1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà Xuất Bản NXB Văn hóa - Văn nghệ

Tổng hợp sách của nhà xuất bản NXB Văn hóa - Văn nghệ tại KhoSach.com.vn
name

Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975: Cái nhìn toàn cảnh về một giai đoạn lịch sử

Tác phẩm "Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975" là một công trình nghiên cứu sâu sắc, mang tính tổng quan về văn học Việt Nam trong thời kỳ đầy biến động. Cuốn sách không chỉ giới thiệu hệ thống các thể loại văn học mà còn khẳng định lại giá trị nghệ thuật của nhiều tiểu thuyết từng bị đánh giá chưa công bằng, góp phần làm sáng tỏ dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam.

Nhìn nhận khách quan về giá trị văn học

Tác giả đưa ra những luận điểm sắc sảo, thể hiện tinh thần đổi mới trong đánh giá văn học. Thay vì chỉ tập trung vào những tác phẩm nổi tiếng, tác giả đề cao sự đa dạng và phong phú của văn học thời chiến tranh, đồng thời khẳng định rằng mỗi tác phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng. Quan điểm này giúp người đọc nhìn nhận văn học một cách khách quan hơn, tránh những định kiến xã hội và sự thiên lệch về thời gian.

Phân tích chi tiết và đánh giá sâu sắc

Cuốn sách đi sâu vào phân tích từng tác phẩm, từng thể loại tiểu thuyết, từ đó làm sáng tỏ những đặc trưng riêng biệt của văn học thời kỳ 1945 - 1975. Tác giả không chỉ đề cập đến nội dung, hình thức mà còn đi sâu vào phân tích nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách của từng tác phẩm, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn giá trị của văn học thời chiến.

Cống hiến cho việc nghiên cứu văn học hiện đại

"Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975" là một đóng góp đáng giá cho việc nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức về lịch sử văn học mà còn là một tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu, sinh viên và những người yêu văn học.

Review nội dung sách

Tác phẩm "Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975" mang đến cho người đọc những giá trị to lớn:

Cái nhìn toàn diện: Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan về văn học Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn dòng chảy văn học hiện đại.

Phân tích sâu sắc: Tác giả phân tích chi tiết từng tác phẩm, từng thể loại tiểu thuyết, giúp người đọc hiểu rõ hơn giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm.

Khách quan và khoa học: Tác giả đưa ra những luận điểm sắc sảo, thể hiện tinh thần đổi mới trong đánh giá văn học, giúp người đọc nhìn nhận văn học một cách khách quan hơn.

Phong phú kiến thức: Cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử văn học, những tác giả tiêu biểu và những tác phẩm nổi bật của giai đoạn 1945 - 1975.

Kết luận

"Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975" là một tác phẩm nghiên cứu có giá trị cao, góp phần làm sáng tỏ dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về văn học Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động này.

name

Tác giả: Vũ Hạnh

Tên thật Nguyễn Đức Dũng

Sinh ngày 15/07/1926

Quê quán: xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Bút danh khác: Hoàng Thanh Kỳ, cô Phương Thảo, Minh Hữu, Nguyên Phủ, A.Pazzi

Các tác phẩm đã xuất bản:

Tuyển tập: Bút máu, Chất Ngọc, Vượt thác, Người chồng thời đại.

Truyện dài: Lửa rừng, cô gái Xà – Niêng, Tính sổ cuộc đời, Con chó hào hùng, Ngôi trường đi xuống.

Tiểu luận, phê bình: Đọc lại truyện Kiều, Tìm hiểu văn nghệ, Cha mẹ bơ vơ, Tuổi trẻ nổi loạn, Người Việt cao quý.

Quá trình hoạt động:

Năm 1945: Tham gia Mặt trận Việt Minh, thành lập đoàn Kịch võ trang tuyên truyền trong Ủy ban Tổng khởi nghĩa giành chính quyền huyện Thăng Bình.

Năm 1946: Khi thực dân Pháp quay lại mong tái chiếm Việt Nam, ông thành lập đoàn Kịch Tuyên truyền kháng chiến, rồi tiếp tục dạy văn ở các trường Thăng Bình, Quế Châu, Phan Chu Trinh.

Năm 1954: Sau Hiệp định Genève, ở lại hoạt động, đấu tranh đòi hiệp thương Bắc Nam và bị bắt giam ở nhà lao Thăng Bình và nhà lao Hội An.

Năm 1956: Cuối 1956, thoát khỏi nhà lao Hội An, vào Sài Gòn, đấu tranh bằng con đường báo chí, được Khu ủy Sài Gòn – Gia Định giao nhiệm vụ hoạt động đơn tuyến công khai ở nội thành Sài Gòn, với bí danh là Ba Thật.

Năm 1966: Vũ Hạnh là Tổng thư ký Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc, một tổ chức cách mạng thành lập ngay giữa thủ đô ngụy quyền.

Năm 1969: Khi Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam sắp thành lập, ông được giao nhiệm vụ là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nhưng trước khi ra vùng Giải phóng một ngày thì bị địch bắt. Đây là lần tù thứ tư trong năm lần dưới chế độ cũ.

Năm 1975: Sau 30/04/1975, ông là Tổng Thư ký Hội Liên hiệp – Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2007: Được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Bút máu

“Bút máu là tập truyện ngắn đặc sắc trong cuộc đời năm chục năm cầm bút của Vũ Hạnh. Bú máu như là tuyên ngôn của tác giả về văn chương nghệ thuật. Mười hai truyện ngắn trong tập sách này toát lên ý chí, nghị lực, lòng nhân ái của một nhà văn dấn thân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đọc Bút máu, dù là viết về chuyện xưa hay là trực tiếp nói chuyện đương thời, tôi cảm nhận văn chương Vũ Hạnh luôn tươi rói niềm tin vào cuộc sống, cào tình người; Vũ Hạnh không bao giờ lẫn lộn, thỏa hiệp giữa chính và tà, nhân nghĩa và phi nhân…”  - Nhà văn Triệu Xuân

Trích đoạn:

Bút máu

Giữa mùa xuân ấy, Sinh lâm bệnh nặng, nằm liệt suốt một tháng liền. Tuyết Hồng hết sức săn sóc thuốc thang, nhiều đêm không ngủ. Bây giờ Sinh có lòng mừng là nàng không  biết  làm  thơ,  nhưng  Sinh  ngày  đêm  khắc  khoải  vì không cầm được cây bút. Một ngày không viết được một câu nào, Sinh có cảm tưởng như mình không còn sống nữa. Ngoài nỗi bệnh tật giày vò, Sinh còn bị nỗi băn khoăn sáng tạo hành hạ. Bệnh cũ như muốn tái phát, thần kinh rạo rực không yên, giấc ngủ chập chờn ác mộng. Mấy lần chống tay ngồi dậy, nhưng lại bủn rủn nằm xuống, hơi thở nóng ran như lửa. Một sớm, đang nằm nghe tiếng chim hoàng anh hót ngoài vườn vụt tắt, thấy một tia nắng lọt qua khe cửa chợt tàn, Sinh bỗng hốt hoảng tưởng chừng mùa xuân bỏ mình mà đi, bèn gượng ngồi lên, xô mạnh cửa sổ. Mấy nụ hoa thắm cười duyên trước thềm, lá xanh tươi màu nhựa mới. Sinh bèn gọi đem nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa cầm bút lên, Sinh bỗng kinh ngạc: nghiên mực đỏ tươi sắc máu. Thử chấm bút vào, lăn tròn ngọn bút đưa lên, bỗng thấy nhỏ xuống từng giọt, từng giọt thắm hồng như rỉ chảy từ tim. Khiếp đảm, Sinh ngồi sững sờ, tâm thần thác loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy, nét chữ quánh lại, lợn cợn như vệt huyết khô trên cát. Sinh vội buông viết, tưởng chừng bàn tay cũng thấm máu đầy. Đưa lên ngang mũi, mùi tanh khủng khiếp. Quệt tay vào áo, đau nhói trong người. Sinh nằm vật xuống, mê man bất tỉnh. Sau mấy ngày Sinh tỉnh dậy, lòng lại  khát  khao  cầm  bút.  Nhưng  nhớ  hình  ảnh  vừa  qua,  tự nhiên đâm ra e ngại. Sinh cố tập trung thần lực, men đến án thư, nhưng vừa cầm bút lại thấy lảng vảng sắc máu, không sao có đủ can đảm vạch được nét nào. Sinh ném bút, hất giấy, vô cùng khiếp sợ tưởng như xôn xao chung quanh vô số oan hồn đòi mạng. Từ đó, Sinh gầy rạc hẳn, liệu không sống thoát.

Người cậu của Sinh từ lâu đã vào trong núi Hoa Dương ở với đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về thăm nhà thấy cháu suy nhược, rất là lo lắng. Sau khi nghe Sinh thuật hết những điều quái dị vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu, rồi nói:

- Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác nhưng mà trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng có giới hạn. Mượn sự huyễn hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua tội ác mờ mịt nên không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi. Làm cho người gái lớn lên băn khoăn sầu muộn, làm cho trai trẻ đang hăng khinh bạc, hoài nghi, gợi cho người ta nghĩ đến vật dục mà quên ái tình, khêu cho thiên hạ tiếc điều tài lợi mà xa đạo nghĩa, hoặc cười trên đau khổ tha nhân, hát trên bi cảnh đồng loại, đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạo? Tội ác văn chương  xưa  nay  nếu  đem  phân  tích,  biết  đâu  chẳng  dồn chất thành ngàn dãy Thiên Sơn? Thần tạng của cháu kinh động thất thường, nhưng mà bản chất huyền diệu có thể cảm ứng với cõi vô hình, chắc cháu làm điều tổn đức khá nặng nên máu oan mới đuổi theo như vậy. Hãy xem có lỡ hứng bút đi lệch đường chăng? Soát lại cho mau, soát lại cho mau, chớ để chầy ngày.

name

Quà tặng cho con

Tác giả: Trần Nguyên Hạnh

Bút danh: Trần Nguyên Hạnh

Tên thật: Nguyễn Thị Hạnh

Sinh ngày 7/6

Hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng

 

Quà tặng cho con

Tôi tin rằng mỗi người mẹ hẳn đều mong muốn dành tặng cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Với một người viết như tôi, ngôn từ chính là tài sản, là quà tặng và là cầu nối giúp tôi hiện thực hóa mong muốn ấy. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này- như món quà từ một người mẹ dành tặng các con của mình.

Tôi cho rằng, yêu thương bắt nguồn từ sự lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu. Ở mỗi chặng đường của cuộc đời mình, tôi luôn nhận thấy tình yêu thương chính là điều duy nhất gắn kết tôi với cuộc sống này. Tôi cũng tin rằng tình yêu thương chính là điều gắn kết những thế hệ khác nhau. Trong một mái nhà, khi yêu thương lan tỏa, sẽ chẳng có cơn gió nào đủ sức làm lạnh lẽo tâm hồn.

Nếu ngôn ngữ như một sợi dây thì cảm xúc sẽ làm nhiệm vụ kết nối hai đầu sợi dây ấy. Thật may mắn khi tôi có thể dùng con chữ của mình để chia sẻ một điều gì đó. Cảm ơn tình yêu thương và những cảm xúc đẹp đẽ nhất đã luôn ở lại bên cạnh tôi, để tôi có thể đặt bút xuống viết nên cuốn sách này.

Trong cuộc đời, nếu không được yêu thương, thì chúng ta sẽ không có niềm tin vào những điều tốt đẹp, chúng ta cảm thấy tự ti, dễ dàng bị lạc lối và bị dẫn dắt bởi điều xấu. Tôi ao ước rằng cuốn sách này sẽ được đón nhận như một lời thì thầm đầy sự động viên, an ủi và khích lệ cho những tâm hồn mong manh và thiếu thốn tình thương. Mặc dù cuốn sách được viết ra không phải từ một người mẹ đã chinh qua biết bao đắng cay khổ ải của cuộc đời, cũng không nhằm mục đích giáo huấn con cái nhưng tôi đã viết cuốn sách này bằng tất cả những thanh âm đầy yêu thương đang réo rắt trong tâm hồn mình với mong muốn lại gần hơn nữa những tâm hồn như thế. Tôi muốn đến với chúng như một người bạn, mang những câu chuyện thật nhất từ trải nghiệm để đồng cảm và sẻ chia.

Đi cùng những dòng viết rất chậm dưới đây là những tháng năm tôi đang sống và cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Dù vậy, dẫu đi qua những ngày xanh thẳm hay những mệt mỏi, lo toan, cùng kiệt giữa đời sống, tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ lỡ cuốn sách này.

Mến tặng cuốn sách này cho các con của tôi cùng những tâm hồn mong manh trong cuộc đời - bằng tất cả yêu thương.

Và cho những ngày Sài Gòn nhiều gió.

Nơi tuổi trẻ của tôi đã ở lại.

Với biết bao niềm vui xen lẫn những nỗi buồn sâu đậm.

Sài Gòn, ngày 02.01.2019

Tác giả

 

Trích đoạn Con là phiên bản đặc biệt nhất của chính mình:

Con thân yêu, con là phiên bản đặc biệt nhất của chính con. Hãy luôn nhớ lấy điều này và tự tin lên con nhé.

Có thể một lúc nào đó, con quên mất điều này khi thấy những người bạn khác có điều mà con không có được. Nhưng con à, thế giới không thiếu những người đi ngưỡng mộ những điều

người khác đang có và ao ước có được điều người khác đang sở hữu mà quên mất rằng họ cũng đang sở hữu những tiềm năng và tài sản mà người khác không có được. Hãy tập trung hết sức lực để phát huy tiềm năng của mình. Khi đó, con sẽ chẳng phải nhìn ngắm và ao ước những điều không thuộc về con.

Đừng để cho những tiềm năng trong con phải ngủ yên  mãi  khi  con  chăm  chú  vào  cuộc  đời  người khác hay mong cầu mình cũng sở hữu những điều người khác đang có. Mỗi người đến với cuộc đời này với một vai trò, một sứ mệnh khác nhau và mang  trong  mình  những  tiềm  năng  khác  nhau.

 

Trích đoạn Hãy học cách bảo vệ trái tim:

Hãy luôn ý thức bảo vệ trái tim của mình, để tránh khỏi những tổn thương không đáng có.

Con gái yêu quý, bởi vì trái tim con người là thứ mong manh vô cùng nên hãy học cách bảo vệ nó,

con nhé.

Dẫu  các  bác  sĩ  tim  mạch  vẫn  ngày  đêm  nhắc nhở  chúng  ta  những  nguyên  tắc  vàng  để  có một trái tim khỏe mạnh như hãy tránh xa khói thuốc  lá,  hãy  luyện  tập  thể  dục  thể  thao,  phải xây  dựng  một  chế  độ  dinh  dưỡng  hợp  lý,  hay cố gắng giảm các thức uống có cồn… Thì tất cả những điều đó mẹ vẫn nghĩ là chưa đủ cho một đứa con gái đâu.

 

Để học cách bảo vệ trái tim, con cần hiểu rõ về trái tim của mình. Hầu hết hành động và suy nghĩ của con gái thường đều tập trung ở trái tim. Trái tim  trở  thành  một  vị  trí  trung  tâm  điều  khiển hầu hết mọi suy nghĩ hành động của con gái. Đó cũng là điều khác biệt lớn nhất giữa con gái và con trai. Khi con gái  sử  dụng  trái  tim  vào  hầu hết tất cả mọi việc thì con trai lại ưu tiên dùng lý trí nhiều hơn. Điều đó cho thấy vì sao con trai thường mạnh mẽ, bản lĩnh khi ứng xử trước một tình huống trong cuộc  sống, trong khi con gái thường yếu đuối, suy nghĩ lẫn hành động thiên về cảm xúc nhiều hơn.

Cũng bởi vì vậy, khi con gái rơi vào tình yêu sẽ dùng trái tim và cảm xúc nhiều hơn là con trai. Trong  khi  đó  cảm  xúc  là  một  thứ  rất  nguy  hại. Đắm chìm trong cảm xúc và bị dẫn dắt bởi cảm xúc thì thật khó để có thể ứng xử sáng suốt trong tình yêu. Hầu hết con gái thường yêu hết mình và sẵn sàng dâng hiến tất cả trái tim mình cho người  yêu.  Trong  cuốn  sách Thuật  yêu  đương, tác giả Nguyễn Duy Cần có viết về con gái như sau: “Họ yêu bằng quả tim, họ suy nghĩ bằng quả tim, hành động theo cảm xúc của quả tim. Tình yêu của con gái là một thứ tình yêu vị tha, nghĩa là trung tâm tình yêu của họ không phải nơi họ mà  là  nơi  một  kẻ  khác,  một  kẻ  mà  yêu  thương như chồng, con, cha, anh, bè bạn.” Điều này chính là nguồn gốc cho những đau khổ luôn xảy đến với con gái.

Mẹ mong con hiểu rõ những nhược điểm của trái tim mình để có thể điều chỉnh suy nghĩ và hành động của chính con. Hãy sống với một trái tim con gái nhưng nên biết giữ chút tỉnh táo trong tình yêu để có thể tránh khỏi những tổn thương không đáng có.

Nhiều người con gái quên mất giá trị của chính mình, quên mất mục đích chúng ta bước vào tình yêu mà sẵn sàng chạy theo, quỵ lụy một người con trai, làm tất cả mọi điều để người con trai đó vui vẻ, thậm chí đánh mất bản thân mình. Không những vậy họ còn đem cả, những thứ quý giá chỉ dành cho người chồng tương lai trao cho người chưa chắc có phải là chồng của mình hay không.Việc  sẵn  sàng  trao  đi  tất  cả  mọi  thứ  cho  một người  con  trai  chưa  chắc  chắn  sẽ  khiến  người con gái sống trong cảm giác bất an và lo sợ anh ta sẽ có lúc bỏ rơi mình. Tình yêu và cuộc sống của người con gái lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào người con trai ấy.

Con yêu, mẹ mong con sẽ không sống như thế. Bởi vì con xứng đáng được một người con trai yêu  thương, và trân trọng con. Một người sẵn sàng đánh đổi thời gian, quan tâm, lo lắng và yêu thương con vô điều kiện. Một người bản lĩnh và chuẩn mực có thể làm chủ gia đình, làm nơi nương tựa cho con, làm bố các con của con. Để gặp  được  một  người  con  trai  như  thế,  con  cần hiểu  rằng  bản  thân  mình cũng  phải  trở  thành một người xứng đáng với điều đó.

name

Khi Trái Tim Lỗi Nhịp

Mỗi người có quan niệm về tuổi trẻ, tình đầu và hoài bão của riêng mình. Thế nhưng có lẽ chúng ta đều phải thừa nhận rằng, tuổi trẻ, tình đầu hay hoài bão có một điểm chung, đó là “sự mãnh liệt”. Tuổi trẻ là đi qua không hối hận, dù sai nhưng không hối tiếc vì ở nơi đó, ngày đó chúng ta không muốn nói hai từ “giá như” khi trái tim lỗi nhịp. “Tuổi trẻ là kim cương giữa mặt trời. Và kim cương thì luôn sáng ngời. Rất nhiều chuyến phiêu lưu không thể thực hiện hôm nay. Rất nhiều bài hát chúng ta quên chơi. Rất nhiều ước mơ xuất phát từ những nỗi buồn. Ồ, hãy để chúng thành sự thật” (Vũ điệu thanh xuân).

Tình yêu chính là sự mãnh liệt đến từ khao khát, dại khờ. “Khi những yêu thương ùa về, phải chăng con người ta chỉ biết dang tay ra đón lấy, nhẹ nhàng và ấm áp. Ai biết trước ngày mai rồi sẽ ra sao, nhưng chắc chắn rằng yêu thương sẽ không chờ đợi những con người do dự...” (Đốm đen). Mối tình đầu là cái nắm tay rụt rè đầu tiên. Là nụ hôn vụng dại đầu tiên. Là cái ôm ấm áp đầu tiên khi ngồi sau người đó... Mối tình đầu là rất nhiều cái “đầu tiên” như thế. Và cũng có nhiều điều là đầu tiên và cũng là… cuối cùng nên mối tình đầu là… dư vị cuối cùng còn ở lại trong tim dù cho mọi thứ có phai nhạt theo thời gian và biến mất mãi mãi. Người ta chẳng thể quên được mối tình đầu theo cách trọn vẹn một chữ “quên”. Bởi... “có lẽ ai cũng tin người đầu tiên là đúng nhất với mình nên mới có chuyện tình đầu khó quên đến thế…” (Chia tay biết trước). Hoài bão là thứ ai cũng đều ấp ủ cho riêng mình, phải là mình tự thấu cảm chính mình trước đó và lan tỏa đến những người xung quanh. Ở mỗi chặng đường đời con người có những hoài bão khác nhau, nhưng hoài bão của tuổi trẻ mãi mãi là ước mơ mãnh liệt nhất.

Đó cũng chính là nội dung xuyên suốt tập truyện Khi trái tim lỗi nhịp do Haidangbooks liên kết với Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành, với 14 sáng tác của những cây viết do Văn học Trẻ tuyển chọn thông điệp: Dù ở đâu, chúng ta đều sẽ tìm được những lý do cho riêng mình để bắt đầu một tình yêu.

name

Nói về tình nhân ái của một con người sống tại một châu lục vốn nổi tiếng về sự nghèo khó lạc hậu, bần cùng và đầy bạo lực vừa được trao giải Nobel Hòa bình thì chắc sẽ có rất nhiều... Nhưng quả thật, trong tác phẩm mà bạn đang cầm trên tay đây, qua từng câu chữ, sự tương phản cứ lớn dần lên, đôi lúc đạt tới cực điểm. Một bên cứ gây tội ác tày trời, và một bên cứ tiếp tục đi xoa dịu những nỗi đau...

Sinh ra trong một gia đình bình thường có thể nói là nghèo ở miền Đông đất nước Công-gô thuộc trung Phi, bác sĩ Denis Mukwege có cha là mục sư, mẹ nội trợ. Người mẹ gần như không biết chữ, những gì bà được học ở trường đã mai một theo năm tháng. “Tôi sinh ngày mùng 1 tháng Ba năm 1955. Là đứa trẻ thứ ba, nhưng tôi là con trai đầu tiên trong gia đình. Theo lời mẹ thì sự có mặt của tôi trên cuộc đời này đã suýt diễn ra rất ngắn. Những ngày đầu tiên tôi chào đời đã rất thê thảm, như lướt trên đầu sợi tóc vậy, do mẹ tôi đã lâm bồn rất khó”...

Cứ như vậy, qua từng trang sách, câu chuyện được đan xen giữa quá khứ và hiện tại, ta khám phá thân thế của một con người vốn được mệnh danh là “Người đàn ông sửa chữa những người đàn bà”. Từ “sửa chữa” được dùng trong ngữ cảnh này mang đúng nghĩa đen của nó, bởi qua những ca phẫu thuật của bác sĩ Mukwege, những người đàn bà đã phải chịu cảnh hãm hiếp, tra tấn cực hình ít nhiều tìm lại được hình hài của người phụ nữ. Sinh con vốn là niềm vui, là thiên chức và bổn phận của bất kỳ người đàn bà nào trên đời, nhưng ở những miền heo hút của đất nước Công-gô, thì khi sinh con, người mẹ đã gần như đem cuộc sống của họ ra cá cược: “Tôi đã chứng kiến những người mẹ và trẻ thơ chết trong lúc hạ sinh, những người đàn bà đến bệnh viện với thai nhi chết treo lơ lửng giữa hai đùi.”

Cuộc đời ông gắn liền với lịch sử của đất nước Công-gô trong suốt nửa sau của thế kỷ 20 cho đến tận ngày hôm nay. Và ông tự nguyện trở thành người phát ngôn miễn phí cho những người phụ nữ thấp cổ bé họng trong đất nước vốn có nhiều kỳ thị giới tính, nhưng cùng lúc họ lại phải đảm đương tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình, là người trưởng tàu chèo lái con thuyền cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần! Cũng qua những hình ảnh đó, ông tố cáo tội ác man rợ có tính toán của những kẻ chủ ý gây xung đột và làm bại hoại đất nước. Người phụ nữ một khi bị hãm hiếp sẽ bị người chồng và gia đình ruồng bỏ, cộng thêm những di chứng do phải chịu cực hình khi bị hãm hiếp, họ có nguy cơ bị trục xuất khỏi xã hội “Đánh vào người phụ nữ, tức là đánh vào toàn bộ gia đình, làm suy thoái cả xã hội và cộng đồng.

Không cần xe tăng đại bác, máy bay, cũng đem lại kết quả hủy hoại như một cuộc chiến tranh “bình thường”. Xét về mặt kinh tế thì đây là cuộc chiến tranh hiệu quả nhất...”,ông đã viết như vậy.

Chiến tranh sắc tộc, bạo lực, đói nghèo và tham nhũng, đó gần như là bức tranh toàn cảnh của đất nước Công-gô hiện nay. Khi gấp sách lại, ta thấy hình như tiếc nuối, ta những muốn cuốn sách cứ dài mãi, để được đi cùng những tâm sự, thổ lộ tâm tư của tác giả, được cùng ông chứng kiến những sự kiện, chia sẻ với ông những nỗi đau và cả những niềm vui khi bàn tay nhân ái có thể xoa dịu những nỗi đau của đồng loại.

Trong câu chuyện của mình, tác giả cũng muốn nhấn mạnh về đức tin và lòng từ bi, người ta không cần phải có rất nhiều thì mới chia sẻ, “một củ khoai tây cũng có giá trị rất nhiều khi ta chẳng có gì cả...”.Những khó khăn tưởng chừng không có lối thoát, những cái chết sượt qua trong gang tấc, đều được tác giả lý giải theo kiểu “ở hiền gặp lành”, từ sự che chở của một thế lực vô hình! Tác giả cũng cho rằng khi không có đức tin, con người sẽ như lạc trong mây mù. Một đức tin chân chính luôn khiến người ta làm việc thiện, mở lòng từ bi nhân ái với những người xung quanh. Giúp người thì Trời sẽ giúp ta! Sự nhẫn nại chịu khó và tinh thần cầu tiến cũng được tác giả nhắc đến trong cuốn sách. Con đường phía trước luôn rộng mở với những ai có quyết tâm, khát khao thực hiện nguyện vọng và ước mơ của mình, hãy suy nghĩ chín chắn và quyết định, một khi đã quyết định thì đừng nghi ngờ gì, hãy gắng sức để thực hiện thì sẽ thành công, đó như một chân lý: “Hãy gõ cửa, rồi cửa sẽ mở. Hãy tìm rồi sẽ gặp”.

Khi sống trong cảnh bần cùng, một bàn tay chìa ra, một lời nói chia sẻ, một sự trợ giúp dù rất nhỏ... cũng đều khiến người ta xúc động. Qua những trang sách, dù cụ thể hay ý tứ, tác giả đã hàm ơn rất nhiều người đã giúp đỡ ông và gia đình, đã cùng với ông chia sẻ nỗi đau với những người phụ nữ Công-gô. Ông tha thiết tâm niệm: “Đồng lòng, ta có thể dời núi lấp biển”.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Paris 22 tháng 11 năm 2018

Dịch giả Hiệu Constant

Các đoạn trích:

Trích đoạn tr 15-16

Sau khi nghe thấy những tiếng súng nổ, các con tôi đã tin chắc là tôi chết rồi, và chúng đã mất cha. Bây giờ thấy tôi thẫn thờ xuất hiện trước cửa, rúng động thì chắc chắn rồi, nhưng không hề có vết xước nào. Làm sao mà chúng có thể hiểu nổi những gì vừa xảy ra chứ?

- Cúi thấp xuống bố ơi! - chúng đồng thanh hét lên. - Tránh xa cửa sổ đi bố, bò sát đất đi! Bọn chúng sẽ tiếp tục nã đạn vào bố đấy!

Vụ ám sát này đã diễn ra một ngày sau khi tôi vừa từ châu Âu trở về, tôi đã ở đó một tuần. Sau khi tham gia thuyết trình trong một cuộc gặp gỡ quan trọng tại Genève, tôi đã đến Bruxelles để giới thiệu một cuốn sách mới. Một tác phẩm mà tôi đã đóng góp công sức, viết về bạo lực tình dục diễn ra ở miền Đông Công-gô.

Trích đoạn tr 32

Bạo lực tình dục không phải là một hiện tượng dễ dàng nhìn thấy như một thảm họa thiên tai hoặc một trận xung đột có vũ khí. Những vụ tấn công này thường xuyên vi phạm trong sự kín đáo nhất. Trong những nơi hẻo lánh và thường xuyên hơn là trong bóng tối. Các nhân chứng rất hiếm và nếu như có thì họ biến mất hoặc câm lặng. Chỉ có những thương tích trên thân thể có thể tiết lộ cho chúng ta và vì những lý do hiển nhiên, chính trong một bệnh viện sự thật được tiết lộ rõ nhất. Chẳng gì có thể qua khỏi mắt chúng tôi, chính tại bệnh viện của chúng tôi mà người ta tập hợp được những số liệu thống kê và lời kể của các nhân chứng.

Trích đoạn tr 44

Đồng nghiệp của tôi đề nghị tôi đi cùng với anh ấy ngay lập tức. Đang mổ cho một phụ nữ có một vết thương phức tạp, anh ấy mong tôi đến trợ giúp. Chúng tôi rời phòng làm việc và băng qua bệnh viện để đến khu giải phẫu. Những suy nghĩ của tôi vẫn xoay quanh cú điện thoại kia; tôi hơi bối rối, hay đúng ra là hơi sầu não. Người đàm thoại với tôi có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy bộ phận âm đạo bị rách nát, lẫn việc nghe thấy một người mẹ của sáu đứa con, trước đây tràn đầy nhựa sống, còn hiện nay thì ngồi khóc khiến tâm hồn bạn vỡ vụn vì cô ấy đã mất đi phần nữ tính của mình. Chúng tôi chạm mặt vài bệnh nhân đi dạo và tôi nghĩ đến người binh sĩ nọ đã đến bệnh viện mới đây. Với danh nghĩa công tố viên quân đội, ông ấy đã lưu trú ít thời gian ở Bukavu để tham gia một cuộc hội thảo về bạo lực nhắm vào phụ nữ. Ông ấy muốn hiểu những gì đã diễn ra, một cách chân tình. Chính vì thế mà ông đã bày tỏ mong muốn được gặp vài người trong số những nạn nhân ấy, đang được điều trị tại bệnh viện chúng tôi.

Trích đoạn tr 88

Tôi sẽ là một trong những người giằng con bệnh ra khỏi tay thần chết. Ý tưởng rằng cuộc sống của chính mình có thể gặp nguy hiểm không hề lảng vảng trong tôi. Là một bác sĩ, tôi sẽ được miễn dịch chống lại cái đau, - tôi thầm nghĩ. Một thiên hướng ư, một sứ mệnh ư? Đúng, một bước tiến hành gần như thiêng liêng. Tôi sẽ thực hiện cái gì đó - có thể không phải cho toàn nhân loại, nhưng chí ít là cho con người. Trong mắt tôi, ta không thể hình dung ai đó lại muốn tấn công một bác sĩ, và một bệnh viện là một nơi được bảo vệ, một khu bất khả xâm phạm. Chính với những niềm tin vững chãi rất ngây thơ này mà tôi dấn thân vào nghề thầy thuốc.

name

Một số trích đoạn:

(1) – Nhịp tim của con chị đấy, chị nghe thấy chưa ạ?

Lời nữ hộ sinh cắt ngang dòng suy nghĩ của Hằng. Hằng khẽ gật đầu. Ừ, thiên thần bé nhỏ của Hằng đấy. Ai bảo Hằng chỉ có một mình. Hai quả tim đang đập. Hai quả tim đang đập trong một cơ thể, một cơ thể bé nhỏ đang nằm trong cơ thể của Hằng, thật kỳ diệu.

….

Hằng siết chặt vòng tay hơn để có thể cảm nhận hơi ấm của con áp vào da thịt mình, và lắng nghe hạnh phúc trong lòng trào dâng…

(Hạnh phúc của đàn bà, trang 53)

(2) Ánh trăng sáng dịu êm, đêm mùa thu trong trẻo, gió thổi mát rười rượi. Ngồi bên Hiên giữa khung cảnh  như thế này khiến lòng Lân xao xuyến quá, từng sợi tóc Hiên mềm mại trên vai mình, sự đụng chạm khe khẽ vào da thịt Hiên khơi lên cái ham muốn hừng hực trong Lân….

Lân luồn tay vào trong vạt áo, ghì chặt lấy eo Hiên… Biết nhau từ tấm bé, nhưng hai đứa chưa từng đi quá giới hạn… nhưng đêm nay, Lân không sao kìm hãm được ham muốn tan chảy cùng Hiên…

Hiên bừng tĩnh, Hiên giựt mạnh một cái. Lân trố mình nhìn người yêu.

_ Sao thế Hiên? Hiên không yêu Lân sao?

_ Không phải thế….

_ Vậy thì sao từ chối Lân, Lân sắp ra trường rồi, chúng mình sẽ tổ chức đám cưới

_ Lân giả đò ngây thơ đấy à? Mẹ Lân có đồng ý Hiên đâu. Chuyện chúng mình khó lắm.

Hiên quay đi, đôi vai rung lên, ánh trăng khuya dần nhòe nhoẹt, và lòng Lân đau như cắt.

(Ngày không ám khói, trang 77)

(3) Tôi biết, đêm yên tĩnh trở lại, khi âm thanh ồn ã của cuộc mưu sinh không còn quấn lấy Trầm, nỗi buồn vẫn chưa tìm đến làm trái tim Trầm nhoi nhói vết thương chưa lành. Trầm chưa thể quên mối tình đầu của mình. Khương đã đến với Trầm ngay lúc ấy, nhiệt tình và chân thành, với mong muốn xoa dịu nỗi đau cho Trầm, nhưng Trầm bảo yêu một người đã khó, quên một người càng khó hơn

… Mai và tôi ngồi ngoài hành lang đợi giây phút ca phẫu thuật hoàn thành, bác sĩ sẽ mở cánh cửa cho chúng tôi đón Trầm trở lại. Tôi sẽ kể cho Trầm nghe về căn phòng trọ khác mình mới tìm được. Ở đó, có hai ô cửa sổ thoáng đãng, một cây hoa leo màu mọc ngoài lan can rất đẹp, tôi còn chưa kịp hỏi loài hoa đó tên gì. Nhưng tôi đã tưởng tượng ra cảnh, tôi, Mai và Trầm ngồi bên ô cửa sổ thưởng trà, ngắm hoa, và nghe tiếng chuông gió leng keng ở phòng trọ mới.

(Ký sinh thành phố, trang 5)

(4) Anh ngồi xuống giường của mẹ và đưa mắt hướng ra phía ngoài ô cửa sổ. Hồi nhỏ, ngày nào Phương cũng chơi dưới gốc cây trứng gà kia. Còn mẹ ngồi đây, đúng vị trí mà Phương đang ngồi, khi thì mẹ nhặt rau, khi thì mẹ khâu vá, chốc chốc mẹ lại ngẩng lên nhìn Phương chơi ngoài đó và mỉm cười. Phương vừa chơi lò cò vừa gọi với vào nhà, vặn hỏi mẹ: “Mẹ nhìn gì thế mẹ?”. Mẹ tủm tỉm trả lời: “Mẹ nhìn nắng lũn cũn của mẹ”. Rồi cả hai cùng cười khúc khích.

(Nắng bên ô cửa sổ, trang 144)

name

Nguyễn Bá Mậu Và Tác Phẩm: Câu Chuyện Về Tài Năng Và Tâm Hồn

Giới thiệu

Cuốn sách ảnh “Nguyễn Bá Mậu Và Tác Phẩm” là một hành trình khám phá thế giới nghệ thuật đầy cảm xúc của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu, một trong những nghệ sĩ tiên phong của nền nhiếp ảnh Việt Nam. Sách tập trung giới thiệu các tác phẩm của ông được tạo nên trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến 1975, bao gồm những tác phẩm từng dự triển lãm trong và ngoài nước, cũng như những tác phẩm từng được vinh danh bởi các giải thưởng danh giá.

Hành Trình Khám Phá

Thông qua những bức ảnh chân thực, cuốn sách đưa bạn đọc đến với những khung cảnh đẹp đến nao lòng, những khoảnh khắc đời thường đầy xúc động và những câu chuyện ẩn chứa sâu trong tâm hồn của nghệ sĩ.

Nét đẹp Đà Lạt, Phan Rang, Nha Trang: Sách giới thiệu những phong cảnh tiêu biểu của các địa danh nổi tiếng, nơi Nguyễn Bá Mậu đã sinh sống và sáng tác. Qua ống kính của ông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của vùng đất thơ mộng này.

Sự tinh tế trong nghệ thuật: Các tác phẩm của Nguyễn Bá Mậu toát lên vẻ đẹp tinh tế, lãng mạn, thể hiện một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Ông không chỉ ghi lại những hình ảnh, mà còn truyền tải những cảm xúc, những tâm tư, tình cảm của mình vào từng tác phẩm.

Phong cách độc đáo: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bá Mậu được đánh giá là độc đáo và đầy ấn tượng. Ông đã sử dụng ánh sáng và bố cục một cách sáng tạo để tạo nên những bức ảnh đẹp một cách kỳ lạ, thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Review nội dung sách

Cuốn sách “Nguyễn Bá Mậu Và Tác Phẩm” là một cuốn sách đầy cảm xúc, mang đến cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và nghệ thuật. Những bức ảnh trong sách không chỉ đẹp về hình thức, mà còn gợi lên những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống, về sự trân trọng những giá trị văn hóa và nghệ thuật.

Lời kết

“Nghệ thuật thật bao la, càng đi càng thấy cái ngút ngàn của nó. Bởi thế nên một vài thành công đã thu lượm được, tôi không dám tự mãn và nhất là tôi phát hiện thêm rằng để thành công và đạt được phần nào mong muốn, thiết tưởng không phải chỉ có tâm hồn và cố gắng là đủ, mà cần phải thêm ý chí dũng mãnh và thực tâm mới được.” – Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Những lời tâm huyết của nghệ sĩ Nguyễn Bá Mậu đã thể hiện ý chí kiên trì, sự cống hiến và sự yêu thương nghệ thuật của ông. Cuốn sách “Nguyễn Bá Mậu Và Tác Phẩm” là một minh chứng rõ ràng cho sự đam mê và tài năng của ông, là một món quà vô giá dành cho những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh.

name

Lần theo những lối mòn trên đồi thông xanh lá, nồng nàn bồi hồi trước những giây phút gặp lại anh, người luôn nhẫn nại chờ đợi ngày nàng trở về, để được ngồi lại đây đó nói cười cùng nhau.

"Trong vòng tay siết nhẹ của annàng dịu dàng ngước nhìn anh với những vì tinh tú. Dù nâng niu ánh nhìn nàng bằng tất cả rung động, anh cũng không thể hái được dù chỉ là một ngôi sao trong mắt nàng. Nàng đang điều hòa cảm xúc để không vỡ òa. Ánh mắt yếu mềm của nàng làm anh thấy cơn khó thở đang râm ran trong lồng ngực. Nhưng đây chẳng phải là giấc mơ mà anh hằng mơ hay sao? Không phải anh chưa từng nghĩ về nàng với những điều ước lãng mạn sao? Anh đã tìm kiếm cảm giác bình yên trong mỗi giây phút hình dung về nàng. Với một ít kỷ niệm tạo ra đã thành động lực để anh chấp nhận cuộc đời cô đơn đến cuối cùng".

"Như một thực tế đầy sức sống, anh hòa vào dòng chảy mỗi lúc một cuộn trào. Những gương mặt quyết liệt và đầy kiên định nhìn nhau và bước về phía trước. Anh trôi theo cùng đám dông về nơi hội tụ. Và đó cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy anh, lần cuối anh được sống là chính mình, tự do và yêu thương. Trong giây phút cuối cùng đó anh nở một nụ cười tuyệt đẹp. Anh đang yêu, tình yêu của anh dành cho mọi cái đẹp trên đời, trong đó không thể thiếu niềm hy vọng và tự do."

name

Chuyện kể về Billy, một cậu bé mười bốn tuổi nghịch ngợm, chán học, tò mò về sự phát triển cơ thể phụ nữ. Cậu lên kế hoạch cùng nhóm bạn thân của cậu cho “cuộc phiêu lưu” trộm tờ tạp chí Playboy tại một tiệm tạp hóa, để ngắm nhìn những bức ảnh nóng bỏng của cô người mẫu Vanna White và photo những bức ảnh đó để bán cho các bạn trong trường. Từ đó, những chuyện dở khóc dở cười xảy ra xung quanh “cuộc phiêu lưu” của cậu và nhóm bạn. Một điều trớ trêu trong “cuộc phiêu lưu” ngốc nghếch này, cậu lại phải lòng chính cô con gái ông chủ tiệm bán tờ tạp chí mà cậu có ý định lấy cắp và cũng là một “chuyên gia” trong lập trình trò chơi máy tính. Điều này khiến cậu gặp không biết bao nhiêu rắc rối, những nút thắt khó gỡ làm đảo lộn cuộc sống của cậu, nhưng cũng là lần đầu trong đời cậu hiểu được tình yêu thực sự.

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh thập niên tám mươi, thời đại của chiếc máy C64 như một hồi ức mạnh mẽ trong tâm trí của Jason Rekulak. Ông kể về nó, xuyên suốt qua Pháo đài cấm theo dòng cảm xúc, suy nghĩ nội tâm và những tình cảnh éo le của Billy trước những nhập nhằng giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, giữa tự do và khuôn khổ, giữa sa ngã trong sự trụy lạc và sự thức tỉnh nhân tâm, giữa sự tha hóa các giá trị đạo đức và sự cố gắng cứu vãn các giá trị ấy... qua tình cảm Billy dành cho cô bạn Mary như thanh sô-cô-la mùi bạc hà có vị ngọt ngào, thơm tho nồng nàn.

Pháo đài cấm – cuốn tiểu thuyết của Jason Rekulak lấy cảm hứng từ lĩnh vực lập trình máy tính mang đậm những cá tính độc đáo của những đứa trẻ vị thành niên. Câu chuyện mang thông điệp rất đặc biệt về sự giáo dục con trẻ. Tất cả được thể hiện tự nhiên, trần trụi mà không kém phần tinh tế... qua ngòi bút “đậm bản năng về sự tò mò tính dục” ở Jason Rekulak.

Tác giả Jason Rekulak là một nhà văn người Mỹ. Ông sinh ra và lớn lên tại New Jersey. Ông làm biên tập cho dòng sách hư cấu và phi hư cấu tại Nhà xuất bản Quirk Books trong nhiều năm. Pháo đài cấm là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.

name

Bé Học Lễ Giáo - 10 Đức Tính Vàng Giúp Con Lớn Lên Tự Tin Bước Vào Đời

Giới thiệu bộ sách song ngữ "Bé Học Lễ Giáo"

"Tất cả trẻ con đều là người ngoại quốc" - khả năng học ngoại ngữ của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được tiếp xúc từ nhỏ. Bộ sách song ngữ "Bé Học Lễ Giáo" và "Tuyển Tập Những Câu Chuyện Lễ Giáo Dành Cho Trẻ Từ 6 Đến 11 Tuổi" là một trong những nỗ lực của người biên soạn nhằm giúp các em có thêm kênh tương tác với Anh ngữ, một cầu nối cần thiết trong việc phát triển bản thân vững tin bước vào thế giới.

10 đức tính vàng, 10 cuốn sách, 10 câu chuyện ý nghĩa

Bộ sách "Tuyển Tập Những Câu Chuyện Lễ Giáo Dành Cho Trẻ Từ 6 Đến 11 Tuổi" gồm mười quyển, tương ứng với mười đức tính cơ bản mà trẻ cần có:

Kiên trì: Rèn luyện ý chí, vượt qua khó khăn, kiên định với mục tiêu.

Biết ơn: Lòng biết ơn giúp con biết trân trọng những gì mình có, biết yêu thương và chia sẻ.

Lịch sự và Tôn trọng: Biết ứng xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng đối với bản thân và người khác.

Yêu thương: Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Vị tha và Trắc ẩn: Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của người khác.

Tinh thần trách nhiệm: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, biết hành động và gánh vác trách nhiệm.

Khiêm nhường: Biết hạ thấp mình, học hỏi từ những người khác, không tự cao tự đại.

Tử tế: Biết đối xử tốt với mọi người, thể hiện lòng tốt và sự ấm áp.

Trung thực: Luôn nói thật, hành động chân thật, giữ lời hứa.

Đáng tin cậy: Xây dựng uy tín, trở thành người đáng tin cậy trong mắt mọi người.

Nội dung hấp dẫn, hình ảnh minh họa đẹp mắt

Bằng ngôn ngữ trẻ em trong sáng, giản dị kết hợp những hình ảnh minh họa đẹp mắt, mỗi cuốn sách trong "Tuyển Tập Những Câu Chuyện Lễ Giáo Dành Cho Trẻ Từ 6 Đến 11 Tuổi" đều là những bài học nhỏ, giúp các em biết cách ứng dụng vào tình huống thực tế ngoài cuộc sống và rèn luyện đức tính tốt: kiên trì, biết ơn, tinh thần trách nhiệm, tử tế, trung thực…

Từng chủ đề trong bộ sách sẽ cung cấp nhiều từ vựng căn bản dành cho trẻ em. Mỗi tập chứa gần 100 từ vựng tiếng Anh thông dụng giúp các em trao dồi và nâng cao khả năng học ngoại ngữ.

Những nhân vật đáng yêu, những bài học ý nghĩa

Bạn Rùa kiên trì – kiên trì nghĩa là mình vẫn tiếp tục cố gắng, dù mọi thứ thật khó khăn. Bạn Mèo biết ơn – biết ơn nghĩa là mình cảm ơn vì những gì mình có và mình tìm cách để thể hiện lòng biết ơn đó. Bạn Hưu cao cổ Tinh thần Trách nhiệm - tinh thần trách nhiệm nghĩa là mình làm những việc cần được làm. Bạn Khỉ Tử tế - Tử tế nghĩa là mình vui vẻ sẻ chia hoặc cho người khác những gì mình có. Bạn Gấu Trung thực – Trung thực nghĩa là luôn luôn nói sự thật và chỉ nói sự thật mà thôi…

Bước vào thế giới của những nhân vật này, các em hiểu rằng những việc mình làm, những điều mình nói, những lời hứa, những cách cư xử…của bạn Rùa, bạn Mèo, bạn Hưu, bạn Khỉ, bạn Gấu đều có lý do “rất đúng” để học và làm theo.

Món quà ý nghĩa dành tặng trẻ em

Nếu bạn đang tìm một món quà dành tặng các em hãy nghĩ đến bộ sách song ngữ: "Bé học lễ giáo" và "Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi". Sách luôn là món quà tuyệt vời nhất, giúp phụ huynh ươm mầm nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn các em.

name

Tôi đã 92 tuổi đầu, chỉ chờ ngày xuống lỗ và đã hết ham vừa danh vừa lợi,…nay tôi lại quyết viết mươi trang cà kê cho được hả hơi, vả lại tôi đã hết thời giờ tra cứu tài liệu cũ, vậy tôi xin người đọc hiểu cho tôi, đây là tôi thố lộ tất cả chân tình, tôi tỏ bày riêng cái nghe thấy cạn hẹp của một tên may thời còn sót lại và đã được mớ người trẻ và người cao kiến muốn biết chút lòng kẻ sống dai nầy thôi.

Vương Hồng Sển

name

Lạc Lối Về - Heinrich Böll

Bản dịch tiếng Việt này được dịch từ bản tiếng Pháp "Rentrez chez vous, Bogner!" của André Starcky, ấn hành 1954. Nguyên bản tiếng Đức: "Und Sagte Kein Einziges Wort", ấn hành 1953.

Câu chuyện về sự lạc lối và trở về

"Lạc Lối Về" là một câu chuyện thấm đẫm nỗi đau hậu chiến, kể về một ngày đời của một người đàn ông bị chiến tranh "gãy cánh". Anh ta phải rời bỏ vợ con yêu dấu, không thể chịu đựng được cảnh cùng cực, để lại nỗi buồn khôn nguôi trong mùi vị đắng chát của sự nghèo khổ và ký ức hãi hùng của chiến tranh.

Ngoài những công việc hằng ngày để kiếm tiền gửi cho vợ con, anh lang thang qua các công viên hẻo lánh, những khoảng đất trống, vào các quán rượu để tìm quên trong men say, vào nghĩa trang để trò chuyện với người chết. Anh hẹn gặp vợ trong một khách sạn, như một tình nhân lén lút, một bóng hình yêu thương nhưng chưa bao giờ hiện hữu, một tâm hồn vừa gần gũi, vừa xa lạ. Đêm đêm, anh vẫn khóc thầm vì vợ, vì con, vì cảnh đời nghiệt ngã.

Liệu anh còn nhận ra nàng? Hay nàng chỉ là hình ảnh của một quá khứ mà ý thức khốn khổ của anh, hay đúng hơn là vô thức khốn khổ của anh, muốn phủ nhận một cách vô vọng?

Cuối cùng, "trở về" vẫn là sự lựa chọn dũng cảm nhất của con người, lựa chọn tương lai bắt đầu từ một thái độ chấp nhận sáng suốt thực tại đổ vỡ, kết thúc những bước đường lang thang, lạc lối.

Thông điệp ẩn sau sự lạc lối và trở về

Sự lạc lối và trở về của nhân vật chính chính là thông điệp của Heinrich Böll về tình trạng suy tàn hậu chiến, về việc đối mặt với mất mát, kiến tạo lại từ đầu những giá trị nền tảng trong cuộc sống.

Review nội dung sách

"Lạc Lối Về" là một tác phẩm đầy tính nhân văn, phản ánh chân thực và đau đớn về những tổn thương tinh thần của con người sau chiến tranh. Ngòi bút của Heinrich Böll tinh tế, đi sâu vào tâm lý nhân vật, khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự cô đơn, lạc lõng và khát khao trở về của nhân vật chính.

Tác phẩm không chỉ là lời tố cáo về hậu quả tàn khốc của chiến tranh, mà còn là một lời khích lệ con người hãy dũng cảm đối mặt với hiện thực, tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống và xây dựng lại những giá trị đã mất. "Lạc Lối Về" là một tác phẩm đáng đọc, giúp chúng ta hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh và sức mạnh phi thường của con người trong việc vượt qua nghịch cảnh.

Về tác giả

Heinrich Böll, tên đầy đủ: Heinrich Theodor Böll (1917 – 1985)

Là nhà văn Đức quan trọng bậc nhất sau Thế chiến thứ hai. Tác phẩm của ông được thể hiện sinh động bằng ngòi bút chân thực và đầy tính nhân văn về cuộc sống con người trong thế giới hoang tàn của chiến tranh, ở đó, họ biết yêu thương, phản kháng, biết can đảm nhìn thẳng vào định mệnh để vượt qua nó.

Ông được trao giải Nobel Văn học năm 1972.

Những tác phẩm nổi bật của Heinrich Theodor Böll gồm:

Der Zug war pünktlich (Chuyến tàu đến đúng giờ, 1949)

Wo warst du, Adam? (Người ở đâu, Adam?, 1951)

Und sagte kein einziges Wort (Và đã không nói một lời duy nhất, 1953),

Haus ohne Hüter (Ngôi nhà không người chăm nom, 1954)

Gruppenbild mit Dame (Bức chân dung tập thể với một quý bà, 1971)

Frauen vor Flusslandschaft (Phụ nữ trên miền sông nước, 1985)

Về dịch giả

Huỳnh Phan Anh

Tên thật: Huỳnh Thành Tâm, sinh 1940 tại Bình Dương. Học ĐH Sư phạm, ngành Triết học tại Viện Đại học Đà Lạt (1960-1964), sau đó trở thành giáo sư dạy Triết, một cây bút truyện ngắn, tiểu luận phê bình và dịch thuật.

Các dịch phẩm:

Một mùa địa ngục (thơ Arthur Rimbaud)

Tuyển thơ tình yêu (thơ Paul Eluard)

Thơ Yves Bonnefoy

Chuông gọi hồn ai (Ernest Hemingway)

Sa mạc (tiểu thuyết J.M.G Le Clézio)

Tình yêu và tuổi trẻ (tiểu thuyết Valery Larbaud)

Bãi hoang (Jean-René Huguenin)

name

Những Điều Kỳ Thú - Thú Vị Các Loài Chim: Khám Phá Thế Giới Chim Cánh Bay

Khơi dậy niềm yêu thích và sự tò mò về thế giới tự nhiên, "Những điều kỳ thú - Thú vị các loài chim" là cuốn sách hấp dẫn dành cho thiếu nhi, đưa các em vào hành trình khám phá đầy thú vị về loài chim.

Hành trình Khám Phá Kỳ Diệu

Cuốn sách "Những điều kỳ thú - Thú vị các loài chim" sẽ dẫn dắt các em thiếu nhi đến với thế giới đa dạng và đầy màu sắc của loài chim, mở ra những kiến thức bổ ích và đầy bất ngờ. Từ những loài chim quen thuộc như chim sẻ, chim bồ câu đến những loài chim quý hiếm, độc đáo, cuốn sách mang đến một cái nhìn toàn diện về thế giới chim cánh bay.

Kiến thức Bổ ích, Dễ Hiểu

Với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, cuốn sách truyền tải những kiến thức khoa học chính xác và thú vị về loài chim. Các em sẽ được học hỏi về:

Đặc điểm sinh học: Cấu tạo cơ thể, tập tính, chế độ ăn uống, cách thức sinh sản,... của các loài chim.

Vai trò của chim trong tự nhiên: Chim đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như kiểm soát sâu bệnh, thụ phấn cho cây trồng, phân tán hạt giống,...

Sự đa dạng loài chim: Khám phá thế giới chim với hàng ngàn loài chim khác nhau, mỗi loài mang nét đẹp và sự độc đáo riêng.

Bảo vệ chim: Nhận thức về việc bảo vệ các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Hình ảnh minh họa sinh động

Hỗ trợ cho nội dung phong phú là những hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc rực rỡ, giúp các em dễ dàng hình dung và ghi nhớ những kiến thức được truyền đạt.

Review nội dung sách

"Những điều kỳ thú - Thú vị các loài chim" là cuốn sách bổ ích và hấp dẫn dành cho các em thiếu nhi yêu thích thế giới tự nhiên. Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức khoa học về loài chim mà còn khơi gợi tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và động vật.

Hãy cùng "Những điều kỳ thú - Thú vị các loài chim" khám phá những điều kỳ diệu của thế giới chim cánh bay!

name

“Sáng thức dậy tôi đã thấy mấy trái ổi chín cây thơm lừng cùng với cuốn truyện tranh mới tinh. Má nói của anh Hai “đền” cho tôi. Anh Hai với ba về nội phụ cất nhà mồ cho ông bà nội. Suốt mấy ngày thiếu vắng anh Hai, tôi bị đám trẻ xóm trên ăn hiếp, vào ra lủi thủi một mình, tự nhiên lúc đó tôi thấy nhớ anh Hai kỳ cục. Ngó thấy gương mặt rầu rầu của tôi, hình như má cầm lòng không đặng.

- Thấy nhớ anh Hai thì chút má gởi xe đò cho về nội chơi.

- Con mà thèm nhớ ảnh hả? Ảnh đi con phẻ quá trời. Con... con nhớ ba thôi.

Má nhìn tôi cười. Xe đò chạy chuyến buổi trưa ghé ngay trước ngõ, má dặn chú lơ xe đủ thứ chuyện trên đời. Má cho tôi năm ngàn tiền dằn túi và dặn đi dặn lại câu hát “Ba chờ sẵn ở quán cây me. Người lạ hỏi đừng có trả lời nghen”. Ngồi trên chiếc xe lắc lư với những tiếng ồn ào của động cơ, tiếng trẻ quấy khóc, mùi dầu gió hanh nồng, tôi chỉ muốn xe chạy thật nhanh đến nhà nội để nói với anh Hai câu nói mà nhiều ngày qua tôi vẫn còn ấm ức.

- Anh nghĩ có mấy trái ổi với cuốn truyện tranh là em chấp nhận lời xin lỗi của anh sao. Mơ đi. Anh còn nợ em dài dài...”

--- Đoạn trích anh Hai ---

name

Gốm Sài Gòn: Những Bước Chân Đầu Tiên Trên Con Đường Khám Phá

Giới Thiệu

"Gốm Sài Gòn" là một khái niệm rộng lớn, thường được sử dụng để chỉ chung các sản phẩm gốm sứ được sản xuất tại Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ này lại khá tùy tiện, thiếu thống nhất. Nhiều người dùng "Gốm Sài Gòn" để chỉ riêng dòng gốm sứ bạch dứu ra đời vào nửa đầu thế kỷ XX, trong khi số khác lại dùng nó để chỉ chung cho tất cả các sản phẩm gốm sứ từ khu vực này.

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lịch sử, chủng loại và đặc điểm của "Gốm Sài Gòn". Tập sách này chính là nỗ lực đầu tiên nhằm thu thập và cung cấp những dữ liệu cần thiết để có được hiểu biết cơ bản về dòng gốm sứ đặc biệt này.

Nỗ Lực Nghiên Cứu và Biên Soạn

Để hoàn thành tập sách nhỏ này, nhóm biên soạn đã nhận được sự hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình từ các nhà sưu tập gốm Nam Bộ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã góp phần vào thành công của cuốn sách này. Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà sưu tập Lê Nhân Kiệt, Huỳnh Thanh Giang, Đỗ Quyê, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiếp xúc với các sản phẩm gốm Sài Gòn, đồng thời chia sẻ những kiến thức quý báu liên quan đến dòng gốm sứ độc đáo này.

Review Nội Dung Sách

Cuốn sách "Gốm Sài Gòn" là một tài liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa gốm sứ Việt Nam. Tác giả đã dày công nghiên cứu, thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến Gốm Sài Gòn, mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về dòng gốm này.

Nội dung được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, kết hợp với các hình ảnh minh họa sinh động. Cuốn sách là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức chuyên môn và niềm đam mê, góp phần khơi dậy tình yêu và sự trân trọng đối với di sản văn hóa gốm sứ Việt Nam.

Kết Luận

"Gốm Sài Gòn" không chỉ là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên mà còn là món quà ý nghĩa dành cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu về gốm sứ Việt Nam. Cuốn sách là minh chứng cho sự nỗ lực kết nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần lưu giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

name

Góc Nhìn Alan - Bộ Di Sản Alan Phan

“Từ năm 2007 đến nay, tôi thường xuyên về Việt Nam. Sau 42 năm miệt mài trong môi trường kinh doanh Trung Quốc và trước đó, ở Mỹ, tôi thực sự thấy chán thức ăn và con người Trung Quốc; cũng như lối sống vội vã và sự ngạo mạn của người Mỹ. Tôi muốn tìm một điều gì đó khác hơn và hy vọng Việt Nam sẽ là một “quê hương thực sự” cho phần đời còn lại của mình.

Những vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam rất giống những gì tôi từng thấy ở Trung Quốc 15 năm về trước, hay Thái Lan, Mã Lai… 30 năm về trước. 

Tuy vậy, có một điều khác biệt: tôi không sinh ra hay lớn lên tại Trung Quốc hay Thái Lan, Mã Lai… nên tôi chỉ cười với những người nước ngoài khác khi họ phê bình hay giễu cợt điều gì đó nghịch lý và thua kém của dân bản xứ, nhưng với Việt Nam, nơi tôi gọi là “quê hương”, điều này thường làm tôi đau lòng và trăn trở…”

Bộ sách gồm 4 cuốn được biên tập từ 6 tác phẩm của Tiến sĩ mang tên: Đừng hoang tưởng về biển lớn, Một tư duy khác về kinh tế xã hội Việt Nam, Không có bữa ăn nào miễn phí, Góc nhìn Alan kinh tế, Niêm Yết sàn Mỹ và 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc.

name

Mùa nước nổi trong đời sống văn hóa đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước nổi đồng bằng sông Cửu Long, chỉ kéo dài tối đa là bốn tháng trong năm, là thời điểm mà cư dân địa phương tập trung cao độ tri thức, phương tiện ứng phó với thiên nhiên.

Những hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời thường khác của cư dân địa phương trong mùa nước nổi góp phần tăng thêm sự phong phú đa dạng, nhiều màu sắc cho văn hóa miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Có một số sinh hoạt chỉ diễn ra trong mùa nước, tuy nhiên cũng không ít hoạt động diễn ra xuyên  suốt cả năm gắn liền với sông nước, nên trình bày tách bạch mùa nước nổi trong đời sống văn hóa đồng bằng sông Cửu Long là một việc không đơn giản.

Để tiếp cận vấn đề một cách tương đối, trong tập sách này, chúng tôi xin trình bày theo các  chương:

- Chương một: Mấy nét về mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Chương hai: Nơi ăn chốn ở trong mùa nước nổi.

- Chương ba: Hoạt động kinh tế, đi lại vận chuyển và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mùa nước nổi.

-  Chương bốn: Mùa nước nổi trong đời sống văn hóa tinh thần.

Với nội dung trên, bằng một số hình ảnh tiêu biểu, chúng tôi cố gắng khắc họa phần nào vai trò, tác động, ảnh hưởng của mùa nước nổi trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đồng bằng sông Cửu Long. Qua thời  gian, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội phát triển, một số hoạt động từng bước lui dần vào quá khứ. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, bàng bạc, ẩn hiện dưới nhiều dạng thức khác trong tri thức dân gian, trong phương ngữ, trong lời ăn tiếng nói của từng địa phương, trong tên đất tên làng xóm, trong ký ức tập thể của nhân dân, trong phong tục, trong tín ngưỡng, trong văn hóa vật chất...

Nguyễn Hữu Hiếu

 

Khái niệm “mùa nước nổi”:

Mấy trăm năm qua, từ khi đặt chân lên đồng bằng sông Cửu Long, qua nhiều thế hệ, người Việt ở Nam bộ đã nắm bắt và vận dụng quy luật tự nhiên vào cuộc sống.

Đồng thời căn cứ vào đặc điểm các hiện tượng tự nhiên mà ở quê cũ không có, người ta khoác cho nó một cái tên, một khái niệm mới cho phù hợp. Từ nước nổi hay nước lên ra đời và tồn tại suốt từ đó đến nay.

Thế nhưng, hơn mấy chục năm qua, bỗng dưng xuất hiện một số khái niệm xa lạ với phương ngữ và văn hóa Nam bộ, được đưa vào: nước lũ thay cho nước nổi (nước lụt, nước ngập, nước lên, mùa nước) và kèm theo hàng loạt các mô hình của “tư duy đắp đê, be bờ” được đề xuất thực hiện, như: “sống chung với lũ”, “làm nhà trên cọc”, “đê bao chống lũ”, “cụm tuyến dân cư chống lũ”, “nhà vượt lũ”,... làm như thể mấy trăm năm qua, mỗi khi đến mùa nước nổi là cư dân đồng  bằng sông Cửu Long bỏ chạy, và không biết dựng nhà sàn để trụ lại mỗi khi đến mùa nước  lên.

“Các thuật ngữ: nước ngập, nước lụt, nước lên, mùa nước là phương ngữ Nam bộ, phản ánh cụ thể một hiện tượng tự nhiên tại địa phương, không có ở nơi khác; thể hiện quá trình nhận thức, đúc kết kinh nghiệm, trí tuệ dân gian trong mấy trăm năm mở cõi. Nó là một sản phẩm văn hóa trong lĩnh vực ngôn ngữ, thể hiện bản sắc địa phương, góp phần làm giàu, làm phong phú, đa dạng hơn cho ngôn ngữ dân tộc, được hình thành và tồn tại mấy trăm năm qua. Nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Việt ở Nam bộ, thể hiện qua lời ăn tiếng nói đã đi vào văn học dân gian lẫn văn học tác gia…”

Nay bỗng nhiên biến mất dần và thấy vào đó là từ “lũ”, một từ xa lạ không phản ánh đúng với bản chất vốn có của hiện tượng tự nhiên.

 

Trích “Ăn uống mùa nước nổi - Mắm”:

Chỉ riêng mắm đã có một danh sách thực đơn dài đáng nể: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá  linh, mắm cá rèn, mắm rươi, mắm còng, mắm ba khía, mắm ruốc...  và chỉ một món mắm đã có những cách ăn khác nhau: mắm sống, mắm kho, kho mắm, mắm chưng, lẩu mắm...

Ai thèm bông súng mắm kho

Về trong Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Một nồi mắm kho “đạt chất  lượng”, phải hội đủ hai yếu tố: thời gian và không gian. Thời gian  có nghĩa là phải được nấu ngay trong mùa nước nổi, mới có đầy đủ vật liệu. Nồi nước mắm phải  được nấu bằng mắm cá sặc hoặc mắm cá  linh; mắm được nấu rệu, lược bỏ xác mắm. Xong cho vào nồi, nêm nếm vừa ăn, cho lên bếp nấu với lửa vừa phải, khi mắm sôi, vớt bỏ bọt, rồi cho vào các thứ đã chuấn bị  sẵn: cá linh non (cỡ ngón  tay út  hoặc nhỏ hơn, xương mềm), thịt ba rọi thái mỏng, một ít khổ qua, cà tím, dưa leo... thái cỡ ngón tay cái, lươn và rắn bông súng được thui sơ  qua (để loại bỏ mùi tanh), bẻ khúc... Khi mắm sôi lên lần nữa, lại phải vớt bỏ bọt, xong nêm lại lần nữa. Nhấc nồi ra khỏi bếp đưa vào mâm;  lưu ý nồi này phải là nồi đất, để suốt bữa ăn mắm vẫn nóng (không phải sôi sung sục như lẩu mắm hiện nay). Trên mâm có để sẵn: rau (gồm bông súng đã tước vỏ, xắt khúc trộn với bông điên điển, giá và rau đắng), chanh ớt... được bày trên xuồng trên ghe hay trong một căn chòi... trong không gian bốn bề toàn là nước. Mọi người có chén riêng, lần lượt để vào một ít  rau, dung muỗng múc mắm cho vào chén, sao cho có đủ cá linh, khổ qua, thịt, rắn, lươn, ít nước; xong vắt  một tí chanh.

Đưa cay nửa chung mắt trâu rượu miệt Tân An (Long An, nơi chuyên nấu rượu bằng nếp), rồi đưa chén lên miệng và vào, cắn một miếng ớt hiểm, rồi từ từ nhai. Cái béo của thịt ba rọi, cái ngọt của cá, lươn, rắn..., cái nhân nhẩn đắng của rau đắng, khổ qua, cái cay của ớt hòa với cái nồng nàn của rượu... trong cái mùi mắm thoang thoảng, đang thấm đậm dần vào từng giác quan  của người dùng. Không biết trên thế giới này có món sơn hào hải vị nào khác, chứ với cư dân đồng bằng sông Cửu Long, như thế là đã đạt đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực dân dã của miệt sông nước trong mùa nước nổi.

name

Nội tình của ngoại tình không hẳn là một quyển sách chỉ nói về sự phản bội trong tình cảm. Một mối quan hệ bất chính dạy chúng ta rất nhiều thứ về hôn nhân - những gì chúng ta kỳ vọng, những gì chúng ta mong muốn, những gì chúng cảm thấy mình xứng đáng phải có. Các mối quan hệ bất chính đưa ra một khung cửa độc nhất để nhìn vào thái độ cá nhân lẫn thái độ văn hóa mà chúng ta có về tình yêu, dục vọng và cam kết tình cảm. Thông qua việc xem xét và đánh giá tình yêu vụng trộm dưới nhiều góc độ khác nhau, tôi mong các bạn độc giả cùng tham gia khám phá về các mối quan hệ hiện đại trong rất nhiều biến thể khác nhau của nó với sự chân thành, sáng suốt và cả tranh cãi.

Ngày nay một cuộc đối thoại về các mối quan hệ bất chính dễ mang tính chia cắt, phán xét, và có lối suy nghĩ thiển cận. Xét dưới góc một nền văn hóa, chúng ta chưa khi nào cởi mở về tình dục hơn ngày nay, nhưng sự bội bạc vẫn còn chìm khuất đằng sau một đám mây của sự hổ thẹn và giấu giếm. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ giúp xua đi sự im lặng ấy và mở ra một lối suy nghĩ và diễn đạt mới mẻ cho một trong những điều xưa cổ nhất trong cuộc sống của con người. Rất nhiều người đã viết ra cách ngăn ngừa và chữa lành sau khi sự đã xảy ra; nhưng ít ai viết về ý nghĩa và động cơ của các mối quan hệ bất chính. Càng ít hơn nữa những người nói về những điều mà chúng ta có thể học được từ các mối quan hệ và làm thế nào để kiến thức ấy có thể biến đổi và hoàn thiện các mối quan hệ của chúng ta.

Trong quá trình hành nghề tâm lý trị liệu của mình, suốt sáu năm qua tôi vẫn luôn tập trung vào những cặp đang giải quyết việc bị phản bội. Thông qua họ, tôi đã đo lường những tầng sâu của chủ đề này. Vì đã gặp mặt họ khi đi cùng với nhau hoặc khi đi một mình, tôi đã thu được một cái nhìn khác lạ về trải nghiệm của người lầm lạc, chứ không chỉ niềm đau của người bị phản bội.

Các mối quan hệ ngoài luồng thì luôn bí mật, và quyển sách này chứa nhiều bí mật.

- Esther Perel

name

Tên sách gốc: Arcta The Mountain Giant

Chuyến đi tìm sự trợ giúp về cho ngôi làng của một cậu bé trở thành cuộc săn lùng giải cứu vương quốc. Từng quái vật đáng sợ được khắc họa sinh động trong mỗi tập sách.

  Dưới lời nguyền của Phù thủy Hắc ám Malvel, người núi khổng lồ Arcta đã ra tay tàn phá thị trấn mà nó từng bảo vệ. Các anh hùng của chúng ta phải thẳng tiến đến vùng núi phương Bắc để giải thoát cho Arcta, đồng thời cứu thị trấn khỏi những trận bùn và đá lở trước khi quá muộn!

Bộ series Cuộc săn lùng Quái vật do Kidbooks xuất bản đã đủ trọn bộ 6 tập gồm:

Rồng lửa Ferno

Thuồng luồng biển Sepron

Người núi khổng lồ Arcta

Nhân mã Tagus

Quái vật tuyết Nannook

Chim lửa Epos

Tác giả

Adam Blade là tác giả người Anh sinh ra ở Kent. Bố mẹ anh từng là giáo viên lịch sử và nghệ sĩ nghiệp dư. Chính tấm khiên cùng thanh kiếm cổ trong phòng làm việc và những bức tranh về các trận chiến nổi tiếng trong lịch sử nước Anh của bố đã giúp Adam nuôi dưỡng nên trí tưởng tượng phong phú. Sở thích của anh là bóng đá và đấu kiếm. Hiện anh sống cùng vợ và ba con. Anh có hai con vật cưng là nhện Ziggy và khỉ mũ Omar, nguồn cảm hứng để anh sáng tạo ra hai quái vật Arachnid và Claw trong Cuộc săn lùng Quái vật.

Hiện tại, anh cùng ba tác giả khác dùng chung bút danh Adam Blade và tiếp tục sáng tác về những cuộc phiêu lưu mới.

 

name

Ingo (Phần 1 Series Du Hành Đến Thế Giới Nhân Ngư)

Một cuộc phiêu lưu kỳ diệu và mê ly. Bậc thầy kể chuyện Helen Dunmore đã viết nên chuyến hành trình khám phá Ingo - thế giới đầy quyền năng nhưng không kém phần kỳ thú dưới đáy đại dương - của cô bé Sapphire và cậu anh trai Conor.

Bạn sẽ tìm được bức tượng mỹ nhân ngư xứ Zennor bên trong nhà thờ địa phương. Nàng từng yêu người phàm, nhưng vì là cư dân của đại dương nên nàng không thể lên bờ chung sống với chàng trai. Nàng bơi theo dòng suối, lắng nghe tiếng hát của người yêu. Cho đến một ngày kia, chàng trai bơi đi cùng nàng và chẳng một ai gặp lại chàng nữa. Chàng đã trở thành cư dân Hải tộc. Hồi bé, Sapphire từng được nghe bố kể câu chuyện ấy. Khi ông mất tích ngoài khơi, cô bé bất giác nhớ đến truyền thuyết nọ, song vẫn một mực tin bố mình còn sống. Mùa hè một năm sau, cậu anh trai Conor biến mất hàng giờ liền. Cô bé ra vũng tìm, nhưng thay vì anh trai, Sapphire gặp Faro, một nhân ngư bí ẩn, khơi gợi trí tò mò của cô bé. Cậu kể cô nghe về Ingo, dẫn dắt cô đến với một thế giới mà cô chưa từng nghĩ sẽ tồn tại. Cô buộc phải gạt bỏ mọi ý nghĩ về đất liền, hòa mình cùng vạn vật trong lòng đại dương bao la.

Sau chuyến khám phá đầu tiên, Sapphire hoàn toàn mê mẩn - chỉ cần nghe tiếng nước chảy, cô lập tức khao khát trở lại Ingo lần nữa. Huyết thống Ingo mạnh mẽ chảy trong huyết quản Sapphy, khiến Conor sợ rằng em gái sẽ từ bỏ đất liền. Cậu nài xin em hãy phớt lờ khát khao với đại dương và cùng cậu sống bình yên trong ngôi nhà của họ trên vách đá. Nhưng Sapphire không chỉ say sưa với thế giới của Hải tộc, cô còn ao ước được gặp lại bố. Và cô bé tin mình có thể nghe thấy giọng hát của người bố thân yêu xuyên qua làn nước...

'Ước gì tôi rong ruổi ở Ingo

Xa thật xa bên kia biển lớn...'

name

Buồn Làm Sao Buông

Cuộc đời vốn nhiều nỗi buồn, hẳn vậy. Có điều, tôi lại dành khá nhiều nỗi buồn của những ngày còn trẻ cho duy nhất một điều - là Tình yêu. Nghe qua có vẻ vị kỷ, bởi ngoài kia còn biết bao điều đáng để chùng chân, nặng lòng và nghe nước mắt lưng tròng rơi, tại sao cứ phải cố chấp vì tình yêu đã cũ mà tự làm mòn xói đi cảm xúc của mình?

Chắc bởi vì có những ký ức dù đã hao gầy cách mấy nhưng giống như không khí vậy, cứ phải nhắc đi nhắc lại, tựa hơi thở một phút phải đủ chừng ấy lần. Chỉ cần thiếu mất sẽ không thở được, thậm chí phải ngừng nhịp tim đi. Thế nên, chừng nào còn thở là chừng ấy còn nhớ và buồn. Đều đặn. Bình lặng. Kiên tâm.

Ký ức sở dĩ không thể mất mát là bởi chúng ta còn quá trẻ trước trăm năm, những ngày đã qua xem ra ít ỏi lắm nếu so với con đường còn dài trước mắt. Vì lẽ đó mà những lần đầu tiên chạm ngõ ký ức luôn để lại trong lòng những xốn xang, bần thần và khắc sâu hơn cả. Cái nắm tay đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, người thương đầu tiên... nghiễm nhiên trở thành không khí tiếp thở cho ta mỗi ngày. Dẫu rằng chuyện hai đứa mình ngày xưa ấy, nhắc lại bây giờ chỉ thấy toàn những đổi thay. Có buồn đến thế, có thở dài nhiêu khê, thì chuyện cũ - người xưa của khoảng thanh xuân đầu tiên sẽ luôn được trí nhớ gọi về.

Vậy thì liệu bạn có thể đọc những dòng viết dưới đây bằng tất cả sự vị tha của mình - như một người-chớm-già vị tha cho đôi sợi tóc bạc len lén mọc trên mái đầu xanh? Bởi trước khi kịp già, hẳn ai trong chúng ta cũng phải trải qua dăm ba ngày trẻ như thế, chỉ thấy bản thân một mình bầu bạn với nỗi buồn, nỗi cô đơn, nỗi cự tuyệt... Tất cả đều bắt nguồn từ lúc người ấy bỏ đi, để lại riêng ta cùng với miên trường niềm thương thân vị kỷ. Xin hãy hiểu cho đỉnh điểm cao nhất của cô đơn không phải là một mình, mà là trong tim đã có sẵn một người nhưng bên cạnh thì trăm ngàn người không ai giống vậy.

Chúng ta đều biết ơn đời sống đã thi ân quá nhiều cho phần số của mỗi người. Được sống, đã là một ơn may, nhưng đôi khi trong bản vẽ phước phận cũng chệch tay khiến đọng lại những vết lem tựa nước mắt rơi phải làm nhòe. Bởi thế, cuộc đời - về cơ bản - không hề buồn, nhưng từ khi người xuất hiện, nó mới buồn miên mải. Có điều thiên hạ cứ suốt ngày bảo “chán đời” xong vẫn phải sống tiếp đó thôi. Vậy thì mạnh miệng nói “chán người” cũng có buông bỏ được người đâu?

Câu hỏi ấy tôi đã từng tự hỏi trong suốt những ngày mà lòng còn hướng về riêng-duy-nhất-mộtngười. Rồi chợt nhận ra, có những kỷ niệm xứng đáng cho chúng ta phải tranh đấu không ngừng với thời gian, với lòng người, với sân si thương giận... để nắm giữ nó đến trời cùng đất tận.

Nhưng, trời cùng đất tận, rốt cục cũng không đáng sợ bằng một chữ - Quên. Thế nên, cũng phải đến một lúc nào đó, lòng bỗng thấy nhẹ tênh như nắng chiều la đà sắp rớt và thấy từ xa có bóng người khuất dần vào hoàng hôn chuyển tối. Tắt ngóm. Tắt lòng. Thế là cũng xong.

Có những nỗi buồn ta quẩn quanh trong ấy, có những kỷ niệm dù thiết tha đến vậy hay có những con người ta đắm say cách mấy, cũng phải đến ngày học cách buông tay.

Vì bạn biết đó, chúng ta chỉ có hai tay, nếu cứ dùng dằng níu kéo những điều đã mất thì còn sức lực nào nữa để nắm thật chặt thật chắc hạnh phúc? Phải học cách buông bỏ nỗi buồn để đôi tay thảnh thơi mà nâng chiều niềm vui sắp tới...

Bởi buồn hay vui, buông hay giữ, đều do ở lòng mình!

Tác Giả:

Anh Khang

Xuất thân là một học sinh chuyên Văn của Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong Tp. Hồ Chí Minh, Quách Lê Anh Khang được nhiều bạn bè đồng trang lứa biết đến với các thành tích nổi bật như Huy chương vàng Olympics Truyền thống 30/4, Thủ khoa kỳ thi Học sinh Giỏi Thành phố, Giải III Học sinh Giỏi Quốc gia và được tuyển thẳng vào Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trên nền tảng đó, Anh Khang đã tiếp tục rèn luyện ngòi bút trong những năm tháng là sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông của trường bằng việc trở thành cộng tác viên thường xuyên cho nhiều tờ báo. Ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, anh đã là cây bút quen thuộc với nhiều độc giả của báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. Đây cũng là tờ báo anh đã công tác trong hơn 4 năm trước khi chuyển sang phụ trách biên tập cho tạp chí Her World hiện nay.

 

Vừa là phóng viên, vừa công tác trong lĩnh vực PR - Marketing, thỉnh thoảng Anh Khang còn lấn sân sang vai trò người dẫn chương trình và sáng tác nhạc. Vì “ôm đồm” nhiều việc như thế mà mọi người đã gọi tác giả trẻ này bằng biệt danh “Tắc kè đa tài” (như tên một bài báo từng viết về anh). Ngày trôi về phía cũ là tập tản văn đầu tay của Anh Khang. Sau quyển sách này, anh sẽ tiếp tục đến với độc giả qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết, theo đuổi sự nghiệp sáng tác như một nhà văn thực sự - niềm đam mê từ thời niên thiếu của anh.

name

Những Điều Kỳ Thú - Thắc Mắc Tại Sao

"Những điều kỳ thú" mang đến cho các em thiếu nhi những kiến thức tuyệt vời và thú vị, qua đó các em sẽ biết thêm những điều bổ ích, làm phong phú vốn kiến thức cho mình về nhiều lĩnh vực như: Thế giới tự nhiên, Địa lý, Khoa học kỹ thuật, Kỳ quan thế giới, Trái đất, Vũ trụ...

Tìm đọc trọn bộ:

- Có thể bạn chưa biết

- Những kỷ lục ấn tượng

- Vũ trụ lạ thường

- Bạn sẽ kinh ngạc

- Vô cùng thú vị

- Thắc mắc tại sao?

- Thú vị các loài chim

- Ấn tượng và kỳ quặc

- Kiến thức thú vị

- Bạn cần biết

- Chuyện lạ thường

name

Những Điều Kỳ Thú - Bạn Cần Biết

"Những điều kỳ thú" mang đến cho các em thiếu nhi những kiến thức tuyệt vời và thú vị, qua đó các em sẽ biết thêm những điều bổ ích, làm phong phú vốn kiến thức cho mình về nhiều lĩnh vực như: Thế giới tự nhiên, Địa lý, Khoa học kỹ thuật, Kỳ quan thế giới, Trái đất, Vũ trụ...

Tìm đọc trọn bộ:

- Có thể bạn chưa biết

- Những kỷ lục ấn tượng

- Vũ trụ lạ thường

- Bạn sẽ kinh ngạc

- Vô cùng thú vị

- Thắc mắc tại sao?

- Thú vị các loài chim

- Ấn tượng và kỳ quặc

- Kiến thức thú vị

- Bạn cần biết

- Chuyện lạ thường

name

Bên Bờ Sinh Tử - Gieo Nhân Lành Để Nhận Quả Lành

Có lẽ rất hiếm người nào trên hành tinh này không cảm thấy sợ chết, vì tham sống là bản năng căn bản của muôn loài có sự sống. Tuy nhiên, sự sợ hãi ấy phần lớn xuất phát từ việc chúng ta không biết rồi mình sẽ đi đâu về đâu và tương lai như thế nào? Nếu mỗi người đều có thể giác ngộ, hiểu được vô thường, sống với sự tự nhiên của quy luật sinh tử – luân hồi thì có lẽ cái chết không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ.

Phật giáo đưa ra những giáo lý về luân hồi và rất phù hợp với khoa học hiện đại chứng minh về vật chất – không có gì mất đi vĩnh viễn mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự sống – cái chết của chúng ta cũng vậy, luôn diễn tiến theo một quá trình lặp lại dựa trên phước báu và duyên nghiệp đã gieo. Kiếp đời này là một sự tạm bợ. Cái chết không phải dấu chấm hết mà chỉ là một điểm trên hàng triệu điểm ở con đường tái sinh. Hiểu như thế, chúng ta sẽ biết cách trang bị cho mình một hành trang tốt đẹp ở tương lai, ở những cõi tái sinh sau này. Sự chấp trước về tài sản, địa vị, danh vọng, nhất là tình yêu là những rào cản, những trở ngại cho con đường tái sinh. Chính từ suy nghĩ bám víu, níu giữ ấy khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi trước cái chết mà không hiểu được rằng, chính sự sợ hãi ấy trói buộc cái chết theo chiều hướng hết sức tiêu cực. Sự thật thì cái chết có đáng sợ như chúng ta nghĩ hay không? Phải làm những gì để con người có thể tự tại khi đứng bên bờ sinh tử? Con đường tiếp theo chúng ta đi ra sao và dẫn đến nơi nào?

Để trả lời cho những câu hỏi vừa nêu, tác giả Thích Nhật Từ tiếp tục cho ra đời ấn phẩm: Bên bờ sinh tử: Gieo nhân lành để nhận quả lành – nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của quý Phật tử, quý độc giả. Đây cũng xem như lời chia sẻ của tác giả đến với mọi người, hy vọng tất cả chúng ta có thể tạo ra được thế giới cực lạc ngay ở kiếp đời này để có thể bình thản đối diện với cái chết, bởi khi chúng ta sống hỷ lạc thì chắc chắn sẽ chết an vui!

name

“Mộng đời bất tuyệt” của Nguyễn Tường Bách, ghi lại những xúc cảm, chiêm nghiệm thâm trầm của ông trong những ngày xa xứ. Đó là ký ức vọng về từ tuổi thơ nơi quê nghèo nhưng trong trẻo, lung linh: từ mùa lụt, hương sen, tiếng ve sầu cho đến những câu chuyện nhuốm màu tâm linh… Nhưng ở đó, còn là những câu chuyện đời rất thật, trôi nhẹ nhàng như áng mây vô ưu qua trang viết của nhà văn, gợi mở nhiều suy ngẫm.

VỀ TÁC PHẨM

Sinh ra và lớn lên ở Huế, giữa những năm tháng nghèo khó nhưng tuổi thơ êm đềm đã in sâu vào trong trí nhớ của tác giả, người đàn ông đã qua tuổi trung niên. Những kỷ niệm tuổi thơ cùng bao ký ức với những ngày lụt được nghỉ học, lội nước, làm nơm bắt cá,… đi vào trang viết của ông đầy lay động.

Trong mối tương giao với thiên nhiên, con người trở nên nhỏ bé, chìm đắm vào cõi sáng tạo vô biên, sự thâm trầm miên viễn của tạo hóa. “Trong thiên nhiên, trong những ngày đầy bóng tối và giá lạnh, sức sống và vẻ đẹp vẫn ẩn nhẫn chờ chực để được thể hiện”, chính vì thế, qua những bể dâu, qua những biến cố của cuộc đời, con người “sẵn sàng quên những thương tổn của mười hai tháng qua, của một đoạn đời mấy mươi năm qua để sống với khát vọng của mình” và vẫn yêu thương đời, bất kể gánh nặng của cuộc mưu sinh, bất kể những tổn thương, run rủi.

Trên một chuyến bay về Đức, ông gặp những con người di cư sang Hoa Kỳ với biết bao nhiêu mộng tưởng. Những con người chật vật trong chiếc áo cuộc đời, rời bỏ quê hương mong tìm một cuộc đời ấm êm nơi đất khách mà đâu biết điều gì đang chờ đợi mình. Và còn có những con người khác, ngày đêm mưu sinh trên những con hẻm Sài Gòn. Họ sống bình lặng, yêu thương nhau, bao dung và hào phóng với nhau.

Tập sách mỏng này còn là sự chậm rãi chiêm nghiệm về thời gian, những bể dâu thế cuộc khi tác giả khám phá các nền văn minh lớn, những vương quốc bị lãng quên, những con người vô danh trên ván cờ lịch sử… Trong lần tái bản này, tác giả có bổ sung một bài viết đặc biệt - Ngàn xưa vọng tiếng - nói về nỗi đau vong quốc. Ông viết: “Làm sao ngủ yên được khi không có chốn để về?(...) Mất quê hương và nguồn gốc văn hóa là nỗi đau xót lớn nhất mà nhiều dân tộc trên thế giới phải gánh chịu.”

Đọng lại trong “Mộng đời bất tuyệt” là “lòng thương yêu và sự trọng thị lẫn nhau giữa người và người”.

Phanbook tái bản tác phẩm này mở đầu cho loạt sách tản văn, tùy bút của Nguyễn Tường Bách – cây bút được nhiều độc giả mến mộ bởi phong cách văn chương lịch lãm, duy mỹ và giàu suy tư.

Phanbook sắp xuất bản sách cùng tác giả:

- Mùi hương trầm

- Đường xa nắng mới

- Đêm qua sân trước một cành mai

VỀ TÁC GIẢ

Nhà văn Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên – Việt Nam, hiện sống tại CHLB Đức.

Ông tốt nghiệp Kỹ Sư xây dựng năm 1975, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật (Dr.-lng) năm 1980 và làm việc cho một số công ty ở Đức.

Là tác giả của các tập bút ký: Đường xa nắng mới, Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đường rộng thênh thang.

Ngoài ra, còn là dịch giả của: Con đường mây trắng (Anagarika Govinda), Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnamurti), Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel), Đạo của vật lý (Fritjof Capra)…

name

Với lời đề từ: “Đừng nhốt tim mình trong một cái chai!”, những dấu vết của bước chân chiêm nghiệm ở một giai đoạn trong đời tác giả đã chậm rãi trải ra nhẹ tênh trên từng trang viết trong tập tản văn Yêu thương là tự do.

Nhẹ nhàng, cá tính, tản văn của Trần Lê Sơn Ý mang đến cho bạn đọc những góc nhìn riêng và thú vị. Nếu ví cuốn sách là một bữa cơm và tác giả là người lo bếp núc, thì tập tản văn này là một mâm hài hòa, bình dị trong ngôi nhà thành phố. Bằng sự nhạy cảm, tinh tế, giàu nữ tính, tác giả đã dọn lên những thực dưỡng thanh đạm, dễ chịu.

Mỗi bài viết ngắn là một nhát cắt rất mỏng từ trong cuộc sống, được nói mạch lạc, rõ ràng, như những bức hình có tỉ mỉ ghi chú kề bên, đọng lại biết bao là dư vị.

Dư vị của mùi hương mãi còn đó, xuân sắc và mê hoặc, dù thời gian có làm bao cuộc đổi thay.

VỀ TÁC PHẨM

Mỗi bài viết ngắn trong Yêu thương là tự do là một nhát cắt rất mỏng manh từ trong cuộc sống, được nói mạch lạc, rõ ràng, như những bức hình có tỉ mỉ ghi chú kề bên, đọng lại biết bao là dư vị. Dư vị của mùi hương mãi còn đó, xuân sắc và mê hoặc, dù thời gian có làm bao cuộc đổi thay.

Có nhiều chiêm nghiệm có thể chia sẻ, xoa dịu tâm trí trong những ngày trời “trở gió”, ví dụ: “Cái tình là thứ càng chia càng lớn lên”, “Dẫu thế nào mình cũng phải học cách tin để sống, để tiếp tục nuôi dưỡng yêu thương và hy vọng”, “Mình vẫn phải học cách tin vì không còn lựa chọn nào tốt hơn cho mình, cho cuộc sống vốn luôn tồn tại những điều xấu và tốt này”…

Tất cả đều hướng đến những tình cảm chân thành trong gia đình, bạn bè, những tâm tư dành cho con, cho những bức tranh đời đôi lúc lướt qua. Đối với những người đã lập gia đình, điều lo sợ nhất là sợi dây ràng buộc không ít thì nhiều, qua thời gian sẽ khiến mối quan hệ trở nên nặng nề hơn, bất chấp hơn. Như người ta thường bảo khi nắm một nắm cát, đừng nắm chặt quá kẻo cát trong tay sẽ chảy hết. Yêu thương của Trần Lê Sơn Ý cũng vậy, tuy nhiên, không chỉ là không cần nắm chặt mà còn hãy để cho mỗi người có một tự do riêng. Bởi ai cũng cần có một khoảng trời, một mong muốn, một con đường mà không phải lúc nào cũng cần hai người song hành. Đó là một cuộc hành trình. Cuộc hành trình đó, không chỉ để thỏa mãn cái tôi duy nhất, bản ngã riêng, mà là cuộc hành trình đi vào chính mình để cân bằng, giao hòa, chạm vào những miền thương của mỗi cá nhân. Để những yêu thương ấy, tự do ấy hòa nhịp cùng nhau hơn, chứ không phải để buông bỏ.

  Từ chuyện gia đình đến chuyện xã hội thường tình, vẫn những rung rinh của một người phụ nữ nhạy cảm. Những dòng viết về những đứa con đứng bên đường gọi mẹ “Mẹ ơi. Đừng chết”, khi thấy mẹ đang đứng giữa đường với xe qua lại vun vút để nhặt nón cho con mà nghe nhói lòng.

Bên cạnh đó, bằng trái tim của người mẹ, tập tản văn dành hẳn một không gian để viết cho con. Nó như một hành trình của người phụ nữ, thời tự do vàng son, đến khi lập gia đình và khi có con. Có những yêu thương dịch chuyển, nhẹ nhàng và tự nhiên. Là góc nhìn của một người mẹ trong thời hiện đại, với những lo toan, suy niệm riêng.

VỀ TÁC GIẢ

Tác giả Trần Lê Sơn Ý là nhà báo, nhà thơ. Hiện sống tại Sài Gòn.

Sách đã từng xuất bản:

Cơn ngạt thở tình cờ (thơ, 2007)

Sao con hỏi mà kiến không trả lời? (tập nhật ký viết cho con, 2018)

TRÍCH ĐOẠN

“Ngắm nàng đọc sách, ngồi ngắm từng chuyển động của ánh mắt, của đôi môi, của cái trán nhăn nhăn, đôi mày cau lại. Anh biết, sau này, nếu về sống chung, nàng sẽ chẳng bao giờ sốt ruột hay cau có vì phải chờ chồng về, bởi nàng đã có sách bầu bạn.”

 “Tiếc thay, nhiều người có thể liều mình đi những chuyến xe bão táp về quê, nhưng lại không đủ cảm thông trước một điều không như ý mình, không đủ nhẫn nại để ngồi xuống cho hết một câu chuyện năm nào cũng kể của ông bà, không đủ yêu thương để ôm lấy mẹ sau một lời than thở, thậm chí là bao dung trước một lỗi lầm nho nhỏ của đứa em trong nhà, nói gì đến việc tạo ra một không khí sum vầy thật sự.”

name

Sài Gòn Những Biểu Tượng

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị. Sài Gòn trong tập sách này, dù là quá khứ xa hay hiện tại gần, dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.  

PHANBOOK & NXB Văn hóa – Văn nghệ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

VỀ TÁC PHẨM

Đọc, hiểu Sài Gòn qua hệ thống biểu tượng là một ý tưởng thú vị. Nhưng đó lại là một tham vọng lớn lao, khó thực hiện trong điều kiện nghiên cứu hiện tại, nhất là với một thành phố mà tiến trình lịch sử chỉ qua ba thế kỷ, không dài như nhiều đô thị khác ở phương Tây, nhưng dòng chảy văn hóa của nó thì đã kinh qua nhiều thác ghềnh và mạch ẩn, huyền thoại và nhiễu động thực tế.

Khởi đi từ ý tưởng bài viết trong phần Biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, chúng tôi mạo muội đặt tựa cho tập sách này là “Sài Gòn, những biểu tượng”. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn.

Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước.

Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù của thị dân, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn.

Các bài viết của quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng, dịch giả Trần Đức Tài, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, nhà thơ Du Tử Lê, nhà báo Lưu Vĩ Lân, Nguyễn Quốc Việt về cảnh quan tinh thần, đời sống con người Sài Gòn trong quá khứ cho đến các cảm nhận, thao thức về cuộc chuyển dời hôm nay của các tác giả: Phan Triều Hải, Nam Thụ, Bảo Uyên, Nguyễn Cường, Trương Gia Hòa… đặt trong cảm thức không gian biểu tượng, phần nào, như đã nói, có thể gợi mở hứng thú cho những cuộc kiếm tìm dấu chỉ văn hóa đô thị Sài Gòn trong thời gian tới.

Sài Gòn, những biểu tượng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị. Sài Gòn trong tập sách này, dù là quá khứ xa hay hiện tại gần, dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.

Hiểu và yêu Sài Gòn, trong chiều kích đó, là sự chưng cất giá trị hôm qua nối liền với hôm nay; gửi gắm giấc mơ chung về một đô thị phát triển bền vững, sung túc kinh tế và nhân văn.

name

Đức Vua Hắc Ám - Tập 2 (Phần 2 Series Trò Lừa Xảo Quyệt)

Bước vào Đức vua hắc ám của Cassandra Clare, một vùng đất ngập nắng như Los Angeles cũng trở thành một nơi tăm tối. 

Đức vua hắc ám (2 tập) là phần 2 Trò lừa xảo quyệt - bộ truyện bán chạy nhất của New York Times và USA Today.

Emma Carstairs cuối cùng đã trả được thù cho bố mẹ. Cô cứ ngỡ từ giờ mình có thể sống thanh thản, nhưng lòng cô thực chất nào có được bình yên. Trái tim nửa khao khát muốn đến với người parabatai Julian, nửa lại muốn bảo vệ cậu trước hậu quả khôn lường của mối tình parabatai bị nguyền rủa, cô đã quyết định hẹn hò với Mark, anh trai của cậu. 

Thế nhưng Mark đã bị cầm tù ở Xứ Tiên những năm năm; liệu anh có thể thật sự quay về con đường của một Thợ Săn Bóng Tối? Hai Triều đình Tiên cũng chẳng chịu ngồi yên. Mệt mỏi vì Hiệp ước Hòa bình Lạnh, Đức Vua Unseelie không còn chấp nhận nghe theo mệnh lệnh của Thợ Săn Bóng Tối. Đứng giữa một bên là yêu cầu của thần tiên, một bên là điều luật của Clave, Emma, Julian và Mark giờ đây buộc phải tìm cách đoàn kết với nhau để bảo vệ những gì họ yêu thương trước khi quá muộn.

 

name

Vầng Trăng Máu

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi các nguồn nhiên liệu tái tạo được tôn vinh là nguồn nhiên liệu phát triển bền vững, không phát thải và thân thiện với môi trường, dầu mỏ cùng các nhiên liệu hóa thạch khác bị buộc tội là thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu cùng hàng loạt các cáo buộc khác về ô nhiễm môi trường. Tiềm ẩn trong giá trị của dầu mỏ là quyền lực, có thể tác động và quyết định cục diện chính trị toàn cầu. Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu quy mô lớn nổ ra đểgiành quyền kiểm soát tài nguyên được ví là “vàng đen” này.

Vầng trăng máu là một công trình nghiên cứu khá tận tâm, cho thấy một góc nhìn về những cuộc chiến tranh giành dầu mỏ ở quy mô nhỏ, gói gọn trong phạm vi các ngôi làng quy hoạch dành cho những thổ dân bản địa châu Mỹ vào đầu những năm 1900. Cuốn sách phơi bày lịch sử đẫm máu trải dài nhiều thập kỷ, mà nạn nhân chính là một trong những bộ tộc thổ dân hùng mạnh nhất thời bấy giờ, những người Osage.

Bị Chính phủ Mỹ buộc rời khỏi vùng đất rộng lớn màu mỡ sau cuộc Nội chiến, người Osage phải ly hương và định cư trên một vùng đất mới khô cằn không sức sống. Nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ nằm dưới những làng định cư này, trong cơn sốt dầu mỏ trên khắp nước Mỹ, người Osage trở thành những cư dân giàu có nhất thế giới. Từ cuộc sống săn bắt trong những căn lều gỗ nhỏ, từ gia sản gần như là hai bàn tay trắng, người Osage bỗng chốc có người hầu kẻ hạ, có xe hơi, dinh thự và tất cả những vật phẩm xa xỉ nhất thời bấy giờ. Dầu mỏ được coi như điềm phúc bất ngờ được ban tặng bởi Đấng tối cao mà người Osage luôn kính sợ, nhưng họ không ngờ rằng, nó cũng chính là điềm báo chết chóc bao trùm lên vận mệnh của toàn bộ tộc.

Thông qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về những trang lịch sử đã bị xé nát một cách thô bạo, những con người vô tội bị đẩy ra bên rìa xã hội – không được công nhận, không được bảo vệ, không làm gì sai nhưng vẫn phải chịu ngược đãi, phân biệt và không được quyền đòi “công lý”. Như tựa đề của mục cuối cùng khép lại cuốn sách, đây quả thật là “lời khóc than của máu”!

name

Sống Không Muộn Phiền

Bạn có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự trong một cuộc sống không màng đến vật chất và ham muốn trần tục. Tác giả là một bác sỹ y khoa, sau khi chứng kiến nhiều bệnh nhân ốm yếu đã nhận ra rằng càng ít ham muốn vật chất, càng tống khứ được những ham muốn trần tục sẽ càng làm cho bạn ít lo lắng, giúp bạn có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

Cuốn sách đã được tái bản 07 lần ở Nhật với 117.000 bản in đã được bán.

name

Mộng và thực, hư cấu và đời thật đã hòa quyện lấy nhau trong đời sống tâm hồn của một thanh niên lý tưởng và đa cảm.

Lâu đài Quartfoutche cổ xưa như chốn Đào nguyên, tách biệt với cõi nhân gian rộn ràng đã đổ bóng xuống nỗi cô độc của chàng Lacase. Ở đó, mùi vị của thứ tình ái viễn mơ, sự theo đuổi đam mê đã tự khắc trỗi dậy và cũng tự khắc tàn phai.

Một không khí “hoang phế gió lộng” của thời thanh xuân được André Gide đưa vào trong cuốn tiểu thuyết truyện lồng trong truyện nhuốm u hoài và quyến rũ.

Về tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)

Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.

André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.

Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái. 

André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.

Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…

Tiểu thuyết Vỡ mộng (Isabelle) được ấn hành năm 1911

name

Từng bay trên những sa mạc, biển cả, đô thị, xuyên biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, cha đẻ của Hoàng tử bé tiếp tục truyền trao nguồn cảm hứng du hành cùng những chiêm niệm về nhân sinh trong tập sách nhỏ này.

Tinh thần tự do, lòng ái quốc, tình bạn, giá trị con người và cả những khuyết tật của văn minh, những biên giới văn hóa được ông trải ra trên các đoản văn đầy thi tính và giàu triết lý.

“Tuyệt đối phải nói với con người”, cuộc đối thoại của Saint-Exupéry với từng người bạn đồng hành của ông – chính là mỗi độc giả cuốn sách này – luôn nhiều nhiệt khí thiêng liêng, vượt lên mọi tranh chấp lý luận.

Đây là một cuốn sách mở.

Tác giả Antoine de Saint-Exupéry

Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.

Tiểu thuyết

L'Aviateur (Người phi công, 1926)

Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam, 1929)

Vol de Nuit (Bay đêm, 1931)

Terre des Hommes (Cõi người ta [1], 1939)

Pilote de Guerre (Phi công thời chiến, 1942)

Lettre à un Otage (Thư gửi một con tin, 1943)

Le Petit Prince (Hoàng tử bé, 1943)

Citadelle (Cung thành, viết năm 1936, xuất bản sau khi ông mất, 1948)

Ghi chép

Moscou (viết cho báo Paris-Soir, 1935)

Espagne ensanglantée (Tây Ban Nha đẫm máu, viết cho báo L'Intransigeant, 1936)

Madrid (viết cho báo Paris-Soir, 1937)

La Paix ou la guerre (Hòa bình hay chiến tranh, viết cho báo Paris Soir, 1938)

Lettres des jeunesse (Thư từ thời trẻ, tập hợp các bức thư viết từ năm 1923 đến 1932, xuất bản sau khi ông mất)

Carnets (Sổ ghi, tập hợp ghi chép từ năm 1936 đến trước khi mất tích, xuất bản sau khi ông mất)

Lettres à sa mère (Thư gửi mẹ, tập hợp các bức thư từ năm 1910 đến năm 1944, xuất bản sau khi ông mất)

Un sens à la vie (Ý nghĩa cuộc đời, xuất bản sau khi ông mất)

name

VỀ TÁC PHẨM

Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.

Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.

Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...

TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:

365 NGÀY AN LẠC

“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”

“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”

Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”

365 NGÀY YÊU THƯƠNG

“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”

“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”

name

Bộ sách Thế giới khủng long giúp các em hiểu về những loài khủng long thống trị Trái Đất hơn 165 triệu năm trong suốt Đại Trung Sinh, nhưng chúng đã bị tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước. Mỗi cuốn sách trong bộ sách cung cấp những thông tin xúc tích cùng tranh minh họa hấp dẫn sẽ đưa độc giả nhỏ tuổi đi vào chuyến phiêu lưu trở lại thời tiền sử để khám phá và hiểu hơn về loại Khủng long cổ xưa.

Bộ sách Thế giới khủng long gồm 4 cuốn:

Những kẻ nguy hiểm

Những kẻ khổng lồ

Những kẻ nhỏ bé

Sự tiến hóa và khai quật.

name

Sài Gòn và Nam kỳ trong thời kỳ Canh tân 1875 - 1925

Sau khi chiếm được Sài Gòn và Nam kỳ làm thuộc địa, người Pháp nhanh chóng thiết lập và củng cố hệ thống hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy thương mại ở mảnh đất phì nhiêu và thuận lợi cho giao thông kinh tế, nằm giữa đường hàng hải nối Singapore và Đông Á (Hong Kong, Trung Hoa và Nhật Bản). Theo sắc lệnh ngày 4 tháng 4 năm 1867, đề đốc de la Grandière thiết lập một Ủy ban thành phố gồm một ủy viên thành phố và 12 nghị viên. Nhiệm vụ của Ủy ban thành phố này cũng giống như Hội đồng Thành phố sau này (12). Đến năm 1869, đề đốc Ohier muốn dân thành phố có tiếng nói nên ra sắc lệnh ngày 8/7/1869 với tên chính thức là Hội đồng Thành phố và 13 nghị viên trong đó 7 là do dân bầu và 6 do Thống đốc chỉ định, ông Turc, y sĩ hải quân, là thị trưởng đầu tiên.

Từ chỗ đứng này trên bán đảo Đông Dương, với Sài Gòn là thủ phủ, chính quyền Pháp bắt đầu để ý đến Cam Bốt và vùng sông Mê Kông với mục đích làm chủ sông Mê Kông từ hạ nguồn lên đến thượng nguồn để đi đến thị trường Trung Hoa rộng lớn, giấc mơ của bao nhiêu công ty, nhà thương mại của các nước Tây phương.

Thực hiện mục đích này, các đời Thống đốc Nam kỳ trong giai đoạn đầu đã làm áp lực chính trị và ngoại giao tạo ảnh hưởng đến vương quốc Cam Bốt. Pháp đã thành công lập được sự bảo hộ ở Cam Bốt vào năm 1863 (chỉ vài năm sau khi làm chủ Sài Gòn) chủ yếu là do triều đình Cam Bốt bị nước Xiêm (Thái Lan) hùng mạnh đe dọa và dễ dàng muốn chịu ảnh hưởng của Pháp để thoát khỏi sự lấn dần của Xiêm.

Với Cam Bốt nằm trong vùng ảnh hưởng của chính quyền Pháp ở Sài Gòn, họ đã gởi các đoàn thám hiểm từ Sài Gòn đi ngược dòng sông Mê Kông lên Cam Bốt và Lào để cố gắng thiết lập đường giao thông đến Vân Nam, Nam Trung Hoa. Đoàn thám hiểm đầu tiên là Doudard de Lagrée lên Cam Bốt, và đã tìm lại được khu đền Angkor với những bức ảnh đầu tiên chụp tại đây. Đường đi lên Lào để đến Vân Nam đầy khó khăn vì quá nhiều ghềnh thác, nhiều người trong đoàn đã mất vì bệnh và đuối sức và chỉ một vài người (trong đó có viên sĩ quan trẻ Francis Garnier) chông gai đến được Vân Nam và trở về Sài Gòn qua đường biển.

Với ước mơ đường giao thông từ Sài Gòn lên Vân Nam biến mất, ở Sài Gòn người Pháp bắt đầu để ý đến miền Bắc Việt Nam kế cận Vân Nam và Nam Trung Hoa. Từ đây đến Vân Nam khả thi và dễ dàng hơn. Với ý nghĩ này, Pháp bắt đầu tìm cách gây hấn với triều đình Huế và tạo dịp để có chân ở Bắc bộ. Từ Sài Gòn, năm 1873 Pháp đã gởi một đội quân do trung úy hải quân Francis Garnier chỉ huy đi tàu đến Hà Nội lấy cớ bảo vệ thương gia Pháp Jean Dupuis đang có xích mích tại đây với chính quyền Việt Nam của triều đình Huế. Quân Garnier gây hấn đánh chiếm thành Hà Nội, nhưng sau khi Garnier bị tử trận, chính quyền Pháp ở Sài Gòn cùng triều đình ký hòa ước 1874. 

Không lâu sau đó Pháp trở lại Bắc kỳ đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh, chiến tranh lan rộng cho đến khi Pháp đánh chiếm cửa Thuận An gần kinh đô Huế. Mặc dầu vậy chiến dịch Bắc kỳ vẫn tiếp tục giữa quân viễn chinh Pháp và quân triều đình do Hoàng Kế Viêm lãnh đạo cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc dưới sự hỗ trợ của nhà Thanh cho đến khi chiến tranh Pháp - Thanh chính thức xảy ra (1884 - 1885). Chỉ sau khi chiến tranh Pháp - Thanh chấm dứt với hòa ước Thiên Tân (1885) thì Trung Hoa mới từ bỏ sự bảo hộ của họ từ nhiều thế kỷ trước và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Hòa ước Patenôtre 1884 nối tiếp hòa ước Harmand 1883 đặt Việt Nam hoàn toàn dưới sự đô hộ của Pháp với Nam kỳ là thuộc địa và Bắc kỳ, Trung kỳ là các xứ bảo hộ giống như Cam Bốt.

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp và tay sai lớn nhất trong giai đoạn Pháp đặt nền bảo hộ lên Bắc kỳ và Trung kỳ là cuộc khởi nghĩa của người dân 18 thôn vườn trầu ở Hóc Môn – Bà Điểm xảy ra vào năm 1885. Lợi dụng quyền thế của mình và được Pháp tin cậy, đốc phủ sứ Trần Tử Ca đã tham ô, áp bức dân lành, tước đoạt tài sản, đất đai người dân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự khởi nghĩa của người dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn và ngoại thành. Đây cũng là khởi đầu của sự tham gia các tổ chức hội kín Thiên Địa hội và tôn giáo mà 20 năm sau đã bộc phát với sự khởi nghĩa của Phan Xích Long.

Sự thiết lập đường dây thép nối Sài Gòn, các tỉnh ở Nam kỳ và Cam Bốt sau đó được lan ra Trung kỳ và Bắc kỳ cuối cùng đến Lào là công trình thiết lập cơ sở hạ tầng rất quan trọng cho thực dân Pháp để thông tin liên lạc từ trung ương đến các địa phương trong mọi công việc từ hành chính, ngoại giao đến kinh tế và quân sự. Không có hệ thống truyền tin nhanh chóng này, thực dân Pháp không thể quản lý và điều hành trên một lãnh thổ rộng lớn của Đông Dương với địa hình đa dạng và khó khăn đi lại.

Chuyển tiếp từ giai đoạn chiếm đóng của thời các Thống đốc đề đốc hải quân đến giai đoạn củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng và hành chính bắt đầu với sự bổ nhiệm Thống đốc dân sự đầu tiên Le Myre de Vilers (1879 - 1882). Ông Le Myre de Vilers đã thiết lập trong thời gian ngắn làm Thống đốc các công trình xây cất cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng từ các công sở đến đường bộ, đường thủy, đường sắt. Ở Sài Gòn, cơ sở hạ tầng cung cấp nước, cơ sở y tế và nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur được thành lập và phát triển. Đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp nước cho một thành phố hiện đại ngày càng phát triển. Cung cấp nguồn nước sạch là điều kiện tiên quyết cho an toàn y tế công cộng mà trước đó các cơn bệnh dịch tả truyền nhiễm đã làm tử vong rất nhiều người Pháp, Việt, Hoa. Về phương diện kinh tế, Nam kỳ vẫn tùy thuộc vào sản xuất và xuất cảng lúa gạo mà các tỉnh miền Tây là chủ lực. Hệ thống giao thông qua sông và kinh rạch nối các tỉnh với Sài Gòn và Chợ Lớn là huyết mạch ở nơi này. Các kinh rạch được đào và các vùng đất mới thênh thang được mở mang với các lưu dân vào lập nghiệp. Nhưng điều này cũng dẫn đến những vụ tham nhũng chiếm đoạt đất của nông dân đến định cư của các quan lại, viên chức địa phương. Vấn đề đất đai và chiếm đất đã đưa đến vụ nổi dậy của người dân ở làng Ninh Thạnh Lợi (Rạch Giá) năm 1927 và vụ án ở làng Phong Thạnh (Bạc Liêu) năm 1928 còn được gọi là vụ án đồng Nọc Nạng.

Về phương diện hành chính và đại diện dân cử, ông Le Myre de Vilers thành lập Hội đồng Quản hạt (Conseil colonial) qua nghị định ngày 8/2/1880, và các Hội đồng hạt (Conseils d’arrondissement, Hội đồng quận ở địa phương) ngày 15/5/1882. Ở cấp thành phố, ông cải tổ Hội đồng Thành phố Sài Gòn và thành lập thêm Hội đồng Thành phố Chợ Lớn. Luật ban hành ngày 28/7/1881 theo đó Nam kỳ có một đại biểu ở quốc hội Pháp. Ông cũng bãi bỏ hệ thống lao động cưỡng bách (corvée) ở khắp Nam kỳ cho những người không đóng thuế thân mà ông cho là không có lợi về kinh tế và chính trị.

Qua thế kỷ XX, ở Sài Gòn, sự thành lập chợ mới Bến Thành thay thế chợ cũ biểu hiện cho sự phát triển đô thị với chợ mới Bến Thành trở thành trung tâm mua bán đủ loại các hàng hóa Tây, ta sau đó được truyền bá đi đến lục tỉnh qua mạng giao thông đường bộ và đường xe lửa thay thế giao thông truyền thống đường thủy theo kinh rạch. Người Việt nhận thấy sự cần thiết canh tân xã hội và tư tưởng, trong đó sự phát triển dân trí và kinh tế tự lực là tiền đề để giành lại độc lập. Phong trào Minh Tân do các trí thức đứng đầu là Gilbert Trần Chánh Chiếu khởi xướng mà trọng tâm là tự lực và phát triển công nghệ, thương mại của người Việt cạnh tranh với người Hoa, Pháp và Ấn để có sức mạnh kinh tế và tiếng nói trong lĩnh vực chính trị. Mặc dầu không tồn tại lâu nhưng phong trào Minh Tân đã tạo nên ý thức trong quần chúng về nhận thức của sự cần thiết phải canh tân theo tân học nhất là sau cuộc biến động của hội kín Phan Xích Long - Thiên Địa hội mang nhiều tính chất tôn giáo huyền thoại thu hút đông đảo người dân tương tự như cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc kỳ tin theo thần trí của Kỳ Đồng.

Sự thành lập của Viện Hải Dương học ở Nha Trang năm 1930 (tiền thân là “Service des Pêche de l’Indochine” thành lập năm 1922) với nhiều nhà khoa học khảo cứu về sinh học, tài nguyên biển, sông ngòi và hồ ở Đông Dương dùng các phương tiện hiện đại như tàu nghiên cứu de Lanessan đã cho ta nhiều công trình nghiên cứu giá trị đặc thù của Biển Đông và sông nước ở Đông Dương. Đặc biệt là các chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa và các công bố khoa học liên quan đến quần đảo này trong thập niên 1920 và 1930. Đây cũng là giai đoạn mà người Pháp chú ý đến vấn đề chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa sau khi xác định được chủ quyền lịch sử của Việt Nam qua triều đình Huế từ thời Gia Long. Xây dựng hải đăng trên đảo Pattle (Hoàng Sa) cho tàu bè các nước đi lại là một trong các hệ quả của sự xác định chủ quyền và đem quân đến chiếm đóng vào lúc chiến tranh Trung - Nhật diễn ra, trước sự đe dọa của Nhật lúc tình hình quốc tế ở Thái Bình Dương căng thẳng là những động tác thiết thực có tính cách chiến lược về chủ quyền. 

Về phương diện văn hóa, sự hình thành và phát triển cải lương qua sự kết hợp của hát bội, đờn ca tài tử và ảnh hưởng sân khấu kịch Tây phương là sự kiện nổi bật của sân khấu nghệ thuật trong giai đoạn 1910 - 1925. Sự phát triển của báo chí và văn học quốc ngữ được thuận lợi qua sự hình thành của các nhà in, nhà xuất bản người Việt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Văn học chữ quốc ngữ ở Sài Gòn và Nam kỳ từ cuối thế kỷ XIX cho đến thập niên 1920 mở đầu cho nền văn học hiện đại Việt Nam với nhiều tác phẩm phản ảnh sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người Việt trong giai đoạn canh tân. 

Về phương diện chính trị, hoạt động của người Việt chỉ giới hạn trong các Hội đồng Quản hạt, Hội đồng Thành phố và Hội đồng hạt ở các tỉnh nơi mà đa số các đại biểu hay nghị viên là thân Pháp. Sự thành lập của Đảng Lập Hiến do ông Bùi Quang Chiêu và các nhà trí thức Tây học, điền chủ, nghiệp chủ giàu có thành lâp. Sự tham gia chính trị của Đảng Lập Hiến tranh đấu cho quyền lợi người bản xứ thuộc giai cấp trung lưu và khá giả đánh dấu giai đoạn hợp tác ôn hòa với hy vọng quyền lợi người Việt được bảo vệ và sẽ có sự tự trị hay độc lập trong tương lai qua các cải tổ. Nhưng điều này đã không xảy ra như Đảng Lập Hiến mong mỏi và vì thế họ đã dần mất tín nhiệm dưới mắt người Việt. 

Sự mất tín nhiệm của Đảng Lập Hiến với chính sách “Pháp - Việt đề huề” sau nhiều năm đại diện người Việt ở lục tỉnh trong Hội đồng Quản hạt và Hội đồng Thành phố đã dẫn tới sự thành lập các phong trào, tổ chức đảng phải theo cộng sản đệ tứ và đệ tam tranh đấu giành độc lập từ năm 1925 đến 1945. Giai đoạn tranh đấu giành độc lập thoát khỏi thời Pháp thuộc là giai đoạn oai hùng bất khuất của dân tộc Việt trong lịch sử cận đại mà chúng tôi sẽ triển khai trong quyển sách nghiên cứu sắp tới.

Trích đoạn:

---  Trích tờ Le Petit Parisien (27/12/1909) cho biết các truyền đơn nổi dậy chống Pháp in ở Nhật đã được phát tán ở Nam Kỳ , và ông Gilbert Chiếu khi làm chủ bút tờ Nông cổ mín đàm đã cài vào báo tờ truyền đơn mà kiểm duyệt Pháp không biết nội dung do sự thiếu hiểu biết của quan chức Pháp. Tờ truyền đơn kêu gọi nổi dậy dược dịch ra tiếng Pháp như sau:

"Chúng ta là những người chủ đương nhiên của đất nước, nếu không giữ được đất nước, chúng ta sẽ không thể hưởng được quyền sở hữu ấy.

Hãy xem nước Phổ và Hoa Kỳ, họ cũng có những khó khăn, thất bại, nhưng họ đã phục hưng, canh tân lại đất nước bằng cách từ bỏ những thói quen của mình.

Trong lúc giải trí, tôi đọc sách lịch sử và nhận thấy người Nhật đã hoàn toàn thành công trong công cuộc cải cách của mình.

Bằng cách kết hợp tất cả các nỗ lực, họ đã tạo ra cho mình một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới". ---

name

Đây là những LỜI HÁT, không phải thơ. Giở một thi tập, bạn đọc bằng mắt, đọc thầm. Giở một tập lời hát, bạn ngân nga âm ư những giai điệu.

Soạn lời hát, với tôi, là công việc sau cùng, thực hiện khi mọi thành tố của một nhạc phẩm đã được đặt đúng vị trí, chỉ còn chờ người đến ca. Để người đến ca hài lòng (và đôi lúc, hạnh phúc), tôi đã đặt lời. Những lời viết ra ở dòng phụ tờ giấy nhạc, trên mảnh giấy bạc bao thuốc lá, mặt sau một trang ghi chú, thường được viết rất nhanh - có khi chỉ đúng bằng thời lượng bản ghi âm nháp mà tôi yêu cầu bật lên ở studio.

Hôm nay tôi tập hợp chúng ở đây, trong một tập sách khiêm cung nhỏ nhẻ. Một trăm lời hát, một phần mười số ca khúc tôi đã viết.

Để một hoàng hôn nhẹ nhõm nào đó, bạn ngân nga âm ư chúng. Không nhất thiết giai điệu của bạn phải giống hệt giai điệu đã được ghi âm: đó mới đích thực là mong muốn của tôi.

Nhạc sĩ QUỐC BẢO

name

“ Đọc những dòng thơ của người cha Lê Minh Quốc viết cho con gái là bé Mì hôm nay, tôi nhận ra có sự tiếp nối của mạch thơ mà Quốc viết từ ngày còn cắp sách tới trường. Đó cũng chính là ước vọng, khát khao của một người “lục thập hoa giáp” được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bông hoa đầu tiên mà anh là người gieo mầm, chăm chút. Tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến là quà tặng cao quý của người cha, người mẹ chắp cánh cho con vào đời với niềm vui vô hạn.

Lê Minh Quốc làm thơ cho con gái cũng chính là tiếng lòng của nhiều phụ huynh nói với con mình: Hãy làm tất cả những gì t ốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của chúng ta, ngay từ hôm nay. Trên cuộc đời này, điều gì đó có thể tàn phai nhưng lòng yêu thương dành cho nhau, cha mẹ dành cho con cái vẫn luôn còn lại và tươi xanh mãi mãi…” - Nhà biên kịch Đoàn Tuấn

Trích đoạn Từ mẹ, ba nghĩ về con - Lê Minh Quốc

“Tạ lòng một tiếng sóng vang

Rất gần gũi rất hân hoan rất tình

Đường dài nắng ấm bình minh

Đã trong nhau có bóng hình của nhau

 

Dạ thưa  ơn nghĩa nghìn sau

Có trong nhau có trong nhau một người

Chân trời cỏ biếc đang tươi

Từng ngày chờ đợi tiếng cười măng non

 

Môi hôn ghé xuống môi hôn

Ôm lấy trái đất vuông tròn trong tay

Mỗi ngày cúi xuống nghiêng tai

Lắng nghe nhịp thở đất đai nảy mầm”.

 

Thơ viết trong bệnh viện Từ Dũ - Lê Minh Quốc

“Đưa vợ vào Từ Dũ

Ngước lên nhìn trời xanh

Trái tim reo nghẹt thở

Hôm nay mới trưởng thành

Giấy chứng minh nhân dân

Xác nhận đang người lớn

 

Tươi trẻ lại mùa xuân

Giữa niềm vui bận rộn

Mọi người đang chào đón

Một hài nhi ra đường

Con đem theo quà tặng:

Sức khỏe, tiếng khóc, cười

Và tặng cho cuộc đời

Những gì con đang có

Đời yêu thương tặng ba

Là hình hài con đó

Một hạt mầm nho nhỏ

Từ lòng mẹ Liên Anh

Tươi non đầy sức sống

Tiếp nối cuộc hành trình…

Trưa ngày 9.9.2018

name

Combo Sách Tác Giả Thích Nhật Từ (Bộ 3 Cuốn) - Tái Bản 2019

1. Tháo Dây Oán Trái: Nghệ Thuật Chuyển Hóa Cảm Xúc

Khi nhắc đến nghiệp, chúng ta sẽ nghĩ đến ba yếu tố tạo thành là tâm, khẩu và thân. Nghiệp từ tâm là thứ quyết định quả báo sau này, vì khi một hành động xấu tạo ra do vô tình chứ không hữu ý thì rất dễ được thông cảm và tha thứ. Tâm nghiệp xuất phát từ cảm xúc của con người. Ví như, khi có cảm xúc tích cực, yêu thương ai đó, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra những hành động tốt đẹp dành cho họ. Ngược lại, khi có cảm xúc tiêu cực, thù ghét, chúng ta lại dễ sinh sân hận mà tạo ra những hành vi gây thương tổn cho họ.

Tam đắm, si mê và sân hận là những xúc cảm tiêu cực mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có – đơn giản vì chúng ta vẫn còn là người phàm. Đây cũng là tiền đề dẫn đến những oan trái, khổ đau trong cuộc đời nếu tự thân chúng ta không biết hóa giải, đoạn trừ. Điều này cũng có nghĩa: Muốn đạt được đến cảm giác thanh thản, bình an, muốn chạm chân đến một bình nguyên tươi mát thì việc chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành tích cực là yếu tố cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Tháo dây oan trái tập hợp những bài giảng của Thượng tọa Thích Nhật Từ, được điều chỉnh thành một tập sách chuyên sâu về đề tài chuyển hóa cảm xúc – nhất là chuyển hóa sân hận – như một món quà gửi tặng cho độc giả. Hy vọng cuốn sách này sẽ có giá trị với độc giả trên con đường tu sửa để giữ được hạnh phúc dài lâu cho chính mình và những người xung quanh!

2. Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi?

Có lẽ, nếu tổ chức một cuộc khảo sát để lập nên một bảng thống kê, so sánh giữa số gia đình hạnh phúc viên mãn với những gia đình bất hạnh, chúng ta sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng, những người may mắn có cuộc hôn nhân đầm ấm trọn vẹn chiếm tỷ lệ rất thấp trong xã hội này. Những bất hạnh, đau khổ đa phần đều do chính mình gây ra cho người thân, mà trực tiếp ở đây là vợ chồng, con cái, dẫn đến thương tổn cho những thành viên khác trong đại gia đình và rộng hơn là ảnh hưởng đến cả xã hội.

Những bất hạnh đó bắt nguồn từ các sai lầm, và sai lầm lại là thuộc tính của người phàm. Kinh điển của nhà Phật dạy có hai hạng thánh trong cuộc đời, hạng thứ nhất là chưa từng sơ xuất cũng như lỗi lầm; hạng thứ hai là người biết đứng dậy sau khi vấp ngã và không bao giờ tái phạm. Đức Phật cũng nói, hạng thánh nhân thứ hai mới đáng tôn kính và tán thán hơn cả Khi tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ hiểu, Đức Phật thấy rõ tâm lý con người có những lúc rất yếu. Trong lúc tâm lý bị sa sút tới mức độ yếu nhất thì bất kỳ thứ gì đến cũng sẽ trở thành cái nêm gài vào sự trống vắng dẫn dắt con người đến với những sai lầm. Vấn đề ở chỗ người sai biết nhận ra lỗi lầm, không tái phạm mới là con người đáng quý, đáng trân trọng. Nhận dạng và hiểu được điều này thì tất cả những tình huống ngoại tình đều có cơ hội quay về. Quên đi quá khứ của nhau trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cùng nhau làm lại và xây dựng tương lai.

Gia đình - Tranh đấu hay buông xuôi? là cuốn sách thứ 2 trong bộ 3 quyển của Thượng Tọa Thích Nhật Từ. Hy vọng những chia sẻ trong cuốn sách nhỏ này sẽ phần nào giúp quý độc giả tìm được cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn có thể gặp trong cuộc sống của mình.

3. Hôn Nhân: Chuyện Thêm Và Bớt

Ở thời điểm hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm một cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình, hoặc những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì có lẽ không phải mất quá nhiều công sức; nhưng sẽ không hề đơn giản nếu tìm một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý Phật pháp. Trên tinh thần chia sẻ quan điểm, cái nhìn của Phật giáo về đời sống hôn nhân, Hôn nhân – Chuyện thêm và bớt ra đời với mục đích đồng hành cùng quý vị trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình ngay chính từ những giá trị cơ bản nhất, cốt lõi nhất và từ những câu chuyện thực tế, để tự thân mỗi người có thể tìm thấy chính mình và rút ra được giá trị thật của hạnh phúc trong hôn nhân; từ đấy biết cách dung hòa, gìn giữ và nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình.

Bất kỳ ai sinh ra – lớn lên – trải qua tình yêu đều khát khao chạm đến hạnh phúc; nhưng cuộc sống có quá nhiều thay đổi, những giá trị về chuẩn mực đạo đức đang bị đảo lộn khiến con người hoang mang, đôi khi ta phải loay hoay tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ chính gia đình nhỏ của mình. Cuốn sách này ra đời như một lời chia sẻ với quý vị phương pháp chèo lái con thuyền hôn nhân vượt qua sóng gió đời thường, cùng nhau đi hết hành trình cuộc sống để cập bến hạnh phúc. Gia đình không chỉ là điểm tựa vững chắc của mỗi con người mà còn là thước đo giá trị hạnh phúc của xã hội. Thế nên xây dựng một gia đình ấm êm chính là từng bước xây dựng nên một xã hội ổn định, phồn thịnh.

name

Ở thời điểm hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm một cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình, hoặc những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì có lẽ không phải mất quá nhiều công sức; nhưng sẽ không hề đơn giản nếu tìm một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý Phật pháp. Trên tinh thần chia sẻ quan điểm, cái nhìn của Phật giáo về đời sống hôn nhân, Hôn nhân – Chuyện thêm và bớt ra đời với mục đích đồng hành cùng quý vị trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình ngay chính từ những giá trị cơ bản nhất, cốt lõi nhất và từ những câu chuyện thực tế, để tự thân mỗi người có thể tìm thấy chính mình và rút ra được giá trị thật của hạnh phúc trong hôn nhân; từ đấy biết cách dung hòa, gìn giữ và nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình.

Bất kỳ ai sinh ra – lớn lên – trải qua tình yêu đều khát khao chạm đến hạnh phúc; nhưng cuộc sống có quá nhiều thay đổi, những giá trị về chuẩn mực đạo đức đang bị đảo lộn khiến con người hoang mang, đôi khi ta phải loay hoay tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ chính gia đình nhỏ của mình. Cuốn sách này ra đời như một lời chia sẻ với quý vị phương pháp chèo lái con thuyền hôn nhân vượt qua sóng gió đời thường, cùng nhau đi hết hành trình cuộc sống để cập bến hạnh phúc. Gia đình không chỉ là điểm tựa vững chắc của mỗi con người mà còn là thước đo giá trị hạnh phúc của xã hội. Thế nên xây dựng một gia đình ấm êm chính là từng bước xây dựng nên một xã hội ổn định, phồn thịnh.

name

Combo 365 Ngày An Lạc + 365 Ngày Yêu Thương (Bộ 2 Cuốn)

Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.

Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.

Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...

TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:

365 NGÀY AN LẠC

“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”

“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”

Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”

365 NGÀY YÊU THƯƠNG

“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”

“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”

1. 365 Ngày An Lạc

2. 365 Ngày Yêu Thương

4

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN