“Hôm nay mẹ mất. Hay hôm qua cũng nên, tôi chẳng biết."
29 tuổi, Albert Carnus ghi dấu bước chân đầu tiên trên văn đàn bằng hai câu văn ngắn gọn. Hào quang đến với ông ngay sau đó và cho tới giờ dường như chưa khi nào lụi tắt. Câu chuyện về Meursault, một kẻ không bao giờ tự tra vấn mình, một kẻ dửng dưng, đứng ngoài những tập tục, lề thói của xã hội, một “kẻ ngoại cuộc", ngay từ khi ra mắt đã (và sẽ còn) làm dấy lên bao cuộc tranh luận về tính phi lý, chủ đề cái chết cùng những tranh cãi không ngừng ở các lĩnh vực từ chính trị, tâm lý học cho tới tâm thần học.
Với hơn 7 triệu bản in đã tiêu thụ chỉ riêng ở Pháp, cùng hàng trăm triệu bản in bằng hơn 60 thứ tiếng khác, Kẻ ngoại cuộc là một trong ba tác phẩm Pháp ngữ được đọc nhiều nhất trên toàn thế giới. Tác phẩm cũng đã nhiều lần được chuyển thể sang phim, kịch, truyện tranh... và là một trong những dấu ấn quan trọng giúp Albert Camus được trao giải Nobel Văn học năm 1957.
Thần Thoại Sisyphus
Sisyphus trong Thần thoại Hy Lạp bị các vị thần đọa đày, suốt đời phải mang một tảng đá trên lưng. Công việc của Sisyphus là mang tảng đá lên đến đỉnh núi, và khi tới đỉnh, anh ta phải đứng nhìn tảng đá đó lăn xuống chân núi. Sau đó, anh ta tiếp tục xuống đẩy tảng đá lên, công việc lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn bất tận không có điểm dừng.
Dựa trên câu chuyện thần thoại nổi tiếng đó, Albert Camus đã triết lý hóa câu chuyện về cuộc đời của anh chàng Sisyphus. Tác phẩm cho chúng ta nhìn nhận một cách sâu sắc về những bi kịch trong cuộc đời. Về cơ bản con người đều muốn sống một cuộc đời tốt đẹp, thiện lương nhưng cuối cùng lại bị chính hiện thực cuộc sống “vùi dập” một cách phũ phàng, thể hiện sự phi lý của đời sống. Một trong những điểm đặc trưng nổi bật mà chúng ta thường thấy trong các tác phẩm theo chủ nghĩa hiện sinh. Đôi khi những nhân vật với những mộng tưởng bị “đọa đày” theo những cách thảm hại khiến chúng ta nghi hoặc về cuộc đời, lý tưởng sống.
Dẫu có là anh hùng cái thế, đạt được những thành tích, hưởng thụ cuộc sống phú quý vinh hoa, nhưng cuối cùng bi kịch của những nhân vật này ngày càng hiện rõ. Qua tác phẩm, người đọc sẽ đồng cảm với những băn khoăn mà Camus trăn trở, “Và sau cùng… chúng ta sống để làm gì? Mục đích chúng ta đến với cuộc đời này là gì? Hành trình sống lẫn kết thúc là cái chết, đã khiến mọi thứ dường như trở nên phi lý và vô nghĩa."
Lưu Đày Và Vương Quốc
Gồm 6 truyện ngắn: "Người đàn bà ngoại tình", "Kẻ bỏ đạo hay một đầu óc mù mờ", "Những người hóa câm", "Người khách", "Jonas hay nhà nghệ sĩ lúc làm việc" và "Hòn đá mọc lên". Mỗi câu chuyện trong cuốn sách này minh họa cho cảm giác bất mãn và thất bại của nhân vật chính, cũng như những khó khăn của anh ta trong cuộc tìm kiếm "Vương quốc", hình ảnh ẩn dụ cho ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc đời.
Các câu chuyện, các nhân vật trong cuốn sách này đều có một hành trình đi tìm "Vương quốc" của riêng mình, với các bối cảnh khác nhau, nhưng chủ yếu ở Algérie (sa mạc, thị trấn miền Nam, trường học trên núi, các khu phố công nhân...)
Thần Thoại Sisyphus (Tái Bản 2022)
“Hiện tại mãi mãi là một món quà quý giá nhất của mỗi người nhưng chúng ta thường không nhìn thấy. Để đến một lúc nào đó, khi hiện tại trở thành “ngày hôm qua”, mới thấy lòng mình nhớ sắt nhớ se về một miền yêu thương chỉ còn có thể tìm trong nỗi nhớ. Rưng rư”
- Nhà báo, Nhà ăn Tiểu Quyên
“Mùi quê hương, mùi gia đình, mùi Tết trong tôi luôn chộn rộn mỗi lần nghĩ tới, càng cuối năm, càng hanh hao mong ngóng được về để tắm cho thỏa cái mùi đặc biệt ấy”
- ThS. Tâm lý Lê Minh Huân
Ngay khi vừa xuất bản năm 1947, cuốn tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus đã gây tiếng vang lớn: 161.000 bản được bán hết trong hai năm đầu tiên. Kể từ đó đến nay, chỉ tính riêng ngôn ngữ tiếng Pháp, cuốn tiểu thuyết này đã bán được trên 5 triệu bản. Và sau hơn 60 năm sau ngày mất của tác giả, thế giới đã chứng kiến những đại dịch bệnh thật sự, như Ebola, COVID-19,... Không còn là một dịch bệnh hư cấu, những vấn đề liên quan tới nhân loại, cách loài người đối mặt với dịch bệnh, hàng loạt tầng sâu ý nghĩa trong Dịch hạch bỗng trở nên dễ hiểu, cấp thiết trong thời đại ngày nay.
Trong dịch hạch, Oran – thành phố vốn vô hồn xấu xí bên bờ biển Algérie, phải tự đóng cửa biến thành nhà tù vì từng đàn chuột rồi một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người chết vì dịch hạch. Oran biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp những hiểm họa bị lây nhiễm, những con người bình dị thầm lặng, xông vào trận tuyến chống lại Dịch hạch. Với Kẻ xa lạ, Albert Camus đóng dấu ấn mình lên văn chương thế giới bằng hình ảnh con người phi lý. Còn Dịch hạch là nơi ông suy tư về con người nhập cuộc như con đường tất yếu trong cuộc truy tìm khắc khoải vươn tới ý nghĩa cuộc đời.
Tư tưởng đã trở thành biểu tượng, biểu tượng đó được trưng cất sáng ngời trong những đối thoại, độc thoại của Bác sĩ Rieux. Đứng trước hai thực tại: bệnh dịch thể xác và bệnh dịch tâm hồn, nhân vật của Camus tìm ra con đường nhân sinh của mình. Còn người đọc chỉ có thể biết ơn ông vì một cuốn tiểu thuyết tưởng chừng khô khan dưới gánh nặng tư tưởng nhưng lại trong vắt bởi sự thuần khiết của chính tư tưởng đó, cùng tình yêu thương chất chứa dành cho con người. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ: Albert Camus (1913-1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camus gồm các thể loại tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút và tiểu luận gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập