1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà cung cấp phanbook

Tổng hợp sách của nhà cung cấp phanbook
name

Giáo Dục Mới Tại Việt Nam - Thập Niên 1940

Chúng ta ngỡ những tư tưởng và việc thực hành giáo dục theo phương pháp Giáo dục Mới (Progressive Education hay Éducation Nouvelle) chỉ mới du nhập vào Việt Nam cùng quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế văn hóa. Nhưng thực ra, Giáo dục Mới dành cho trẻ em Việt đã từng có mặt ở đất nước chúng ta cách đây hơn 70 năm bằng tinh thần canh tân của một nhóm trí thức xuất thân từ phong trào hướng đạo.

Những nhà tiên phong đó, xuất thân từ nhiều giai tầng, thành phần khác nhau trong xã hội, trí thức, doanh nhân, người thực hành giáo dục, giáo viên,… với tinh thần “tự lực khai hóa”, tự mình nhận lấy trách nhiệm trong cuộc canh tân văn hóa – giáo dục của đất nước vào thập niên 1940, khi khát vọng độc lập của người Việt Nam đang dâng cao.

Một ngách nhỏ của dòng chảy giáo dục mầm non Việt Nam trong quá khứ được tác giả Nguyễn Thụy Phương thuật lại công phu, kỹ lưỡng và đầy cảm hứng.

Qua những khám phá đáng ngạc nhiên, cuốn du khảo vi-lịch-sử này gửi đến hiện tại và tương lai một gợi mở đầy nhân văn, một câu hỏi lớn về trách nhiệm và sự nghiêm túc dành cho những vườn ươm con người trong bối cảnh mới.

VỀ TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Thụy Phương sinh năm 1980, là tiến sĩ Giáo dục học (Đại học Paris Descartes).

Hiện là Nghiên cứu viên tại Đại học Geneva – Thụy Sỹ; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

Tác phẩm đã xuất bản:

- Trường Pháp tại Việt Nam (1945 – 1975): từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa (2017, Ed. Encrage): Giải thưởng luận án Robert Mallet về Lịch sử Giáo dục (2015), Giải thưởng Louis Cros của l’Académie des sciences morales et politiques (Institut de France, 2018)

- Tobie Lolness, Ngàn cân treo sợi tóc (Dịch phẩm, tiểu thuyết của Timo – thée De Fombelle, 2007)

- An Nam (Dịch phẩm, tiểu thuyết của Christophe Bataille, 2002).

name

Con Gà Đẻ Trứng Vàng

"Con Chừ có đẻ trứng vàng hay không đẻ trứng vàng, điều đó đối với Tâm cũng như nhau. Miễn là nó có đẻ trứng. Và miễn là những quả trứng ấy đều có thể trở thành những con gà con"...

Bằng câu chuyện giản dị, chân phương và gần gũi, Sư Ông Thích Nhất Hạnh mang về trong mỗi người một vùng trời trong trẻo, vi diệu; vừa thấp thoáng bóng dáng ngụ ngôn vừa thênh thang vùng trời cổ tích.

Trẻ nhỏ sẽ tìm thấy những con gà con của mình. Người lớn cũng vậy. Hãy mở rộng trái tim và tâm hồn mình ra cho câu chữ trong câu chuyện giản dị này ghé thăm.

name

Ở Đây Vui Quá, Xin Lỗi, Cười Hết Nổi!

Jesse Peterson - Chàng trai ngoại quốc bị tiếng Việt mê hoặc. Sinh sống tại Sài Gòn gần mười năm, hiện đang viết bài cho báo Tuổi Trẻ Cười, VNExpress và dẫn chương trình ẩm thực đường phố trên một số kênh truyền hình. Một năm sau cuộc phiêu lưu hài hước với cuốn Jesse cười, anh chàng người Canada gặp lại bạn đọc Việt Nam qua một cuộc trò chuyện mới: Ở đây vui quá, xin lỗi cười hết nổi!

Thứ tiếng Việt tinh quái, lạ lẫm và cuốn hút được Jesse buông bắt, mân mê trước một hiện thực sôi trào hài hước – phi lý về nơi chốn đang sống. Cuốn sách này có thể ví như ly bia lạnh trong một buổi chiều nóng nực. Thật khó cưỡng.

name

Kính Sợ Và Run Rẩy

Từ câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước mô tả việc Tổ phụ Abraham tuân lệnh Thiên Chúa, sẵn sàng sát tế con trai mình là Isaac (thường được ngợi ca như một điển tích về sự trung thành vô điều kiện), triết gia Soren Kierkegaard triển khai ba luận đề truy vấn: liệu có tồn tại một sự đình bỏ có tính mục đích luận đối với luân lý hay không?; liệu có tồn tại một bổn phận tuyệt đối với Thượng đế hay không?; Liệu Abraham có thể biện hộ được về mặt luân lý khi che giấu mục đích của mình không cho Sarah, Eleazar và Isaac biết hay không?

Qua đó, ông đưa ra một phép biện chứng hiện sinh, một cái nhìn giải thiêng xuyên qua chân lý, lòng kính sợ, sự xao xuyến, bổn phận và hành động đức tin…

Với Kính sợ và Run rẩy, Soren Kierkegaard bắc một cây cầu suy tưởng nối văn chương, thần học và triết học. Đây cũng là tác phẩm độc đáo, hay nhất và gây tranh cãi nhất của ông; gây kinh ngạc đối với độc giả phổ thông và cả giới nghiên cứu chuyên sâu.

“Kính sợ và Run rẩy là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thần học triết lý, văn chương của thế kỷ 19 và thế kỷ 20” – George Steiner

“Bản dịch này – có lẽ là lần đầu tiên của một tác phẩm quan trọng của Kierkegaard sang tiếng Việt – nhuần nhị, say mê không chỉ trong văn phong mà cả trong sự thâm cảm của dịch giả với tác phẩm, bất chấp bao ngăn cách.” – Bùi Văn Nam Sơn.

VỀ TÁC GIẢ

Soren Kierkegaard (1813 – 1885)

Triết gia vĩ đại người Đan Mạch; được xem là ông tổ của Chủ nghĩa Hiện sinh.

Tác phẩm tiêu biểu:

Kính sợ và Run rẩy (1843)

Lặp lại (1843)

Hoặc là/hoặc là (1843)

Những mẩu vụn triết học (1844)

name

Đâu đó bóng dáng Tố Như, Hàm Nghi, Christopher Columbus, William Shakespere, Ernest Miller Hemingway, Elvis Presley... với những khoảnh khắc bên ngoài các pho sử liệu.

Nhưng đã có những cuộc gặp gỡ nối dài trong thế giới mộng huyễn của người viết.

Dưới mái hiên đêm, những khách lạ là những bản dạo khúc hư ảo; hoàn toàn thuyết phục với những ai còn biết đợi chờ cái đẹp thuần khiết trong văn chương.

name

Những Mẩu Vụn Triết Học

"Bằng một nhan đề mang hàm ý mỉa mai rất rõ, và đối tượng của sự mỉa mai ấy cũng rất rõ. Hệ thống triết học vĩ đại của Hegel đối nghịch với những mẩu vụn triết học như những vụn bánh còn sót lại trên bàn, "Những mẩu vụn triết học" của Kierkegaard đương nhiên không đưa ra những mẩu vụn vặt vãnh của triết học mà tung ra những nhát búa sấm sét giáng thẳng vào Hệ thống triết học Hegel. Nói đúng hơn, nó tập trung t.ấn công vào chỗ mà nó cho rằng đó là khiếm khuyết lớn nhất của hệ thống Hegel: Tôn giáo....."

_Dịch giả Nguyễn Nguyên Phước_

----------------------------------------------

THÔNG TIN TÁC GIẢ

SOREN KIERKEGAARD (1813 - 1855)

- Là triết học gia vĩ đại người Đan Mạch. Ông được suy tôn là ông tổ của Chủ nghĩa Hiện sinh.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Kính sợ và run rẩy (1843)

+ Lặp lại (1843)

+ Những mẩu vụn triết học (1844)

+ Những chặng đường đời (1845)

....

name

Tác giả Phạm Công Luận hiện đang là nhà báo, nhà văn với nhiều tác phẩm đã xuất bản thu hút được đông đáo người đọc: Tùy bút - Hồi ký - Giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa (2002-2021), Những bức tranh phù thế (2019), Sài Gòn - Phong vị báo Xuân xưa (2018), Sài Gòn - Chuyện đời của phố ( 5 tập, 2014 - 2018), Trên đường rong ruổi ( 2014),  Nếu biết trăm năm là hữu hạn ( bút danh chung Phạm Lữ Ân, đòng tác giả Đặng Nguyễn Đan Vy, 2012),...

Sài gòn ngoảnh lại trăm năm là tác phẩm được viết ra bởi từ chính vốn sống, trải nghiệm của tác giả Phạm Công Luận về một Sài Gòn trăm năm. Trên từng trang viết, Sài Gòn hiện lên tự tại, ung dung và chậm rãi, một Sài Gòn biết tiết chế và tự cân bằng trên những câu chuyện tưởng đã thuộc về quá vãng.

"Tất cả những câu chuyện ấy xâu chuỗi như thế một kho phim tài liệu quý giá về mảnh đất Sài Gòn ngày tháng cũ, giúp ta giải mã những giá trị thuộc về và làm nên căn tính của một thành phố."_ Phanbook

name

Combo Những Lời Bình Yên + Tâm - Chân Dung (Bộ 2 Cuốn)

1. Những Lời Bình Yên

Đây là những LỜI HÁT, không phải thơ. Giở một thi tập, bạn đọc bằng mắt, đọc thầm. Giở một tập lời hát, bạn ngân nga âm ư những giai điệu.

Soạn lời hát, với tôi, là công việc sau cùng, thực hiện khi mọi thành tố của một nhạc phẩm đã được đặt đúng vị trí, chỉ còn chờ người đến ca. Để người đến ca hài lòng (và đôi lúc, hạnh phúc), tôi đã đặt lời. Những lời viết ra ở dòng phụ tờ giấy nhạc, trên mảnh giấy bạc bao thuốc lá, mặt sau một trang ghi chú, thường được viết rất nhanh - có khi chỉ đúng bằng thời lượng bản ghi âm nháp mà tôi yêu cầu bật lên ở studio.

Hôm nay tôi tập hợp chúng ở đây, trong một tập sách khiêm cung nhỏ nhẻ. Một trăm lời hát, một phần mười số ca khúc tôi đã viết.

Để một hoàng hôn nhẹ nhõm nào đó, bạn ngân nga âm ư chúng. Không nhất thiết giai điệu của bạn phải giống hệt giai điệu đã được ghi âm: đó mới đích thực là mong muốn của tôi.

Nhạc sĩ QUỐC BẢO

2. Tâm - Chân Dung

Một Mỹ Tâm chân thành, nồng nhiệt, dấn thân và đầy sức sống, sức sáng tạo trong những câu chuyện tưởng chừng tản mạn. Bức chân dung ấy không chỉ làm đầy sự ngưỡng mộ bạn đã dành cho Mỹ Tâm, mà còn có thể truyền trao một nguồn cảm hứng đặc biệt.

Phía sau chân dung một ngôi sao nhạc trẻ, quyển sách này hé lộ nhiều khoảng sáng, khoảng tối của đời sống showbiz, thế giới biểu diễn mà đôi khi, từ hàng ghế khán giả, bạn chẳng thấy gì ngoài vẻ mê hoặc của hào quang lấp lánh.

Thế giới âm nhạc muôn màu và sống động trong những trang viết chắt lọc và tinh tế của Quốc Bảo, một người đứng sau rất nhiều hiện tượng và hiểu rõ đâu là điều còn lại, đâu là thứ lao xao chóng vánh của những trào lưu hời hợt.

TÂM cũng sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi - điều gì đã làm nên sức sống bền lâu của một giọng ca, một hình tượng nhận được sự ái mộ của công chúng trong dòng chảy V-pop từ giữa thập niên 1990 đến nay.

TÂM, theo cách gọi tên thật gần gũi của nhạc sĩ Quốc Bảo – Tác giả cuốn sách này, không ai khác, là ca sĩ – tác giả ca khúc Mỹ Tâm;

Là cái tên sáng giá nhất trong đời sống âm nhạc V-pop suốt gần 20 năm qua.

Ở cô luôn tỏa ra một giá trị sống và năng lượng sáng tạo đủ sức truyền trao cảm hứng cho đại chúng vượt trên cách chúng ta hình dung về một “ngôi sao” giải trí thông thường. Các album của Mỹ Tâm, hầu hết đều tạo ra những dấu mốc đặc biệt ở phương diện thị trường và sáng tạo ngay từ khi mới ra mắt.

9 album của Mỹ Tâm tính đến 2018:

1. Mãi Yêu (2001)

2. Đâu Chỉ Riêng Em (2002)

3. Ngày Ấy & Bây Giờ (2003)

4. Hoàng Hôn Thức Giấc (2005)

5. Vút Bay (2006)

6. Trở Lại (2008)

7. Nhịp Đập (2008)

8. Tâm (2013)

9. Tâm 9 (2017)

VỀ TÁC GIẢ

Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả 7 cuốn sách tùy bút, chân dung âm nhạc.

Ông là người hướng dẫn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ trong giai đoạn vào nghề: Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi, Nguyên Hà…

Sách đã xuất bản:

Mặt (2005)

Những Ghi Chép Vụn (2008)

Thị Dân (2010)

Những Cái Tên, Những Mặt Người (2012)

Cuốn Sổ Trắng (2015)

50 (2017)

Sài Gòn Của Tôi (2018)

Những Lời Bình Yên (2019)

MỘT SỐ TRÍCH DẪN

Tâm không cười khúc khích, em cười ha ha he he.

Trong các nghệ sĩ từng làm việc với tôi, Tâm là người-kể-chuyện hào hứng, rung động, có dư âm nhất. Tôi vẫn quan niệm ca sĩ là người thay cho nhạc sĩ kể một câu chuyện cho công chúng - đó có thể là chuyện của ông nhạc sĩ, chuyện đời có thật của ca sĩ hay bất kỳ một chuyện gì, không liên quan trực tiếp đến những người viết bài hát, hát bài hát.

-----

Một giọng hát đẹp sẽ phi thời gian tính. Tâm là giọng hát mãi mãi trẻ, tâm hồn em mãi mãi trẻ. Hãy nhớ đến điệu cười “thương hiệu” của em; hãy nhớ về những câu đùa câu nói vô tư bộc trực mà em thoải mái giao lưu với fans từ khi em hai mươi tuổi đến giờ, tức mười sáu năm sau…

Em thân mà không lấn lướt, kính mà không xa cách xã giao. Em đến với ai cũng chân thành.

-----

Hơn ai hết, Tâm phân biệt được đâu là những thành quả có thực, đâu là những vinh quang ảo. Tính thực tế và lý trí trong Tâm rất nhiều, em không phải dạng nghệ sĩ than mây khóc gió, ít khi mừng lố vui ảo, em luôn tự đánh giá bản thân và kiểm điểm kết quả của các hoạch định.

-----

“Cô hippy lạc loài”, con chim họa mi Đà Nẵng bắt đầu đường bay kỳ diệu của mình vào sinh nhật lần thứ hai mươi. Không một giây ngưng nghỉ, tiếng hát họa mi và đường bay dũng mãnh đã cất lên suốt mười tám năm ròng, một kỳ tích mang những ý nghĩa phi thực, như một chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại và như một giấc mơ chung của bao nhiêu bạn trẻ yêu ca hát.

Có những đoạn chùng lắng cho Tâm thủ thỉ ngâm nga, lại có những nốt căng, dứt khoát, tình tuyệt vọng được bộc bạch thẳng đuột, không quỵ lụy không hờn oán.

-----

Thời đại hôm nay chỉ dung dưỡng ai can đảm dấn thân, tìm lẽ sống trong công việc, nhận chân bản thể qua công việc mình theo đuổi suốt đời.

-----

Một tình thân ái, dù không có chút màu sắc nào của tình yêu, vẫn cần củng cố qua những thác ghềnh, bão tố. Nếu đời sống tôi hay Tâm chẳng gặp trắc trở gì, nếu con đường đến vinh quang của em thẳng băng như thước kẻ, nếu tôi không có mặt để giải quyết hoặc cho lời khuyên lúc em bối rối lo âu, hẳn giữa chúng tôi không thể hình thành tình thân được.

Mà có khi nhờ cái tính tưng tửng, coi nhẹ mọi chuyện, em đã vượt được thử thách.

-----

... nghệ thuật quý giá lắm, dù cho đó là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của trái tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà mà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng. Chỉ cần xứng đáng thôi, không đòi hỏi hy sinh gì cả.

-----

Mỹ Tâm cứng cỏi, thẳng thắn, duy lý và suy xét thấu đáo.

-----

Nếu tôi in ra hai thư điện tử, của hôm nay và của mười bảy năm trước, xóa ngày tháng, tôi sẽ không phân biệt được đâu là thư cũ/mới. Vẫn văn phong ấy, vẫn cách cười ấy, vẫn giọng điệu tươi tỉnh yêu đời ấy, vẫn đi vào vấn đề một cách ngay thẳng rõ ràng. Cô bé Tâm-hai-mươi hôm xưa không khác Tâm của hôm nay, em vẫn nguyên vẹn như tôi hằng nghĩ về. Tâm là một tính cách hiếm có, và khiến tôi đẹp lòng.

-----

Có nhiều kiểu đẹp, Tâm không thuộc loại đẹp cổ điển, ở em có chút gì đó không cân đối, hơi khác thường, song lại hài hòa và gây cuốn hút. Vẻ đẹp hình thức Tâm có được phần lớn từ bên trong toát ra, ta hay dùng từ “thần thái”; nhờ thần thái mà thành nụ cười đó, nhờ thần thái mà vầng trán sáng rộng, nhờ thần thái mà đôi mắt có hồn, nhờ thần thái mà dáng đi thế ngồi gợi cảm. Còn hát hay? Thiếu gì giọng hát hay. Tâm là một trong số ấy, nhưng khác biệt nằm ở chỗ em làm bài hát tỏa sáng, em tự đặt mình thấp hơn bài hát, làm mình chìm đi, chỉ câu chuyện là đáng kể. Mà lẽ đời, hễ ta đặt mình thấp thì lại được lên cao.

-----

Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần Bảo trợ Nghệ thuật còn Dionysus là thần Rượu. Một bên đường hoàng chính thống, bên kia phóng khoáng bất tuân luật lệ. Vậy thì hiện tượng Mỹ Tâm gần với Apollo hay với Dionysus đây?

-----

Tâm “luyện” miệt mài vậy đó. Còn cái “điên”, em giữ sâu trong lòng - người ta chỉ thấy em điên lúc em hát, em giao lưu, lúc em vui quá mức và buồn rầu quá mức.

Đối với em, nghệ thuật không là giấc mơ để khao khát, mà như một thứ trái cây chỉ chờ chín là hái, thứ trái cây Tổ nghề đã ban tặng. Tổ khắt khe, không phải lúc nào cũng công bằng, cây của Tổ chẳng phải mùa nào cũng sai quả.

-----

Sức bật của Mỹ Tâm mãnh liệt, dẫu người không ưa em đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của em còn chưa bằng hai bạn ấy, vậy mà… Một bài báo viết về Tâm tháng này, chưa kịp đăng để dành tháng sau là có thể thành lạc hậu, vì em đã khác hoàn toàn. Nhận định về Tâm hôm nay, mai vẫn có thể sai lệch. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng em phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2000-2002) như thế chứ?

-----

Niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Em hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán.

Hát như một nhu cầu, như hít thở. Tâm không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh. Tâm hát vì… không thể nín lặng, vì chỉ có thể bộc bạch tâm hồn mình và lập căn cước cá nhân qua tiếng hát. Hát không ngơi nghỉ để giữ cho mình một phong độ chuyên nghiệp và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Có thể nhiều ca sĩ chưa đi được đến đâu đã chán nghề vì hát nhiều, họ coi việc hát cực chẳng đã phải làm, lỡ làm ca sĩ rồi thì đành hát vậy.

Trường hợp Tâm, em cần hát để yêu nghề mãi.

-----

Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thì thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử, và sai.

-----

Thời đại hôm nay không có chỗ cho hoài cổ, ngoái nhìn quá khứ, tiếc thương; Thời đại hôm nay với cơn bão thông tin lúc nào cũng chực đổ ập xuống đầu, cũng không có chỗ cho sự ẩn nhẫn chịu đựng. Thời đại buộc ta hành động, buộc ta luôn nhào về phía trước. Thời đại cũng bắt ta phải lựa chọn, đánh đổi giữa sự êm đềm nội tâm với khả năng trở-thành-một-ai-đó (“I am become a name”, trong tác phẩm Ulysses của Alfred Tennyson). Mỹ Tâm sống theo tinh thần ấy, một cách tuyệt đối và kiên định. Em hướng ngoại, chan hòa với đám đông, làm một ngôi sao tỏa sáng cho nhiều người ngưỡng mộ. Em không rút vào vỏ ốc. Chấp nhận hy sinh đời sống cá nhân yên tĩnh để có sự nghiệp.

-----

Điều tôi làm cho em, không phải là những bài hát; vả chăng số lượng bài hát của tôi mà Tâm đã sử dụng quá ít, thua xa số lượng tôi đã viết cho Trần Thu Hà, Mai Khôi, Thủy Tiên hay Nguyên Hà. Điều tôi giúp em, không phải là những cột mốc sừng sững trong sự nghiệp. Tôi đem đến cho Tâm một thứ trừu tượng, ẩn kín và mong manh, khó nhận thấy hơn nhiều: khả năng phân biệt xấu/đẹp, hay/dở, tức là cách cảm thụ thẩm mỹ về mọi vấn đề, không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Tôi truyền trao và chia sẻ với em một phương cách sống (mà tôi cho là) đẹp.

-----

Mỹ Tâm là gương mặt sáng giá nhất của nhạc đại chúng Việt, gọi nôm na là Pop Việt, niềm tự hào không chỉ của các fan mà của tất cả mọi người Việt, rằng cuối cùng chúng ta cũng có một nhân vật tầm cỡ trong ngành giải trí sánh ngang hàng các đồng nghiệp ngoại quốc ở những xứ sở có công nghệ âm nhạc phát triển. Niềm tự hào chúng ta có một Mỹ Tâm là hoàn toàn lành mạnh, như niềm tự hào đội tuyển bóng đá (nên nhớ cho rằng Tâm rất mê bóng đá, như “Niềm tin chiến thắng”, bài dành cho cổ động viên nên rất “cổ động”, Lê Quang viết, Tâm hát mãnh liệt, tha thiết nữa, trở thành dấu ấn).

-----

Có Tâm hay không, đời sống nghệ thuật của tôi không khác đi; có tôi hay không thì vẫn có một Mỹ Tâm như ta đang có hôm nay. Song tình thân thiết, sự thấu hiểu và sự hiện diện trong đời nhau, của Tâm và tôi, vẫn là một hạnh ngộ quý báu. Và tôi chợt nghĩ, em và tôi đã sống đẹp với nhau. Từ câu chào thứ nhất, mười tám năm ngược về tuổi trẻ. Dẫu Tâm và tôi hoàn toàn toại nguyện trên hành trình riêng mỗi người, khi nghĩ về những tháng năm thanh xuân ấy, vẫn thấy ấm dạ một cảm giác gần gũi, tin cậy. Như thế gọi là ân tình.

-----

Em thuộc tuýp người biết mình biết ta, khiêm tốn nhưng ý thức được giá trị bản thân.

Nổi tiếng như cồn hay vô danh, em vẫn sống nhẹ nhõm, với một năng lượng sống gần như vô tận.

-----

Ngoài chuyện kiếm tiền (hát club và vũ trường đơn thuần là chuyện thu nhập), em còn nâng bài hát lên một tầm vóc cao hơn, tươi mới, nhuần nhị, tự nhiên như thể bài viết riêng cho mình.

----

Thông thường, tâm lý chung của nhiều người trẻ là hay chủ quan, lắm lúc rất cẩu thả khi bước những bậc thang trung gian, người ta chỉ chú ý đến bậc đầu tiên và bậc cao nhất sau cùng. Nấc đầu bước được rồi, cứ tưởng những bước tiếp sau cứ thoai thoải dễ đi như vậy, thế nên bao kẻ trượt chân.

-----

Cách kể chuyện qua bài hát của Tâm độc sáng, linh động, không bao giờ cùn nhụt cảm hứng. Có thể ví với một người có duyên kể chuyện, chuyện không có gì mới, ai cũng biết mà miệng người này kể đi kể lại vẫn thu hút.

name

Mỗi bài viết của sư ông Thích Phước An đồi Trại Thủy như ánh đèn khuya khoắt, thắp lại một cõi thâm tình với những tài hoa một thời cũ giữa cuộc thế vần xoay.

Ánh sáng của ngọn đèn ấy không tham vọng bao quát một toàn cảnh nào, mà với tâm-quang chắt chiu từ ký ức, mỗi khí chất văn chương và nhân cách từ Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tuệ Sỹ, Quách Tấn, Võ Hồng, Nguyễn Đức Sơn... trở về trên trang sách trong một cuộc tạo ngộ lạ lùng.

Không khí mỗi dòng văn như thấm cuộc lữ dài, có cái hiu hắt của khung cảnh thời cuộc, nhưng lại rạng lên trong tịch mịch thời gian những màu ấm của tâm giao, của âm vang bước chân trổ hoa phước-an trên nẻo quê hương gần gũi mà xa thẳm.

name

Đã có những cuốn sách nói về sự gặp gỡ của Vật lý lượng tử với cốt tủy tư tưởng Phật giáo. Nhưng đến Nguyễn Tường Bách với tác phẩm Lưới trời ai dệt?, thì thế giới quan khoa học Vật lý với những điểm cốt tủy của tư tưởng Phật giáo thực sự được diễn giải sáng rõ, nhất thể bằng một thứ ngôn ngữ uyên bác, thấu đạt thông qua các tiểu luận có thể ví như những tùy bút văn chương-khoa học-triết học đầy hấp dẫn.

Những khái niệm vật lý cơ bản không còn khô khan, những bản kinh cổ Phật giáo không còn xa xăm diệu vợi, mà được kéo lại gần với những chứng nghiệm và sự thông đạt vi diệu.

Độc giả bước vào vũ trụ mênh mông không cô đơn khi nhận ra mình là một phần của bản hòa âm diễm tuyệt của tự nhiên.

---------

Hiện nay người ta cho rằng vật chất trong vũ trụ phần lớn là vật chất tối, thứ vật chất không làm bằng proton, neutron và electron như của chúng ta. Với một khái niệm đó thôi thì nó đã nằm ngoài khả năng nhận thức của cảm quan, nếu có thì nó chỉ được chứng nghiệm một cách gián tiếp. Thực tế là toàn bộ lý thuyết hạt trong bản thân thế giới hạ nguyên tử cũng chỉ được chứng nghiệm một cách gián tiếp và thông qua ngôn từ và khái niệm cổ điển của chúng ta. Nếu ta so sánh nhà khoa học với chàng thám tử tìm cách bắt cướp thì trong thế giới hạ nguyên tử, chàng không bao giờ còng tay được thủ phạm cả.

- Nguyễn Tường Bách

name

Niềm đam mê nổi trội của ông ta

là chinh phục các cô gái trẻ mới biết yêu.

- Trích Don Giovanni, khúc đơn ca số 4

--------------------------

Nhật ký kẻ mị tình (nguyên tác: Forförerens Dagbog, 1843) là tác phẩm của triết gia Søren Kierkegaard. Từ vở ca nhạc kịch (opera) Don Giovanni của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart, Søren Kierkegaard dựng nên một kẻ chinh phục phụ nữ vô cùng hào hoa giống với Don Juan.

Đến với cuốn sách, độc giả lạc vào một thế giới phong phú của huyền thoại, thẩm mỹ, tâm lý, triết lý… với văn phong đầy biến hóa, khơi gợi và ám ảnh.

Chàng Johannes, nhân vật của cuốn sách, được mô tả là một kẻ mị tình thông minh và tài ba. Anh ta là người không có khẳ năng nuôi dưỡng bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào và chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong những cuộc phiêu lưu tình ái. Chàng và Edward cùng mê mẩn nàng Cordelia Wahl. Nhưng trái với Edward nhút nhát, Johnnes tinh ranh và khéo léo hơn khi lợi dụng Edward để Cordelia nhận ra hắn mới là người đàn ông thú vị, phù hợp hơn hết.

--------------------------

NHỮNG LỜI KHEN TẶNG

“Trong nền văn chương bao la của tình yêu, Nhật ký kẻ mị tình là một kỳ thư mê lộ - một vận dụng trí tuệ cuồng nhiệt để tái dựng một thất bại sắc tình thành một thắng lợi giáo huấn, một thương tích đeo lấy mặt nạ của niềm kiêu hãnh.” - Nhà văn John Updike

“Chỉ xét đến Nhật ký kẻ mị tình, ta cũng đã lạc vào một thế giới phong nhiêu của huyền thoại, thẩm mỹ, tâm lý, triết lý... với một văn phong đầy biến hóa, đầy khơi gợi, ám ảnh.

Chân dung kẻ mị tình và nạn nhân của nó được soi chiếu qua nhiều góc độ khác nhau: từ tự sự đến trữ tình triết lý, từ thơ ca đến huyền thoại, từ cái bi đến cái hài, từ cái phổ quát đến chủ thể tính...

Chính vì thế mà Nhật ký kẻ mị tình của Kierkegaard có tầm vóc của một huyền thoại trong nền văn chương vô tận của Tình.”

- Nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu

--------------------------

TÁC PHẨM CÙNG TÁC GIẢ DO PHANBOOK PHÁT HÀNH

Kính sợ và run rẩy

Lặp lại

--------------------------

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Søren Kierkegaard (1813-1855) là triết gia vĩ đại người Đan Mạch. Ông được suy tôn là ông tổ của Chủ nghĩa Hiện sinh. Tác phẩm Nhật ký kẻ mị tình (nguyên tác tiếng Đan Mạch: Forförerens Dagbog) in trong tập Enten-Eller (Hoặc là/ Hoặc là), xuất bản lần đầu năm 1843 ở Copenhagen, Đan Mạch.

Các tác phẩm tiêu biểu:

Kính sợ và run rẩy (1843)

Lặp lại (1843)

Hoặc là/ hoặc là (1843)

Những mẩu vụn triết học (1844)

Những chặng đường đời (1845)

Tái bút kết luận phi khoa học đối với những mẩu vụn triết học (1846)

Bệnh đến nỗi chết (1849)

name

Đập Chắn Thái Bình Dương

- Marguerite Duras là một nữ tiểu thuyết gia, biên kịch người Pháp. Bà sinh ra tại Gia Định, sau khi trải qua biến cố đập chắn biển năm 1928, những ký ức đau buồn đó sau này đã trở thành nguồn cảm hứng để tác phẩm Đập chắn Thái Bình Dương được ra đời. Các tác phẩm nổi tiếng của nữ tác giả: Người tình (L’Amant - 1984), Người tình Hoa Bắc (L’Amant de la Chine du Nord – 1991)

- Bối cảnh của Đập chắn Thái Bình Dương là những năm 1930 của thế kỷ 20. Dufresne, một giáo viên người Pháp, góa chồng, quyết định tới Đông Dương lập nghiệp cùng hai đứa con. Bà khó nhọc xoay xở, chơi đàn piano suốt 10 năm ở rạp hát, dành dụm tiền mua một khu đất lập đồn điền. Không tiền lót tay cho quan chức chính quyền thực dân, bà chỉ nhận được một miếng đất xấu, ngập lụt mỗi lần lũ triều tháng 7 tràn về, không trồng cấy gì được.

- Thông qua câu chuyện, tác giả đã dựng lên một bức tranh đậm chất phương Đông, nơi những xung đột tình cảm và những khác biệt về văn hóa gây cảm xúc mạnh mẽ, làm nên sự hấp dẫn cho cuốn sách.

name

Mọi Thứ Lên Cao Đều Hội Tụ

“MỌI THỨ LÊN CAO ĐỀU HỘI TỤ” là một tập gồm chín truyện ngắn được xuất bản sau khi tác giả Flannery O’Connor qua đời. Tập truyện được các nhà phê bình coi là thể hiện phong cách trưởng thành của O’Connor. Trong chín truyện ngắn thì có ba truyện đã từng đạt được giải truyện ngắn O. Henry. Tác phẩm tập trung vào chủ đề tôn giáo với đầy rẫy những ẩn dụ từ Kinh Thánh với những con người quái dị của miền Nam, O’Connor viết về những biến chuyển trong tinh thần họ, cũng như cách họ đối diện với chính mình và với đức tin.

Được nhiều nhà phê bình coi là một trong những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất thế kỷ 20 và đồng thời cũng được xếp vào hàng những nhà văn vĩ đại nhất mà nước Mỹ từng sản sinh ra, Flannery O’Connor (1925-1964) qua đời ở tuổi 39 cùng với một sự nghiệp văn chương ngắn ngủi nhưng lẫy lừng với tổng cộng 31 truyện ngắn, hai cuốn tiểu thuyết ngắn cùng một số tiểu luận.

Hai tập truyện “Khó mà tìm được một người tố” và “Mọi thứ lên cao đều hội tụ” đã từng lọt vào vòng chung khảo của giải thưởng Giải thưởng Sách Quốc gia năm 1956 và năm 1966. Tuy nhiên, quyết định có phần dũng cảm của ban giám khảo năm 1972, trao giải cho một tác giả đã mất được tám năm như một hình thức vinh danh những cống hiến quan trọng của bà cho thể loại truyện ngắn.

name

Thế giới tàn nghiệt nhưng vẫn bảo tồn chốn rất mực riêng tư cho thi ca nương náu.

Mà đâu chỉ nương náu. Thi ca còn trổ ra những bóng râm tươi mát, ủi an loài chim thiên di trú ngụ sau những sải cánh tả tơi dặm trường.

Du Tử Lê, ông vẫn làm thơ, sống thơ.

Thơ ông như loài thiên di hát về đường bay sinh tử ly hương đã qua, về những cái chết thảng thốt giữa không trung trên hành trình tìm nắng ấm và cả bóng hình lung linh trong niềm tín thác sẽ mang theo về cõi thiên thu...

Đây là tập thơ mới nhất của một thi sĩ miền Nam còn đang miệt mài trên chuyến di thê.

Về tác giả

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam

Tác giả của 76 tập thơ, văn xuôi

Năm 1954, theo gia đình di cư vào Nam. Cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục. Học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969).

Giải thương Văn chương Toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972)

Định cư tại Mỹ 1975.

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Có thơ được dịch trong tuyển tập Understanding Việt Nam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Âu Châu).

Một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998).

Từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học tại Mỹ, Pháp, Đức và úc Châu.

Hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

name

Ký ức của ký ức: Nỗi hoài niệm lãng đãng về Đà Lạt

Một bản giao hưởng của hoài niệm

"Ký ức của ký ức" là một bản giao hưởng về hoài niệm, được viết bằng một lối văn pha trộn giữa biên khảo, hồi ức và điều tra. Tác phẩm đưa người đọc vào một hành trình khám phá Đà Lạt, không phải là một Đà Lạt rực rỡ, tấp nập mà là một Đà Lạt ẩn chứa nỗi buồn man mác, u hoài.

Đà Lạt trong sương mù

Tác giả dẫn dắt độc giả đi qua những ngõ hẻm quanh co, những khoảng đồi mù sương, những khúc quanh của biến thiên mất mát, những nhân dạng thoát ẩn thoắt hiện và cả những cuộc tình chóng vánh, vùi trong sương khói tịch mịch. Đó là một Đà Lạt hoang phế, với những câu chuyện về cuộc sống, tình yêu và mất mát được ẩn giấu trong từng ngõ ngách.

Thành phố của những cuộc đến và đi

"Ký ức của ký ức" là một câu chuyện về những cuộc đến và đi, kiếm tìm và trốn chạy. Thành phố Đà Lạt, với vẻ đẹp thơ mộng và bí ẩn, trở thành nơi ẩn náu cho những tâm hồn cô đơn, những con người tìm kiếm sự bình yên hay trốn chạy khỏi những nỗi đau.

Phong cách tối giản, sức chứa sâu rộng

Tác phẩm được viết theo phong cách tối giản, nhưng sức chứa lại vô cùng sâu rộng. Mỗi câu chữ đều mang một ý nghĩa sâu xa, khiến người đọc phải suy ngẫm và cảm nhận.

Một món quà cho những người yêu Đà Lạt

"Ký ức của ký ức" là một món quà dành riêng cho Đà Lạt và những ai yêu mến thành phố này. Tác phẩm là một lời khẳng định về sức hút kỳ diệu của Đà Lạt, một nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm, hoài niệm và cả những nỗi đau.

Review

"Ký ức của ký ức" không phải là một cuốn sách đơn thuần về du lịch hay miêu tả cảnh đẹp. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một bản giao hưởng về ký ức, về tình yêu và nỗi buồn. Với phong cách viết ấn tượng và nội dung sâu sắc, "Ký ức của ký ức" chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.

name

Đọc Lên đồi hái sim, có cảm tưởng dù đi đâu về đâu, Thảo Nguyên vẫn đau đáu bê nguyên ngôi làng ruột thịt của mình theo, với đầy đủ vật dụng, thứa ăn, cây cỏ; dần, sàng, nong, nia, chổi đót, đậu ngự, đậu ván, chà là, hoa sim, hoa mua... Dĩ nhiên tất cả những chi tiết đó rốt lại cốt làm nổi bật điều quan trọng mà nhà văn muốn gửi gắm, phơi bày: con người và tâm tình xứ Quảng.

Cõi nhân sinh trong truyện Thảo Nguyên tập hợp đa phần là những người bình dân sống ở khu vực lao động nghèo, những phận người lam lũ, phiêu bạt, long đong, và dĩ nhiên bất hạnh. Đó là lý do đọc Thảo Nguyên cứ nghe tiếng thở dài vẳng lên đâu đó giữa tiếng lạt trang...

Nhưng truyện của Thảo Nguyên không chỉ có nỗi đau. Chính tình người lặn sâu trong rừng trang văn của tác giả có khả năng sưởi ấm cái bề mặt tưởng chừng lạnh lẽo của tập truyện này.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

name

Chuyện Cơm Hội An - Thức Ăn Và Cộng Đồng Ở Một Đô Thị Việt Nam

- Nir Avieli (sinh năm 1966) ông là một nhà nhân học văn hóa, giáo sư giảng dạy tại Khoa Xã hội học và Nhân học, Đại học Ben Gurion, đồng thời nắm giữ cương vị chủ tịch Hội Nhân học Israel. Hướng nghiên cứu chính của Avieli là về ẩm thực và du lịch. Ngoài Việt Nam, ông còn nghiên cứu thực địa về ẩm thực cả ở quê nhà Israel, lẫn một số quốc gia Nam Á/Đông Nam Á khác như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan.

- Chuyện cơm Hội An không chỉ là những câu chuyện ẩm thực đơn thuần, mà là văn hóa, cả văn hóa tộc người lẫn văn hóa cá nhân, cả văn hóa lịch đại lẫn văn hóa đương thời, cả văn hóa bản địa lẫn văn hóa ngoại lai. Đặc biệt là câu chuyện về sự hỗn dung, tiếp biến văn hóa. Đồng thời qua văn hóa, có thể thấy những vận động xã hội, cả trong xã hội kinh nghiệm truyền thống lẫn xã hội tiêu thụ, xã hội hàng hóa hiện đại, trong đó có những định hướng lẫn áp lực chính trị, áp lực tâm lý. Hơn nữa, ẩm thực Hội An còn gợi mở đến những vấn đề ẩm thực Việt của cả nước, văn hóa - lịch sử của cả Việt Nam.

- “Giới thiệu công trình này, tôi mong muốn sẽ tạo ra một sự kích thích và thúc đẩy các nhà nghiên cứu Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu và có nhiều tác phẩm về ẩm thực Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung cho bạn đọc trong và ngoài nước.”

PGS.TS. Đỗ Lai Thúy

name

Kho Đựng Nỗi Đau: Hành Trình Quay Về Quá Khứ Của Patrick Modiano

Giới Thiệu Tác Giả:

Patrick Modiano là một nhà văn Pháp nổi tiếng với hơn 30 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,... Các tác phẩm của ông đã được dịch sang 36 thứ tiếng trên thế giới và đạt được nhiều giải thưởng danh tiếng, trong đó có giải Nobel Văn học năm 2014.

Phong Cách Văn Học:

Lối viết văn của Modiano được đánh giá cao bởi sự tinh tế, đơn giản và rõ ràng. Bí thư thường trực của Học viện Nobel, Peter Englund, đã nhận xét: "Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ - nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó."

Nội Dung Sách:

"Kho Đựng Nỗi Đau" là một trong bộ ba tiểu thuyết của Patrick Modiano được Phanbook phát hành vào năm nay. Tiểu thuyết là một hành trình ngược dòng thời gian, đưa độc giả đến một lâu đài tàn phế, một đồng cỏ mọc cao nơi từng là nơi vui chơi của tuổi thơ, những di chuyển đi về của những người đàn bà kì lạ,...

Qua những kỉ niệm êm đềm của nhân vật chính về người em của mình, Modiano đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ "vừa thoáng qua lại vừa đều khắp", "vừa kín đáo lại vừa tinh tế hé mở" để khắc họa một tâm trạng mơ hồ giữa quá khứ và hiện tại.

Review Sách:

"Kho Đựng Nỗi Đau" là một tác phẩm đầy ám ảnh, khai thác sâu sắc chủ đề ký ức và sự bất định của tương lai. Lối viết giản dị nhưng tinh tế của Modiano đã tạo nên một bầu không khí u buồn, lãng mạn, khiến người đọc không khỏi chìm đắm trong dòng chảy thời gian, tìm kiếm những mảnh ghép vụn vỡ của ký ức.

Thay vì tập trung vào những sự kiện hào nhoáng, Modiano đưa độc giả vào thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật, nơi những nỗi đau, những mất mát và những câu hỏi về bản thân được đặt ra một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.

Đánh Giá:

"Kho Đựng Nỗi Đau" là một tác phẩm đầy cảm xúc, phù hợp với những độc giả yêu thích văn học lãng mạn, thích tìm kiếm những câu chuyện về ký ức và sự mất mát. Lối viết đơn giản nhưng tinh tế của Modiano đã tạo nên một tác phẩm độc đáo, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

name

Khói Un Chiều

Cô Năm mường tượng trăng Rạch Miễu đang choàng ôm cô bằng hằng hà sa số ánh sáng diệu kỳ. Và, trong hằng hà sa số thứ ánh sáng diệu kỳ đó, cô nghe lời ru thổn thức của mình:

"Năm canh thức nhấp... năm canh những

Nửa gối so le, nửa gối chờ

Vườn én rủ ren trên lối cũ

Canh gà xao xác giục tình xưa."

Tác Giả: Trần Bảo Định

Bút danh khác: Cao Thị Hoàng, Lê Kim Phượng

Sinh năm 1944 tại An Vĩnh Ngãi, Long An, học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.

Đã xuất bản nhiều tập thơ như Ngao du sơn thủy, Thầy tôi, Mẹ. Tiếng lòng, Vợ tôi, Làng tôi… và hai tập truyện Kiếp Ba khía, Đời Bọ hung xuất bản năm 2014, 2015

name

Hai Tâm Hồn Trong Đêm

Đã có nhiều tiểu thuyết viết về mưu cầu hạnh phúc, nhưng chỉ đến cuốn sách này mới soi rõ được vấn đề. THE GUARDIAN

Đầy quyến rũ và tinh túy, tác phẩm được trau chuốt tinh tế đến mức vi diệu như thể một phước lành mà chúng ta không có quyền trông đợi. RON CHARLES, THE WASHINGTON POST

Hai tâm hồn trong đêm của Kent Haruf là tiểu thuyết nói về mối tình của hai người già. Họ đến với nhau không phải vì nhu cầu thể xác mà là để tìm sự đồng cảm, chia sẻ trong những ngày tháng cô đơn, khi bạn đời đã mất và con cái đã có đời sống riêng, không ai ở bên bầu bạn. Nhưng mối tình nở muộn này cũng bị người dân xung quanh dị nghị và con cái của họ phản đối quyết liệt. Cuối cùng hai người đành phải chấp nhận rời xa nhau nhưng tình cảm của họ vẫn luôn hướng về nhau cho đến phút cuối.

name

VỀ TÁC PHẨM

Bận rộn. Vội vàng. Áp lực. Mong muốn nối tiếp kỳ vọng. Kế hoạch này tiếp nối dự án nọ... Căng thẳng. Stress. Đó là những gì đang diễn ra với cuộc sống của chúng ta.

Bộ sách để bàn 365 ngày với hai chủ đề: An Lạc và Yêu Thương là bộ cẩm nang cần có, thiết yếu phải có; đặt trên bàn học, trên bàn làm việc nơi công sở, trên xe hơi và trong balo... của mỗi người.

Mỗi ngày, chỉ cần lần giở một thông điệp sống An Lạc và Yêu Thương của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc sống của bạn sẽ hướng đến chánh niệm trọn vẹn trong mọi việc, giàu năng lượng nội tâm để sống cân bằng, chu đáo và bao dung với bản thân, người thân, tha nhân nói chung...

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà chúng ta có thể chọn để tặng nhau trong dịp Tết, lì xì đầu năm mới, dịp sinh nhật; lãnh đạo tặng cho cộng sự với tâm ý khích lệ tinh thần cộng tác; tặng cho đối tác để cảm ơn sự hợp tác hòa hảo, ba mẹ tặng cho con cái với mong muốn con luôn bao dung với người và với chính mình, tặng cho những người bạn mà ta trân quý để cảm ơn vì đã làm bạn của nhau – đã yêu thương và vị tha cho nhau... Và, món quà tuyệt vời này cũng là để ta tặng cho chính ta, mỗi ngày một thông điệp, cuộc sống của chính ta sẽ an lạc và yêu thương bản thân nhiều hơn...

TRÍCH DẪN NHỮNG THÔNG ĐIỆP TỪ SÁCH:

365 NGÀY AN LẠC

“Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn.”

“Mình chưa có hạnh phúc vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Sự chờ đợi, ngóng trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi những chuỗi ngày đợi chờ. Thật uổng phí.”

Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo. Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự.”

365 NGÀY YÊU THƯƠNG

“Nếu anh không thương được anh thì anh không thương được người nào khác.”

“Trong tình thương chân thật không có chỗ đứng cho sự tự ái. Nếu tự ái có mặt thì tình ấy chưa phải là chân tình.”

“Khi cần dịu ngọt thì dịu ngọt, khi cần cay đắng thì phải cay đắng, khi cần mềm dẻo thì mềm dẻo, khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn, nhưng bất cứ lúc nào lòng ta cũng được hướng dẫn bởi tâm từ bi.”

name

Tác phẩm quan trọng bậc nhất của văn nghiệp, được nhà văn Nhất Linh chăm chút và viết đi viết lại nhiều lần nhất, bản thảo cũng từng bị thất lạc... nay đã trở lại với người đọc Việt Nam sau gần nửa thế kỷ.

PHANBOOK và NXB PHỤ NỮ VIỆT NAM trân trọng giới thiệu!

------

Đây là tác phẩm giàu tham vọng và ý thức đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh sau khi ông lùi xa chính trường để gắn bó trở lại với văn chương.

Tác phẩm đã khắc họa đời sống mọi mặt của các nhân vật cư ngụ trong một khu xóm - như nhân quần nông thôn có tính điển hình: từ chuyện tình cảm giữa Mùi và Siêu, giữa Bé và Đỗi; chuyện gia đình bác Lê nghèo khó, cơ cực, nhiều cãi vã song cũng có khi êm đềm; chuyện vợ chồng cậu Ấm; cho đến chuyện ông Năm Bụng - người cha mặc cho khó khăn nuôi con ăn học cho thành người...

Với tác phẩm này, Nhất Linh đã chạm đến những biến chuyển ngấm ngầm bên dưới vẻ thanh bình của làng quê giữa thế kỷ XX.

“Tôi cũng cho rằng - có thể tôi chủ quan - Xóm Cầu Mới là tác phẩm hay nhất của Nhất Linh, trên cả Bướm trắng, trên cả Đôi bạn, hai tác phẩm vẫn thường được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp trước tác của ông. Ngoài ra tôi cũng tin rằng thân phụ tôi tâm đắc nhất tác phẩm này.” - Nhà văn Nguyễn Tường Thiết

“Ông tạo ra một xã hội nhỏ, trong đó mỗi nhân cách giàu nghèo đều có tương quan mật thiết với nhau. Mỗi chân dung nhân vật đều linh hoạt và sâu sắc về dung mạo cũng như về đời sống tâm linh.”  - Nhà phê bình Thụy Khuê

THÔNG TIN TÁC GIẢ

- Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 - 1963): nhà văn, nhà báo, chính trị gia quan trọng của Việt Nam. Là người sáng lập và đóng vai trò trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông cũng là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Đoạn tuyệt (1935), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937), Bướm trắng (1939), Xóm Cầu Mới (1940-1957)…

name

Những Người Lính: Chuyện Kể Về Cuộc Sống Và Chiến Tranh

Giới thiệu tác giả

John A. Haymond, sinh năm 1967, là một nhà sử học từng đoạt giải thưởng với những nghiên cứu về lịch sử luật quân sự, tác động của chiến tranh đối với xã hội và các trường hợp bất công xã hội trong lịch sử. Ông sở hữu bằng cử nhân về lịch sử và ngôn ngữ Anh của Đại học Minnesota và bằng Thạc sĩ về lịch sử của Đại học Edenburgh, Scotland. Sau 21 năm phục vụ trong Lục Quân Mỹ, hiện ông đang cư trú tại Lancaster và giảng dạy lịch sử cho Hệ thống Đại học bang Minnesota. "Những Người Lính" là cuốn sách thứ ba của ông, tiếp nối thành công của hai tác phẩm trước đó: "The Infamous Dakota War Trials of 1862: Revenge, Military Law and the Judgment of History" (2016) và "The American Soldier, 1866-1916: The Enlisted Man and the Transformation of the United States Army" (2018).

Nội dung chính

Dù là cuộc chiến nào, quân đội nào hay quốc tịch nào, thì trải nghiệm của những người lính đã từng trải qua chiến tranh đều có những điểm chung. "Những Người Lính" làm sáng tỏ những trải nghiệm chung ấy trong suốt 150 năm chiến sự, từ các cuộc chiến tranh của Napoléon đến hết Đệ nhị Thế chiến và mọi sự kiện giữa hai thời kỳ ấy. Cuốn sách bao quát nhiều cuộc chiến tranh lịch sử như Chiến tranh Mexico và Chiến tranh Crimea, Nội Chiến Hoa Kỳ, Chiến tranh với người Da Đỏ ở châu Mỹ và Chiến tranh giải phóng Zimbabwe, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc, Chiến tranh Boer II, Đệ nhất Thế chiến và nhiều cuộc chiến khác.

Tác giả John A. Haymond đã thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ, khai thác nhiều nguồn tài liệu, báo cáo mới nhất để xây dựng một bản tường thuật sống động, chân thực về cuộc sống của những người lính trong chiến tranh. "Những Người Lính" là một cuốn sách hấp dẫn và đầy thông tin, mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về lịch sử thông qua những câu chuyện của những người lính.

Review nội dung

"Những Người Lính" là một cuốn sách đáng đọc đối với bất kỳ ai muốn hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người lính trong chiến tranh. Tác giả John A. Haymond đã làm một công việc tuyệt vời khi kể lại những câu chuyện về những người lính với đầy đủ những khó khăn, thử thách và cả những khoảnh khắc vui vẻ, tình cảm.

Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một tài liệu lịch sử, mà còn là một lời nhắc nhở về sự hy sinh và lòng dũng cảm của những người lính. Haymond đã khéo léo khắc họa chân dung của những người lính, từ những chiến binh dũng cảm, kiên cường, đến những người lính trẻ tuổi, non nớt, đầy lo lắng.

"Những Người Lính" là một cuốn sách đầy cảm xúc và sâu sắc, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Lời tác giả

"Giờ đây tôi là một sử gia, nhưng trước đây tôi đã làm lính hơn hai mươi năm, và tôi thực sự có thiên kiến nghiêng về phía người lính dù cho ta tìm hiểu họ trong tình huống nào. Tôi mong rằng, trong những trang kế tiếp, bạn sẽ thấy được những điều về một người lính bình thường, với mọi thứ khuyết điểm, lỗi lầm, lẫn thất bại được thể hiện rõ cùng sức mạnh và ý chí ấn tượng, cũng như sự lỗ mãng nhưng lại hài hước đáng yêu. Binh lính luôn là những ứng viên tồi cho cương vị thánh sống, và mục tiêu tại đây không ở việc ca tụng họ hay thanh tẩy tiếng tăm của họ. Người lính với những trải nghiệm được ghi lại trong quyển sách chỉ là người bình thường, khá thường xuyên phải chịu khổ sở đến khó tin và đối mặt với những hiểm nguy khủng khiếp, và hầu hết họ đã làm tốt, dù không nhận được nhiều lời cảm ơn. Tôi nghĩ, chỉ riêng việc đó đã là một yếu tố đánh giá sức chịu đựng của họ." - John Arnett Haymond.

name

Hoa của Phế tích - Nét đẹp buồn bã của ký ức

Giới thiệu tác giả

Patrick Modiano, nhà văn Pháp tài năng, là chủ nhân của hơn 30 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,... Các tác phẩm của ông đã được dịch sang 36 thứ tiếng trên thế giới và giành được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Nobel Văn học năm 2014.

Phong cách viết văn của Modiano được đánh giá cao bởi sự tinh tế và đơn giản. Như lời của Bí thư thường trực của học viện Nobel Peter Englund: "Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ - nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó."

Nội dung chính

"Hoa của phế tích" là một trong ba tiểu thuyết của Patrick Modiano được Phanbook phát hành trong năm nay. Câu chuyện mở đầu với cái chết bí ẩn của một đôi vợ chồng trẻ, dẫn dắt độc giả vào một cuộc điều tra đầy ám ảnh. Qua những bước chân lần theo những khu phố cũ, những đại lộ, những tòa nhà... mang đậm dấu tích của quá khứ, độc giả dần khám phá những bí mật ẩn giấu trong quá khứ.

Lối viết và cảm xúc

Giọng văn chậm rãi, da diết của Modiano cùng những câu chữ buồn mà đẹp đến nao lòng, để lại dư âm váng vất trong lòng người đọc. "Hoa của phế tích" không chỉ là một câu chuyện trinh thám thông thường, mà là một hành trình đầy xúc động về ký ức, về sự bất định của tương lai.

Review

"Hoa của Phế tích" là một tác phẩm đầy ám ảnh và sâu sắc, dẫn dắt độc giả vào một thế giới của ký ức, sự lãng quên và sự bất định của quá khứ. Lối viết tinh tế, giản dị nhưng đầy cảm xúc của Modiano giúp người đọc dễ dàng chìm vào những trang sách và cảm nhận được sự buồn bã nhưng cũng không kém phần đẹp đẽ của ký ức. Đây là một cuốn sách đáng đọc cho những ai yêu thích văn học Pháp và muốn tìm hiểu thêm về tài năng của Patrick Modiano.

name

Khi Bố Còn Thơ

"Có khi không nghĩ ra được chuyện nào, tôi lại kể chuyện của những ông bố khác mà tôi biết. Xét cho cùng thì ông bố nào cũng từng là một cậu bé. Do đó các cháu sẽ thấy, không có chuyện nào trong này bịa đặt cả, bởi cậu bé con nào cũng đã từng gặp phải.

Có lẽ tất cả trẻ con đều muốn biết điều gì đã xảy ra với một ông bố khi còn nhỏ.

Nhưng hãy chờ đã! Còn có nhiều điều hơn nữa về cuốn sách này. Mỗi một người trong các cháu có thể tự mình khám phá phần còn lại bởi vì bố của các cháu cũng có thể kể chuyện lúc còn nhỏ và mẹ của các cháu cũng vậy."

_ Tác giảAlexander Raskin

"Cuốn sách được dệt nên bởi những câu chuyện đầy thú vị và lan tỏa niềm hứng thú lớn lao!"

_ The Guardian

THÔNG TIN TÁC GIẢ

ALEXANDER RASKIN(1914 - 1971)

Nhà văn, nhà biên kịch người Nga.

Khi bố còn thơxuất bản lần đầu vào năm 1961, gây tiếng vang và được dịch sang tiếng Anh với tựaWhen Daddy Was a Little Boy.

Tác phẩm được tái bản rất nhiều lần với số lượng lớn; được đánh giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi giản dị, trong sáng và có tính giáo dục cao.

name

Khi Bố Còn Thơ - When Daddy Was A Little Boy

Cuốn sách là một món quà ý nghĩa mà ông bố nào cũng đều mong muốn dành tặng cho con cái lẫn đứa trẻ bên trong chính mình.

PHANBOOK & NXB Văn hóa  - Văn nghệ trân trọng giới thiệu!

VỀ TÁC PHẨM

Khi bố còn thơ(tựa tiếng Anh: When Daddy Was a Little Boy) là một cuốn sách thiếu nhi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961 tại Nga, sau đó được dịch ra nhiều ngôn ngữ và tái bản rất nhiều lần.

Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện ngắn về thời thơ ấu của một người bố, được ông kể lại cho con gái của mình để cô bé có thể quên đi những cơn sốt, những trận cảm cúm. Những câu chuyện đều thật duyên dáng, gần gũi, có thể dễ dàng gặp được ở bất kỳ người bố nào. Bởi vì “xét cho cùng thì ông bố nào cũng từng là một cậu bé” (Alexander Raskin)

Cuốn sách đầy thương yêu trở thành “cây cầu” nối liền tuổi thơ của phụ huynh và tuổi thơ của con trẻ, thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ tưởng chừng như cách biệt, trở thành một món quà ý nghĩa mà ông bố nào cũng đều mong muốn dành tặng cho con cái lẫn đứa trẻ bên trong chính mình.

Khi bố còn thơ được đánh giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi đơn sơ, trong sáng và có tính giáo dục cao. Cuốn sách sẽ đánh thức những mảnh trời ấu thơ đầy hồn nhiên trong một thế giới khô cằn bởi công nghệ này.

Sách dự kiến phát hành vào trung tuần tháng 05/2020.

VỀ TÁC GIẢ

ALEXANDER RASKIN

Sinh năm 1914 tại Moscow, Nga; mất năm 1971.

Là nhà văn, nhà biên kịch người Nga.

name

Khởi đi từ một tập truyện mà tác giả viết cho mình, cho thân hữu, với một không khí văn chương rất gần với những công án Thiền, những điển tích trong kinh Phật.

Tất cả được thể hiện bằng một nhân sinh quan và ngôn ngữ thấm đẫm Thiền vị, sự thanh thoát của một tinh thần tự do.

Cuốn sách kết tinh mong muốn mang lại pháp lạc, gợi mở kho tàng minh triết của bình an trong mỗi độc giả.

---------

Đạo sĩ nghĩ ngợi điều gì rồi nói:

- Đau khổ hay hạnh phúc khó nói cho tới cùng. Nhưng người đi đêm thấy cây gậy tưởng lầm con rắn và sinh lòng sợ hãi. Con rắn không có nhưng sự sợ hãi lại có thật. Khổ đau cũng như sợ hãi, nó không đáng có nhưng lại có thật. Xoa dịu những niềm đau đó là một hạnh nghiệp rất lớn. Mừng lão trượng đã đạt tới hạnh bồ tát. Thiền sư đi vào chợ, bồ tát giữa chốn triều đình, như thế mới gọi là thượng thừa. Xin hỏi lão trượng kiếp trước người ở đâu?

Thông cổ thụ trầm ngâm một lúc:

- Kiếp vừa qua ta làm quan tại nước Việt, dẫn dắt dân nghèo, dạy nghề ruộng nương, kể cũng nhiều vui thú. Đã hơn trăm năm mà chúng dân vẫn còn nhắc tới Nguyễn Công Trứ.

(Người đạo sĩ bên gốc thông già)

name

Chính Sách Giáo Dục Tại Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ 19

Tri thức Pháp cuối thế kỷ 19 ít nhiều bị chia rẽ khi bàn về các chính sách thuộc địa, đặc biệt là văn hóa, giáo dục như: làm sao để giải - Hán - hóa?, về ngôn ngữ, dùng chữ quốc ngữ hay Pháp Á để thực hiện mục tiêu khai thác thuộc địa?, phát triển trường học ở Nam kỳ ra sao?

Những tranh luận gay gắt và đầy thú vị về văn hóa, xã hội, chính sách thuộc địa...qua lăng kính người Pháp, giúp độc giả ngày nay hiểu hơn về một khúc quanh trong lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung, giáo dục trên đất Nam kỳ nói riêng.

PHANBOOK & NXB Thế Giới trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

VỀ TÁC PHẨM

Thời trước, người Việt dùng chữ Nho cho ngôn ngữ văn chương, học thuật và chữ Nôm để ghi chép tiếng nói thông tục, hàng ngày. Từ khi người Pháp vào, họ muốn loại bỏ chữ Nho, thay bằng tiếng Pháp.

Loại bỏ chữ Nho không khó, nhưng làm sao dạy tiếng Pháp cho hàng trí thức và đặc biệt là giới bình dân bản xứ đang chiếm tuyệt đại đa số, tiêm vào đầu óc họ lối suy nghĩ phương Tây lại là một câu hỏi lớn đối với giới cầm quyền lúc bấy giờ?

Đề nghị đầu tiên được đưa ra là chữ quốc ngữ, dễ học, lại dùng chữ cái La-tinh. Sau khi thông thạo chữ quốc ngữ, có thể chuyển sang học tiếng Pháp nhờ quen mặt chữ cái La-tinh. Nhưng giải pháp này gặp sự chống đối của một số người vì vấn đề không phải chỉ là kỹ thuật hay ngôn ngữ mà còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chính trị lâu dài.

Đại diện nhóm chống đối phổ biến chữ quốc ngữ này là Etienne François Aymonier, Giám đốc trường Thuộc địa (Ecole coloniale) ở Paris, trước đây từng là công sứ Pháp tại Nam Kỳ, tham gia đàn áp phong trào Cần Vương tại Bình Thuận, biết tiếng Chăm, Khmer và Việt.

Đối kháng lại, ủng hộ chữ quốc ngữ, là Emile Roucoules, nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn.

Trong sách này, chúng tôi xin giới thiệu hai tập tài liệu của người Pháp, chia làm hai phần, phản ánh cuộc tranh luận, cùng những bước đầu của việc phát triển chữ quốc ngữ tại xứ ta.

Phần I: “Quốc ngữ” hay “Pháp – Á”?

Phần này gồm một tập tài liệu do Etienne François Aymonier kết tập “Tiếng Pháp và nền học chính tại Đông Dương” (La langue française et l’enseignement en Indo-chine) ghi lại những thông tri đọc trong hai Hội nghị Thuộc địa tổ chức tại Paris vào năm 1889 với những đề nghị nhằm biến người Việt thành người Pháp-Á-Đông”.

Một bài của Emile Roucoules phản bác lập luận trên: “Tiếng Pháp, quốc ngữ và nền học chính tại Đông Dương, trả lời Ông Aymonier” (Le français, le quốc-ngữ et l’Enseignement public en Indo-chine – Ressponse à M.Aymonier).

Phần II: Nam Kỳ, 30 năm giáo dục và đào tạo thời chiến tranh chinh phục

Phần này giới thiệu bài viết của Emile Roucoules: “Khảo luận về nền học chính tại Nam Kỳ” (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine) ghi lại chính sách giáo dục và thành quả của học chính tại Nam Kỳ từ lúc người Pháp đặt chân lên đất Nam Kỳ cho đến năm 1889.

Sau những bài tranh luận hăng say, phản ánh những tư tưởng đối kháng trong giới người Pháp thuộc địa, tưởng cũng nên có những số liệu, những bản thống kê, khô khan nhưng chính xác của chính quyền Nam Kỳ, cho thấy rõ hơn bối cảnh học chính thời bấy giờ.

name

Bị Theo Dõi - Bí Mật An Ninh Mạng

“Những gì ta quan tâm, các hoạt động ta làm, những địa điểm ta đến, bao điều ta mong muốn - mọi điều về bản thân mà ta đã tiết lộ, dù có ý thức hay không, đều đang bị lén lút theo dõi…” – Edward Snowden.

PHANBOOK & NXB Đà Nẵng trân trọng giới thiệu!

VỀ TÁC PHẨM

Bị theo dõi – Bí mật an ninh mạng(tựa gốc: Permanent Record) là tự truyện của Edward Snowden. Cuốn sách mô tả lại thời thơ ấu của Snowden và thời gian anh làm việc tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cũng như những nguyên tắc tinh thần và đạo đức đã khiến anh tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt của các cơ quan này.

Ở tuổi 29, anh trở thành nhân vật gây chú ý nhất của giới truyền thông trong năm 2013 khi những tiết lộ của anh đã tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu về hoạt động giám sát. Cuốn hồi ký này được ra đời sau sáu năm anh lưu vong tại Nga vì bị buộc tội trộm cắp tài sản quốc gia.

Với cách tường thuật dí dỏm, duyên dáng, đầy hấp dẫn, Snowden nhấn mạnh “quyền tự do” và “quyền riêng tư” của con người trong thời đại kỹ thuật số. Sự thật là tất cả chúng ta đều đang bị theo dõi theo một cách nào đó chỉ bằng những cú nhấp chuột trên Internet.

Bị theo dõi sẽ có những tiết lộ rúng động về bí mật của các hoạt động do thám này và chắc hẳn sẽ khiến chúng ta lưu tâm hơn về quyền tự do cá nhân trong không gian mạng.

Trong vòng chưa đầy một tháng phát hành, cuốn sách nhanh chóng trở thành một trong những tựa sách bán chạy nhất của New York Times và In & E-Book Nonfiction.

Bị theo dõi dự kiến phát hành vào trung tuần tháng 05/2020.

VỀ TÁC GIẢ

EDWARD SNOWDEN

Sinh tại thành phố Elizabeth, Bắc Caroline. Anh là một kỹ sư hệ thống máy tính lành nghề, từng làm sĩ quan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và làm nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA). Snowden từng được gợi cảm hứng cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng: Snowden (2016), Verax (2013), Citizenfour (2014).

Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch vụ công , bao gồm giải Right Livelihood, giải "Người thổi còi" của Đức, giải Ridenhour cho Câu chuyện Sự thật và huy chương Carl von Ossietzky từ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

Hiện anh là chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Tự do Báo chí.

name

Gạc Ma: Tiếng Nói Của Lịch Sử

Giới thiệu

Tập sách "Gạc Ma: Tiếng Nói Của Lịch Sử" là một công trình biên soạn hệ thống các tư liệu quý giá, phản ánh chân thực và đầy đủ diễn biến lịch sử xung quanh sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14-3-1988. Sách tập hợp các tuyên bố, công hàm ngoại giao, bài xã luận, bài viết, ký sự,... được đăng tải trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân trong khoảng thời gian từ tháng 2-1988 đến tháng 6-1988 - những ngày tháng lịch sử đầy bi thương và oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa và giá trị lịch sử

Sự kiện Gạc Ma là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của quân và dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tập sách này có ý nghĩa to lớn trong việc:

Lưu giữ và tôn vinh di sản lịch sử: Giúp thế hệ mai sau hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử trọng đại này, về lòng dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước.

Thúc đẩy nhận thức về chủ quyền quốc gia: Cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ, chính xác về lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với việc bảo vệ lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung sức: Tập sách là lời khẳng định về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết, chung sức của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Nội dung chính

Tập sách được chia thành các phần chính:

Phần 1: Tuyên bố, công hàm ngoại giao phản ánh quan điểm, lập trường kiên định của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Phần 2: Các bài xã luận, bài viết, ký sự phản ánh diễn biến sự kiện Gạc Ma, những hành động dũng cảm, hy sinh của các chiến sĩ, những mất mát to lớn của dân tộc.

Phần 3: Các tài liệu, hình ảnh minh họa, giúp độc giả hình dung rõ hơn về sự kiện Gạc Ma.

Đánh giá

"Gạc Ma: Tiếng Nói Của Lịch Sử" là một công trình nghiên cứu lịch sử nghiêm túc, có giá trị tư liệu cao, được biên soạn công phu, khoa học. Sách sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả, mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích, những bài học sâu sắc về lịch sử dân tộc, về tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh đi trước.

Lời kết

"Gạc Ma: Tiếng Nói Của Lịch Sử" là một cuốn sách đáng đọc, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

name

Chun Tae-il - Ngọn Đuốc Sống Cho Giai Cấp Cần Lao: Một Câu Chuyện Về Sự Hy Sinh và Tinh Thần Phản Kháng

Con Đường Đầy Khó Khăn Của Một Công Nhân Nghèo

Chun Tae-il, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đã bước vào cuộc đời với những bất lợi từ thuở thiếu thời. Anh làm công nhân may mặc tại khu xưởng Pyounghwa, Seoul vào giữa thập niên 1960, một môi trường đầy rẫy những bất công và bóc lột. Công nhân phải làm việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt, chịu đựng những quy định lao động hà khắc, và bị đối xử bất công bởi giới chủ.

Tiếng Nói Phản Kháng và Hành Động Cách Mạng

Trước thực trạng bất công trong quy định lao động, Chun Tae-il không cam chịu khuất phục. Anh đã chọn con đường hành động có tính cách mạng về pháp lý và trực tiếp. Chun Tae-il khởi xướng một phong trào đấu tranh nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, cất lên tiếng nói chính trực và hành động giành lại công bằng cho giới cần lao.

Biểu Tượng Quật Khởi và Sự Hy Sinh Vĩ Đại

Dù đầy nguy hiểm, Chun Tae-il không hề nao núng. Ngày 13.11.1970, anh đã tự thiêu cùng với cuốn Luật tiêu chuẩn lao động trong tay. Hành động bi tráng này đã trở thành một minh chứng cho sự hy sinh cao cả của Chun Tae-il, một ngọn đuốc sống cho giai cấp cần lao.

Bài Học Về Tinh Thần Không Thỏa Hiệp

Câu chuyện về Chun Tae-il là một điển cứu vô giá cho xã hội hiện đại. Không chỉ ở Hàn Quốc, mà ở bất cứ quốc gia nào, câu chuyện của anh là minh chứng cho tinh thần kiên cường, không thỏa hiệp với bất công, áp bức.

Review Nội Dung Sách

Chun Tae-il - Ngọn đuốc sống cho giai cấp cần lao không chỉ là một cuốn tiểu sử về một con người, mà còn là một tác phẩm văn học giàu cảm xúc, đầy sức lay động. Tác giả Cho Young-Rae, một luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Hàn Quốc, đã viết cuốn sách này với sự cảm động trước tinh thần quật khởi của Chun Tae-il.

Thông qua những lời kể chân thực, sống động, tác giả đưa độc giả đến gần hơn với cuộc đời đầy sóng gió của Chun Tae-il, với những đau khổ, bất công mà anh phải gánh chịu, và tinh thần phản kháng kiên cường của anh trước áp bức.

Cuốn sách cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về bối cảnh xã hội Hàn Quốc vào những năm 1960, về vấn nạn bóc lột lao động, và sự đấu tranh giành công bằng của giới công nhân.

Chun Tae-il - Ngọn đuốc sống cho giai cấp cần lao là một tác phẩm đáng đọc, là một bài học về sự hy sinh, về tinh thần bất khuất, về lòng dũng cảm và lòng nhân ái. Cuốn sách sẽ khơi gợi trong mỗi người độc giả những suy ngẫm về cuộc sống, về trách nhiệm xã hội, và về ý nghĩa của sự đấu tranh vì công bằng.

name

Tác giả W.G.Sebald (1944-2001) là một trong những nhà văn, học giả người Đức quan trọng sau Thế chiến Thứ hai. Các tác phẩm của ông xoay quanh chủ đề người Đức và ký ức, sự lãng quên và những thương tổn tinh thần trong thời hậu chiến. Ngoài ra, ông còn viết về sự hủy diệt, mất mát của các nền văn minh, của truyền thống và các biểu trưng lịch sử văn hóa thông qua những vật thể. Văn chương của ông được giới phê bình, học thuật đánh giá cao.

Một cái tên - Austerlitz là tác phẩm thứ tư và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của ông trước khi ông đột ngột qua đờ trong vụ tai nạn xe hơi năm 2001. Đây là một cuốn sách đầy thử thách nhưng rất đáng đọc.

Phong cách văn chương dị thường của Sebald đã được thể hiện qua tác phẩm này: súc tích, cổ điển nhưng thu hút người đọc và đưa họ vào cuộc hành trình xuyên lịch sử châu Âu đầy lôi cuốn.

name

Khúc thụy du là tập thơ đánh dấu sự trở lại của tiếng thơ Du Tử Lê. 50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.

VỀ TÁC PHẨM

Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.

Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức…

Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.

Thơ Du Tử Lê sống động, khiêm cung và bao dung trong lòng công chúng, hóa giải trước muôn trùng định kiến, bay trên những đứt gãy thế cuộc lẫn đời riêng.

Tuyển thơ Khúc Thụy Du (thuộc tủ sách Tinh hoa Sài Gòn do Phanbook tổ chức) là một kết tinh tương thích với lối đọc thơ, sống thơ của ngày hôm nay!

VỀ TÁC GIẢ

Nhà thơ Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Tác giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Năm 1954, theo gia đình di cư vào Nam. Cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục. Học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương Toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).

Định cư Mỹ từ 1975 

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Có thơ được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Âu châu).

Một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998)

Từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học tại Mỹ, Pháp, Đức và Úc châu

Hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

TRÍCH ĐOẠN

“như con chim bói cá

tôi lặn sâu trong bùn

hoài công tìm ý nghĩa

cho cảnh tình hôm nay”

(Khúc Thụy Du, 1968)

name

Một dòng họ Do Thái (dịch từ nguyên tác: Thésée, sa vie nouvelle, Éditions Verdier, 2020) là tác phẩm của nhà văn Camille de Toledo; đủ sức làm nên một hiện tượng mới trong đời sống văn học đương đại Pháp. Đây là tác phẩm được lọt vào chung khảo của giải thưởng Goncourt 2020. Với lối kể phi tuyến tính, tác phẩm tái tạo sự phức tạp và yếu ớt, sự mất mát, đau buồn và chấn thương thế hệ của một gia đình gốc Do Thái.

Sau hàng loạt biến cố khi anh trai tự sát, mẹ và cha đều qua đời, Theseus đi về phía đông hướng đến Berlin để kiếm tìm một đời sống mới. Cả ba cái chết đều gây cho Theseus những nỗi ám ảnh không dứt về bi kịch của gia đình. Mang theo ba cái thùng đựng những tập tài liệu ngổn ngang, Theseus cùng các con của mình chạy trốn khỏi những ký ức u ám, những vết thương gia đình mãi không lành.

Tự xem bản thân sẽ như một người hiện đại, chỉ sống hướng đến tương lai, Theseus xem quá khứ là những mũi kim mà anh cố hết sức để tránh bị đâm vào, là một chiếc hộp đen của thời gian mà anh nhất quyết không khơi lại. Cứ nghĩ cuộc hành trình này sẽ đưa anh về phía ánh sáng, hướng đến sự khởi đầu mới cho cuộc đời, nhưng rồi quá khứ đã nhanh chóng bắt kịp lấy anh, can dự vào thực tại tinh thần và đời sống của anh khi anh lần dở lại bộ hồ sơ bốn thế hệ của gia đình, đó là một bài thơ đầy ảm đạm, như một cái án di truyền bi thảm...

Với sự kết hợp tuyệt vời của thơ ca và văn xuôi, Camille de Toledo đã mang đến những trường đoạn rất đẹp về nỗi khốn khổ trong cuộc đời của một con người, chọn lựa đối diện với sự trỗi dậy chiếm lĩnh của lịch sử, ký ức đã qua.

Một dòng họ Do Thái thực sự là một cuốn tự truyện nên thơ và hấp dẫn về hành trình đi tìm ý nghĩa thực sự trong nỗi bi kịch của gia đình và ý thức về bản thân khi trải qua những mất mát, khổ đau của cuộc đời.

--------------------------

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Camille de Toledo (sinh năm 1975) là nhà văn, tiến sĩ văn học so sánh và chuyên gia trong cộng đồng người châu Âu gốc Do Thái. Ông dạy viết sáng tạo ở Brussels, Bỉ và ở Aix-Marseille, Pháp. Chủ đề ưa thích của ông là ký ức, sự chuyển giao và trạng thái mất cân bằng.

Từng lọt vào chung khảo giải Prix Goncourt (2020), nhận giải thưởng Franz Hessel danh giá và là người giành chiến thắng Liên hoan phim Villa Medicis.

Năm 2008, ông thành lập Hiệp hội Tác giả châu Âu để thúc đẩy “dịch thuật như một ngôn ngữ”. Năm 2012, ông chuyển đến Berlin sau khi cha mẹ và anh trai qua đời.

Các tác phẩm của ông được dịch ra hàng chục thứ tiếng.

Các tác phẩm tiêu biểu:

- L’Inversion de Hieronymus Bosch (Verticales, 2005)

- Le hêtre et le bouleau: Essai sur la tristesse européenne (Éditions du Seuil, 2009)

- Vies pøtentielles (Éditions du Seuil, 2011)

- L’Inquiétude d’être au monde (Verdier, 2012)

- Oublier, trahir, puis disparaître (Éditions du Seuil, 2014)

name

Tâm - Chân Dung

Một Mỹ Tâm chân thành, nồng nhiệt, dấn thân và đầy sức sống, sức sáng tạo trong những câu chuyện tưởng chừng tản mạn. Bức chân dung ấy không chỉ làm đầy sự ngưỡng mộ bạn đã dành cho Mỹ Tâm, mà còn có thể truyền trao một nguồn cảm hứng đặc biệt.

Phía sau chân dung một ngôi sao nhạc trẻ, quyển sách này hé lộ nhiều khoảng sáng, khoảng tối của đời sống showbiz, thế giới biểu diễn mà đôi khi, từ hàng ghế khán giả, bạn chẳng thấy gì ngoài vẻ mê hoặc của hào quang lấp lánh.

Thế giới âm nhạc muôn màu và sống động trong những trang viết chắt lọc và tinh tế của Quốc Bảo, một người đứng sau rất nhiều hiện tượng và hiểu rõ đâu là điều còn lại, đâu là thứ lao xao chóng vánh của những trào lưu hời hợt.

TÂM cũng sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi - điều gì đã làm nên sức sống bền lâu của một giọng ca, một hình tượng nhận được sự ái mộ của công chúng trong dòng chảy V-pop từ giữa thập niên 1990 đến nay.

TÂM, theo cách gọi tên thật gần gũi của nhạc sĩ Quốc Bảo – Tác giả cuốn sách này, không ai khác, là ca sĩ – tác giả ca khúc Mỹ Tâm;

Là cái tên sáng giá nhất trong đời sống âm nhạc V-pop suốt gần 20 năm qua.

Ở cô luôn tỏa ra một giá trị sống và năng lượng sáng tạo đủ sức truyền trao cảm hứng cho đại chúng vượt trên cách chúng ta hình dung về một “ngôi sao” giải trí thông thường. Các album của Mỹ Tâm, hầu hết đều tạo ra những dấu mốc đặc biệt ở phương diện thị trường và sáng tạo ngay từ khi mới ra mắt.

9 album của Mỹ Tâm tính đến 2018:

1. Mãi Yêu (2001)

2. Đâu Chỉ Riêng Em (2002)

3. Ngày Ấy & Bây Giờ (2003)

4. Hoàng Hôn Thức Giấc (2005)

5. Vút Bay (2006)

6. Trở Lại (2008)

7. Nhịp Đập (2008)

8. Tâm (2013)

9. Tâm 9 (2017)

VỀ TÁC GIẢ

Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, tác giả 7 cuốn sách tùy bút, chân dung âm nhạc.

Ông là người hướng dẫn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ trong giai đoạn vào nghề: Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi, Nguyên Hà…

Sách đã xuất bản:

Mặt (2005)

Những Ghi Chép Vụn (2008)

Thị Dân (2010)

Những Cái Tên, Những Mặt Người (2012)

Cuốn Sổ Trắng (2015)

50 (2017)

Sài Gòn Của Tôi (2018)

Những Lời Bình Yên (2019)

MỘT SỐ TRÍCH DẪN

Tâm không cười khúc khích, em cười ha ha he he.

Trong các nghệ sĩ từng làm việc với tôi, Tâm là người-kể-chuyện hào hứng, rung động, có dư âm nhất. Tôi vẫn quan niệm ca sĩ là người thay cho nhạc sĩ kể một câu chuyện cho công chúng - đó có thể là chuyện của ông nhạc sĩ, chuyện đời có thật của ca sĩ hay bất kỳ một chuyện gì, không liên quan trực tiếp đến những người viết bài hát, hát bài hát.

-----

Một giọng hát đẹp sẽ phi thời gian tính. Tâm là giọng hát mãi mãi trẻ, tâm hồn em mãi mãi trẻ. Hãy nhớ đến điệu cười “thương hiệu” của em; hãy nhớ về những câu đùa câu nói vô tư bộc trực mà em thoải mái giao lưu với fans từ khi em hai mươi tuổi đến giờ, tức mười sáu năm sau…

Em thân mà không lấn lướt, kính mà không xa cách xã giao. Em đến với ai cũng chân thành.

-----

Hơn ai hết, Tâm phân biệt được đâu là những thành quả có thực, đâu là những vinh quang ảo. Tính thực tế và lý trí trong Tâm rất nhiều, em không phải dạng nghệ sĩ than mây khóc gió, ít khi mừng lố vui ảo, em luôn tự đánh giá bản thân và kiểm điểm kết quả của các hoạch định.

-----

“Cô hippy lạc loài”, con chim họa mi Đà Nẵng bắt đầu đường bay kỳ diệu của mình vào sinh nhật lần thứ hai mươi. Không một giây ngưng nghỉ, tiếng hát họa mi và đường bay dũng mãnh đã cất lên suốt mười tám năm ròng, một kỳ tích mang những ý nghĩa phi thực, như một chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại và như một giấc mơ chung của bao nhiêu bạn trẻ yêu ca hát.

Có những đoạn chùng lắng cho Tâm thủ thỉ ngâm nga, lại có những nốt căng, dứt khoát, tình tuyệt vọng được bộc bạch thẳng đuột, không quỵ lụy không hờn oán.

-----

Thời đại hôm nay chỉ dung dưỡng ai can đảm dấn thân, tìm lẽ sống trong công việc, nhận chân bản thể qua công việc mình theo đuổi suốt đời.

-----

Một tình thân ái, dù không có chút màu sắc nào của tình yêu, vẫn cần củng cố qua những thác ghềnh, bão tố. Nếu đời sống tôi hay Tâm chẳng gặp trắc trở gì, nếu con đường đến vinh quang của em thẳng băng như thước kẻ, nếu tôi không có mặt để giải quyết hoặc cho lời khuyên lúc em bối rối lo âu, hẳn giữa chúng tôi không thể hình thành tình thân được.

Mà có khi nhờ cái tính tưng tửng, coi nhẹ mọi chuyện, em đã vượt được thử thách.

-----

... nghệ thuật quý giá lắm, dù cho đó là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của trái tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà mà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng. Chỉ cần xứng đáng thôi, không đòi hỏi hy sinh gì cả.

-----

Mỹ Tâm cứng cỏi, thẳng thắn, duy lý và suy xét thấu đáo.

-----

Nếu tôi in ra hai thư điện tử, của hôm nay và của mười bảy năm trước, xóa ngày tháng, tôi sẽ không phân biệt được đâu là thư cũ/mới. Vẫn văn phong ấy, vẫn cách cười ấy, vẫn giọng điệu tươi tỉnh yêu đời ấy, vẫn đi vào vấn đề một cách ngay thẳng rõ ràng. Cô bé Tâm-hai-mươi hôm xưa không khác Tâm của hôm nay, em vẫn nguyên vẹn như tôi hằng nghĩ về. Tâm là một tính cách hiếm có, và khiến tôi đẹp lòng.

-----

Có nhiều kiểu đẹp, Tâm không thuộc loại đẹp cổ điển, ở em có chút gì đó không cân đối, hơi khác thường, song lại hài hòa và gây cuốn hút. Vẻ đẹp hình thức Tâm có được phần lớn từ bên trong toát ra, ta hay dùng từ “thần thái”; nhờ thần thái mà thành nụ cười đó, nhờ thần thái mà vầng trán sáng rộng, nhờ thần thái mà đôi mắt có hồn, nhờ thần thái mà dáng đi thế ngồi gợi cảm. Còn hát hay? Thiếu gì giọng hát hay. Tâm là một trong số ấy, nhưng khác biệt nằm ở chỗ em làm bài hát tỏa sáng, em tự đặt mình thấp hơn bài hát, làm mình chìm đi, chỉ câu chuyện là đáng kể. Mà lẽ đời, hễ ta đặt mình thấp thì lại được lên cao.

-----

Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là thần Bảo trợ Nghệ thuật còn Dionysus là thần Rượu. Một bên đường hoàng chính thống, bên kia phóng khoáng bất tuân luật lệ. Vậy thì hiện tượng Mỹ Tâm gần với Apollo hay với Dionysus đây?

-----

Tâm “luyện” miệt mài vậy đó. Còn cái “điên”, em giữ sâu trong lòng - người ta chỉ thấy em điên lúc em hát, em giao lưu, lúc em vui quá mức và buồn rầu quá mức.

Đối với em, nghệ thuật không là giấc mơ để khao khát, mà như một thứ trái cây chỉ chờ chín là hái, thứ trái cây Tổ nghề đã ban tặng. Tổ khắt khe, không phải lúc nào cũng công bằng, cây của Tổ chẳng phải mùa nào cũng sai quả.

-----

Sức bật của Mỹ Tâm mãnh liệt, dẫu người không ưa em đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của em còn chưa bằng hai bạn ấy, vậy mà… Một bài báo viết về Tâm tháng này, chưa kịp đăng để dành tháng sau là có thể thành lạc hậu, vì em đã khác hoàn toàn. Nhận định về Tâm hôm nay, mai vẫn có thể sai lệch. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng em phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2000-2002) như thế chứ?

-----

niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Em hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán.

Hát như một nhu cầu, như hít thở. Tâm không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh. Tâm hát vì… không thể nín lặng, vì chỉ có thể bộc bạch tâm hồn mình và lập căn cước cá nhân qua tiếng hát. Hát không ngơi nghỉ để giữ cho mình một phong độ chuyên nghiệp và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc. Có thể nhiều ca sĩ chưa đi được đến đâu đã chán nghề vì hát nhiều, họ coi việc hát cực chẳng đã phải làm, lỡ làm ca sĩ rồi thì đành hát vậy.

Trường hợp Tâm, em cần hát để yêu nghề mãi.

-----

Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thì thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử, và sai.

-----

Thời đại hôm nay không có chỗ cho hoài cổ, ngoái nhìn quá khứ, tiếc thương; Thời đại hôm nay với cơn bão thông tin lúc nào cũng chực đổ ập xuống đầu, cũng không có chỗ cho sự ẩn nhẫn chịu đựng. Thời đại buộc ta hành động, buộc ta luôn nhào về phía trước. Thời đại cũng bắt ta phải lựa chọn, đánh đổi giữa sự êm đềm nội tâm với khả năng trở-thành-một-ai-đó (“I am become a name”, trong tác phẩm Ulysses của Alfred Tennyson). Mỹ Tâm sống theo tinh thần ấy, một cách tuyệt đối và kiên định. Em hướng ngoại, chan hòa với đám đông, làm một ngôi sao tỏa sáng cho nhiều người ngưỡng mộ. Em không rút vào vỏ ốc. Chấp nhận hy sinh đời sống cá nhân yên tĩnh để có sự nghiệp.

-----

Điều tôi làm cho em, không phải là những bài hát; vả chăng số lượng bài hát của tôi mà Tâm đã sử dụng quá ít, thua xa số lượng tôi đã viết cho Trần Thu Hà, Mai Khôi, Thủy Tiên hay Nguyên Hà. Điều tôi giúp em, không phải là những cột mốc sừng sững trong sự nghiệp. Tôi đem đến cho Tâm một thứ trừu tượng, ẩn kín và mong manh, khó nhận thấy hơn nhiều: khả năng phân biệt xấu/đẹp, hay/dở, tức là cách cảm thụ thẩm mỹ về mọi vấn đề, không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Tôi truyền trao và chia sẻ với em một phương cách sống (mà tôi cho là) đẹp.

-----

Mỹ Tâm là gương mặt sáng giá nhất của nhạc đại chúng Việt, gọi nôm na là Pop Việt, niềm tự hào không chỉ của các fan mà của tất cả mọi người Việt, rằng cuối cùng chúng ta cũng có một nhân vật tầm cỡ trong ngành giải trí sánh ngang hàng các đồng nghiệp ngoại quốc ở những xứ sở có công nghệ âm nhạc phát triển. Niềm tự hào chúng ta có một Mỹ Tâm là hoàn toàn lành mạnh, như niềm tự hào đội tuyển bóng đá (nên nhớ cho rằng Tâm rất mê bóng đá, như “Niềm tin chiến thắng”, bài dành cho cổ động viên nên rất “cổ động”, Lê Quang viết, Tâm hát mãnh liệt, tha thiết nữa, trở thành dấu ấn).

-----

Có Tâm hay không, đời sống nghệ thuật của tôi không khác đi; có tôi hay không thì vẫn có một Mỹ Tâm như ta đang có hôm nay. Song tình thân thiết, sự thấu hiểu và sự hiện diện trong đời nhau, của Tâm và tôi, vẫn là một hạnh ngộ quý báu. Và tôi chợt nghĩ, em và tôi đã sống đẹp với nhau. Từ câu chào thứ nhất, mười tám năm ngược về tuổi trẻ. Dẫu Tâm và tôi hoàn toàn toại nguyện trên hành trình riêng mỗi người, khi nghĩ về những tháng năm thanh xuân ấy, vẫn thấy ấm dạ một cảm giác gần gũi, tin cậy. Như thế gọi là ân tình.

-----

Em thuộc tuýp người biết mình biết ta, khiêm tốn nhưng ý thức được giá trị bản thân.

Nổi tiếng như cồn hay vô danh, em vẫn sống nhẹ nhõm, với một năng lượng sống gần như vô tận.

-----

Ngoài chuyện kiếm tiền (hát club và vũ trường đơn thuần là chuyện thu nhập), em còn nâng bài hát lên một tầm vóc cao hơn, tươi mới, nhuần nhị, tự nhiên như thể bài viết riêng cho mình.

----

Thông thường, tâm lý chung của nhiều người trẻ là hay chủ quan, lắm lúc rất cẩu thả khi bước những bậc thang trung gian, người ta chỉ chú ý đến bậc đầu tiên và bậc cao nhất sau cùng. Nấc đầu bước được rồi, cứ tưởng những bước tiếp sau cứ thoai thoải dễ đi như vậy, thế nên bao kẻ trượt chân.

-----

Cách kể chuyện qua bài hát của Tâm độc sáng, linh động, không bao giờ cùn nhụt cảm hứng. Có thể ví với một người có duyên kể chuyện, chuyện không có gì mới, ai cũng biết mà miệng người này kể đi kể lại vẫn thu hút.

name

Combo Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển Do Bửu Ý Dịch (Bộ 3 Cuốn)

1. Thư Gửi Một Con Tin

Từng bay trên những sa mạc, biển cả, đô thị, xuyên biên giới các quốc gia, vùng lãnh thổ, cha đẻ của Hoàng tử bé tiếp tục truyền trao nguồn cảm hứng du hành cùng những chiêm niệm về nhân sinh trong tập sách nhỏ này.

Tinh thần tự do, lòng ái quốc, tình bạn, giá trị con người và cả những khuyết tật của văn minh, những biên giới văn hóa được ông trải ra trên các đoản văn đầy thi tính và giàu triết lý.

“Tuyệt đối phải nói với con người”, cuộc đối thoại của Saint-Exupéry với từng người bạn đồng hành của ông – chính là mỗi độc giả cuốn sách này – luôn nhiều nhiệt khí thiêng liêng, vượt lên mọi tranh chấp lý luận.

Đây là một cuốn sách mở.

Tác giả Antoine de Saint-Exupéry

Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 - mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.

Tiểu thuyết

L'Aviateur (Người phi công, 1926)

Courrier Sud (Chuyến thư miền Nam, 1929)

Vol de Nuit (Bay đêm, 1931)

Terre des Hommes (Cõi người ta [1], 1939)

Pilote de Guerre (Phi công thời chiến, 1942)

Lettre à un Otage (Thư gửi một con tin, 1943)

Le Petit Prince (Hoàng tử bé, 1943)

Citadelle (Cung thành, viết năm 1936, xuất bản sau khi ông mất, 1948)

Ghi chép

Moscou (viết cho báo Paris-Soir, 1935)

Espagne ensanglantée (Tây Ban Nha đẫm máu, viết cho báo L'Intransigeant, 1936)

Madrid (viết cho báo Paris-Soir, 1937)

La Paix ou la guerre (Hòa bình hay chiến tranh, viết cho báo Paris Soir, 1938)

Lettres des jeunesse (Thư từ thời trẻ, tập hợp các bức thư viết từ năm 1923 đến 1932, xuất bản sau khi ông mất)

Carnets (Sổ ghi, tập hợp ghi chép từ năm 1936 đến trước khi mất tích, xuất bản sau khi ông mất)

Lettres à sa mère (Thư gửi mẹ, tập hợp các bức thư từ năm 1910 đến năm 1944, xuất bản sau khi ông mất)

Un sens à la vie (Ý nghĩa cuộc đời, xuất bản sau khi ông mất)

2. Đứa Con Đi Hoang Trở Về

Đứa con đi hoang trở về của André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh Tân ước.

Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp.

Qua Ngôi Nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối… André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.

3. Vỡ Mộng

Mộng và thực, hư cấu và đời thật đã hòa quyện lấy nhau trong đời sống tâm hồn của một thanh niên lý tưởng và đa cảm.

Lâu đài Quartfoutche cổ xưa như chốn Đào nguyên, tách biệt với cõi nhân gian rộn ràng đã đổ bóng xuống nỗi cô độc của chàng Lacase. Ở đó, mùi vị của thứ tình ái viễn mơ, sự theo đuổi đam mê đã tự khắc trỗi dậy và cũng tự khắc tàn phai.

Một không khí “hoang phế gió lộng” của thời thanh xuân được André Gide đưa vào trong cuốn tiểu thuyết truyện lồng trong truyện nhuốm u hoài và quyến rũ.

Về tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)

Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.

André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.

Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái. 

André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.

Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…

Tiểu thuyết Vỡ mộng (Isabelle) được ấn hành năm 1911

name

Jack Weatherford là tác giả của nhiều cuốn sách Lịch sử bán chạy.

Không những vậy, ông còn là chuyên gia về các dân tộc bộ lạc.

Đồng thời là giáo sư ngành Nhân học tại Macalester College ở Minnesota trong nhiều năm.

Các tác phẩm:

- Những món quà của người da đỏ (Indian Givers, 1989).

- Genghis Khan and the Making of the Modern World (2005)

- The Secret History of the Mongol Queens (2010)

Sau 500 năm, món nợ khổng lồ của thế giới đối với trí tuệ của người da đỏ châu Mỹ cuối cùng đã được nhà nhân chủng học Jack Weatherford khám phá trong bối cảnh sống động. Ông lần theo dấu vết những đóng góp quan trọng của người da đỏ đối với hệ thống chính quyền liên bang, thể chế dân chủ, nền y học, nông nghiệp, kiến trúc và sinh thái học hiện đại, và trong cuốn sách mang tính đột phá đáng kinh ngạc này đưa ra một bước tiến khổng lồ trong việc khôi phục lịch sử thực sự của nước Mỹ.

* “Vừa thú vị lại vừa đáng suy ngẫm... Rất ít tác giả đương đại có tài làm cho quá trình đào sâu tìm hiểu lịch sử lại dường như trở nên quan trọng và mang tính tức thời được như Weatherford.” _The Washington Post

name

Ân Tình - Tu Học Theo Con Đường Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Tôi đã đọc Ân Tình của thầy Pháp Nguyện nhiều lần và mỗi lần đọc lại cho tôi mỗi cảm xúc khác nhau. Có những bài viết rất cảm động mà tôi không cầm được nước mắt. Mỗi bài viết là một câu chuyện và mỗi câu chuyện là một nguồn cảm hứng giúp cho người đọc hiểu thêm về sự lợi lạc của việc tu học và hành trì, về những tình huống đặc biệt khi Sư Ông dạy thầy, về những khía cạnh của cuộc đời, và về cuộc đời của chính mình để nhìn lại. Lời văn cũng như ý văn rất trong sáng, mộc mạc, chân tình giúp cho người đọc cảm thấy gần gũi. Tất cả các bài viết trong quyển sách này là những kinh nghiệm dồi dào có thể chuyển tải được giá trị tu học và phụng sự của tác giả trong 14 năm qua, dưới sự hướng dẫn của Sư Ông Làng Mai (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) cùng sự đồng hành và dìu dắt của tăng thân Làng Mai.

Tôi rất mong nhiều người có cơ duyên đọc được quyển sách này để thừa hưởng được kinh nghiệm và tuệ giác của tác giả.

name

Những đứa trẻ mù do nghịch cảnh đưa đẩy, đã gặp gỡ nhau trong một trường khiếm thị chật chội, thiếu thốn. Chúng mò mẫm nhận ra nhau, chấp nhận nhau, tìm kiếm và nương nhờ tình thân để tự chữa lành, rồi biết cách đem trái tim thổn thức, giai điệu yêu thương đến cho cuộc đời.

Bóng đêm tàn khốc của cuộc chiến, những tổn thương nghiệt ngã của đời riêng đã được xua tan trên trang văn Lê Tất Điều bằng một lối văn tinh tế, nhẹ nhàng và đầy xúc động.

Nếu phải tìm kiếm cho độc giả nhỏ tuổi hôm nay một tác phẩm văn chương nuôi dưỡng lòng nhân ái, tinh thần bao dung, thì Đêm dài một đời là một chọn lựa hoàn hảo.

VỀ TÁC GIẢ

LÊ TẤT ĐIỀU

Sinh năm: 1942

Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tại Sài Gòn trước 1975. Bút danh khác: Cao Tần.

Tác phẩm tiêu biểu: Khởi hành, Quay trong gió lốc, Phá núi, Những giọt mực, Đêm dài một đời,…

Đêm dài một đời xuất bản lần đầu vào năm 1966 (từng được tái bản năm 2012). Cùng với Những giọt mực (1968), đây là cuốn sách dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn từng được đón nhận nồng nhiệt tại Sài Gòn trước đây.

name

Dấu Chân Lam Phương: Nét đẹp lãng mạn và nỗi niềm sâu lắng

Lam Phương - Một Bóng Hình Quen Thuộc trong Lòng Khán Giả

Cuốn sách "Dấu Chân Lam Phương" là một hành trình khám phá đời sống và tình cảm của một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của dòng nhạc vàng Việt Nam - Lam Phương. Thông qua những ca khúc bất hủ, người đọc sẽ được chiêm nghiệm những tâm tư, bộc bạch chân tình và tha thiết của chính tác giả. Khán giả Sài Gòn xưa, nay vẫn nhớ về những giai điệu da diết, lời ca sâu lắng, mang đậm dấu ấn của một thời kỳ vàng son, đã trở thành một phần ký ức, một dấu ấn khó phai trong tâm hồn mỗi người.

Từ Âm Nhạc Đến Tiểu Sử: Một Câu Chuyện Hành Trình

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của Lam Phương, mà còn là một hành trình khám phá cuộc đời đầy biến động và những thăng trầm của người nghệ sĩ. Từ những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, theo đuổi đam mê âm nhạc, cho đến những thành công vang dội trên sân khấu âm nhạc miền Nam, từ những năm tháng lưu vong tại Mỹ cho đến hiện tại. Mỗi giai đoạn đều được tác giả tái hiện một cách chân thực, sinh động, giúp người đọc hiểu thêm về con người Lam Phương, cũng như những cảm xúc, những trải nghiệm đã được ông gửi gắm vào từng nốt nhạc, từng lời ca.

Lam Phương: Người Nghệ Sĩ Đầy Cảm Xúc Và Tình Cảm

Lam Phương là một nhạc sĩ tài hoa, cũng là một người con đầy tình cảm, luôn dành trọn tâm huyết cho âm nhạc. Những ca khúc của ông không chỉ là những giai điệu du dương, mà còn là những câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ, về cuộc sống, về những khát khao và ước mơ của con người. Người đọc sẽ tìm thấy chính mình trong những lời ca da diết, những giai điệu sâu lắng ấy.

Kết Luận: Một Cuốn Sách Đáng Đọc

"Dấu Chân Lam Phương" là một cuốn sách không chỉ cho những ai yêu thích âm nhạc, mà còn dành cho những ai muốn tìm hiểu về một phần lịch sử âm nhạc Việt Nam. Cuốn sách là một minh chứng cho tài năng và tâm hồn của Lam Phương, cũng là một lời tri ân đến một ngôi sao sáng của nền âm nhạc Việt Nam.

2

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN