1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà Xuất Bản NXB Lao Động

Tổng hợp sách của nhà xuất bản NXB Lao Động tại KhoSach.com.vn
name

“Phàm đến xem tướng số tựu chung có: cha mẹ xem cho con cái, con cái xem cho cha mẹ; Vợ xem cho chồng, chồng xem cho vợ; Sĩ tử, kẻ lắm tiền, người quyền cao tước trọng xem cho bản thân mình. 

Lẽ thường, khi ai đó hỏi đi hỏi lại một sự việc, nhất định việc đó không được như ý nguyện. Nó là căn nguyên của sự lo lắng, vậy nên kẻ hành nghề tướng số sẽ xem tướng mặt, đoán Bát tự, nắm bắt tinh tế từng tia hy vọng, lòng tham lam, tâm hư vinh, sự đố kỵ, nỗi sợ hãi, tính ngạo mạn của người đến xem. Có thể nói vận mệnh của một người được biểu lộ hết trên khuôn mặt. Điều đó không có nghĩa thầy tướng số bói quá chuẩn, mà do người đến xem đã tự tiết lộ quá nhiều.”

Ngược dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu trí tuệ người xưa và giới giang hồ hiểm ác ẩn phía sau nghề tướng số.

name

Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những tác động mang tính hủy diệt đối với môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và sự phân bổ hàng hóa. Đây là một trong những thách thức chính mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay. Năm 2013, Dự án Drawdown ra đời, với mục tiêu là nhận dạng, đo lường và mô hình hóa 99 giải pháp độc lập để cắt giảm cacbon dioxit và khí nhà kính nói chung từ nay đến năm 2050.

Trái Đất có thể đạt tới điểm thoái trào (drawdown) một mốc thời gian mà tại đó, lượng khí nhà kính chạm ngưỡng cao nhất và bắt đầu giảm dần qua mỗi năm. Hay nói cách khác, đó là khi hiện tượng nóng lên toàn cầu được đảo ngược.

Tập thể thành viên nghiên cứu của Dự án Drawdown bao gồm 70 cá nhân đến từ 22 quốc gia. Trong đó, gần một nửa người tham gia đạt trình độ tiến sĩ, và những người còn lại có ít nhất một bằng sau đại học. Họ đều có kinh nghiệm học thuật và chuyên môn bao quát tại những viện nghiên cứu uy tín nhất thế giới.

Những người thực hiện đã tiến hành sàng lọc để chọn ra những ý tưởng có tiềm năng lớn hơn cả trong việc giảm thiểu khí thải hoặc cô lập cacbon khỏi bầu khí quyển. Tiếp theo, họ tạo ra những mô hình tài chính và mô hình khí hậu chi tiết cho mỗi giải pháp. Những phân tích được giới thiệu trong cuốn sách này đã trải qua quá trình xử lý gồm ba giai đoạn, trong đó có giai đoạn nhận đánh giá từ những chuyên gia bên ngoài để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Dự án Drawdown đã tập hợp một hội đồng cố vấn gồm 120 con người - một cộng đồng xuất chúng và đa dạng gồm những nhà địa chất học, kỹ sư, nhà nông học, chính trị gia, nhà báo, nhà khí hậu học, sinh vật học, thực vật học, nhà phân tích tài chính, kiến trúc sư và những nhà hoạt động xã hội - những người đã đọc và đánh giá từng câu chữ trong cuốn sách.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những dấu hiệu nguy hại đang xuất hiện khắp nơi, ở cả tự nhiên và trong xã hội, từ hạn hán, mực nước biển dâng lên và sự gia tăng nhiệt độ không ngớt; tới những dòng người tị nạn, các xung đột và cảnh rời bỏ quê hương. Nhưng đó chưa phải toàn bộ câu chuyện. Đội ngũ nghiên cứu đã nỗ lực hết mình với “Drawdown - 99 giải pháp ngăn chặn thảm họa từ biến đổi khí hậu” để chỉ ra rằng có rất nhiều người vẫn kiên định và không nao núng.

Sự tích tụ khí nhà kính mà nhân loại đang trải qua ngày nay đã bắt đầu xuất hiện từ trước khi chúng ta có thể nhận thức được, tổ tiên của chúng ta không hề biết những tác hại mà họ gây ra. Điều này có thể khiến ta nghĩ rằng mình là nạn nhân của số mệnh đã được quyết định bởi hành động của những thế hệ trước. Nhưng nếu ta thay đổi cách suy nghĩ, thừa nhận rằng sự nóng lên toàn cầu xảy ra vì chúng ta - thì lúc này, sự biến đổi ở bầu khí quyển lại thôi thúc ta thay đổi và suy nghĩ lại mọi điều ta tạo ra, mọi hành động ta thực hiện. Chúng ta sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và ngừng đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ không còn coi sự nóng lên toàn cầu như một thứ không thể tránh khỏi, mà thay vào đó, ta sẽ coi đây là một cơ hội để ta xây dựng, cải tiến và thay đổi, là con đường đánh thức trí sáng tạo, lòng trắc ẩn và tài năng của con người. Trong một thế giới mà nỗi sợ hãi và sự thờ ơ ngự trị, những con người quyết đoán, không sợ hãi và dám hành động sẽ tạo ra những thay đổi. hi hành tinh rơi vào khủng hoảng, đó cũng là lúc cánh cửa cơ hội mở ra để chúng ta tạo nên một thế giới công bằng và đáng sống cho mọi loài sinh vật.

name

Tâm hồn của mỗi đứa trẻ đều giống như một cái cây. Để cái cây lớn lên cứng cáp, tốt tươi thì ngoài việc được chăm bón, tưới tắm thường xuyên, thứ trước nhất mà người trồng cây cần chuẩn bị chính là một hạt giống tốt lành. Cha mẹ gieo những hạt giống tốt lành vào lòng con, yêu thương con mỗi ngày để con lớn lên, để tâm hồn con xanh tươi, tấm lòng con rạng ngời, để con trưởng thành và dạn dĩ trước bão dông cuộc đời.

Trong cuốn “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” (tên cũ là “12 mảnh ghép giá trị dành cho con”), những “hạt giống tâm hồn” đó đã được Linda Eyre và Richard Eyre cụ thể hóa dưới tên gọi của 12 giá trị cốt lõi. Những giá trị này sẽ làm nên nhân cách của một đứa trẻ, bao gồm: Thành thật (1), Dũng cảm (2), Trầm tĩnh (3), Tự lực và tiềm năng (4), Tự kỷ luật và điều chỉnh (5), Tính trung thực và sự trong sáng (6), Lòng trung thành và tính đáng tin (7), Tôn trọng (8), Yêu thương (9), Không ích kỷ và nhạy cảm (10), Lòng tốt và sự tử tế (11) và Công bằng và nhân từ (12).

Cuốn sách nỗ lực giúp các bậc cha mẹ xác định hệ thống giá trị của mình và lựa chọn những “hạt giống tốt lành” nhất để gieo lên “mảnh đất” mới bồi trong lòng con cái. Hệ thống giá trị của bạn có thể rất giống - hoặc cũng có thể rất khác - với hệ thống giá trị trong cuốn sách, vì vốn dĩ trên đời này chẳng hề tồn tại hai hạt giống giống nhau hoàn toàn. Nhưng điều đó không thành vấn đề, bởi điều quan trọng nhất là bạn phải không ngừng phát triển nhóm giá trị riêng của gia đình mình và dạy lại những giá trị này cho con cái. Gia đình sẽ không bao giờ có thể bị thay thế bởi một thể chế, nơi mà những giá trị cơ bản được dạy và được học, giống như việc một hạt giống cây lê, lớn lên dù nó có nhiều – ít hay thậm chí chẳng có quả lê nào thì nó vẫn mãi mãi là cây lê, không khác được.

Bên cạnh việc chỉ ra 12 giá trị như 12 hạt giống thích hợp với điều kiện thời tiết của 12 tháng trong năm, “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” còn bao gồm những phương pháp thực tiễn đã qua thử nghiệm và kiểm nghiệm, và được chia theo từng đối tượng trẻ: trẻ trước tuổi tới trường, trẻ lứa tuổi Tiểu học và trẻ vị thành niên.

Ngoài “nông trại” là gia đình của chính tác giả, những phương pháp này còn được sử dụng và phát triển bởi những thành viên của tổ chức HOMEBASE – một tổ chức quốc tế gồm những người sử dụng các chương trình được thiết kế xoay quanh mô hình “nuôi dạy con bằng mục tiêu” để dạy cho con niềm vui, trách nhiệm, sự nhạy cảm và giá trị.

Trích đoạn: Về hạt giống “Không ích kỷ và nhạy cảm”

Biết quan tâm tới người khác hơn, ít quan tâm tới bản thân hơn. Học cách cảm nhận về người khác và vì người khác. Đồng cảm, bao dung, yêu thương. Nhanh nhạy trước những tình huống và nhu cầu của mọi người.

Nhạy cảm và đồng cảm rõ ràng là những giá trị quan trọng, nhưng chúng cũng là những phẩm chất thường gắn liền với sự chín chắn, trưởng thành. Có thể dạy những giá trị này cho trẻ được không?

Cậu con trai của chúng tôi, Josh, tổ chức một bữa tiệc trượt tuyết vào ngày sinh nhật lần thứ sáu. Shawni, cô chị 8 tuổi của Josh, cũng đi cùng để bố có người bầu bạn, và để giúp phục vụ món rượu táo và bánh ngọt.

Có cả tá con trai ở bữa tiệc, và tất cả chúng đều la hét ầm ĩ, vui vẻ. Ít nhất thì cũng là tôi thấy thế.

Sau đó, tôi thấy một điều rất kỳ lạ. Josh leo lên đỉnh đồi với hai người bạn, Shawni gặp thằng bé ở đó và nói: “Josh, đây là bữa tiệc tuyệt vời, hầu hết các em trai ở đây đều có một khoảng thời gian vui vẻ, nhưng cậu bé đằng kia (chỉ tay) lại bị bỏ rơi, và trông cậu bé có vẻ không vui lắm, còn cậu bé mặc áo khoác đỏ ở chân đồi lại có vẻ hơi khó chịu vì chiếc xe trượt tuyết chạy không tốt lắm thì phải. Em nên đến làm cho hai bạn cảm thấy tốt hơn đi.”

Cô con gái 8 tuổi nhạy cảm này đã để ý được những việc mà tôi không để ý - rằng có hai cậu bé không vui như những người còn lại. Thay vì lo lắng, buồn phiền hoặc trầm ngâm về việc chỉ có mình là con gái ở nơi đó, lại còn lớn tuổi hơn những cậu bé còn lại, con bé lại quan sát chúng, để tâm về chúng và quan tâm, lo lắng cho chúng. --- Richard

Một số trẻ có khả năng tự nhiên và bẩm sinh về quan tâm và nhạy cảm. Những trường hợp như vậy khá hiếm, đa số trẻ, đặc biệt là trẻ đang tuổi mới lớn tự coi mình là trung tâm, là “cái rốn của vũ trụ”. Quả thật, hầu hết những vấn đề mà trẻ vị thành niên phải đối mặt (dù là nổi loạn theo cách nào đi chăng nữa hay là xấu hổ cùng cực hoặc rút lui) đều bắt nguồn từ việc chúng quá quan tâm tới bản thân.

Tuy nhiên, trẻ có thể bắt đầu học để trở nên nhạy cảm và không ích kỷ từ khi còn rất nhỏ, và chúng nên học điều đó như học một kỹ năng, một khả năng và một giá trị.

Trẻ gặp khó khăn để đồng cảm và thể hiện cảm xúc với người khác. Trẻ vị thành niên thích mượn quần áo, nhưng nhiều đứa lại ghét phải cho người khác mượn (quần áo), và thường quên trả lại hoặc quên “sửa chữa hư hại”. Cha mẹ phải thật sự nỗ lực và đôi khi phải mất rất nhiều thời gian thì mới giúp trẻ nhận ra rằng thế giới không chỉ xoay quanh mình chúng, rằng cảm giác của những người khác cũng quan trọng, và rằng có rất nhiều thứ có thể học từ việc cho đi điều mà chúng thực sự muốn có vì lợi ích của người khác.

Một hôm, hai cậu con trai của chúng tôi, một lên 6 và một lên 9, đã tranh nhau một chiếc ghế. Cứ như thể đó là một mục tiêu không gì lay chuyển và một việc không thể cưỡng lại được. Đứa nào cũng khăng khăng rằng chiếc ghế cuối cùng đó đúng là chỗ của nó và nó là người đến trước. Khi cuộc đấu trí chuyển thành cuộc chiến la hét, khóc lóc và sắp chuyển thành một cuộc ẩu đả, tôi đã cân nhắc hai khả năng: (a) dành một chút thời gian để tìm hiểu xem ai đúng; hoặc (b) cho cả hai đứa ra “ghế ăn năn” ngồi cho đến khi mỗi đứa có thể xác định được mình đã làm sai việc gì. Nhưng trong trường hợp này, tôi nghĩ là không khả năng nào phát huy tác dụng. Vì thế, tôi đã nói: “Mẹ sẽ quan sát hai con, và xem ai sẽ cư xử đúng đắn. Mẹ nghĩ cả hai con đều biết việc đúng đắn cần làm để giải quyết vấn đề này”. Sau khoảng 15 giây im lặng, vẻ mặt của đứa mà tôi cá là sẽ buông tay khỏi nửa chiếc ghế toát lên vẻ hối lỗi. Sau khi thấy đứa không ích kỉ được khen ngợi hết lời, đứa còn lại cũng đưa chiếc ghế về phía đứa kia. --- Linda

CHỈ DẪN CHUNG

Khen ngợi. Hãy tích cực khen ngợi trẻ mỗi khi chúng có dấu hiệu, biểu hiện hoặc đôi khi chỉ là những ý nghĩ không ích kỷ. Hãy coi một hành động chia sẻ đơn giản ở trẻ - đặc biệt là trẻ nhỏ - cũng là một lý do đáng để tổ chức ăn mừng ghi nhận và khen ngợi. Khi trẻ chia sẻ, cho đi, hoặc nhìn thấy và phản hồi lại những nhu cầu của người khác, hãy khen ngợi trẻ, hãy bế trẻ lên, ôm trẻ và chỉ cho trẻ thấy điều mà trẻ vừa làm với người khác có ý nghĩa như thế nào.

Cho trẻ chịu trách nhiệm. Hãy cố khơi gợi sự đồng cảm và thương xót ở trẻ trước những khó khăn, thách thức của người khác. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Harvard đã chỉ ra mối liên hệ thú vị giữa mức độ trách nhiệm mà trẻ được trao và xu hướng trở nên vị tha, quan tâm tới người khác của trẻ. Hiển nhiên là trẻ được cho mọi thứ, chỉ trừ trách nhiệm, không những sẽ trở nên hư hỏng mà thực tế còn đánh mất cảm giác quan tâm, lo lắng.

Trong suốt tháng này, nhấn mạnh và định nghĩa lại những trách nhiệm mà bạn trao cho trẻ, cũng như sự đáng tin mà bạn kỳ vọng ở trẻ. Bất cứ khi nào có cơ hội hãy thảo luận những trách nhiệm mà người khác có và cách chúng ta phải đồng cảm với những gánh nặng của người khác như thế nào.

Dạy bằng cách làm gương và tích cực lắng nghe. Hãy thể hiện cho trẻ thái độ đồng cảm và các kiểu nhạy cảm mà bạn muốn chúng học hỏi. Hãy cố gắng biến sự quan tâm và lắng nghe của bạn trở nên hữu hình hơn. Có một cách để làm được điều này, đó là “tích cực lắng nghe”. Thay vì chỉ đạo, quản lý và chất vấn trẻ, hãy cố gắng lắng nghe thực sự điều trẻ nói. Hãy tóm lược những điều trẻ đã nói theo cách có thể khẳng định với chúng rằng bạn đã nghe được điều chúng nói, đã hiểu điều đó, và có quan tâm tới điều đó. Thủ thuật này đôi khi còn được gọi là thủ thuật Rogerian1.

Ngoài việc khuyến khích trẻ nói với bạn nhiều hơn, tích cực lắng nghe còn tạo thành ví dụ điển hình cho kiểu nhạy cảm mà bạn muốn con mình phát triển.

Tôi còn nhớ một chuyện đơn giản thể hiện tính hiệu quả của thủ thuật này:

Một buổi tối, tôi ngồi ở bên mép giường của cô con gái 5 tuổi Saydi và hỏi con bé trường mẫu giáo hôm đó thế nào. “Ổn ạ”, Saydi trả lời, nhưng trông con bé không vui khi nói điều đó. “Sao thế, con gái? Có gì khiến con lo lắng à?”

“Không hẳn ạ.”

Hôm đó là một ngày dài với tôi, tôi thực sự quá mệt mỏi để tiếp tục dò xét. Tôi rất mệt, tôi chỉ định đặt lưng xuống giường, nằm gối lên gối của Saydi khoảng một phút. Một phút hóa thành năm phút - im lặng - tôi đã bắt đầu lơ mơ khi Saydi nói: “Bố, con cần một người bạn mới”.

Thật thú vị là sự phản ứng trước những nhu cầu của con cái đã trỗi dậy trong tâm trí người làm cha như tôi. Nếu như mọi khi, tôi gần như đã nói: “Sao thế? Con chưa có đủ bạn à?” Sau đó là hỏi: “Có bạn nào ích kỷ với con à?” rồi lại nói: “Con biết không, để có bạn, con cần phải làm bạn”. Rồi lại khẳng định: “Mà bố cũng là bạn con, con biết mà!”

Đây đều là những phản ứng đặc trưng của cha mẹ. Chúng ta cố gắng chất vấn, bảo vệ, hoặc răn dạy và giải quyết, hoặc an ủi và “nhanh nhanh chóng chóng giải quyết vấn đề”.

Nhưng tối nay, có lẽ vì tôi đã rất mệt, tôi không đặt bất cứ câu hỏi gì trong số những câu hỏi kể trên. Tôi chỉ nói: “Bố hiểu, con cảm thấy muốn có một người bạn mới.”

“Vâng ạ. Bố biết Amy không? Người bạn cũ tốt nhất của con ý, hôm nay bạn ý không tốt với con”.

Một lần nữa, những phản ứng thông thường lại xuất hiện trong đầu tôi: “Bạn ấy đã làm gì?” hay “Con ích kỷ với bạn ấy à?” hoặc “Bố có cần gọi điện cho bố mẹ bạn ấy và hỏi chuyện không?”

Nhưng lại một lần nữa tôi chỉ tích cực lắng nghe. “Ừm, lý do con cảm thấy con cần một người bạn mới là vì người bạn tốt Amy của con không đối xử tốt với con.”

“Vâng ạ. Lúc ra chơi, chúng con đang chơi thì bạn ấy thô lỗ và…”

Để câu chuyện dài trở nên ngắn gọn, tôi tóm lại là con bé kể và kể. Tôi cứ nằm đó trong bóng tối, gối đầu lên hai bàn tay đan chéo vào nhau và lắng nghe, cứ khoảng 10 phút lại nhắc lại điều gì đó với con bé như một cách củng cố. Saydi nói với tôi tất cả mọi thứ - con bé cảm thấy như thế nào, con bé thích gì, con bé nghĩ gì về mọi thứ. Tôi không bao giờ có thể biết được nhiều như thế bằng cách tra hỏi. --- Richard

Nói “xin lỗi”. Hãy thể hiện cho con thấy sự nhạy cảm của bạn và giúp chúng cảm thấy nhạy cảm với bạn. Bất cứ khi nào bạn phạm sai lầm hoặc đưa ra nhận định sai, hoặc khi ít nhạy cảm với những nhu cầu của con (khi bạn bận, mải mê…), hãy tiến về phía trẻ và nói xin lỗi vì đã không nắm bắt và nhanh nhạy trước những việc chúng lo lắng hoặc trước những điều chúng cần.

Cố gắng nói với con những việc chúng làm khiến bạn cảm thấy như thế nào. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn cảm nhận của bạn và nhạy cảm hơn với những cảm nhận đó. Nếu đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn của bạn nói rằng bạn thật lạ, hãy nói với nó rằng điều đó khiến bạn thấy bị tổn thương. Đôi khi trẻ nghĩ về cha mẹ như những người mà chúng có thể trút bầu tâm sự mà không cần để ý gì. Hãy nói với chúng không chỉ những điều gây tổn thương mà cả những điều tích cực. Chẳng hạn “Bố/Mẹ cảm thấy rất vui khi nhìn thấy con dọn dẹp mà không cần phải nhắc nhở hoặc giúp đỡ em làm bài tập về nhà”. Phải nhớ rằng không ích kỷ không phải tự nhiên mà có. Hãy cố gắng duy trì sự kiên nhẫn của bạn khi triển khai “tháng” này. Ai sinh ra cũng có một chút ích kỷ. Không có đường tắt để học cách không ích kỷ. Đó là một quá trình đòi hỏi phải suy nghĩ, luyện tập và phải có một chút chín chắn, trưởng thành

name

Nội dung trong cuốn sách được tổng hợp từ các nghiên cứu khoa học, những cuốn sách “để đời” trong lĩnh vực phát triển con người, từ chính hành trình phát triển bản thân của tác giả cũng như những người đã được tác giả giúp đỡ trong quá trình đào tạo.

Bố cục của cuốn sách đi từ việc kết nối chính bên trong bạn bằng việc trả lời những câu hỏi như: “Mình là ai?”, “Mình muốn gì?”, “Làm thế nào để luôn luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng?” hay “Làm thế nào để sống có ý nghĩa?”. Cuốn sách sẽ đưa bạn – người có một hoặc nhiều hơn những băn khoăn đó – qua một hành trình phát triển để có thể kết nối với phiên bản tốt nhất của bạn, hành động mỗi ngày để phát huy nó và sau đó góp sức cho mọi người. 

+TRÍCH ĐOẠN:

“Nhiều lúc, chúng ta mải miết tìm kiếm những thứ mà chúng ta đã có. Nhiều lúc, chúng ta cứ chạy theo những ảo ảnh, những điều xa vời, để tìm kiếm hạnh phúc mà quên rằng hạnh phúc bắt đầu từ những điều giản dị xung quanh chúng ta. Nhiều lúc, chỉ cần bình tâm, nở một nụ cười, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng mình đang sống.

Với mong muốn giúp bạn phát triển “hạt mầm” tích cực tuyệt vời nhất của bạn, thông qua cuốn sách tác giả mong muốn gửi lời cảm ơn đến những điều giản dị xung quanh chúng ta đã làm nên vẻ đẹp cuộc sống. Chính vì vậy, cuốn sách này đề cập đến những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống thường ngày mà tôi đã được nghe và trải nghiệm.

Steve Jobs từng nói: “Bạn không thể đứng ở hiện tại để kết nối các điểm đến tương lai, bạn chỉ có thể đứng từ tương lai để kết nối các điểm về hiện tại. Bạn phải tin rằng các điểm đó sẽ kết nối với nhau bằng một cách nào đó trong tương lai. Bạn phải tin vào một điều gì đó – con tim, số phận, định mệnh, cuộc sống, bất kỳ điều gì”.

Cuốn sách này giúp bạn kết nối với phiên bản tốt nhất của bạn, sau đó xác định những hành động, thói quen bạn cần phát huy ở hiện tại để đạt tới con người tốt nhất đó. Để phát huy được phiên bản tốt nhất, bạn cần xác định hiện tại bạn đang ở đâu trên hành trình phát triển của bản thân, có kế hoạch hành động tối ưu để phát triển bản thân bạn”.

name

Ramon là một cậu bé rất thích vẽ, cậu có thể vẽ “bất cứ lúc nào, bất cứ thứ gì và bất cứ nơi nào”. Nhưng một hôm, Ramon đang vẽ lọ hoa thì anh trai Leon nhìn bức vẽ cười phá lên: “cái gì thế này”. Tiếng cười đã ám ảnh cậu bé và Ramon luôn cố gắng để bức tranh của mình trông “đúng” hơn nhưng vô ích. Các bức vẽ lần lượt được vứt xó ở góc nhà! Khi sự chán nản của cậu bé lên đến cực điểm, Ramon phát hiện những bức vẽ của mình được em gái Marislo trân trọng dán khắp phòng. Cô bé còn nhận xét những bức vẽ của Ramon “trông nó thật -là lọ hoa đấy chứ” Ngắm lại những bức vẽ của mình dán trên tường, Ramon thấy “chúng đúng là trông thật –là!” Từ đó, Ramon cảm thấy lòng nhẹ nhõm,  suy nghĩ kiểu thật-là cho phép những ý tưởng của cậu bé được tuôn trào phóng khoáng. Cậu bắt đầu vẽ những gì mà mình cảm nhận được – những nét vẽ nguệch ngoạc, nhảy nhót tưng bừng và không chút lo âu.

name

Bố mẹ ơi! Có bao giờ nghe con hỏi về bộ phận trên cơ thể của mình lại hoạt động như vậy không nhỉ. Đại loại như:

– Tại sao mình phải ngủ hả Bố?

– Tại sao con người cũng có móng tay nhưng lại không dùng để leo trèo như con vật?

– Mẹ ơi, cắt móng taị sao không bị đau mẹ nhỉ!

– Tại sao mình lại đi ị mỗi ngày vậy bố mẹ?

– Tại sao chân mình ngày càng cao nhưng tay, đầu, mình lại không dài ra bố nhỉ?

– Mẹ ơi, tại sao con đưa tay lên bên trái ngực nó lại có tiếng đập thình thịch vậy ạ?

– Bố ơi, cơ thể của mình lại lúc nóng lúc lạnh vậy bố nhỉ? Tại sao mình lại sốt

Và bạn đáp:….. Ờ, Ơ, À,, Ờ,….. “Vì bố mẹ nghe ông bà nói vậy,…..phải như thế này, như thế kia, blabla…”

Thôi nào! Điều đó không thể xảy ra với “tiểu vũ trụ” của chúng ta được. Hãy thỏa mãn sức khám phá của bé bằng câu trả lời thật logic, chính xác, và kèm theo đó là hình ảnh thật thú vị bố mẹ à. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho tư duy của trẻ sau này.

Mà hỏi thật là bạn có bao giờ tự thắc mắc về những điều này không nhỉ?

Và nếu bạn có thắc mắc và đã giải đáp nó  thì điều đó thật tuyệt. Nhưng chắc có lẽ bạn phải dùng một cái gì đó để chỉ lại cho con biết chứ đúng không?

Con nếu bạn chưa giải đáp được thắc mắc này. Thì cách tốt nhất bạn hãy thú nhận với con rằng: “Con yêu, bố mẹ cũng không biết lý do tại sao nữa, mình cùng tìm hiểu nó con nhé!”

Bí mật chuyện đi ị

Cuốn sách được xem là thú vị nhất và luôn là đề tài thu hút các bạn nhỏ. Dường như các bạn sẽ không ngần ngại để săn tay áo lên và bắt đầu cuộc hành trình “Vì sao cục phân ra đời?”

Một câu chuyện vô cùng hài hước giữa một đám bạn và Vương quốc Phân. Câu chuyện này chắc chắn sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi thắc mắc của bé tại sao con lại đi ị và bạn kia là bạn nào thế, tại sao lại chui ra từ con? Không những thế, tác giả rất thông minh khi đưa bé vào sâu trong cuộc trò chuyện bằng các kiến thức về việc sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, thái độ,… Thông qua đó, các bé có thể nắm được các kiến thức một cách cụ thể, dễ hiểu và dễ thực hiện. Hãy tạo cho bé thói quen tốt ngay lúc này nhé!

name

Cuốn sách “Dạy trẻ kiến thức bách khoa” được tái bản từ cuốn “Dạy trẻ về thế giới xung quanh”.

Glenn Doman đã dành hơn nửa thế kỷ để chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi tốt hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Ông đã thành lập Viện Nghiên cứu Thanh tựu Tiềm năng Con người để nghiên cứu lý do tại sao những trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 6 lại có thể học tốt hơn và nhanh hơn so với những đứa trẻ lớn tuổi hơn – đồng thời hướng dẫn các bậc phụ huynh phương pháp để giáo dục trẻ thông minh ngay từ khi còn nhỏ.

“Dạy trẻ kiến thức bách khoa” cung cấp một chương trình toàn diện để cho bạn thấy việc dạy trẻ cách đọc, làm Toán và mở rộng khả năng học hỏi dễ dàng và thú vị đến mức nào. Cuốn sách hướng dẫn bạn cách bắt đầu và mở rộng chương trình đầy ý nghĩa này. Cách tạo ra và sắp xếp các tài liệu cần thiết và cách để phát triển toàn diện hơn khả năng học hỏi của trẻ.

Bằng cách thực hiện những chương trình đơn giản hàng ngày với một thái độ thoải mái và yêu thương, bạn sẽ giúp trẻ có đủ khả năng để trải nghiệm niềm vui thích học hành và chính bạn sẽ tạo dựng cho con mình những lợi thế đầy sức mạnh để chúng có thể mang theo trong suốt cuộc đời.

Tài năng có sẵn trong tất cả những đứa trẻ sơ sinh. Nguồn gốc của thiên tài không chỉ nằm ở những gì được thừa hưởng từ tổ tiên, mà còn có ở một hạt giống mà chúng ta gieo trồng trong cơ thể của những đứa trẻ từ khi sinh ra.

Tác giả:

Glenn Doman tốt nghiệp ngành Vật lý trị liệu năm 1940 tại Đại học Pensylvania. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Năm 1955, ông thành lập Viện Nghiên cứu Thanh tựu Tiềm năng Con người tại Philadelphia, bang Pennsylvania. Ông cũng là tác giả của loạt sách bán chạy dành cho cha mẹ như: Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ, Dạy trẻ về thế giới xung quanh, Dạy trẻ học Toán, Dạy trẻ biết đọc sớm,…

Janet Doman là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng con người và là con gái của Gleen Doman. Sau khi hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Pennsylvania, Janet đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp tạo nên “các bậc cha mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới”, cô giúp họ khám phá tiềm năng to lớn của con cái mình và cả tiềm năng trở thành các nhà sư.

name

Tớ là Jonas và tớ ở trong đội bóng cùng với Sara, Indrani, Tenzin và Mehmet. Bọn tớ rất “khác nhau” có lẽ vì bọn tớ theo các tôn giáo khác nhau.  Cách bọn tớ ăn mừng mỗi lần chiến thắng trong các trận đấu cũng chẳng hề giống nhau nốt.

Thầy huấn luyện của tớ tên là Ferdinand Lichte và rất am hiểu về các tôn giáo trên thế giới. Nhờ thầy mà giờ bọn tớ lại hiểu thêm về tôn giáo của chính mình. Ngoài thầy thì hai người bạn là thiên thần nhỏ và quỷ nhỏ cũng góp phần làm cho các cuộc thảo luận về tôn giáo thêm nhộn nhịp.

Bắt đầu, tất cả đều cùng thảo luận và tìm hiểu về Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Nào thì có tổng cộng bao nhiêu tín đồ và họ tập trung chủ yếu ở đâu? Các tín đồ đến với tôn giáo như thế nào? Từ khi mới sinh hay họ tự giác ngộ? Biểu tượng của các tôn giáo là gì? Họ tôn thờ những ai? Họ sinh hoạt tôn giáo ở đâu? Họ đọc gì? Họ tin vào những gì? Mục tiêu của họ là gì? Nhận vật quan trọng là ai? Sự kiện quan trọng là gì? Những người lãnh đạo là ai? Hay giáo lý và ngày lễ quan trọng là gì? Thực ra trả lời được tất tần tật những câu hỏi này thì coi như bọn tớ đã trở thành các “giáo sư” tôn giáo rồi đấy.

Nhưng mà bọn tớ không chỉ hỏi thầy mà còn hỏi lẫn nhau, rồi hóa thân thành những nhân vật thời xưa để hiểu được rất nhiều điều kỳ thú về tôn giáo. Bọn tớ cũng còn theo chân một số nhân vật quan trọng để hiểu được lý do tại sao tứng tôn giáo lại có màu sắc siêu khác biệt. Vui nhất là bọn tớ còn tới nhà nhau dự những ngày lễ quan trọng nữa.

Cậu thấy tò mò về các tôn giáo trên thế giới không? Nếu có và chưa kể còn muốn trở thành “giáo sư” tôn giáo, rất đơn giản thôi. Cậu chỉ cần cầm cuốn sách có tên” “GIÁO SƯ” tôn giáo này và đọc ngấu nghiến đi. Biết đâu sau khi đọc xong, cậu sẽ trở thành một giáo sư tôn giáo đích thực. Rất có thể đấy! Vì có hẳn cả bài kiểm tra và câu đố giúp cậu ở cuối sách nữa mà.

name

Đi học là niềm vui thì sẽ dễ học giỏi vì thích học. Tiết kiệm tiền là niềm vui thì cũng dễ trở thành thói quen tốt cho con trẻ.

“Những cuộc phiêu lưu của Billy & Penny” là cuốn sách đầu tiên mà Suze Orman bước vào thế giới thiếu nhi, câu chuyện kể về tờ tiền giấy 1 đôla tên là Billy và đồng xu tên Penny. Đây là một câu chuyện vui nhộn mang tính giáo dục cho các bé về việc trân trọng và tận dụng tiền bạc, thậm chí là từng đồng xu một.

Câu chuyện bắt đầu khi một ngày nọ, Billy và Penny nhận ra gia đình mà họ đang cùng nhau chung sống xem nhẹ giá trị của họ, thế là cả hai đã quyết định mất tích để gia đình nhận ra giá trị thật của mình.

Liệu điều gì sẽ xảy đến với cả Billy và Penny?

Liệu chuyến phiêu lưu của họ có giúp gia đình chủ nhân coi trọng họ hơn sau khi thiếu vắng họ?

Liệu chúng ta đã thực sự trân quý từng tờ tiền, thậm chí là 1 đồng xu nhỏ nhoi?

Còn bạn, bạn nghĩ gì về giá trị của 1000 đồng?

Thông qua câu chuyện, Suze Orman muốn truyền tải tư duy giáo dục đến tất cả chúng ta và cả thế hệ tương lai, con cái của chúng ta – Hãy trân quý từng đồng tiền nhỏ, vì chính chúng tạo nên những giá trị to.

Nhiều phụ huynh lo ngại việc cho con tiếp xúc với tiền từ sớm sẽ làm trẻ dễ nảy sinh tư tưởng đua đòi. Nhưng nếu né tránh không dạy trẻ quản lý cách chi tiêu trong phạm vi có thể, cũng không phải là cách hay. Điều quan trọng là cách truyền đạt và giáo dục trẻ như thế nào về ý nghĩa và cách sử dụng đồng tiền chứ không phải cấm đoán trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với đồng tiền. Giáo dục con cái về tiền bạc - cách quản lý, tiết kiệm và chi tiêu một cách thông minh - chính là những kỹ năng thiết thực dành cho trẻ.

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

- Suze Orman – một Chuyên gia Tài chính Cá nhân danh tiếng trên Kênh CNBC với hơn 11 năm tư vấn tài chính, 9 lần có sách nằm trong top bán chạy nhất do tờ New York Times bình chọn, là người dẫn chương trình truyền hình đã 2 lần thắng giải Emmy và là một trong những diễn giả truyền cảm hứng hàng đầu hiện nay.

- Suze Orman trở nên quen thuộc trên toàn thế giới với cái tên “nữ phù thủy tài chính cá nhân số 1 nước Mỹ”, bà được mệnh danh là “Chuyên gia Tài chính được tín nhiệm nhất nước Mỹ" và là “cố vấn tài chính phái nữ quyền lực độc nhất”.

RBooks mời bạn đọc cùng khám phá 6 quyển sách của Suze Orman mà công ty tái bản phát hành trong năm 2019: “Phụ nữ & tiền bạc”; “Lớp học về tiền”; “9 bước tự do tài chính”; “Bí quyết quản lý tiền dành cho người trẻ tuổi, tài năng nhưng khánh kiệt”; “Các quy luật của tiền”; “Những cuộc phiêu lưu của Billy & Penny”.

name

Cuốn sách chứa đựng những câu cha mẹ nên nói để khích lệ con.

Và là hành trình giúp chúng ta trở thành cha mẹ thông thái.

name

Lúc nhỏ, tớ sống ở nhà thờ Thiên Chúa giáo. Bố mẹ tớ là mục sư. Tầng một của nhà tớ là nhà nguyện. Mẹ thường bảo tớ: “Thần linh đang quan sát cho đấy!” Đúng là có một vị thần thi thoảng hay bày ra những thử thách để khiến tớ chú ý thật. Thần nói: “Hãy thử làm những việc tốt xem sao!” Khi thử làm chúng, tớ có cảm giác thần còn khuyến khích tớ: “Cứ thế, cứ thế!” nữa. Có lẽ thần luôn quan sát tớ như mẹ nói thật. Vì thế, từ hôm nay tớ hứa sẽ làm thật nhiều thật nhiều việc tốt hơn nữa.

Còn các cậu thì sao?

Chưa kể, cuốn này còn có hai trang cuối để các bạn có thể tự sáng tạo nên vị thần của chính mình, các bạn có thích thần linh hay không, hay bé bắt đầu làm việc tốt như thế nào?

name

Cùng thử làm hộ chiếu Santa nào! Làm 100 việc tốt đấy! Làm được một việc tốt thì sẽ được dán tem lên hộ chiếu.

Các bạn có giống với Kantaro, cũng muốn được nhận quà của ông già Noel, nên liền bắt đầu làm việc tốt. Nhưng Kantaro thì không biết làm việc tốt là làm việc như thế nào, cho tới khi cậu bé dần dần cảm nhận được đối phương mà cậu làm việc tốt cho phải thực sự hạnh phúc và vui vẻ thì mới được gọi là làm việc tốt. Cậu bé đều làm việc tốt cho từng người một và cảm giác rất sung sướng khi được dán tem lên thẻ. Nhưng tới khi cậu muốn làm việc tốt cho bà thì bà cậu lại từ chối và cảm thấy vô cùng tức giận, vì nghĩ cậu làm việc tốt chỉ là để tích đủ tem, dán lên thẻ thông hành mà thôi. Cậu đã xé rách luôn thẻ thông hành, khiến bà rất ngạc nhiên. Ngày noel cũng sắp tới, bà liền dán lại thẻ thông hành và cầu mong đứa cháu đáng yêu Kantaro của bà ược nhận quà.

Câu chuyện đơn giản, nhưng sẽ giúp các bạn biết thế nào là làm việc tốt và làm việc tốt cho ai và bằng cách nào.

Noel sắp tới, đây cũng là dịp để các bạn nhỏ ôn lại một năm qua mình đã làm được những việc gì, hoạch định tất cả những việc tốt mình sẽ làm và cảm nhận những việc đó cũng như phản ứng, cảm xúc của người nhận được việc tốt ấy. Việc này sẽ vô cùng ý nghĩa đấy! 

name

Trước khi tham gia chương trình Thạc sĩ Giáo dục của Đại Học Harvard, tác giả Trương Phạm Hoài Chung có thời gian 5 năm làm việc trực tiếp với phụ huynh và học sinh cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giúp họ vạch ra kế hoạch để xây dựng bộ hồ sơ du học Mỹ thành công, bên cạnh đào tạo các bài thi chuẩn hóa. Tuy nhiên, anh tự thấy mình chưa trả lời thỏa đáng các câu hỏi: Một học sinh điển hình của Mỹ được trang bị những gì trước khi bước vào đại học? Môi trường giáo dục Mỹ hiện đang theo những xu hướng gì? Bài học gì Việt Nam có thể áp dụng ngay để tạo niềm tin cho phụ huynh? Vì thế trong thời gian du học ở Harvard, anh luôn bị thôi thúc viết ra những suy nghĩ và quan sát của mình khi theo học ở ngôi trường này. Và đó là lý do Nhật ký 300 ngày ở Harvard: Học để thay đổi thế giới ra đời.

Quyển sách là tập hợp những câu chuyện nhỏ sau 300 ngày học hỏi và lang thang đến mọi ngóc ngách của Harvard (và MIT, một trường đại học hàng đầu khác của vùng Boston mở rộng). Đây là chia sẻ hằng ngày trên Facebook vì thế nó chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu của tác giả. Ý tưởng đó có thể là những công cụ mới giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam tự học kiến thức và kỹ năng mà một bạn người Mỹ đồng trang lứa đang được trang bị. Ý tưởng đó có thể là những mẹo vặt để phụ huynh định hướng tốt hơn cho con mình để theo kịp xu hướng tuyển sinh đại học Mỹ. Ý tưởng đó có thể là những triết lý hay đột phá trong giáo dục dẫn đến một nền giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em ở một khu vực nào đó. Quyển sách được thiết kế như một trang Facebook của một người bạn mình hay theo dõi: giải trí mà vẫn có những bài học mình cần suy ngẫm thông qua những câu chuyện ngắn từ một trải nghiệm thật 100% ở Harvard. Hy vọng là độc giả sẽ tự trang bị cho mình những công cụ học hỏi mới và có định hướng đúng đắn hội nhập toàn cầu trong thế kỷ 21.

Bên cạnh những bài học trong lớp từ giáo sư và đồng môn Harvard, anh còn tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống sinh viên xa nhà và cách chống trầm cảm, về ước mơ hoài bão của cộng đồng du học sinh Việt, về những thử thách và cơ hội đối với giới trẻ trong thế kỷ 21, và thật tình cờ về một ngày dẫn ca sỹ Mỹ Tâm dạo chơi quanh khuôn viên trường.

Quyển sách không đưa ra câu trả lời cụ thể mà gợi mở những ý tưởng đang thịnh hành ở Mỹ để người đọc tò mò và tìm hiểu thêm bằng cách Google nhiều nguồn khác nhau. Tựa đề quyển sách là khẩu hiệu của trường Giáo Dục Harvard, với ý nghĩa đơn giản là không có điểm dừng cho quá trình cải thiện thế giới mình đang sống và việc tự học hỏi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đổi mới: “HỌC ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI”.

name

Cuốn truyện tranh này được ra đời sau khi tôi gặp gỡ những trẻ có được ký ức về khoảng thời gian còn ở trong bụng mẹ mình. Tôi vô cùng ngạc nhiên lúc hỏi các cháu: “Tại sao các cháu ra đời?” thì tất cả đều trả lời: “Tất nhiên là để làm cho mẹ vui rồi ạ!” Hóa ra, trẻ luôn tự tin mình sẽ đem lại niềm vui cho mẹ rồi cho cả những người xung quanh. Trẻ luôn mong muốn mẹ sẽ vui với những việc mình làm, nhưng mẹ lại luôn la mắng trẻ. Nếu có thể làm mẹ vui, trẻ cũng sẽ làm cho những người xung quanh vui.

Nếu ai cũng vui thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao. Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc mẹ có vui hay không đấy!

name

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Việt Nam, thu nhập của mỗi hộ gia đình đều tăng lên. Mối bận tâm của ba mẹ từ “ăn sao cho no” thành “ăn sao cho đủ”. Khi mà sự hấp dẫn mang tên “đồ ăn nhanh”, sự lo lắng khi trẻ “không chịu ăn rau xanh” hay các thức quà ăn vặt tràn lan khiến bố mẹ không khỏi suy nghĩ xem nên tạo cho con một chế độ ăn như thế nào.

Nhưng có một sự thật là những món ăn không tốt cho sức khỏe thì thường thơm ngon và màu sắc lộng lẫy hơn hẳn và trẻ thì thường bị thu hút bởi điều đó. Cha mẹ thì thường bó tay trước sự nài nỉ hoặc cáu bẳn đòi hỏi của trẻ, những phụ huynh cương quyết hơn thì lại dẫn đến cãi vã hay khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. Rõ ràng là chúng ta muốn điều tốt cho con cơ mà.

Vậy làm thế nào để có thể giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh?

Hãy nhớ rằng trẻ đủ nhận thức nếu cha mẹ thể hiện đúng sai trước mặt con và giảng giải cho trẻ từ khi chúng con nhỏ. Và đặc biệt phải trở thành ví dụ cho con.

Cuốn sách Mẹ là Doctor Chef được viết bởi huấn luyện viên dinh dưỡng Trần Thị Ánh Phương nhưng cũng là một người mẹ, một người săm sắn từng bữa cơm cho gia đình với những mong muốn tốt đẹp nhất cho con.

Qua cuốn sách cha mẹ sẽ biết được:

Cách giúp trẻ tự giác tiếp nhận và phân loại những loại thức ăn có lợi và hại cho sức khỏe.

Vì sao cả trẻ và ba mẹ đều cần “học ăn”.

Thức ăn bổ sung có thực sự tốt?

Với những nội dung được gắn liền với những câu chuyện cổ tích, những hình tượng quen thuộc với trẻ không chỉ thu hút mà còn khiến những kiến thức dinh dưỡng khô khan trở nên dễ tiếp thu và áp dụng.

Trích đoạn sách hay:

MẸO KHUYẾN KHÍCH BÉ ĂN RAU DÀNH CHO BỐ MẸ

Với rau lá: Các bé có thể gặp khó khăn với phần cuống dai hơn, nên khi mới ăn có thể cắt ngắn cho bé ăn phần lá và cuống non trước. Rau lá trộn với vừng lạc giã nhuyễn (không thêm muối) rất ngon. Một số loại rau lá lại hợp với dầu vừng, dầu olive,... Rau đã luộc và trộn vừng lạc có thể được giã nhẹ nhàng nếu bé vẫn khó ăn. Bố mẹ nên tăng dần độ thô, độ “xơ” của rau để con làm quen và tự mình xử lý được rau chứa nhiều chất xơ hơn. Các bố mẹ biết không, trẻ em châu Phi thường xử lý chất xơ tốt hơn so

Dành cho bố mẹ với trẻ em châu Á và đặc biệt là hơn đứt trẻ em châu Âu, chính là nhờ việc làm quen với thức ăn có nhiều chất xơ từ nhỏ đấy.

Với củ: Nên hấp hoặc luộc cả củ rồi mới gọt vỏ và cắt thì củ sẽ ngon ngọt hơn. Các mẹ sẽ bất ngờ khi nếm thử su su nguyên vỏ luộc cả quả, cà rốt nguyên vỏ luộc cả củ hay đậu cô ve chỉ ngắt 2 đầu để dài ngoằng ngoẵng cho vào luộc. Tất nhiên, chúng ta cần chọn rau củ sạch không hóa chất phun xịt rồi. Luộc hay hấp xong rồi thì mới gọt vỏ, cắt nhỏ (nếu cần). Củ luộc kiểu này chấm vừng lạc rất ngon.

Để ý một chút, các mẹ sẽ biết kết hợp không chỉ rau mà còn cả củ và kết hợp nhiều loại rau củ màu sắc khác nhau, cách chế biến khác nhau cho thực đơn của nhà mình thêm phong phú mà không mất quá nhiều thời gian sơ chế chuẩn bị. Mỗi khi lên thực đơn, bạn chỉ cần tự hỏi “Hôm nay, rau củ nhà mình sẽ có mấy màu” thay vì thói quen xưa cũ “món mặn hôm nay là món gì?” Muốn thay đổi thói quen, cần phải thay đổi cách nghĩ trước đã.

Dù định hướng “ăn như cầu vồng” nhưng không nhất thiết các mẹ phải bày biện thành hình thù đẹp như tranh ảnh hay nhân vật hoạt hình đâu nhé, trừ khi bạn quyết định rằng mình có thể dành nhiều năm tháng để ngày nào cũng như ngày nào vui vẻ làm việc này. Còn bình thường, chỉ cần gắp đồ ăn ra đĩa một cách cẩn thận, xếp theo hình đĩa nếu được; thay vì đổ lẫn lộn một đĩa to đầy su su luộc miếng dài miếng ngắn lổn nhổn; là đã đủ đẹp mắt rồi.

Một bí kíp nhỏ rất thú vị là “rau củ quả xiên que”, áp dụng rất hiệu quả với các loại: củ luộc xắt nhỏ quân cờ, khoai luộc, cà chua bi, dưa chuột, dứa, hạt ô-liu, hạt sen tươi, bỏng ngô,... thậm chí có thể cho thêm giò hoặc chả xắt quân cờ nữa. Các bạn nhỏ thường không từ chối ăn kiểu này và bố mẹ có thể thoải mái thay đổi nguyên liệu cho phù hợp.

Các bé sẽ hào hứng ăn rau củ hơn khi chính các bé được tham gia nấu ăn, sơ chế thức ăn, đi chợ, thậm chí là trồng rau tưới rau hái rau cùng người lớn. Bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích con làm cùng bố mẹ một phần những việc nhà này, nhưng không phải “làm giúp bố mẹ”, mà là “làm cùng bố mẹ” nhé. Việc nhà đâu phải việc của riêng bố mẹ mà lại gọi là làm giúp, phải không?

Đôi khi đi mua thức ăn cùng con, các bố mẹ có thể tỏ rõ sự hào hứng của mình khi tìm mua các nguyên liệu nấu ăn, chẳng hạn có thể thốt lên với con “Ôi nhìn xem, củ cà rốt này tươi ngon chưa kìa!”, “Mẹ tìm thấy rau cải bó xôi rồi nhé, mình sẽ làm món gì thật ngon với rau này nhỉ?”... Các bé sẽ cảm nhận rõ hơn mối liên hệ giữa nguyên liệu và món ăn, sẽ được tham gia vào công đoạn chọn lựa nguyên liệu tươi ngon cho chính gia đình mình. Chắc chắn là dù có những món các bé chỉ ăn được chút xíu nhưng các bé cũng sẽ biết ơn thức ăn, biết ơn người làm ra thức ăn, biết ơn người nấu ăn cho mình... hơn đấy!

Phụ huynh không được làm xao nhãng hay khuyến khích con ăn bằng những yếu tố bên ngoài bản thân việc ăn như: vô tuyến, hoạt hình, hò reo cổ vũ mỗi miếng con nuốt, thậm chí lấy bánh kẹo, thức ăn rác làm phần thưởng. Những “chiêu trò” đối phó này không đi từ gốc rễ vấn đề và cuối cùng cũng sẽ dẫn đến bế tắc. Ăn uống tự nó đã là niềm vui và là nhu cầu bản năng của bất cứ động vật nào trong đó có con người. Đừng đánh cắp niềm vui ấy trong mỗi miếng nhai của con và đừng xóa nhòa bản năng vốn đang rất mạnh mẽ ở trẻ nhỏ ấy các bố mẹ nhé!

Không có bí kíp khuyến khích bé ăn uống tốt nào hiệu quả bằng việc bố mẹ làm gương. Một tấm gương đúng sẽ không cần nhiều lời lẽ để dạy bảo. Lời nói của bạn, con có thể quên nhưng hành động của bạn, con sẽ nhớ mãi.

name

“Hắn nhìn chằm chằm xuống nền nhà lót gạch sứ trong phòng tắm. Nhìn nước xà phòng biến thành màu hồng do hòa lẫn với máu trôi vào cống thoát nước. Có gì đó mê hoặc ở chúng, những bong bóng trong suốt màu trắng, hồng, và đỏ chen chúc nhau giữa cái hố đen ngòm rồi lần lượt rơi xuống dưới. Một tiếng nấc nghẹn phát ra từ cổ họng hắn, không cách nào nén lại được.

Mọi thứ đã đi tong hết rồi…

Ban đêm người ta cũng đâu nhìn thấy được gì, chỉ là một màu đen ngòm.

Nhìn những cửa sổ thích hơn nhiều, đêm đã muộn rồi nhưng một số vẫn còn sáng.

Thành phố chưa bao giờ thật sự ngủ say cả. Và đâu đó tại nơi này, sẽ có một người dành cho hắn...”

Câu chuyện bắt đầu trở nên nghiêm trọng khi thi thể của phụ nữ liên tục được người dân phát hiện tại các địa điểm công cộng. Từ đây, FBI vào cuộc và triệu tập nhà tâm lý học pháp chứng Zoe Bentley và đặc vụ Tatum Gray để bắt tay nhau giải quyết vụ án chấn động kinh hoàng, thậm chí phải cùng nhau dấn sâu vào tâm trí của một kẻ sát nhân bệnh hoạn, thích siết cổ phụ nữ, giao hợp với họ và cuối cùng sử dụng phooc-môn ướp xác họ. Kết cục chung cho những người phụ nữ nữ đáng thương này sẽ được phát hiện trong tình trạng lõa thể với một tư thế lạ lùng ngỡ như hệt… vẫn còn sống!

Không chỉ vậy, dòng truyện dần hé lộ quá khứ kinh hoàng của Zoe về ba phong bì đáng ngờ để lại hiện trường: những mối liên hệ kinh khủng, những nỗi sợ quẩn quanh chưa kịp chợp mắt cùng những án mạng dã man trong quá khứ mang tên “Chưa kết án”. Và đột nhiên, kẻ đi săn trở thành con mồi!

Liệu quá khứ có mãi mãi ngủ yên? 

Liệu kẻ giết người vốn dĩ là 1 con quái vật?

Và liệu có thể chặn đứng thứ trò chơi kinh hoàng mà ngay cả tên sát nhân ấy vẫn chưa biết kết thúc thực sự của của nó sẽ là gì?

 SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

- Mike Omer là tác giả của loạt tiểu thuyết ly kỳ nổi tiếng Zoe Bentley Mystery Series và Glenmore Park Mystery Series. Trước khi trở thành nhà văn, Mike là một nhà báo, nhà phát triển trò chơi và Giám đốc điều hành của công ty Loadingames.

- Anh thích viết về hai thứ: những người thực sự có khả năng trở thành thủ phạm, nạn nhân của tội ác và những thứ dí dỏm. Pha trộn những điều này, các cuốn sách của Mike Omer mang phong cách đặc trưng của chủ đề vừa rùng rợn vừa bí ẩn. 

- Ám Ảnh Kinh Hoàng nằm trong series trinh thám ly kỳ nổi tiếng Zoe Bentley Mystery, nơi tồn tại một trong những tên sát nhân hàng loạt gây kinh hoàng cả thành phố Chicago, nước Mỹ. Đây là tác phẩm ghi dấu ấn đậm nét đầu tiên của Mike Omer khi xuất sắc đạt top 2 Bestseller tại Amazon Kindlle eBooks khi vừa ra mắt mùa hè năm 2018.

name

Tác động mạnh mẽ và không thể đoán trước của sự đổi mới và gián đoạn công nghệ, kinh tế và xã hội, cùng các quy định phức tạp của chính phủ…những yếu tố này đã làm cho việc quản lý doanh nghiệp ngày nay trở nên khó khăn hơn. Mặc dù có nhiều trở ngại, nhưng hội đồng quản trị và các giám đốc doanh nghiệp vẫn có khả năng phản ứng ngay lập tức và chính xác trong mọi tình huống cho dù có phức tạp đến đâu. “Quản lý chuyên nghiệp” là một cuốn sách hướng dẫn các phương pháp tiếp cận và quy trình công nghệ mới để giúp cho công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Trong khi hầu hết các sách quản lý doanh nghiệp tập trung vào các nguyên tắc và thực tiễn đã được thiết lập, thì cuốn sách này lại nhấn mạnh những sự thay đổi trong cách thức thực hành cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ. Dựa trên kinh nghiệp làm việc của các tác giả với hơn 15.000 tổ chức và 500.000 giám đốc trên toàn cầu, cuốn sách “Quản lý chuyên nghiệp” đã chỉ ra giải pháp để các công ty có thể thay đổi cách họ hình thành và ban hành các quy định trong quản lý doanh nghiệp nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững.

“Quản lý chuyên nghiệp” sẽ cung cấp một tập hợp các ý tưởng, công cụ và chiến lược được thiết kế ra để giúp giám đốc, giám đốc điều hành cấp cao và các chuyên gia quản lý phát triển doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số. Các tác giả đã chỉ ra các bước để tận dụng các phương pháp và công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả của công việc quản lý. Ngoài ra, bằng cách áp dụng một tư duy kỹ thuật số, các hội đồng quản trị có thể đảm bảo quá trình xem xét đưa ra quyết định của họ sẽ theo kịp tốc độ kinh doanh đang phát triển chóng mặt trong thời đại kỹ thuật số. Các tổ chức tận dụng tốc độ thông tin và công nghệ thông minh hơn để đưa ra quyết định cẩn thận có thể nhanh chóng vượt qua đối thủ cạnh tranh, chiếm ưu thế hơn trên thị trường.

name

Bạn mong muốn trở thành một nhân viên kiệt xuất, một tinh anh chốn công sở trong thời đại 4.0. Bạn muốn chiến thắng công nghệ, trở thành nhân tài mà máy móc không thể thay thế? Vậy thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.

Thời đại 4.0 mang đếm nhiều thay đổi cho cuộc sống con người. Trí tuệ nhân tạo ra đời và phát triển, dần thay thế con người thực hiện một số công việc, nếu không bắt kịp xu hướng thì sẽ bị tụt lại phía sau. Mặt khác, trí tuệ nhân tạo cũng sản sinh ra các nhiều loại hình nghề nghiệp mới, tạo ra những công cụ mới để con người ứng dụng trong công việc.

Đối mặt với những thách thức của thời đại mới, làm thế nào để chúng ta không bị đào thải, mà ngược lại, có thể thích nghi và phát triển một cách tốt nhất? Câu trả lời nằm trong chính cuốn sách này đây, đó chính là học tập, thực hành và phát huy tinh thần nghệ nhân mới, kế thừa và gìn giữ những giá trị cũ, đồng thời tiếp thu và phát triển những giá trị mới.

Cuốn sách này sẽ cho chúng ta biết thế nào là tinh thần nghệ nhân mới, đâu là nhân tài hiếm có trong cuộc thách thức của công nghệ, đồng thời cung cấp cho chúng ta phương pháp và các bước thực hiện để trở thành một nhân tài như vậy.

Thế giới đổi mới từng ngày, chỉ có không ngừng thay đổi và hoàn thiện bản thân, bạn mới có thể đón đầu thử thách, vững chân trên con đường đã chọn và tiến tới thành công.

Thông tin tác giả:

Phỏ Thủ Vĩnh – Chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu Giá trị Doanh nghiệp Trung Quốc. Ông cho rằng con người là yếu tố trung tâm của mọi sự phát triển, đóng vài trò là giá trị cốt lõi của tổ chức, quyết định sự thành – bại của doanh nghiệp.

Ông từng là quản lí cấp cao của các công ty nằm trong Fortune 500, đứng đầu quản lí 1.500 người.

Năm 2013, cuốn sách “Tinh anh công sở 4.0” (tên gốc: Tinh thần nghệ nhân) đầu tiên của ông được xuất bản, đã lập tức lọt vào top bestseller và đưa tên tuổi ông lên một tầm vóc mới.

name

Series Magnus Chase và các vị thần Asgard đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu trong Cửu Giới của chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để kể. Dưới ngòi bút độc đáo của Rick Riordan, hãy một lần nữa đồng hành cùng Hearthstone,Blitzen, Samirah, Alex, Jack, T.J, Mallory, Halfborn vào một chuyến phiêu lưu kì thú khó quên qua thế giới thần thoại Bắc Âu. Trong lúc Magnus đi thăm người chị họ Annabeth, những người bạn của cậu đã bị kéo vào một loạt những tình huống nhầy nhụa, lông lá và bốc mùi, buộc họ phải vận dụng hết trí lực để chống lại bọn khổng lồ não phẳng, đám sinh vật dã man và cả những vị thần lắm chuyện. Liệu những người bạn của Magnus có trì hoãn được ngày Ragnarok, chí ít là đến khi cậu trở về không?

name

Câu chuyện kể về việc bạn gấu con làm tài xế, lái xe buýt đứa các bạn của mình tới công viên giải trí. Trên đường đi, gấu con cũng gặp trở ngại như va xe vào quả bóng to. Thế rồi gấu kiêm luôn tài xế lái xe cứu hộ tới để cứu hộ xe buýt.

- Với cha mẹ: Hãy phát triển trí tưởng tượng cho các con

Thế giới tưởng tượng của các con cứ thể rộng mở ra

Cụ thể thì gấu con ngồi lên chiếc xe buýt đồ chơi và làm tài xế như thật – Người lớn có thể nghĩ đó là hành động “chơi” của gấu con hay chính là con mình, nhưng thực tế gấu con hay các con đang tận hưởng cảm giác rất thật, được làm tài xế và lái chiếc xe buýt mình yêu thích.

Đặc biệt, các con là con trai thường rất thích chơi ô tô và vô cùng tận hưởng khi chơi với những chiếc ô tô. Vì thế, cha mẹ hãy yêu thương, trân trọng và tạo điều kiện để các con được làm những việc mình yêu thích thật nhiều.

Trong truyện cũng có chi tiết khi xe buýt tăng tốc trên đường cao tốc rồi va uỳnh vào quả bóng. Đây chính là cơ hội để cha mẹ thảo luận với các con về những thất bại và nguy hiểm mà gấu con gặp phải nhưng theo kiểu thật hài hước nhé!

- Với các em nhỏ: Qua truyện, các em sẽ

+ Ý thức được những vấn đề hay gặp phải nếu tham gia giao thông

+ Tận hưởng việc chơi với xe buýt, xe cứu hộ và làm tài xế

Không có sở thích hay ước mơ nào là viển vông cả. Chỉ cần các em thích thì cha mẹ cứ hãy tạo điều kiện để các em được bay cao và bay xa.

name

Câu chuyện kể về bạn gấu con chở khối xếp hình bằng xe tải đồ chơi. Khối xếp hình rơi, gấu con tò mò không biết khối xếp hình có đau hay không.  Nhưng khối xếp hình lại rơi vào chân gấu con. Gấu con thấy đau quá đau quá! Gấu con lại chơi đếm bậc cầu thang với các bạn. Lên xuống cầu thang, gấu con lại bị trượt cahan và ngã. Đau quá đau quá! Gấu con nghĩ ra cách đặt gối lên đầu để đi lên xuống cầu thang, biết đâu bớt đau. Rồi khi ăn bánh xiên, cứ ăn một viên, que xiên lại lộ ra. Xiên chọc vào miệng. Gấu đau quá đau quá. Vậy là gấu con phải cho bánh ra khỏi xiên, để lên đĩa và ăn.

- Với cha mẹ: Hãy để con thử cảm giác “đau quá đau quá!” thay vì ngăn cấm hoặc đe dọa con. Dù vậy thì trong trường hợp nào cha mẹ cũng hay đặt sự an toàn của con lên trước hết.

Trong quá trình đọc truyện cho con nghe, cha mẹ hãy tương tác và hỏi con nhiều câu hỏi như nếu bị đau quá như gấu con thì con sẽ làm gì, để biết được con có lắng nghe truyện và hiểu được truyện hay không nhé!

- Với các em nhỏ: Các em sẽ được tận hưởng cảm giác “đau quá đau quá!” để rồi tự tìm ra cách hết đau, kiểu như bạn gấu khi bị khối xếp hình rơi vào chân, trượt cầu thang, xiên bánh chọc vào miệng.

name

Nuôi Dưỡng Và Phát Triển Giác Quan Của Trẻ

Nếu bạn tin rằng giáo dục từ sớm là vô cùng quan trọng, hãy đọc cuốn sách này. Nếu bạn cho rằng trẻ nhỏ cứ ăn được ngủ được là tốt rồi, đã biết gì mà học, bạn càng nên đọc cuốn sách này. 

Glenn Doman và Janet Doman, 2 tác giả của những cuốn sách dành cho cha mẹ bán chạy nhất tại Mỹ, đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Những công trình khảo sát đặc biệt đã cho thấy trẻ em từ 0 đến 6 tuổi có thể học tốt và nhanh hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Với tư cách là sáng lập viên của Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người, Glenn Doman đã lập nên những chương trình giáo dục tại nhà mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con cái mình.

"Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ" mang đến cho các bậc phụ huynh toàn bộ những thông tin họ cần để phát huy được tận độ tiềm năng của con mình. Cuốn sách được in đẹp, khoa học với những kiến giải khúc chiết, dễ hiểu về quá trình phát triển của não bộ và thể chất ở trẻ, phần lề để rộng dành cho những ghi chép của cha mẹ trong quá trình sử dụng sách, các bản mô tả quá trình phát triển của bé theo từng giai đoạn để cha mẹ có thể tự kiểm tra và theo dõi sự phát triển của con mình, kèm theo đó là các bài tập được hướng dẫn cụ thể, hình minh họa với các chú thích rõ ràng. Nuôi dưỡng và phát triển giác quan của trẻ  thực sự là cuốn cẩm nang vàng cho các bà mẹ trẻ đang tìm kiếm một phương pháp giáo dục tốt nhất cho bé yêu của mình

Khi cha mẹ hiểu con mình phát triển như thế nào, họ có thể trở thành những bậc cha mẹ tốt đối với con cái họ. Và trên tất cả, điều tuyệt vời nhất là chương trình thú vị và hấp dẫn này sẽ mang cha mẹ và con cái đến gần nhau hơn, thiết lập một mối quan hệ học hỏi và yêu thương lâu bền, theo bé đến hết cuộc đời.

name

Dựa trên nền tảng minh triết Phật giáo có tự 2500 năm trước kết hợp với những phát kiến mới nhất của khoa học hiện đại và một liều lượng hợp lý cảm quan về thực tế, cuốn sách này đem lại cho ta một cách tiếp cận đầy tính thực tiễn đối với vấn đề hạnh phúc của con người. Với nguyên lý nền tảng:

- Mục đích của đời sống này là hạnh phúc

- Hạnh phúc được xác định bởi tâm trí của một con người nhiều hơn là bởi điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài của người đó

- Có thể đạt được hạnh phúc qua sự rèn luyện tâm trí có hệ thống cũng như qua việc thay đổi thái độ, quan điểm sống

- Chìa khóa vươn tới hạnh phúc nằm trong tay chính chúng ta

Những cuộc đối thoại đầy sinh động giữa Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Cutler đã mang đến sự khảo sát sâu xa về bản chất hạnh phúc của con người, đề xuất nhiều biện pháp giúp chúng ta vượt qua những tâm trạng có tính hủy hoại vốn là nguồn gốc của khổ đau, như giận dữ, thù ghét, ganh tị, ngã lòng và sợ hãi.

name

Ngày biết kết quả thi lên Cấp 3 của con tôi, nhiều người rất ngạc nhiên: “Ơ, Minh Đức điểm cao thế?”. Con đã đủ điểm đỗ vào tất cả các trường công top đầu của Hà Nội và hiện nay, con đang học ở một trường chuyên có tiếng trên địa bàn. Mọi người ngạc nhiên có lẽ do mang ấn tượng về con khi còn nhỏ là một thằng bé học hành không tới nơi tới chốn và luôn nghịch ngợm.

Ngay từ Cấp 1, con đã rất hiếu động, có biểu hiện của một trẻ tăng động, thiếu tập trung, không ham học và đánh nhau tưng bừng suốt ngày. Vì muốn con có tuổi thơ đúng nghĩa, tôi cũng không ép con học. Kết quả là con được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nhưng điểm số không xuất sắc. Cuối năm con học Lớp 5, chuẩn bị lên Lớp 6 thì vợ chồng tôi đột ngột ly hôn. Việc này đã tác động rất mạnh đến tâm lý và kết quả học tập của con, khiến mọi thứ trở nên tệ hơn rất nhiều. Có những người đã nghĩ lên Cấp 2, con sẽ học hành vớ vẩn, là “trùm trường”, chỉ giỏi dẫn các bạn đi đánh nhau. Không ai tin vào việc đến một ngày con có sự thay đổi. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi tin những điều tốt đẹp trong con và cách đồng hành kiên định của mình thì cuối cùng, con sẽ “không là đồ bỏ đi”, có tương lai tươi sáng.

Lên Cấp 2, con đã vào một lớp với chương trình học “khá nặng” tại một trường có tiếng ở Hà Nội – nơi mà các bạn ở lớp hầu hết đều học từ Cấp 1 của hệ thống Trường lên (trường có hệ thống từ Cấp 1 lên Cấp 3) và được học hành bài bản. Có thể nói con đã thiếu hẳn nền tảng về kiến thức và nề nếp học so với các bạn. Kết quả là năm Lớp 6, con chỉ đạt học sinh tiên tiến và rơi vào danh sách những bạn học kém nhất lớp. Tuy nhiên, tôi không thất vọng vì điều đó. Với tôi thì kết quả năm Lớp 6 chỉ mang ý nghĩa giúp con định vị lại bản thân để bước chân tiếp trên chặng đường mới vô cùng gian nan đối với cả con và gia đình: Chặng đường chinh phục mục tiêu đỗ vào một trường công Cấp 3 tốt.

Biết rằng với tính cách và lực học hiện tại, nếu nuôi dạy con theo cách bình thường thì con sẽ không thể đỗ được vào trường Cấp 3 có tiếng nên tôi đã xây dựng cách nuôi dạy con riêng. Đó là sau khi xác định được mục tiêu vào Cấp 3 của con thì tôi vạch ra những mục đích, cách thức cụ thể cho từng năm học. Ngay từ đầu Cấp 2, tôi không ép con học tốt và không tập trung vào kết quả học tập của con, mà từng bước, từng bước, “đánh từ vòng ngoài” giúp con thay đổi lối suy nghĩ, thói quen sinh hoạt và học tập để con dần say mê với học tập và biết ý thức về tương lai của chính mình. Một cách làm tưởng chừng đơn giản và không hiệu quả đó lại hóa ra có tác dụng lớn. Đến khoảng năm Lớp 8, nhất là Lớp 9 con đã giảm hẳn việc tự do, vô kỷ luật và không có ý chí. Lúc đó tôi mới tạo sức ép một cách hợp lý đối với con. Kết quả là con đã dần bứt phá trong điểm số.

Riêng đối với năm con học Lớp 9, tôi gần như gác hết tất cả mọi việc để đồng hành cùng con. Năm cuối cấp là thời điểm mà các con phải tăng tốc, tập trung cho việc học, nhưng cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều yếu tố khiến các con sao nhãng như: sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, những mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè và thậm chí với chính gia đình mình. Minh Đức cũng trải qua rất nhiều rắc rối trong năm học này. Nhưng do thân thiết với cha mẹ và được rèn luyện từ những năm trước đó nên con đã vượt qua những khó khăn này một cách nhẹ nhàng, để duy trì sự cố gắng đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, với quá trình đồng hành cùng con vừa qua, tôi rút ra một điều rằng để con có kết quả thi tốt nghiệp THCS tốt, thì ngoài lực học của con, những yếu tố khác mang tính “kỹ thuật” mà cha mẹ đảm nhiệm cũng rất quan trọng, nhưng rất tiếc là nhiều gia đình đã bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức. Đó là những việc làm trước khi con thi (cùng con chọn trường, chọn nơi học ôn, cách ôn tập cụ thể từng môn, chăm sóc sức khỏe, động viên con, v.v.), ngày trước hôm con thi và ngày con thi (ôn lại kiến thức, chăm sóc ăn uống cho con, những lưu ý khi con vào phòng thi, tìm địa điểm thi, v.v.) cũng như sau khi thi (trong khi chờ kết quả, lúc biết kết quả). Đó cũng là quá trình cha mẹ cần có được các thông tin, kinh nghiệm cần thiết liên quan đến việc thi cử của con. Nếu bạn đồng hành cùng con trong quá trình ôn thi một cách phù hợp, khơi gợi được động lực, sự tự giác học, hoàn thiện lối sống trong con và làm con luôn thấy được gia đình yêu thương, ở bên thì không chỉ giúp con học tốt hơn mà còn khiến con trở nên độc lập, trưởng thành hơn rất nhiều. Điều này còn được phát huy rõ trong những năm Cấp 3 tiếp theo và tương lai sau này của con. Đối với Minh Đức cũng vậy. Con đã thay đổi rất nhiều cả về thái độ học tập lẫn lối sống nhờ những năm Cấp 2 và nhất là năm Lớp 9. Hiện nay, con đang học Lớp 10 tại một ngôi trường chuyên của Hà Nội cách nhà 16 cây số. Mỗi ngày, con đều dậy từ 5 giờ 15 phút sáng để đi học nhưng con vẫn vui vẻ, quyết tâm học tập và rất tự lập trong cuộc sống. Đây chính là điều khiến tôi khá yên tâm về con.

Có thể nói rằng một yếu tố khác khiến Minh Đức có được sự thay đổi là nhờ “tình yêu kiểu bon sai” của cha mẹ. Bởi lẽ con là đứa trẻ rất cá tính. Không dễ dàng gì để con nghe lời, thực hiện theo các mục tiêu mà tôi đặt ra cho con. Tôi đã từng rất bế tắc, nhưng may mắn đến một ngày, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra một suy nghĩ: Mình phải nuôi dạy con như uốn một cái cây thế bon sai. Theo đó, mình cần từ từ, bình tĩnh, để ý đến đặc điểm riêng của con cũng như mong muốn của gia đình và trao cho con tình yêu thương như khi mình chăm chút, uốn nắn từng cành cây nhỏ. Có như vậy thì mới có được một đứa con dần trưởng thành cũng như có được một cây bon sai thật đẹp.

Mặc dù đã “hoạch định” những chiến lược rất cụ thể, nhưng trong quá trình nuôi dạy con, nhất là năm Lớp 9, cũng giống như bao phụ huynh khác, tôi không khỏi có những lúc hoang mang, bối rối, không biết tìm hiểu thông tin ở đâu, không biết định hướng cho con và đồng hành cùng con như thế nào mới là tốt nhất. Với sự tích lũy, đúc kết tri thức và trải nghiệm trong quá trình nuôi dạy con suốt những năm qua, tôi đã viết cuốn sách “Để lớp 9 không là đáng sợ” với hy vọng sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh có con học Cấp 2 những thông tin hữu ích, giúp quá trình đồng hành cùng con được hiệu quả hơn và không bị hoang mang, lo lắng khi con đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THCS.

Chúc các con sẽ có những năm tháng Cấp 2 vui vẻ, hạnh phúc và có kết quả thi lên Cấp 3 thật tốt. Hy vọng các gia đình sẽ gắn bó với nhau hơn nhờ chính quá trình đồng hành này với con.

Mục lục:

CHƯƠNG 1: GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ (KHI CON HỌC LỚP 6, LỚP 7, LỚP 8)

Cha mẹ có chiến lược cho con

1. Xác định mục tiêu lớn cho con

2. Xây dựng yêu cầu của từng năm học cụ thể

3. Một số cách thức để thực hiện hiệu quả các chiến lược cho con

Cha mẹ giúp con hình thành các đức tính tốt

1. Dạy con về tình yêu thương

2. Dạy con biết lắng nghe

3. Phát triển khả năng biết phân tích đúng sai của con

4. Dạy con biết dám chịu trách nhiệm

5. Giúp con sống có mục tiêu

6. Giúp con hiểu rõ những ưu nhược điểm của bản thân và gia đình mình

Cha mẹ dạy con các thói quen tốt

1. Thói quen dạy sớm tập thể dục

2. Thói quen đúng giờ, có kế hoạch

3. Thói quen nỗ lực, không bỏ cuộc

4. Thói quen viết chữ rõ ràng, cẩn thận, biết nhìn lại khi làm bài

5. Thói quen tự học

6. Thói quen đọc sách báo, theo dõi các chương trình bổ ích trên ti-vi

Cha mẹ giúp con có hứng thú với việc học

1. Tìm động lực học cho con

2. Giúp con học vui vẻ

Cha mẹ giúp con có kỹ năng sống

1. Dạy con biết chơi với bạn

2. Dạy con có kỹ năng sống tốt

CHƯƠNG 2: TĂNG TỐC LỚP 9

Xác định mục tiêu cụ thể của Lớp 9

1. Xác định trường mục tiêu cho con

2. Xác định trường dự phòng cho con

3. Một số lưu ý về xác định trường mục tiêu và trường dự phòng

4. Chia nhỏ mục tiêu để đạt được mục đích đề ra

Cha mẹ đồng hành cùng con trong học tập

1. Giúp con học tập khoa học, hiệu quả

2. Khuyến khích khả năng tự học của con

3. Ôn luyện cùng con một cách hợp lý và khoa học

4. Đồng hành cùng con trong giai đoạn thi cử

Tình yêu năm cuối cấp và việc học hành của con

1. Giúp con hiểu về những ảnh hưởng của tình yêu cuối cấp

2. Cha mẹ làm bạn với con khi con có người yêu

3. Lớp 9 - thời điểm vàng để rèn luyện sự thành công trong tương lai cho con

4. Rèn luyện con ý thức đối với tương lai của chính mình

5. Rèn luyện ý chí, khả năng chinh phục mục tiêu của con

6. Rèn luyện con dám đối diện với thất bại

7. Rèn luyện khả năng trở thành công dân toàn cầu

CHƯƠNG 3: CHA MẸ TỐT, CON SẼ THÀNH CÔNG

Đồng hành cùng con những năm tháng cấp 2

1. Hãy đồng hành sớm cùng con ngay khi con còn “chưa kịp bướng”

2. Nội dung đồng hành cùng con

Đồng hành cùng con năm Lớp 9

1. Đặc điểm tâm sinh lý của các con

2. Những mâu thuẫn của các con

3. Những khó khăn mà các con Lớp 9 dễ gặp phải

4. Đặc trưng của đồng hành với con Lớp 9

Những vấn đề phụ huynh cần tránh

1. “Đối đầu” với con

2. Áp đặt góc nhìn, mong muốn của cha mẹ vào con

3. Náo loạn gia đình vì việc học của con

4. Cha mẹ quá sốt ruột, muốn “đốt cháy giai đoạn”

Hạnh phúc khi trưởng thành cùng con

1. Cha mẹ hạnh phúc là cha mẹ tốt

2. Không hạnh phúc vẫn có thể là cha mẹ tốt

3. Đừng mất ý chí, chán nản nếu kết quả thi tốt nghiệp của con không như ý

Trích đoạn sách:

Nếu bạn muốn dạy con tốt thì cần phải làm sao để con biết lắng nghe lời cha mẹ. Nhưng đây là việc khó khăn đối với nhiều gia đình, nhất là khi trẻ bước vào cuối Cấp 2. Nhiều khi cha mẹ nhắc nhở học hành nhưng con không nghe, lại còn lông bông, ham mê điện tử, nhắn tin, gọi điện, chat chit suốt ngày và ngang bướng, cãi cha mẹ như “chém chả”. Vì thế, trước khi con vào năm Lớp 9, bạn cần dạy cho trẻ thói quen biết lắng nghe người khác nói, ngay cả khi đó là điều con không thực sự thích thú, quan tâm.

Để dạy con biết lắng nghe, cha mẹ có thể áp dụng cách sau:

Tăng cường nói chuyện với con, lắng nghe con

- Lắng nghe để hiểu con hơn. Khi bạn lắng nghe con, tức là bạn đang dạy con một thói quen tốt là biết lắng nghe người khác. Ngoài ra, đây là một cách rất hữu hiệu để bạn hiểu con. Bạn hãy để ý lời con trẻ, chắp nối vào để hiểu về thế giới của trẻ thơ nói chung và của con bạn nói riêng.

Bạn có biết rằng rất nhiều ông bố bà mẹ khi con vào Lớp 9 hay Cấp 3 thì chỉ mong con về đến nhà, “mồm 5 miệng 10” ríu rít kể chuyện cho mình nghe như khi con còn nhỏ mà không được. Đó có thể là do những lần trước đây con kể mà bố mẹ đã thờ ơ hoặc gạt đi khiến con cụt hứng hoặc thấy lẻ loi. Nếu như khi con còn bé, làm vậy đã là không tốt cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì đến khi con học Cấp 2, hậu quả này lại càng rõ rệt. Bởi lẽ lúc này con đã nhạy cảm hơn hơn so với trước. Có một cách đơn giản để bạn khiến con “đóng cửa lòng” với mình, đó là con nói gì thì gạt phắt đi theo kiểu “con sai rồi”, “mẹ không muốn nghe con nói nữa”, “đúng là chuyện trẻ con”, v.v. hay là tảng lờ đi như không nghe thấy.

Trên thực tế, có nhiều ông bố, bà mẹ sau này khi thấy con “dở chứng” thì vội vàng đăng ký cho con học các lớp kỹ năng sống, đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc bản thân họ đi học các lớp nuôi dạy con. Những hoạt động này tốn kém thời gian, tiền của nhưng hiệu quả không cao bởi lẽ việc xây dựng các mối quan hệ hoặc thay đổi tính cách, lối sống của mỗi người là cả một quá trình chứ không phải “ngày một, ngày hai”. Thay vào đó, nếu như trước đây, trong cuộc sống hàng ngày họ biết lắng nghe con thì họ sẽ có thể hiểu con và tự đưa ra được cách cư xử hợp lý với con mình.

- Cha mẹ cần vượt qua các rào cản để lắng nghe con. Mặc dù biết là rất cần thiết nhưng có một sự thật là cha mẹ nhiều khi không dễ tập trung nghe con nói vì:

+ Thời điểm con nói thường là cuối ngày - thời điểm bạn đã mệt mỏi do công việc và có thể vẫn còn phải cơm nước, lo việc gia đình;

+ Do tính chất các câu chuyện của con. Thế giới người lớn không giống như con trẻ, khiến câu chuyện của con có vẻ nhạt nhẽo, trẻ con, ví dụ như bạn này trêu bạn kia, các con thích nhau.

Do đó, sau một ngày làm việc căng thẳng, khi về nhà nghe con kể những chuyện ở lớp thì đôi khi chúng ta muốn gạt bỏ để nghỉ ngơi. Nhưng nếu như bạn yêu con, hoà mình vào thế giới của con, hiểu rằng đó là những nguyên liệu quý báu giúp bạn hiểu con và thấy rằng con cũng có nhu cầu được cha mẹ chia sẻ thì bạn sẽ quên đi mệt mỏi, hào hứng với những gì con nói.

- Cha mẹ tích cực nói chuyện với con. Muốn dạy con một kỹ năng thì không có gì bằng việc phải rèn luyện thường xuyên và cha mẹ làm gương cho con. Để dạy con kỹ năng biết lắng nghe cũng vậy. Khi về nhà, bố mẹ hãy tăng cường trò chuyện với con. Mỗi lúc nói chuyện, bạn cần tập trung vào việc con nói, chăm chú nghe. Tuỳ theo mạch chuyện của con mà bạn có cách phản hồi thích hợp. Bởi lẽ phản hồi là một hình thức thể hiện mức độ lắng nghe, khuyến khích người nói tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình. Nếu con đang hăng hái kể, có thể đơn giản là bạn chỉ cần thêm vào những câu như: “À, ra vậy”, “Thế hả”, “Rồi sao nữa”, v.v. Còn đối với những việc phức tạp, con kể chuyện với mục đích cần lời khuyên hoặc cha mẹ thấy cần giúp con rút ra các bài học thì nên chọn “điểm dừng” phù hợp để có thể đưa ra những câu hỏi. Ví dụ như sau khi con đã nói xong ý của mình, bạn sẽ hỏi: “Con nghĩ tại sao lại như vậy?”, “Theo con vấn đề ở đây là gì?”, “Chúng ta nên làm thế nào?”, v.v.

- Cha mẹ đưa ra lời khuyên một cách cẩn trọng. Lưu ý là chỉ sau khi bạn đã đưa ra những câu hỏi gợi mở thì mới đưa ra lời khuyên. Mục đích là để giúp con và chính bản thân bạn nhìn nhận một cách khách quan, chính xác và có đủ thông tin về vấn đề. Từ đó, lời khuyên mà bạn đưa ra mới phù hợp với tình huống. Và đây cũng là một cách giúp con biết cách lắng nghe người khác.

- Hiểu rộng hơn khái niệm “lắng nghe con”. Là cha mẹ, bạn không chỉ biết nghe những gì con nói mà còn “nghe” được những điều con muốn nói mà không/chưa nói thông qua các ngôn ngữ cơ thể khác như nét mặt, thái độ, cách cư xử của con. Nếu con đi học về mà nét mặt không vui, cáu gắt với mọi người thì dù con không nói ra, bạn cũng có thể đoán được là con có điều gì đó không hay ở trường lớp hoặc sức khoẻ con có vấn đề, để từ đó có cách cư xử với con cho phù hợp.

- Lắng nghe phải đi đôi với thấu hiểu. Muốn hiểu được con nói gì thì bạn cần phải tôn trọng con, biết đặt mình vào vị trí của con, không vội vàng phán xét, biết tìm nguyên nhân của vấn đề, kiên trì, bình tĩnh không vội vàng ngắt lời, nếu có phản đối ý kiến thì cũng cần biết cách (như khen trước rồi mới chê sau, nói một cách ý nhị để người nghe tự hiểu rằng mình nói chưa đúng). Khi bạn lắng nghe con theo cách này thì cũng là làm gương cho con trong việc biết lắng nghe cha mẹ nói. Dù cha mẹ nói những điều mình không thấy hài lòng hay là nói về chủ đề mình không muốn thì con cũng biết cách lắng nghe và nếu muốn tỏ thái độ thì cũng phải có cách phù hợp, tránh gây tổn thương cho cha mẹ.

Khi áp dụng cách này đối với Minh Đức, tôi thấy khá hiệu quả. Mặc dù có những lúc con thấy mẹ nói không thuyết phục, nhưng khi mẹ nói, con đều lắng nghe và phản đối lại bằng giọng từ tốn: “Mẹ ơi, con thấy là...” hoặc là “Mẹ ơi, mẹ nghĩ thế chưa đúng rồi”. Nhờ đó mà có những vấn đề hai mẹ con có quan điểm trái ngược nhau, phải nói chuyện nhiều lần mới tìm ra được giải pháp nhưng bao giờ con cũng biết lắng nghe mẹ nói hết ý.

name

“Khôn ngoan ở đời ai cũng có thừa, nhưng những người quá khôn ngoan thì không thể sống với nhau cả đời được. Vì họ luôn nghĩ cho cá nhân họ mà không bao giờ nghĩ cho người khác. Họ thích mang về cho trái tim mình thật nhiều yêu thương từ kẻ khác, mà chưa bao giờ biết hiến tặng sự yêu thương của mình đến người kia. Khi mình chưa biết nhìn cuộc đời bằng con mắt từ bi, bằng tấm lòng rộng mở, bằng một cử chỉ đôi bàn tay yêu thì không bao giờ mình cảm nhận được thế nào là sự yêu thương. Phải chăng có cái gì đó mất mát đi mình mới hiểu sao là yêu thương, là gìn giữ, là cho đi, là của nhau? Hãy nhìn lại những người mình từng thương yêu buổi ban đầu, đến nay đã không còn cùng mình nắm tay nhau đi nốt đoạn đường còn lại. Thế thì nguyên nhân từ đâu ra? Phải chăng từ không biết trân quý, không biết gìn giữ mà ra.

Nếu em có đủ chánh niệm, có đủ tỉnh thức nhận định cuộc đời, em sẽ thấy mỗi người đến với mình đôi lúc chỉ là dạy cho mình một bài học về cuộc sống yêu thương rồi lặng lẽ ra đi. Bài học đó là bước đầu tiên để mình trưởng thành, để mình biết thế nào là được mất hơn thua, giận hờn yêu ghét, nhớ nhung ghen tức, chờ đợi lo âu.

Giữa muôn ngàn cảm xúc của cuộc sống, giữa muôn ngàn lý do gây thương tổn, lại cũng nhiều khi chỉ cần một lời nói cử chỉ chân thật là đủ để dựng lại niềm tin đã mất ban đầu. Căn bản của niềm tin là yêu sự thật và tôn trọng sự thật. Sự thật đủ dựng lại niềm tin, đủ gìn giữ, tin tưởng mối quan hệ của nhau.”

Quyển sách Giữ gìn cho nhau là những tâm sự, những lời chia sẻ rất chân thành của tác giả Hồng Bối. Không chỉ là những câu chuyện về đời, tác giả còn gửi gắm vào đấy các triết lý Đạo Phật sâu sắc. Với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần thu hút, Hồng Bối giúp chúng ta hiểu rằng cuộc đời này cần nhiều tình thương hơn là tình yêu. Nhưng thương như thế nào mới thực sự là thương. Mời các bạn đón đọc Gìn giữ cho nhau.

Hy vọng quyển sách này sẽ giúp các bạn gìn giữ yêu thương cho các mối quan hệ của mình.

TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:

Mười năm còn nhớ hay đã quên

Bên tách cà phê sáng nay, nhìn đôi bàn tay gầy guộc của em sau bao năm gặp lại, anh nghe văng vẳng từng giọt thời gian rơi qua làn ký ức của ngày dài nỗi nhớ “Em ra phố rộng dịu hiền. Bỏ quên chiếc lá bên hiên cửa thiền”.

Tháng 12 lại sắp đi qua. Và Tết âm lịch đang đến rất gần. Thế mà anh đã ở cái thành phố này mười năm rồi đó em. Mười năm ăn mười cái Tết. Mười năm gặp nhiều người lạ và xa nhiều người quen. Mười năm đủ thấy mình không còn trẻ nữa. Mình trẻ hơn so với người lớn tuổi và mình già hơn so với người nhỏ tuổi. Nghĩa là mình đã không còn trẻ.

Nói như người bạn: “Ngày xưa, người mang tuổi 20 của mình, xuôi dòng nơi phố thị; ta mang tuổi 20 của mình, ngược dòng, về khép cửa, chép những câu kinh xưa. Tháng năm khép cửa từ dạo đó. Mỗi người về gom hết những tháng năm tuổi trẻ của mình để vẽ ra cho mình một cuộc hành trình đi qua cuộc đời này. Kẻ ngược dòng người xuôi dòng. Ngược dòng hay xuôi dòng cũng đều có khó khăn của nó. Cuộc hành trình duy nhất người ta không thể nhìn thấy kết thúc chính là cuộc sống. Kẻ ngược, người xuôi”.

Một năm đi qua đủ để hiểu cuộc đời. Một thập niên đi qua mình đã “được” và “mất” gì với cuộc đời? Nếu một đời người đi qua, cái cuối cùng mình còn lại là gì? Có phải chăng là tình người, dù tình người đó chỉ để gió cuốn đi?

Một người hỏi đức Dalai Lama Tenzin Gyatso: “Nếu bây giờ chúng ta đừng bàn đến những vấn đề cao siêu như niết bàn, giải thoát hay giác ngộ, thì với đời sống này ngay hiện tại ngài muốn mình đạt được điều gì?” Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi muốn được hạnh phúc. Và nếu tôi có thể giúp một ai đó có một chút hạnh phúc là tôi thấy cuộc đời mình có ý nghĩa. Mỗi khi tôi giúp được người khác là tôi thấy mình hạnh phúc. Đối với tôi thì điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình người với sự quan tâm và chăm sóc cho nhau”.

Tình người được làm bằng sự có mặt và sự chân thành. Chúng ta không thể có được tình người nếu như không có sự chân thành. Khi lớn lên, khi đã kinh qua nhiều chuyện sóng gió của tuổi trẻ, ta mới thấy cuộc đời như một giấc mộng, thời gian thì cứ trôi đi vô tình. Duyên đến duyên đi đều đã được định sẵn, an bài. Có lúc là gặp nhau trong khoảnh khắc, có khi là chia tay trong ngậm ngùi. Dẫu sao cũng là để trùng phùng dịp khác đẹp hơn. Người có nhiều kỷ niệm đẹp là người có nhiều tình thương. Người có nhiều tình thương là người sống tử tế. Càng sống lâu thì phải càng tử tế với nhau. Sau này sẽ thấy tử tế nó nuôi dưỡng tâm hồn mình nhiều lắm. Bởi vì hoài niệm đẹp nhất của cuộc đời là khi mình thích “cái gì” mà không thuộc về mình nhưng mình luôn đối xử tử tế với cái đó thì tâm hồn mình là một tâm hồn rộng rãi bao dung.

Cho nên, bắt đầu từ hôm nay em phải sống cho bản thân mình. Làm những việc cần làm, buông những gánh nặng cần buông, quên đi những muộn phiền của quá khứ, tập cho mình có một lối sống lành mạnh để chữa lành những vết thương ngày nào. Và nhất là không đặt nặng quá vấn đề tình cảm. Có cũng được mà không thì cũng chẳng sao. Mình vui được với chính mình thì mình rộng lượng được với mọi người. Phải tập thả cho “nó” bay đi. Nếu nó trở về thì nó vốn là của mình. Còn nó bay đi mà không trở về thì căn bản nó không phải là của mình. Cái không thuộc về mình thì mình có cố nắm giữ, níu kéo cũng chẳng làm được gì, có khi lại còn tạo thêm nhiều rắc rối cho bản thân. Đôi lúc phải tự nhủ với lòng mình: Lớn rồi phải học cách bình thản. Lớn rồi phải biết quý trọng sức khỏe bản thân. Lớn rồi phải biết cám ơn cuộc đời đã cho mình thêm thời gian được sống. Lớn rồi phải tập viết ra những dòng suy nghĩ của mình lắm lúc còn hơi ngập ngừng. Lớn rồi phải biết giúp đỡ mọi người những lúc gặp khó khăn. Lớn rồi phải biết cám ơn vì mọi chuyện xung quanh mình luôn được yên bình an ổn.

Mười năm đi qua và mười năm trở lại. Em giờ đã có một đời sống khác. Còn anh vẫn như ngày nào, vẫn lặng lẽ an vui theo gót chân Phật. Mượn tạm câu thơ của Dalai Lama Tsangyang Gyatso để thấy rằng, học cách bình thản trước dòng đời là học cách nuôi lớn tâm hồn:

Gặp người, hay không gặp người

Ta vẫn ở đây

Không vui, không buồn

Người nhớ, hay không nhớ

Ta vẫn ở đây

Không thêm, không bớt

Người theo, hay không theo ta

Tay ta vẫn nơi người

Không mừng, không lụy. …

Tĩnh lặng, vì mười năm trước và mười năm sau đã đổi thay rất nhiều. Một người cần từ bi, và một người cần tình thương. Phải đủ vững chãi vì có lúc có những trái tim thương tổn cần một nơi để trở về nương tựa tâm hồn chính mình. Hãy nghĩ rằng cửa Phật luôn rộng mở, ai đến ai đi chỉ là tùy duyên.

name

14 Bí Mật Gia Tăng Tài Chính Mỗi Ngày

- Tại sao cho dù đã làm việc chăm chỉ, tôi vẫn chỉ đủ tiền để trang trải qua ngày?

- Tại sao dù không hề vung tay quá trán, nhưng tôi vẫn không dư dả chút nào?

- Tại sao có những người cũng có cùng mức thu nhập với tôi, nhưng cuộc sống của họ lại thoải mái hơn tôi?

Đó có thể là do bạn đã mắc phải một vài sai lầm đối với việc quản lý tiền bạc. Trong quản lý tiền bạc: có rất nhiều phương pháp kiếm tiền, giữ tiền và giúp tiền tăng trưởng theo thời gian. Nhưng bạn có biết, cách đơn giản và dễ áp dụng nhất đó chính là: CẮT GIẢM CHI PHÍ.

“14 bí mật gia tăng tài chính mỗi ngày” không xoáy sâu vào chủ đề làm sao để tăng thêm thu nhập bằng mọi cách, mà hướng bạn đến phương pháp cắt giảm chi tiêu từ những sinh hoạt, mua sắm hằng ngày. Chỉ cần nắm được những bí mật hết sức đơn giản trong cuốn sách này, bạn sẽ đồng thời nắm được bí quyết để trở thành một nhà quản lý tài chính tại gia, từ đó, trước mỗi quyết định chi tiêu, bạn sẽ thận trọng hơn, sáng suốt hơn, và tự tin hơn.

3 trọng tâm lớn trọng tâm lớn của nghệ thuật tiết kiệm để gia tăng tài chính sẽ được bất mí trong cuốn sách này, nhằm giúp bạn:

- Lập kế hoạch Thu – Chi hiệu quả.

- Tối giản ngưỡng chi phí sống: tối ưu hóa chi phí, sống đơn giản và chất lượng.

- Quản lý kế hoạch thu chi & gửi tiết kiệm hàng tháng.

Đây sẽ là cuốn cẩm nang đồng hành cùng bạn trong đời sống thường nhật, giúp bạn tìm ra cách quản lý tiền bạc phù hợp nhất cho gia đình, nâng cao chất lượng đời sống vật chất lẫn tinh thần của bản thân và cả những người thân yêu xung quanh.

 SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ

Camelia Pham - một nữ tác giả có niềm đam mê mãnh liệt về tài chính - sử dụng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để thành lập và điều hành một công ty về công nghệ, sáng tạo phần mềm hỗ trợ quản lý và hệ thống đầu tư nhằm hỗ trợ việc tiết kiệm, phát triển dòng tiền và đầu tư khôn ngoan - đặc biệt với những ai vẫn luôn bất an về tình hình tài chính của mình.

• Được đào tạo bài bản về tài chính ngân hàng, chỉ 4 năm sau khi tốt nghiệp,  Camelia Pham được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc, trở thành một trong những giám đốc trẻ tuổi nhất giới ngân hàng lúc bấy giờ.

• Sự nghiệp 11 năm trong lĩnh vực ngân hàng đã giúp cô đúc rút được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bản thân, giúp cô có những chia sẻ thiết thực đến tất cả mọi người về các phương pháp tiết kiệm, đầu tư, quản lý thu chi.

• Từ cuối năm 2018, hàng loạt buổi chia sẻ về quản lý dòng tiền cá nhân đã diễn ra, là nơi Camelia chia sẻ phương pháp giúp mọi người quản lý từng đồng tiền của mình một cách thông minh nhất.

• Năm 2019, dưới bút danh mới là Emma Casey, Camelia đã cho ra đời Bộ sách kế hoạch tài chính hữu ích gồm 2 cuốn: “7 bước thiết lập Kế hoạch cuộc đời” và “Tiền và Sự thật về Kế hoạch hưu trí”, mời quý độc giả đón đọc cùng RBooks.

name

Nếu sự bận rộn khiến bạn đã quên mất cách kiên nhẫn thì có lẽ đã đến lúc bạn học cách không quyết định vội vàng trong cuốn sách này để phát huy tối đa nguồn tài nguyên con người mà bạn nắm trong tay.

name

50 Sắc thái được coi là bộ tiểu thuyết kỳ diệu, đã làm chao đảo cả ngành xuất bản trên toàn thế giới. Tính đến nay, bộ tiểu thuyết có mặt ở 37 quốc gia và đã tiêu thụ khoảng 70 triệu bản trên toàn cầu, vượt qua cả cậu bé phù thủy Harry Potter và cuốn tiểu thuyết kinh điển Mật mã Davinci. Ở Việt Nam, số lượng in cho lần xuất bản đầu tiên của 50 sắc thái cũng lên tới vài vạn bản – con số đáng mơ ước cho bất cứ tác giả nào.

Điều gì khiến hàng triệu triệu độc giả dành mối quan tâm đặc biệt cho bộ tiểu thuyết? TÌNH DỤC – trung tâm của tác phẩm chứ không chỉ đóng vai trò gia vị thêm đậm đà cho một câu chuyện tình lãng mạn – chính là câu trả lời.

Nội dung xoay quanh đôi tình nhân trẻ Christian Grey – một triệu phú thành đạt, đứng đầu một tập đoàn kinh doanh đa quốc gia khổng lồ nhưng có cuộc sống bí hiểm và Anastasia Steele – cô nữ sinh 22 tuổi đầy trong sáng nhưng còn thiếu kinh nghiệm trường đời. Độc giả sẽ được tham gia vào một hành trình khám phá tâm hồn đầy đau khổ của Grey với nhiều cảnh quan hệ tình dục, “tra tấn” thể xác như nô lệ. Grey luôn bị dằn vặt bởi con quỷ trong sâu thẳm phần người và khát vọng kiểm soát mọi thứ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, khi đôi tình nhân đắm chìm trong những khát khao sâu thẳm, trong mọi đam mê nhục dục bản năng nhất thì mọi nút thắt cũng dần được tháo gỡ.

Tác giả E L James đã chạm tới những ngóc ngách sâu cùng nhất, khao khát nhất mà con người thường đau khổ che đậy. Thông qua đó, bà cũng khuyến khích mỗi độc giả hãy thành thật hơn với nhu cầu, ham muốn của chính mình và dám bộc lộ cũng như chia sẻ điều đó với đối tác chăn gối, để hướng đến một cuộc sống lứa đôi viên mãn và hạnh phúc hơn. Chính sự dũng cảm đó đã mang đến thành công cho bộ tiểu thuyết và triệu triệu độc giả trên khắp thế giới truyền tay nhau, coi nó như một liều thuốc diệu kỳ cho những cuộc hôn nhân / những chuyện tình bên bờ băng giá.

Có thể nói, 50 Sắc thái đã góp phần “khơi thông” những rào cản lâu đời đối với quyền và sự tự do cá nhân của người phụ nữ. Bên cạnh đó, bộ tiểu thuyết gửi ngầm thông điệp rằng đời sống tình dục vô cùng đa dạng và linh hoạt, nó không đơn thuần theo một chuẩn mực nào mà cuộc sống này đang mặc định. Năng lượng tình dục cần được thăng hoa, vượt qua những định kiến cổ hủ, để con người chạm đến những cung bậc cao nhất của hạnh phúc và sáng tạo. Nó có thể khởi đầu bằng sự đen xám nhưng phải kết thúc ở đỉnh của tự do, là ngưỡng khát khao tối thượng của cuộc sống này.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu về tình dục học, tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân lớn gây ra sự đổ vỡ hoặc làm giảm chất lượng đời sống tình dục của mọi người, đó là những kiến thức về giới tính và văn hóa tình dục của người Việt chúng ta còn hạn chế. Nhiều người cho rằng tình dục thì không cần phải học, đó là bản năng, ai cũng biết, ai cũng làm được. Cách nghĩ đấy là một điều thiếu xót. Trong cuộc đời, có những việc bạn làm nhưng bạn chẳng hiểu gì về bản chất. Bạn có thể điều khiển chiếc xe của bạn thành thạo trên đường, nhưng một ngày xe của bạn bị hỏng bạn có chữa được không? Bạn vẫn phải đưa xe vào xưởng cho người có chuyên môn giúp bạn. Đời sống tình dục cũng vậy. Vẫn nhiều người nghĩ rằng họ đã yêu, đã quan hệ tình dục, đã sinh con, v.v… thì đã biết hết mọi thứ rồi, không cần học nữa. Nhưng một ngày, đời sống lứa đôi bị đổ vỡ, hoặc bế tắc trong chuyện chăn gối, họ mới nhận ra rằng kiến thức về tình dục của mình còn rất hạn hẹp.

Thưa các độc giả nữ, các bạn cần một thái độ học hỏi để đón nhận bộ tiểu thuyết này. Nếu bạn thích thú khi thấy Anastasia Steele, mỗi ngày lại khám phá ra những khả năng tiềm ẩn và đam mê nhục cảm của chính mình, từ một cô gái trinh trắng, ngây thơ dần chuyển thành một mỹ nữ giàu kinh nghiệm chốn phòng the, thì các bạn hãy dũng cảm cởi bỏ những rào cản của bản thân để tiến đến một cuộc sống thăng hoa và chất lượng.

Thưa các bạn độc giả nam, quan hệ tình dục không đơn thuần là việc tính giao, đó là nghệ thuật. Các bạn hãy học cách lắng nghe, quan sát tinh tế và trao lời yêu thương. Nếu các bạn là người đàn ông có trách nhiệm với người phụ nữ của mình, chắc chắn các bạn sẽ làm được.

Điều cuối cùng tôi muốn nói, một khi tình dục được nhìn nhận đúng đắn thì đạo đức sẽ vượt khỏi sự tác động của dục vọng để thăng hoa.

Một lần nữa, thái độ của bạn quyết định tất cả.

-ĐINH THÁI SƠN, Thạc sĩ Tình dục học và Phát triển con người

name

Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống khi bạn muốn thuyết phục đối phương và bạn biết chính xác điều mình muốn nói, nhưng bỗng dưng tim bạn bắt đầu đập nhanh, tay đẫm mồ hôi lạnh, và càng cố lên tiếng, bạn càng không thể nói thành lời chưa? Nếu câu trả lời là có, thì đã đến lúc bạn mài giũa khả năng giao tiếp của bản thân!

Với hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo hàng trăm công ty và khách hàng, S. Renee Smith sẽ hỗ trợ bạn trên cuộc hành trình này. Mục tiêu cả cuộc đời của S. Renee Smith là tìm kiếm sức mạnh của chính mình và giúp đỡ người khác tìm kiếm và sống đúng với khả năng tiềm ẩn của họ. Cuốn sách này chính là kết quả từ chính mục tiêu đó.

Thông qua cuốn sách “Thuyết phục bất kì ai”, tác giả sẽ giới thiệu nhiều lời khuyên và ví dụ thực tế về các kiểu giao tiếp dựa trên những chuyện người thực việc thực, kèm theo đó là tấm bản đồ chỉ dẫn đơn giản để giúp bạn phát triển chiến lược giao tiếp thành công giúp giải quyết mâu thuẫn, cân bằng sức mạnh, chia sẻ ý tưởng, hồi đáp những cử chỉ khó ưa, và ứng phó với khoảnh khắc lúng túng. Thông qua những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tác giả đã chắt lọc những gì mình đã học được về giao tiếp quyết đoán thành 5 bước cơ bản, giúp bạn hiểu phong cách giao tiếp của mình và xác định những thay đổi bạn có thể thực hiện để trở thành một người giao tiếp quyết đoán và tự tin hơn:

Bước 1 - Xác định điểm bắt đầu: Bao gồm những bài tập giúp bạn hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và kiểu giao tiếp của mình.

Bước 2 - Lắng nghe quyết đoán: Các chiến lược duy trì sự tự chủ, bất kể đối phương nói hay làm gì, đồng thời học được cách thừa nhận quan điểm của người khác mà không có vẻ trịch thượng, cũng như đưa ra phản hồi mà không xúc phạm.

Bước 3 - Giao tiếp không lời quyết đoán: Cách rèn luyện kỹ năng xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa người với người, từ đó tăng cường lợi ích kinh doanh, thay đổi sự nghiệp, và tái thiết mối quan hệ cá nhân.

Bước 4 -  Tự tin lên tiếng: Học cách kết hợp các kỹ năng giao tiếp quyết đoán với kỹ năng giao tiếp bằng lời để bạn giao tiếp tự tin, thành công và quả quyết hơn.

Bước 5 -Phản hồi trực tiếp: Cách tiếp nhận những lời phản hồi với thái độ tích cực và tận dụng chúng để phát triển bản thân.

Khi đọc cuốn sách này, bạn chắc chắn đang kiếm tìm điều gì đó cụ thể. Rất có thể bạn gặp rào cản tự ti cần phá bỏ, một khoảng cách giao tiếp mà bạn muốn lấp đầy, hoặc một khó khăn mà bạn đang lên kế hoạch giải quyết. Mục tiêu của S. Renee Smith là tạo ra trải nghiệm học hỏi vui vẻ và dễ dàng cho bạn, đồng thời đóng góp vào sự phát triển cá nhân và thành công nghề nghiệp của bạn. Nếu tuân thủ và ứng dụng các bước này khi giao tiếp, bạn sẽ phát triển được các kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả và dứt khoát với mọi người. Bạn đã sẵn sàng trở thành một người giao tiếp quyết đoán chưa? Hãy cùng bắt đầu nào.

name

Điều gì có thể chinh phục lòng người? Có phải ai sinh ra cũng có những phẩm chất hay sự nhạy cảm và tinh tế để gặt hái thành công trong mọi mối quan hệ? Chúng ta có thể có những kỹ năng để chinh phục lòng người không hay chỉ chấp nhận những gì Chúa đã ban tặng? Và liệu những người giỏi xây dựng các mối quan hệ có thể làm tốt hơn nữa không?

Hầu hết mọi người đều dễ dàng nhận ra những người giỏi chinh phục lòng người khi tiếp xúc với họ. Họ cho chúng ta cảm giác được là chính mình và nâng chúng ta lên tầm cao hơn. Tiếp xúc với họ mang lại cho bạn những trải nghiệm tích cực, thú vị và khiến bạn luôn muốn ở bên họ.

Rất nhiều người thường quá chú trọng đến tài năng và năng lực mà quên mất một điều là những mối quan hệ tốt đẹp chính là nền tảng cho mọi thành tựu, cho cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Đó không chỉ là lớp kem phủ mà chính là một phần của chiếc bánh thành công.

Và bạn hoàn toàn có thể học để trở thành một người “đắc nhân tâm”. Cuốn sách này sẽ gợi ý cho bạn những cách tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt thông qua 25 bí kíp lôi cuốn người khác như Nguyên tắc Lăng Kính, Nguyên tắc Tấm gương, Nguyên tắc thang máy… John C. Maxwell sẽ chứng minh có một công thức thành công rất đơn giản, đó là:

Thành công = Các kỹ năng bạn sử dụng + Các mối quan hệ bạn lựa chọn

- “Một lần nữa, John Maxwell lại chứng tỏ sức sáng tạo tuyệt vời của mình. Cuốn sách này thật sự là một kho các nguyên tắc khôn ngoan, được minh hoạ rõ ràng, đơn giản, rất thực tế và nếu áp dụng được sẽ cải thiện đáng kể các mối quan hệ…” - Tiến sĩ Stephen R. Covey, Tác giả cuốn 7 thói quen của những ngưòi thành đạt

name

Cuốn sách học từ tiếng Anh theo chủ đề với hình ảnh đặc sắc, rực rỡ về chủ đề thế giới tự nhiên.

name

Thể thao và kinh doanh là hai lĩnh vực tưởng như không có điểm giao nhau nhưng thực ra, có những bài học thành công trong thể thao khi áp dụng vào việc kinh doanh lại mang đến những kết quả ngoài mong đợi.

Phương pháp tạo động lực trong công việc không đơn thuần là một cuốn sách đưa ra những nguyên tắc thành công khô khan, nó là tổng hợp những bài học, kinh nghiệm thành công tới từ những huấn luyện viên và vận động viên bóng rổ hàng đầu thế giới. Người thành công và khao khát thành công luôn duy trì cho mình tính kỷ luật trong mọi hoàn cảnh mà không mưu cầu sự chú ý, khen thưởng, tán thành từ những người xung quanh. Họ làm vậy chỉ bởi duy nhất một mục đích: khiến bản thân trở nên hoàn thiện hơn qua từng ngày, bằng những việc tưởng chừng nhỏ bé mà nhiều người sẵn sàng bỏ qua. Họ không ngừng thiết lập kế hoạch, điều chỉnh hành động và duy trì thói quen. Những người đứng đầu trong giới thể thao và kinh doanh đã chứng minh rằng thành công là kết quả của mỗi việc nhỏ chúng ta làm hằng ngày, và “Cách chúng ta làm một việc là cách chúng ta làm mọi việc”.

 Những bài học để thành công trong Raise your game nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hề dễ dàng. Trong vai trò là một “Cầu thủ” – một cá nhân riêng lẻ, bạn cần có sự tự nhận thức để biết điểm mạnh, yếu của mình, luôn duy trì niềm đam mê, lòng kiên trì, sự kỷ luật và nhẫn nại để không bị thu hút bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài, thực hành những điều cơ bản mỗi ngày và thành công sẽ tự tìm tới. Trong vai trò là một “Huấn luyện viên” - người đứng đầu đội nhóm, bạn phải có tầm nhìn, xây dựng văn hóa đội phù hợp, đồng thời có nhân cách, phẩm chất của một người lãnh đạo, sẵn sàng trao quyền cho cấp dưới và trở thành người lãnh đạo phục vụ. Trong một “Đội”, tất cả các thành viên cần có niềm tin vào chính mình và vào đồng đội, không ích kỷ, xác định rõ vai trò và chiến đấu hết mình, không ngừng giao tiếp để tạo sự gắn kết, cùng mang vinh quang về cho đội nhóm, tập thể.

Raise your game mang tới bạn niềm cảm hứng sâu sắc cho mỗi việc bạn làm, dù là nhỏ bé, bởi chính điều bé nhỏ tầm thường sẽ làm nên thành công phi thường!

name

“Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp một cái gì đó cho công việc bảo vệ và chăm sóc hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Phải sống như thế nào để con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng, đó là gia tài đích thực ta để lại cho con cháu chúng ta”. Lời dạy của thầy Thích Nhất Hạnh.

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau, hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “Bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?” Có thể cây bắp con không nhớ, nhưng nhờ quan sát, ta biết cây bắp con đã đến từ hạt bắp. Khi nhìn vào cây bắp, ta không còn thấy hạt bắp, và ta tưởng là hạt bắp đã chết, nhưng kỳ thực hạt bắp đâu có chết, mà hạt bắp đã trở thành cây bắp. Khi chúng ta thấy được hạt bắp trong cây bắp là chúng ta có thứ tuệ giác mà Bụt gọi là vô phân biệt trí.

Vô phân biệt trí là không có sự phân biệt giữa hạt bắp và cây bắp, vì hạt bắp và cây bắp có trong nhau, chúng chỉ là một thứ. Ta không thể tách hạt bắp ra khỏi cây bắp và ngược lại. Nhìn sâu vào cây bắp con, ta có thể thấy được hạt bắp, hạt bắp chỉ thay hình đổi dạng. Cây bắp là sự tiếp nối của hạt bắp.

Nhờ có thiền tập, ta thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhờ có quán chiếu, ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái, giữa cây bắp và hạt bắp. Cho nên chúng ta cần sự thực tập để giúp ta thấy rằng chúng ta tương tức với nhau. Khổ đau của một người là khổ đau của tất cả mọi người. Nếu người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, hay người Ấn Độ giáo và Hồi giáo, người Do Thái và người Palestin nhận ra rằng họ đều là anh em với nhau, khổ đau của bên này cũng là khổ đau của bên kia thì chiến tranh sẽ chấm dứt mau chóng.

Nếu chúng ta thấy được rằng chúng ta và các loài sinh vật khác đều có chung một bản thể thì đâu có sự chia cách hay phân biệt, chúng ta sẽ sống chung hòa bình với mọi loài, với thiên nhiên. Thấu suốt được tính tương tức, ta sẽ không còn phàn nàn, đổ lỗi cho nhau, sẽ không còn bóc lột, chém giết nhau. Chỉ với ý thức sáng tỏ đó mới mong cứu vãn được trái đất xinh đẹp của chúng ta. Là người, chúng ta vẫn nghĩ rằng ta và thế giới thực vật và động vật khác biệt nhau, chẳng có gì liên quan với nhau.

Cho nên đôi khi ta bâng khuâng không biết nên đối xử với thiên nhiên như thế nào. Nếu chúng ta hiểu rằng con người và thiên nhiên không thể tách rời nhau thì ta sẽ biết cách đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình, với tất cả sự cẩn trọng nhẹ nhàng, với tất cả tình thương yêu, không có sự bạo động.

Cho nên nếu chúng ta không muốn mình bị thương tổn thì không nên làm thương tổn thiên nhiên, vì làm thương tổn thiên nhiên là làm thương tổn chính mình và ngược lại. Chúng ta không biết rằng khi chúng ta gây thiệt hại cho người khác là chúng ta gây thiệt hại cho chính mình. Vì muốn tích lũy của cải mà ta đã không ngần ngại khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, và ta tước đoạt quyền sinh sống của bao nhiêu người đồng loại.

Những áp bức và bất công xã hội đã tạo ra hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, và ta tiếp tục dung túng những tệ nạn xã hội, thản nhiên để chiến tranh leo thang mà không biết rằng khổ đau của con người là khổ đau chung của cả đại gia đình nhân loại. Trong khi bao nhiêu người phải chịu khổ đau vì chiến tranh, vì đói khát, ta vẫn đắm chìm trong những ảo vọng của tiền tài, tưởng rằng có thể tìm đựợc một nơi an toàn cho riêng mình.

Chúng ta cần phải thấy rõ rằng số phận của mỗi người đóng góp vào số phận chung của toàn thể nhân loại. Nếu chúng ta muốn sống bình an hạnh phúc, chúng ta cũng phải giúp cho những loài khác sống bình an hạnh phúc. Một nền văn minh mà trong đó ta phải chém giết và bóc lột lẫn nhau để sống là một nền văn minh không lành mạnh. Muốn có một nền văn minh lành mạnh, tất cả mọi người dân phải có quyền bình đẳng về giáo dục, về công ăn việc làm, có đủ thức ăn, chỗ ở, không khí và nước uống trong sạch. Họ có tự do đi lại và có thể ở bất cứ nơi đâu.

Con người là một phần của thiên nhiên, chúng ta cần ý thức rõ điều này trước khi biết cách tạo dựng một đời sống hòa hợp giữa con người với nhau. Nếu ta vẫn còn tâm độc ác, muốn chia cắt, thì ta phá hủy tính hài hòa nơi con người và nơi thiên nhiên. Chúng ta cần những đạo luật có nội dung từ bi giúp ta biết hành xử nhẹ nhàng với chính bản thân mình và với thiên nhiên, nhờ đó, ta có thể chữa trị được những thương tích và chấm dứt được tình trạng độc ác đối với con người và thiên nhiên. 

Chúng ta cần phải học cách sống hài hòa với thiên nhiên, vì chúng ta là một phần của thiên nhiên. Thiên nhiên có thể rất tàn bạo, có thể gây cho ta rất nhiều thiệt hại. Nhưng ta cần phải đối xử với thiên nhiên như đối xử với chính bản thân mình. Nếu chúng ta tìm cách khống chế thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ nổi loạn.

Chúng ta phải là những người bạn đầy chân tình đối với thiên nhiên thì chúng ta mới biết cách sử dụng những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên để tạo dựng một môi trường sống hài hòa. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên. Cuồng phong, bão tố, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, sự sinh sôi nẩy nở của những loài sâu bọ độc, tất cả những hiện tượng này gây nguy hại cho sự sống.

Chúng ta có thể dễ dàng ngăn ngừa những tai họa này nếu chúng ta biết nghiên cứu ngay từ lúc đầu địa chất của vùng đất ta đang sống. Nhờ nắm rõ tình hình địa chất, ta có thể có những phương án xây dựng để phòng ngừa, thay vì tìm cách áp đảo thiên nhiên bằng những đập ngăn nước, hay phá rừng và những chính sách thiết bị khác mà cuối cùng chỉ gây thêm tổn hại cho môi trường.

Vì muốn ức chế thiên nhiên mà ta đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, giết hại không biết bao nhiêu loại côn trùng và chim chóc, làm xáo trộn đời sống tự nhiên của muôn loài. Nền kinh tế phát triển gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy chỗ cư trú của bao nhiêu loài sinh vật. phát triển kinh tế như thế chỉ đem lợi lộc cho một số ít người, và trong thực tế đã dần dần phá hủy toàn bộ đời sống thiên nhiên.

Vì vậy mà con người trở nên bệnh hoạn, xã hội trở nên bệnh hoạn, thiên nhiên trở nên bệnh hoạn. Ta phải làm gì đây để tái lập sự quân bình? phải bắt đầu từ đâu để tìm cách chữa trị? Bắt đầu từ mỗi cá nhân, hay từ xã hội? Hay từ thiên nhiên? Ta phải làm việc chữa trị trong cả ba lĩnh vực cùng một lúc. Các ngành khác thường chỉ chú tâm đến lĩnh vực riêng của họ. Các nhà chính trị thì nghĩ rằng một xã hội trật tự là cần thiết để bảo vệ con người và thiên nhiên, vì thế, họ khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc đấu tranh thay đổi guồng máy chính trị.

Các tu sĩ phật giáo thì giống như những bác sĩ tâm lý trị liệu thấy được vấn đề từ quan điểm tâm lý. Mục đích của thiền tập là để giúp ta tìm lại sự cân bằng trong đời sống. Thực tập thiền trong đạo Bụt là để điều hòa thân và tâm, thực tập hơi thở giúp làm lắng dịu thân tâm.

Cũng như những phương pháp chữa bệnh khác, bệnh nhân được đặt trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe. Thông thường, các bác sĩ tâm lý trị liệu để nhiều thì giờ quan sát bệnh nhân, sau đó có những lời khuyên thích ứng với mỗi bệnh nhân.

Cũng có một số bác sĩ biết thực tập như các tu sĩ là biết quán sát bản thân trước, biết nhận diện để vượt thoát được những sợ hãi, giận hờn và tuyệt vọng trong lòng họ. Ða số các bác sĩ khác thì thường nghĩ rằng họ không có vấn đề gì về tâm lý cả. Người tu sĩ, trái lại, luôn nhận diện được rằng là người, họ rất dễ bị sợ hãi, lo âu trấn ngự, nhất là dễ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh trầm kha của thời đại mới.

Người phật tử tin vào mối tương quan mật thiết của mọi cá nhân trong xã hội và môi trường sống, cho nên khi họ lành bệnh là xã hội và môi trường sống cũng lành bệnh, vì vậy mà họ chấm dứt được những lo âu sợ hãi trong lòng. Người phật tử biết rằng chính họ phải bắt đầu sự chuyển hóa trong nội thân thì xã hội và thiên nhiên sẽ tự động chuyển hóa theo. Cho nên, muốn cho xã hội và môi trường sống trở lại lành mạnh, mỗi người chúng ta phải biết cách khôi phục trở lại sức khỏe tinh thần của mình. Khôi phục lại tinh thần lành mạnh không có nghĩa là phải thích ứng với những điều kiện mới của đời sống hiện đại.

Bởi vì đời sống hiện đại không lành mạnh chút nào, thích nghi với đời sống đó chỉ làm mình thêm bệnh hoạn. Những người tìm đến các bác sĩ tâm lý trị liệu đều là nạn nhân của lối sống hiện đại. Lối sống này chỉ làm con người xa cách nhau, gia đình nhân loại bị phân tán.

Cách hay nhất là chuyển về sinh sống ở miền quê, nơi đó, ta được cuốc đất, trồng rau, sản xuất hoa màu, giặt quần áo trên sông, sống nếp sống đơn giản như hàng triệu người nông dân trên thế giới. Muốn việc chữa trị có hiệu quả, ta cần phải thay đổi môi trường sinh sống. Thay đổi guồng máy hoạt động chính trị chưa phải là phương án duy nhất.

Tìm cách tự trấn an mình khỏi những bức xúc bằng lối tiêu thụ bừa bãi cũng không giải quyết được vấn đề. Bởi vì nguồn gốc của mọi tâm bệnh hiện nay đều phát xuất từ sự phát triển quá mức của nền kinh tế, đưa đến nhiều tệ nạn xã hội như là ô nhiễm sinh môi, quá nhiều tiếng ồn, nơi nào bạo động cũng có mặt, và hầu như ai cũng bị áp lực thời gian đè nặng. Muốn chấm dứt tình trạng này thì phải biết phòng bệnh. Khi ta hiểu được trách nhiệm của mình đối với nhân loại thì ta biết giữ gìn cho tinh thần luôn được lành mạnh.

Làm được như vậy cho ta là đồng thời giúp cho người khác không bị bệnh hoạn. Dù ta là ai đi nữa, thầy tu hay thầy cô giáo, bác sĩ trị liệu, nghệ sĩ, thợ mộc, hay là chính trị gia, chúng ta cũng đều là con người như nhau. Nếu chính ta không áp dụng được những gì ta dạy cho người khác trong đời sống hàng ngày thì ta cũng mắc bệnh tâm thần như họ thôi. Nếu ta cứ tiếp tục sống theo lề lối hiện tại thì có ngày ta cũng trở thành nạn nhân của lối sống vị kỷ, đầy sợ hãi và lo âu.

Mục lục:

Lời giới thiệu …………………………………………………………………………..7

Phần I: Ý thức cộng đồng

Chương 1: Tiếng chuông chánh niệm ………………………………………..23

Chương 2: Nền đạo đức toàn cầu ………………………………………………31

Chương 3: Sống biết tiết chế là giữ gìn cho đất Mẹ………………………45

Chương 4: Thiên nhiên và tình thương bất bạo động……………………63

Chương 5: Vượt thoát sợ hãi …………………………………………………….77

Phần II: Tình thương bằng hành động

Chương 6: Sự tiếp nối đẹp đẽ …………………………………………………..97

Chương 7: Biết chăm sóc chính ta, người muốn bảo vệ môi trường 105

Chương 8: Thành phố vắng bóng cây xanh ……………………………….117

Chương 9: Chuyển hóa tâm thức cộng đồng ……………………………..127

Chương 10: Đôi mắt của voi chúa ……………………………………………139

 

Phần III: Sống chánh niệm

Thi kệ: Thiền tập trong đời sống hằng ngày ………………………………149

name

Bộ sách Mr.King và các bạn là bộ sách song ngữ, là những tác phẩm được các em tại Active Skills dịch trong dự án Active Skills triển khai cùng Thái Hà Books “TRẺ EM DỊCH SÁCH CỦA TRẺ EM”. Qua những câu chuyện, các bạn nhỏ sẽ có thêm nhiều bài học về cách ứng xử với bạn bè và với môi trường xung quanh.

Bộ sách gồm 3 cuốn:

TÀI SẢN CỦA MR. KING (MR. KING’S THINGS)

Mr. King thích các món đồ mới. Vì thế, cậu sẽ liệng ngay món đồ nào chỉ hơi cũ kĩ vào cái ao gần đó. Một ngày, khi đang nằm phơi nắng trên thuyền, cậu bị kéo bất ngờ. Ngỡ là QUÁI VẬT xuất hiện, cậu chèo thuyền thật nhanh rồi lên bờ trốn. Các bạn đi tìm cậu nhưng chỉ thấy một đống đồ cũ TO BỰ bên bờ ao. Mỗi bạn đều lượm cho mình một món đồ có ích, rồi phần cho Mr. King một vài món. Khi thấy các bạn, Mr. King nhận ra con QUÁI VẬT mà cậu sợ chính là đống đồ cũ của chính cậu. Sau đó, cậu nhấc vài món đồ lên rồi làm diều hình bông hoa, vòng quay cá, đài phun nước nổi, ván trượt sặc sỡ và thuyền đôi. Các bạn đều hồ hởi với những món đồ này.  

>>> Bài học: Mỗi bạn nhỏ chắc đã từng là cậu bạn Mr. King, luôn hào hứng với những món đồ mới, nhưng lại chán những món đồ ấy siêu nhanh. Nhờ các bạn, Mr. King đã nhận ra điều ấy. Thay bằng việc mua thêm đồ mới, cậu đã biết TÁI CHẾ những món đồ cũ thành đồ mới. Đây cũng là bài học về lối cư xử với các món đồ và với môi trường xung quanh choc các bạn nhỏ. Nếu bạn nào cũng giống Mr. King, đều vứt ngay món đồ cũ vào một cái ao, thì không biết sẽ có bao nhiêu cái ao như thế nhỉ? Và chẳng lạ khi thế giới cứ đầy ứ, đầu ứ toàn đồ cũ mà có những bạn còn chẳng có để chơi. Bất cứ một món đồ nào đều có ích, khi món đồ trở nên cũ rồi, thì hãy TÁI CHẾ chúng để món đồ được khoác lên mình bộ quần áo mới và vẫn ở bên mình cho tới khi không thể dùng được nữa các bạn nhỏ nhé!

CHIẾC MÁY CỦA MR. KING (MR KING’S MACHINE)

Mr. King rất thích hoa, vì hoa có mùi thơm và nhìn rất đẹp. Vì thế, khi phát hiện ra hoa bị chú sâu bướm cắn, cậu đã tự tay chế tạo ra một chiếc máy bắt sâu. Nhưng khi cậu điều khiển chiếc máy đi bắt chú sâu bướm, cậu thấy thật hài lòng. Vậy mà các bạn của cậu lại phàn nào. Nào thì chiếc máy ấy thải ra rất nhiều khói, giẫm nát hoa. Nào thì sao lại dùng chiếc máy đi bắt sâu bướm. Vì sâu bướm sẽ hóa thành bướm để thụ phấn cho hoa mà. Thế là Mr. King khựng lại, cảm xúc hài lòng bay biến mất. Cậu liền dỡ bỏ chiếc mày, nối phần này với phần kia, làm thành một chiếc quạt hình hoa. Chiếc quạt ấy nhả ra những hạt giống hoa màu xanh vào không khí. Vậy là bầu trời đã trong xanh trở lại, còn những bông hoa đua nhau khoe sắc. Bạn nhỏ nào cũng thấy thật vui 

>> Bài học: Các bạn nhỏ sẽ ý thức được những chiếc máy thông thường đều có thể nhả khói đen hay khói xám, khiến bầu trời chẳng còn trong xanh nữa. Thay vì những chiếc máy ấy, hãy cùng nhau chế tạo ra những chiếc máy nhả hạt giống để trồng thêm cây thêm hoa. Ngoài bài học về cách cư xử với môi trường, cuốn sách còn chỉ ra bài học: Hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi bắt tay làm việc gì đó. Có thể việc ấy khiến mình cảm thấy hài lòng, nhưng rất có thể lại gây “hại” cho mọi người và môi trường xung quanh.

LÂU ĐÀI CỦA MR. KING (MR. KING’S CASTLE)

Mr. King sống ở trên đỉnh đồi TO BỰ. Vào một ngày đẹp trời, cậu ý cắt những hình khối để xây LÂU ĐÀI TO BỰ cho mình. Nhưng vì xây lâu đài mà cậu đẻ lại NHỮNG CHIẾC HỐ TO BỰ. Mr. King quên mất rằng chính mình đang phá hoại chỗ ngủ trưa, thức ăn, cảnh quanh, chỗ giấu hạt bí mật của các bạn mình. Khi nhận ra điều ấy, Mr. King thấy mình mắc một lỗi TO BỰ. Vậy là cậu bắt tay vào cùng các bạn tháo dỡ chiếc lâu đài TO BỰ. Mọi thứ nhanh chóng trở về như cũ. Và chỉ còn miếng hình khối nhỏ, các bạn và Mr. King đã mở một bữa tiệc tại ấy và gọi là LÂU ĐÀI BÉ NHỎ.

>>> Bài học: Giúp các bạn nhỏ học được bài học lớn về cách cư xử với các bạn của mình và với môi trường xung quanh mình sống. Không phải những gì mình làm đều sẽ đúng với cả chính mình và với các bạn hay môi trường xung quanh. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi làm gì đó. Các bạn và môi trường đều cần được đối xử tốt như nhau.

name

Combo Sách Mr.king Và Các Bạn (Bộ 3 Cuốn)

Bộ sách Mr.King và các bạn là bộ sách song ngữ, là những tác phẩm được các em tại Active Skills dịch trong dự án Active Skills triển khai cùng Thái Hà Books “TRẺ EM DỊCH SÁCH CỦA TRẺ EM”. Qua những câu chuyện, các bạn nhỏ sẽ có thêm nhiều bài học về cách ứng xử với bạn bè và với môi trường xung quanh.

Bộ sách gồm 3 cuốn:

TÀI SẢN CỦA MR. KING (MR. KING’S THINGS)

Mr. King thích các món đồ mới. Vì thế, cậu sẽ liệng ngay món đồ nào chỉ hơi cũ kĩ vào cái ao gần đó. Một ngày, khi đang nằm phơi nắng trên thuyền, cậu bị kéo bất ngờ. Ngỡ là QUÁI VẬT xuất hiện, cậu chèo thuyền thật nhanh rồi lên bờ trốn. Các bạn đi tìm cậu nhưng chỉ thấy một đống đồ cũ TO BỰ bên bờ ao. Mỗi bạn đều lượm cho mình một món đồ có ích, rồi phần cho Mr. King một vài món. Khi thấy các bạn, Mr. King nhận ra con QUÁI VẬT mà cậu sợ chính là đống đồ cũ của chính cậu. Sau đó, cậu nhấc vài món đồ lên rồi làm diều hình bông hoa, vòng quay cá, đài phun nước nổi, ván trượt sặc sỡ và thuyền đôi. Các bạn đều hồ hởi với những món đồ này.  

>>> Bài học: Mỗi bạn nhỏ chắc đã từng là cậu bạn Mr. King, luôn hào hứng với những món đồ mới, nhưng lại chán những món đồ ấy siêu nhanh. Nhờ các bạn, Mr. King đã nhận ra điều ấy. Thay bằng việc mua thêm đồ mới, cậu đã biết TÁI CHẾ những món đồ cũ thành đồ mới. Đây cũng là bài học về lối cư xử với các món đồ và với môi trường xung quanh choc các bạn nhỏ. Nếu bạn nào cũng giống Mr. King, đều vứt ngay món đồ cũ vào một cái ao, thì không biết sẽ có bao nhiêu cái ao như thế nhỉ? Và chẳng lạ khi thế giới cứ đầy ứ, đầu ứ toàn đồ cũ mà có những bạn còn chẳng có để chơi. Bất cứ một món đồ nào đều có ích, khi món đồ trở nên cũ rồi, thì hãy TÁI CHẾ chúng để món đồ được khoác lên mình bộ quần áo mới và vẫn ở bên mình cho tới khi không thể dùng được nữa các bạn nhỏ nhé!

CHIẾC MÁY CỦA MR. KING (MR KING’S MACHINE)

Mr. King rất thích hoa, vì hoa có mùi thơm và nhìn rất đẹp. Vì thế, khi phát hiện ra hoa bị chú sâu bướm cắn, cậu đã tự tay chế tạo ra một chiếc máy bắt sâu. Nhưng khi cậu điều khiển chiếc máy đi bắt chú sâu bướm, cậu thấy thật hài lòng. Vậy mà các bạn của cậu lại phàn nào. Nào thì chiếc máy ấy thải ra rất nhiều khói, giẫm nát hoa. Nào thì sao lại dùng chiếc máy đi bắt sâu bướm. Vì sâu bướm sẽ hóa thành bướm để thụ phấn cho hoa mà. Thế là Mr. King khựng lại, cảm xúc hài lòng bay biến mất. Cậu liền dỡ bỏ chiếc mày, nối phần này với phần kia, làm thành một chiếc quạt hình hoa. Chiếc quạt ấy nhả ra những hạt giống hoa màu xanh vào không khí. Vậy là bầu trời đã trong xanh trở lại, còn những bông hoa đua nhau khoe sắc. Bạn nhỏ nào cũng thấy thật vui 

>> Bài học: Các bạn nhỏ sẽ ý thức được những chiếc máy thông thường đều có thể nhả khói đen hay khói xám, khiến bầu trời chẳng còn trong xanh nữa. Thay vì những chiếc máy ấy, hãy cùng nhau chế tạo ra những chiếc máy nhả hạt giống để trồng thêm cây thêm hoa. Ngoài bài học về cách cư xử với môi trường, cuốn sách còn chỉ ra bài học: Hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi bắt tay làm việc gì đó. Có thể việc ấy khiến mình cảm thấy hài lòng, nhưng rất có thể lại gây “hại” cho mọi người và môi trường xung quanh.

LÂU ĐÀI CỦA MR. KING (MR. KING’S CASTLE)

Mr. King sống ở trên đỉnh đồi TO BỰ. Vào một ngày đẹp trời, cậu ý cắt những hình khối để xây LÂU ĐÀI TO BỰ cho mình. Nhưng vì xây lâu đài mà cậu đẻ lại NHỮNG CHIẾC HỐ TO BỰ. Mr. King quên mất rằng chính mình đang phá hoại chỗ ngủ trưa, thức ăn, cảnh quanh, chỗ giấu hạt bí mật của các bạn mình. Khi nhận ra điều ấy, Mr. King thấy mình mắc một lỗi TO BỰ. Vậy là cậu bắt tay vào cùng các bạn tháo dỡ chiếc lâu đài TO BỰ. Mọi thứ nhanh chóng trở về như cũ. Và chỉ còn miếng hình khối nhỏ, các bạn và Mr. King đã mở một bữa tiệc tại ấy và gọi là LÂU ĐÀI BÉ NHỎ.

>>> Bài học: Giúp các bạn nhỏ học được bài học lớn về cách cư xử với các bạn của mình và với môi trường xung quanh mình sống. Không phải những gì mình làm đều sẽ đúng với cả chính mình và với các bạn hay môi trường xung quanh. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi làm gì đó. Các bạn và môi trường đều cần được đối xử tốt như nhau.

name

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay chứ! Tại một thị trấn nhỏ nằm dưới biển sâu tên Bikini Bottom, có một cậu bé bọt biển vô vùng đẹp trai, đáng yêu. Anh ấy là Bọt Biển, một loài sinh vật sống dưới biển giống như san hô ấy thế mà mọi người cứ nhầm anh ấy là miếng phô mai nó mới buồn chứ! Ôi chao ôi!

Công việc chính của chàng bọt biển có tầm quan trọng cực kỳ cực kỳ to tát đối với sự sống còn của cả thị trấn, nói một cách nôm na thì chàng là anh phụ bếp. Nhưng chàng lại nắm giữ một bí mật vô cùng quan trọng: đó là công thức bí mật của món bánh Krabby Patty – món bánh nổi tiếng của nhà hàng Krusty Krab. Với sự đồng hành của anh bạch tuộc Squidward, người bạn “thân ai người nấy lo” Pattrick Star, Bọt Biển đã giúp ông chủ Krabs bảo vệ công thức tuyệt mật của mình khỏi tay tên Plankton xấu xa.

Giờ thì các bạn đã biết bạn ấy là ai rồi chứ? Còn ai vào đây ngoài cậu bạn SpongeBob đáng yêu không thể cưỡng lại đúng không nào? Nếu các bạn thấy tên ấy khó đọc quá thì cứ gọi là Bôm Bốp, bạn ấy cũng có tên ở nhà như chúng mình cho đáng yêu ý mà!

Lần này, Bôm Bốp xinh trai của chúng ta sẽ xuất hiện trong series truyện tô màu của công ty Tân Việt mang tên “sách thực hành tô màu”.

name

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay chứ! Tại một thị trấn nhỏ nằm dưới biển sâu tên Bikini Bottom, có một cậu bé bọt biển vô vùng đẹp trai, đáng yêu. Anh ấy là Bọt Biển, một loài sinh vật sống dưới biển giống như san hô ấy thế mà mọi người cứ nhầm anh ấy là miếng phô mai nó mới buồn chứ! Ôi chao ôi!

Công việc chính của chàng bọt biển có tầm quan trọng cực kỳ cực kỳ to tát đối với sự sống còn của cả thị trấn, nói một cách nôm na thì chàng là anh phụ bếp. Nhưng chàng lại nắm giữ một bí mật vô cùng quan trọng: đó là công thức bí mật của món bánh Krabby Patty – món bánh nổi tiếng của nhà hàng Krusty Krab. Với sự đồng hành của anh bạch tuộc Squidward, người bạn “thân ai người nấy lo” Pattrick Star, Bọt Biển đã giúp ông chủ Krabs bảo vệ công thức tuyệt mật của mình khỏi tay tên Plankton xấu xa.

Giờ thì các bạn đã biết bạn ấy là ai rồi chứ? Còn ai vào đây ngoài cậu bạn SpongeBob đáng yêu không thể cưỡng lại đúng không nào? Nếu các bạn thấy tên ấy khó đọc quá thì cứ gọi là Bôm Bốp, bạn ấy cũng có tên ở nhà như chúng mình cho đáng yêu ý mà!

Lần này, Bôm Bốp xinh trai của chúng ta sẽ xuất hiện trong series truyện tô màu của công ty Tân Việt mang tên “sách thực hành tô màu”.

name

Bạn Đang Ở Đây: Cuốn Sách Ngắn Về Thế Giới là cuốn sách giúp chúng ta nhìn nhận lại về địa lý, một môn học, một chuyên ngành xưa cũ và trong nhiều năm trở lại đây đã đứng trước những nghi vấn về sự cần thiết, hữu dụng trong cuộc sống sau này của học sinh, sinh viên, nhất là trước cơn lũ trào lưu công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Cuốn sách này có thể giúp bạn hiểu được tại sao địa lý, cùng những môn cơ bản như lịch sử… lại cần thiết cho việc củng cố nền tảng tư duy cho con người từ tấm bé.

Sách gồm 6 chương, cổ xúy tinh thần nhìn nhận thế giới ở tư cách tổng thể một hệ thống thay vì chia nhỏ từng mảng để xem xét hướng giải quyết các vấn đề của thế giới hiện đại.

Chương 1: giới thiệu sơ về không gian, định vị Trái đất trong vũ trụ. “Ngành khoa học mô tả hành tinh nơi chúng ta đang sống chính là địa lý, “geography” – từ mà chúng ta thừa hưởng từ tiếng Hy Lạp – có nghĩa là “bản mô tả Trái đất”.”

Chương 2: trình bày về nước và tầm quan trọng của yếu tố này trên hành tinh xanh của chúng ta.

Chương 3: điểm qua về thế giới con người, nhấn vào ý tưởng “di cư”, cả ra nước ngoài lẫn ngay trong chính phạm vi địa lý một quốc gia, giúp chúng ta khám phá những ý tưởng mới về bố cục từng khu vực trong một đô thị, đặc biệt là “khu ổ chuột” ở các đô thị lớn. Biết đâu đó, trong một thời đại công nghệ giúp kết nối tất cả, thì chính những Homo sapiens công nghệ như chúng ta mới cực kỳ thiếu khuyết kỹ năng kết nối cộng đồng so với tổ tiên Homo eretus của mình.

Chương 4: đi vào khía cạnh bản đồ/địa lý, khởi thủy của ý niệm “bản đồ” trong trí óc con người là như thế nào, bản đồ đã giúp ích gì cho chúng ta. Chương 4 đưa chúng ta ngược trở về thời kỳ của những nền văn minh cổ xưa, như Ai Cập, Lưỡng Hà, đặc biệt chú trọng vào nền văn minh Trung Hoa cổ đại bên hai bờ sông Trường Giang và Đại Vũ, nhân vật có lẽ nên được xem như “Nhà địa lý” vĩ đại. Qua đó, chúng ta hiểu ra bản đồ gắn bó mật thiết với địa lý thế nào, ghi nhận

Chương 5: lược thuật một số chuyến “phiêu lưu” của tác giả trong thế giới tự nhiên, nhằm làm sống lại “con người địa lý” trong chính mình. Không sử dụng bất kỳ phương tiện công nghệ nào, tác giả và những người đồng hành của mình đã sống sót qua chuyến trekking khắp lưu vực ở châu Âu, qua Tây Tạng… Trải nghiệm tuyệt diệu đó đã giúp ông tin vào bản năng “địa lý” trong bẩm sinh mỗi cá nhân chúng ta, và có thể, để đối phó và thích nghi được trong thời kỳ biến đổi khí hậu khốc liệt này, chúng ta cần đánh thức bản năng “địa lý” đó.

Chương 6: xếp tất cả năm chương trên vào một hệ thống: “Sự gián đoạn hệ thống tự nhiên của Trái đất do Homo sapiens gây ra đòi hỏi một sự hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về địa lý. Hành tinh chúng ta ở giữa chương này và chúng ta là tác giả số phận của nó”; từ đây khuyến khích và cổ động mọi người tìm hiểu về địa lý, đánh thức năng lực địa lý bẩm sinh trong chính mình; hiểu địa lý có thể giúp chúng ta hiểu về bản chất nơi mình đang sống – Trái đất, do vậy chúng ta mới có thể tìm ra biện pháp bền vững giải quyết vấn đề môi trường.

“Hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chúng ta là bước đầu tiên để giải quyết các thách thức. Có thể tìm ra nhiều người biết cách giải quyết vấn đề tương lai của chúng ta trong các trường đại học. “Và”, như nhà địa chất Richard Alley đã chỉ ra trong lời nói đầu cho một ấn bản mới của cuốn The Two-Mile Time Machine (Cỗ máy thời gian hai dặm) của mình, “chúng ta có nhiều sinh viên thông minh. Kiến thức về biến đổi khí hậu có thể giúp thúc đẩy những sinh viên đó tìm cách đưa chúng ta tới một hệ thống năng lượng bền vững”.”

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

[Về dạy địa lý trong nhà trường – Chương 4, 5]

“Nếu cội rễ của nhận thức địa lý được chăm bẵm từ lúc còn non, cây tri thức sẽ đơm hoa kết trái. Các nhà giáo dục đã biết điều này từ khá lâu.

Việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng địa lý ở cấp tiểu học giống như tặng cho trẻ nhỏ một thế giới quan có thể được sử dụng làm nền tảng cho giáo dục trung học, là bàn đạp để đi đến tuổi trưởng thành và có một vai trò trong việc ra những quyết định giúp định đoạt tương lai của hành tinh rắc rối này. Kiến thức tự thân tăng lên theo cấp số nhân: học hỏi một chút rồi cứ thế mau chóng biến thành rất nhiều. Hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chúng ta là bước đầu tiên để giải quyết các thách thức. Có thể tìm ra nhiều người biết cách giải quyết vấn đề tương lai của chúng ta trong các trường đại học.”

[Địa lý là gì? Vai trò địa lý trong đời sống]

“Ngành khoa học mô tả hành tinh nơi chúng ta đang sống chính là địa lý, “geography” – từ mà chúng ta thừa hưởng từ tiếng Hy Lạp – có nghĩa là “bản mô tả Trái đất”.

Qua hơn một thiên niên kỷ, đây vẫn là một chủ đề hấp dẫn Homo sapiens, một lĩnh vực gây tò mò giúp chúng ta khám phá ý nghĩa thế giới của mình, ý nghĩa của con người, nơi chốn, môi trường của thế giới đó. Ngày nay, chúng ta đã ở ngã ba đường trên chặng đi bộ ngắn từ thời đồ đá đến thời điện thoại. Chúng ta có thể chọn việc bảo vệ hành tinh và các hệ thống của nó, hoặc tiếp tục lạm dụng chúng. Khả năng gắn kết vào ngành khoa học địa lý của con người sẽ xác định tương lai của chúng ta.”

“Địa lý luôn trong tình trạng tái phát minh; đó là dòng sông kiến thức, liên tục bồi đắp tiến trình của riêng nó. Sự thay đổi trong những năm 1950 từ việc coi không gian địa lý là tuyệt đối sang đo đạc không gian theo các khía cạnh tương đối – ví dụ – thời gian và chi phí, đã mở ra một thế giới điều tra về hành vi con người và các hoạt động điều chỉnh không gian. Địa lý là trung tâm đối với sự sống còn của nhân loại.”

“Chúng ta không thể lại có một Trái đất “tự nhiên”. Trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã phá vỡ các chu trình carbon, nitơ và nước trên thế giới. Mười ngàn năm trước, có lẽ có 0,1% sinh khối động vật có vú bao gồm người và động vật được thuần hóa. Ngày nay, con số này đã tăng lên khoảng 90%. Chúng ta đang ở trong thế Nhân sinh.

Đây là kỷ nguyên địa chất đầu tiên được xác định bởi sự can thiệp của con người vào các hệ thống tự nhiên của hành tinh, đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ mới giữa loài người và tinh cầu mà chúng ta sống. Trên hành trình nhanh chóng đến văn minh và khai sáng, chúng ta đã vượt qua rất nhiều thử thách, từ tưới tiêu đến kiểm soát đại dịch. Nhưng chúng ta cũng đã tích lũy đầy một ba lô khó khăn mới. Phụ thuộc vào cách mà bạn lấy đồ trong ba lô ra, bạn có thể tạo nên các hạng mục ưu tiên khác nhau.”

“Chưa bao giờ địa lý lại quan trọng đến vậy. Trên quả cầu hữu hạn này, với môi trường sống bị vùi dập, được duy trì trong không gian tối bởi vòng xoáy phức tạp của các hệ thống kết nối với nhau, chúng ta đã đạt đến một điểm trong hành trình tập thể của mình, nơi mà kiến thức là thứ bảo đảm tốt nhất cho tương lai. Địa lý sẽ giữ chúng ta là con người.”

+TÁC GIẢ:

Nicholas Crane là một tác giả, nhà địa lý, chuyên gia vẽ bản đồ, từng nhận được huy chương Mungo Park của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Scotland ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong lĩnh vực địa lý, và giải thưởng Ness của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh nhờ công phổ biến kiến thức địa lý và sự hiểu biết của ông về nước Anh.

Ông đã thực hiện một số chuỗi chương trình trên BBC2, như Map Man (Người bản đồ), Great British Journeys (Những hành trình của người Anh vĩ đại), Britannia (Nước Anh), Town (Thị trấn) và Coast (Bờ biển).

Ông từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh từ năm 2015 đến năm 2018.

name

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại ngày nay, khái niệm làm việc từ xa đã không còn quá xa lạ. Các công ty và tổ chức ở khắp nơi đang nắm lấy cơ hội thay đổi toàn diện khi cho phép nhân viên làm việc bên ngoài văn phòng: các nhà quản lý được hưởng lợi bằng cách tiết kiệm tiền và tài nguyên nhờ khả năng tìm kiếm nhân tài vượt ngoài biên giới quốc gia, trong khi nhân viên có cơ hội việc làm lớn hơn, năng suất cao, tự chủ cũng như hài lòng hơn trong công việc.

Nhưng chiến thắng đó chỉ có thể đạt được khi các công ty có kế hoạch hỗ trợ hiệu quả và thúc đẩy tinh thần đồng đội hợp lý, hấp dẫn, đồng thời từng cá nhân sẵn sàng hợp tác hiệu quả. Trong cuốn sách này, Lisette Sutherland, nhà vô địch quốc tế về chiến lược nhóm ảo, cung cấp một hướng dẫn đầy đủ giúp các tổ chức và cá nhân phát triển vững mạnh khi làm việc từ xa. Chia sẻ những lời khuyên mạnh mẽ từ kinh nghiệm chuyên môn, nghiên cứu sâu rộng cùng các cuộc phỏng vấn với người lao động và quản lý/chủ sở hữu trên toàn thế giới, cuốn sách đưa ra một kế hoạch chi tiết hoàn chỉnh để tối ưu hóa thành công của nhóm, bao gồm:

- Đánh giá và phát triển năng lực làm việc nhóm của cá nhân

- Thiết lập sẵn một văn phòng làm việc từ xa

- Tạo lập thỏa thuận nhóm

- Điều hành các cuộc họp trực tuyến hiệu quả

- Tạo điều kiện cho các hoạt động truyền thông tích cực

Được đóng gói với các tài liệu thực hành cùng lời khuyên hành động để nuôi dưỡng tinh thần đồng đội, sự nhanh nhẹn và hợp tác, cuốn sách là một hướng dẫn cần phải có và truyền cảm hứng cho bất cứ ai muốn bứt phá trong thế giới làm việc từ xa ngày nay.

TRÍCH ĐOẠN

Nói về lợi ích của làm việc từ xa đối với chủ doanh nghiệp:

“Lý do chính để chúng ta cân nhắc làm việc từ xa là tỷ suất hoàn vốn. Tất cả những công ty tôi phỏng vấn đều đưa ra lý do chung là tiết kiệm chi phí. Cho phép nhân viên làm việc từ xa sẽ tiết kiệm được chi phí theo nhiều cách.

Chúng ta đã nhắc đến khoản tiết kiệm chi phí do giữ chân nhân tài: chi phí để GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN CÓ GIÁ TRỊ thấp hơn chi phí tuyển người mới.

Tiết kiệm chi phí cho THIẾT BỊ LÀM VIỆC. Đây là những thiết bị phải cung cấp cho nhân viên nếu làm việc tại văn phòng. Tất nhiên, nếu bạn chỉ có vài nhân viên, chi phí mua vài chiếc bàn làm việc không đáng kể, nhưng với công ty lớn thì lại là chuyện khác.”

Nói về tư duy chú trọng vào kết quả công việc:

“Năm 2003, Cali Ressler và Jody Thompson sáng tạo ra chiến lược làm việc tập trung vào kết quả thay vì thời gian. Họ đặt tên cho chiến lược này là ROWE (Results-Only Work Environment) và miêu tả đó là ‘chiến lược quản lý đánh giá nhân viên dựa trên kết quả làm việc thay vì thời gian có mặt tại nơi làm’.

Những doanh nghiệp áp dụng ROWE thường chia nhỏ công việc lớn thành những “đầu việc nhỏ” hoặc theo khung thời gian ngắn dựa trên cam kết hoàn thành của nhân viên. Bằng cách này, những khó khăn tiềm tàng của dự án dài hạn có thể được nhận diện và xử lý nhanh chóng hơn.

Theo trang web CultureIQ, chiến lược ROWE “trực tiếp đặt nhân viên vào vai trò thực hiện công việc. Họ được trao quyền đóng góp vào mục tiêu chung, từ đó có thêm đam mê và sẵn sàng cống hiến cho công ty. Khi nhân viên có trách nhiệm với kết quả làm việc của bản thân, họ sẽ có thêm động lực để làm tốt và theo cách có lợi nhất”.”

Nói về xây dựng tinh thần đồng đội khi các thành viên trong nhóm ít khi gặp mặt:

“Tin tốt là có nhiều cách để xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên nhóm. Cách đầu tiên khá đơn giản: dùng webcam. Dưới tác động của hình ảnh, chúng ta cảm thấy gắn kết hơn khi có thể ghép một khuôn mặt với giọng nói và tên của người đó. Vì vậy, đừng chỉ gọi điện, hãy thường xuyên dùng cuộc gọi video, dù chỉ giữa hai người hay cả nhóm.

Nhưng webcam chỉ là bước khởi đầu. Với đội ngũ từ xa, một số người thậm chí chỉ xuất hiện trong các cuộc họp; họ thảo luận, rồi sau đó quay trở lại công việc riêng. Điều đó nghĩa là cả nhóm không có nhiều thời gian tìm hiểu nhau. Vì vậy, tại Happy Melly, nơi tôi làm việc với vai trò quản lý đội ngũ từ xa, gồm nhiều nhóm có chuyên môn khác nhau làm việc phân tán hoàn toàn, chúng tôi đưa thời gian cá nhân vào tất cả cuộc họp. Bất cứ ai muốn trò chuyện cũng có thể đến sớm 5-10 phút; nếu không, chỉ cần xuất hiện đúng thời gian dự kiến. Càng dành thời gian cho những câu chuyện cá nhân đó, bạn sẽ càng hiểu đồng nghiệp của mình hơn và ngược lại, họ cũng hiểu bạn hơn.”

Nói về chuyển đổi sang làm việc từ xa:

“Không nói đến lợi ích từ việc duy trì khả năng cạnh tranh và thu hút nhân tài, các công ty nên xây dựng quy

trình ưu tiên làm việc từ xa vì hai lý do. Với quy trình này, thứ nhất, năng suất của công ty không bị ảnh hưởng dù chỉ một ngày, bất kể do ốm đau, giao thông hay thời tiết hay các tác động khác. Thứ hai, quan điểm được thừa nhận rộng rãi là ưu tiên làm việc từ xa khiến doanh nghiệp vững mạnh hơn. Những gì bạn chuẩn bị cho làm việc từ xa sẽ hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp, dù cuối cùng có áp dụng chế độ làm việc này hay không.”

name

Quá trình trưởng thành của trẻ là một bài kiểm tra đối với sự thông thái của cha mẹ. Trở thành một phụ huynh tốt là điều không hề dễ dàng, không phải cứ tận tâm tận lực, chịu khó chịu khổ là được, mà phải vận dụng cả trí tuệ và phương pháp khoa học, nếu không sẽ chỉ uổng công mà thôi. Tìm ra một phương pháp đúng đắn chính là con đường duy nhất giúp các cha mẹ thoát khỏi tình cảnh này.

Bất cứ phụ huynh nào cũng dành cho con rất nhiều tình yêu thương, nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta có dạy con đúng cách hay không. Nên nhớ rằng khi cảm thấy bất lực trong việc dạy con thì chắc chắn phương pháp giáo dục của bạn có vấn đề. Lúc đó, việc bạn cần làm trước tiên là can đảm từ bỏ những kinh nghiệm và cách làm trước kia, để tìm kiếm một phương pháp tốt hơn.

Và Cha mẹ khôn khéo, không thiếu mưu mẹo sẽ cung cấp rất nhiều thủ thuật tâm lý học hiệu quả để giúp bạn ứng xử với những vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành.

Các đoạn hay trong sách:

Trong việc nuôi dạy con, chỉ có tình yêu thương thôi thì chưa đủ, các bậc phụ huynh còn phải nắm bắt những phương pháp khoa học và hiệu quả.

Chỉ có tình yêu thương mà thiếu đi phương pháp hữu hiệu thì chỉ chuốc thêm nhọc nhằn mà thôi.

Hơn 10 năm trước, Ngô Cam Lâm – đồng tác giả của cuốn sách này đã xuất bản cuốn Luôn có nhiều phương pháp hơn vấn đề và tạo nên cơn sốt. Cho đến nay, cuốn sách đã phát hành hơn một triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách phương pháp luận có số lượng bản in lớn nhất Trung Quốc.

Phụ huynh không bao giờ thiếu tình yêu thương dành cho con cái, thứ mà họ thiếu chỉ đơn giản là phương pháp đúng đắn mà thôi.

Trước khi đáp ứng yêu cầu của trẻ, phụ huynh cần xem xét hai vấn đề: thứ nhất, phân tích xem thứ con đòi hỏi có hợp lý hay không. Nếu không hợp lý thì kiên quyết không mua; thứ hai, dù là một đòi hỏi hợp lý, cũng không dễ dàng mua ngay cho con. Phải để con hoàn thành một nhiệm vụ trước rồi mới mua.

Cha mẹ đương nhiên có thể làm bạn với trẻ, nhưng đồng thời họ còn là “người giám hộ” của chúng. Bạn có trách nhiệm dẫn dắt trẻ đi theo con đường đúng đắn trong quá trình trưởng thành của chúng. Khi con mắc sai lầm, bạn phải chỉ bảo, phê bình và uốn nắn chúng.

Cha mẹ đương nhiên có thể làm bạn với trẻ, nhưng đồng thời họ còn là “người giám hộ” của chúng. Bạn có trách nhiệm dẫn dắt trẻ đi theo con đường đúng đắn trong quá trình trưởng thành của chúng. Khi con mắc sai lầm, bạn phải chỉ bảo, phê bình và uốn nắn chúng.

Nếu bạn nuông chiều con thì hãy bắt đầu thay đổi nhân lúc trẻ vẫn đang ở bên bạn! Thay đổi từng bước, chỉ dạy từng chút, để cho trẻ chịu đựng một chút thiệt thòi, một chút đau khổ, một chút lừa dối.

Bạn không thể sống thay con cả đời, vậy tại sao lại không sớm để cho trẻ làm những việc đáng lẽ chúng phải tự làm?

Mọi đứa trẻ đều trưởng thành từ quá trình chịu trách nhiệm và đối mặt với vấn đề. Chúng ta không nên gánh trách nhiệm thay con, cũng không nên suy nghĩ thay chúng.

Cho con trẻ cơ hội được trưởng thành cũng có nghĩa là chúng ta giải phóng cho chính mình.

Quá trình trưởng thành của trẻ là quá trình kiểm tra sự thông thái của cha mẹ. Làm một phụ huynh tốt là điều không hề dễ dàng, không phải cứ chịu khổ là được, mà phải cần tới sự thông thái, nếu không sẽ chỉ uổng công mà thôi. Tìm ra một phương pháp đúng đắn chính là con đường duy nhất giúp các cha mẹ thoát khỏi tình cảnh này.

Khi chúng ta biết tìm phương pháp như thế nào, thì giáo dục không còn là chuyện khó nữa.

Sự khác biệt giữa các bậc phụ huynh nằm ở chỗ chúng ta đều dành cho con rất nhiều tình yêu thương, nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta có dạy con đúng cách hay không. Khi bạn cảm thấy bất lực trong việc dạy con thì chắc chắn phương pháp giáo dục của bạn có vấn đề.

Khi đó, việc bạn cần làm trước tiên là can đảm từ bỏ những kinh nghiệm và cách làm trước kia, để tìm kiếm một phương pháp tốt hơn.

“Mỗi đứa trẻ đều giống như một bông hoa, chỉ nở vào một mùa khác nhau trong năm. Khi hoa nhà người ta nở vào mùa xuân, bạn chớ nên sốt ruột, nôn nóng, bởi có lẽ hoa nhà bạn sẽ nở vào mùa hạ. Nhưng nếu như đến mùa thu hoa nhà bạn vẫn chưa nở, bạn cũng đừng vội vứt bỏ, vì chưa biết chừng nó chính là hoa mai, khi nở sẽ càng đẹp.”

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và năng khiếu riêng, chúng ta không thể hy vọng đứa trẻ nào cũng trưởng thành giống nhau. Sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ cũng giống như tốc độ ra hoa kết trái của mỗi loại cây, có loại ra hoa kết trái rất sớm, có loại lại ra hoa kết trái rất muộn. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên nôn nóng, hãy để trẻ trưởng thành theo cách phù hợp với chúng, trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình

Theo truyền thuyết Hy Lạp, Pygmalion là vua xứ Cyprus, và cũng là một nhà điêu khắc tài ba. Một lần nọ, ông dồn hết tâm huyết tạc nên bức tượng một cô gái đẹp tuyệt trần, sau đó ông đã đem lòng yêu cô gái. Tuy cô gái chỉ là một bức tượng, không có linh hồn, nhưng Pygmalion vẫn tha thiết ngắm nhìn nàng hằng ngày. Cuối cùng, tình yêu sâu sắc của ông đã khiến nữ thần Aphrodite cảm động, và bà đã biến bức tượng thành người thật, làm vợ của Pygmalion.

Người đời sau coi những hiệu quả thực tế được tạo ra từ sự kỳ vọng là “hiệu ứng Pygmalion”, hay “hiệu ứng kỳ vọng”. Nó cho thấy hành vi và quan niệm của một người sẽ chịu ảnh hưởng, tác động từ người mà họ yêu quý, tin tưởng, khâm phục. “Hiệu ứng Pygmalion” được ứng dụng trong giáo dục con cái, thể hiện khi nhận được sự khen ngợi, công nhận, tin tưởng, trẻ sẽ trở nên tích cực và tự tin, có động lực để tiếp tục thay đổi hành vi của mình, cố gắng đạt được sự kỳ vọng của cha mẹ và giáo viên.

“Không phải trẻ ngoan mới đáng được khen, mà khen ngợi để cho trẻ trở nên ngày càng ngoan hơn; không phải trẻ hư đáng bị mắng, mà trách mắng sẽ khiến cho trẻ ngày càng hư thêm.”

Thay vì khen trẻ thông minh, chúng ta hãy khen trẻ rất sáng tạo, khéo léo, chăm chỉ. Khen ngợi những ưu điểm mang tính bẩm sinh (hoặc những thứ mà trẻ không cần cố gắng mà vẫn có được) sẽ chỉ khiến chúng nảy sinh tâm lý hư vinh, không thể tạo thành động lực giúp trẻ tiến bộ.

15

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!