1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà cung cấp cty văn hóa hương trang

Tổng hợp sách của nhà cung cấp cty văn hóa hương trang
name

Quyết Địa Tinh Thư Điểm Huyệt Bộ - Tổng Hợp Tinh Hoa Địa Lý Phong Thủy Trân Tàng Bí Ẩn (Tập 1)

name

Sách giới thiệu một cái nhìn tổng quát về đạo lý trong nhà Phật, chủ yếu thông qua việc trình bày các pháp tu tập như Sáu ba-la-mật. Ngoài ra, soạn giả cũng dành phần lớn nội dung đề cập đến ảnh hưởng thực sự của đạo Phật trong văn chương cũng như sinh hoạt xã hội nói chung.

Mặc dù đây là những nhận thức được đưa ra từ cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng sự bám sát vào nội dung giảng giải trong Kinh điển đã giúp cho những nhận thức này vẫn còn giữ được giá trị đúng đắn của nó.

Đối với những độc giả của thế kỷ 21 này thì tập sách còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp chúng ta nhìn lại được những bước chân của người đi trước, trong một giai đoạn mà việc nghiên cứu học hỏi đạo Phật còn rất khó khăn và xã hội còn kém phát triển.

name

 Thiền Quán Thực Hành

Trong những năm gần đây, có một điều rất thú vị đã diễn ra trong sự giao lưu văn hóa Đông-Tây. Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích, và thiền tập đã thực sự mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống hằng ngàycủa họ. Chính điều này đã tạo điều kiện sản sinh ra hàng loạt các trung tâmthiền tập tại các nước phương Tây, với nhiều bậc thầy danh tiếng đã từng sang phương Đông tham học tại các nước như Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan...

Sự kết hợp chiều sâu tư tưởng phương Đông với khả năng phân tích, phán đoán khoa học của phương Tây đã mang lại cho thiền tập một sắc thái mới, được thể hiện qua sự hướng dẫn thiền tập rất dễ hiểu, dễ thực hành của các vị giáo thọ người phương Tây.

Trong tập sách này, bà Sylvia Boorstein, một nữ giáo thọ danh tiếng tại Hoa Kỳ, sẽ trình bày với bạn đọc những hướng dẫn chi tiết cho một khóa thiền tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai muốn tìm đến với thiền như một phương pháp thực tiễn để đạt được niềm vui trong cuộc sống.

name

Tổng hợp tinh hoa địa lý phong thủy trân tàng bí ẩn.

Mục lục:

- Tuyết tâm phú

- Quyển 1

Chương 1: Luận sơn xuyên lí khí

Chương 2: Luận địa lý yếu lược

Chương 3: Luận ngũ tinh

Chương 4: Luận thủy pháp

- Quyển 2

Chương 1: Luận long mạch

Chương 2: Luận long hổ

Chương 3: Luận khí mạch phân hiệp sơn xuyên hình thế

Chương 4: Luận huyệt pháp

Chương 5: Luận khắc thích

- Quyển 3

Chương 1: Luận kiết cách

Chương 2: Luận la thành, thủy khẩu

Chương 3: Luận sa thủy kiết hung

Chương 4: Luận chân long, quý khí

- Quyển 4

Chương 1: Luận huyệt hình

Chương 2: Sơn xuyên kiết hung

Chương 3: Luận dương trạch

Chương 4: Khuyến thiện tích đức, gắng học

Thiên kim phú

Tam tài phú

Sơn xuyên chỉ yếu phú

Tổng hợp phú

Bửu trân kinh

Quỷ linh kinh

Tả ao phú

Điểm huyệt thơ

Tả ao di thư chân truyền chính pháp

Tả ao huyền cơ mật giáo

- Tựa

Quyển 1: Thơ lục bát

Quyển 2: Vấn đáp

Quyển 3: Dã đàm, địa đạo

Quyển 4: Thủy pháp

Đồ hình

- Hồng vũ cấm thư

- 36 cách sơn cước

Phụ lục: Thuật ngữ phong thủy

name

Tự Lực Và Tha Lực Trong Phật Giáo

Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Hai khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Nhìn một cách khái quát, có vẻ như các pháp môn trong Phật giáo thường nghiêng về một trong hai khuynh hướng, hoặc nhấn mạnh vào tự lực, hoặc nhấn mạnh vào tha lực. Tuy nhiên, ở mức độ thực hành giáo pháp một cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai khuynh hướng này đều đồng thời hiện hữu trong mọi tiến trình tu tập của người Phật tử.

Dù vậy, trên bình diện lý thuyết thì để có thể thực sự nhận ra sự song song tồn tại của tự lực và tha lực, trước tiên chúng ta cần nhận hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này trong Phật giáo, cũng như thấy được các mối tương quan giữa chúng trong mọi tiến trình tu tập.

name

Tập sách giảng giải về một bộ kinh quan trọng và đồ sộ trong Phật giáo, giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội những ý chỉ sâu xa huyền diệu được chuyển tải trong Kinh văn.

name

Trong thế gian có những lời nói trở thành danh ngôn lưu truyền muôn thủa. Đó là những gì được chắt lọc từ một số tư duy trừu tượng, chưa hản là chân lý tuyệt đối nhưng đã thắm đượm tinh thần xây dựng nếp sống lành mạnh cho xã hội. Thận là điều đáng khích lệ.

 Đối với đạo Phật, một Tôn giáo tôn sùng đức hạnh chân thật, vượt ngoài thường tình của thế gian, chân trời giải thoát là lý tưởng chun g cho bất cứ ai có ttam hướng về miền đất tự tại, đã có biết bao thế kỷ đi qua rồi ghi chép lại thành một kho tàng Kinh Điển khổng lồ cho hậu thế nương theo.

name

Lễ thọ giới Sa- Di

Nghi thức thọ giới này trích trong quyển Yết ma do ngài ĐÀm Đế, người Thiên Trúc dịch năm 254. Phần hán văn được in kèm theo để tiện đối chiếu.

Nếu như có người muốn được xuống tóc giữa chúng tăng ở nơi nào, phải thưa xin với hết thảy chúng tăng nơi ấy. Như chúng tăng chẳng hội tại một chỗ, phải đi đến từng ngườ mà chưa rõ việc xin xuống tóc.

Như chúng tăng đã hội lại đủ, phải thưa trước chúng tẳng rồi sau mới được xuống tóc. Vị thầy đỡ đầu đứng trước đại chúng mà thưa như thế này :

Kính bạch chư đại đức tăng, đệ tử đây tên là ……, đã xin với tôi là…………………. Cho được xuống tóc………….. Như đại đức tăng đây là lúc thích hợp và ưng thuận, xin nhận cho đệ tử ….. xuống tóc

name

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính thưa chư liên hữu gần xa, Đại Sư Ân Quang là vị Tổ thứ 13 của tịnh Độ Tông, chính là hóa than cả Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngài đã từng chỉ dạy:

“ Không luận xuất gia, tại gia, đều phải kính trên dưới hòa, nhẫn điều người không thể nhẫn, làm việc người không thể làm, chịu thay khổ nhọc, thành tựu việc tốt cho người. Lúc tĩnh tọa thường xét lỗi mình, khi nhàn đàm đừng chê kẻ khác. Đi đứng, nằm , ngồi, ăn cơm, mặc áo, từ sang đến tối, từ tối đến sang chỉ chuyên nhất một câu niệm Phật, hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm, không cho gián đoạn. Ngoài niệm phật ra không khởi niệm khác. Nếu như vọng niệm chợt sinh, ngay đó liền phải dứt trừ. Thường luôn luôn hổ thẹn, sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết, không được kiêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người, chỉ nhìn cái hay, không tìm điều dở, luôn luôn nghĩ tất cả là Bồ Tát, ta chỉ là phàm phu. Nếu y lời này dụng công tu hành, quyết định vãng sanh Tây Phương cực lạc.

Hãy nên tìm một nơi chân that tu đạo, giữu tâm khiêm sạch, chết sạch những vọng dục, tu trì Tịnh Nghiệp.

Nghĩ không còn sống lâu, cái chết có thể đến sớm tối, nào còn dám xen vô chuyện người khác.

Sanh long chân thật, phát nguyện thiết tha, chí thành, cung kính trì danh hiệu Phật, nhiếp tai lắng nghe từng câu từng chữ nối với nhau đừng sót câu nào. Thường nghe cả ngày tiếng niệm Phật của mình tâm sẽ thanh tịnh , tâm sẽ duy nhất.

Dẫu cho tâm đã tịnh, vọng bị khuất phục rồi, chớ nên sanh tâm hoan hỷ, tự khoe khoang với người khác.

Gặp bất cứa ai đều khuyên họ niệm phật, cầu sanh Tây Phương.Con người ở trong thế gian chẳng thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử đều là do vọng niệm gây nên.

Ngay trong lúc niệm Phật, Liền nghĩ như chính mình đã chết,được được vãng sanh, trong mỗi một niệm đều gác bỏ hết thảy tình niệm thế gian ra ngoài. Trừ một câu Phật hiệu ra, Không một niệm nào để được!…’’

Những ai chân thật thực hành theo lời dạy này thả đều đại được lợi ích chân thật, số người vãng sanh đông nhiều không thể tính đếm nổi.

Tập chuyện vãng sanh tập 3 vừa hoàn tất, chúng tôi xin ra mắt cúng dường khắp tất cả mọi nơi. Việc làm này nếu có chút công đức nào, xin hồi hướng cho mười phương pháp giới chúng sanh, đồng sanh Tây Phương, đồng thành phật giáo.

name

Cuốn sách gồm 7 chương:

Chương 1: Nguyên lý cơ bản Lý khí

Chương 2: Lập hướng theo Long

Chương 3: Lập hướng theo Thủy

Chương 4: Lập hướng theo phân châm

Chương 5: Lập hướng quan hệ Sơn - Mệnh - Tứ trụ

Chương 6: Thấu địa Kỳ Môn

Chương 7: Huyền Không phi tinh

Cuốn sách khẳng định lập hướng có năm bảy cách, người theo Long, kẻ theo Thủy,... Pháp nào cũng có cái hay riêng của nó; chọn sao cho nhiều tốt ít hung là được, trong thế gian không có gì thập toàn, thập mĩ cả. 

Cuốn sách cung cấp đầy đủ về lập hướng và hướng như thế nào là hợp với mỗi người. Để từ đó bản thân bất kì ai cũng có thể chọn ra hướng phù hợp với mạng mình. Cuốn sách đem đến cách nhìn mới và đảm bảo tính chính xác cao cho việc nghiên cứu về phong thủy địa lý.

name

"Khujjuttara có thể là một người không có ý nghĩa gì trong thế giới đạo Phật, nhưng cuộc đời cô ấy phản ánh nhiều điểm đặc trưng của Phật giáo.

Thứ nhất, tuy là một phụ nữ ở tầng lớp bần cùng nhưng lại được hoàng hậu yêu thương như con gái ruột, đó là điều nổi bậy của tầng lớp bần cùng đang tu học thời đó.

Thứ hai, cuộc đời Khujjuttara thật sự có ý nghĩa chỉ từ một sự việc nho nhỏ mà có thể dẫn đến sự thay đổi to lớn cho cuộc đời của một con người. Điều này được thể hiện nơi chính cô ta, khi được nghe lời chỉ dạy quý báu của Đức Thế Tôn.

Dẫu là phụ nữ ở tầng lớp bần cùng, Khujjuttara lại trở thành người giáo thọ cho hoàng hậu, bà chủ của cô ta. Qua đó, chúng ta học được bài học về sự bình đẳng trong cuộc đời của cô.

Nhà xuất bản Sa Myak Prakashan được ủy nhiệm trong việc xuất bản hàng ngàn câu chuyện ngắn như thế. Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành mục tiêu của mình qua sự giúp đỡ và ủng hộ của quý vị độc giả và nhà văn Giác ngộ. Chúng tôi luôn quyết tâm thực hiện và kính chúc đến quý độc giả một cuộc sống tốt đẹp - an lành.

Xin chân thành cảm ơn dịch giả MOSES MICHAEL đã chuyển dịch quyển sách từ tiếng Hin - di sang Anh ngữ."

name

Cuốn ""PHƯƠNG THANG Y HỌC CỔ TRUYỀN"" có trên 10.000 phương thang của các danh y trong nước và ngoài nước.

Một phương thuốc dùng đặc trị một bệnh hoặc 2-3 bệnh, việc sắp xếp nhiều phương thuốc có tác dụng và chỉ định tương tự được xếp vào một loại bệnh hoặc hai, ba... loại bệnh được xếp vào một nhóm bệnh, tuy chưa được hoàn chỉnh, nhưng có thể giup bạn đọc tra cứu được thuận tiện.

Khi tra cứu sử dụng, người thầy thuốc có thể căn cứ vào bệnh trạng của bệnh nhân để dùng NGUYÊN BẢN của PHƯƠNG THANG hoặc GIA GIẢM (thêm, bớt) các DƯỢC VỊ và LIỀU LƯỢNG nếu thấy cần thiết. 

Đây là một cuốn sách cần thiết, có thể coi đây là một CẨM NANG tra cứu tiện lợi cho cả thầy thuốc Lương y và Tây y, ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Viện, Bệnh viện...), nơi sản xuất, phân phối thuốc (xí nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn y học cổ truyền và tây dược, kho thuốc, hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân, cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền...) thuộc cơ sở nhà nước và tư nhân, từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt cuốn sách sẽ rất hữu ích cho học sinh - sinh viên các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp về y học cổ truyền. Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo về chuyên môn cho các cơ quan có chức năng quản lý về thuốc và các viện nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thuốc...

name

"Thiền tông – căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển, với rất nhiều truyền thuyêt sinh động và thiền ngữ kỳ dị tuyệt vời, cộng với sự ảnh hưởng dài lâu sâu sắc đến nền văn hóa Đông phương , cùng sự xâm nhập không ngừng của nó vào nền văn hóa Tây phương hiện nay, đã tạo thành thế giới Thiền sâu xa và rộng mở.

Trong thế giới thiền ấy, có lúc như hoa đỏ liễu xanh (hoa hồng liễu lục), mắt ngang mũi dọc (Tỵ thụ nhãn hoành) rất phổ thông, rất bình thường, đôi khi như giọt tuyết trên lò lửa (Hồng lô thượng nhất điểm tuyết) thật đắc biệt, thật lạ lùng khiến mọi người vừa sợ vừa ngờ. Thiền quả là cao xa khó nắm bắt, nhưng lại gần gũi giản dị, vừa bình thường thực tế vừa siêu hình thần bí, không thể nghĩ bàn, đầy ấp những câu đố khó hiểu. Song càng khó hiểu càng  gợi cho người đọc, người nghe bao niềm say mê, bao nỗi thắc mắc…

Quyển sách này được hình thành trên nền tảng  Thiền Tông Đại Từ Điển do nhóm Viên Tân thực hiện, NXB Sùng Văn xuất bản năm 2010. Sở dĩ mang tên Từ điển Thiền Tông – Tân Biên vì nội dung của nó được chung tôi soạn dịch bao gồm các mục từ tác phẩm, thuật ngữ, nhất là về phần địa danh, phụ lục không chỉ của Trung hoa mà còn của Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Cao Ly được chỉnh sửa, bổ sung hình ảnh minh họa hết sức phong phú.

Do tính đặc biệt của thuật ngữ Thiền tong trong các tác phẩm chữ Hán về Thiền học, một thuật ngữ thiền đôi khi có đến hai nghĩa trái ngược nhau tùy ngữ cảnh, và khi tra cứu trong các từ điển Hán Việt thông thường thì không có.Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm học, phiên dịch các văn bản thiền tứ Hán ngữ sang Việt ngữ của khá nhiều người nên sách này ra đời.

Nay việc phiên dịch bổ sung và hiệu đính đã hoàn tất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quyển sách này đến quý độc giả gần xa. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thượng tọa Kiến Nguyệt, Đại đức Chơn Không Khai Chánh, Ni Sư Hạnh Huệ , Sư cô Đinh Quang, Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo, quý Phật tử Khai Thành, Tín Thiện, Vũ Hương và Diệu Phụng đã hết long giúp đỡ để hoàn thành tập sách , đồng thời cũng vô cùng tri ơn các tác giả có sách trong thư mục tham khảo. Bởi điều kiện biên dịch và khả năng của dịch giả còn có hạn, từ điển Thiền Tông – Tân Biên khó tránh khỏi những sơ suất. Với long biết ơn sâu sắc, chúng tôi mong muốn quý độc giả cao minh chỉ giáo để sách này trong lần tái bản sau được hoàng chỉnh hơn."

name

Vị Pháp Sư Ngu Ngơ

name

Như Lai thường nói : các pháp phát sinh là duy tâm biến hiện, tất cả nhân quả, thế gian, vi trần đều nhân cái Tâm thành có thể tính. A-Nan : như trong các thế giới, hết thảy sự vật hiện có , cả đến ngọc cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt, gạn xét cội gốc, đều có thể tính : dầu cho hư không cũng có tên, có tướng, huống chi cái Tâm sangsuoost thanh tịnh nhiệm mầu, làm cho hết thảy sự vật có thể tính, mà tự mình lại khoongcos thể tính ..." (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Cũng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói kệ :

...

Nói cái vọng để tỏ cái nhân

Vọng, chân ấy cả hai đều vọng.

Còn không phải chân và phi chân

Làm sao có năng kiến sở kiến.

Thức ở giữa không có thật tánh

Vậy nên như mình lau gác nhau

Cột và cởi đồng một sở nhân.

Thánh và phàm không có hai đường".

..........

Mời các bạn đọc !

name

Ý Đồ Chơi Cờ - Tủ Sách Phật Giáo

name

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : THIỀN PHÁP

I. Nguồn gốc thiền nơi xã hội tối sơ

CHƯƠNG II : THIỀN - ĐỊNH TRONG PHẬT PHÁP

I. Thiền định trong đời sống

II. Thiền định trong Phật pháp

CHƯƠNG III : HÀNH THIỀN TRONG PHÁP PHẬT

I. Thiền trong dân gian và văn hóa Việt Nam

II. Pháp tổ - pháp vua - sơ tổ đại Niết Bàn

III. Thọ, mạng và năm, kiếp, tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp

IV. Thế giới chúng sanh và đạo

V. Xa lìa thế luận ngoại đạo chủng tánh

name

Ễ THỌ GIỚI TỲ- KHEO NI

Nghi thức ở chúng Tỳ - Keo ni

Nghi thức ở chúng Tỳ - Kheo

PHẦN HÁN VĂN

GIỚI LUẬT TỲ - KHEO NI

Phần mở đầu giới kinh

Tám pháp ba – la – di

Mười bảy pháp tăng – già bà – thi – sa

Ba mươi pháp ni – tát- kỳ ba – dật – đề

Một trăm bảy mươi tám pháp ba -  dật -  đề

Tám pháp Ba – la – đề Đề - xá – ni

Một trăm pháp cần phải học

Bảy pháp dứt sự tranh cãi

Lời dạy của chư Phật

Bài kệ kết thức lễ tụng giới

PHẦN HÁN VĂN

name

Sách đệ tam biên - tam thừa cộng học là sáu bộ kinh tu hành chứng quả, tam thừa xuất thế, được dịch giả dùng lời văn đơn giản mà bao quát nhiều lượng ý nghĩa, cho nên câu văn trong mỗi chương đều nhằm vào sự đơn giản gọn gàng, khác với các Kinh của người đời sau trực dịch.

name

Thiền tông - căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển, với rất nhiều truyền thuyêt sinh động và thiền ngữ kỳ dị tuyệt vời, cộng với sự ảnh hưởng dài lâu sâu sắc đến nền văn hóa Đông phương , cùng sự xâm nhập không ngừng của nó vào nền văn hóa Tây phương hiện nay, đã tạo thành thế giới Thiền sâu xa và rộng mở.

Trong thế giới thiền ấy, có lúc như hoa đỏ liễu xanh (hoa hồng liễu lục), mắt ngang mũi dọc (Tỵ thụ nhãn hoành) rất phổ thông, rất bình thường, đôi khi như giọt tuyết trên lò lửa (Hồng lô thượng nhất điểm tuyết) thật đắc biệt, thật lạ lùng khiến mọi người vừa sợ vừa ngờ. Thiền quả là cao xa khó nắm bắt, nhưng lại gần gũi giản dị, vừa bình thường thực tế vừa siêu hình thần bí, không thể nghĩ bàn, đầy ấp những câu đố khó hiểu. Song càng khó hiểu càng gợi cho người đọc, người nghe bao niềm say mê, bao nỗi thắc mắc…

Quyển sách này được hình thành trên nền tảng Thiền Tông Đại Từ Điển do nhóm Viên Tân thực hiện, NXB Sùng Văn xuất bản năm 2010. Sở dĩ mang tên Từ điển Thiền Tông Tân Biên vì nội dung của nó được chung tôi soạn dịch bao gồm các mục từ tác phẩm, thuật ngữ, nhất là về phần địa danh, phụ lục không chỉ của Trung hoa mà còn của Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Cao Ly được chỉnh sửa, bổ sung hình ảnh minh họa hết sức phong phú. Do tính đặc biệt của thuật ngữ Thiền tong trong các tác phẩm chữ Hán về Thiền học, một thuật ngữ thiền đôi khi có đến hai nghĩa trái ngược nhau tùy ngữ cảnh, và khi tra cứu trong các từ điển Hán Việt thông thường thì không có.Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm học, phiên dịch các văn bản thiền tứ Hán ngữ sang Việt ngữ của khá nhiều người nên sách này ra đời.

Nay việc phiên dịch bổ sung và hiệu đính đã hoàn tất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quyển sách này đến quý độc giả gần xa. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thượng tọa Kiến Nguyệt, Đại đức Chơn Không Khai Chánh, Ni Sư Hạnh Huệ , Sư cô Đinh Quang, Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo, quý Phật tử Khai Thành, Tín Thiện, Vũ Hương và Diệu Phụng đã hết long giúp đỡ để hoàn thành tập sách , đồng thời cũng vô cùng tri ơn các tác giả có sách trong thư mục tham khảo. Bởi điều kiện biên dịch và khả năng của dịch giả còn có hạn, Từ Điển Thiền Tông Tân Biên khó tránh khỏi những sơ suất. Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi mong muốn quý độc giả cao minh chỉ giáo để sách này trong lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

name

Chứng nghiệm là giải thoát như một bản đồ đi tìm kho báu. Kho báu của những hành giả đi tìm đích đến của đời người. Mới quý độc giả nối bước tác giả - để như lời mong muốn chân thành của tác giả - của ông làm một cú nhảy vào vùng trải nghiệm cái Vô Hạn mà người đã đến gọi là GIÁC NGỘ

name

Tập sách “ Tìm hiểu văn hóa phương Đông – Ngày lành tháng tốt năm Canh Tý – 2020” quý độc giả đang cầm trên tay là một tập hợp mà chúng tôi sưu tầm, đối chiếu và chọn lọc trong nhiều năm qua. Chúng tôi được dạy rằng phải biết chọn một lịch pháp ( cách làm lịch, tức an sao) đúng thì phần luận giải sau đó mới đúng được. Để làm được việc nay, chúng tôi dựa trên các tài liệu sau:

- Những bài dịch giải, luận giải, khảo đính của cụ Nguyễn Minh Triết ( 1920-2000):

- Sách Bách Sự Nhật Dụng của HT. Thích Hoàn Quan ( 1928 – 2005)

- Sách Bàn về Lịch Vạn Niên của cụ Tân Việt – Thiều Phong;

- Ngọc Hạp thông thư triều Nguyễn ;

- Hiệp kỷ biện phương thư;

- Bảng số liệu tra cứu về Ngày giờ, Sóc, Trung Khí, tiết Khí sử dụng các lý thuyết thiên văn hiện đại VSOP-87/ELP-200 theo giờ GMT của Hải quân Hoa Kỳ;

- Và một số sách khác về trạch nhật được xuất bản trước năm 1975.

- Về giờ Hoàng Đạo (giờ tốt) và giờ xấu ( Thọ Tử, Sát Chủ, Hắc Đạo) chúng tôi đã tính sẵn và kê đủ 12 giờ tốt xấu từng ngày để quý vị tiện dụng mà không cần phải tra cứu. Chúng tôi cũng áp dụng Định Luật Hòa Trực theo lời dẫn của cụ Minh Triết để sự luận giải them phần chính xác.

- Phần luận giải nên và cữ cho mỗi ngày chúng tôi dựa theo phần căn bản của tài liều nêu trên nhưng luôn luôn chú ý phần ngoại lệ khi gặp các hung tinh ( như Phục Đoạn, Trường Đoản Tinh, Thủy Ngấn, Diệt Một, Tử Khí, Đao chiêm Sát…) để ghi lại những việc nên và không nên trong ngày giúp quý vị tiện sử dụng mà không cần phải tra cứu.

- Tuy cố gắng tối đa nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho.

name

Mỗi năm thường là vào các dịp hè, tiên sinh Ohsawa hay tổ chức các trại giảng để dạy triết học Đông Phương về lý thuyết lẫn thực hành . Nhân đó, những môn đồ tham dự có thể hỏi han và được Tiên sinh trả lời cặn kẽ. Những gì diễn ra được Tiên sinh ghi chép lại tất cả và tất cả chúng ta, tuy là những người không có cái cơ duyên tuyệt vời là trực tiếp tham dự học hỏi nhưng cũng còn may mắn là thừa hưởng đậm đà vô số dư hương. Đây là bản dịch qua cuốn Confesrences bằng tiếng Pháp do trung tâm IGNORAMUS , 26 đường Lamartine Pari - name 1965 ấn hành, ghi chép cuộc thuyết giảng tại St Medard Deguizieres mà chúng tôi đọc thấy thú vị sau khi học hỏi được nhiều điều và tôi chắc là quý vị sau khi đọc bản dịch chắc cũng sẽ lượm được nhiều viên ngọc tư tưởng để con đường thực dưỡng mình đang đi thêm phần vững chãi.

name

Bộ sách chép những lời dạy của Đức Phật trích dẫn từ nhiều kinh điển; về tiền kiếp của Phật, những cơ duyên tu học đến thành chánh quả của nhiều vị Bồ Tát, A La Hán. Sách cũng giảng nghĩa những danh từ Phật học thường gặp trong kinh và cả trong đời thường; sưu tầm nhiều giai thoại về các Thiền sư, Cư sĩ xưa nay, cùng các công án, những bài chú, kệ và những áng thơ văn của các cao tăng nhắc nhở, hướng dẫn con đường học Phật …

name

Bộ sách chép những lời dạy của Đức Phật trích dẫn từ nhiều kinh điển; về tiền kiếp của Phật, những cơ duyên tu học đến thành chánh quả của nhiều vị Bồ Tát, A La Hán. Sách cũng giảng nghĩa những danh từ Phật học thường gặp trong kinh và cả trong đời thường; sưu tầm nhiều giai thoại về các Thiền sư, Cư sĩ xưa nay, cùng các công án, những bài chú, kệ và những áng thơ văn của các cao tăng nhắc nhở, hướng dẫn con đường học Phật …

name

Cuốn Sách này ra đời với mục đích mang lại sự thuận tiện cho mọi người khi đi du lịch, hành hương sang các nước Phật giáo như Ấn Độ, Tây Tạng ...trong việc giao tiếp với các vị Thầy, để giao lưu văn hóa - học hỏi - những chia sẻ và thực tập Phật Pháp. 

Cuốn Cẩm nang giao tiếp Tạng - Anh - Việt này được chúng tôi biên soạn gồm những câu đối thoại ngắn, đầy đủ ý nghĩa, dễ hiểu, dễ nhớ.

Dòng đầu là mặt chữ Tây Tạng giúp cho mọi người làm quen với mặt chữ Tạng.

Đối xứng phần dịch tiếng Anh. Rất thuận tiện và phù hợp với người phương Tây và cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Dòng tiếp theo là phiên âm cách đọc - nói tiếng Tạng.

Và cuối cùng là dòng dịch sang tiếng Việt.

name

Quyển Theo Dòng Pháp Sử Phật Giáo Việt Nam gồm có 6 chương:

I - Thay Lời Tựa

II - Lĩnh Nam Miền Pháp Khí

A. Miền Pháp Khí

B. Nhân - địa Giao - Chỉ

III - Phật - Pháp và truyền thuyết Tiền sử

1. Pháp sử Lạc Việt trước Tây lịch

2. Pháp sử thế kỷ 1 - 2

3. Pháp sử thế kỷ 3 - 5

4. Pháp sử thế kỷ 6 - 12

5. Pháp sử thế kỷ 13 - 21

IV - Theo dòng Pháp sử Phật giáo Việt Nam

V - Tổng quan Pháp - sử Phật - giáo Việt Nam từ 200 năm trước Tây lịch đến thế kỷ 21

VI - Tổng Luận Pháp - sử Phật - giáo Việt Nam và nguồn gốc A tỳ đàm của Ngài Ca - Chiên - Diên, Thế Hữu, Thế - Thân, Thiền tông thế luận Nam - Nhạc Hoài - Nhượng, Tuệ - Trung Thượng - Sĩ

name

Công Giáo Và Đức Ki Tô cốt yếu dành cho những bạn ở ngoài Công giáo, muốn có kiến thức về Công giáo, một tôn giáo từ Israel được truyền sang phương Tây và truyền vào Việt Nam đã được gần 500 năm rồi.

Cuốn sách gồm những nội dung chính như sau:

Tập Thượng:

Chương I: Mỗi liên hệ giữa Công giáo và Do thái giáo

Chương II: Ngũ kinh và những vấn đề liên quan

Chương III: Các sách Yôsua, thẩm phán, Rut, Samuel và các vua

Chương IV: Các sách ký sự (I và II)

Chương V: Các sách khôn ngoan

Chương VI: Các tiên tri

Chương VII: Mười hai tiên tri nhỏ

Chương VIII: Tổng kết về Cựu ước

Tập Hạ:

Chương IX: Tìm hiểu Tân ước

Chương X: Đức Gieeseessu Kytô

Chương XI: Giáo lý của đức Gieessu Kytô Chủ đề của Tân ước

Chương XII: Công vụ tông đồ

Chương XIII: Các thư của Thánh Phaolô

Chương XIV: Các thư chung

Chương XV: Khải huyền

Chương XVI: Kinh thánh qua cái nhìn từ phương Đông

name

Cuốn sách Nhị Thiên Tự giúp cho những bạn muốn học chữ Hán có một số chữ căn bản để làm cơ sở cho việc đi sâu vào chữ Hán, tác giả Long Cương NGUYỄN ĐỨC TẬP dùng 3500 chữ thường dùng của Trung Quốc, mô phỏng lối viết (vần) của Tam thiên tự soạn ra tập Nhị Thiên Tự này. Tác giả đưa vào đây phần chữ Nôm giải nghĩa, giải nghĩa bằng tiếng Anh, lối đọc theo Quan thoại, chữ giản thể và chữ thảo. Phần phụ lục có những bài nói về phương pháp cấu tạo chữ Hán, chữ giản thể và chữ Nôm để làm tài liệu tham khảo.

name

Sách bao gồm các bài học với chủ đề đa dạng: Thời tiết, thành ngữ, tuổi tác, gia đình... Ngoài ra, sách còn cung cấp thêm các kỹ năng mở đầu câu chuyện, giữ cho câu chuyện được liên tục. Một số tình huống giao tiếp cũng được bổ sung. Phần từ vựng có chú thích phiên âm tiếng Việt. Cách phiên âm này không thể chính xác hoàn toàn như người bản ngữ, tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ hơn. Bạn có thể dựa vào những tài liệu tự luyện khác để củng cố phần phát âm.

name

Sách bao gồm các bài học với chủ đề đa dạng: Thời tiết, thành ngữ, tuổi tác, gia đình... Ngoài ra, sách còn cung cấp thêm các kỹ năng mở đầu câu chuyện, giữ cho câu chuyện được liên tục. Một số tình huống giao tiếp cũng được bổ sung. Phần từ vựng có chú thích phiên âm tiếng Việt. Cách phiên âm này không thể chính xác hoàn toàn như người bản ngữ, tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ hơn. Bạn có thể dựa vào những tài liệu tự luyện khác để củng cố phần phát âm.

name

Nguyễn Trãi Toàn Tập

Lịch sử Việt Nam có không ít anh hùng cứu quốc. Trong số những anh hùng cứu quốc của dân tộc phải kể đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Các nhân vật này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, đã làm nên những sự nghiệp phi thường, làm rạng rỡ đất nước cho đến muôn đời.

Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những đã để lại sự nghiệp còn được ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác phẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiều thơ văn hết sức quý báu.

name

"Chữ Hán được du nhập Việt Nam từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã sử dụng chữ Hán trong mọi trường hỡp, từ chiếu biểu đến các giấy tờ giao dịch trong dân chúng như văn tự, văn khế, sớ tấu, văn khấn, sổ sách, hương ước, sổ đinh, sổ điền. Việc học hành thi cử đều dùng chữ Hán. Bởi đó chữ Hán đã ăn sâu vào tận xương máu người Việt. Nó đã thành một thứ ngôn ngữ thành văn trải qua nhiều triều đại phong kiến. Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

Bộ sách này gồm bốn quyển: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử, đã được nhà Hán học uyên bác Đoàn Trung Còn dịch ra quốc ngữ. Do nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của nhiều bạn đọc, nay được tái bản và đóng chung thành một bộ để tạo thuận lợi cho người sử dụng.

Bộ Tứ Thư không thể thiếu trong tủ sách của các sinh viên nhất là sinh viên Hán Nôm và cả những nhà nghiên cứu Hán Nôm nữa. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc".

Vũ Văn Kính

name

Truyện Tranh - Kinh Pháp Hoa - Tập 1

Đây là loạt truyện tranh gồm nhiều tập, lấy cảm hứng từ những nội dung được trình bày trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một bộ kinh Đại thừa nổi tiếng và hết sức quen thuộc với đông đảo Phật tử Việt Nam.

Đặc biệt là phẩm kinh Phổ Môn trong kinh này nói về hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của đức Bồ Tát Quán Thế Âm đã được rất nhiều người Phật tử trì tụng mỗi ngày.

Việc sáng tác truyện tranh dựa vào nội dung kinh điển là một ý tưởng khá mới mẻ, qua đó có thể giới thiệu kinh điển đến với đông đảo các tầng lớp độc giả, nhất là các độc giả trẻ tuổi. Mặc dù không có những tình tiết ly kỳ gay cấn như các loại truyện tranh thế tục khác, nhưng ngược lại với sự trích dẫn các nội dung kinh điển nên nội dung loạt truyện Phật giáo này rất sâu sắc, hàm chứa nhiều bài học thiết thực và quý báu đối với mọi người Phật tử.

name

Kỳ Môn Độn Giáp: có nghĩa là Giáp trốn ở Mậu, bởi lẽ hai địa chi Hợi và Tí của can Giáp ở Tiết Lập Đông Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông chí. Khởi tính năm Giáp Tí ở Thiên can Mậu, nó độn trốn ở can Mậu; Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên; Thượng nguyên(ngươn): 1864-1923; Trung nguyên: 1924-1983; Hạ nguyên: 1984-2043 và 2044 trở lại Thượng nguyên.

Độn giáp được hình thành trên cơ sở bài toán Tổ Hợp Tuyến tính của 10 Can 12 Chi của: (Năm, Tháng, Tiết, Lục nghi, Tam kỳ của Tiên thiên bát quái , Hậu thiên bát quái , cửu cung(Hư, sinh, Thương, Đổ, Cảnh Tử, Kinh,Khai, Trung ngũ cung); 28 sao(Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ, Đẫu,Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tuy, Sâm, Tỉnh, Quỹ, Liểu, tinh, trương, Diệc, Chẩn): Tính bằng giờ theo gọi theo can chi, và sao (y như tính thời gian bằng giờ, phút, giây)

Muốn hiểu và hành được môn này, bạn phải thuộc bài thơ theo đây: Hưu Môn hung bạo hà phương Lợi; Sinh giả An Hòa, vạn sự thanh; Thương môn đại bại sự nan hành; Đổ thị tiêu diêu, chí khả thành; Cảnh môn hỹ lạc, tâm trung hảo; Tử giả khôn vong, phá tán tranh; Kinh môn tiền hung giai hậu kiết; Khai thời vạn sự cộng ngươn hanh. bấm độn theo 8 cửa, còn phải thông thạo ngày giờ mình bấm độn, để tính làm một việc ở một thời gian thích hợp, tốt lành nào đó; Cần phải biết từ tháng Giêng đến tháng 12, phối hợp theo can và chi, phối hợp theo Tiết khí, xem rõ trong lục nghi, và tam kỳ, có can chi gì khắc hoặc thuận để phối hợp ra thời điểm, và các phương án dự phòng.

Bát Môn Đại Độn, cũng như Lục Nhâm Đại Độn(6 cách tính độn số), bạn có thể ứng dụng vào phong thủy, đất đai, nhà cửa, tuổi tác ứng nghiệm để sử dụng được. Rất chi tiết, đòi hỏi người muốn học và hành môn này, tâm phải thật thanh tịnh, vô nguyện, các số liệu vi cấp của đại độn cho phép thấy(Tuệ giác) nhiều điều khó nói hết được. 

Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học…

name

Em Học Vẽ Chữ Cái

Để hình thành dễ dàng kỹ năng chữ viết cho trẻ sắp vào lớp 1 và trẻ lớp 1, cuốn sách này xây dựng trên quan điểm “Tích hợp xuyên môn" phù hợp với quy luật phát triển khách quan của Trẻ: phát triển kỹ năng về mà trẻ có thể sử dụng để tập viết “công kỹ xảo" này sẽ làm cho Trẻ hứng thú hơn, chủ động hơn trong quá trình tập viết.

Trẻ sẽ lần lượt được hướng dẫn các bước:

1) Tô màu theo hình mẫu

2) Vẽ và tô màu theo hình mẫu

3) Bé tập tô, tập viết

4) Bé tập ghép vần

name

Hướng Dẫn Thực Hành Về Nền Y Học Trường Sinh Viễn Đông

"Con người sinh ra vốn tự do khỏe mạnh, có lý trí và được mọi người yêu thương, không cần nhờ bất cứ một công cụ nào, một vũ lực nào mà chỉ cần sống hài hòa với trật tự vũ trụ mà thôi. Chúng ta phải và chúng ta có thể được tự do, khỏe mạnh, sung sướng cân bằng và được mọi người thương yêu nếu chúng ta quyết như thế. Tại sao không?"

Tập sách gồm những nội dung chính như sau:

A. Lời nói đầu

B. Chuẩn bị

C. Những chỉ dẫn cơ bản

D. Bào chế các món trường sinh

E. Kết luận

F. Chữa theo phương pháp trường sinh - Tiết thực

G. Phụ lục

name

Phát Tâm Bồ Đề

Tập sách này gồm 2 bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra - đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma - trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 4 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt.

Phát tâm Bồ-đề là bài giảng được chúng tôi hoàn tất trước tiên và được chọn làm tựa đề cho tập sách này vì tính phổ quát của nó đổi với mọi người Phật tử. Bài giảng này có nội dung khuyến khích và hướng dẫn việc phát tâm Bồ-đề, một yêu cầu tối thiết yếu đối với bất cứ ai muốn bước chân vào con đường tu tập theo Phật giáo Đại thừa.

name

Truyện Phật Thích Ca

Trong lần tái bản này, chúng tôi đã hiệu đính lại tập sách trên tinh thần giữ lại những điểm tinh túy của tác giả, nhưng có điều chỉnh bổ sung một số kiến thức cập nhật, cũng như nhuận sắc lại phần văn chương cho phù hợp hơn với độc giả hiện nay. Hy vọng là với những cố gắng đó, tập sách sẽ tiếp tục là món quà tinh thần bổ ích cho những ai bước đầu muốn tìm hiểu về đạo Phật và cuộc đời đức Phật Thích Ca.

name

Phương Pháp Ohsawa Hỏi Và Đáp - Tập 1

Mặc dù sách nấu ăn dưỡng sinh - phương pháp Ohsawa đã phổ biến hầu như khắp các nước trên thế giới trước 1964 đến mấy chục năm, thế mà mãi đến năm ấy, ở Miền Nam mới có một một bản dịch quyển Le Zen Macrobiotique của Tiên sinh. Rồi lần lượt ta thất nhiều quyển dịch khác phổ biến Phương pháp đơn giản mà kỳ diệu này cho đến ngày đất nước Niệt Nam được thống nhất vào năm 1975. Khoảng thời gian 11 năm đó hầu như mọi người ở Miền Nam đều biết Phương pháp Ohsawa qua các từ nôm na phổ thông là "gạo lứt muối mè".

Thế rồi từ năm 1975 trở về sau có lẽ vì nhiều lý do mà Phương pháp này không tiếp tục phổ biến rộng rãi như trước nữa. Vài năm gần đây vào đầu thế kỷ 21 Phương pháp Ohsama lại được báo chí Việt Nam đề cập đến và trên thế giới nhất là ở Hoa kỳ,Phương pháp này cũng được phổ biến rộng rãi hơn nhờ những hậu duệ của Tiên sinh.

Tuy nhiên, ở Việt nam qua một thời gian gián đoạn phổ biến, số người mới hiểu rõ Pương pháp này không nhiều, trong khi bệnh hoạn và nhà thương phát triển không ngừng và phép chữa trị hiện đại đôi khi lâm vào bế tắc và không rõ nguyên nhân nên gây nhiều khổ đau cho con người và tốn kém quá về thời giờ và tiền bạc.

Sách nấu ăn thực dưỡng này để giúp cho những ai đang thao thức tìm kiếm một con đường hữu hiệu để giải quyết những vấn đề nan giải.

6

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN