Trong Từng Hơi Thở
TÁC PHẨM MỚI NHẤT CỦA BẬC THẦY LÃNG MẠN NICHOLAS SPARKS!
Định mệnh quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người chính là định mệnh liên quan tới tình yêu.
Tru Walls, 42 tuổi, là một hướng dẫn viên tham quan động vật hoang dã. Từ Zimbabwe, Tru lần đầu tới Sunset Beach để tìm hiểu về những năm tháng tuổi trẻ của mẹ, sau khi nhận được lá thư từ một người tự nhận là cha ruột của anh. Hope Anderson, 36 tuổi, là y tá chấn thương tại Bắc Carolina. Trong giai đoạn khủng hoảng cá nhân, cô quyết định tới ngôi nhà nhỏ của gia đình ở Sunset Beach để nghỉ ngơi và cân nhắc một số quyết định quan trọng.
Vô tình chạm mặt nhau, rồi tìm thấy ở nhau sự đồng cảm trong tâm hồn, định mệnh của Tru và Hope cứ thế đan vào với nhau, vấn vít mãi không rời.
Câu chuyện về một cuộc gặp gỡ tình cờ lại xoay vần cuộc đời của hai con người hoàn toàn khác biệt, vượt qua không gian, thời gian, và cả những sắp đặt tréo ngoe của định mệnh.
Anh Hùng Còn Chi - Bìa Cứng
TẬP SÁCH HÉ LỘ NHỮNG TÁC PHẨM ĐÃ "CHÌM VÀO QUÊN LÃNG" CỦA NGUYỄN HUY THIỆP!
Nguyễn Huy Thiệp là một chân dung lớn lao của văn đàn Việt Nam hiện đại. Đời văn của ông ghi dấu bởi những truyện ngắn xuất sắc với bút pháp độc đáo không thể trộn lẫn, với sự không khoan nhượng khi đặt ra những câu hỏi cốt tủy về nhân sinh. Nói đến Nguyễn Huy Thiệp là nói đến tài năng và sự dũng cảm của một nhà văn trên trang viết.
Tập sách này công bố những bài thơ chưa từng được biết đến của Nguyễn Huy Thiệp, một số truyện ngắn đã xuất bản nhưng vì lẽ nào đó bị lãng quên, các kịch bản phim, tiểu luận. Tập sách cũng giới thiệu những ký họa trên gốm tài hoa của ông, cùng những tấm ảnh tư liệu quý giá theo mỗi dấu mốc cuộc đời.
Tất cả giúp mang đến cho những người yêu văn chương, những nhà nghiên cứu cái nhìn toàn vẹn hơn về một đời văn đầy dấu ấn.
"Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì
rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi"
Nguyễn Huy Thiệp
Con Cháu Của Họ Cũng Thế Thôi
TÁC PHẨM ẤN TƯỢNG CỦA NICOLAS MATHIEU ĐOẠT GIẢI GONCOURT NĂM 2018!
Một chiều hè oi ả năm 1992, tại vùng thung lũng hẻo lánh nằm đâu đó phía đông nước Pháp, bên hồ nước tĩnh lặng, Anthony, 14 tuổi, cùng người anh họ quyết định đánh cắp chiếc thuyền kayak để chèo sang bờ bên kia nơi có bãi tắm khỏa thân trứ danh. Tại đây, cậu thiếu niên lần đầu rơi vào lưới tình với con gái của ứng cử viên chức thị trưởng. Khởi nguồn từ mối tình đơn phương này, tuổi thanh xuân đầy biến động của Anthony bắt đầu.
Bốn mùa hè trải dài từ những giai diệu của Nirvana và Johnny Hallyday đến chiến thắng của tuyển Pháp tại kỳ World Cup 1998, cuốn sách tái hiện những khung cảnh đầy hoài niệm và đồng điệu sâu sắc với cả một thế hệ lớn lên trong thập niên chín mươi. Qua câu chuyện về những mảnh đời nhỏ bé nơi thị xã Heillange, Nicolas Mathieu không chỉ viết nên cuốn tiểu thuyết về một thung lũng, một thanh xuân lãng mạn mà về cả một đất nước, một thời kỳ và một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn. Cuốn sách là số phận của những con người bị hủy hoại trước sự đối lập giữa hy vọng và hiện thực, nơi xứ sở cách xa quá trình toàn cầu hóa, mắc kẹt giữa nỗi tiếc thương và sự sụp đổ. Giống như nhan đề Con cháu của họ cũng thế thôi, liệu họ có thể thoát khỏi vòng quay số phận và không lao vào con đường cha mẹ họ từng đi?
Horla Và Những Truyện Kỳ Lạ Khác
Một ngày mùa xuân đẹp trời, từ vườn nhà mình, một người đàn ông giơ tay vẫy chào con tàu ba cột buồm tuyệt đẹp đang lướt qua trên sông Seine. Vài ngày sau đó, anh đột nhiên lâm bệnh và những sự việc bí ẩn liên tiếp xảy tới. Tối tối, bình nước đặt trên chiếc bàn đầu giường cứ vô cớ cạn sạch, và đêm nào giấc ngủ của anh cũng chập chờn vì cùng một cơn ác mộng: tưởng như có một tạo vật vô hình đang cúi xuống giường anh, siết cổ anh, đòi lấy mạng anh...
Cuốn sách là tuyển tập sáu truyện ngắn xuất sắc của nhà văn lừng danh nước Pháp Maupassant, đưa bạn đọc đi xuyên qua những cung bậc cảm xúc hồi hộp, thấp thỏm, lo âu khi nhìn thấy những tình huống tưởng chừng như hết sức đời thường, lại bị những thứ thần bí, siêu nhiên, điên rồ chen ngang, từ đó hiểu thêm về phong cách sáng tác đã trở thành điểm đặc trưng của Guy de Maupassant.
Tửu Chàng Tiên - Tập 2
“Ta có chuyện này muốn hỏi ngươi!”
“Ngươi hỏi đi?”
“Cuối con sông này là nơi nào?”
“Đương nhiên là biển Vô Cảnh của Đông Khư.”
“Vậy cuối màn đêm này là thứ gì?”
“Là ánh bình minh.”
“Còn ta thì sao?” Lộ Tiểu Thiền lại hỏi.
“Ngươi không có điểm cuối.”
Lộ Tiểu Thiền híp mắt, thổi bay chú đom đóm đậu trên chóp mũi của mình.
“Vô Khích ca ca ngốc lắm, điểm cuối của ta đương nhiên là ngươi rồi!”
Những Ta
Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Ðại học Sư phạm năm 1983. Chị từng giảng dạy tại trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, hiện làm việc và sinh sống tại CHLB Ðức. Lê Minh Hà bắt đầu viết văn từ khi chị còn ở trong nước và viết bền bỉ, liên tục trong suốt nhiều năm qua. Cuốn sách đầu tiên của chị được xuất bản năm 1998 tại Mỹ - tập truyện ngắn Trăng goá. Cho tới nay, Lê Minh Hà đã in 18 cuốn sách, bao gồm truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
Vào những ngày đầu tiên của năm 2024, Lê Minh Hà in 03 cuốn tiểu thuyết cùng lúc là Phố vẫn gió, Gió tự thời khuất mặt và Những ta. Trong đó, cuốn Gió tự thời khuất mặt đã từng được in 18 năm trước và bản in năm 2024 là "nguyên bản", không có sửa chữa biên tập.
Gió tự thời khuất mặt là tiểu thuyết đầu tiên của Lê Minh Hà. Tiếp sau đó là Phố vẫn gió. Với cuốn này, Lê Minh Hà mô tả lao động văn chương của mình là “viết từng từ một, phải nói là viết rất khó nhọc”.
“Phố vẫn gió” lấy bối cảnh Hà Nội từ những năm sau giải phóng 1954 tới nay. Sự đối lập của Hà Nội cũ và Hà Nội hậu chiến là bức tranh đầy cảm xúc mà Lê Minh Hà dựng lên. Có cảm giác sự đau đớn của nhân vật Ngân khi chứng kiến những đổi thay của Hà Nội cũng có bóng dáng của chính chị, một người Hà Nội sống xa Hà Nội đã nhiều năm.
Cả 3 cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc của Lê Minh Hà lần này đều về Hà Nội, gắn với Hà Nội, đủ để bạn đọc thấy rằng Hà Nội là một vùng đất đặc biệt có ý nghĩa, không thể dứt bỏ trong tâm trí cũng như sự nghiệp sáng tác của chị.
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Lê Minh Hà với nhiều nhà văn viết về Hà Nội khác có lẽ là cái tâm thế từ xa nhìn về. Trong tiểu thuyết của Lê Minh Hà, Hà Nội là những mảng kí ức đẹp đẽ, trong trẻo, vẹn nguyên, một Hà Nội vừa gần đây mà dường như cũng đã xưa rồi; và Hà Nội của những chuyến trở về, quan sát, chiêm nghiệm, nghĩ suy, so sánh, có những điều mới mẻ và cũng rất nhiều đã mất đi.
Lê Minh Hà từng nói: "Cuộc sống 20 năm ở xứ người đã cho phép tôi hiểu một cách kỹ càng hơn về mảnh đất này, mảnh đất mà nói như Nguyễn Huy Tưởng là cần phải sống cùng với nó, sống mãi với Thủ đô. Mà nó lạ lắm, những nhận thức sách vở nọ kia lại không động chạm đến tôi đâu, mà là cái đời sống bên kia từng ngày từng giờ một, như một người dân rất bình thường (bên kia tôi là “osin không lương”), nhưng chính đời sống đó lại giúp tôi hiểu về những cái tôi đã từng đi qua ở Hà Nội”.
Cuộc trở về lần này của Lê Minh Hà góp thêm vào đời sống văn chương Việt Nam hôm nay một chùm tác phẩm thuộc thể loại "nặng kí" - tiểu thuyết. Với 3 cuốn sách này, bạn đọc có lẽ sẽ cảm thấy Lê Minh Hà dường như là một người được sinh ra để viết về Hà Nội.
Phố Vẫn Gió
Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Ðại học Sư phạm năm 1983. Chị từng giảng dạy tại trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, hiện làm việc và sinh sống tại CHLB Ðức. Lê Minh Hà bắt đầu viết văn từ khi chị còn ở trong nước và viết bền bỉ, liên tục trong suốt nhiều năm qua. Cuốn sách đầu tiên của chị được xuất bản năm 1998 tại Mỹ - tập truyện ngắn Trăng goá. Cho tới nay, Lê Minh Hà đã in 18 cuốn sách, bao gồm truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
Vào những ngày đầu tiên của năm 2024, Lê Minh Hà in 03 cuốn tiểu thuyết cùng lúc là Phố vẫn gió, Gió tự thời khuất mặt và Những ta. Trong đó, cuốn Gió tự thời khuất mặt đã từng được in 18 năm trước và bản in năm 2024 là "nguyên bản", không có sửa chữa biên tập.
Gió tự thời khuất mặt là tiểu thuyết đầu tiên của Lê Minh Hà. Tiếp sau đó là Phố vẫn gió. Với cuốn này, Lê Minh Hà mô tả lao động văn chương của mình là “viết từng từ một, phải nói là viết rất khó nhọc”.
“Phố vẫn gió” lấy bối cảnh Hà Nội từ những năm sau giải phóng 1954 tới nay. Sự đối lập của Hà Nội cũ và Hà Nội hậu chiến là bức tranh đầy cảm xúc mà Lê Minh Hà dựng lên. Có cảm giác sự đau đớn của nhân vật Ngân khi chứng kiến những đổi thay của Hà Nội cũng có bóng dáng của chính chị, một người Hà Nội sống xa Hà Nội đã nhiều năm.
Cả 3 cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc của Lê Minh Hà lần này đều về Hà Nội, gắn với Hà Nội, đủ để bạn đọc thấy rằng Hà Nội là một vùng đất đặc biệt có ý nghĩa, không thể dứt bỏ trong tâm trí cũng như sự nghiệp sáng tác của chị.
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Lê Minh Hà với nhiều nhà văn viết về Hà Nội khác có lẽ là cái tâm thế từ xa nhìn về. Trong tiểu thuyết của Lê Minh Hà, Hà Nội là những mảng kí ức đẹp đẽ, trong trẻo, vẹn nguyên, một Hà Nội vừa gần đây mà dường như cũng đã xưa rồi; và Hà Nội của những chuyến trở về, quan sát, chiêm nghiệm, nghĩ suy, so sánh, có những điều mới mẻ và cũng rất nhiều đã mất đi.
Lê Minh Hà từng nói: "Cuộc sống 20 năm ở xứ người đã cho phép tôi hiểu một cách kỹ càng hơn về mảnh đất này, mảnh đất mà nói như Nguyễn Huy Tưởng là cần phải sống cùng với nó, sống mãi với Thủ đô. Mà nó lạ lắm, những nhận thức sách vở nọ kia lại không động chạm đến tôi đâu, mà là cái đời sống bên kia từng ngày từng giờ một, như một người dân rất bình thường (bên kia tôi là “osin không lương”), nhưng chính đời sống đó lại giúp tôi hiểu về những cái tôi đã từng đi qua ở Hà Nội”.
Cuộc trở về lần này của Lê Minh Hà góp thêm vào đời sống văn chương Việt Nam hôm nay một chùm tác phẩm thuộc thể loại "nặng kí" - tiểu thuyết. Với 3 cuốn sách này, bạn đọc có lẽ sẽ cảm thấy Lê Minh Hà dường như là một người được sinh ra để viết về Hà Nội.
Gió Tự Thời Khuất Mặt
Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Ðại học Sư phạm năm 1983. Chị từng giảng dạy tại trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, hiện làm việc và sinh sống tại CHLB Ðức. Lê Minh Hà bắt đầu viết văn từ khi chị còn ở trong nước và viết bền bỉ, liên tục trong suốt nhiều năm qua. Cuốn sách đầu tiên của chị được xuất bản năm 1998 tại Mỹ - tập truyện ngắn Trăng goá. Cho tới nay, Lê Minh Hà đã in 18 cuốn sách, bao gồm truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
Vào những ngày đầu tiên của năm 2024, Lê Minh Hà in 03 cuốn tiểu thuyết cùng lúc là Phố vẫn gió, Gió tự thời khuất mặt và Những ta. Trong đó, cuốn Gió tự thời khuất mặt đã từng được in 18 năm trước và bản in năm 2024 là "nguyên bản", không có sửa chữa biên tập.
Gió tự thời khuất mặt là tiểu thuyết đầu tiên của Lê Minh Hà. Tiếp sau đó là Phố vẫn gió. Với cuốn này, Lê Minh Hà mô tả lao động văn chương của mình là “viết từng từ một, phải nói là viết rất khó nhọc”.
“Phố vẫn gió” lấy bối cảnh Hà Nội từ những năm sau giải phóng 1954 tới nay. Sự đối lập của Hà Nội cũ và Hà Nội hậu chiến là bức tranh đầy cảm xúc mà Lê Minh Hà dựng lên. Có cảm giác sự đau đớn của nhân vật Ngân khi chứng kiến những đổi thay của Hà Nội cũng có bóng dáng của chính chị, một người Hà Nội sống xa Hà Nội đã nhiều năm.
Cả 3 cuốn tiểu thuyết ra mắt bạn đọc của Lê Minh Hà lần này đều về Hà Nội, gắn với Hà Nội, đủ để bạn đọc thấy rằng Hà Nội là một vùng đất đặc biệt có ý nghĩa, không thể dứt bỏ trong tâm trí cũng như sự nghiệp sáng tác của chị.
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Lê Minh Hà với nhiều nhà văn viết về Hà Nội khác có lẽ là cái tâm thế từ xa nhìn về. Trong tiểu thuyết của Lê Minh Hà, Hà Nội là những mảng kí ức đẹp đẽ, trong trẻo, vẹn nguyên, một Hà Nội vừa gần đây mà dường như cũng đã xưa rồi; và Hà Nội của những chuyến trở về, quan sát, chiêm nghiệm, nghĩ suy, so sánh, có những điều mới mẻ và cũng rất nhiều đã mất đi.
Lê Minh Hà từng nói: "Cuộc sống 20 năm ở xứ người đã cho phép tôi hiểu một cách kỹ càng hơn về mảnh đất này, mảnh đất mà nói như Nguyễn Huy Tưởng là cần phải sống cùng với nó, sống mãi với Thủ đô. Mà nó lạ lắm, những nhận thức sách vở nọ kia lại không động chạm đến tôi đâu, mà là cái đời sống bên kia từng ngày từng giờ một, như một người dân rất bình thường (bên kia tôi là “osin không lương”), nhưng chính đời sống đó lại giúp tôi hiểu về những cái tôi đã từng đi qua ở Hà Nội”.
Cuộc trở về lần này của Lê Minh Hà góp thêm vào đời sống văn chương Việt Nam hôm nay một chùm tác phẩm thuộc thể loại "nặng kí" - tiểu thuyết. Với 3 cuốn sách này, bạn đọc có lẽ sẽ cảm thấy Lê Minh Hà dường như là một người được sinh ra để viết về Hà Nội.
Đau Cũng Là Sống - Tự Truyện Của Người 30 Năm Sống Chung Với HIV
Là con người, hầu hết ai cũng mong muốn mình được may mắn, hạnh phúc, thành công và viên mãn. Nhưng thực tế cuộc sống không đơn giản và không phải ai cũng thuận lợi; không ít người đã phải đối diện với những nghịch cảnh, sự bất hạnh và sự thất bại đắng cay, khổ đau, sự tổn thương và khó tránh khỏi những sai lầm với những cú vấp ngã đau ê ẩm. Điều quan trọng là, sau những khốn khó gian nan, mỗi chúng ta có thể tự học cách để có thể đứng dậy và tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong cuốn sách “Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm chung sống với HIV” của tác giả Đồng Đức Thành, một nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. Ông đã viết cuốn sách này trong thời gian bị trầm cảm. Dù không phải là một nhà văn chuyên nghiệp nhưng với phong cách viết theo lối kể chuyện chân thực, sinh động, tác giả đã miêu tả về cuộc đời mình từ thời thơ ấu đến khi phát hiện ra tình trạng có HIV, cho tới thời điểm hiện tại. Trong từng đoạn văn, tác giả kể lại câu chuyện về chính cuộc đời và trải nghiệm của mình suốt 30 năm sống chung với HIV đã phải vật lộn để giành giật lấy cuộc sống.
“Kết quả xét nghiệm lần 1 cho thấy tôi dương tính với HIV. Bác sĩ nói: “Chúng tôi phải làm đủ 3 lần kỹ thuật mới khẳng định”. Nghe đến đây, tôi cảm thấy đầu óc choáng váng như không hề còn biết chuyện gì đang diễn ra xung quanh”. Từ khi biết mình có HIV, Đồng Đức Thành đã phải đối diện với hàng loạt những hoàn cảnh khó khăn, cả về vật chất cũng như tinh thần, như bị mất việc làm, bị kỳ thị và phân biệt đối xử, bị trầm cảm nặng, thậm chí có lúc có ý nghĩ tự tử, bị mất tiền, tình cảm riêng tư đổ vỡ... Trong những nghịch cảnh trớ trêu, tác giả đã không ngừng nỗ lực học hỏi để tự chăm sóc bản thân, đứng dậy tiếp tục sống và đóng góp những công việc có ích nhất có thể cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ cho rằng nếu có HIV thì đã có thuốc điều trị HIV, được gọi là thuốc ARV. Điều này cũng không sai vì nếu một người sống chung với HIV nếu được tiếp cận với chăm sóc điều trị sớm và sống lành mạnh thì có vẫn có sức khỏe tốt và hoàn toàn có khả năng làm việc và học tập để đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt là những người nào có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không có nguy cơ cho bạn tình như vợ chồng và người yêu thông qua quan hệ tình dục, được gọi là không phát hiện bằng không lây nhiễm hay gọi tắt là k=k. Nhưng thực tế với những trải nghiệm của chính đời sống của tác giả thì không đơn giản như vậy, ngay cả khi được điều trị thì những người sống với HIV vẫn phải đối diện với rất nhiều vấn đề và áp lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: Sự kỳ thị và phân biệt đối xử hiện tuy có giảm nhưng vẫn còn, mất nhiều thời gian cho các hoạt động thăm khám, sức khỏe tinh thần như trầm cảm, gánh nặng về tài chính như là dùng thuốc hàng ngày, chi tiêu cho y tế sức khỏe, tìm kiếm cơ hội việc làm tạo thu nhập, khó khăn trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình… Những người trẻ tuổi nên tìm hiểu và học cách tự bảo vệ bản mình.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Đồng Đức Thành là thành viên Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+), sinh năm 1976, sinh ra và lớn lên tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Ông là một trong những người sống chung với HIV tại Việt Nam đã công khai tình trạng có HIV của mình với báo chí, trên truyền hình và tham gia vào các diễn đàn vì mục đích vận động chính sách về phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Đồng thời, ông cũng là một trong những người sống với HIV đầu tiên tại Việt Nam tham gia trong các chương trình Tăng cường sự tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của những người sống với HIV trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, gọi tắt là chương trình GIPA.
Ông Thành là người có nhiều năm công tác trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các dự án về truyền thông, vận động chính sách về Y tế và các vấn đề xã hội, giúp đỡ người sống chung với HIV và các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS với nhiều vai trò và vị trí khác nhau. Hiện nay ông đang đảm nhiệm vai trò Điều phối trong Dự án giám sát do cộng đồng dẫn dắt (CLM). Từ một người có lối sống tiêu cưc, phóng đãng và mải chơi với cú sốc tâm lý nặng, ông Thành đã quyết tâm chữa lành chính mình và lan toả năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh.
(Đồng Đức Thành đang trình bày kế hoạch tại Hội thảo Lập kế hoạch tại Đà Nẵng, năm 2010, khi tác giả đang làm việc cho Dự án Sáng kiến Chính sách về Y tế).
Đồng Đức Thành cũng là tác giả của hàng trăm bài báo viết về HIV và các vấn đề xã hội và hai lần đạt giải Báo chí. Ông viết Tự truyện “Đau cũng là sống” để truyền tải thông điệp vượt qua nghịch cảnh cho những ai đã và đang bế tắc trong đời. Bởi với ông: “Dù đau thương, nghịch cảnh nhưng tôi đã được bơi ra xa bờ còn hơn là ở trong ao tù nước đọng”.
Ông chia sẻ: “Nếu không có khổ đau thì rất khó cảm nhận được hạnh phúc; nghịch cảnh và khổ đau có thể đến vào thời điểm này nhưng không có nghĩa là suốt cả cuộc đời. Gia đình người thân có thể chưa hiểu mình nhưng ngoài kia còn có rất nhiều anh, chị sẵn sàng giúp đỡ mình. Nếu bạn vượt được qua khổ đau sẽ là cả một bến bờ hạnh phúc và có thể sẽ có khả năng kháng thương (Anti-Fragility) để đối diện với những hoàn cảnh, thách thức mới. Điều này còn cao hơn cả chữa lành”.
Lời cuối sách, ông viết:
"Không ai khác chính bạn là người tự viết điếu văn cho cuộc đời của mình, nên hãy viết nó một cách tốt nhất có thể.
Khi còn là một thanh niên mới lớn, tôi đã không trú trọng, quan tâm đến rèn luyện sức khỏe, học hành và tu dưỡng đạo đức. Chúng tôi đã chìm đắm trong hưởng thụ, nhậu nhẹt, chơi bời phóng đãng, đánh lộn, sử dụng chất kích thích… Sang tuổi trung niên, sức khỏe của tôi đã xuống cấp nghiêm trọng và luôn cảm thấy mệt mỏi. Phải chăng đó là luật nhân quả mà tôi phải đón nhận? Và nhân quả báo ứng là có thật. Thậm chí nó xảy ra ngay trên cuộc sống hiện tại, không cần đợi đến kiếp sau vì kiếp sau có thể hiện tại chúng ta chưa thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, theo triết lý nhà Phật, giữa chữ Nhân và chữ Quả có chữ “Duyên”, nhờ sự nhận ra những sai lầm và nỗ lực, tôi cảm thấy cuộc sống mình thực sự có ý nghĩa, và hạnh phúc. Tôi đã cố gắng hết sức để tự viết một bản “Điếu văn” cho bản thân mình trọn vẹn nhất có thể.
Tôi nhớ lại, thời gian còn làm việc cho Dự án Sáng kiến Chính sách về Y tế (HPI), chúng tôi đã được được sang Thailand thăm quan, học tập về Mô hình Dự án “Huy động sự tham gia của Phật giáo trong các hoạt động phòng, chống HIV”. Chúng tôi có dịp đến thăm chùa ở Chieng Mai. Lúc đó, tôi rất ấn tượng với một thông điệp của nhà Chùa:
“Ma túy và HIV rất sợ không khí ấm áp của tổ ấm gia đình hạnh phúc”.
Những năm tháng sang tuổi trung niên, tôi cảm thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu đi nên việc rời xa cuộc sống tạm có thể đến gần hơn. Đây chính là lý do thúc đẩy tôi viết một quyển sách với hy vọng nó có một chút ích lợi gì đó cho những người trẻ tuổi thuộc thế hệ kế tiếp. Những bài học đời tôi hết sức cay đắng và đầy nước mắt, hy vọng sẽ bổ ích cho các bạn trẻ. Là một người đã trưởng thành, tôi không thể đổ lỗi cho những di chứng, hậu quả từ tuổi thơ vì tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình.
Tôi không dám đưa ra lời khuyên nào đối với những người trẻ tuổi bởi vì trong cuộc sống hiện đại đã có quá lời lời khuyên như những người làm khai vấn, các diễn giả trên mạng xã hội, các dòng sách self-help... Hơn nữa, mỗi con người làm một phiên bản khác nhau, với điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh và sứ mệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu được trở lại thời niên thiếu, biết đâu có thể tôi sẽ là một con người khác để hạn chế những rủi ro và sự thất bại. Chắc chắn tôi sẽ kết bạn và chơi với những bạn bè có tinh thần học tập để phát triển bản thân và có tình yêu thương, sự bao dung. Tôi sẽ quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn bao gồm cả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và trí tuệ.
Đôi khi, tôi rất muốn có con nhưng tôi lại sợ bởi vì tôi không muốn con tôi sẽ có tuổi thơ giống như tôi. Điều cuối cùng và vô giá là tôi học được từ cuộc đời này là sự sống và hơi thở tạo hóa đã ban tặng cho con người miễn phí nên cần trân trọng nó mỗi ngày, như Kahlil Gibran đã viết. “Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Cho dù chưa thành công nhưng tôi cũng đã nỗ lực hết sức có thể để thoát ra khỏi nghịch cảnh. Với kinh nghiệm cá nhân tôi, sự đau khổ chỉ diễn ra trong những thời điểm nhất thời. Mỗi lần vượt qua nó, tôi thấy có cảm giác rất hạnh phúc bởi vì vượt qua sự khổ đau có thể sẽ là bến bờ hạnh phúc và có thêm kinh nghiệm để đối diện với các nghịch cảnh tiếp theo có thể xảy ra trong cuộc đời. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng:
“Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng vì hoàn cảnh”.
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
Năm hết, Tết đến. Một năm đã qua đi kể từ khi tôi nghỉ việc ở công ty. Tôi vẫn sống và ngày nào cũng phải chịu đựng những lời bàn tán xì xào của hàng xóm gần nhà tôi. Mẹ tôi đã dọn hẳn sang ở cùng với anh trai lớn nhường lại cho tôi một mình một nhà. Năm nay, tôi phải ăn một cái tết không một xu dính túi, không một người bạn để nói chuyện và cũng không nhận được một lời chúc tết của bất kỳ ai. Đêm giao thừa cũng là sinh nhật lần thứ 25 của tôi. Tôi dùng chiếc bánh chưng tết làm bánh sinh nhật và cắm một ngọn nến lên trên. Tôi cũng thổi nến như những bữa tiệc sinh nhật bạn bè tôi đã từng làm. Trong căn nhà trống vắng, tôi nhắm mắt lại để ước. Điều ước thứ nhất là tôi muốn sống được 5 năm nữa để thực hiện những gì tôi đã dự định. Điều ước thứ hai là có một công việc để làm giúp ích cho những người khác. Như thế là quá đủ đối với tôi rồi. Tôi thì nghĩ cứng cỏi như thế thôi chứ đến bây giờ tôi cũng không hiểu mình đã làm thế nào để vượt qua một đêm giao thừa tịch mịch u ám như vậy. Cuối cùng tôi đã ngủ gục vào chiếc bánh chưng vào lúc gà gáy báo buổi sáng đầu tiên của năm mới. Sáng ra, tôi thấy mình như được hồi sinh một lần nữa, có điều sự sống thứ hai này của tôi mong manh và chông chênh quá”.
[…]
Những Giấc Mơ Của Einstein
Năm 1905, tại Berne, Thụy Sĩ, một nhân viên trẻ của cơ quan cấp bằng sáng chế đã mơ những giấc mơ phi thường về bản chất của thời gian. Người đó là Albert Einstein, đang chuẩn bị hoàn tất thuyết tương đối có một không hai của mình. Anh đã mơ gì trong mấy tháng trời vô cùng quan trọng đó? Ở đây, trong cuốn sách kỳ lạ và được ngợi ca hết lời của Alan Lightman, ba mươi câu chuyện ngụ ngôn làm nên từng ấy giả thuyết về thời gian, được thiên tài vật lý của nhân loại mơ trong bấy nhiêu đêm.
Trong một thế giới mà thời gian là một đường tròn, con người cuốn theo vòng quay cứ lặp lại mãi của thử thách và vinh quang... ở một thế giới khác, đàn ông và đàn bà cố gắng bắt lấy thười gian đang vụt đến như một con chim sơn ca trong cái nắp bình thủy tinh... Trong một thế giới khác nữa, không còn thời gian, chỉ là những khoảnh khắc hóa đá...
Tất cả những cái nhìn đó đã thăm dò một cách lịch lãm bản chát của thời gian, cuộc phiêu lưu của sáng tạo, sự huy hoàng của tiềm năng, và vẻ đẹp của Những giấc mơ của Einstein.
Combo Sách Cây Cam Ngọt Của Tôi + Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Bộ 2 Cuốn)
1. Cây Cam Ngọt Của Tôi
“Vị chua chát của cái nghèo hòa trộn với vị ngọt ngào khi khám phá ra những điều khiến cuộc đời này đáng sống... một tác phẩm kinh điển của Brazil.” - Booklist
“Một cách nhìn cuộc sống gần như hoàn chỉnh từ con mắt trẻ thơ… có sức mạnh sưởi ấm và làm tan nát cõi lòng, dù người đọc ở lứa tuổi nào.” - The National
Hãy làm quen với Zezé, cậu bé tinh nghịch siêu hạng đồng thời cũng đáng yêu bậc nhất, với ước mơ lớn lên trở thành nhà thơ cổ thắt nơ bướm. Chẳng phải ai cũng công nhận khoản “đáng yêu” kia đâu nhé. Bởi vì, ở cái xóm ngoại ô nghèo ấy, nỗi khắc khổ bủa vây đã che mờ mắt người ta trước trái tim thiện lương cùng trí tưởng tượng tuyệt vời của cậu bé con năm tuổi.
Có hề gì đâu bao nhiêu là hắt hủi, đánh mắng, vì Zezé đã có một người bạn đặc biệt để trút nỗi lòng: cây cam ngọt nơi vườn sau. Và cả một người bạn nữa, bằng xương bằng thịt, một ngày kia xuất hiện, cho cậu bé nhạy cảm khôn sớm biết thế nào là trìu mến, thế nào là nỗi đau, và mãi mãi thay đổi cuộc đời cậu.
Mở đầu bằng những thanh âm trong sáng và kết thúc lắng lại trong những nốt trầm hoài niệm, Cây cam ngọt của tôi khiến ta nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc sống đến từ những điều giản dị như bông hoa trắng của cái cây sau nhà, và rằng cuộc đời thật khốn khổ nếu thiếu đi lòng yêu thương và niềm trắc ẩn. Cuốn sách kinh điển này bởi thế không ngừng khiến trái tim người đọc khắp thế giới thổn thức, kể từ khi ra mắt lần đầu năm 1968 tại Brazil.
TÁC GIẢ:
JOSÉ MAURO DE VASCONCELOS (1920-1984) là nhà văn người Brazil. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở ngoại ô Rio de Janeiro, lớn lên ông phải làm đủ nghề để kiếm sống. Nhưng với tài kể chuyện thiên bẩm, trí nhớ phi thường, trí tưởng tượng tuyệt vời cùng vốn sống phong phú, José cảm thấy trong mình thôi thúc phải trở thành nhà văn nên đã bắt đầu sáng tác năm 22 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết mang màu sắc tự truyện Cây cam ngọt của tôi. Cuốn sách được đưa vào chương trình tiểu học của Brazil, được bán bản quyền cho hai mươi quốc gia và chuyển thể thành phim điện ảnh. Ngoài ra, José còn rất thành công trong vai trò diễn viên điện ảnh và biên kịch.
2. Chú Bé Mang Pyjama Sọc
Rất khó miêu tả câu chuyện về Chú bé mang pyjama sọc này. Thường thì chúng tôi vẫn tiết lộ vài chi tiết về cuốn sách trên bìa, nhưng trong trường hợp này chúng tôi nghĩ làm như vậy sẽ làm hỏng cảm giác đọc của bạn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là bạn nên đọc mà không biết trước nó kể về điều gì.
*******
Nhận định
“Một tuyệt tác sách nho nhỏ.” - Guardian
“Một cuốn sách vương vấn khôn nguôi trong tâm trí người đọc.” - Times
“Mạnh mẽ đến choáng váng.” - Carousel
“Cuốn sách cứ nán lại trong tâm trí ta khá lâu. Một câu chuyện tinh tế, đơn giản một cách có tính toán và cảm động đến tận cùng. Dành cho bất kỳ lứa tuổi nào.” - Times
"Đây là những gì tiểu thuyết nên làm: giới thiệu ta đến với tâm trí của những người mà bình thường ta không dễ gì gặp được." - Guardian
"Gần như không thể buông xuống, đây là cuốn sách hiếm hoi sẽ ám ảnh tâm trí bạn nhiều ngày trời." - Becky Stradwick, The Bookseller
"Tràn ngập những ẩn ý ám ảnh trí tưởng tượng... câu chuyện luôn đi trước độc giả trước khi tung ra cú đấm sát thủ cuối cùng trong những trang cuối." - Nick Tucker, Independent
"Lò Thiêu, với tư cách một chủ đề, thường đòi hỏi kính nhi viễn chi, hạn chế bình luận và ưu tiên sự im lặng. Chỉ có một điều rõ ràng: cuốn sách này sẽ khó lòng nhẹ nhàng mang lại giấc ngủ ngon." - Observer
"Một cuốn sách khác thường... một câu chuyện đầy sức mạnh được kể lại một cách giản dị." - Examiner
"Đây là một cuốn sách khơi gợi nhiều suy nghĩ và ý kiến trái chiều, một cuốn sách đáng đọc, đáng thảo luận, đáng được áp chặt vào tim." - Achuka
"Một cuốn sách giản dị đến thế, dường như chẳng mấy dụng công đến thế, đến mức gần như hoàn hảo." - Independent
1. Cây Cam Ngọt Của Tôi
2. Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản)
Từng Bước Chinh Phục Thế Giới Cờ Vua - Bài Tập Thực Hành - Tập 2
Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ, được mọi người khắp nơi trên thế giới yêu thích. Với cờ vua, ai cũng có thể phiêu lưu trong thế giới màu nhiệm của các quân cờ. Từng bước chinh phục thế giới cờ vua chính là cánh cửa đầu tiên để chúng ta bước vào thế giới ấy.
Bộ sách Từng bước chinh phục thế giới cờ vua gồm 6 tập, mỗi tập có 2 cuốn Tổng quan và Bài tập thực hành.
Mỗi tập sách có các bài học nhỏ, những bài thực hành và minigame vui vẻ, giúp các bạn nhỏ từng bước chinh phục thế giới cờ vua đầy kỳ thú. Đó là thế giới với những câu chuyện cổ tích về những nhà thông thái, câu chuyện về các huyền thoại cờ vua, các đại kiện tướng, các nhà vô địch, những cuộc giải cứu của các chiến binh, bắt pokemon, hái nấm trong rừng, thoát khỏi mê cung, đi tìm kho báu, những cuộc đua về đích, hái ngôi sao, bài test
Ở tập 2 này, các em sẽ tiếp tục hành trình chinh phục thế giới cờ vua với những nội dung nền tảng như sau: cách tấn công vào các mục tiêu, cách phòng thủ có tính đến giá trị của các quân cờ, điểm xung đột, đòn chiến thuật tấn công đôi, những phương pháp chiếu hết căn bản, nguyên tắc khai cuộc và những sai lầm trong khai cuộc cần tránh, giúp các em tự tin hơn khi giao lưu cờ vua với các bạn.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành, vận dụng, các em sẽ từng bước chinh phục thế giới cờ vua, biết thêm một trò chơi trí tuệ tuyệt vời để có thể vui chơi với bạn bè, bố mẹ và người thân, rèn luyện tính kiên trì, sự tập trung, tăng cường khả năng suy nghĩ, bổ trợ cho kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và rất nhiều lợi ích khác nữa.
Qua đó, bộ sách giúp các em thoả sức tưởng tượng, tha hồ sáng tạo trong thế giới cờ vua muôn màu. Mong rằng cùng với bộ sách này, các em sẽ luyện tập đều đặn hằng ngày, từng bước nuôi dưỡng niềm đam mê của mình để trở thành những kiện tướng cờ vua nhí!
Nắng Dậy Thì
Cầm tập Nắng Dậy Thì (NXB Hội Nhà văn, 2024) với hơn 60 bài thơ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, người đọc dễ nhận ra, vẫn là nỗi buồn từ trong nguồn mạch thơ của ông lâu nay. Điều ấy nhà thơ đã bộc bạch ngay trong lời mở đầu: “Đời người ai cũng có nhiều nỗi buồn lắng đọng. Thơ là một trải nghiệm độc đáo, nơi tôi được sống trọn vẹn với những nỗi buồn thiết tha, riêng biệt ấy”.
Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Ngọc Hạnh trầm tĩnh, đằm thắm ở nhiều cung bậc khác nhau tùy theo tâm trạng của nhà thơ.
Ba Đồn Mạn Thuật
Một cuốn dư địa chí tuyệt vời về người và đất vùng đất Ba Đồn
Khi đọc “Ba Đồn mạn thuật”, nhà văn chuyên viết về nông thôn Hoàng Minh Tường thốt lên: “Bằng cuốn sách này, phải phong tặng Nguyễn Quang Lập danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ”. Một vị giáo sư, tiến sĩ thật sự, là ông Trần Ngọc Vương, cũng là người ở vùng Ba Đồn, nói: “Công trình này ngang tầm cỡ kết quả tâm huyết của một viện nghiên cứu uy tín, phải thực hiện không dưới 10 năm, kinh phí vài chục tỉ đồng”.
Ba Đồn là quê hương của tác giả Nguyễn Quang Lập, ban đầu nơi đây là một cái làng cổ, có tên là Phan Long, lập nên từ thời Hậu Lê, ở bờ bắc sông Gianh, với những thời đoạn lịch sử nhiều biến cải, xung đột, chiến tranh, chia cắt từ thời Tiền Lê, Hậu Lý, nhà Trần cho đến thời Hậu Lê và Trịnh - Nguyễn phân tranh thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài... Đây là vùng đất chịu nhiều va đập và biến cố lịch sử, nổi tiếng đến ngày nay với ngôi chợ cổ, nón lá Ba Đồn và trong nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, địa thế, phong thủy… đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, giao thương - buôn bán, sản vật... Tất cả những gì diễn ra ở đây, từ những sự kiện lớn lao, trọng đại đến ngọn lạch nguồn sông, con tôm con cá đều hiện lên sống động dưới ngòi bút sung sức, tự tại, dưới các lớp tư liệu ngồn ngộn và lời kể duyên dáng, lý thú nhưng thâm trầm, sâu sắc của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Địa là đất, chí là sự ghi chép, địa chí là loại sách ghi chép tất cả những gì xảy ra ở một vùng đất, tất tần tật, từ những sự kiện lớn lao tới con tôm con cá, không sót một thứ gì. “Ba Đồn mạn thuật” là cuốn địa chí ghi chép về vùng đất Phan Long - Ba Đồn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả gặp rất nhiều khó khăn vì nơi đây vừa là làng vừa lỵ sở, vừa làng vừa thị tứ, thị trấn và thị xã… Rất phức tạp. Trong khi chiến tranh đã đốt phá hết mọi tư liệu lưu giữ ở Đình làng và Nhà thờ họ Nguyễn là họ gốc của làng Phan Long. Nhưng bằng tất cả tâm huyết, bằng tình yêu với nơi chôn nhau cắt rốn, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè… Nguyễn Quang Lập đã cho ra mắt một công trình địa chí đồ sộ.
Sách được in khổ lớn 19x26,5cm, gồm 5 phần:
Phần I: Thời Khai Tiết. Gồm 3 chương kể tường tận về gốc gác của vùng đất Phan Long – Ba Đồn.
Phần II: Phan Long Ngũ Chí. Gồm 5 chương được đặt tên là Thiên chí, Thủy chí, Địa chí, Thị Chí, Nhân chí giúp hiểu đủ ngũ chí tại Ba Đồn.
Phần III: Sử Lược. 4 chương kể về các thời kỳ Thiết chế dưới Triều Nguyễn, Chống Tây xâm, Giành chính quyền và Giải phóng, Thời chiến, thời bình ở Ba Đồn.
Phần IV: Ba Đồn Tạp Lục. Gồm 3 chương đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quát nhất về Tập tục, Văn Hóa, Xã Hội đặc trưng ở Ba Đồn.
Phần V: Ba Đồn Ký Sự. Ghi chép lại những sự kiện, những câu chuyện đã được diễn ra tại Ba Đồn.
Với "Ba Đồn mạn thuật", Nguyễn Quang Lập xuất hiện như một nhà văn hóa có tầm cỡ lớn, một nhà "Ba Đồn học". Ông dẫn chúng ta đi giữa mênh mang đất và người, xưa và nay, bề mặt và chiều sâu... mà vẫn mạch lạc, chi tiết, duyên dáng, làm chủ, tự tại... Một người kết nối những tấm tình với quê hương của nhiều người con Ba Đồn.
Trên cuốn sách tác giả là Nguyễn Quang Lập, nhưng ở đó có sự góp sức, vun đắp của rất nhiều người, của bạn bè ông ở khắp nơi, đã sẵn lòng hào hiệp cùng ông trong săn tìm tư liệu, chia sẻ cảm xúc, hỗ trợ tinh thần và trợ giúp vật chất cho cả quá trình từ lúc có ý tưởng, trong quá trình thực hiện và đến bây giờ là lan tỏa… Tất cả hợp thành một công trình nghiên cứu đồ sộ với hơn 400 tranh ảnh minh họa sống động, đưa độc giả vào hành trình thú vị tìm hiểu đất và người Ba Đồn.
Tranh bìa: Hội làng Phan Long, tranh khắc gỗ của Nguyễn Thành Trung
Tựa Hán tự “Ba Đồn mạn thuật”- 巴屯漫述 - của nhà thư pháp Xuân Như.
Cuốn sách thuộc tủ sách Lịch sử Việt Nam của Omega Plus.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
NGUYỄN QUANG LẬP
Sinh năm 1956 tại Ba Đồn, Quảng Bình
Là nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch điện ảnh nổi tiếng
Được trao giải nhà biên kịch xuất sắc nhất trong liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Sách: Bạn văn, Ký ức vụn, Chuyện nhà quê, Những mảnh đời đen trắng…
Kịch bản điện ảnh: Đời cát, Thung lũng hoang vắng…
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Từ khi sang tuổi sáu mươi tôi luôn đau đáu về một cuốn sách địa chí về Phan Long - Ba Đồn. Địa là đất, chí là sự ghi chép, địa chí là loại sách ghi chép tất cả những gì xảy ra ở một vùng đất, tất tần tật, từ những sự kiện lớn lao tới con tôm con cá, không sót một thứ gì. Một cuốn sách như thế rất cần cho các thế hệ trẻ và con cháu đời sau một khi họ muốn biết quê cha đất tổ ra sao, tổ tiên ông bà đã sống thế nào.”
- Nguyễn Quang Lập
“Ba Đồn mạn thuật không những giúp tôi hiểu hơn về con người, truyền thống văn hóa của vùng đất Ba Đồn hiên ngang, mạnh mẽ với lịch sử 500 năm mà còn khiến tôi cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó sâu nặng của những người con Ba Đồn hôm nay với quê hương, bản quán. Chính vì thế, khi đọc cuốn sách này, tôi ước ao có thêm thật nhiều những cuốn dư địa chí như thế về những vùng đất khác, thậm chí cả về Đống Đa - Trung Liệt, nơi đầy những kỷ niệm tuổi thơ của tôi…”
- Nguyễn Cảnh Bình
Bà Nội Găngxtơ
Bà nội của Ben là một bà nội chuẩn không cần chỉnh - bà có tóc bạc, răng giả, và giấy ăn giắt đầy tay áo. Bà chỉ thích ăn mỗi món bắp cải và chơi trò xếp chữ. Theo Ben thì bà chán kinh khủng. Cho đến khi cậu phát hiện ra bí mật vĩ đại của bà: Bà là một tên trộm nữ trang quốc tế!
Hết sảy nhất là bà còn đang lên kế hoạch cho vụ trộm nữ trang đỉnh nhất từ trước đến giờ - trộm bộ Báu vật Hoàng gia từ Tháp London! Đã thế Ben còn có thể tham gia!
Thế là tối thứ Sáu ở nhà bà nội bỗng trở thành ngày hào hứng nhất tuần!
Và vụ trộm đã kết thúc theo một cách không ai ngờ tới nhất...
"Trong tuyệt phẩm này, Walliams đã cân bằng giữa hài kịch đỉnh cao với một thông điệp đầy xúc động."
Sanctify - Tập 2
Khi đang chán chường với công việc của mình và muốn đổi nghề, thầy trừ tà Lance Hunter lại bị cuốn vào một vụ án phức tạp. Anh đồng hành cùng cảnh sát Gilbert và bắt đầu lật lại thảm án xảy ra nhiều năm về trước tại trại trẻ mồ côi, truy tìm dấu vết của những kẻ sa ngã, The Fallen.
Mèo Chiến Binh - Tập 6 - Thời Khắc Tăm Tối
CHỈ CÓ LỬA MỚI CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC TỘC CỦA CHÚNG TA…
Thời khắc tăm tối nhất của tộc Sấm đang đến gần, khi khát khao quyền lực của Sao Hổ đẩy tất cả các tộc vào mối nguy hiểm kinh hoàng. Để cứu lấy tộc và những người bạn của mình, Tim Lửa phải tìm ra ý nghĩa ẩn giấu đằng sau lời sấm truyền đáng ngại đến từ tộc Sao:
“Bốn sẽ biến thành hai.
Sư tử sẽ tranh đấu với hổ,
và máu sẽ thống trị khu rừng này.”
Đã tới lúc hàm ý của những lời tiên tri dần mở ra, và cũng là thời điểm những anh hùng trỗi dậy...
Mùa Xuân Ở Xứ Sở Nhiệt Đới
Cuốn sách thuộc thể loại sách văn học, là một cuốn tản văn do chính tác giả Nguyễn Thị Cẩm Anh tự thực hiện toàn bộ phần minh họa. Sách dày 256 trang, là tập hợp những câu chuyện nhỏ xảy ra xung quanh tác giả và những điều tác giả yêu mến và học được trong suốt một khoảng thời gian dài vừa qua.
Thơ Cách Cổ Hoài Tân - Về Trung
Sự xuất hiện của Đặng Thân với tư cách là “đại diện cho một chủ thể diễn ngôn hoàn toàn mới” (NPB Lã Nguyên) là một may mắn cho văn chương Việt trong bối cảnh khủng hoảng văn hóa tranh luận “đối thoại phản biện”, “phản tư” kéo quá dài.
Với triết học, ông đã thăng hoa, khoáng hoạt, tươi vui... một cách “phạc nhiên” mà lật lại nhiều vấn đề, đối thoại với các nhà triết học và tôn giáo nhân loại từ tiền Socrates đến ngày nay. Vậy hãy pha một ít cách đọc thi ca vào đọc triết lí của Đặng Thân. Với thi ca, đa phần ông đã sáng tạo bằng cảm hứng triết học, đẩy cảm xúc xuống tầng sâu. Vậy hãy pha một ít cách đọc triết học vào đọc thi ca của Đặng Thân. Có vậy, chúng ta mới tránh được lối tiếp cận “bì phu” thô thiển, biết “cân bằng trong hỗn loạn” (NPB Võ Hương Quỳnh) mà thâm nhập vào tư tưởng siêu minh triết của họ Đặng.
Là nhà văn, nhà thơ, nhà bình luận tư tưởng uyên bác, linh động, ông đã xây dựng một hệ từ vựng mới mẻ, độc đáo, sáng tạo... cho ngôn ngữ Việt Nam. Với lối nói giễu nhại, sử dụng nhiều “từ lóng” một cách thần tình... văn thơ Đặng Thân tràn đầy sự lôi cuốn, hấp dẫn với những ai bắt kịp tư tưởng của ông. Thơ Đặng Thân là âm thanh của những “cọng lông siêu độ vang choang choang” (‘Suến đuên 3’), là “lời vô định trào ra từ đại định” (‘Suến vô định 1’). Âm thanh ấy có sức mạnh náo động bờ mê, bến lú, thức tỉnh những u mê - u mê triết học, u mê tôn giáo, u mê chính trị, và cả u mê nghệ thuật, đã ám lấy con người hằng bao thế kỷ.
“Về trung”? Đúng hơn là “trung” về. Điệu cười, phách hát của những Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu, Tản Đà... được hóa giải bằng giọng điệu phạc nhiên bát ngát, ngôn ngữ hậu hiện đại, độc lạ... cho người đọc những phút giây đầy sảng khoái, đầy bất ngờ, thú vị.
Người Đàn Bà Đẻ Mướn
Là cuốn sách gồm 19 tập truyện ngắn của nhà văn Bình Địa Mộc gồm:
1. Lấy chồng lần hai
2. Người khách thứ bốn mươi chín
3. Ông già mâu thuẫn
4. Bố mẹ già ở với con cái.
5. Quê nhà yêu dấu
6. Giấc mơ Đại Hồng Thủy
7. Trộm chó
8. On & Off
9. Đường vòng
10. Đùng một cái
11. Tào Đen
12. Gả con lấy chồng
13. Thẳng bé đánh giày
14. Lỗ thủng trên trần nhà
15. Đầy tớ Nhân dân
16. Hệ số tiền thưởng tết
17. Người đàn bà đẻ mướn..
18. Bánh tét
19. Diêu bông tím
Tôi & Đêm Và … (Thơ)
“Tôi & đêm, và...” của tác giả thơ Anh Hồng, bút danh của PGS.TS chuyên ngành lý luận văn học Cao Thị Hồng. Đây là tập thơ thứ ba của tác giả Anh Hồng, gồm 32 bài thơ mang đậm dấu ấn hiện sinh và cảm thức về thân phận con người được tác giả sáng tác, trong 10 năm. Mỗi vần thơ không chỉ hướng đến cái đẹp của ngôn ngữ và tư tưởng mà còn hướng đến cái chân, cái thật, cái thiện với những thông điệp đầy tính nhân bản hiện sinh. Một khám phá mới trên hành trình sáng tạo của tác giả Anh Hồng.
Thế giới của “Tôi & Đêm, và…” tràn ngập những khoảng lặng và những câu hỏi. Vùng suy tư của người viết bắt rễ từ những khắc khoải cá nhân rồi tỏa lan đến những câu chuyện bề bộn khôn lường của nhân sinh. Khi tác giả viết trong tâm thế bất an bởi những âu lo giằng xé, con chữ hiện lên cũng trăn trở nhọc nhằn. Phải chăng vì thế, thay vì trau chuốt cho du dương vần điệu, người viết trình hiện “những câu thơ xô lệch”.
Vũ Khoan Tâm Tình Gửi Lại
Vũ Khoan tâm tình gửi lại là cuốn sách tập hợp khoảng 50 bài báo, bài viết và phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chủ yếu trong khoảng từ năm 2015 – 2023.
Sách gồm 2 phần và 1 Phụ lục.
Phần 1 có tiêu đề “Ngoại giao Việt Nam và Thế giới”: tập hợp một số tác phẩm báo chí, bài viết có nội dung về việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại, tình cảm gắn bó tha thiết của Phó Thủ tướng với nghành ngoại giao và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những nhắn gửi chân tình của một người anh, người thủ trưởng tới lớp cán bộ trẻ, những tương lai của đất nước.
Phần 2 có tiêu đề “Khát vọng Việt Nam: cơ hội và thách thức trong cục diện thế giới mới”: tập hợp một số tác phẩm báo chí, bài viết về những vấn đề nóng và được dư luận quan tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những kỳ vọng của ông đối với thế hệ trẻ.
Phần phụ lục “Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong lòng gia đình, đồng chí, bạn bè” dành những lời tri ân tưởng nhớ ông Vũ Khoan, người “luôn mang hết trí tuệ, tâm huyết, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước, nhất là lĩnh vực ngoại giao, thương mại, hợp tác quốc tế…, là nhà lãnh đạo ngoại giao xuất sắc, đầy bản lĩnh, nhà nghiên cứu và lý luận sâu sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy biện chứng, phương pháp làm việc khoa học, thấu hiểu quy luật vận động của thời cuộc”. (Trích Điếu văn)
Xin trân trọng giới thiệu Vũ Khoan – tâm tình gửi lại với mong muốn chuyển đến bạn đọc những tác phẩm báo chí tâm huyết để khi lật từng trang sách ta không chỉ có thể cảm nhận hơi thở nóng hổi của thời cuộc mà còn như thấy hiển hiện chân dung của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, một nhà ngoại giao tài ba, một cây bút sắc sảo, một người bạn lớn chân thành và gần gũi: ông Vũ Khoan.
Kính mời Quý độc giả đón đọc.
Franny Và Zooey
MỘT TRONG NHỮNG TÁC PHẨM ẤN TƯỢNG NHẤT CỦA J. D. SALINGER - TÁC GIẢ BẮT TRẺ ĐỒNG XANH!!
Cuốn sách chia làm hai nửa, dưới góc nhìn của hai nhân vật Franny và Zooey.
Thông qua cách kể chuyện đầy khéo léo, J. D. Salinger đã đưa độc giả đi qua những cảm xúc căng thẳng và thấy lại được những tổn thương có thể xuất hiện khi những đứa trẻ bước vào tuổi trưởng thành.
Cùng khám phá câu chuyện của Franny và Zooey để thấy được những sự xuất sắc đã biến J. D. Salinger trở thành một trong những nhà văn được yêu thích nhất xứ sở cờ hoa!
Tưởng Giới - Đứa Con Trở Về
Lấy cảm hứng từ những chất liệu có mặt trong kho tàng văn hóa – lịch sử Việt Nam, tiểu thuyết Tưởng Giới là một sự sáng tạo độc đáo của tác giả Nhất Quang.
Tiểu thuyết bao gồm 20 chương kể về một hành trình kỳ ảo của Linh, một cô bé học sinh phổ thông, sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội, có một sự say mê vô cùng với những truyện cổ tích dân gian. Linh ngay từ bé đã được ấn định số mệnh của cô cho một nhiệm vụ thần thoại mà cô phải thực hiện trong tương lai.
Trong một lần làm giỗ cho người bà thân yêu của mình, do sơ sẩy Linh vô tình làm rơi vỡ chén đĩa từ bàn thờ, việc này khiến cô bị bố mắng cho một trận rất nặng, sự nóng giận của bố khiến Linh cảm thấy bị tổn thương, cô bé phải chạy đến bên bờ hồ và trong sự miên man ngẫm nghĩ về câu chuyện vụng về của mình, cô đã bị rơi xuống hồ nước nhưng tai nạn này lại dẫn cô đến sứ mệnh của mình: cô đã lạc vào một thế giới thần thoại khác, đó là Xứ Thanh Giang, nơi sinh sống của các loài thủy tộc, và đây là nơi Tộc Rùa, dòng tộc của Thần Kim Quy đang ngự trị.
Kể từ đây, hành trình thần thoại – kỳ ảo của Linh đã bắt đầu.
Đường Xa Nắng Mới
- Tác giả Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên Huế, ông du học ở Đức năm 1967, hiện đang sinh sống tại CHLB Đức. Ông là tác giả của các tựa sách nổi tiếng như Mùi Hương Trầm, Mộng đời bất tuyệt, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai.
- Đường xa nắng mới của Nguyễn Tường Bách không chỉ đưa độc giả phiêu lãng khắp nơi qua những chuyến du hành thú vị, mà còn chia sẻ với người đọc những trải nghiệm sâu sắc trên con đường ngao du thế giới bên ngoài để chứng nghiệm những đổi thay trong nội tâm.
- Hơn phân nửa tập sách là bút ký ghi lại cuộc hành hương chiêm bái núi Kailash (Tây Tạng) ở độ cao trên 5.000m do tác giả và 21 người Việt Nam cùng tổ chức đi vào tháng 8-2011. Do vậy, tập bút ký vừa mang tính thời sự vừa ướp đậm những trải nghiệm tâm linh với nét nhìn tinh tế trong mỗi sự vật.
Minh Ám - Bìa Cứng
Minh Ám là tác phẩm cuối cùng của Natsume Soseki, và vẫn còn dang dở khi nhà văn này đã qua đời sau vì bệnh dạ dày. Cái kết của Minh Ám đến nay vẫn là một bí ẩn, là một tác phẩm đã khiến không ít nhà văn, nhà nghiên cứu tốn biết bao giấy mực. Nhưng kể cả khi vẫn còn dang dở, thì Minh Ám vẫn là một kiệt tác vô cùng xuất sắc, một khám phá sâu sắc về tâm hồn con người, về tình yêu, về hôn nhân, và về những xung đột xã hội.
Tuyển Tập 12 Truyện Ngắn Anh-Mỹ Kinh Điển, Lừng Danh
Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh (NXB Hội Nhà văn) là tập sách do nhà văn, dịch giả Trần Như Luận tuyển chọn, dịch và giới thiệu.
Sách giới thiệu chân dung, tiểu sử và tác phẩm của các nhà văn: Kate Chopin (1850 – 1904), Jams Joyce (1882 – 1941), Louisa May Alcott (1832 – 1888), Nathaniel Hawthorne (1804 – 1864), Ambrose Bierce (1842 – 1914). Đây là 5 gương mặt trong số hàng chục nhà văn được đánh giá cao về văn tài và có tầm ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với giới cầm bút Anh – Mỹ. Những truyện ngắn được nhà văn, dịch giả Trần Như Luận chọn dịch và giới thiệu trong tập sách là những truyện ngắn lừng danh, đa phần được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học.
Nhà văn, dịch giả Trần Như Luận là hội viên Hội VHNT Bình Định. Ông đã xuất bản 08 tập sách gồm: thơ, truyện ngắn, biên khảo, tiểu thuyết, văn học dịch, từng đạt giải thưởng VHNT Đào Tấn – Xuân Diệu lần thứ V và VI về thể loại tiểu thuyết.
Nỗi Đau Của Bướm Đêm
Khi còn nhỏ, Thu Hằng sống gần nhà của rất nhiều “cô bướm đêm”, cô đã quan sát, ghi nhớ về cuộc sống của họ. Sau này làm báo, cô lại được tiếp xúc với một số cô gái làm cái nghề đặc biệt ấy. Mặc dù không cổ súy, nhưng cô nhận ra nghề nào cũng có người này người kia. Cô đặt bút viết Nỗi đau của bướm đêm với hy vọng những trang viết của mình sẽ giúp những góc khuất được phơi bày, và để người đời có thể nhìn vào những cảnh đời đó bằng một ánh mắt khoan dung hơn. Bởi cuộc sống ngắn ngủi, nhìn đời một cách khoan dung, nhân hậu là cách duy nhất để tâm được nhẹ nhàng.
Nỗi đau của bướm đêm là câu chuyện kể về cuộc đời Thơm, một cô gái trẻ xinh đẹp vì gia cảnh nghèo túng mà phải sa bước vào con đường buôn hương bán phấn. Lỡ có thai với khách, Thơm quyết bỏ nghề để làm lại cuộc đời, nhưng sự nghèo khó không cho cô làm người lương thiện. Một lần nữa, cô lại phải quay lại với cái nghề bị cả xã hội coi khinh.
Nỗi đau của bướm đêm bóc trần sự thật nghiệt ngã ít người biết về cuộc sống tăm tối, nhiều đau đớn của những nàng “bướm đêm”. Với văn phong gai góc, sâu sắc mà chân thực tới từng câu từng chữ, Thu Hằng đã liên tục khiến độc giả phải bất ngờ khi tung ra hàng loạt chi tiết kịch tính được đẩy lên cao trào trong câu chuyện. Độc giả sẽ trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố khi đọc câu chuyện này. Nỗi đau của bướm đêm không đơn thuần chỉ là những câu chuyện “hot nhất” hiện nay về những kiếp bướm đêm, mà còn được đánh giá cao bởi thông điệp nhân văn mà tác giả muốn truyền tải.
Trên đời này, chuyện không như ý thường chiếm đến 8, 9 phần, có nhiều chuyện xảy ra khiến mình buồn phiền. Tuy nhiên, tâm sáng thì vạn sự tự khắc tốt đẹp. Cuộc sống sẽ không bao giờ là bế tắc khi bạn có niềm tin.
Nơi Ấy Quê Nhà
"Nơi ấy quê nhà" là những câu chuyện có thật về tuổi thơ và những trải nghiêm trong cuộc sống của tác giả, được ghi lại bằng bút ký, tản văn! Mục đích là để ca ngợi vùng sông nước hiền hòa Sa Đéc, Tháp Mười, Lai Vung xưa và nay của tỉnh Đồng Tháp. Nhắn nhủ lớp trẻ sống phải có nghĩa tình, đừng chạy theo những hào quang dã tạo, để khi bị lừa bịp, bỏ rơi thì lại cay cú với cuộc đời. "Ta nhìn đời thế nào, thì cuộc đời sẽ đáp trả cho ta thứ ấy. Sống là phải biết ơn. Không phải chỉ biết ơn ông bà, cha mẹ, nơi chôn nhao cắt rún, mà còn phải biết ơn những điều tốt đẹp và những ngày ta đang sống hôm nay!"
Vây Giữa Tình Yêu
”Vây giữa tình yêu” là tên một bài thơ được bà lấy làm tên cả tập thơ. "Người Việt Nam bị vây giữa tình yêu" – nhà thơ vào đầu bài thơ bằng một câu khẳng định chắc chắn như vậy.
Tại sao lại là "bị vây giữa tình yêu"? Vì cuộc sống căng thẳng giữa hai bờ sinh tử, vì sự sống có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào, người Việt Nam dồn hết tình yêu thương cho nhau trong từng phút giây. Kết bài nhà thơ thêm một lần khẳng định: "Các bạn bị vây giữa tình yêu/ và đã trả một giá rất cao cho hạnh phúc". Từ đây nhà thơ phát hiện ra một nghịch lý: chiến tranh Việt Nam cướp đi sự sống của mọi thứ, nhưng lại làm sinh ra một tình yêu sự sống với đức hy sinh và khát vọng vô bờ. Quả là Blaga Dimitrova đã rất yêu và rất hiểu những người dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh.
Tôi kinh ngạc Blaga Dimitrova ở bài thơ "Người phụ nữ mang thai":
“Chị bước đi kiêu hãnh và trang nghiêm,
mang thai với tất cả nỗi đau của thế giới
Chị đi một mình giữa ồn ào
và lắng nghe bên trong mình tiếng nói,
nơi có điều kỳ diệu đang rung rinh
Nơi một nắm tay trong bóng tối chật hẹp muốn vươn mình ra ánh sáng
Chị đi qua đống đổ nát hoang tàn của chết chóc
Trong tim chị chúng gào thét đến thế nào
Mọi vết nứt trên mặt đất đều làm chị đớn đau
Chị nhặt nhạnh những mảnh vỡ
của thế giới nát nhàu
đưa vào cơ thể mình và tạo nên thế giới mới
Chị thận trọng và chăm chú bước tới
Giữ trong mình như trong bình chứa mong manh
tiếng cười ròn của một tương lai xanh
và mang theo cả quả địa cầu ở phía trước.” (tr. 58)
Bóng Đêm Bát Xích Môn
Cả nhà thuyền trưởng tàu Bình Xuân 16 ngụ tại Bát Xích Môn, thành phố Cơ Long bị giết sạch trong đêm. Hung thủ là một thuyền viên ngoại quốc bỏ trốn đã bị bắt ngay sau đó. Tội chứng rõ ràng, nhưng nghi vấn thi nhau xuất hiện như lớp lớp sương mù giăng mắc.
Đồng Bảo Câu là luật sư công xuất thân từ Bát Xích Môn, cũng là bạn đồng lứa với nạn nhân trong nhóm ngụ cư năm xưa, vì nhiệm vụ buộc phải quay về mảnh đất mình đã chối bỏ, gặp lại những người cùng tộc mang đầy thù ghét.
Bộ ba gồm một luật sư công người dân tộc thiểu số, một chăm sóc viên ngoại quốc và một cậu lính nghĩa vụ gia thế hiển hách cùng chạy đua với thời gian, vượt qua ngăn cách về sắc tộc, ngôn ngữ để làn theo manh mối truy tìm chân tướng bị che lấp. Song thứ đang che lấp chân tướng lại là nhưng thế lực lớn hơn họ có thể hình dung. Quyền thi hành án tử hình có lẽ đã không còn nằm trong tay Nữ thần Công lý.
Boxset Tulip x Mimosa - Mầm Cây Xao Động + Cây Lá Mùa Xuân (Bộ 2 Cuốn)
1. Mầm Cây Xao Động
Thật đáng sợ khi phải bước vào thế giới của ai đó…
Giáo viên Sinh học Koba là người tẻ nhạt. Vì yêu mến Koba, Hazumi cố tình bị điểm kém để học phụ đạo riêng với thầy. Bỗng một ngày, lớp phụ đạo xuất hiện bạn học mới tên Nei.
Chẳng để tâm đến sự bàng hoàng không giấu nổi của Hazumi, Nei tự nhận rất giỏi nhìn sắc mặt người khác, và đã nhìn thấu tình cảm của Hazumi.
Nei còn bảo, “Hình như tớ cũng thích thầy.”
Trong khi đó, ánh mắt Koba nhìn Hazumi dường như ẩn chứa ý nghĩa sâu xa...
Đây là tình đơn phương, hay tình tay ba?
Truyện tranh đầu tay của Nakaoka Naka là một câu chuyện đượm buồn, nhưng không kém phần tươi trẻ.
1. Cây Lá Mùa Xuân
Yugi là một sinh viên đại học bảnh trai. Ở chỗ cậu làm thêm, có vị khách quen tên Koba thường xuyên lui tới. Một ngày nọ, phát hiện ra Koba cũng giống mình, Yugi quyết định mời người này đi ăn. Nhưng liệu Koba có nhìn thấu việc Yugi không nói "sự thật"…?
Một người là sinh viên đại học chịu tổn thương tâm lý, một người là nhà nghiên cứu từng mất đi người mình trân trọng, cả hai cùng chữa lành vết thương lòng.
Đây là một câu chuyện ấm áp, tựa như cây cối đâm chồi nảy lộc khi tuyết tan.
Lưu ý: sản phẩm có kèm Phí Bảo Quản Hàng Hoá 6.000đ
Nha Sĩ Yêu Quái (Tái Bản 2024)
Bóng tối đã tràn vào thị trấn. Những sự việc kỳ quái liên tiếp xảy ra trong đêm khuya. Thay vì những đồng xu sáng lấp lánh của bà tiên răng, bọn trẻ lại tìm thấy... một con ốc sên chết, một con nhện sống, hàng trăm con bọ sâu tai bò lúc nhúc dưới gối.
Ai đang đứng sau những chuyện này?
Liệu đó có phải là mụ Nha sĩ yêu quái?
Hãy cùng Alfie và bạn bè tìm ra câu trả lời!
Combo Sách Cây Cam Ngọt Của Tôi + Sưởi Ấm Mặt Trời (Bộ 2 Cuốn)
1. Cây Cam Ngọt Của Tôi
“Vị chua chát của cái nghèo hòa trộn với vị ngọt ngào khi khám phá ra những điều khiến cuộc đời này đáng sống... một tác phẩm kinh điển của Brazil.” - Booklist
“Một cách nhìn cuộc sống gần như hoàn chỉnh từ con mắt trẻ thơ… có sức mạnh sưởi ấm và làm tan nát cõi lòng, dù người đọc ở lứa tuổi nào.” - The National
Hãy làm quen với Zezé, cậu bé tinh nghịch siêu hạng đồng thời cũng đáng yêu bậc nhất, với ước mơ lớn lên trở thành nhà thơ cổ thắt nơ bướm. Chẳng phải ai cũng công nhận khoản “đáng yêu” kia đâu nhé. Bởi vì, ở cái xóm ngoại ô nghèo ấy, nỗi khắc khổ bủa vây đã che mờ mắt người ta trước trái tim thiện lương cùng trí tưởng tượng tuyệt vời của cậu bé con năm tuổi.
Có hề gì đâu bao nhiêu là hắt hủi, đánh mắng, vì Zezé đã có một người bạn đặc biệt để trút nỗi lòng: cây cam ngọt nơi vườn sau. Và cả một người bạn nữa, bằng xương bằng thịt, một ngày kia xuất hiện, cho cậu bé nhạy cảm khôn sớm biết thế nào là trìu mến, thế nào là nỗi đau, và mãi mãi thay đổi cuộc đời cậu.
Mở đầu bằng những thanh âm trong sáng và kết thúc lắng lại trong những nốt trầm hoài niệm, Cây cam ngọt của tôi khiến ta nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc sống đến từ những điều giản dị như bông hoa trắng của cái cây sau nhà, và rằng cuộc đời thật khốn khổ nếu thiếu đi lòng yêu thương và niềm trắc ẩn. Cuốn sách kinh điển này bởi thế không ngừng khiến trái tim người đọc khắp thế giới thổn thức, kể từ khi ra mắt lần đầu năm 1968 tại Brazil.
TÁC GIẢ:
JOSÉ MAURO DE VASCONCELOS (1920-1984) là nhà văn người Brazil. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở ngoại ô Rio de Janeiro, lớn lên ông phải làm đủ nghề để kiếm sống. Nhưng với tài kể chuyện thiên bẩm, trí nhớ phi thường, trí tưởng tượng tuyệt vời cùng vốn sống phong phú, José cảm thấy trong mình thôi thúc phải trở thành nhà văn nên đã bắt đầu sáng tác năm 22 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết mang màu sắc tự truyện Cây cam ngọt của tôi. Cuốn sách được đưa vào chương trình tiểu học của Brazil, được bán bản quyền cho hai mươi quốc gia và chuyển thể thành phim điện ảnh. Ngoài ra, José còn rất thành công trong vai trò diễn viên điện ảnh và biên kịch.
2. Sưởi Ấm Mặt Trời
Zezé, cậu bé tinh nghịch siêu hạng đồng thời cũng đáng yêu bậc nhất ngày ngào giờ đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, cũng không còn phải chịu cảnh bị đánh đập thường xuyên như trong quá khứ. Cậu đã chuyển đến Natal sống cùng gia đình cha đỡ đầu, được học ở một ngôi trường tốt, dần dần tiến bộ cả về mặt trí tuệ lẫn thể chất. Nhưng nỗi đau mất mát vẫn đè nặng lên trái tim cậu và Zezé vẫn là một cậu nhóc “ hầu như lúc nào cũng buồn”, thậm chí “có lẽ là một trong những cậu nhóc buồn nhất quả đất”.
Nhưng, may thay, Zezé đã tìm được những người bạn mới – cả ở đời thực lẫn trong tưởng tượng – luôn thấu hiểu và sát cánh bên cậu, cùng cậu đi qua hết thày những niềm vui cùng nỗi buồn, những khổ sở, thất vọng, những phiêu lưu mạo hiểm, giúp cậu đối thoại với cuộc sống muôn màu muôn vẻ, với nội tâm đầy mâu thuẫn và đồng thời với cả nỗi buồn thương sâu thẳm trong tâm hồn.
Sâu lắng, day dứt và có những khi buồn đến thắt lòng, nhưng đồng thời, Sưởi ấm mặt trời cũng tràn ngập hơi thở trẻ trung, trong sáng, tràn đầy sức sống và tình yêu thương.
Nhà Và Người
Bìa sách nổi bật hình ảnh thiếu phụ mặc áo dài da cam bên cái trường kỷ cổ, trên nền trắng ngà, không có gì khác. Có lẽ đây là thông điệp đầu tiên tác giả muốn gửi đến bạn đọc, đó là sự tối giản, cô đọng, súc tích. “Cố gắng thật ít lời mà vẫn diễn tả được nhiều nhất. Cố gắng “nói” ít nhất, nói bằng cách không nói, bằng “vô ngôn”. “Tối giản là tôi, tôi là tối giản. Nói cách khác, tối giản là cá tính cốt tử của tôi, là ADN, là vân tay của tôi, là người nào của ấy, là “căn cước” của tôi.” – Lê Thiết Cương từng nói như thế.
Hơn 50 tản văn, Lê Thiết Cương chia sẻ với bạn đọc những cảm nhận, suy ngẫm của mình về những ngôi nhà, từ kiến trúc đến đồ nội thất và những con người chủ nhân hay liên quan đến ngôi nhà, đồ vật ấy, bằng những cảm nhận rất riêng.
Trong một bài viết về bộ sưu tập ghế, anh gọi một cái ghế gãy chân là “ghế làm bằng nước mắt” vì nó vốn là cái ghế các con chiên ngồi xưng tội trong nhà thờ; viết về một người sưu tập đồng hồ, anh ngẫm ra mỗi người là cái đồng hồ của riêng mình; về bộ sưu tập chân nến của Nguyễn Quang Thiều, anh nói chơi chân nến chính là chơi với lửa, nên mới có “Sự mất ngủ của lửa”…
Theo bước chân tác giả đi khắp nước, từ Hà Nội, Huế, Sài Gòn, từ Sa Pa đến Đà Lạt, từ các ngôi nhà phố xưa cũ đến các làng cổ đầy ắp chuyện xưa, thấp thoáng hình bóng chủ nhân, dị nhân… gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm và ý tưởng mới. Vì tác giả tối giản, viết rất ngắn gọn, kiệm lời.
Nhận định của tác giả có thể ta đồng tình hay có cách nghĩ khác, nhưng quả là nó làm cho người đọc phải nghĩ. “Con người vẫn là yếu tố khó nhất để tạo nên sự sang trọng cho ngôi nhà. Chính chủ nhà là yếu tố design đặc biệt cho ngôi nhà. Chủ nhà sang thì ngôi nhà sẽ sang gấp đôi. Nhưng chủ nhà hèn thì vẻ đẹp của ngôi nhà không phải giảm đi hai lần mà mất cảm tình toàn bộ”… Nói đi, nói lại, rồi tác giả kết luận “Cho nên cứ phải tùy duyên mà nhìn, mà ngắm, tùy duyên mà chơi, tùy duyên mà làm, tùy duyên mà đẹp, tùy duyên mà sang”.
“Tại sao Đà Lạt buồn nhưng đẹp? Tại sao Hải Phòng đất dữ ăn to nói lớn nhưng luôn nồng nàn “đói bạn”? Tại sao Sài Gòn lại là đất dưỡng thân của những kẻ thích làm to, thích liều lĩnh, năng động và hợp thời đổi mới? Tại sao chất đất – chất người của Thăng Long – Hà Nội lại thiên về âm thổ?...”
“Làm bằng gì, để dùng khi nào, phong cách này hay kia, cũ hay mới vẫn là ghế. Nếu chỉ để ngồi thì hẳn không cần nhiều loại như thế. Phải đẹp nữa chứ.” Vậy thì, viết gì thì viết, đề tài nhà hay người, cũ hay mới, nhưng viết phải đẹp, trang sách phải đẹp nữa chứ…
Suy cho cùng, tất cả các tản văn của Lê Thiết Cương qua cuốn sách này đều là cảm nhận, suy ngẫm về cái Đẹp, cái đẹp xưa cũ, cái đẹp tươi mới, cái đẹp kín đáo, cái đẹp bình an… rất nhiều cung bậc về cái đẹp. - Nhà báo Nguyễn Phan Khiêm
Lolita
“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”
Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mĩ. Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ.
Giờ đây khi thực sự được đọc Lolita, ta hiểu tại sao Vladimir Nabokov nâng niu nó đến vậy. Thoạt tiên bị nhìn nhận một cách giản đơn quá mức, Lolita dần thoát khỏi cái định kiến coi nó là tác phẩm thuần túy gợi dục, bởi Lolita chứa đựng nhiều, rất nhiều hơn thế: nó tinh vi dò xét tâm lý con người (dù không cần viện tới tâm phân học, mà thậm chí Nabokov còn luôn luôn tìm cách bài xích Sigmund Freud), và nó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.
Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert Humbert, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.
Rừng Nauy
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến bay trong ngày mưa ảm đạm, một người đàn ông 37 tuổi chợt nghe thấy bài hát gắn liền với hình ảnh người yêu cũ, thế là quá khứ ùa về xâm chiếm thực tại. Mười tám năm trước, người đàn ông ấy là chàng Toru Wanatabe trẻ trung, mỗi chủ nhật lại cùng nàng Naoko lang thang vô định trên những con phố Tokyo. Họ sánh bước bên nhau để thấy mình còn sống, còn tồn tại, và gắng gượng tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại sau cái chết của người bạn cũ Kizuki. Cho đến khi Toru nhận ra rằng mình thực sự yêu và cần có Naoko thì cũng là lúc nàng không thể chạy trốn những ám ảnh quá khứ, không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại và trở về dưỡng bệnh trong một khu trị liệu khép kín. Toru, bên cạnh giảng đường vô nghĩa chán ngắt, bên cạnh những đêm chơi bời chuyển từ cảm giác thích thú đến uể oải, ghê tởm...vẫn kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng vào sự hồi phục của Naoko. Cuối cùng, những lá thư, những lần thăm hỏi, hồi ức về lần ân ái duy nhất của Toru không thể níu Naoko ở lại, nàng chọn cái chết như một lối đi thanh thản. Từ trong mất mát, Toru nhận ra rằng mình cần tiếp tục sống và bắt đầu tình yêu mới với Midori.
Một cuốn sách ẩn chứa mọi điều khiến bạn phải say mê và đau đớn, tình yêu với muôn vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, cảm giác trống rỗng và hẫng hụt của cả một thế hệ thanh niên vô hướng, ý niệm về sự sinh tồn tất yếu của cái chết trong lòng cuộc sống, những gắng gượng âm thầm nhưng quyết liệt của con người để vượt qua mất mát trong đời...Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho "Rừng Na uy", im lặng, ma thuật và tuyệt vọng như một chấm máu cô độc giữa bạt ngàn tuyết lạnh.
Nhà Ảo Thuật Trên Cầu Bộ Hành
Tuyển tập gồm 10 truyện ngắn này có bối cảnh là khu chợ Trung Hoa ở Đài Bắc vào những năm 1970, với đề tài là câu chuyện trưởng thành của đám trẻ khu chợ, còn “nhà ảo thuật trên cây cầu bộ hành” đóng vai trò xuyên suốt, kết nối những câu chuyện ấy.
Cậu bé nhà tiệm giày ao ước học trò ảo thuật, thằng Mark hàng kim khí bỗng đi đâu biệt tích ba tháng trời rồi quay về đầy ly kỳ, cô nàng Theresa con thầy bói sở hữu chú cá vàng trong suốt… Mỗi câu chuyện có một nhân vật chính , người kể chuyện và góc nhìn khác nhau, nhưng nhân vật của câu chuyện này đôi khi lại xuất hiện trong câu chuyện khác với tư cách là khách qua đường. Và những nhân vật trong câu chuyện đều tìm cách cứu rỗi hiện tại từ những ký ức quá khứ.
Bằng bút pháp hiện thực huyền ảo, WU Minh-Yi tái hiện lại diện mạo ngày trước của khu chợ nơi mình lớn lên, hoài niệm một thời đại đã qua từ góc nhìn trẻ thơ, dù có lúc man mác bị thương song vẫn ấm áp chân tình
Biệt Thự Buồn
Một mùa hè những năm sáu mươi, tại một thị trấn nhỏ ven hồ thuộc nước Pháp, mạn gần Thụy Sĩ, Victor Chmara mười tám tuổi đang lẩn trốn điều gì đó trong sợ hãi. Ẩn náu giữa những du khách đi nghỉ mát, anh gặp được cô diễn viên trẻ xinh đẹp Yvonne Jacquet và vị bác sĩ kỳ lạ René Meinthe. Cuộc tao ngộ ấy đã đưa Victor đến vùng đất của giới thượng lưu cùng những bữa tiệc sang trọng, nơi anh buộc phải tạo cho mình một thân phận khác để hòa nhập.
Là một tác phẩm hấp dẫn và dễ tiếp cận nhất của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương – Patrick Modiano. Biệt thự buồn kể lại ký ức của một chàng trai đang chạy trốn hiện thực, hoang mang trên con đường tìm kiếm tình yêu cùng ý nghĩa cuộc đời trong một thế giới bấp bênh, mơ hồ.
Vẫn với văn phong bí ẩn tựa như làn sương phủ trên mặt hồ, Modiano đã viết nên cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về tuổi trẻ đã mất, về hành trình đi tìm danh tính và trên hết là sự phù du của thời gian.
Chuyện Làng Buông
Ai đó nói làng…vỡ. Tất cả đều sợ một ngày nào đó làng vỡ.
Nhưng vỡ là vỡ thế nào? Làng ấy tên Buông vì có ông thành hoàng lập nên làng có lối sống… buông. Buông lơi, buông rơi, buông bỏ, hay buông thả, hay buông…buông, thú vị nhất là chính người làng tự cho phép mỗi người muốn hiểu sao thì hiểu. Miễn là, người làng vượt qua thù hận, sự chen ngang, chèn dọc của cái ác, cái dối trá, cái áp đặt từ đâu đó những khuôn mẫu giời ơi và thói thóc mách đặt điều lắm chuyện. Miễn là, người làng nói đi nói lại, rốt cuộc vẫn xoắn nhau cái nghĩa, cái tình. Đói ăn nhưng người làng không chấp nhận đói tình. Những Mưa, Mây với Cát, bà Bẻm, Sướng, chú Làm, cô Tình, chú Quát, cô Chờ, chú Vung, cô Nỡm, chú Sỏi cô Ngàn, lão Cong, cô Vượt, ông Nồi, cô Xoan tất cả bện với nhau trong văn hoá làng thành sợi thừng thô mộc nhưng chỉ cần một mồi lửa là hừng hực cháy. Cái mồi lửa ấy trớ trêu thay lại chính là cái khát khao và thoả mãn tận cùng thể xác được thăng hoa không phải bởi tình yêu mà bởi tình thương.
“Gã không thể gạt phăng cái sự thật là đêm ở điếm canh gã như ngọn đuốc hực cháy. Không có tình thương với Mưa thì thể xác gã không thể tự bốc cháy như vậy. Tình thương! Đúng! Tình thương. Bắt đầu cứ thế đã. Cái thứ tình thương mà ai cũng nắm bắt rõ ràng, mà khó buông, khác với cái tình yêu mà đến bà Bẻm gần xuống lỗ rồi còn không hiểu là cái giống đếch gì, huống hồ gã, một thằng giai mới nhớn.
Buông! Buông! Buông! Thương! Thương! Thương!
Theo bản năng không ai mách bảo, dạy dỗ, gã như con chó lè lưỡi liếm khắp cơ thể của Mưa không phải như liếm thức ăn mà liếm…bạn tình. Liếm khắp. Liếm qua, liếm lại bất cứ chỗ nào. Không thấy dơ bẩn, không thấy mỏi lưỡi. Tình thương đấy. Vì tình thương mà thôi.”
Mất tình thương, làng mới thực sự vỡ.
Buông! Buông! Buông! Bỗng lắng lại tất cả thành: Boong! Boong! Như tiếng chuông chùa…
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập