1. Sách
  2. //
Logo Banner Home

Tác Giả kamlesh d patel

Tổng hợp sách của tác giả kamlesh d patel tại KhoSach.com.vn
name

Kamlesh D.Patel chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ biết cuộc sống dành cho chúng ta những gì và điều gì sắp xảy ra. Đó là điều bí ẩn và vẻ đẹp của cuộc sống. Tôi đã nhận được biết bao phước lành trong suốt 6 thập kỷ sống trên Trái đất này, và một trong những phước lành đó đến vào năm 1976 khi tôi còn là một thanh niên theo học ngành dược tại Ahmedabad, Ấn Độ. Thông qua một người bạn học, tôi tình cờ biết đến thiền Heartfulness, và vài tháng sau tôi đã gặp một người thật đặc biệt, người mà ngay lập tức đã trở thành vị guru đầu tiên và người dẫn dắt tôi trên con đường thực hành. Tên Ngài là Ram Chandra, và chúng tôi gọi Ngài là Babuji.

Tác động của buổi thiền Heartfulness đầu tiên đối với tôi sâu sắc đến mức tôi đã tìm thấy hướng đi và điểm tựa rõ ràng cho cuộc đời mình. Nhưng tác động của buổi gặp gỡ với Babuji thậm chí còn vượt xa hơn thế – một thứ gì đó kỳ diệu và tinh tế đến mức không ngòi bút nào có thể tả xiết. Kể từ ngày đó, những vũ trụ và những chiều không gian mở ra ở thế giới bên trong tôi, và nó chỉ là một phần của những gì được biểu lộ trong suốt 40 năm qua. Điều thậm chí còn tuyệt vời hơn là rất nhiều phẩm chất hàng ngày đã được tạo nên thông qua thực hành Heartfulness – những phẩm chất như tình yêu thương, sự chấp nhận, sự khiêm nhường, sự phụng sự, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và một mục đích cao cả hơn để tồn tại.

Tất cả bắt đầu bằng sự thực hành thiền đơn giản. Chúng ta không cần làm bất cứ điều gì ngoại trừ việc ngồi yên lặng, nhắm mắt lại và chú tâm vào Cội nguồn của mọi sự tồn tại bên trong trái tim. Nếu chúng ta có thể tiếp cận thiền với sự ngạc nhiên và hồn nhiên như trẻ nhỏ, vũ trụ bên trong sẽ tự nhiên mở ra trước mắt chúng ta. Trong thực hành thiền ở trái tim, chúng ta khám phá, trải nghiệm khía cạnh đơn giản nhất và tinh khiết nhất của sự tồn tại bên trong chính mình: linh hồn của chúng ta. Tất cả những gì thuộc về nó vô cùng tự nhiên.

Những thực hành Heartfulness trong cuốn sách này nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, dọn sạch cỏ dại và bùn đất đang che khuất linh hồn, giải phóng sự hồn nhiên  và ngạc nhiên như trẻ nhỏ bên trong chúng ta, nhờ đó làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đồng thời, chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy rẫy áp lực của lối sống đô thị, tiền lương và các khoản thế chấp, sự nghiệp và các mối quan hệ. Thực hành Heartfulness giúp chúng ta đơn giản hóa cách phản ứng đối với mọi việc, định hướng cuộc sống hàng ngày một cách phong phú và trọn vẹn.

Nếu bạn biết có một phương pháp thực tiễn để vượt lên khổ đau, bay lên với cả một bầu trời hy vọng và mãn nguyện, bạn có quan tâm không? Đó chính xác là những gì Heartfulness trao tặng – không phải bằng cách loại bỏ hay ngăn chặn  các vấn đề, mà bằng cách chuyển hóa chúng ta từ trong ra ngoài để chúng ta chiêm ngưỡng thế giới theo một cách nhìn mới, không bị che lấp bởi các lớp vỏ bọc do những hạn chế của bản thân.

Trên con đường Heartfulness, chúng ta khám phá và mở rộng tâm  thức, và thậm chí vượt lên tâm thức để khám phá ra tiềm năng thực sự. Tôi hy vọng bạn thích cuốn sách và có được lợi ích từ những gì tôi đã học được trong cuộc hành trình này của cuộc sống.”

MỤC LỤC:

Lời tựa 

Giới thiệu 

Phần một: TẠI SAO THIỀN HEARTFULNESS

1. Hành trình tìm kiếm

2. Sáng tỏ ý nghĩa của thiền

Thái độ

Dòng truyền nguyên khí

Phần hai: THỰC HÀNH HEARTFULNESS

3. Thiền

Thiền bao giờ và ở đâu

Tư thế thiền

Thư giãn

Thiền thế nào

Thiền bao lâu

Trạng thái thiền

4. Thanh lọc

Thực hành thanh lọc

5. Cầu nguyện

Kết nối  qua cầu nguyện

Cầu nguyện Heartfulness

Phần ba: GURU

6. Vai trò của Guru

Lời kết                                                                                   

 Trích đoạn sách:

THỰC HÀNH thiền là một phần không thể thiếu trong nhiều truyền thống  tu hành. Nó được cho là cách hiệu quả nhất để tiếp cận  tính Thiêng liêng, vượt lên cả nghi lễ và niềm tin. Các nghi lễ, hành động của chúng ta được thực hiện ở cấp độ vật chất của sự tồn tại và lưu dấu lại ở cấp độ vật chất. Niềm tin ở cấp độ tinh thần. Để vượt lên cả 2 và đạt tới trạng thái tâm linh chúng ta có sự hỗ trợ từ thứ gì đó thuộc về cấp độ cao hơn, cấp độ tâm linh. Đây là cách tiếp cận chúng ta thực hiện trong thiền Heartfulness. Để hiểu rõ hơn về điều này, tôi quyết định bắt đầu từ điểm xuất phát.

Tôi hỏi Daaji: “Thiền là gì?”

Ông lấy bút và vẽ ra một biểu đồ .

“Trục dọc tượng trưng cho phổ của tâm thức tập trung và không tập trung.” Ông nói. “Một tâm thức tập trung gắn vào một ý niệm và ở lại đó. Nó là nhất điểm. Trái lại, một tâm thức không tập trung lang thang từ chủ đề này sang chủ đề khác. Nó có nhiều ý niệm, và sự chú ý của nó lúc thì nhảy chỗ này, lúc thì nhảy chỗ kia. Giữa hai cực này, có một khoảng giữa. Hầu hết các hoạt động của tâm thức diễn ra trong khoảng giữa đó.

Còn đây là một sự phân cực khác: nỗ lực và không nỗ lực.

Đó là trục ngang. Tâm trí không nỗ lực thư giãn và thảnh thơi. Trong khi đó, tâm trí nỗ lực không thể thảnh thơi. Nó vật lộn để suy nghĩ, để hiểu và để tập trung.

Sự kết hợp khác nhau của 2 hai phổ này dẫn đến những trạng thái nhất định của tâm thức. Ở đây, chúng ta có mơ mộng, thất vọng, tập trung và thiền. Hãy cùng tìm hiểu về trạng thái tâm của thiền. Như chúng ta có thể thấy, đó là phần giao nhau giữa tập trung và không nỗ lực. Đó là sự đắm chìm trong một ý niệm, mà không nỗ lực.”

“Đó có thể là bất cứ ý nghĩ nào?”

“Đúng vậy.”

“Nhưng như thế có nghĩa là mọi người đều thiền!”

“Đó chính là điều tôi muốn nói.” Daaji cười khúc khích. “Ở đây không có việc phải học một kỹ năng mới. Tất cả chúng ta đều biết cách thiền. Chúng ta làm điều đó hàng ngày. 

Ví dụ, một doanh nhân thiền về công việc kinh doanh của anh ấy. Khi lái xe, anh ấy thiền về nó. Khi đi ngủ, anh ấy thiền về nó. Có lẽ ai đó đang phải lòng anh ấy. Khi làm công việc thường ngày, cô thiền về anh ấy. Khi đánh răng, cô thiền về anh ấy. Cô đến cửa hàng tạp hóa, nhưng lúc nào cô cũng thiền về anh ấy. Cô đi qua một nhạc sĩ trong cửa hàng. Tâm trí người nhạc sĩ đang mải mê nghĩ về âm nhạc. Anh ấy cũng đang thiền. Thậm chí có một thuật ngữ được gọi là ‘giết người có chủ mưu’, ở đó thủ phạm thiền về cách thức thực hiện những mưu đồ đen tối của mình một cách hoàn hảo!”

“Nếu tất cả mọi người đều thiền, vậy điều thực sự sâu sắc về thiền là gì?” Tôi hỏi

“Điều làm cho nó sâu sắc là ý niệm mà chúng ta khám phá qua thiền.” Daaji nói. “Ý niệm đó là đối tượng thiền của chúng ta.

Đối tượng thiền tạo nên tất cả sự khác biệt. Một đối tượng sâu sắc cho chúng ta một  tâm thức sâu sắc. Một đối tượng trần tục cho chúng ta một tâmthức trần tục. Một đối tượng tạm thời tạo nên một trạng thái thiền tạm thời. Một đối tượng sâu sắc, bất biến khiến cho thiền là bất biến. Các đối tượng khác nhau tạo ra các kết quả khác nhau, bạn thấy đấy.”

“Làm thế nào chúng ta có thể đạt được trạng thái thiền bất biến và sâu sắc?”

“Tập trung không nỗ lực vào một đối tượng sâu sắc.” Daaji trả lời. “Để  đạt được điều đó, chúng ta phải thực hành. Không có mẹ thì không thể có con, và không có thực hành thiền sẽ không có trạng thái thiền.”

“Tôi thấy những người khao khát mới đến thường lo ngại khi thử tập thiền. Họ nghĩ họ sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý những ý nghĩ của mình.”

“Nhiều người nói rằng bản chất của tâm thức là không an tĩnh. Họ nói rằng trạng thái tự nhiên của nó là sự hỗn loạn. Tôi không đồng ý. Trên thực tế, tôi muốn xua tan quan niệm này .

“Tại sao quan niệm đó lại tồn tại cố hữu đến vậy ?”

“Nhiều vị thầy có uy tín đã tán thành quan niệm này. Theo tôi, họ đang bôi nhọ chính nghĩa. Nếu bạn tin rằng tâm thức  vốn không an tĩnh, nó sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Và bạn sẽ làm gì với kẻ thù?

“Chiến đấu với chúng.” Tôi trả lời.

“Và vì vậy thiền trở thành một cuộc chiến.” Ông nói. “Nó trở thành một bài tập đàn áp tâm thức. Nhưng những ý nghĩ và cảm xúc đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bộ phim hay chưa?”

“Chưa.”

“Chúng đã bao giờ ngăn bạn thưởng thức một bữa ăn ngon chưa?”

“Chưa.”

“Và tại sao lại như thế?” Ông hỏi dồn.

 “Một bộ phim hay thu hút sự chú ý của chúng ta.” Tôi trả lời. “Một bữa ăn ngon thu hút sự chú ý của chúng ta. Khi đó, chúng ta không để ý đến những thứ khác.”

“Chính xác.” Daaji nói. “Khi thứ gì đó thu hút và giữ sự chú ý của bạn lại, bạn sẽ không để ý đến những ý nghĩ không mong muốn. Bạn chỉ cần cho tâm  thức thứ gì đó để  thu hút sự tập trung của nó vào bên trong – thứ gì đó thực sự hấp dẫn. Khi đó, bạn sẽ thấy nó ổn định tự nhiên như thế nào, nó tập trung không nỗ lực như thế nào.

Thế nhưng, dường như chúng ta không có nhiều quyền kiểm soát  điều này. Một số đối tượng hấp dẫn tâm trí, và một số khác chỉ đơn giản là không! Ví dụ, nếu con bạn say sưa học bài suốt cả ngày, có lẽ anh sẽ cảm thấy vui. Cậu ấy được thu hút vào một hoạt động tích cực. Nhưng nếu bạn thấy cậu ấy chơi điện tử trong 9 giờ liền, có lẽ bạn bắt đầu lo lắng. Trong cả hai trường hợp, con bạn thể hiện khả năng tập trung rất tốt. Nhưng thứ  bạn quan tâm là đối tượng mà cậu ấy tập trung vào. Bạn quan tâm sở thích của cậu ấy nằm ở đâu.

Bạn thấy đấy, chúng ta không bị mất khả năng tập trung. Chúng ta  tập trung không nỗ lực vào những thứ chúng ta thích. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn sở thích không? Một số đối tượng dường như dễ dàng hấp dẫn chúng ta hơn những đối tượng khác. Lý do là những ấn tượng mà chúng ta mang chứa trong tâm thức  – nhưng chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó vào lúc khác. Dù sao, khi thứ gì đó hấp dẫn bạn, bạn  gần như trở nên bị mê hoặc. Bạn hoàn toàn tập trung. Chỉ với một đối tượng mà bạn không quan tâm, bạn mới phải nỗ lực để tập trung.

Ví dụ, điều gì xảy ra khi bạn đọc một cuốn sách về chủ đề không chạm tới trái tim bạn? Tâm trí bạn lang thang mãi không tập trung được, phải không? Cuối cùng, anh nhận ra rằng anh không có ý niệm gì về những thứ mình vừa đọc. Anh xem lại cuốn sách cho đến khi mọi thứ bắt đầu trông quen thuộc. Để đọc xong cuốn sách, bạn thực sự phải tập trung!”

“Sự thích thú dẫn đến thành công còn áp lực thì không.” Tôi nói.

“Đúng vậy. Nếu thực sự thích thú một dự án, bạn chắc chắn sẽ thành công. Nếu không, bạn sẽ phải vật lộn. Không có sự thích thú, bất cứ việc gì cũng trở thành lực cản. Trừ khi tâm thức tìm thấy một ý tưởng hấp dẫn, nó sẽ không thích ở lại chủ đề đó. Nó sẽ tập trung vào thứ khác.”

“Chú tâm và tập trung không giống nhau phải không?” Tôi nhận xét.

“Tập trung thực sự không cần nỗ lực." Ông trả lời. “Nó xảy ra một cách tự nhiên. Chỉ khi nó không xảy ra theo cách của riêng nó thì chúng ta mới phải nỗ lực. Đó gọi là chú tâm – nỗ lực để tập trung .

Chúng ta định nghĩa thiền là liên tục nghĩ về một điều gì đó. Vì vậy, nhiều người nhầm nó với sự chú tâm. Nhưng thiền không phải là sự chú tâm. Chú tâm cần nỗ lực, trong khi thiền không cần nỗ lực, hoàn toàn không có áp lực.

Khi chú tâm, bạn phải sắp xếp tâm thức. Bạn tập trung vào một ý  niệm duy nhất để loại trừ tất cả những ý niệm khác! Càng chú tâm cao độ, nhận biết của chúng ta càng trở nên có chọn lọc. Ở mức độ cao nhất, toàn bộ nhận biết  của bạn tập trung vào một thứ duy nhất, loại trừ tất cả những thứ khác.  

Điều này đòi hỏi nỗ lực! Thật không dễ để ngăn dòng suy nghĩ. Tâm thức có xung lượng tự nhiên. Nó muốn đi theo một hướng nhất định, nhưng bạn ép nó đi theo một hướng khác. Điều này giống như cố gắng chuyển hướng một con sông đang chảy xiết. Ngay cả khi bạn có thể buộc tâm thức phải phục tùng, bạn cũng phải duy trì điều đó! Giây phút chúng ta buông lỏng nỗ lực của mình, nó bật trở lại, giống như chiếc lò xo bị nén chặt. Bạn có thể duy trì cường độ nỗ lực như vậy trong bao lâu?” 

“Mặc dù một số người đánh đồng thiền với sự tập trung, họ cũng cho rằng thiền có thể mang lại cảm giác thư giãn.” Tôi nói. “Họ cho rằng nó có thể mang lại cho chúng ta sự bình an.”

 “Thiền có thể mang lại  sự thư giãn hay bình an khi chúng ta nỗ lực quá nhiều để chú tâm không?” Daaji hỏi. “Vì vậy, chúng ta hãy quên sự chú tâm đi.  Với thế giới vật chất, sự chú tâm có thể cần thiết, nhưng nó hoàn toàn thất bại trong cảnh vực tâm linh.

“Nhưng chúng ta định nghĩa thiền là một trạng thái tập trung.” Tôi nhắc ông.

“Tập trung không nỗ lực.” Daaji chỉnh lại. “Trong trạng thái như vậy, tâm thức bạn tự nhiên an định vào một ý niệm. Điều này tự nó xảy ra khi một đối tượng có khả năng thu hút và duy trì sự chú ý của bạn. Khi sự chú ý được thiết định, bạn ở trong một trạng thái gọi là sự đắm chìm. Đó là một từ khác để chỉ trạng thái thiền của tâm thức.

1

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!