra thế nào. Ông ngạc nhiên khi thấy Lạc Quan đang thích thú khám phá đống phân và còn nói rằng: “Cha bảo con ở lại đây thì chắc hẳn phải có một kho báu quanh đây!” Trong khi đó, Bi Quan đang ngồi buồn bã giữa đống đồ trang sức và đã đập vỡ một nửa số đồ chơi. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người cha chợt nhận ra rằng để thay đổi tâm trạng thì thay đổi hoàn cảnh không thôi chưa đủ. Tất cả trải nghiệm đều là những phóng chiếu của chính tâm ta. Do trạng thái tinh thần khác nhau, quan điểm của chúng ta về cùng một đối tượng có thể cách xa nhau một trời một vực. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng khi một người bi quan nhìn thấy bụi hoa hồng, anh ta sẽ ca thán về những chiếc gai còn người lạc quan sẽ hân hoan vì những bông hoa. Chúng ta có thể thử thay đổi môi trường nhưng chuyển hóa được nội tâm thì mạnh mẽ hơn nhiều.
Cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hay khổ đau không phải do những yếu tố bên ngoài quyết định. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson đã viết rằng: “Cuộc đời vui thú hay không là tùy vào con người chứ không phải vào công việc hay nơi chốn.” Sẽ có nhiều điều trong cuộc sống không diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn không thể đối mặt với các vấn đề, chỉ đổ lỗi cho mọi người và cố gắng tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi điều kiện bên ngoài, thì bạn sẽ chỉ làm mình đau khổ mà thôi. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh nào hay cảm thấy thất vọng ra sao, tốt hơn là hãy điều phục tâm mình thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Làm như vậy tốt hơn bất kỳ điều gì.
Từ xưa tới nay người thế gian cũng thường dùng những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi thanh xuân. Nhưng thanh xuân có lúc không như vậy, luôn có rắn độc nấp sau những khóm hoa diễm lệ. Cho nên thanh xuân cũng có mặt tàn khốc của nó – áp lực công việc, niềm bất an trong tình cảm, cảm giác vô định trong cuộc sống, sự đả kích của thất bại, nỗi cô đơn ấm ức khi bị lừa gạt… Những điều đấy đã khiến các bạn trẻ không tìm được phương hướng, thậm chí còn gây ra các hành vi rất cực đoan.
Một bộ phận giới trẻ ngày nay hay cho rằng Phật giáo là tôn giáo dành cho người già, tới bất kì ngôi chùa nào cũng thấy rất nhiều người già đang niệm Phật, dường như không liên quan gì tới giới trẻ. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm. Thông qua quá trình tu học Phật pháp 30 năm nay, tác giả thấy rằng: Phật pháp vô cùng hữu ích cho người trẻ!
Tác giả vô cùng đau lòng mỗi khi nhìn thấy người trẻ vì những việc nào đó mà phiền não, bị giày vò, sống không bằng chết. Bởi vậy ông rất mong có thể đem những phương pháp của Phật giáo nói cho họ biết, nguyện cầu có thể giúp giới trẻ đủ dũng khí đối diện với sự tàn khốc của thanh xuân.
Thanh xuân là thời kì rất quan trọng trong cuộc sống, cũng chính là thời kì giới trẻ bước chân vào xã hội, thiết lập nhân sinh quan của mình. Nếu như định hình sai thì cả một đời chỉ có mưu đồ danh lợi, nhằm đạt được mục đích, lãng phí một kiếp người quý báu. Cho nên, con đường đời về sau nên đi như thế nào thì mọi người hãy suy nghĩ cho kĩ.
Bởi vậy, tác giả Khenpo Sodargye quyết định trích những nội dung thích hợp với giới trẻ từ những bài giảng trong những lần đi thuyết pháp và diễn giảng cho sinh viên, biên tập lại thành sách. Hi vọng thông qua sự chỉ dẫn của Phật pháp, người trẻ nhận ra được bản chất của cuộc sống, hiểu rõ được lí thủ – xả trong đời, có trí tuệ để xử lí mọi việc chứ không dừng ở những khẩu hiệu suông, lừa mình lừa người, trốn tránh hiện thực.
Các bạn trẻ thân mến, hãy đọc quyển sách này, vì một câu nói trong sách có thể đem lại rất nhiều điều chỉ dẫn cho bạn, soi sáng con đường của bạn trong tương lai.
Trích dẫn từ sách:
NHÌN KHẮP THẾ GIAN, KHÔNG AI KHÔNG KHỔ
Nhiều người khi còn đang học đại học không hề chuẩn bị kĩ càng cho tương lai, chỉ tưởng tượng mông lung rằng: “Chỉ cần học xong đại học là tôi có thể bước ra ngoài xã hội thể hiện tài năng, tự do làm công việc mình mơ ước, thích gì làm nấy!” Thực ra, khi bạn thực sự bước chân vào xã hội, bạn sẽ ngộ ra nhiều chuyện chưa từng nghĩ tới, ẩn giấu phía sau vinh quang và nụ cười sẽ là hiện thực xấu xí. Khi đó, nếu bạn không có sự trợ lực của tín ngưỡng hay chuẩn bị tâm lí kĩ càng, một khi lí tưởng và thực tế trái ngược nhau, bản thân sẽ cảm thấy bất lực khi đối diện với hiện thực. Lúc đó, giả sử nếu bạn có thể nhận ra: Nhân sinh vốn dĩ là khổ đau, nhưng có thể dựa vào phương pháp được đức Phật thuyết giảng để loại bỏ, thì bạn sẽ có thêm nguồn hi vọng rời xa khổ đau đạt được hạnh phúc, gặp phải nghịch cảnh cũng không cảm thấy bế tắc.
Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Ba cõi không an, như ở trong nhà lửa”. Nhân sinh trên thế gian vốn dĩ khổ đau nhiều, hạnh phúc chẳng bao nhiêu. Điều này một số người có lẽ chưa nhận ra, tuy nhiên ta hãy thử tính xem: Mỗi ngày từ sáng đến tối, bạn vui vẻ mấy lần, đau khổ mấy lần? Hoặc sống đến bây giờ việc khiến bạn vui có bao nhiêu, chuyện buồn có bao nhiêu? Đừng cho rằng tiền tài, danh vọng hay địa vị có thể mang đến niềm vui. Elizabeth Taylor từng nói: “Đời tôi nhan sắc, danh tiếng, thành công, phú quý đều có cả, nhưng lại không hề cảm thấy hạnh phúc”. Tại sao lại như vậy? Một người nếu không biết hài lòng, hạn chế ham muốn, không có khái niệm “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, chỉ phụ thuộc mọi việc bên ngoài, thì không cách nào chống lại được khổ đau luân hồi. Ngày nay chưa chắc các bạn trẻ đã hiểu được chân lí này, nhưng đợi đến khi bắt đầu lăn lộn ngoài xã hội sẽ ngộ ra khổ mới là cuộc đời.
Ở nơi làm việc phải đối mặt với đủ kiểu cạnh tranh, về đến nhà phải đối diện với than phiền của người thân, bước ra cửa lại bực tức với việc tắc đường, thường ngày cũng có lúc tâm tình buồn bực vô cớ, có khi sức khoẻ có vấn đề hoặc cũng có lúc nhìn người khác đã thấy không vừa ý... Tôi thường nghĩ rằng: Sức mạnh mà Phật pháp mang lại cho tôi có đổi lấy bao nhiêu tiền bạc, danh vọng cũng không sánh được. Nếu không học Phật tôi cũng sẽ đối diện cuộc sống với tâm thế phàm tục, chắc chắn phải chịu vô vàn đau khổ. Ví dụ khi nảy sinh mâu thuẫn với người khác, nghĩ không thông rất dễ gây hấn hoặc thậm chí hận thù đối phương cả đời. Nhưng khi học Phật rồi phần lớn khổ đau đều có thể được giải trừ thông qua giáo lí nhà Phật, nhiều lúc cơ thể và tâm trí có thể được điều chỉnh ngay lập tức. Thậm chí có khi kết quả không nhìn ra ngay được, nhưng ít nhất tôi hiểu được rằng đau khổ bắt nguồn từ nghiệp lực của chính bản thân mình.
Bằng cách này, dù chuyện gì xảy ra ta vẫn sẽ vui vẻ đón nhận, bình tĩnh đối mặt, chứ không chìm đắm trong đau khổ, không cách nào thoát ra.
TRƯỞNG THÀNH TỪ KHỔ ĐAU
Thông thường mọi người đều cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù riêng biệt, như nước với lửa không thể dung hoà. Nhưng có thể tìm ra hạnh phúc từ trong nỗi đau, nhìn rõ đau khổ tồn tại trong niềm vui, đó mới là bậc cao minh trí giả. Rất nhiều người khi nhắc đến đau khổ liền tránh như tránh tà mà không biết rằng nó cũng có mặt lợi. Đau khổ có thể làm tiêu tan cảm giác vượt trội, xua tan sự kiêu ngạo, giúp bạn biết thương cảm với nỗi đau của chúng sinh, giúp ta nhìn rõ chân tướng sự việc, hiểu được việc gì nên làm, việc gì không nên làm… Do đó khổ đau không phải là không có ích lợi, mấu chốt là bạn có thể tinh chế “dưỡng chất” từ nó hay không mà thôi.
Trong Phật giáo, cách đối mặt với đau khổ hoàn toàn không giống với nhân gian. Người đời rất sợ nghịch duyên và đau khổ, họ thường lui tới chùa chiền thắp hương bái Phật, xin Bồ tát phù hộ tránh bệnh bớt nạn, thăng quan phát tài, bình an hạnh phúc... Nhưng trong Phật giáo Đại thừa, chỉ có một cách có thể biến đau khổ thành hữu dụng.
Giả dụ như mắc bệnh vốn dĩ là việc vô cùng khốn khổ, nhưng Phật giáo dạy rằng có thể biến bệnh tật thành công đức. Có lẽ một số người không hiểu: “Mắc bệnh thì có ích lợi gì? Không thể nào như vậy được!” Thực ra bản thân chúng ta vốn cực kì ngạo mạn, không bao giờ để tâm đến bất cứ điều gì, nhưng nhờ việc lâm trọng bệnh, ta có dịp thể nghiệm sâu sắc nỗi khổ nhân sinh, đồng thời thay đổi hoàn toàn thái độ, bắt đầu chú ý để tâm tới những điều xung quanh, phương hướng sống cũng có những khác biệt rõ rệt. Khi đó, bệnh tật sẽ đem lại giá trị nhất định. Giống như Milarepa, chính vì bố mẹ bị bức hại, sau này ngài mới có thể đạt được thành tựu lớn như vậy. Do bị chiếm đoạt toàn bộ gia sản, nhằm trả thù nhà, Milarepa đi học huyền thuật và giết hại nhiều người. Sau khi gây ra tội lỗi nghiêm trọng như vậy, ông vô cùng ăn năn, cảm giác bản thân chính là kẻ ác nhân tàn độc nhất thế gian. Ông trải qua muôn vàn khổ hạnh để sám hối về tội ác mà mình đã gây ra, cuối cùng đã đạt được chứng ngộ tối thượng, trở thành nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách. Có thể thấy, nếu hiểu được lợi ích của đau khổ, ta sẽ thu được lợi ích to lớn. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải ngày ngày cầu mong bình an, hạnh phúc, mà có thể ước nguyện có khả năng biến khổ đau, trắc trở, nghịch cảnh thành một điều giúp ích cho chúng ta. Nếu nghĩ được như vậy, dù cho kiếp nạn lớn thế nào, ta cũng có thể chuyển hoá thành hỉ sự.
Tôi từng đọc truyện kí về cuộc đời Marie Curie: Năm 19 tuổi, do bị ngăn cấm không được kết hôn với ý trung nhân, bà suýt nữa đã tự sát. Sau này bà quyết tâm biến nỗi bất hạnh đó thành động lực học tập nghiên cứu. Bà rời khỏi Ba Lan đến Đại học Paris nước Pháp, chuyên tâm nghiên cứu. Thời gian du học là quãng thời gian vô cùng khổ cực, mùa đông lạnh đến nỗi bà không thể ngủ nổi. Có lúc thời tiết quá khắc nghiệt, bà thậm chí phải lấy ghế chèn lên chăn để chống chọi lại cái lạnh thấu xương. Chính những năm tháng khốn khó ấy đã góp phần tạo nên sự nghiệp huy hoàng sau này của Marie Curie. Năm 1903, Marie Curie nhận giải Nobel Vật lí, năm 1911 giành được giải Nobel Hoá học. Một người phụ nữ nhỏ bé hai lần nhận giải Nobel thật hiếm có trong lịch sử. Lí do giúp bà đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến mối tình tan vỡ năm xưa cùng với những tháng ngày du học vất vả. Không có những khổ đau trước đây thì không thể nào có một Marie Curie tài năng xuất chúng sau này.
Balzac cũng từng nói: “Đau khổ là bước đệm của thiên tài, là gia tài đối với người có năng lực, còn đối với kẻ yếu lại là vực sâu thăm thẳm.”
Chẳng Gì Khiến Ta Bận Lòng
1. Thông tin tác giả
Đại sư Khenpo Sodargye, sinh năm 1962. Từ thuở thơ ấu Ngài đã có duyên với đạo Phật và có niềm tin vững chắc vào Tam Bảo. Từ bé đã có bất cộng tín tâm với đức Phật. Mỗi lần được chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật trên tranh thangka, trong tâm sinh khởi một niềm hoan hỉ vô cùng. Ngài từ nhỏ đã có lòng từ bi đối với tất cả các loài chúng sinh. Khi tóc còn để chỏm, mỗi khi nhìn người khác giết gia súc, Ngài liền ra sức bảo vệ và cầu xin người ta đừng giết chúng. Nếu gặp chúng hữu tình phải chịu đau khổ, trong lòng Ngài dấy lên lòng thương cảm và nước mắt chực trào ra. Đến tuổi đi học nhưng không được cắp sách tới trường, Ngài phải ở nhà đi chăn thuê đàn bò hơn ba trăm con, đến năm mười bốn tuổi mới có cơ hội được đi học. Trong thời gian đó, Khenpo tự học là chủ yếu, và chỉ hai năm sau đã trúng tuyển vào trường Trung học cơ sở với kết quả xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, Ngài đã thi đỗ và học tập tại trường Sư phạm Cam Tư.
Năm 1985 xuất gia và theo học tại Học viện Phật giáo Larung Gar (Học viện Phật giáo Ngũ Minh), dưới sự chỉ dạy và hướng dẫn tu học của ngài Jigme Phuntsok Rinpoche. Trong vòng ba năm, ngài đã thông đạt năm bộ luận lớn gồm Trung Quán, Bát Nhã, Nhân Minh, Câu Xá, Giới Luật. Sau khi trải qua các kì biện kinh và sát hạch, Ngài đã bổ nhiệm để giảng dạy trong học viện. Đối với các pháp như Thời luân kim cang, Đại huyễn hóa võng, Đại viên mãn…Đều giỏi giảng khéo thuyết, đã chứng đạt cảnh giới bất khả tư nghì. Nguyên nhân chính là do Ngài có đầy đủ tín tâm thù thắng bất cộng đối với dòng truyền thừa và thượng sư của ngài. Đặc biệt là tín tâm bất cộng đối với đức Toàn tri Mipham Rinpoche và Vô Cấu Quang tôn giả.
2. Nội dung cuốn sách
Cuốn sách này tiếp nối các câu chuyện trong cuốn sách “Có gì đang luyến tiếc” cuốn sách này vẫn là tập hợp các câu chuyện mà tác giả đã dành nửa năm đi phỏng vấn khắp mọi nơi.
"Ta đến từ đâu? Ta sẽ đi về đâu? Rốt cuộc, sống để làm gì?”
Đây là câu hỏi muôn thủa gây khó dễ cho biết bao người. Và khi mãi không tìm ra lời giải thì người bình thường sẽ lựa chọn né tránh vấn đề, ngó lơ nó đi để tiếp tục cuộc sống ngày này qua ngày khác.
Nhưng luôn có những kẻ cố chấp sẵn sàng từ bỏ danh vọng trên đời để đi đến bờ biển trí tuệ của Phật giáo, sẵn sàng băng sóng vượt gió với một ước muốn duy nhất là tìm được đáp án cho câu hỏi của mình. Họ có thể có xuất thân khác nhau, có thể có những trải nghiệm khác nhau trên đời nhưng đều là những người có học vấn và cuối cùng lựa chọn xuất gia. Lựa chọn này của họ có thể không được người đời cảm thông, chấp nhận. Nhưng những suy nghĩ sâu sắc của họ về cuộc đời, những giác ngộ tâm linh họ có được từ Phật pháp sẽ khơi gợi được lòng đồng cảm và những nghĩ suy trong bạn.
Cuốn sách là tập hợp các câu chuyện mà tác giả đã dành hơn nửa năm đi phỏng vấn khắp mọi nơi có thể có cơ hội lắng nghe, chia sẻ trải nghiệm của nhiều người hơn. Câu chuyện nào cũng được tôi ghi chép cẩn thận, kỹ càng. Trong cuốn sách này, tác giả chia sẻ những câu chuyện trong cuốn sách là vì những nhân vật đó cũng đã từng trải qua những muộn phiền, những nghi kỵ mà bạn đang hoặc sẽ trải qua. Hy vọng có thể giúp cuộc đời của những độc giả bớt đi những lối quanh co.
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập