1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà Xuất Bản NXB Công Thương

Tổng hợp sách của nhà xuất bản NXB Công Thương tại KhoSach.com.vn
name

Cuốn sách “Kinh doanh online” của Johnathan P. Allen còn được “ví von” là cuốn sách giáo khoa bổ ích cung cấp các kiến thức cơ bản cũng như những hướng dẫn thực tế cho các sinh viên  việc sử dụng các nền tảng công nghệ để bắt tay vào khởi nghiệp.

Giáo sư Clyde Eiríkur Hull,Viện Công nghệRochester, Mỹ sau khi đọc xong cuốn sách đã phải thốt lên rằng:

“Cuối cùng, đã có một cuốn sách giáo khoa giúp chúng ta có thể sử dụng để dạy sinh viên khởi nghiệp kỹ thuật số!”

Chính tác giả cũng nhận định về vai trò của công nghệ số đối với khởi nghiệp:

“ Chúng tôi tin rằng tự làm chủ kinh doanh kỹ thuật số có thể giúp việc tạo ra các dự án kinh doanh mạo hiểm mới có nội hàm rộng và dân chủ hơn. Nhưng nếu chỉ riêng công nghệ số sẽ không thể khiến cho các thay đổi này xảy ra một cách mặc nhiên. Những nhà khởi nghiệp cần phải làm việc chăm chỉ và có tầm nhìn để nhận ra tiềm năng của công nghệ nhằm cải thiện mọi thứ. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ hữu ích với các độc giả.”

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã tạo ra một kỷ nguyên khởi nghiệp mới khi các doanh nhân tìm thấy các công cụ kỹ thuật số cho phép khai thác các cơ hội thương mại trên toàn thế giới. Đây là cuốn sách thiết thực cung cấp cho sinh viên các hướng dẫn của nhiều chuyên gia hàng đầu về việc sử dụng các nền tảng công nghệ để “dấn thân” vào các dự án mới.

Với cách tiếp cận đã giành được giải thưởng, Johnathan P. Allen hướng dẫn độc giả trong suốt quá trình khởi nghiệp tinh gọn, thực hiện phương pháp "kỹ thuật số đầu tiên" để khởi nghiệp. Cuốn sách giúp người đọc mở rộng vốn hiểu biết nâng cao về các mô hình kinh doanh kỹ thuật số khác nhau, các kỹ năng phân tích cho các dự án kỹ thuật số và sự tự tin để chuyển từ nguyên mẫu sang sản phẩm. Johnathan P. Allen dường như đang khai mở cả thế giới số “phức tạp” thành những phần đơn giản, dễ hiểu nhất giúp các nhà khởi nghiệp tiếp cận công nghệ số đúng hướng và thực hành các thử nghiệm một cách thuần thục, góp phần làm tăng khả năng thành công của ý tưởng kinh doanh.

“Tinh thần khởi nghiệp và cải tiến thực sự có nội hàm lớn hơn trong kỷ nguyên số mới, cần phải có nhiều người tin rằng họ cũng có thể trở thành những nhà khởi nghiệp số mới. Tương lai của công nghệ số phải dành cho nhiều người, không phải cho số ít. Chúc may mắn!”

 Điều đặc biệt ở cuốn sách còn bao gồm phần bài tập khuyến khích người đọc thảo luận, thực hành nhanh  chóng kéo theo việc học hỏi nhanh chóng.

name

Nếu bạn đang nghĩ: “Mình làm gì có thương hiệu để mà kiểm soát”, vậy thì cuốn sách Branding for dummies chính xác là dành cho bạn đấy. Cuốn sách cũng dành cho những người muốn xây dựng một thương hiệu tốt hơn, khắc phục hình ảnh cho một thương hiệu đã bị phá hỏng, củng cố sức mạnh cho một thương hiệu giá trị, hay tạo dựng từ đầu một thương hiệu mới hoàn toàn.

Xây dựng thương hiệu luôn là một đề tài nóng hổi và có vai trò không ngừng tăng vì một lý do xác đáng: Thương hiệu mở đường cho thành công về marketing.

Khi nghe đến tên công ty của bạn – hay tên riêng của bạn, nếu là thương hiệu cá nhân – trong đầu mọi người sẽ xuất hiện những ý nghĩ, và chúng sẽ tác động đến quan niệm của họ cũng như cách họ mua hàng. Ý nghĩ tồn tại trong tâm trí mọi người là cơ sở nền tảng cho thương hiệu của bạn. Chúng có thể là kết quả của sự liên tưởng trực tiếp tới bạn hay công ty bạn, nhưng khả năng cao hơn thì chúng là kết quả của những hoạt động tìm kiếm trên mạng, những bài đánh giá trực tuyến, những lời nhận xét truyền miệng, hoặc những ấn tượng khác mà bạn tạo ra ngay cả khi bạn không hiện diện.

Mục tiêu của cuốn sách này là xác định tầm nhìn cũng như ý tưởng về hình ảnh thương hiệu theo mong muốn của bạn, sau đó làm sao để đảm bảo rằng những ấn tượng mà bạn tạo ra đều hướng đến những ý nghĩ tích cực mà bạn muốn mọi người lưu giữ trong đầu cũng như khiến họ tin tưởng vào con người bạn và giá trị mà bạn ủng hộ.

Cuốn sách sẽ hướng dẫn bạn về quá trình xây dựng thương hiệu, cùng bạn tạo dựng một thương hiệu tốt hơn, mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh thành công trong thế giới rộng lớn với vô vàn thương hiệu xung quanh.

Mục lục:

Về tác giả 

Lời giới thiệu 

Phần 1: Bắt đầu xây dựng thương hiệu 

Chương 1: Hiểu đúng về thương hiệu và xây dựng thương hiệu 

Chương 2: Vì sao cần xây dựng thương hiệu, xây dựng cái gì, như thế nào, và vào khi nào? 

Chương 3: Chuẩn bị xây dựng thương hiệu hoặc tạo nên một thương hiệu tốt hơn 

Chương 4: Kích hoạt thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty một-người 

Phần 2: Các bước trong xây dựng thương hiệu 

Chương 5: Lập hồ sơ và định vị thương hiệu 

Chương 6: Diễn tả thương hiệu thành lời 

Chương 7: Đặt tên cho thương hiệu 

Chương 8: Thiết kế logo và khẩu hiệu 

Phần 3: Thu hút người ủng hộ và người theo dõi cho thương hiệu 

Chương 9: Đếm ngược tới ngày khởi hành: Ra mắt hoặc tái ra mắt thương hiệu

Chương 10: Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số 

Chương 11: Gắn kết khán giả trực tuyến bằng mạng xã hội 

Chương 12: Quảng cáo, quảng bá, và đưa thương hiệu ra công chúng 

Phần 4: Chăm sóc cho thương hiệu 

Chương 13: Hoàn thiện trải nghiệm thương hiệu 

Chương 14: Giành sự trung thành với thương hiệu

Chương 15: Định giá và tận dụng thương hiệu 

Chương 16: Hồi sinh thương hiệu với chương trình làm mới thương hiệu một phần hoặc toàn phần 

Phần 5: Bảo vệ thương hiệu

Chương 17: Bảo vệ thương hiệu bằng các biện pháp pháp lý và thông qua việc sử dụng thương hiệu thận trọng

Chương 18: Hành động khi thương hiệu gặp sự cố 

Phần 6: Danh sách mười điều 

Chương 19: Mười dấu hiệu cho thấy thương hiệu cá nhân cần sự chú ý 

Chương 20: Mười sai lầm lớn trong xây dựng thương hiệu và cách phòng tránh 

Chương 21: Mười sự thật cần nhớ về xây dựng thương hiệu

Index

Thông tin tác giả:

Bill Chiaravalle am hiểu các thương hiệu và cách xây dựng chúng. Ông có 11 năm kinh nghiệm với công ty thiết kế và chiến lược thương hiệu nổi tiếng thế giới Landor Associates, nơi ông từng là Nhà thiết kế cao cấp, Giám đốc Thiết kế và Giám đốc Sáng tạo. Bill thực hiện các chương trình thương hiệu cho Hiệp hội Audubon, American Express, AT&T, Bacardi, Bell Atlantic, xổ số bang California, Danone, Delta Airlines, FedEx, khách sạn Four Seasons, Gatorade, khách sạn Hyatt, IBM, Microsoft, Motorola, NEC, P&G, Radio Shack, sở thú San Francisco, Smucker’s, Sunkist, Trinchero Winery, United Airlines, Đại học California, và nhiều doanh nghiệp khác.

Trích đoạn sách:

Cảnh báo: Có thể bạn đang có thương hiệu đấy, dù bạn có nhận thức được điều đó hay không

Khi nhắc đến tên bạn, trong đầu mọi người sẽ hiện lên những ấn tượng và ký ức định hình nên suy nghĩ của họ về bạn. Quan niệm của họ có thể là kết quả của những lần tiếp xúc trực tiếp với bạn hay tổ chức của bạn, hoặc xuất phát từ kết quả tìm kiếm trên mạng, danh tiếng tốt hay xấu, thông tin truyền miệng, những bài đánh giá và kết quả xếp hạng trực tuyến, hay bất kỳ hình thức đề cập nào khác đã gieo những ý nghĩ về bạn trong tâm trí họ.

Người khác có thể đã có sẵn vô số các quan niệm về bạn, hoặc họ hầu như không có bất kỳ ấn tượng nào về bạn cả. Dù quan niệm của mọi người về bạn nhiều hay ít, tốt hay xấu, chính xác hay không, chúng vẫn tạo nên được hình ảnh về thương hiệu của bạn, tác động đến cách suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng. Xây dựng thương hiệu là nhằm bảo đảm rằng hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí người khác hoàn toàn khớp với hình ảnh thương hiệu mà bạn mong muốn họ có trong đầu.

Vậy thương hiệu là gì?

Thương hiệu là lời hứa. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày thêm những khái niệm toàn diện hơn, nhưng khi bạn chu du vào thế giới của xây dựng thương hiệu, hãy luôn ghi nhớ trong đầu định nghĩa “năm chữ” trên cùng với ba sự thật sau:

» Bạn thiết lập thương hiệu bằng cách tạo dựng lòng tin vào một lời hứa có-một-không-hai. Lời hứa truyền tải thông điệp về việc bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì, bạn mang đến những lợi ích độc đáo và có ý nghĩa như thế nào.

» Bạn xây dựng thương hiệu bằng cách sống đúng với lời hứa đó mỗi lần mọi người tiếp xúc với bạn, tên của bạn, thông điệp của bạn, hay hoạt động của bạn . Điều này luôn đúng và không đổi, dù sự tiếp xúc đó đến từ đâu: một cuộc tìm kiếm trên mạng, website của bạn, mạng xã hội, quảng cáo, ấn phẩm truyền thông, thông tin truyền miệng, trải nghiệm mua sắm, dịch vụ khách hàng, thanh toán hóa đơn, hàng hóa trả lại, hay bất kỳ hình thức giao tiếp nào. Mỗi lần tiếp xúc đều tác động đến cách mọi người nhìn nhận thương hiệu của bạn.

» Bạn tăng cường sức mạnh cho thương hiệu của mình bằng cách liên tục củng cố lời hứa thương hiệu . Nếu những lần tiếp xúc với thương hiệu không khớp với kỳ vọng của mọi người, thì rốt cuộc những trải nghiệm đó sẽ là sự thất hứa, phá vỡ thương hiệu, và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với danh tiếng của bạn.

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự tập trung, niềm đam mê, sự kiên trì, và tính cẩn thận. Không chỉ có thế, xây dựng thương hiệu còn đòi hỏi nỗ lực và sự cam kết theo đuổi. Thành quả nhận về – một thành quả rất lớn – là thương hiệu mạnh sẽ tạo đà cho thành công cá nhân và thành công của tổ chức. Các phần dưới đây trình bày những điều mà thương hiệu có thể làm được và vì sao chúng lại quan trọng.

name

“Bạn của tôi – bây giờ là cộng sự – Jorge Paulo và đội của ông là một trong những doanh nhân giỏi nhất trên thế giới. Ông là một người tuyệt vời và câu chuyện của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, cũng như với cả tôi” – Warren Buffett –

Một cách chưa từng có, Jorge Paulo Lemann, Marcel Telles và Beto Sicupira đã mua được Anheuser-Busch, Burger King và Heinz – 3 thương hiệu tượng trưng cho đất nước Mỹ. Barack Obama thậm chí từng tuyên bố rằng sẽ là một “nỗi ô nhục” nếu Anheuser-Busch bị một công ty nước ngoài mua lại.

Sau thương vụ đình đám này, công ty sáp nhập đã trở thành 1 trong 4 tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau những gã khổng lồ như: Proter & Gamble, Coca – Cola và Nestle. Chỉ trong 40 năm, bộ ba người Brazil này đã xây dựng để chế lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản Brazil.

Với phương pháp quản trị họ theo đuổi: luôn luôn và trên hết – đầu tư vào con người, dựa trên nền tảng trọng dụng nhân tài, đơn giản mọi việc và liên tục cắt giảm chi phí.

Họ theo đuổi một nền văn hóa hiệu quả đến mức tàn nhẫn – nơi mà không còn chỗ cho kết quả tầm thường. Mặt khác, những người vượt qua và đạt kết quả tuyệt vời sẽ có cơ hội để trở thành đối tác của công ty và làm nên tài sản khổng lồ.

Bộ ba siêu giàu sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil – được ví như Ba chàng lính ngự lâm của kinh tế Brazil. Họ có xuất phát điểm khác nhau, nhưng cùng giấc mơ và khao khát để làm nên những điều không tưởng.

Nhà cố vấn kinh doanh người Mỹ Jim Collins đã nhận xét Bộ ba siêu giàu “là một trong những câu chuyện mà người Brazil nên tự hào. Nó sánh ngang với những câu chuyện về các doanh nhân lỗi lạc như Walt Disney, Henry Ford, Sam Walton, Akio Morita và Steve Jobs. Và nó là một câu chuyện mà các nhà lãnh đạo khắp thế giới nên đọc như một nguồn học hỏi và cảm hứng”.

Thông tin về tác giả:

Cristiane Correa là một nhà báo và diễn giả chuyên ngành kinh doanh và quản lý. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí của trường Cao đẳng Cásper Lisbero, có bằng Thạc sỹ Xuất bản của Đại học Yale. Ngoài Bộ ba siêu giàu, cô còn xuất bản một cuốn sách khác có tên Abilio vào năm 2015. Vào năm 2013, Cristiane được tạp chí Época bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất ở Brazil.

name

Tận hưởng cuộc sống qua từng khoảnh khắc.

Cuốn sách này sẽ không đưa đến cho bạn những khái niệm mới. Nó viết về những khái niệm đã trở nên quen thuộc trong suốt thời gian qua tại Việt Nam: sống chậm, sống tối giản, chánh niệm… Nó sẽ là góc nhìn và sự tổng hợp đến từ tác giả Brooke McAlary – người xếp hạng 1 trên bảng iTune Health Postcast của Apple năm 2016 với Postcast The Slow Home được hơn 1 triệu lượt tải về trên khắp thế giới.

Sống chậm mà chất sẽ mang đến cho độc giả góc nhìn rộng hơn về những khái niệm đã quen thuộc tại Việt Nam:

- Định nghĩa đầy đủ của sống chậm

- Tối giản

- Tối thiểu sở hữu

Không chỉ có vậy, bằng kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân, Brooke McAlary còn đưa đến những chia sẻ để đối diện với cuộc sống “chênh vênh” và “nghệ thuật lùi một bước” để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc trong cuộc sống muôn màu.

Những câu hỏi tại sao chắc chắn sẽ khiến bạn lưu lại cuốn sách này lâu hơn và hòa mình cùng từng bước thay đổi bản thân từ suy nghĩ đến hành động:

- Điều gì quan trọng với mình?

- Mình muốn để lại gì trên cõi đời này?

- Mình không muốn để lại gì?

- Mình muốn người ta nói gì về mình?

- Mình không muốn tiếc nuối điều gì?

name

Bạn có thường gặp vấn đề về tài chính cá nhân không? Hay đơn giản hơn là bạn có hay than phiền về tình trạng không nhớ mình đã chi tiêu những gì. Hay bạn có phải là người kiếm được bao nhiêu cũng tiêu hết bấy nhiêu nên không thể tiết kiệm được tiền dù cho lương có tăng lên. Bạn có thấy căng thẳng và lo lắng khi đối diện với các hóa đơn, các mục cần để dành như tiền bảo hiểm, tiền dưỡng già, tiền mua nhà…? Nếu có thì bạn cũng giống như hàng triệu người ngoài kia đang cảm thấy bế tắc về tiền bạc và nhiều khi lại tự trách móc bản thân vì không thể quản lý tài chính hiệu quả. Nhưng bạn có thể ngừng ngay những suy nghĩ tiêu cực đó và bắt tay vào chương trình cải thiện tài chính của mình nhờ cuốn sách “đáng kinh ngạc” của Ashley.

Bằng chương trình Thanh lọc Tài Chính trong 30 ngày, “The 30-Day Money Cleanse: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày” giúp bạn định hình lại cách chi tiêu, thay đổi tư duy về tiền bạc và đảm bảo chúng ta quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Cuốn sách chính là cứu cánh cho mối quan hệ không mấy tốt đẹp của bạn với tiền bạc và giúp bạn vạch ra một kế hoạch chi tiêu để có thể vẫn vui vẻ mà không tốn kém. Lối tư duy tích cực và đúng đắn về tiền bạc mà Ashley đưa ra sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn hoàn thành các mục tiêu mà bạn mong muốn nhất trong đời.

Tác giả Ashley Feinstein Gertsley tốt nghiệp với bằng tài chính của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania và đã làm việc trong ngành dịch vụ tài chính hơn mười năm.  Năm 2012, Ashley thành lập công ty The Fiscal Femme. Ashley cũng đã giúp cho hàng ngàn người tìm thấy sự ổn định tài chính nhờ các chương trình hỗ trợ tập thể, tư vấn 1-1, khoá học online, bài nói chuyện và bài viết trên các phương tiện truyền thông in ấn và online. Với vai trò là một chuyên gia tài chính đáng tin cậy, cô ấy đã xuất hiện trên Forbes, NBC, Glamour và Business Insider.

name

Cách bạn tập trung chú ý, cởi mở nhận thức, hướng tới những mục tiêu tốt đẹp và cao cả - cũng giúp làm tăng: nhận thức về hạnh phúc, kết nối với những người xung quanh (dưới dạng sự cảm thông và lòng trắc ẩn được tăng cường), cân bằng trong cảm xúc, và sự kiên cường khi đối diện với thử thách. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhận thức về ý nghĩa và mục đích tăng lên, thì sự thanh thản trong cuộc sống cũng sẽ tăng lên.

Cơ hội chỉ ưu ái cho những kẻ có sự chuẩn bị”, việc trải nghiệm bài tập Bánh xe Nhận thức trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị cho những cơ hội mà cuộc sống đem lại. Khi đã thành thạo trong việc sử dụng công cụ này, bạn sẽ nhận thấy bản thân có khả năng vượt qua được bão tố trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn và sống cuộc đời của mình trọn vẹn hơn, cởi mở hơn với bất kỳ trải nghiệm nào, dù là tích cực hay tiêu cực.

Với những ví dụ điển hình về những cá nhân cụ thể và cách họ sử dụng Bánh xe Nhận thức để củng cố tâm trí và cải thiện bản thân, bạn sẽ nhận thấy rằng việc tận dụng tất cả những nhận thức mới mẻ về tâm trí cũng như ý nghĩa của nhận thức mở rộng, và những trải nghiệm trực tiếp về cách mà bài tập Bánh xe Nhận thức hợp nhất vào ý thức, sẽ góp phần giúp bạn củng cố tâm trí của bản thân và nuôi dưỡng hạnh phúc trong cuộc sống.

Nếu bạn đã từng trải nghiệm chất lượng của cuộc sống này trong cuộc sống thường nhật, thì những bài tập về sự chú ý, nhận thức và mục đích sống sẽ giúp tăng cường và củng cố ngay chính nơi bạn đang đứng. Thật tuyệt vời. Và nếu như những đặc điểm đó của hạnh phúc dường như quá xa vời hay không quen thuộc với bạn, và bạn cần chúng phải trở nên thân thuộc hơn với cuộc sống hằng ngày của mình, thì bạn sẽ tìm được cách để thay đổi trong cuốn sách này.

Nếu bạn tò mò về cách sống một cuộc sống tốt hơn, tò mò về tâm trí là gì, ý thức là gì và làm thế nào để sử dụng tất cả những điều này khiến chúng ta trở nên tốt hơn thì cuốn sách này thực sự dành cho bạn.

Nghĩ đơn giản đời bình an dạy cho độc giả cách khai thác sức mạnh của bản thân, hiểu được cách thức để tập trung sự chú ý, nhận thức cởi mở, giảm nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng. Với Nghĩ đơn giản đời bình an bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác mới mẻ hơn, giúp bạn củng cố tâm trí của bản thân và nuôi dưỡng hạnh phúc trong cuộc sống.

name

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi luôn phải làm việc với nhiều thể loại nhóm kì dị. Vậy làm thế nào để có một nền tảng chúng giúp cả nhóm được thống nhất?”

Đây chính là câu hỏi mà dám chắc rằng bất cứ một nhà quản lí nào cũng từng đặt ra.

Ngay việc quản lí nhân sự, thúc đẩy cả nhóm hoàn thành tiến độ, cũng đã khiến bạn hao tâm tổn sức. Sẽ có lúc bạn muốn bỏ cuộc, chọn con đường khác nhẹ nhàng hơn.

Nhưng nếu đứng từ góc nhìn khác, bạn sẽ thấy rằng, mỗi nhân viên đều có một đặc điểm, tài năng riêng. Nếu có thể nhìn nhận để đào tạo và giúp họ phát triển, chắc chắn kết quả sẽ rất tuyệt vời.

Để giải quyết được vấn đề này, bạn có thể bắt đầu học thêm những kinh nghiệm của một nhà quản lí gạo cội như Jeff McManus. Với những phương pháp khắc phục, gỡ rối những khó khăn bất ngờ, những cách ứng xử đáng nể của người trưởng nhóm giúp gắn kết toàn bộ nhân viên, Jeff đã vực dậy một tổ chức rời rạc và đang bên bờ vực thẳm. Ông đã tạo dựng nên một đội nhóm gắn kết tuyệt vời và tinh thần cống hiến hết mình. Đây là lời giải, là phương pháp thực dụng nhất giúp bạn tạo dựng một đội ngũ nhân sự tuyệt vời – phương pháp GROW: mọi cá nhân đều mang trong mình sự vĩ đại và trí tuệ, họ chỉ cần một môi trường để phát triển nó.

Cuốn sách sẽ là nguồn cảm hứng vô tận giúp bạn chinh phục con đường trở thành nhà lãnh đạo tài ba.

 CUỐN SÁCH MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ

Có rất nhiều “Cẩm nang” hướng dẫn đã được viết về chủ đề lãnh đạo một tổ chức công ty thành công… hầu hết là góc nhìn từ trên xuống. Vấn đề của phương thức tiếp cận từ “trên” xuống đó là mọi thứ diễn ra hàng ngày ở phía dưới, ở tầng cấp thấp hơn sẽ trở nên ít quan trọng hơn, kém rõ ràng hơn, và ở đó bao gồm cả con người, các vấn đề, cơ hội và giải pháp. 

Cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn góc nhìn toàn diện, với những bài học mà tôi học được với phương thức tiếp cận từ dưới lên - góc nhìn cận cảnh và mang tính cá nhân. Khi tôi mới vào Trường Đại học Mississippi, ngôi trường nổi tiếng với cái tên thân thuộc, Ole Miss, là giám đốc của Bộ phận Dịch vụ Cảnh quan năm 2000, tôi ngay lập tức phải đối mặt với sự thật về vị trí áp chót của bang Mississippi ở tất cả các bảng xếp hạng quốc gia. Những gì tôi phát hiện ra đó là, Ole Miss sở hữu vẻ đẹp và sự sáng tạo tiềm ẩn đang chờ phê duyệt để phát triển tiềm năng đó.

Trường Đại học Mississppi được thành lập năm 1848 và bây giờ trở thành một trong những cơ sở nghiên cứu học thuật ưu tú nhất của nước Mỹ. Trường còn nằm trong danh sách  của Liên đoàn Đông Nam (SEC) cực kỳ cạnh tranh.

Tôi không phải là một tay lính đánh thuê, một người được trả tiền giúp tạo ra những thay đổi trong một đêm và ra đi. Khi Hiệu trưởng Robert Khayat phỏng vấn tôi, ông ấy cho tôi biết rằng sẽ mất thời gian và công sức để khai thác tiềm năng của khuôn viên trường này.

Các mục tiêu của ông ấy rất lớn, nhưng ngân sách dành cho cảnh quan thì lại khiêm tốn. Và vì thế điều quan trọng là phải tìm ra được người có thể duy trì chăm sóc cảnh quan để mang đến khả năng cạnh tranh tốt nhất cho trường học.

Việc đào tạo để “nhân viên” thành “nhà lãnh đạo” trở thành một bí mật nền tảng giúp cho Ole Miss dẫn đầu trong nhiều bảng xếp hạng

Trong mười năm làm việc tại Ole Miss, tôi nhận ra đó là khoảng thời gian thành công nhất của mình khi tập trung 20% công sức vào phần kĩ thuật thiết kế cảnh quan và 80% vào phát triển nhân sự. Việc nắm bắt xu thế mới đã tạo điều kiện cho sự thay đổi ngoạn mục từ sự tồn tại sang phát triển. Tôi không còn cần phải là người thông minh nhất trong bộ phận hay phải hoàn toàn đưa ra quyết định trong công việc. 

Kết quả là nhân viên trở nên gắn bó hơn và toàn tâm toàn ý hơn cho công việc của họ. Đổi lại, tôi cũng trở nên chắc chắn hơn trong việc ươm mầm văn hóa công sở lành mạnh và mới mẻ - một văn hóa hiệu quả mang lại những giải pháp và thực tiễn tốt nhất.

Tôi cũng rút ra được bài học rằng, khi cho phép nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định chính là là trao cho họ quyền tự quyết trong công việc. Có nhiều ý tưởng xuất sắc của chúng tôi được đưa ra bởi những nhân viên cốt cán của công ty. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đặt một tấm bảng với câu trích dẫn trên bàn làm việc “Không có giới hạn đối với khả năng hoàn thành công việc của bạn nếu bạn không quan tâm ai sẽ nhận công trạng.” Những người luôn lắng nghe, tin tưởng và đáng kính mà tôi làm việc cùng đều mang lại lợi tức khổng lồ cho Ole Miss.

Những phương thức lãnh đạo mang tính thực tiễn thường hiếm có cho dù ở bất kỳ cấp bậc hay tổ chức nào. Vì vậy cần phải có hoạt động phát triển khả năng lãnh đạo ở bất kỳ đâu, bất kỳ ngành kinh doanh nào nhằm mang lại cơ hội cải thiện về mặt cá nhân và chuyên môn cho từng nhân viên. Nếu nhân viên trong một công ty, cho dù làm công việc văn phòng, trong xưởng sản xuất hay là nhổ cỏ, nhận thấy rằng ý kiến và sự đầu tư thời gian, năng lượng và kỹ năng của họ có vai trò quan trọng trong công việc thì văn hóa lãnh đạo ở công ty đó bắt đầu hình thành và phát triển. 

Hôm qua là nhân viên, ngày mai phải thăng tiến sẽ mang lại cho bạn những ví dụ ứng dụng thực tiễn cách trao quyền cho nhân viên để họ tự trải nghiệm không chỉ quá trình phát triển một môi trường mang tính đột phá, mà còn ươm mầm văn hóa lãnh đạo cho chính họ và truyền cảm hứng cho người khác.

Sự thành công trong việc phát triển một khuôn viên trường học có cảnh quan đẹp nhất nước Mỹ khởi nguồn từ tầm nhìn của Khayat. Sự đam mê đã thôi thúc ông ấy xây dựng khuôn viên trường học với cảnh quan hùng vĩ mà không phải chỉ đơn giản là trồng thêm cây cối, hoa cỏ.

Chính tầm nhìn của ông ấy đã tạo điều kiện cho tôi hành động, trao cơ hội xây dựng ý tưởng và kỹ năng để có được sự tin tưởng của đội ngũ nhân viên. Hơn nữa, nó còn giúp củng cố tinh thần và cam kết vì tầm nhìn tạo ra văn hóa ươm mầm lãnh đạo tại Ole Miss.

Cuốn sách liên kết các giai đoạn phát triển tại Bộ phận Dịch vụ Cảnh quan Ole Miss và quá trình phát triển cá nhân của tôi. Nó được trình bày theo trình tự thời gian mà tôi đã trải qua. Mục đích của tôi khi viết cuốn sách này đó là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân tôi với hi vọng sẽ có thể ÁP DỤNG trong các ngành kinh doanh khác.

 THÔNG TIN TÁC GIẢ

Jeff McManus là Giám đốc Dịch vụ Cảnh quan tại Đại học Mississippi. Sau khi đến Đại học Mississipi  năm 2000, ông đã thực hiện thử thách quản lý một dự án thực hiện tạo dựng cảnh quan trị giá hàng triệu đô la.

Đối mặt với yêu cầu hiệu suất lao động và ngân sách trì trệ, Jeff biết rằng ông sẽ phải tạo ra một cuộc cách mạng nhân sự ở đây. Jeff đã phát triển cách tiếp cận của mình để quản lý tài nguyên và phát triển nhân sự - chính là lý thuyết GROW. Đây là một cách tiếp cận quản lý và phát triển chuyên nghiệp dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều mang trong mình vĩ đại, trí tuệ - họ chỉ cần một môi trường màu mỡ để phát triển.

Lấy nhân viên làm trọng tâm, ông đã phát triển họ thành các nhà lãnh đạo. Đó là một thử thách mang lại niềm vui khi gặt hái được kết quả tuyệt vời mà cả đội tạo ra.  Dựa trên đà đó, Jeff đã thiết kế một kế hoạch phát triển chuyên nghiệp cho nhân viên của mình - một chương trình đào tạo có thể nhân rộng nhằm thúc đẩy tài năng của mỗi người.

 NHỮNG LỜI KHEN TẶNG

Sau khi giúp cải tạo toàn bộ khuôn viên Ole Miss trở thành một trong những nơi hấp dẫn nhất nước Mĩ, Jeff McMancus còn nắm bắt được những phương thức xây dựng đội ngũ nhân viên hiệu quả. Trên hết, cuốn sách không trình bày những mẹo quản lý khô khan, mà chứa đựng cái nhìn thấu suốt và những kinh nghiệm của chính tác giả, nhằm mục đích trao quyền cho nhân viên và giúp họ giải phóng khả năng sáng tạo và nỗ lực tiềm ẩn. Jeff có thể giúp đội ngũ nhân viên của bạn khai phá toàn bộ tiềm năng của họ trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.

Jeffrey S. Vitter, Hiệu trưởng, Giáo sư Ưu tú, Đại học Mississippi

Tôi thích cách tiếp cận của Jeff trong cuốn sách. Trong khi xã hội đã làm cho vấn đề “lãnh đạo” trở nên quá xa vời và phức tạp, Jeff đã giúp chúng ta có được cách tiếp cận đơn giản, trong đó đặt trọng tâm vào con người. Khả năng lãnh đạo của ông ấy giúp cho trường đại học của chúng tôi từ tốt thành vĩ đại – không chỉ là về cơ sở vật chất mà còn thái độ và văn hóa trường học. Tôi thích làm việc với Jeff và đội ngũ nhân viên của ông ấy. Tôi vui mừng vì ông ấy đã quyết định viết cuốn sách về phương thức tiếp cận đó bằng phong cách hành văn thú vị và dễ hiểu.

Ross Bjork, Hiệu phó phụ trách Thể thao Liên trường, Đại học Mississippi

Tôi không thể đặt cuốn sách xuống khi đọc nó và thực sự tôi đã đọc hai lần! Những gì bạn sẽ thấy trong cuốn sách này đó là một ngòi bút xuất sắc với khả năng đơn giản hóa những gì mà nhiều người xưa nay cố gắng và luôn làm cho nó trở nên phức tạp. Những bài học mà Jeff chia sẻ sẽ truyền cảm hứng thực sự và tự nhiên cho bạn, giúp nuôi dưỡng nhân viên thành nhà lãnh đạo trong bất kỳ ngành nào. Một quyển sách tuyệt vời!

Trong cuốn cẩm nang này, Jeff McManus mang đến góc nhìn khác biệt, từ dưới lên về phụng sự và lãnh đạo. Là thành viên trong ban lãnh đạo tại Chick-fil-A, một phần công việc của tôi là giúp định hướng chiến lược kinh doanh cho tương lai. Chúng tôi nhận ra rằng thành công là một quá trình, và để đảm bảo thành công bền vững, bạn cần phải liên tục đào tạo và phát triển nhân viên của mình thành lãnh đạo. Một điều mà chúng tôi học được trong thời gian làm việc tại Chick-fil-A đó là có sự khác biệt lớn giữa bổ nhiệm vị trí lãnh đạo và “ươm mầm” các nhà lãnh đạo. Jeff khẳng định với chúng ta rằng, mọi nhà lãnh đạo đều có thể được “ươm mầm” bằng phương pháp chọn lọc và bồi dưỡng phù hợp. Cuốn sách này chính là cẩm nang hướng dẫn bạn ươm mầm nhân viên thành lãnh đạo. Một cuốn sách hoàn hảo cho tất cả nhà lãnh đạo hôm nay và tương lai.

Dan T. Cathy, CEO của Công ty Chick-fil-A, Inc.

Có thể cuốn sách của Jeff viết về việc quản lý trong ngành kiến trúc cảnh quan, nhưng những kỹ thuật mà anh ấy áp dụng và phương thức đào tạo có thể được chuyển giao và ứng dụng trong bất kỳ ngành nào, hay đội nhóm nhân viên nào. McManus xây dựng hệ thống với các mục đích, kỹ thuật đánh giá thống nhất và các nguyên tắc trao đổi thông tin rõ ràng. Đây là cuốn sách dành cho các nhà lãnh đạo ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào.

Campbell McCool, Cựu CEO, McCool Communications – Nhà sáng lập và Phát triển của Plein Air

 

name

Một cuốn sách mới về hướng nghiệp. Chúng ta có thực sự cần một cuốn sách nữa về nghề nghiệp không? Một thao tác tìm kiếm nhanh về sách liên quan tới lĩnh vực nghề nghiệp trên Amazon sẽ mang lại khoảng 100.000 kết quả. Những cuốn sách về tìm việc ư? Khoảng 40.000 đầu sách.

Nhưng Hướng nghiệp for dummies là một cuốn sách được tổ chức, sắp xếp tốt, chứa đựng nhiều sáng kiến cũng như thông tin mới và là một cuốn sách làm sáng rõ những vấn đề hỗn độn. Cuốn sách khai thác tối đa những thông tin không ngừng được mở rộng trong lĩnh vực hướng nghiệp đang ngày càng phát triển. Nó sẽ giúp bạn sắp xếp mọi khía cạnh trong sự nghiệp: từ việc phát hiện ra sức mạnh của bản thân đến cách thức để thành công trong công việc. Đó thực sự là một cuốn cẩm nang dẫn bạn đi từ đầu đến cuối con đường tìm kiếm và phát triển một nghề nghiệp.

Những người đi tìm việc phải cân nhắc ba câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm việc ở đâu? Và làm thế nào để đến được đó? Rất nhiều cuốn sách về hướng nghiệp tập trung vào vấn đề thứ nhất và thứ ba, Hướng nghiệp for dummies không phải là ngoại lệ. Những chủ đề này được đề cập đến trong suốt cuốn sách.

Nhưng khi đề cập tới câu hỏi số 2, có một thông tin vô cùng tốt về việc “Có gì ở ngoài đó”. Đây là một chủ đề khó nhằn vì nó khá mênh mông và chưa được chuyên môn hóa nhiều. Đây chính là điểm để Hướng nghiệp for dummies tỏa sáng. Trong Phần 2: Danh mục nghề nghiệp, bạn sẽ được giới thiệu khoảng hơn 300 nghề thú vị, hấp dẫn.

Hai chương đặc biệt gây chú ý là Chương 6, “Nghề nghiệp trong nhóm STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học)” và Chương 7, “Nghề nghiệp trong nhóm STEM, con người hay chữ nghĩa”. Rất ít cuốn sách về lĩnh vực hướng nghiệp xử lý những vấn đề quan trọng này của tuyển dụng, và những hiểu lầm về nó, bao gồm cả hiểu lầm rằng các công việc trong nhóm STEM luôn sẵn có. Nhưng sau cùng, chẳng phải chúng ta vẫn nghe nói nhóm việc này luôn trong tình trạng thiếu nhân sự hay sao? Và rõ ràng Yahoo vẫn thường xuyên cho chúng ta biết rằng những công việc được trả lương cao nhất là trong nhóm STEM đấy thôi.

Sự thật là những công việc này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao, thường yêu cầu bằng cấp cao và không chỉ nằm gọn trong một chuyên ngành ngay cả khi nó được tóm lược trong một cụm từ viết tắt hấp dẫn là STEM. Công việc cho một cử nhân sinh vật học không giống với công việc cho một tiến sĩ vật lý hay một thạc sĩ toán học. Hai chương này sẽ làm sáng tỏ sự đa dạng của nghề nghiệp ở mỗi lĩnh vực, đồng thời bổ sung thêm điều mà tác giả gọi là “chỗ đứng phù hợp”: Những chuyên môn thú vị ít được biết tới biết đâu lại đáng được đầu tư. Những công việc như bác sĩ thực tập ung bướu, kỹ sư đóng gói hay các lập trình viên thực tế ảo có thể không phải là nghề đứng hạng nhất trong danh sách nghề nghiệp của Yahoo – nhưng những nghề này nên đứng ở vị trí đó. Và phần này không chỉ liệt kê danh sách cơ hội nghề nghiệp mà còn chỉ ra và đào sâu vào tư duy rằng chuyên ngành STEM cần phải phát triển để thành công, bao gồm cả một tư duy học thuật liên ngành và trí tuệ cảm xúc cao.

Cuối cùng thì Hướng nghiệp for dummies vượt xa phần lớn các cuốn sách về nghề nghiệp vốn chỉ cung cấp thông tin giúp người đọc thành công tại nơi làm việc khi có một vị trí nhất định. Cuốn sách này có lẽ là cuốn sách về nghề nghiệp duy nhất mà bạn cần nhằm hoàn thành việc tìm kiếm một công việc cho mình.

Mục lục:

Về tác giả

Lời nói đầu

 Lời giới thiệu

Phần 1: Định vị bạn trong thế giới công việc

Chương 1: Hiểu về thế giới công việc hiện tại và tương lai

Chương 2: Tìm ra những gì khiến bạn trở nên đặc biệt

Phần 2: Danh mục nghề nghiệp

Chương 3: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến con người

Chương 4: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến chữ nghĩa

Chương 5: Nhóm nghề nghiệp liên quan tới con người và chữ nghĩa

Chương 6: Nhóm việc sTEM

Chương 7: Nhóm việc STEM + con người hoặc chữ nghĩa

Chương 8: Công việc sử dụng đôi bàn tay

Chương 9: Các nghề tự do

Chương 10: Lựa chọn

Phần 3: Được đào tạo, học cách tự tin

Chương 11: Đào tạo chính quy

Chương 12: Đào tạo không bằng cấp

 Chương 13: Vững chắc trong cảm xúc

Phần 4: Chốt được một công việc như ý nhanh hơn

Chương 14: Kỹ năng viết để có được một công việc như ý

Chương 15: Kiếm một “tay trong”

Chương 16: Cuộc phỏng vấn tuyển dụng thoải mái mà thành công

Chương 17: Một tuần (vất vả) để có công việc như ý

Chương 18: Thương lượng khôn ngoan

Phần 5: Thành công trong sự nghiệp

Chương 19: Trở thành nhân viên được yêu mến

Chương 20: Tự xây dựng thương hiệu

Chương 21: Kiểm soát những nỗi sợ không tên: thời gian và sự căng thẳng

Chương 22: Thay đổi ngành nghề

Chương 23: Tìm kiếm nền tảng của bạn

Chương 24: Điều gì đang đợi phía trước?

Phần 6: Danh sách mười điều

Chương 25: Mười cách tìm việc nhanh nhất

Chương 26: Mười lầm tưởng về sự nghiệp

Chương 27: Mười (+ 3) lời răn dạy

Index

Thông tin tác giả:

Marty Nemko đã huấn luyện về sự nghiệp cho hơn 5.400 khách hàng, với tỷ lệ khách hàng hài lòng lên tới 96%. Tờ San Francisco Bay Guadian đã vinh danh ông là Huấn luyện viên Sự nghiệp Giỏi nhất Khu vực vịnh San Francisco. Ông đã tham gia phỏng vấn trong hàng trăm số báo của New York Times và Los Angeles Times, và từng xuất hiện trong các chương trình như The Today Show và The Daily Show with Jon Stewart.

Trích đoạn sách:

Tìm ra những gì khiến bạn trở nên đặc biệt

 Đôi khi, bạn chỉ muốn cảm thấy mình phù hợp. Nhưng khi lựa chọn một công việc, bạn có thể muốn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: Mình có gì đặc biệt không? Công việc nào sẽ giúp mình được trả lương cao? Liệu tôi có được gọi đi làm không? Tóm lại, bạn sẽ hỏi một cách đơn giản nhất là: “Cuối cùng thì tôi là ai?” Chương này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

“Cuối cùng thì tôi là ai?”

Những phần tiếp theo có thể giúp bạn xác định được khả năng, kỹ năng, mối quan tâm, giá trị và sở thích cốt lõi của mình.

Khả năng

Một cách để bạn khám phá ra khả năng cốt lõi của bản thân là hoàn thành các bước dưới đây.

1. Liệt kê thành tích của mình, từ lớn đến nhỏ, bắt đầu từ những việc hồi còn bé. Bước này có thể bao gồm cả việc gắn lại bánh xe cho chiếc xe đẩy hay khả năng tự học đọc, rồi cả việc có thể an ủi, dỗ dành một cô bạn đang khóc nhè khi còn học mẫu giáo.

Tiếp tục liệt kê cho tới hiện tại – lúc bạn đạt điểm A cho bài tiểu luận chẳng hạn, hoặc bạn đã đăng gì đó trên Instagram thu hút được rất nhiều lượt xem, hay việc bạn ứng cử vào vị trí chủ tịch câu lạc bộ, ứng dụng mà bạn đã phát triển, chuyến đi bạn đã tổ chức hay món đồ nào đó bạn đã thiết kế.

2. Bên cạnh mỗi thành tích, bạn hãy viết ra một hoặc hai khả năng chủ chốt đi kèm đã giúp bạn tạo ra được thành quả đó, như là: học nhanh, khả năng sửa các vật dụng bể, vỡ, gãy nhanh chóng hoặc là tìm lỗi trên các tập dữ liệu chẳng hạn.

3. Đánh một dấu sao bên cạnh những khả năng mà bạn muốn dùng nó cho nghề nghiệp của mình. Và bạn vừa xác định được những viên gạch quan trọng cho công cuộc lựa chọn nghề nghiệp của mình rồi đấy.

Kỹ năng

Từ khi vừa mới sinh ra, con người đã liên tục tiếp nhận các kỹ năng. Gần đây hơn, có thể bạn vừa học được cách điều hành một cuộc họp, cách thao tác hồi sức tim phổi, hay truy vấn dữ liệu bằng framework Hadoop chẳng hạn. Trong phần này, tôi sẽ giúp bạn xác định một hay nhiều kỹ năng mà bạn muốn sử dụng cho công việc của mình.

Việc bạn chưa có một kỹ năng đặc biệt nào đó là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn có thiên hướng và mong muốn nào đó, bạn có thể phát triển được một kỹ năng. Ví dụ, nhiều người sợ việc phát biểu trước đám đông lại trở nên rất giỏi việc đó. Tôi có đưa ra một kế hoạch giúp từng bước phát triển các kỹ năng nói trước đám đông ở Chương 20.

Ghi nhớ: Có kỹ năng tốt ở một việc gì đó không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ muốn dùng kỹ năng đó cho sự nghiệp của mình. Giả dụ bạn rất giỏi chào hàng nhưng bạn lại không thích trở thành nhân viên bán hàng. Không vấn đề gì! Chỉ việc cho nó ra khỏi danh sách của bạn là được. Bạn chỉ nên đưa vào danh sách những kỹ năng mà bạn thật sự muốn dùng trong công việc.

Những kỹ năng này sẽ rơi vào một trong năm danh mục sau:

» Kết nối: Giỏi việc động viên hoặc an ủi, thuyết phục, xoa dịu hay chỉ dạy cho người khác, hoặc giả như bạn là một người dễ lập đội với người khác.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bản thân là một người mang tính cách “quần chúng” đi nữa, chưa chắc bạn đã giỏi tất cả những việc kể trên. Vì vậy, để biết kỹ năng kết nối nào là điểm mạnh của bạn, hãy liệt kê vài thành quả mà bạn đã tạo ra từ ảnh hưởng của mình lên người khác. Bạn có thấy điểm nào chung không?

» Ngôn ngữ: Một vài người rất giỏi viết, đọc những tài liệu phức tạp, nói chuyện với một hay một nhóm người, cũng có vài người may mắn giỏi tất cả những kỹ năng này.

Hãy nhớ rằng hiện tại bạn không nhất thiết phải thành thạo bất cứ kỹ năng nào trong số này. Nếu bạn thấy rằng mình có tiềm năng và có động lực để làm những việc này thì hãy cho chúng vào danh sách.

Vậy, có kỹ năng nào liên quan tới ngôn ngữ mà bạn muốn dùng cho công việc của mình không?

» Khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM): Những kỹ năng có giá trị nhất trong các loại ngành nghề này là toán học cao cấp, lập trình phần mềm và có kiến thức sâu về lĩnh vực khoa học nào đó – cấu trúc gen thực vật, hóa học thực phẩm hay vật lý học laser chẳng hạn. Bạn có giỏi (hoặc cảm thấy mình có thể cố gắng đạt được) một hoặc một vài kỹ năng trong số đó không?

» Thực hành (Hands-on): Bao gồm cả những kỹ năng thiên về nghệ thuật – như chỉnh sửa khung mẫu một website để khiến nó trở nên hấp dẫn, độc đáo hơn, và những việc chuyên môn hóa như cài đặt hay sửa chữa robot công nghiệp.

Một vài người giỏi các kỹ năng này trong những việc có quy mô nhỏ hơn như đồ trang sức, thợ đúc khuôn hay sửa iPhone. Có người lại giỏi những việc ở quy mô lớn như hệ thống sưởi, sửa chữa xe tải hay đóng đồ nội thất…

Bạn thì sao? Bạn có thấy mình có kỹ năng thực hành đặc biệt nào có thể sử dụng cho công việc không? Nếu có thì là kỹ năng gì? Hay bạn cũng giống tôi: Khi cái gì đó hỏng hóc, ý nghĩ đầu tiên là gọi thợ đến sửa?

» Kinh doanh: Bạn nghĩ mình có thể xác định được những nhu cầu chưa được thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu đó, đồng thời kiếm được một khoản lợi nhuận nhất định từ việc này không? Bạn cũng cần biết cách mua rẻ, bán đắt và nghệ thuật thuyết phục để khiến nhà cung cấp bán rẻ, người mua trả hậu hĩnh, và tất cả những điều này vẫn nằm trong khuôn khổ đạo đức của bạn. Nếu câu trả lời là Có thì bạn có xác định kinh doanh như một kỹ năng mà bạn muốn sử dụng trong sự nghiệp của mình không?

Ghi nhớ: Bạn không cần phải tự mình làm chủ mới có thể kinh doanh. Các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều chào đón những người có thể nhận biết một món lợi mới và khiến nó thực sự sinh lời.

name

Trí tuệ nhân tạo đang có những phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, đem đến cả cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực. Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn giúp các chuyên gia marketing nghiên cứu thị trường chính xác hơn, tiếp cận dữ liệu lớn trong giây lát, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng 24/7. Nhưng làm thế nào để tận dụng hiệu quả tiến bộ công nghệ này trong marketing? Những tác động của AI đến các lĩnh vực khác nhau như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời toàn diện nhất trong cuốn sách gối đầu giường của mọi chiến lược gia marketing thời 4.0: Trí tuệ nhân tạo trong marketing.

Những ngành nghề và châu lục sẽ được phân tích trực tiếp bao gồm: khu vực châu Á - Thái Bình Dương với ngành du lịch; khu vực châu Âu với ba ngành mà AI đang tạo ra sự đổi lớn: viễn thông, ngân hàng và môi trường xây dựng (bao gồm bất động sản, xây dựng và quản lý cơ sở vật chất); khu vực Bắc Mỹ, Anh với ngành ngân hàng và bán lẻ; cuối cùng là khu vục Trung Đông với ngành công nghệ.

Mục lục:

1. Cú gọi thức tỉnh của ai: Sự chuyển đổi chiến lược của marketing

2. Nghịch lý của việc cá nhân hóa: Xu hướng toàn cầu về ai và hành trình khách hàng đang thay đổi

3. Marketing chuyển đổi và ai trong ngành du lịch: Góc nhìn về khu vực châu Á – Thái Bình Dương

4. Marketing chuyển đổi và ai ở châu Âu: Các nghiên cứu tình huống về ngành viễn thông, ngân hàng và môi trường xây dựng

5. Marketing chuyển đổi và ai ở Bắc Mỹ: Các nghiên cứu tình huống về ngành ngân hàng và bán lẻ

6. Marketing biến đổi và ai trong lĩnh vực công nghệ và vốn đầu tư mạo hiểm: Với trọng tâm về Trung Đông

7. Khuôn khổ thành công: Sự dân chủ hóa ai

8. Mô hình marketing mới: Làm mới vai trò của marketing, đạo đức và sự minh bạch

9. Tương lai của marketing đã đến: Ảnh hưởng rộng hơn của ai đến giáo dục, chính sách và chính trị

Thông tin tác giả:

Katie King là CEO và cố vấn chuyển đổi kinh doanh với hơn 28 năm kinh nghiệm. Cô từng cố vấn cho những thương hiệu và doanh nhân hàng đầu thế giới như Rich and Branson, Accenture, Huawei hay câu lạc bộ bó đá Arsenal. Katie King đã có nhiều buổi thuyết trình TED; cô cũng là bình luận viên trên BBC và đài phát thanh, đồng thời là diễn giả thường xuyên tại các hội nghị quốc tế.

Trích đoạn sách:

AI: bạn hay thù của chuyên gia marketing?

Trong một kỷ nguyên vừa hào hứng vừa đáng lo ngại hiện nay, những chuyên gia marketing như chúng ta sẽ đóng vai trò dẫn dắt. AI và học máy (machine learning) đang định nghĩa lại marketing và vai trò của các chức năng marketing trong cả nội bộ công ty lẫn trong giới agency. Marketing đang đi trước các bộ phận khác của doanh nghiệp trong việc ứng dụng AI. Đó chắc hẳn là một bức tranh làm rối trí bất kỳ vị Chief marketing officer nào, khi các báo cáo đáng tin cậy về việc ứng dụng AI trong marketing lại hoàn toàn trái ngược nhau. Chu kỳ kỳ vọng của Gartner khẳng định rằng AI sẽ không trở nên phổ biến trong vòng 5 – 10 năm tới, và rằng hiện nay chúng ta chỉ ở mức độ ứng dụng AI 3% thôi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Econsultancy thực hiện cùng IBM Watson, trong đó khảo sát 1.200 chuyên gia marketing cấp cao, dự đoán một mức độ ứng dụng AI lên đến 29% trong 18 tháng tới (Econsultancy, 2018). Điều không cần phải bàn cãi là dù bạn làm việc ở quốc gia nào, dù trong mảng nào hay quy mô tổ chức nào, AI cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng marketing ở mức độ nền tảng nhất, nếu không phải ngay hôm nay thì chắc chắn cũng sẽ trong ngắn hạn hay trung hạn thôi.

Để có thể khẳng định điều này, chúng tôi đã xin lời khuyên từ nhiều nhà nghiên cứu hàn lâm, nhà phân tích, các thương hiệu hàng đầu thế giới trong nhiều ngành và khu vực kinh tế cũng như một nhóm lớn các nhà tạo đột phá công nghệ. Nhưng việc của chúng tôi không phải là bắt bạn phải mua ngay một công cụ AI. Dù bạn có nhiệm vụ phải xem xét ảnh hưởng của AI tới marketing hay không, dự định của chúng tôi là giúp bạn mở rộng tâm trí, bước ra khỏi vùng an toàn của mình và cung cấp cho bạn một khuôn khổ thành công có tính ứng dụng cao có thể áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ ngành nào.

Tái định nghĩa sự sáng tạo và gia tăng sự linh hoạt

Một hội thảo gần đây của McKinsey&Company mang tên “Tái định nghĩa sự sáng tạo trong kỷ nguyên định hướng dữ liệu” đã nhận định chính xác về ý nghĩa của việc ứng dụng AI đối với các tổ chức marketing trong một thời đại định hướng dữ liệu và có tính linh hoạt (YesICannes, 2018). Hội thảo này được Brian Gregg, đồng lãnh đạo của Khối Dịch vụ Marketing của McKinsey trong khu vực Bắc Mỹ và Khối Bán lẻ/ Tiêu dùng ở khu vực Bờ Tây của nước Mỹ, và Jason Heller, Đối tác và Lãnh đạo toàn cầu của bộ phận vận hành Digital Marketing và Ứng dụng Công nghệ ở McKinsey and Company dẫn dắt. Kết luận của họ là các tổ chức marketing ứng dụng AI một cách lạc quan sẽ có tiềm năng tăng gấp đôi lợi nhuận trên đầu tư (ROI) của họ.

Nghiên cứu của McKinsey tiết lộ rằng việc tích hợp dữ liệu và các phân tích trong quá trình sáng tạo sẽ cải thiện đáng kể trải nghiệm tiêu dùng và có thể tăng gấp đôi mức tăng trưởng doanh thu. Với nhịp độ thay đổi công nghệ nhanh chóng hiện nay, Gregg và Heller tin rằng công thức tăng trưởng cho các tổ chức marketing trong thời đại này bao gồm ba nguyên liệu chính: 1) tích hợp dữ liệu và sự sáng tạo; 2) linh hoạt; và 3) việc thuê các tài năng toàn diện, những người vừa có thể sáng tạo vừa rất lý trí (YesICannes, 2018).

Một số người có thể lý luận rằng nói thì dễ hơn làm. Bất chấp các ưu thế hiển nhiên mà các CMO có thể gặt hái được từ việc chào đón AI đến với tổ chức của họ, nhiều người vẫn không thể thoát khỏi làn sương mù của sự bất định. McKinsey and Company đã tiết lộ rằng các công nghệ mới đang tạo ra đột phá trong nhiều ngành và đang hình thành nên các mô hình kinh doanh mới. Những thay đổi nhanh chóng này đang làm rung chuyển sự tự tin của các CMO. Dù có thể là một chuyên gia trong ngành của mình, bạn chưa chắc đã là bậc thầy trong việc hiểu được bản chất đầy phức tạp của những lịch trình mới mà AI đang khởi tạo. Giải pháp là gì? Thời đại đột phá đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải gia tăng sự linh hoạt để có thể bẻ lái đưa tổ chức của họ ra khỏi làn sương mù của sự bất định. Để có thể “làm” những thứ linh hoạt, bản thân bạn cần phải trở nên linh hoạt hơn. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự tự nhận biết và sự cởi mở nhiều hơn. Hành vi mới này khiến việc xử lý sự phức tạp dường như đơn giản hơn, giống như câu ngạn ngữ: “Sẽ rất tốt nếu kết bạn với thói quen” (Lavoie và Riese, 2018).

name

Dữ liệu lớn là chủ đề công nghệ đang rất nóng hiện nay. Nhưng cốt lõi của dữ liệu lớn lại không xoay quanh công nghệ quá nhiều, mà nó liên quan tới việc chuyển đổi doanh nghiệp - để một tổ chức hoạt động theo mô hình giám sát kinh doanh sau khi sự việc đã xảy ra, với dữ liệu bị hạn chế, có thể biến đổi sang mô hình tối ưu hóa kinh doanh dựa trên dự đoán theo thời gian thực. Dữ liệu lớn tập trung tận dụng những hiểu biết cụ thể và khả thi về khách hàng, sản phẩm và hoạt động để điều chỉnh lại quy trình tạo giá trị của bạn, tối ưu hóa các sáng kiến ​​kinh doanh then chốt và khám phá các cơ hội kiếm tiền mới. Dữ liệu lớn là về kiếm tiền, và đó cũng là những gì cuốn sách này tập trung thảo luận.  Cuốn sách “Ứng dụng Big Data trong kinh doanh” tiếp cận các cơ hội kinh doanh dựa trên dữ liệu lớn từ quan điểm thực tiễn. Thay vì đưa ra nhiều lý thuyết, sách trình bày hàng loạt kỹ thuật, phương pháp, bảng công việc và nhiều ví dụ thực tế mà tác giả đã có được sau nhiều năm làm việc với một số tổ chức hàng đầu thế giới. Khi bạn tìm hiểu các thông tin trong sách, bạn sẽ làm và học được những điều sau đây:

Chương 1: Giới thiệu cho tổ chức của bạn định nghĩa chung về dữ liệu lớn và sử dụng Chỉ số Năng lực Mô hình Kinh doanh Dữ liệu Lớn để truyền đạt cho tổ chức các lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà dữ liệu lớn có thể mang lại giá trị ý nghĩa.

Chương 2: Nhìn lại bài học lịch sử về sự kiện dữ liệu lớn đã xảy ra và xác định bạn có thể áp dụng phần nào của sự kiện cho các cơ hội dữ liệu lớn trong hiện tại và tương lai.

Chương 3: Tìm hiểu cách tận dụng các quy trình kinh doanh hiện tại của bạn để xác định các số liệu phù hợp, từ đó hình thành sáng kiến ​​dữ liệu lớn và thúc đẩy thành công trong kinh doanh.

Chương 4: Xem xét một số đề xuất và bài học trong việc tạo ra cấu trúc tổ chức hiệu quả, nhằm củng cố sáng kiến ​​dữ liệu lớn của bạn, bao gồm tích hợp các vị trí nhân sự mới vào hệ thống hiện có - như các đội ngũ về khoa học dữ liệu và trải nghiệm người dùng, hay vị trí giám đốc dữ liệu và giám đốc phân tích.

Chương 5: Xem xét một số cạm bẫy và thiếu sót phổ biến khi ra quyết định của con người, hiểu cách đưa ra những thông tin khả thi để xử lý những sai sót đó .

Chương 6: Tìm hiểu một phương pháp để chia nhỏ các chiến lược và sáng kiến ​​kinh doanh quan trọng thành các động lực chính thúc đẩy giá trị doanh nghiệp, các yếu tố quyết định thành công và các yêu cầu về dữ liệu, phân tích và công nghệ.

Chương 7: Tìm hiểu sâu về chương trình MBA dữ liệu lớn bằng cách áp dụng các động lực thúc đẩy giá trị như nguồn dữ liệu phi cấu trúc, truy cập dữ liệu theo thời gian thực và phân tích dự đoán; qua đó hình dung cách dữ liệu lớn có thể tối ưu hóa các quy trình kinh doanh chính của tổ chức và khám phá các cơ hội kiếm tiền mới .

Chương 8: hiểu được vì sao những thông tin chuyên sâu về khách hàng và sản phẩm - từ các nguồn dữ liệu mới về hành vi của khách hàng và cách sử dụng sản phẩm, cùng với các phân tích nâng cao - lại có thể mang lại trải nghiệm khách hàng phù hợp, hấp dẫn và thu lợi nhuận cao hơn .

Chương 9: Tìm hiểu về giải pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm kinh doanh và công nghệ thông tin, để hình dung những gì có thể tiến hành với dữ liệu lớn, khám phá dữ liệu lớn có thể tác động đến các quy trình kinh doanh chính như thế nào.

Chương 10: Tìm hiểu về quy trình kết hợp tất cả các kỹ thuật, phương pháp, công cụ và bảng công việc khi xác định, lập cấu ​​trúc và cung cấp các giải pháp kinh doanh dữ liệu lớn.

Chương 11: Xem xét cách những công nghệ dữ liệu lớn quan trọng (Hadoop, MapReduce, Hive...) và những phát triển về phân tích (R, Mahout, MADlib...) quản lý dữ liệu mới và tiếp cận những phân tích nâng cao; đồng thời khám phá tác động của các công nghệ này trên kho dữ liệu và môi trường kinh doanh thông minh hiện tại.

Chương 12: Tóm tắt các hoạt động, cách tiếp cận và kỹ thuật tạo giá trị hiệu quả nhất vào bản đồ dữ liệu lớn - một hình ảnh gói gọn các điểm chính để tối ưu hóa quy trình tạo giá trị của bạn và khám phá các cơ hội kiếm tiền mới .

Chương 13: Tổng kết bằng cách xem xét lại một loạt “lời kêu gọi hành động”, để hướng dẫn bạn và tổ chức của bạn bước đi trên hành trình dữ liệu lớn, thông qua việc triển khai các giải pháp và ứng dụng kinh doanh xoay quanh dữ liệu lớn.

Các đối thủ cạnh tranh của bạn đã tận dụng lợi thế về dữ liệu lớn, trong khi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống của bạn lại không đủ khả năng quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu lớn. Đây chính là lúc bạn cần tư duy khác biệt và quan tâm đến dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn có thể nâng cấp các quy trình kinh doanh hiện tại và mở ra các cơ hội kiếm tiền mới. Tận dụng dữ liệu lớn, ta có thể khám phá những thông tin chuyên sâu về khách hàng, sản phẩm, các chiến dịch và những hoạt động ở mức độ chi tiết cao hơn, kịp thời và khả thi hơn. Dữ liệu lớn hứa hẹn sẽ xây dựng lại các quy trình tạo ra giá trị của tổ chức và hình thành một sự gắn kết với khách hàng hoàn toàn mới, hấp dẫn hơn và có lợi nhuận cao hơn.

Vậy, chúng ta phải làm gì? Nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người tiên phong về công nghệ thông tin cần vượt qua những ranh giới và kết hợp với nhau. Hãy cùng nhau xác định những quy trình kinh doanh quan trọng nhất trong tổ chức. Hãy sử dụng dữ liệu lớn để đưa ra quyết định tốt hơn một cách nhanh hơn và thường xuyên hơn, cũng như để khám phá các cơ hội kiếm tiền mới trong quy trình của mình. Tận dụng dữ liệu lớn để kiếm được nhiều tiền hơn! Hãy hành động. Hãy tiến lên. Hãy táo bạo. Đừng sợ mắc sai lầm, và nếu thất bại, hãy đứng dậy và tiếp tục. Hãy học hỏi. Hãy tư duy khác biệt.

name

Ở môi trường hiện tại:

Bạn bị sếp chèn ép, đồng nghiệp nói xấu sau lưng? Bạn không còn học hỏi được điều gì? Bạn không phát huy hết được tiềm năng của bản thân? Công ty đối thủ mời chào bạn với hàng loạt những đãi ngộ hấp dẫn: thăng tiến trong nghề nghiệp, lương thưởng vượt trội… Những điều này làm bạn phân vân có nên chuyển việc hay không hoặc bạn đã quyết định chuyển việc nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu hay nên chuẩn bị những điều gì. Cuốn sách này sẽ giúp bạn:

Ra quyết định có nên nhảy việc hay không?

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới

Chuẩn bị hồ sơ xin việc và trao đổi phỏng vấn

Hòa nhập và thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới

Từ kinh nghiệm thực tế của tác giả - một chuyên gia săn đầu người với hơn 10 năm kinh nghiệm, bạn sẽ được trang bị đầy đủ tri thức để ra quyết định nghỉ việc đúng đắn, lựa chọn chính xác công việc mới. Từ đó, bạn có thể chuyên tâm phát triển bản thân và sự nghiệp của mình.

CUỐN SÁCH MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ

Mục đích chính của cuốn sách này là giúp bạn có được những tri thức quý báu để chuyển việc, và quan trọng hơn là chuẩn bị kế hoạch nghề nghiệp hoàn hảo. Khi thay đổi công việc, bạn có thể thích ứng với sự thay đổi một cách nhẹ nhàng nhất, hiện thực bước nhảy việc hoàn hảo. Đồng thời, cuốn sách hướng dẫn bạn tiến hành quy hoạch nghề nghiệp một cách khoa học và hệ thống; học tập thực tiễn, tiến bộ cùng thời đại.

Định hướng nghề nghiệp cần kết hợp giữa lý luận và thực tế. Các sách có nội dung định hướng nghề nghiệp, nhảy việc trên thị trường rất nhiều. Nhưng cách nhìn nhận độc đáo của Amy giúp mọi người có một góc nhìn mới. Nhảy việc hoàn hảo được nhìn dưới con mắt của một chuyên gia săn người. Từ sáu phương diện phân tích động cơ của nhảy việc, tác giả đưa câu trả lời cho các câu hỏi: Làm thế nào để phát hiện, ngăn ngừa và tránh sai lầm khi nhảy việc? Làm thế nào để tạo điều kiện và môi trường nhảy việc thuận lợi? Làm thế nào để tận dụng tất cả các điều kiện cho nhảy việc? Làm thế nào để có được nền tảng mới một cách suôn sẻ? Làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ mật thiết với nơi làm việc mới? Tác giả đã dốc lòng chia sẻ kinh nghiệm nhảy việc với độc giả. Một số lượng lớn các ví dụ trong cuốn sách đến từ kinh nghiệm của Amy trong hơn mười năm lựa chọn ứng viên cho vị trí giám đốc điều hành cấp cao trên thế giới.

Bất kể đang ở trong hoàn cảnh nào, bạn đều có thể tìm kiếm cách thức vượt qua trở ngại bằng việc đọc cuốn sách này. Hãy thực hiện theo các đề xuất và phương pháp của Amy để tạo lập sự nghiệp của riêng bạn. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về nơi làm việc hôm qua, hôm nay và ngày mai. Hãy không ngừng hoàn thiện, phát triển bản thân, nỗ lực hết mình để đạt được thành tựu, khai sáng tương lai.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Tưởng Xảo Lâm Là một chuyên gia săn đầu người kinh nghiệm (headhunter), cô chia sẻ rất nhiều ví dụ thực tế trong hơn 10 năm lựa chọn ứng viên cho vị trí giám đốc điều hành cấp cao của gần 500 công ty và tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm: Motorola, Nokia, GE, IBM, AMD, Huawei, Legend Holdings Group, Fosun Group, Wanda Group...

name

Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Bìa Cứng

Điều gì tạo nên thành công cho một doanh nghiệp: nguồn vốn, nhân tài hay công nghệ? Theo doanh nhân huyền thoại Inamori Kazuo, câu trả lời không phải ba yếu tố kể trên mà là triết lý của người chủ doanh nghiệp. Thực tế đã minh chứng cho tư tưởng của ông. Bằng việc tạo nên một triết lý kinh doanh cho chính bản thân và công ty, Inamori Kazuo đã đưa Kyocera từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia hùng mạnh. Ông đã tóm tắt lại những tư tưởng của mình trong cuốn Triết lý kinh doanh của Kyocera.

Trong cuốn sách, Inamori Kazuo đã chỉ ra tầm quan trọng của tâm thế hay cách tư duy qua công thức sau: Thành quả trong cuộc đời và công việc = Cách tư duy x Nhiệt huyết x Năng lực. Dù một người có năng lực cao hay nhiệt huyết bỏng cháy đến đâu, nhưng nếu có tâm thế tiêu cực thì vẫn phải gánh chịu thất bại. Mọi sự đều xuất phát từ cái tâm. Doanh nhân nào có cái tâm hướng thiện sẽ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Inamori Kazuo đã nhiều lần nhấn mạnh điều này trong cuốn sách. Ông còn khuyên các doanh nhân phải có lòng vị tha, biết ơn, luôn tin vào khả năng không giới hạn của bản thân và hướng tới sự hoàn hảo. Bạn đọc cũng có thể tìm thấy trong Chương 1 của cuốn sách rất nhiều lời khuyên vô giá của một trong những doanh nhân ưu tú nhất trên thế giới.

Nửa sau của cuốn sách hé lộ cho các doanh nhân những bí kíp quản trị kinh doanh hiệu quả, trong đó nổi bật nhất là việc chia toàn bộ doanh nghiệp thành những nhóm tự hành và cho tất cả nhân viên cùng tham gia quản trị kinh doanh. Inamori Kazuo cũng đề cao tính minh bạch, tinh thần tiết kiệm và sự sát sao trong việc điều hành doanh nghiệp. Thông qua phần này của cuốn sách, các doanh nhân sẽ học được những chiến lược hữu hiệu để tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí nhằm đạt mức lợi nhuận cao nhất.

Ở tuổi 88, Inamori Kazuo hiện đã xuất gia và không còn trực tiếp tham gia điều hành tập đoàn, nhưng triết lý kinh doanh của ông vẫn lan truyền năng lượng tích cực cho vô số doanh nhân ở Nhật Bản cũng như trên thế giới. Triết lý kinh doanh của Kyocera thật sự là kim chỉ nam cho những ai muốn thành công trong kinh doanh cũng như cuộc sống.

Mục lục:

Lời nói đầu

Triết lý kinh doanh của Kyocera đã được hình thành như thế nào?

Triết lý kinh doanh của Kyocera

Chương 1: Để sống một cuộc đời tuyệt diệu

Chương 2: Tâm trong quản trị kinh doanh

Chương 3: Ở Kyocera, mỗi người đều là chủ doanh nghiệp

Chương 4: Đối với việc tiến hành công việc hàng ngày

Thông tin tác giả:

Inamori Kazuo – Ông là một doanh nhân huyền thoại của Nhật Bản. Ông đã gây dựng nên Kyocera, một tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia với hơn 66.000 nhân viên. Trong hai năm 2010-2012, Inamori Kazuo đã góp công lớn trong việc tái sinh hãng hàng không Japan Airlines, vốn đang trên bờ vực phá sản. Ông đã được một số trường đại học ở Nhật Bản, Mỹ và Anh trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cống hiến trong kinh doanh và hoạt động xã hội.

Những tác phẩm của Inamori Kazuo được ThaiHaBooks xuất bản: Cách sống, Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn, Thách thức từ con số 0, Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời.

Trích đoạn sách:

Lặp đi lặp lại những nỗ lực nhỏ bé

Việc có những ước mơ và khát vọng lớn lao là quan trọng. Tuy nhiên, cho dù chúng ta có đặt ra những mục tiêu to lớn như thế nào thì trong công việc hàng ngày, chúng ta vẫn phải làm những công việc giản đơn đến nhàm chán. Do đó, cũng có khi chúng ta cảm thấy lo lắng: “Giữa ước mơ và hiện thực vẫn còn một khoảng cách quá lớn.”

Nhưng dù trong lĩnh vực nào, để tạo ra được thành quả rực rỡ, chúng ta vẫn phải không ngừng thực hiện những nỗ lực tưởng như rất bé nhỏ và nhàm chán như không ngừng cải tiến, cải tạo, thực hiện những thí nghiệm cơ bản, thu thập thông tin, hay tìm kiếm đơn đặt hàng.

Làm việc hết mình

Làm việc hết mình nghĩa là chăm chỉ, cần cù và luôn có thái độ thành thật trong công việc. 

Niềm vui mà trái tim chúng ta thực sự cảm nhận được nằm ngay trong công việc. Dù bỏ bê công việc, đi tìm niềm vui từ sở thích cá nhân hay việc chơi bời đi chăng nữa, đó cũng chỉ là niềm vui tức thời, chứ không phải niềm vui thực sự. Công việc là thứ chiếm phần lớn nhất trong cuộc đời mỗi người. Nếu chúng ta không thể tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc, cuối cùng chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn điều gì đó.

Lấy trái tim vì người khác làm tiêu chuẩn phán đoán, quyết định

Trong mỗi người, có cái tâm vị kỷ nghĩ rằng “chỉ cần mình tốt là được,” và có cả cái tâm vị tha “dù phải hy sinh bản thân mình cũng sẽ cứu giúp người khác.” Khi phán đoán, quyết định bằng trái tim vị kỷ, chúng ta chỉ nghĩ tới bản thân mình. Do đó, chúng ta sẽ không nhận được sự hợp tác của mọi người. Chúng ta chỉ tập trung vào bản thân mình nên tầm nhìn của chúng ta cũng sẽ hẹp hơn, dẫn tới việc đưa ra những phán đoán, quyết định sai lầm.

Ngược lại khi đánh giá, quyết định bằng tấm lòng vị tha, “vì người khác”, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Hơn nữa, tầm nhìn của chúng ta cũng sẽ rộng hơn, nên có thể đưa ra được những phán đoán, quyết định đúng đắn.

Để có thể làm tốt công việc hơn, chúng ta không nên chỉ nghĩ về bản thân mình mà cần phải nghĩ về những người xung quanh, cần phải đưa ra phán đoán, quyết định dựa vào “trái tim vị tha” tràn đầy cảm thông.

name

Nhóm Chính Bắc: Chiếc La Bàn Dẫn Lối Thành Công

Chúng ta luôn mong mỏi được chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống của mình và trao đổi chân thành với những người chúng ta tin tưởng. Đã bao giờ bạn cảm thấy cô độc giữa đám đông chưa? Bạn có từng mong mỏi được thoát khỏi những câu chuyện phiếm hời hợt và tự do thể hiện con người thật với những cảm xúc thật của mình mà không sợ bị phán xét?

Chúng ta cần có những người bạn để nhờ cậy và xin lời khuyên. Họ có thể giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành những nhà lãnh đạo giỏi hơn trong công việc, cộng đồng cũng như gia đình.

Chúng ta muốn mở rộng cửa trái tim mong manh của mình, nhưng liệu có thể tìm được người nào biết quan tâm đến lợi ích của chúng ta và giữ bí mật những điều chúng ta tin cậy thổ lộ với họ? Có thể tìm được ở đâu mối quan hệ sâu sắc, gần gũi thân tình, và tương trợ nhau như thế trong cuộc sống? Chúng ta có thể chia sẻ với ai những niềm vui, nỗi buồn hay tìm đến ai khi phải đối diện với những quyết định khó khăn?

Những thách thức chúng ta gặp phải ngày nay thường lớn đến độ chúng ta không thể hoàn toàn chỉ dựa vào bản thân hay sự giúp đỡ của cộng đồng và tổ chức để đi đúng hướng. Chúng ta cần một nhóm nhỏ mà khi ở bên họ, chúng ta có thể có những cuộc trao đổi sâu sắc và chia sẻ thành thật về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình – về hạnh phúc và nỗi buồn, về niềm hy vọng và nỗi sợ hãi, về niềm tin và những quan niệm của chúng ta.

Những nhóm này là nhóm Chính Bắc, vì họ giúp chúng ta đi đúng hướng. Là nhóm đại diện cho những gì quan trọng nhất đối với chúng ta trong cuộc sống: niềm tin, những giá trị chúng ta trân trọng, đam mê, động lực sống, và niềm hạnh phúc. Nhóm là kim chỉ nam giúp mỗi người nói chung và nhà lãnh đạo nói riêng đi đúng đường. Nó thể hiện con người chúng ta ở góc độ sâu thẳm nhất.

Phần lớn chúng ta thường xuyên bị những yếu tố ngoại lai tác động, gây sức ép khiến chúng ta đi chệch hướng. Hoặc cũng có khi chúng ta bị những phần thưởng bề ngoài như tiền bạc, quyền lực, sự công nhận của xã hội mê hoặc, và cuối cùng đi sai đường.

Giáo sư Bill George và người bạn của ông, Doug Baker, đã cùng nhau viết cuốn sách Nhóm Chính Bắc với mục đích hướng dẫn cho những ai đang mong muốn xây dựng các nhóm hỗ trợ cho riêng mình để vươn tới những đỉnh cao trong kinh doanh cũng như cuộc sống.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Giới thiệu: tìm kiếm chiều sâu và sự gần gũi trong cuộc sống

Chương 1: Nhóm Chính Bắc

Chương 2: Phát triển bản thân và nâng cao năng lực lãnh đạo

Chương 3: Thành lập nhóm

Chương 4: Thiết lập nguyên tắc

Chương 5: Xáo động

Chương 6: Hoạt động

Chương 7: Cải tổ nhóm

Nguồn lực 1: Chương trình cho nhóm mới thành lập (12 chủ đề đầu tiên)

Nguồn lực 2: Các ý tưởng khác về chương trình hoạt động của nhóm

Nguồn lực 3: Cuộc họp đầu tiên của nhóm

Nguồn lực 4: Bản cam kết thành viên

Nguồn lực 5: Hình thức tổ chức cuộc họp

Nguồn lực 6: Những nguyên tắc nền tảng cho các cuộc thảo luận nhóm

Nguồn lực 7: Hướng dẫn điều hành nhóm

Nguồn lực 8: Khảo sát sự hài lòng của thành viên

Nguồn lực 9: Các kỳ nghỉ của nhóm

Nguồn lực 10: Bổ sung thành viên mới vào nhóm

Nguồn lực 11: Đóng góp và tiếp thu ý kiến phản hồi

Nguồn lực 12: Quá trình nghiên cứu

Thông tin tác giả:

Bill George là giảng viên chính về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard từ năm 2004 đến nay. Ông từng là thành viên hội đồng quản trị của ExxonMobil và Goldman Sachs. Các bài viết của ông thường xuyên xuất hiện trên những tạp chí uy tín như Wall Street Journal, New York Times, Fortune…

Doug Baker lấy bằng MBA tại trường Cao học Kinh doanh Stanford. Với vai trò nhà cố vấn, ông đã và đang giúp nhiều đội nhóm trên thế giới phát triển và làm việc hiệu quả hơn.

Trích đoạn sách:

NHÓM CHÍNH BẮC

Nhóm Chính Bắc bao gồm 6-8 người gặp nhau thường xuyên để chia sẻ về những khó khăn của mỗi cá nhân và thảo luận về những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống. Vào các thời điểm khác nhau, nhóm Chính Bắc có thể đóng vai trò là người nuôi dưỡng, người kết nối, sứ giả của sự thật và tấm gương phản chiếu. Cũng có lúc nhóm mang đến những thách thức hay lời động viên, khích lệ. Lý tưởng nhất, các thành viên trong nhóm sẽ đóng vai trò huấn luyện viên và cố vấn cho nhau.

Đặc điểm nổi bật của nhóm Chính Bắc là sự tin tưởng cao độ giữa các thành viên, điều chắc hẳn rất khó tìm được ở nơi làm việc hay thậm chí trong cộng đồng của bạn. Khi bạn nghi ngờ chính mình, nhóm sẽ giúp bạn có được lòng dũng cảm và khả năng đương đầu với thách thức. Sự tin tưởng trong nhóm cho phép tất cả các thành viên được thoải mái chia sẻ với nhau dựa trên một cam kết chung là bảo vệ sự kín đáo nghiêm ngặt cho nhóm.

Nhóm sẽ gợi mở trong bạn niềm tin về những vấn đề trọng đại trong cuộc sống và giúp bạn suy nghĩ thông suốt về những thách thức bản thân đang phải đối mặt. Các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra cho bạn những góp ý mang tính xây dựng vào lúc bạn cần đến chúng nhất. Quan trọng nhất, nhóm là nơi trú ẩn an toàn khi bạn gặp phải những khó khăn, căng thẳng hay đau khổ – điều mà tất cả chúng ta đều có đôi lần trải qua.

 

NHÓM CHÍNH BẮC CỦA CHÚNG TÔI

Để hiểu rõ hơn về nhóm Chính Bắc cũng như cách hoạt động của nó, hãy bàn kỹ hơn về nhóm chúng tôi thành lập vào mùa xuân năm 1975. Sau kỳ nghỉ cuối tuần cùng nhau, tám người chúng tôi nghĩ cách để tiếp tục duy trì bầu không khí cởi mở, sẻ chia và gần gũi cho cả nhóm.

Chúng tôi quyết định gặp nhau hằng tuần ở phòng khách của một nhà thờ trong vùng vào các buổi sáng thứ Tư, từ 7h15 đến 8h30. 36 năm sau, đến nay nhóm vẫn gặp nhau vào thứ Tư hằng tuần ở chỗ hẹn cũ. Ba thành viên ban đầu hiện vẫn tham gia sinh hoạt cùng nhóm, và có thêm một số thành viên mới. Một thành viên đã qua đời, một người ly hôn và rời nhóm, một số khác không còn ở thành phố này.

Nhóm hiện tại của chúng tôi bao gồm hai luật sư, năm doanh nhân và một kiến trúc sư. Mỗi người đều đóng góp cho nhóm một góc nhìn độc đáo về cuộc sống, đức tin và nhân sinh. Tuy có sự khác biệt lớn trong suy nghĩ và đức tin, nhưng chúng tôi đều cam kết chia sẻ với nhau thật thoải mái về cuộc sống của mình, tôn trọng những điểm khác biệt, và trao đổi về những thách thức và khó khăn mỗi người gặp phải.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÓM ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN

Đâu là chất keo giúp nhóm gắn bó với nhau suốt bao năm qua? Thành viên Peter Gillette, cựu chủ tịch một ngân hàng lớn, nói: “Đó là sự kết hợp kỳ lạ giữa con người, bối cảnh, trải nghiệm, sự tôn trọng lẫn nhau và khiếu hài hước.” Sự linh hoạt về các chủ đề tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi tự do thể hiện cá tính và thoải mái chia sẻ.

Ở đây có sự gắn bó, có tình cảm bạn bè và sự tin cậy. Chính sự khác biệt giữa chúng tôi đã trở thành chất xúc tác khiến các cuộc trao đổi thú vị hơn. Doanh nhân Tom Schaefer giải thích: “Ngoài gia đình, nhóm đã trở thành cộng đồng quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi.” Ông nói thêm:

Đó là một cộng đồng gồm bảy người anh em đã giúp tôi định hướng cuộc sống của mình xét ở các khía cạnh đời sống tâm linh, công việc và phát triển bản thân. Cộng đồng này liên tục thách thức những quan điểm của tôi về cuộc sống, các giá trị và linh hồn. Nhóm là nơi an toàn để tôi khám phá, chiêm nghiệm về những đề tài này, và tìm hiểu suy nghĩ của người khác về các vấn đề quan trọng.

Tôi coi những người anh em này là ban cố vấn đặc biệt của mình, vì họ hướng dẫn cho tôi rất nhiều về cuộc sống. Nhóm đóng vai trò quan trọng đến mức có nhiều lần tôi nghỉ việc một phần vì muốn được ở lại với nhóm.

Tôi biết mình sẽ không gặp được một nhóm như thế này ở nơi khác. Tôi luôn muốn cảm thấy tự hào khi nói về công việc và hành động của mình trước mặt bạn bè trong nhóm, vì vậy tôi thường tự hỏi liệu nhóm sẽ phản ứng ra sao về những gì tôi đang cân nhắc. Điều đó mang lại cho tôi một chiếc la bàn về đạo đức, một cách để kiểm tra khả năng phân biệt đúng sai của tôi.

name

Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn

Charlie Kindleberger (hay còn gọi là CPK) là một người rất say mê công việc: am hiểu, trách nhiệm, mong muốn tìm hiểu mọi thứ, đầy cá tính và trên hết đó là sự năng nổ nhiệt tình. Những phẩm chất này được thể hiện xuyên suốt trong cuốn Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn.

Tôi cho rằng CPK bắt đầu viết Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn bằng âm hưởng của văn phong lịch sử tự nhiên, phần nào giống với Darwin trong giai đoạn lênh đênh trên con tàu thám hiểm Beagle – thu thập, phân tích và phân loại các mẫu vật kỳ lạ. Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn có lợi thế hơn so với những loài gặm nhấm, chim và bọ cánh cứng vốn được nhà nghiên cứu đương thời miêu tả theo lối hoa mỹ, đôi lúc rất sâu sắc, đôi lúc lại vô nghĩa. Đó là phong cách viết của CPK nhưng chỉ khác là ông viết bằng giọng văn của một nhà sử học kinh tế đang trên con đường tìm kiếm và nghiên cứu những sự kiện lạ thường, chứ không phải là theo đuổi những lịch trình được hệ thống hóa từ trước.

Tất nhiên, CPK là một nhà kinh tế học đã qua đào tạo và trải nghiệm thực tế, ông đã sớm tìm ra các mô hình và quy luật kinh tế, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Đặc biệt ông đã nhận ra những điều bất hợp lý diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các sự kiện và khiến mọi người có cái nhìn lệch lạc về bản chất sự kiện. Bản chất những điều này có lẽ chỉ đơn thuần là một thông tin giải trí. Nhưng CPK đã tạo nên những điều khác lạ khi nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi và các thể chế. Bản chất của các sự kiện được đề cập trong cuốn sách này, và quy mô hoạt động của nó phụ thuộc phần lớn vào các thể chế liên quan đến tiền tệ và thị trường vốn trong từng thời điểm.

Có thể ngay từ đầu CPK không thể hiểu rõ các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khắc nghiệt đến mức nào. Hai mươi lăm năm sau ngày ấn phẩm đầu tiên được xuất bản khắc họa một bức tranh tổng thể về sự hỗn loạn trong hệ thống các ngân hàng quốc gia, sự biến động về tỷ giá và bong bóng giá tài sản.

Những thông tin mới luôn được cập nhật trong những ấn phẩm tiếp theo. Hiện trạng lịch sử này không đơn thuần bắt nguồn từ sự vô lý của con người, mặc dù the Law of the Deterioration of Everything (Quy luật về sự tàn phá mọi thứ) từ một người bạn Đức của chúng ta đã lôi cuốn CPK. Của cải tăng lên, hệ thống truyền thông nhanh hơn và rẻ hơn, và sự thay đổi hệ thống tài chính quốc tế và của từng quốc gia cũng đóng một vai trò lớn không thể phủ nhận được, được trình bày trong Chương 13, đã được Robert Aliber bổ sung thêm vào ấn phẩm này. Nỗ lực của CPK trong lịch sử kinh tế đã giúp ông nhận ra chủ đề mà ông sẽ viết dường như sẽ không vượt ra ngoài âm hưởng này.

+TÁC GIẢ:

Charles P. Kindleberger là Giáo sư Kinh tế thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), chuyên nghiên cứu về lịch sử tài chính và là tác giả của hơn 30 cuốn sách viết về thương mại quốc tế, hợp tác đa quốc gia và lịch sử kinh tế – tài chính.

Robert Z. Aliber là Giáo sư nghiên cứu về Tài chính và Kinh tế quốc tế thuộc Trường Kinh doanh – Đại học Chicago, cố vấn kinh tế cấp cao cho Vụ Phát triển Kinh tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

name

Với tất cả những đột phá đang diễn ra, làm thế nào để một công ty có thể nổi bật? Thực tế cho thấy, việc chúng ta khiến mọi người cảm thấy như thế nào có tác động đáng kể đến nhận thức của họ về chúng ta: đó chính là Trải nghiệm khách hàng. Ngày nay, ta có thể hiểu rõ hơn về trải nghiệm của khách hàng thông qua dữ liệu, thông qua phân tích và thông qua các phương pháp khác. Những phương pháp này sẽ tạo ra lực kéo khi thị trường trở nên đông đúc hơn và khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn.

Là con người, chúng ta có phản ứng cảm xúc và phản ứng thể chất với môi trường xung quanh chúng ta. Khi xây dựng trải nghiệm cho người khác, chúng ta phải nhận thức được rằng mình đang khiến họ cảm thấy ra sao. Chúng ta cần những hiểu biết sâu sắc về việc các khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của chúng ta như thế nào trong thực tế, chứ không phải việc chúng ta hy vọng họ sẽ trải nghiệm như thế nào về sản phẩm và dịch vụ đó.

Thực hiện một quá trình chuyển đổi trải nghiệm khách hàng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nó yêu cầu sự tập trung và nhiều nguồn lực. Những cải thiện nhỏ về hiệu quả có thể tích lũy thành các tác động đáng kể. Ngày nay, khách hàng có quyền được lựa chọn, và họ thích làm việc với những công ty giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. 62% người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu tốt nhất thành công trong việc làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các công ty khiến họ cảm thấy tốt hơn so với các công ty khiến họ cảm thấy tồi tệ hoặc thất vọng.

Giải pháp cho trải nghiệm khách hàng khá đơn giản, nhưng không dễ dàng. Thách thức ở đây là - hầu hết các công ty đều tập trung vào sản phẩm thay vì tập trung vào khách hàng. Sự thiếu sót trong tư duy về trải nghiệm khách hàng này là lý do khiến trải nghiệm của khách hàng thường trở nên không nhất quán và thất bại. Hầu hết các doanh nghiệp đều có quan điểm nội bộ: khi họ đưa ra quyết định, họ đưa ra quyết định đó vì nó tốt hơn cho lợi nhuận của họ - giá trị ngắn hạn của chính công ty. Khi một công ty tập trung vào sản phẩm, họ không có tư duy cần thiết để nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Điều này trở nên rõ ràng theo thời gian thông qua văn hóa, hành vi và hành động của doanh nghiệp - và những điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng và doanh số.

Trải nghiệm là thứ làm cho con người cảm thấy phấn khích hơn, hoặc trở nên tức giận. Trải nghiệm tích cực sẽ đẩy lùi những vấn đề rắc rối và khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Trong cuộc sống, chúng ta biết rằng khi làm cho ai đó cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ mong muốn ở cạnh mình, và khi khiến ai đó cảm thấy thất vọng, hay khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn, họ sẽ không muốn gần chúng ta nữa. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể nắm lấy nguyên lý cơ bản này và áp dụng nó vào công việc kinh doanh của mình? Làm hài lòng khách hàng ở mức tốt đòi hỏi thời gian, nguồn lực, và cách mà chúng ta nghĩ khi điều hành doanh nghiệp của mình. Tất cả đều là những quyết định lớn và những quyết định nhỏ mà chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta phải bắt đầu từ một ý định vững vàng, thích ứng về mặt tư duy, và chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với thất bại.

Trong cuốn sách này, tác giả đã tìm tòi các nghiên cứu mới nhất về trải nghiệm khách hàng và phỏng vấn những công ty cũng như các giám đốc điều hành hàng đầu, những người nổi trội về trải nghiệm khách hàng. Mười nguyên tắc hướng dẫn trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để xây dựng các chiến lược hoàn chỉnh nhằm tạo ra những trải nghiệm cho các khách hàng trong tương lai.

name

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cuốn sách dành cho những người sáng lập, hướng dẫn họ cách kiếm tiền, cách xây dựng công ty riêng, và cách để sống cuộc đời của họ. Nhưng số lượng sách dành cho những người muốn gia nhập vào môi trường khởi nghiệp thì lại không có nhiều. Họ là những con người dũng cảm muốn tham gia thương vụ khởi nghiệp và mong muốn tìm ra thời điểm thích hợp nhất để gia nhập. Họ là những người luôn sát cánh bên cạnh những nhà sáng lập để tiếp nhận những ý tưởng nền tảng nhất, từ đó đảm nhiệm những công việc vất vả nhất để có thể tạo nên những công ty uy tín.

Nếu nhìn từ bên ngoài, khởi nghiệp là một cái gì đó rất hoang mang và không rõ ràng. Nó hỗn loạn – tới mức không theo bất kì một kế hoạch cụ thể nào. Vì không theo kế hoạch, rất khó để tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận Vùng đất khởi nghiệp, nhận biết khi nào thì những công việc được hoàn thành, trái ngược với việc kinh doanh theo kiểu truyền thống vô cùng bài bản và có tổ chức, với một bề dày lịch sử trải dài hàng thế kỉ của các tổ chức lâu đời cùng với những cơ hội nghề nghiệp đã-được-hoạch-định-sẵn.

Tại sao tôi làm việc cho công ty Startup? hướng dẫn từng bước thực tế, cung cấp phân tích của người trong cuộc về các vai trò và trách nhiệm khác nhau trong công ty khởi nghiệp - bao gồm quản lý sản phẩm, tiếp thị, tăng trưởng và bán hàng - để giúp bạn biết liệu bạn có muốn tham gia công ty khởi nghiệp không và những gì đáng mong đợi nếu bạn gia nhập. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách các công ty khởi nghiệp thành công hoạt động và học cách đánh giá những người bạn có thể muốn trở thành - hoặc phấn đấu. Trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy:

Một chuyến tham quan tới các vai trò khởi nghiệp điển hình để giúp bạn xác định vai trò nào phù hợp nhất với bạn

Hồ sơ của giám đốc điều hành khởi nghiệp với nhiều chức năng khác nhau, những người chia sẻ câu chuyện của họ và mô tả trách nhiệm của họ

Phương pháp để xác định và đánh giá các công ty khởi nghiệp và định vị bản thân để tìm cơ hội phù hợp với bạn.

name

Trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta đang đi nhanh hơn bao giờ hết, thế nhưng ta chỉ đang đi rất nhanh trên chiếc máy chạy bộ chứ không phải trên con đường tiến về phía trước. Nhanh chỉ có tác dụng khi ta đi đúng đường, còn không, nó chỉ khiến ta dễ dàng lạc lối mà thôi. Tuy nhiên, nếu ta xác định được đích đến và áp dụng những thói quen thành công, ta sẽ tiến bước vững vàng trên con đường mình lựa chọn nhanh hơn bao giờ hết. Trong “10 THÓI QUEN CỦA TRIỆU PHÚ TỰ THÂN’’, Dean Graziosi chia sẻ những thói quen này theo cách dễ hiểu nhất để độc giả có thể tiếp thu và sử dụng dễ dàng.

Dù bạn là ai, một sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm công việc đầu đời, một chuyên viên văn phòng, hay một doanh nhân đầy hoài bão, hẳn sẽ có những lúc bạn nhận thấy một “khoảng trống” đang ngăn cách bạn của hiện tại với người mà bạn mong muốn trở thành trong tương lai. Để thu hẹp, thậm chí xóa đi khoảng cách ấy, Dean Graziosi cung cấp cho bạn những công cụ đơn giản nhằm thay đổi các thói quen tiêu cực mà ta vẫn thực hiện thường nhật, chuyển sang những thói quen thành công hiệu suất cao và mang về những cơ hội mới, giúp bạn hiện thực hóa những dự định và ước mơ.

Thông qua cách dẫn dắt dễ hiểu và bám sát với thực tế của Dean Graziosi, bạn sẽ học được cách làm một số điều như:

Đi sâu vào nội tâm, khám phá “nguyên nhân hành động” sâu kín trong lòng bạn, củng cố nền tảng để bạn luôn vững bước, bất chấp mọi khó khăn và thử thách

Truy tìm và hạ gục “kẻ phản diện” đang lẩn trốn trong trái tim và tâm trí bạn

Khơi dậy những phẩm chất hàng đầu của bạn, phát huy tối đa những điểm mạnh thuộc về riêng bạn, nhờ đó liên tục giành lấy ưu thế trong những cuộc cạnh tranh…

Các thói quen thành công không được xây dựng chỉ qua một đêm, nhưng bạn có thể nhận ra biến chuyển lớn lao mà những thói quen này mang lại, khi bạn thực hiện những thay đổi từng chút một.

Bền bỉ từ bỏ thói quen tiêu cực và hình thành thói quen tích cực chắc chắn không phải một quá trình dễ dàng, nhưng nó chính là chiến lược đã giúp những người thành công nhất trên thế giới đạt được mục tiêu của họ. Sau khi đọc 10 thói quen của triệu phú tự thân, bạn đã nắm được chìa khóa trong tay. Hãy đào sâu. Hãy hành động. Hãy rèn luyện và cho thế giới thấy bạn là ai.

name

Nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp hay một đất nước luôn phải đối mặt với sự bất ổn. Đó có thể là những cuộc khủng hoảng kinh tế, những vụ tấn công khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh. Trong cơn biến động, những giải pháp thông thường và rập khuôn sẽ không phát huy hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần có một phong cách lãnh đạo mới để dẫn dắt tổ chức của họ vượt qua sóng gió.

Trong cuốn Thuật lãnh đạo trong khủng hoảng và biến động, các chuyên gia đến từ trường Đại học Harvard giới thiệu với bạn đọc một mô hình rất thực tế và hiệu quả mang tên Siêu lãnh đạo, đồng thời đưa ra ví dụ về những nhà lãnh đạo từng tham gia vào chiến dịch ứng phó với các cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thế giới. Mô hình Siêu lãnh đạo bao gồm ba khía cạnh: con người, tình huống và sự kết nối. Trước hết, bạn cần trả lời được câu hỏi “Bạn là ai?”, đồng thời hiểu rõ về vai trò của bản năng trong quá trình lãnh đạo. Thứ hai, trên cương vị nhà siêu lãnh đạo, bạn cần xác định rõ ràng tình huống nào đang xảy ra và phải làm gì để ứng phó. Sau cùng, bạn phải thiết lập sự kết nối thông qua các chiều lãnh đạo khác nhau: lên trên, xuống dưới, ngang hàng, và ra ngoài. Ở phần cuối của cuốn sách, các tác giả đưa ra một phương pháp lãnh đạo giúp các bên liên quan đạt được sự đồng thuận trong khủng hoảng và biến động mang tên Chuyến đi dạo trong rừng. Thông qua “chuyến đi dạo” này, các bên sẽ hiểu rõ về những mong muốn và yêu cầu của nhau, hóa giải được xung đột và chung tay đẩy lui sự bất ổn.

Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, chúng ta cần đến năng lực Siêu lãnh đạo hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như lãnh đạo quốc gia cần nắm bắt đầy đủ ba chiều kích của Siêu lãnh đạo để giúp công ty hay đất nước của mình đứng vững trong đại dịch, và phục hồi trong giai đoạn Hậu COVID. Điều quan trọng nhất là phải đồng sức đồng lòng và hiểu rằng mỗi bên có quan điểm khác nhau về vấn đề. Đó là điều kiện tiên quyết để vượt qua khủng hoảng và biến động.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Chương 1. 102 giờ khủng hoảng

Chương 2. Chớp lấy cơ hội

Chương 3. Sự phức tạp là sự phức tạp

Chương 4. Tư duy siêu lãnh đạo

Chương 5. Tạo đòn bẩy

Chương 6. Khía cạnh thứ nhất

Chương 7. Khía cạnh thứ hai

Chương 8. Khía cạnh thứ ba

Chương 9. Sự kết nối

Chương 10. Sự kết nối

Chương 11. Chuyến đi dạo trong rừng

Chương 12. Vào lúc quan trọng nhất

Chương 13. Định hình sự thay đổi

Chương 14. Mệnh lệnh siêu lãnh đạo

Thông tin tác giả:

Leonard J. Marcus, Eric J.McNulty, Joseph M. Henderson, and Barry C.Dorn là những trụ cột của Sáng kiến Huấn luyện Lãnh đạo Sẵn sàng Ứng phó Quốc gia (NPLI), một chương trình của Đại học Harvard. Học viên của chương trình này trở thành những nhà lãnh đạo chiến dịch ứng phó với các khủng hoảng như đại dịch H1N1, sự cố tràn dầu của giàn khoan Deepwater Horizon, siêu bão Sandy…

Trích đoạn sách:

“Một mối gắn kết đã được hình thành giữa người đứng đầu các cơ quan và tổ chức này. Sức mạnh của “Boston mạnh mẽ” trỗi dậy từ một mục tiêu chung thống nhất lan tỏa từ các nhà lãnh đạo này tới cộng đồng rồi từ cộng đồng dội ngược lại. Đúng vậy, ở đây có những sự cạnh tranh, ganh đua nhau và đáng lẽ đã dẫn đến sự phân tâm và các tính toán sai lầm. Boston vốn rất thích cạnh tranh: giữa các cơ quan thi hành luật, giữa các trung tâm y tế, cũng như giữa các quan chức liên bang, trong bang, và trong vùng với nhau. Chúng tôi không muốn phủ nhận rằng không có dấu vết nào của sự cạnh tranh trong đợt ứng phó với vụ đánh bom này. Chỉ có điều, sự ganh đua đó không phải là lực lượng định hình nên 102 giờ ấy. Các vị lãnh đạo này đã vượt qua được sự khác biệt giữa họ, và bằng trực giác, họ biết rằng họ sẽ mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn rất nhiều nếu phối hợp với nhau. Họ cũng biết rằng bản thân họ nói riêng và thành phố nói chung sẽ suy yếu đi rất nhiều nếu họ hành động độc lập hoặc theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Họ thiết lập một tiếng nói chung ngay từ đầu và duy trì nó trong suốt tuần đó. Nói một cách đơn giản nhưng vẫn rất ấn tượng thì, những kẻ khủng bố – những kẻ xấu – là “phe địch”. Tất cả những người khác đều thuộc về “phe ta”. Chiến dịch ứng phó này lấy sức mạnh từ cảm thức chung về mối liên kết, sự hỗ trợ, và sự tin tưởng lẫn nhau.

[…]

“Vì sao bạn lãnh đạo?

Vì sao bạn lãnh đạo? Mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhưng hầu hết mọi người đều sẽ đề cập đến những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Kiến tạo ý nghĩa là trọng tâm trong trải nghiệm về cuộc sống của con người. Đối với một số người, ý nghĩa của cuộc sống nằm ở việc tìm kiếm một mục đích và cố gắng tạo ra một sự khác biệt trong xã hội. Đối với một số khác, ý nghĩa được đo lường bằng tiền bạc và sự thống trị trên thị trường. Ý nghĩa có thể liên quan đến việc đạt được quyền lực, được ghi nhận, sửa chữa những điều sai trái, vượt qua những khó khăn, tìm kiếm sự hứng khởi, bảo vệ một truyền thống, hoặc thiết lập một truyền thống mới. Một số người đón nhận sứ mệnh của một tổ chức như sứ mệnh của chính mình. Câu trả lời của bạn là gì?

Điểm khác biệt của các nhà siêu lãnh đạo nằm ở niềm đam mê và sự cam kết mà họ đưa vào công cuộc tìm kiếm ý nghĩa của mình: nó khích lệ và lôi kéo sự tham gia của những người khác.

Người ta đi theo các nhà lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo đó giúp họ trong công cuộc tìm kiếm ý nghĩa. Đó có thể là một nhà lãnh đạo chính trị, nhà lãnh đạo tinh thần, nhà lãnh đạo kinh doanh, hay nhà lãnh đạo nghệ thuật. Người ta tập hợp đằng sau các vị lãnh đạo này dù rằng những người đó không trả lương hay không giám sát công việc của họ. Hãy hình dung về những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho bạn và là những người mà bạn đi theo. Bạn tin tưởng vào họ và nhìn thấy những niềm khao khát của mình trong những khát khao của họ. Bạn trân trọng việc họ ghi nhận giá trị của bạn. Bạn không chỉ có mặt ở đó khi các nhà lãnh đạo này khích lệ và ghi nhận những nỗ lực của bạn. Bạn còn chia sẻ và khuếch tán niềm đam mê của họ.

Có một cảm giác rất mãn nguyện khi đi theo những người vạch ra được các giải pháp hiệu quả và sáng tạo, đồng thời lại biết thực lòng quan tâm đến những người xung quanh. Cách lãnh đạo này có thể khích lệ người khác làm việc hăng say và củng cố long trung thành của họ hơn bất kỳ bản mô tả công việc hay bản đánh giá hiệu suất làm việc nào. Siêu lãnh đạo theo cách này rất có ý nghĩa về mặt huy động năng lượng của tập thể. Nó mang lại sự mãn nguyện trong những thành tích mà bạn đạt được, và cũng khiến những người mà bạn lãnh đạo thỏa mãn.”

[…]

“Một cách để đạt được trật tự là phát huy tầm ảnh hưởng thay vì áp dụng quyền lực. Bạn có thể lôi kéo mọi người bằng cách vạch ra một mục tiêu và trình bày nó rõ ràng để qua đó kêu gọi sự tham gia và hành động tự nguyện của họ. Thu hút mọi người khác với ra lệnh cho mọi người. Khi bạn thuyết phục được mọi người, họ sẽ tập trung nhau lại vì họ tin tưởng vào sứ mệnh mà bạn đặt ra và muốn được đóng góp cũng như tham gia vào đó. Họ biết cách củng cố trật tự, và làm điều đó với lòng nhiệt tình. Khi không có sự hiện diện của các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt từ trên xuống, họ sẽ được tự do nâng cao năng lực thích nghi của mình để đáp ứng những thách thức mà họ phải đối mặt. Bạn còn nhớ trí tuệ đàn được thể hiện trong chiến dịch ứng phó với các vụ đánh bom khủng bố trong cuộc đua marathon ở Boston chứ? Nó thể hiện sự trật tự ở mức cao vượt quá phạm vi của các biện pháp kiểm soát.

Là một nhà siêu lãnh đạo, bạn thu hút mọi người tự nguyện đi theo mình. Họ được khích lệ từ nhân cách, các giá trị, và mục đích của bạn. Sức hút của tài năng lãnh đạo hấp dẫn hơn nhiều so với sự kiểm soát.”

[…]

“Các nhà siêu lãnh đạo hiếm khi chỉ dựa vào thẩm quyền chính thức, ngay cả trong những tình huống họ có thẩm quyền trong tay. Sự kết hợp tối ưu giữa thẩm quyền và tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào bối cảnh trong đó bạn đứng ra lãnh đạo.

Điều này đặc biệt đúng khi bạn lãnh đạo ngang hàng với những người đồng cấp và lãnh đạo ra ngoài đối với các nhà cung cấp, cơ quan điều tiết của chính phủ, các tổ chức cộng đồng, và những người khác không nằm trong tổ chức của mình. Dĩ nhiên, bạn có thể lấy thẩm quyền từ địa vị của mình, hồ sơ thành tích, các thỏa thuận và hợp đồng trong nội bộ tổ chức, và danh tiếng của công ty. Nhưng bạn không có thẩm quyền trực tiếp theo cấp bậc đối với các bên nói trên. Chẳng hạn, một bác sĩ có thể không có vị trí cao trong sơ đồ tổ chức của bệnh viện, nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến các công việc trong bệnh viện. Bất luận thẩm quyền của bạn có quy mô như thế nào hay có nguồn gốc từ đâu, thì để thành công, các nỗ lực của bạn phải có mối quan hệ tương thuộc với nỗ lực và nguồn lực của những người khác. Đó là khi bạn dựa vào tầm ảnh hưởng. Khi kết hợp thẩm quyền chính thức đang có trong tay với tầm ảnh hưởng mà bạn tạo ra, bạn sẽ thu về năng lực lôi kéo sự tham gia của người khác và hoàn thành sứ mệnh đã đặt ra cho mình.”

name

Bạn có muốn tích lũy cho kế hoạch tương lai? Bạn có muốn gia tăng tài sản phục vụ cho những mục đích dài hạn? Bạn bắt đầu quan tâm và tìm hiểu kế hoạch tài chính cá nhân. Bạn nghe nhiều về sự cần thiết của việc đầu tư để tích lũy tài chính cho tương lai nhưng băn khoăn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp ? Và bạn được khuyên rằng đầu tư cổ phiếu chính là giải pháp thông minh cho kế hoạch tài chính cá nhân của bạn, ngay cả khi bạn chỉ có nguồn vốn hạn hẹp. Nhưng làm thế nào để bắt đầu khi bạn không có kiến thức tài chính, bạn mơ hồ về các thuật ngữ kinh tế và thậm chí bạn chưa từng xem một bản tin tài chính. Đầu tư chứng khoán khôn ngoan khi bạn không phải “cá mập” chính là cuốn sách dành cho bạn.

Cuốn sách Đầu tư chứng khoán khôn ngoan khi bạn không phải cá mập chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tư cho bạn. Tạo nền tảng chuẩn bị cho những nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu và gia nhập thị trường, cuốn sách hướng dẫn tổng quát về thị trường chứng khoán, cổ phiếu với nhiều loại khác nhau, quy trình mở tài khoản và thao tác đặt lệnh giao dịch. Bạn đọc cũng được hướng dẫn căn bản về phân tích cổ phiếu như theo dõi biểu đồ giá, thuật toán giao dịch, lựa chọn cổ phiếu, xây dựng danh mục hay phân bổ vị thế. Trọng tâm của cuốn sách là tháp lựa chọn cổ phiếu với tám cấp độ khác nhau cho phép những nhà đầu tư tiềm năng lựa chọn phương pháp và chiến lược giao dịch cổ phiếu khôn ngoan và phù hợp nhất.

name

Nhiều người có thể sống đến GIÀ, nhưng không phải ai cũng có thể SỐNG KHỎE ĐẾN GIÀ!

Mỗi cá nhân không chỉ là những sinh vật xác thịt mà là sự tổng hòa của ba phần: tinh thần - tâm hồn (tâm trí, ý chí và cảm xúc), và thân thể. Và mỗi phần đó đều cần có sự chăm sóc và bảo trì phù hợp.

Đúng như tên gọi, “Cuốn sách nhỏ giúp bạn SỐNG KHỎE ĐẾN GIÀ” sẽ đưa ra 12 lời khuyên giúp chúng ta nhìn lại cuộc sống và thực hành để có một sức khỏe bền bỉ, hài hòa giữa ba phần của cơ thể đến tận giai đoạn cuối của cuộc đời.

Mỗi lời khuyên không chỉ hướng đến tác động ở một khía cạnh thông thường mà sẽ là những bài thực hành luyện tập và suy nghĩ tích cực cho tinh thần, tâm hồn và thân thể. Đặc biệt, đối với tác giả, phần tinh thần và tâm hồn được đặt cân bằng với thân thể và cần được chúng ta vun đắp, chăm sóc mỗi ngày – điều mà rất nhiều người hiện nay không chú trọng.

Cuốn sách không có những bí quyết to lớn hay điều bí mật gì cả. Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ được tổng hợp qua từng năm tháng sống và trải nghiệm trong cuộc đời này của Joyce Meyer - tác giả của hàng trăm cuốn sách truyền cảm hứng bán chạy trên khắp thế giới như “100 Ways to Simplify Your Life”, “Healing the Soul of a Woman”…

name

Phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo là tầm nhìn dài hạn, và thước đo quan trọng của một doanh nghiệp là khả năng tăng trưởng bền vững. Vì vậy, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ luôn hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp. Phát triển nhân sự kế cận - lớp lãnh đạo tương lai có thể thay thế các vị trí chủ chốt là chìa khóa cho thành công dài hạn của mọi doanh nghiệp. Trong cuốn sách Biến tầm nhìn thành hành động, John C. Maxwell chia sẻ với bạn đọc những bài học quan trọng nhất về quá trình phát triển nhà lãnh đạo.

John C. Maxwell là tác giả bán chạy số 1 của New York Times, là lãnh đạo hàng đầu trong kinh doanh theo đánh giá của American Management Association và là chuyên gia về kỹ năng lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất thế giới theo tạp chí Business Insider và Inc. Ông cũng là tác giả nổi tiếng về kỹ năng lãnh đạo với nhiều tác phẩm được xem là « kinh thánh về lãnh đạo » Những tổ chức mà ông sáng lập, bao gồm John Maxwell Company, John Maxwell Team, EQUIP, và John Maxwell Leadership Foundation đã đào tạo và huấn luyện hàng nghìn nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.

Phát triển lãnh đạo, hay quá trình sản sinh những nhà lãnh đạo mới, là chìa khóa cho sự thành công dài hạn của mỗi doanh nghiệp, bởi khi ngừng phát triển lãnh đạo, doanh nghiệp ngừng tăng trưởng. Trong cuốn sách mới này, tác giả nổi tiếng nhất về lãnh đạo sẽ dẫn dắt người đọc từng bước, từ xác định, thu hút, hiểu rõ, khích lệ, trang bị, trao quyền, định vị, đến cố vấn nhà lãnh đạo, từ đó hình thành « văn hóa lãnh đạo » - nơi tái tạo và cộng dồn giá trị của các nhà lãnh đạo.

Trong cuốn sách này, John C. Maxwell hướng dẫn bạn đọc :

Lập « bàn lãnh đạo », nơi bạn thu hút và tập hợp những nhà lãnh đạo tiềm năng, chào mừng và tạo cơ hội trải nghiệm lãnh đạo cho họ. Bất kỳ ai có tiềm năng đều được trao cơ hội.

Xác định bảy động lực khích lệ mỗi người và từ đó dẫn dắt họ một cách phù hợp. Tập trung trước hết vào động lực quan trọng nhất. Đó là mục đích, sự tự chủ, các mối quan hệ, sụ tiến bộ, sự thành thạo, sụ thừa nhận hay đơn giản là lợi ích kinh tế?

Hình thành một nhóm hướng tới sự thành công. Tác giả đề cập đến phương pháp 10-80-10 để tập hợp và đặt mỗi người vào từng vị trí phù hợp trong một đội, trao quyền cho họ, và đảm bảo họ có thể chạm tới vạch đích. Đây là cách bạn xây dựng một đội nhóm thành công. 

Huấn luyện nhà lãnh đạo lên tầm cao hơn và huấn luyện chính họ trở thành những người phát triển nhà lãnh đạo.

“Người lãnh đạo vĩ đại nhất không nhất thiết là người làm nên những điều tuyệt vời nhất. Họ là người trao quyền để người khác làm nên những điều tuyệt vời.”

Đối với mỗi cá nhân nhà lãnh đạo muốn tiến xa hơn nữa trên chiếc thang lãnh đạo, hay đối với mỗi doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững và tạo giá trị dài hạn, Biến tầm nhìn thành hành động chính là chìa khóa.  Phát triển nhân lực kế cận là nơi nhà lãnh đạo thực sự trải nghiệm nhân cấp giá trị của việc phát triển nhà lãnh đạo và bước lên nấc thang cao nhất của hành trình lãnh đạo.

name

Đa số quản lí cấp trung thường được miêu tả như “lớp người bị kẹp ở giữa”. Họ phải vâng lời cấp trên, lại cần quản lí cấp dưới. Vậy làm thế nào để thu xếp ổn thỏa những loại quan hệ phức tạp nói trên?

Đối với quản lí cấp trung, sử dụng nhuần nhuyễn các tuyệt chiêu Mặt dày tâm đen là yêu cầu bắt buộc. Để giúp đỡ các nhà quản lí, cuốn sách này cung cấp các cách thức:

• Thiết lập quyền uy nơi công sở

• Cắt đặt nhân sự, trọng dụng nhân tài

• Thu phục nhân tâm, bồi dưỡng tâm phúc

• Thưởng, phạt hợp lí

Chốn công sở tuy phức tạp nhưng không phải là nơi hang hùm miệng rắn. Nắm được tinh túy của tinh thần Mặt dày tâm đen và ứng dụng chúng thành thạo, các quản lí cấp trung sẽ có đủ bản lĩnh để lèo lái văn phòng nề nếp và ngày một thăng tiến.

Mục đích chính của cuốn sách này là cung cấp cho độc giả là những quản lí cấp trung các cách thức ứng đối tại nơi làm việc để có thể thuận lợi lèo lái chốn văn phòng và ngày càng tỏa sáng.

Đối với quản lí cấp trung, một ngày của bạn không chỉ xoay quanh công việc mà còn có những mối quan hệ khác cần xử lí. Là “lớp người bị kẹp ở giữa”, bạn vừa phải tuân thủ phân công của cấp trên, vừa phải động viên và điều phối với cấp dưới, đồng thời lại phải ứng đối với đồng nghiệp. Để thu xếp ổn thỏa những loại quan hệ nói trên, cuốn sách này sẽ là cẩm nang không thể thiếu của bạn.

Với sáu chiêu thức Mặt dày tâm đen, cuốn sách sẽ hướng dẫn các quản lí cấp trung cách thức: Tạo dựng uy thế của nhà lãnh đạo nơi công sở; Giỏi trọng dụng nhân tài; Thu phục nhân tâm để bồi dưỡng tâm phúc; Dùng người đúng việc để “vắt kiệt” tài năng; Bồi dưỡng cấp dưới tiềm năng; Cứng rắn đối phó với cấp dưới đối địch. Từ những ví dụ là các câu chuyện thực tế xảy ra ở chốn văn phòng, các nhà quản lí cấp trung sẽ rất dễ dàng áp dụng những bài học kinh nghiệm mà tác giả cung cấp.

Thành thạo kĩ năng Mặt dày tâm đen, các nhà quản lí cấp trung nhất định sẽ có một sự nghiệp thành công.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trung Thực (1942-2016) tên đầy đủ là Trần Trung Thực.

Ông bắt đầu viết văn xuôi vào năm 1965.

Năm 1979, sau khi trở thành thành viên của Hội nhà văn Trung Quốc, ông đã xuất bản 9 cuốn tiểu thuyết, hơn 80 truyện ngắn và hơn 50 tác phẩm phóng sự, văn xuôi và tiểu luận.

Các tác phẩm của ông đã đạt nhiều giải thưởng danh giá như Tác phẩm xuất sắc quốc gia năm 1979, Giải thưởng Văn học đương đại, Giải thưởng Phóng sự Quốc gia…

name

Thay Đổi Tâm Trí Bất Kỳ Ai

Mỗi người đều có thứ họ muốn thay đổi. Người bán hàng muốn thay đổi suy nghĩ của người mua. Nhân viên muốn thay đổi góc nhìn của sếp, lãnh đạo thì muốn thay đổi cả tổ chức. Phụ huynh muốn thay đổi cách hành xử của con cái…

Thế nhưng để thay đổi thì không dễ dàng. Trong cuốn “Thay đổi tâm trí bất kỳ ai”, Jonah Berger chỉ ra những cách thức giúp đẩy nhanh quá trình thay đổi. Chúng ta không phải thúc ép mà nên loại bỏ rào cản ngăn sự thay đổi xảy ra.

Xuyên suốt cuốn sách này, người đọc thấy được các phương pháp tân tiến nhất để thay đổi. Hiểu được làm cách nào, khi nào và tại sao con người lại xoay chuyển niềm tin của họ, thay đổi hành động, tiếp nhận những quan điểm mới mẻ và khác biệt hơn.

Bạn sẽ hiểu được rằng tại sao những chấn thương nghiêm trọng thì nhanh hồi phục hơn so với những vết thương nhỏ, tại sao giá trị tiềm năng phải nhiều hơn ít nhất 2,6 lần rủi ro tiềm tàng thì mới thuyết phục được khách hàng tham gia đặt cược… Và bạn cũng sẽ học được cách để cấp trên ủng hộ ý kiến của mình, thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm hay thậm chí là khiến bọn trẻ chịu ăn rau.

Chỉ cần đóng vai một chất xúc tác và cố gắng giảm bớt các vật cản, thì chính bạn, cũng có thể thay đổi suy nghĩ của bất cứ ai.

Thông tin tác giả:

Jonah Berger là một giáo sư chuyên ngành marketing tại trường Wharton thuộc Đại học Pennysylvania và cũng là tác giả nổi tiếng toàn cầu. Ông cũng là một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thay đổi hành vi, ảnh hưởng xã hội và marketing truyền miệng. Hơn 50 bài báo của ông đã được đăng trên các tạp chí học thuật hàng đầu và các ghi chép của ông thường xuất hiện trên những ấn phẩm như New York Times, Wall Street Journa và cả Harvard Business Review. Berger được chọn để đưa ra lời khuyên cho những công ty như Google, Apple, Nike và cả Bill & Melinda Gates Foundation. Ông là một trong những người sáng tạo nhất trong lĩnh vực kinh doanh của tờ Fast Company và các tác phẩm của ông nhiều lần xuất hiện trong mục “các ý tưởng của năm” của The New York Times.

name

OKRs, Hiểu đúng, làm đúng

Cách để áp dụng thành công OKRs ngay từ đầu

Đặc điểm của “OKRs, Hiểu đúng, làm đúng”:

- “Hướng dẫn thực hành OKRs”; Giải tỏa các hiểu nhầm về OKRs và giúp thực hiện thành công OKRs ngay từ đầu.

- Cuốn sách dành cho bất kì cá nhân, tổ chức, đội nhóm, doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đang loay hoay tìm ra cách quản trị hiệu quả để vươn đến sự phát triển vượt trội trong tương lai.

- Được viết từ một chuyên gia, Founder của cộng đồng VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam; Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam – Mr. Mai Xuân Đạt.

- Đọc “OKRs, Hiểu đúng, làm đúng” sẽ giúp “hiểu đúng” về phương pháp quản trị OKRs, và tiến đến “làm đúng” để đạt tới hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

Các đoạn hay trong sách:

Thực ra tôi đã biết đến OKRs từ khoảng năm 2015, 2016. Là một tín đồ của Google, gần như tôi tìm hiểu hết những gì Google làm, đã từng và sẽ làm. Khi nhắc đến Google, người ta luôn nói tới OKRs như một trong những lí do quan trọng nhất giải thích cho sự phát triển thần kì của Google. Tôi đã thử OKRs vào năm 2018, cho một công ty nhỏ mới mở của mình. Chúng tôi đã đặt ra các Mục tiêu và Kết quả chính cho 2 quý. Nhưng rồi tôi thấy OKRs quá đơn giản và không mang lại chút kết quả nào, nên tôi đã từ bỏ.

Đáng lẽ, tôi đã không đọc Measure What Matter, vì ấn tượng không tốt đối với OKRs khi triển khai không thấy hiệu quả. Nhưng thật may mắn, một trong những thành viên quan trọng của công ty là Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Marketing chiến lược, đã đọc cuốn sách này và yêu cầu một cuộc họp cấp cap để giải thích về OKRs. Trong vòng 2 tiếng trình bày, Hưng đã chia sẻ những điều tôi chưa từng biết về OKRs, về tính trong suốt của OKRs, về cách tạo ra các bộ OKRs, về việc OKRs thuộc về cá nhân… Tất cả những điều thú vị đó, đến từ Measure What Matter, cuốn sách có ấn bản tiếng Việt vào quý III năm 2019 (sau khi tôi áp dụng OKRs thất bại lần đầu).

Và thế là tôi đã ngấu nghiến OKRs trong suốt 2 tuần ở nhà. Trở lại công ty sau khi đã chắc chắn hiểu về OKRs, tôi biết rằng mình đã có cách để điều hành công việc. Và tuyên ngôn lúc này của công ty là “Hoặc là OKRs, hoặc không là gì cả”.

Đúng thật chúng tôi đã phải vật lộn với OKRs trong 2 quý đầu bằng sự quyết tâm sống còn: “Hoặc áp dụng thành công OKRs, hoặc sẽ phải đóng cửa công ty”. Chỉ đến quý thứ ba thực hành OKRs, chúng tôi mới bắt đầu ổn.

Trong thời gian đó, bản thân tôi cũng đã tìm hiểu thêm về OKRs từ rất nhiều chuyên gia khác, trong đó nổi bật có: Paul R.Niven và Ben Lamorte, đồng tác giả của cuốn sách Objective & Key Results” rất nổi tiếng được xuất bản cuối 2016; Felipe Castro, một diễn giả - nhà tư vấn – nhà huấn luyện OKRs.

-          Kết hợp giữa “Kinh thánh OKRs” của John Doerr và những tư tưởng khác từ Paul R.Niven và Ben Lamorte, Felipe Castro, tôi đã khắc phục được một số vấn đề cản trở việc áp dụng OKRs từ đội ngũ nhân viên của mình.

-          Tổ chức của bạn sẽ thất bại với OKRs nếu tồn tại những quản lí xấu tính, hay áp đặt, thiếu tin tưởng ở nhân viên. Vì OKRs là sự hợp tác  nên mình bạch và lắng nghe là những yếu tố bắt buộc cần có.

-          Andy Grove, người sáng lập OKRs từng nói “Các công ty tồi bị phá hủy bởi khủng hoảng, các công ty tốt tồn tại được trong khủng hoảng, còn các công ty tuyệt vời tiến bộ ngay trong khủng hoảng.

-          KPIs đôi khi được gọi là số liệu sức khỏe, vì chúng giúp bạn theo dõi sức khỏe tổng thể của tổ chức. Giống như các chỉ số sức khỏe của bạn, chúng cần được theo dõi. Và nếu mọi thứ đang ở ngưỡng an toàn, bạn chỉ cần tiếp tục sống một cách bình thản như mọi ngày. Và nếu có chỉ số chạm ngưỡng an toàn, bạn sẽ cần hành động.

OKRs thì khác, OKRs giống như bạn tham gia một khóa huấn luyện GYM. Bạn có các chỉ số phân tích cơ thể, và sau đó bạn có các chỉ số mục tiêu cần đạt được: lượng mỡ trong cơ thể, lượng cơ, nhịp tim, sự cân đối giữa các phần của cơ thể… Sau mỗi thời gian tập GYM cùng huấn luyện viên, bạn đo lại chỉ số cơ thể mình để biết rằng mọi thứ có đang đi đúng hướng hay không và bạn nên điều chỉnh như thế nào. Và nếu bạn đã quen với việc tập GYM, ngay cả khi đã đạt được các chỉ số cân bằng đáng mơ ước, bạn sẽ vẫn tiếp tục, bởi bạn biết bản thân mình còn có thể tốt hơn nữa. Sau khi giảm mỡ, bạn sẽ khiến cơ thể săn chắc hơn hoặc một số bộ phận nở nang hơn chứ?

OKRs là như vậy, nếu một mục tiêu nào đó lặp đi lặp lại và đi ngang nghĩ là chúng ta cần xem xét thúc đẩy mục tiêu đó trong chu kì tiếp theo. OKRs không chỉ đo hiệu suất cho thấy sức khỏe của tổ chức, OKRs thúc đẩy cả tổ chức đi lên không ngừng nghỉ, thậm chí là đi rất xa (với OKRs tham vọng).

 

Về tác giả:

MAI XUÂN ĐẠT

Nhà huấn luyện OKRs – Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam. Founder VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam.

Đồng thời là CEO SEONGON, RedMonsters, các Agency uy tín trong lĩnh vực Digital, Google Marketing, Content Marketing…

name

Khách hàng hạnh phúc. Nhân viên nhiệt huyết. Một thương hiệu được biết đến với việc luôn thực hiện những lời hứa của mình.

Đó là sức mạnh của trải nghiệm WOW.

Từ khi ra đời năm 1999 đến khi được Amazon mua lại vào năm 2009, Zappos luôn giữ vững tinh thần kinh doanh đột phá và nhân viên sáng tạo triệt để. Zappos đã tồn tại và phát triển trước sự ngỡ ngàng của giới doanh nhân toàn cầu. Họ đã làm như thế nào để đạt được điều đó?

Trong Trải nghiệm WOW, nhân viên từ mọi bộ phận của Zappos sẽ chia sẻ những câu chuyện cũng như bài học mà họ có được từ việc cung cấp dịch vụ khách hàng bằng cả trái tim.

Cho dù bạn là khách hàng, nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông, doanh nhân hay độc giả tình cờ, cuốn sách này sẽ cho bạn thấy việc dẫn dắt và lan tỏa cảm xúc tích cực tại nơi làm việc có thể thay đổi doanh nghiệp, cộng đồng của bạn và cuộc sống của bạn như thế nào.

Về tác giả:

ZAPPOS.COM là một công ty dịch vụ khách hàng, tham gia các hoạt động bán giày, quần áo và phụ kiện online. Nổi tiếng với 10 giá trị cốt lõi và cơ cấu tổ chức độc đáo, Zappos tiếp cận việc chiêu mộ theo cách thức vừa có tính chọn lọc cao vừa tập trung vào việc tìm kiếm các ứng viên sẽ khiến khách hàng phải thốt lên: “WOW”. Những nhân viên của Zappos (hay Zapponian, như cách họ tự gọi) đưa ra quyết định kinh doanh hằng ngày nhưng vẫn luôn ghi nhớ tính kiên cường trong văn hóa của họ. Những câu chuyện được biên soạn trong cuốn sách Sức mạnh của trải nghiệm WOW này cung cấp một cái nhìn hậu trường về sự phát triển của một thương hiệu bị ám ảnh bởi dịch vụ và cách nó lên kế hoạch để tiếp tục mang hạnh phúc cho thế giới trong 500 năm tới.

Ở tuổi 24, Tony Hsieh gia nhập Zappos với tư cách là cố vấn và nhà đầu tư, cuối cùng đã trở thành CEO và giúp Zappos phát triển từ gần như một công ty kinh doanh không hiệu quả cho đến một công ty trị giá hàng tỷ đô-la nhờ dịch vụ khách hàng, văn hóa công ty và cộng đồng của nó. Tony cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy số 1 của tờ New York Times, cuốn Tỷ phú bán giày. Nơi cư trú: Las Vegas, tiểu bang Nevada, Mỹ.

Chỉ chắp bút cho những cuốn sách truyền cảm hứng và nâng tầm mọi người, Mark Dagostino là đồng tác giả sách bán chạy số 1 của tờ New York Times và từng là cây viết của tạp chí People. Ông đã xuất hiện như một chuyên gia nổi tiếng trên CNN, Today, The Early Show, The View, Inside Edition, Entertainment Tonight và hàng chục chương trình truyền hình của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi cư trú: Stratham, tiểu bang New Hampshire, Mỹ.

Lời Giới thiệu

LỜI GIỚI THIỆU (Cho bản tiếng Việt)

Mùa xuân năm 2019, trong chuyến nghiên cứu thực tế về trải nghiệm khách hàng và văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm của các công ty hàng đầu, tôi có dịp lang thang ở Las Vegas, Hoa Kỳ. Một cửa hàng bán giầy đã gây chú ý đối với tôi bởi các tờ phướn với những dòng chữ: giảm giá, đóng cửa, tất cả hàng hóa phải giải phóng… được chăng đầy như cờ đỏ sao vàng ngày 2/9 ở nước ta.

Tôi bước vào bên trong, chợt cảm thấy chạnh lòng khi biết rằng đó lại là “những ngày cuối đời” của một thương hiệu bán lẻ thời trang sau 60 năm hoạt động, hãng Payless. Khi tôi tìm hiểu thêm, thì thấy một số khách hàng than thở: “Tật đáng tiếc, chất liệu của họ tốt, điều này thật không công bằng với những khách hàng già như chúng tôi”. Khách hàng khen sản phẩm của họ tốt, họ vẫn bị phá sản.

Một số chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp lý giải cho sự “ra đi” của Payless là vì có những công ty thương mại điện tử như Zappos.

Nhưng đó không hẳn là sự thật!

Mấu chốt cho sự thất bại của Payless và sự thành công của Zappos không hẳn là bốn chữ “thương mại điện tử”. Rất nhiều công ty thương mai điện tử bị dẹp tiệm, một số khác tồn tại và gánh những khoản lỗ khổng lồ. Bên cạnh đó, một số công ty bán lẻ thời trang có mô hình tương tự như Payless vẫn phát triển mạnh mẽ. Nordstrom là một ví dụ điển hình cho khả năng bám đuổi hành vi khách hàng và luôn thuộc top công ty hàng đầu trong ngành về kết quả tài chính.

Cho nên, điều mà Zappos chứng minh cho cả thế giới này biết không phải là sự thành công của một mô hình thương mại điện tử – online. Điều mà cả thế giới này nên học hỏi từ họ đó là khả năng xây dựng một văn hóa đậm đà bản sắc và cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Họ cho chúng ta biết lấy khách hàng làm trung tâm, cả với khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ là như thế nào. Điều mà rất nhiều công ty tuyên bố nhưng không thực sự hiểu, không thực sự làm.

Những công ty như Zappos hay Nordstrom đã chứng minh rằng lấy khách hàng làm trung tâm giúp họ nhạy cảm với sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng. Họ nhận ra những chuyển động đầu tiên của các xu hướng về hành vi người dùng, sớm hơn cả những công ty nghiên cứu thị trường. Năng lực thấu hiểu khách hàng đó khiến họ trường tồn trong khi những công ty khác vẫn bị “mù” với việc hiểu cảm xúc và mong muốn của khách hàng khi chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc đối thủ.

Zappos là công ty bán hàng online, nhưng những trải nghiệm mà họ tạo ra luôn đầy cảm xúc. Đây là một trong nhiều ví dụ mà họ đã tạo ra cho khách hàng.

Một phụ nữ đi du lịch, quên không mang theo đôi giầy yêu thích đã mua ở công ty nọ. Sẵn sàng mua đôi mới cho chuyến du lịch này, cô tìm trên website của công ty đó nhưng không còn nên gọi điện đến hotline để hỏi. Nhân viên công ty xác nhận hàng dự trữ cũng đã hết.

Nhưng sau khi cúp máy, nhân viên này lại cố gắng tìm kiếm sản phẩm đó cho khách hàng. Người nhân viên đã tìm thấy ở một cửa hàng khác, rồi mua và chuyển đến khách sạn của nữ khách hàng, miễn phí vận chuyển. Khách hàng bất ngờ và vui sướng!

Những hành động này là vô giá trong trải nghiệm khách hàng. Họ đã chạm đến trái tim của người mua. Khi tôi nói chuyện với Rob Siefker, người đứng đầu về dịch vụ khách hàng của Zappos, anh đã tiết lộ rằng những trải nghiệm tuyệt vời như vậy có thể được tạo nên bởi bất cứ nhân viên nào của công ty. Bởi vì, họ có một nền tảng văn hóa phục vụ, thứ quan trọng nhất khiến họ có khả năng kết nối với cảm xúc khách hàng một cách rất mạnh mẽ.

Công ty này có một chính sách kỳ lạ, đó là khi khách hàng đặt hàng, nếu hàng không còn, thì việc đầu tiên mà nhân viên đó cần làm là tìm ba website khác, nếu có món hàng mà khách hàng muốn mua thì hãy nói với họ. Nghĩa là họ đã chỉ cho khách hàng mua hàng của đối thủ rồi.

Khi tôi chia sẻ câu chuyện này, một số độc giả cho rằng, vì tôi là người truyền giáo về lấy khách hàng làm trung tâm nên tôi kể câu chuyện đó để giáo dục tinh thần phục vụ khách hàng chứ làm như vậy thì mất khách hàng. Có bạn trách: “Khách hàng họ cũng không ân huệ gì đâu, giới thiệu khách hàng sang chỗ khác là anh xúi dại, nhỡ các bạn làm theo và họ bị đuổi việc thì sao?”. Lời phản biện này chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng nó phản ánh một thông điệp lớn, đó chính là niềm tin!

Tôi không nói bạn ấy sai. Chỉ là tôi và bạn ấy có hai niềm tin khác nhau. Trong cuộc đời bán hàng của tôi, tôi đã tin vào những việc này mà không cần nhìn thấy ai làm trước đó. Tôi đã thực hiện những việc như vậy trước cả khi được nghe kể và được chứng kiến ai đó làm.

Sự khác nhau lớn nhất giữa hai loại hình công ty lấy khách hàng làm trung tâm và chưa lấy khách hàng làm trung tâm không phải ở phương pháp, công cụ hay công nghệ để làm việc đó, mà chính là niềm tin dành cho triết lý quản trị này. Niềm tin về việc lấy khách hàng làm trung tâm mới quyết định bạn có tạo nên một công ty có trải nghiệm xuất sắc hay không.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong số ít cuốn sách có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về niềm tin trên. Vì sao vậy? Vì nó được viết ra theo cách rất đặc biệt, không phải cách bạn thường thấy là được viết bởi những người sáng lập, hay CEO của công ty. Cuốn sách này được viết bởi chính nhân viên của Zappos – những người yêu quý, tự hào về nơi họ làm việc và trực tiếp đặt bút viết về những điều đã giúp họ tạo nên ấn tượng tốt đẹp, đầy tính nhân văn trong tâm trí khách hàng và cộng đồng.

 NGUYỄN DƯƠNG Chuyên gia trải nghiệm khách hàng - Tác giả cuốn sách Trải nghiệm khách hàng xuất sắc

Những lời khen tặng dành cho cuốn sách:

“Đây là cuốn sách nên đọc trong đời, kể về nỗ lực phi thường của một công ty trong một thế giới không ngừng thay đổi. Tony và Zappos đã tiên phong trong việc mở rộng quy mô tổ chức bằng tất cả nhiệt huyết và phần lớn câu chuyện của họ được chia sẻ minh bạch, khiêm tốn cùng lối kể chuyện tuyệt vời. Điều này mang lại cái nhìn tổng quát về tương lai của cách thức hoàn thành công việc tuy nhẹ nhàng mà vẫn vô cùng hiệu quả.” — David Allen, tác giả cuốn sách Get Things Done Hoàn thành mọi việc không hề khó)

“Khách hàng sẽ không bao giờ yêu thích một công ty nếuchính nhân viên không yêu quý nó và Zappos đã chứng minh điều này. Rất nhiều CEO thích viết sách để kể cho chúng ta nghe về công ty của họ tuyệt vời như thế nào; nhưng còn tuyệt vời hơn khi được nghe từ chính nhân viên làm việc ở đó.” —  Simon Sinek, tác giả sách bán chạy nhất của New York Times, Start with Why (Bắt đầu với câu hỏi tại sao) và Leaders Eat Last (Lãnh đạo luôn ăn sau cùng)

“Zappos là ví dụ điển hình về một công ty hiện đại đã nắm bắt được chân lý đơn giản: Những đam mê nhiệt huyết là tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức nào. Cuốn sách này là một lời nhắc nhở kịp thời rằng lãnh đạo của bất kỳ tổ chức nào cũng không thể bỏ qua giá trị của những nhân viên được truyền cảm hứng.” —  Chip Conley, doanh nhân ngành nhà hàng khách sạn, tác giả cuốn sách Wisdom at Work (tạm dịch: Khôn ngoan nơi công sở)

“Cuốn sách này mang đến một cái nhìn tổng quát về những nhà tư tưởng, những người mơ mộng và những người thực thi nhằm đưa Zappos vào cuộc sống hằng ngày. Những câu chuyện được tập hợp trong cuốn sách sẽ thúc đẩy niềm đam mê mà bạn có thể mang lại cho tổ chức của mình và đưa văn hóa của riêng bạn lên một tầm cao mới.” —  BJ Bueno, nhà sáng lập Công ty Cult Branding

“Trong một thập kỷ qua, tôi có cơ hội đào tạo hàng ngàn nhân viên Zappos. Thật là một công ty phi thường và kiên cường. Các câu chuyện và bài học cá nhân trong cuốn sách này đáng để tất cả lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại cầm lên đọc và bất kỳ ai muốn làm cho khách hàng cùng nhân viên phải thốt lên: WOW!” —  Tiến sĩ Sean Stephenson, diễn giả chuyên nghiệp và tác giả cuốn sách Get Off Your “But” (tạm dịch: Loại bỏ tâm lý “Nhưng”)

“Ngày nay, giữa nhận thức và thực tế tồn tại một khoảng cách không hề nhỏ và luôn được phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, khi bạn nhìn vào một công ty phát triển, đầy khát vọng như Zappos qua lăng kính này, bạn phải tự hỏi... liệu đây là sự cường điệu hay là thực tế? Cuốn sách này đem tới cái nhìn bao quát về nhân lực thúc đẩy Zappos – những con người thật sự điều hướng một công ty có tầm nhìn, một công ty thật sự làm tới nơi tới chốn. Trải nghiệm Wow cho thấy sự dễ bị tổn thương, sự chân thật và đưa bạn tới mọi ngóc ngách công ty của những con người đầy khao khát và được phát triển trên nền tảng của nó – con người là ưu tiên hàng đầu. Cuốn sách này không phải là một câu chuyện cường điệu, nó hoàn toàn thực tế.” —  Mick Ebeling, nhà sáng lập và CEO Not Impossible Labs

“Những nhân viên Zappos làm việc như những nghệ sĩ vĩ đại, giao tiếp như một gia đình đoàn kết và luôn vui cười như một nhóm người đang tham dự bữa tiệc ở Vegas. Và tôi yêu họ vì điều đó. Vì vậy, hãy đọc cuốn sách này, bạn sẽ không phải hối hận.” —  Joseph Gordon-Levitt, diễn viên và nhà sáng lập HITRECORD

 

 

name

Quảng cáo nói láo?

Ở cương vị một người tiêu dùng, chắc chắn rằng bạn thường xuyên tức điên lên trước những mẹo mực và mánh khóe của các nhà quảng cáo: Đoạn quảng cáo truyền hình kéo dài 30 giây; nội dung quảng cáo dàn kín một trang báo; hoặc những lá thư trực tiếp, e-mail mời chào, và cả phiếu mua hàng giảm giá…

Bạn cho rằng tất cả những thứ đó đang vô duyên xâm lấn vào không gian riêng tư của bạn, và doanh nghiệp đang nói láo để “lòe” bạn mua những sản phẩm không đúng với lời giới thiệu trong quảng cáo.

Người dùng khó chiều?

Ở cương vị nhà quảng cáo, các nhà tiếp thị lại cho rằng: Người dùng thật “khó chiều” vì thông qua quảng cáo, họ chỉ đang tìm cách chia sẻ thông tin về sản phẩm/dịch vụ tới người mua mà thôi.

Họ biện minh cho cái mác “sáng tạo” bằng nỗ lực hết mình để tạo ra sự đột phá trong những sản phẩm trí tuệ của họ.

Ai đúng ai sai giữa một bên là những người tiêu dùng vẫn đang phụ thuộc vào quảng cáo để xem được nội dung truyền thông “miễn phí” và một bên là những con người sáng tạo và giàu đam mê, nhưng cũng đồng thời cảm thấy vô cùng hoang mang trong một thế giới mà số phận của nó đang bị đe dọa.

Trích đoạn/ nhận xét:

Trong đoạn phim quảng cáo ra mắt năm 1970, một nhóm diễn viên trẻ em đóng vai Louis Armstrong, Fiorello La Guard và Barney Pressman thời nhỏ ngồi chơi trên một bậc cầu thang ở New York rồi hỏi nhau lớn lên thích làm gì. Armstrong nói cậu muốn làm nhạc sĩ. La Guardia nói muốn làm thị trưởng của New York. Duy nhất có cậu bé Barney Pressman đeo kính ngồi im lặng, vì thế hai người bạn quay sang gặng hỏi: “Lớn lên cậu muốn làm gì, Barney?” Nhà sáng lập tương lai của chuỗi cửa hàng quần áo Barney dừng lại một chút để chỉnh kính rồi điềm đạm nói: “Tớ không biết. Nhưng tất cả đều sẽ cần quần áo”.

Trong suốt hơn ba thập niên, trong các cuốn sách cũng như chuyên mục Biên niên về Truyền thông viết cho tạp chí The New Yorker, tôi đều đặn viết về cơn bão số đã và đang quét qua lĩnh vực truyền thông. Tôi đã thử “lần theo dấu vết” để tìm hiểu nguồn cơn của những thiệt hại về kinh tế đã giáng xuống đầu các tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình và phát thanh – tất cả đều chao đảo vì nguồn doanh thu từ quảng cáo bị thắt lại đột ngột, để rồi ào ạt chảy sang túi của những công ty kiểu Google, Facebook, cùng vô số công ty số mới ra đời khác. Chợt thấy văng vẳng đâu đây lời nói của cậu bé Barney Pressman thuở nào: “Tất cả đều sẽ cần đến quảng cáo và marketing”.

Có nhiều ước tính rất khác nhau về giá trị của ngành quảng cáo và marketing trên toàn thế giới, dao động trong khoảng 1000-2000 tỷ đô-la. Trong con số khổng lồ ấy, khoảng ba phần tư được xếp vào nhóm dành cho marketing. Thông thường, chúng ta không dùng kết hợp cả hai từ quảng cáo và marketing, mà chỉ đơn giản gộp chung thành “quảng cáo”. Sở dĩ như vậy là vì từ quảng cáo thông dụng hơn, và nếu lúc nào cũng phải nói cả hai khái niệm này cùng nhau thì thật dài dòng. Trên thực tế, quảng cáo và marketing có thể thay thế cho nhau. Tuy tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau, nhưng cả hai đều phải có thông điệp bán hàng đi kèm. Một đoạn quảng cáo trên truyền hình kéo dài 30 giây hay nội dung quảng cáo dàn kín một trang báo đều nhằm mục đích bán thứ gì đó, cũng đồng thời là thông điệp marketing. Một lá thư gửi trực tiếp, một thương hiệu mới được thiết kế lại, một e-mail mời chào hay một phiếu mua hàng giảm giá – tất cả đều được gom vào nhóm chi phí marketing, nhưng cùng lúc, chúng truyền tải thông điệp bán hàng của quảng cáo. Vì thế, cả hai nhóm này thực ra chỉ là một.

Nhưng quảng cáo và marketing, cũng như toàn bộ ngành truyền thông bấy lâu nay vẫn sống dựa vào chúng, đang trải qua một cơn chấn động mạnh trước làn sóng thay đổi đang ập đến, trầy trật tìm cách bán sản phẩm trên các thiết bị di động sao cho không gây phiền nhiễu đến người tiêu dùng, tìm cách tiếp cận thế hệ trẻ vốn đã quen tìm đủ cách để tránh né quảng cáo, tìm cách thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong thời đại không thiếu sự lựa chọn và khái niệm khán giả đại chúng gần như đã biến mất.

Trong vai trò một phóng viên, tôi thường quan tâm đến cả yếu tố gây đột phá và yếu tố bị đột phá. Cuốn sách đầu tay của tôi, The Streets Were Paved with Gold (tạm dịch: Đường phố lát vàng), xuất bản năm 1978, mô tả về sự kiện Thành phố New York hứng chịu cơn bão cấp 5 về kinh tế và xã hội đã hủy hoại cả một nền sản xuất, khiến tầng lớp trung lưu tại đây khốn đốn. Năm 1981, tôi tiếp tục tập trung vào những nạn nhân của sự thay đổi thông qua series ba bài viết trên The New Yorker, sau này được phát triển thành cuốn sách mang tựa đề The Underclass (tạm dịch: Tầng lớp dưới). Vào khoảng giữa thập niên 1980, tôi tới Phố Wall công tác một thời gian, kết quả là sự ra đời của cuốn sách Greed and Glory on Wall Street (tạm dịch: Lòng tham và vinh quang trên Phố Wall) – có thể coi đây là bài tường thuật trực tiếp từ chiến trường về lòng tham vô đáy và tai hại đã làm sụp đổ cả một gã khổng lồ như tập đoàn Lehman Brothers, một trong những công ty lâu đời nhất Phố Wall, đồng thời là tín hiệu cho thấy sự tham lam ở Phố Wall, nguồn gốc tạo ra các vụ bê bối về giao dịch nội gián mà quả đắng là những thảm họa như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Có thể nói vào thời điểm đó, tôi vẫn còn khá ngây thơ về sức mạnh kinh tế thực sự của ngành quảng cáo. Nhưng điều đó bắt đầu thay đổi vào năm 1985, khi tôi bước chân vào hành trình thám hiểm kéo dài gần 6 năm trong thế giới mạng truyền hình để tìm tư liệu cho cuốn sách Three Blind Mice (tạm dịch: Ba chú chuột mù) viết về việc ba mạng truyền hình lớn – CBS, NBC và ABC – bị chao đảo trước cú đột phá của một công nghệ mới mang tên truyền hình cáp. Trọng tâm của câu chuyện đó là quảng cáo, bởi khác với truyền hình cáp, các mạng truyền hình phụ thuộc 100% vào quảng cáo. Vì vậy, khi biên tập viên Tina Brown đáng mến của The New Yorker đề xuất mở một chuyên mục định kỳ cho tạp chí với tên gọi Biên niên về Giải trí, tôi đã phản đối. Tôi nói với cô ấy rằng trong quá trình tìm hiểu để viết cuốn Three Blind Mice, tôi đã được thấy phần nào sự chuyển mình của ngành truyền thông, nên cần có một cái tên bao quát hơn cho chuyên mục đó – Biên niên về Truyền thông – bởi các studio, nhà sản xuất, đài truyền hình và các công ty số đang ngày càng lấn sân nhau.

Trong phần tư thế kỷ tiếp theo, sự thay đổi đáng báo động là chủ đề xuyên suốt trong nhiều bài báo cũng như các cuốn sách của tôi, và phông nền cho những câu chuyện trong đó thường chính là lĩnh vực quảng cáo, một chủ đề vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Trong quá trình tìm hiểu để viết bài về Google cho The New Yorker, cũng là tiền đề cho cuốn sách Googled: The End of the World as We Know It (tạm dịch: Google: Sự kết thúc của thế giới như chúng ta biết), tôi được chứng kiến cuộc di dân của của các nhà quảng cáo từ truyền thông cũ sang truyền thông mới. Cuộc di dân này bắt đầu từ cuối thập niên 1990 rồi tăng tốc dần vào đầu thế kỷ mới, và không khó để nhận ra những tác động của nó. Cái khó thấy hơn là tác động của nó với chính bản thân ngành quảng cáo. Trong trí tưởng tượng của công chúng, chúng ta khi đó vẫn đang sống ở thời kỳ của Don Draper, nhưng tôi bắt đầu nhìn thấy ngày một rõ ràng hơn rằng lĩnh vực này, vốn có mối liên hệ mật thiết với cuộc đột phá vào nền tảng truyền thông cũ, cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn đe dọa đến sự tồn tại của nó.

Tìm hiểu lĩnh vực truyền thông mà không hiểu về quảng cáo và marketing – nguồn cung ứng nhiên liệu cho nó – cũng giống như tìm hiểu ngành sản xuất ô tô mà không để ý đến chi phí nhiên liệu. Sẽ là bất cẩn nếu một phóng viên chiến trường không thử tính toán xem liệu Tướng Patton có đủ xăng để đưa Binh đoàn Tăng số 3 đi xuyên nước Pháp vào năm 1944 hay không (ông ấy không có đủ xăng). Nhưng vấn đề sẽ không chỉ đơn thuần là sự bất cẩn nếu một phóng viên phụ trách mảng truyền thông lại không theo sát lĩnh vực quảng cáo và marketing trị giá lên tới 2.000 tỷ đô-la; bất kỳ ai dành ra một phút để nhìn vào núi tiền khổng lồ này đều sẽ nhận ra một sự thực không thể tránh khỏi: chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại mà thiếu marketing. Đúng vậy, marketing là một lực lượng thiếu thiện ý, luôn tìm cách thao túng cảm xúc của người tiêu dùng. Tôi cho rằng các độc giả của cuốn sách này sẽ có chung sự tức giận trước nhiều mẹo mực và mánh khóe mà các nhà tiếp thị áp dụng. Nhưng marketing có một mục đích tồn tại trong xã hội tự do, và sự trung thực về trí tuệ khiến chúng ta nhận ra những người muốn bán hàng cần tìm ra cách chia sẻ thông tin về họ với người tiêu dùng. Ở một nền kinh tế trong đó nhà nước không nắm vai trò thống trị, quảng cáo đóng vai trò cầu nối giữa người bán và người mua. Nghe có vẻ đây là một sự thực đã quá hiển nhiên, nhưng tôi cho rằng dẫu hiển nhiên, nó vẫn cần được nhắc đi nhắc lại. Và cây cầu đó hiện đang chòng chành bởi người tiêu dùng bực mình trước những quảng cáo vô duyên xâm lấn không gian riêng tư, trong khi họ vẫn phải phụ thuộc vào chúng để xem được nội dung truyền thông “miễn phí” hay được tài trợ. Nhìn từ góc độ này, người tiêu dùng là người bạn thiếu thiện chí, hay frenemy.

Khi đi sâu tìm hiểu thế giới này, chúng ta sẽ nhận ra thứ bị thay đổi ở đây không đơn thuần chỉ là dòng chảy của nguồn kinh phí cho hoạt động marketing. Bản thân cấu trúc của lĩnh vực quảng cáo đang bị tấn công mạnh mẽ trước sự xuất hiện của các đối thủ mới – bao gồm các công ty công nghệ, tư vấn, quan hệ công chúng và cung cấp nền tảng truyền thông – nhiều đối thủ trong số này bấy lâu nay vẫn kết liên minh với các hãng dịch vụ quảng cáo. Vậy là ngành quảng cáo từng yên ả một thời giờ đây phải chật vật chống đỡ những đòn tấn công của đội ngũ frenemy, tức những công ty vừa cạnh tranh vừa hợp tác với họ.

Suốt nhiều năm, tôi tìm hiểu lĩnh vực quảng cáo nhưng chỉ coi nó là một khía cạnh trong một câu chuyện khác mà tôi muốn kể. Thế rồi dần, từ lúc nào không hay, tôi chợt nhận ra mình sẽ học hỏi được nhiều điều nếu làm ngược lại và đi sâu vào lĩnh vực quảng cáo này, từ đó phóng tầm nhìn ra thế giới rộng lớn hơn ở bên ngoài – thế giới của trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI), thuật toán và dữ liệu lớn đang đặt ra những vấn đề trọng yếu, trong đó có các vấn đề về quyền riêng tư, về việc liệu khoa học quảng cáo có thể thay thế nghệ thuật, về việc liệu các mối quan hệ có còn quan trọng nữa không và về việc liệu công dân có thể đọc tin tức hay không, nếu có thì ở đâu.

Cuốn sách này nhắc đến những nhân vật đại diện cho các điểm căng thẳng bên trong thế giới này. Bạn sẽ gặp những nghệ sĩ như Bob Greenberg, nhà sáng lập hãng dịch vụ quảng cáo R/GA, người thường xuyên chỉ trích những vị lãnh đạo tài ba như Martin Sorrell, CEO của WPP, công ty dịch vụ quảng cáo và marketing lớn nhất thế giới; các nhà khoa học, trong đó có các kỹ sư của Facebook và IBM, những người nhiệt tình tin tưởng các công cụ mà họ tạo ra; các khách hàng, như Keith Weed của Unilever hay Beth Comstock và Linda Boff của GE, những người phải đau đầu xử lý vấn đề niềm tin giữa khách hàng với hãng dịch vụ quảng cáo; và bạn sẽ gặp cả Michael Kassan, một con người lôi cuốn với biệt tài dựa vào các mối quan hệ để kết nối nghệ sĩ, nhà quản lý, khách hàng và nhà khoa học với nhau.

Cuốn sách này đặt mục tiêu tìm hiểu sâu hơn thế giới này. Tôi đã cố gắng đặt mình vào vị trí của nhiều nhân vật quan trọng và các frenemy trong thế giới marketing, cả thế giới cũ và thế giới mới, cả ở phía tạo đột phá lẫn phía bị đột phá. Đó là thế giới của những con người sáng tạo và giàu đam mê, cũng đồng thời là thế giới hỗn độn trong bầu không khí hoang mang. Quan trọng hơn cả, cuốn sách này là câu chuyện kể về một thế giới mà số phận của nó đang bị đe dọa, đồng thời lý giải vì sao số phận lại có ý nghĩa quan trọng với tất cả chúng ta.

Nhận xét của độc giả uy tín:

“Cuốn sách đầy lôi cuốn này lý giải một lần nữa tại sao Auletta được coi là phóng viên đại thụ với biệt tài khắc họa sức hấp dẫn lẫn khả năng thay đổi thế giới của truyền thông và truyền thông đại chúng trong kỷ nguyên ngày nay.” - WWalter Issacson

Về tác giả:

Ken Auletta phụ trách chuyên mục Biên niên sử về truyền thông cho tờ The New Yorker từ năm 1992. Ông là tác giả của 12 cuốn sách, trong đó có Three Blind Mice: How the TV Networks Lost Their Way; Greed and Glory on Wall Street: The Fall of The House of Lehman và World War 3.0: Microsoft and Its Enemies. Khi vinh danh ông là nhà phê bình truyền thông hàng đầu nước Mỹ, tạp chí Columbia Journalism cho biết, “không phóng viên nào có thể lột tả cuộc cách mạng truyền thông mới sắc nét như Auletta”.

name

The 4 Day Week - Tuần Làm Việc 4 Ngày

Vào tháng 3 và tháng 4 năm 2019, 240 nhân viên tại Perpetual Guardian, một công ty quản lý tín thác, di chúc và hoạch định bất động sản của New Zealand đã thử nghiệm chính sách làm việc 4 ngày một tuần, mỗi ngày 8 tiếng, nhưng được trả lương 5 ngày.

Andrew Barnes, tác giả cuốn sách này và cũng là người sáng lập công ty, đề xuất ý tưởng này nhằm giúp nhân viên cân bằng hơn giữa cuộc sống và công việc, giúp họ tập trung hơn vào công việc khi ở văn phòng, cũng như quản lý tốt sinh hoạt đời tư trong ngày nghỉ.

Những dữ liệu trước và sau quá trình thử nghiệm được các nhà khoa học thu thập, đánh giá và công bố trong tháng này. Jarrod Haar, giáo sư môn quản lý nhân lực tại trường Đại học Công nghệ Auckland nhận thấy sự hài lòng về công việc và cuộc sống của các nhân viên tăng lên ở mọi cấp độ. Nhân viên biểu hiện trong công việc tốt hơn, họ cũng yêu thích công việc hơn.

Mức độ hài lòng về sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc đã tăng lên 24%. Tháng 11 năm ngoái, 54% nhân viên cảm thấy có thể cân bằng hiệu quả công việc và gia đình, còn sau thử nghiệm, con số này tăng lên 78%.

Mức độ căng thẳng giảm 7%, trong khi đó sự khuyến khích, cam kết và ý thức được trao quyền tại công sở được cải thiện đáng kể, với mức độ hài lòng tăng 5%.

Nhiều thử nghiệm cho thấy, tuần làm việc 4 ngày mang lại rất nhiều lợi ích như giảm sử dụng phương tiện giao thông, giảm ô nhiễm, cải thiện sức khỏe người lao động...

Câu chuyện về thử nghiệm công việc chưa từng có của Perpetual Guardian đã gây xôn xao khắp thế giới và làm mưa làm gió trên mạng xã hội, đạt hơn 4,5 tỷ khán giả toàn cầu. Kết hợp giữa phân tích chiến lược, quan sát cá nhân và lời khuyên hữu ích, “Tuần làm việc 4 ngày” là một hướng dẫn cần thiết cho các nhà lãnh đạo và nhân viên đang tìm cách thay đổi để tốt hơn trong thế giới công việc của họ.

Cuốn sách sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, toàn diện và sâu sắc về tuần làm việc 4 ngày - Cách mạng làm việc với thời gian linh hoạt để tăng năng suất, lợi nhuận và phúc lợi, đồng thời kiến tạo một tương lai bền vững.

Giới thiệu tác giả:

- Andrew Barnes đã thiết lập được tăng trưởng và cải tiến sự thay đổi thị trường. Ông từng là chủ tịch của realestate.com.au (Tập đoàn REA) trong thời điểm công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng trên sàn ASX (sở giao dịch chứng khoán Úc), dẫn dắt thương vụ mua bán của Bestinvest, một doanh nghiệp quản lý giàu có của nước Anh trị giá 5,7 tỉ Đô đô la Mỹ, cho đến dòng vốn tư nhân, cũng như là giám đốc điều hành tạo ra và đưa tên tuổi Australian Wealth Management Limited lên sàn ASX.

- Gần đây, Andrew đã kích động một cuộc cách mạng cho toàn bộ ngành công nghiệp dịch vụ pháp lý và ủy thác tại New Zealand, và quan điểm của ông về tuần bốn 4 ngày làm việc – cuộc cách mạng làm việc linh hoạt – đã khiến cho ông trở thành một nhà lãnh đạo được săn lùng đón trên toàn cầu. Ông diễn giải cho khán giả trên toàn thế giới về tương lai của công việc và những chủ đề như quản trị, hoạt động từ thiện, lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân, văn hóa công ty và quản lý thay đổi.

Andrew sống ở Anh và New Zealand. Ông sở hữu bằng        Thạc sĩ Luật và Khảo cổ học tại trường Selwyn thuộc trường Đại học Cambridge.

name

Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Phân Tích Thi Trường Chứng Khoán

Kỷ nguyên dữ liệu và trí tuệ hiện đang mở ra những tiềm năng vô hạn và thực tế cho thấy công nghệ đang xâm chiếm thế giới, phản ánh ở những ảnh hưởng sâu sắc trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Trong dòng chảy đó, ngành tài chính cũng hưởng lợi từ những xu thế công nghệ hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ mới được áp dụng và cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc trong ngành kinh tế quan trọng này.

Theo dòng lịch sử, các nhà giao dịch luôn là một trong những đối tượng đầu tiên tìm kiếm và đón đầu đổi mới công nghệ. Từ điện thoại đến máy tính và Internet, ngành giao dịch là mảnh đất màu mỡ cho tăng trưởng và phát triển công nghệ. Một lần nữa, khi công nghệ phát triển lên một tầm cao mới, thế giới bước vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và học máy, ngành tài chính lại tiên phong trong ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào hoạt động thực tế, đặc biệt là giao dịch. Cụ thể, những kỹ thuật tính toán cấp cao ra đời, dữ liệu được phân tích chuyên sâu, các hoạt động giao dịch được tự động hóa.

Trong cuốn sách “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích thị trường chứng khoán”, nhà khoa học tính toán hàng đầu Cris Doloc đã xây dựng một mô hình mà qua đó các nhà phân tích định lượng có thể ứng dụng vào giải quyết vấn đề một cách sắc bén và tối ưu. Người đọc sẽ học cách tiếp cận, xử lý và diễn giải dữ liệu một cách hiệu quả, bất kể họ sử dụng công cụ hay kỹ thuật nào. Cuốn sách với nhiều nội dung chuyên môn được giải thích rõ ràng và chi tiết, cụ thể là về các nguyên tắc đằng sau tài chính tính toán - bao gồm phân tích chuỗi thời gian, dự báo, lập trình động và mạng thần kinh (nơ-ron). Từ đó, người đọc hình thành hiểu biết, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp giải quyết các vấn đề tài chính vượt qua những xu hướng mới nhất.

Với mục đích trang bị cho sinh viên cũng như các nhà giao dịch kiến thức hữu ích, tác giả Doloc đã dành phần sau của cuốn sách để nghiên cứu chuyên sâu các tình huống thực tế,  minh họa cách thức trí tuệ tính toán và các kỹ thuật phân tích dựa trên dữ liệu hỗ trợ cho phân tích thị trường. Các trường hợp nghiên cứu được cấu trúc một cách khoa học, trình bày rõ ràng về ứng dụng các phương thức học máy phức tạp vào từng vấn đề cụ thể, sơ lược kết quả thực tế, rút ra kết luận thực tiễn giúp bạn đọc có thể áp dụng.

Hiếm có một cuốn sách nào lại chủ động làm giảm nhiệt của những chủ đề nóng nhất hiện nay, trong cả giới học thuật cũng như công chúng, là học máy và trí tuệ nhân tạo. “Ứng dụng trí tuệ nhận tạo trong phân tích thị trường chưng khoán” tiếp cận dựa trên nền tảng một cách mới mẻ, đánh giá trên cơ sở cân bằng làm thế nào các nhà giao dịch có thể trích suất tín hiệu, chọn lọc giá trị từ làn sóng công nghệ hiện tại, từ đó bổ sung các kỹ thuật phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề hữu hiệu vào bộ kỹ năng chung của mình.

name

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, thế giới sẽ luôn thay đổi. Những điều được coi là bất biến ở hiện tại rất có thể sẽ sớm trở nên lạc hậu. Thực tế này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có  sự nhạy bén và tầm nhìn dài hạn để có thể thấy những gì người khác bỏ qua và dự đoán tương lai cho sự phát triển doanh nghiệp của mình. Đó cũng là tiêu đề của cuốn sách bán chạy số 1 do các tạp chí Wall Street Journal và USA TODAY bình chọn.

Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra 10 xu hướng sẽ định hình nên thập kỷ tới, một vài xu hướng đã có những tác động nhất định đến cuộc sống của chúng ta ngay hôm nay.

Phần 1: tác giả giới thiệu với bạn đọc những tâm thế cần có để làm chủ tư duy phi hiển nhiên, các phương pháp thu thập ý tưởng phi hiển nhiên và cách áp dụng lối tư duy này trong cuộc sống.

Phần 2: trình bày 10 đại xu hướng đang tác động đến nhiều khía cạnh của thế giới, tổng hợp từ những xu hướng nhỏ tác giả đã xác định được trong một thập niên trở lại đây.

Phần 3: liệt kê những xu hướng mà tác giả và đội của mình đã dự báo trong giai đoạn 2011 - 2019.

Cuốn sách sẽ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ những xu hướng lớn đang tác động đến thị trường và khán giả mục tiêu của mình nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, cũng như tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Khi hiểu rõ thời thế, doanh nghiệp sẽ không bỏ lỡ cơ hội để vượt lên và chiếm lĩnh thị trường.

Trích đoạn hay

Những người có tâm thế phát triển tin tưởng rằng thành công là kết quả của quá trình học tập, sự nỗ lực không ngừng, và lòng quyết tâm. Họ cho rằng có thể phát huy tiềm năng thực sự của mình thông qua nỗ lực. Kết quả, họ trưởng thành hơn từ những thách thức và thường có niềm đam mê dành cho học tập. Họ cũng có xu hướng coi thất bại là “tấm vé đỗ xe, chứ không phải một chiếc xe hỏng”. Họ là những người bền bỉ hơn, tự tin hơn, và hạnh phúc hơn.

Việc xây dựng lối tư duy phi hiển nhiên bắt đầu từ việc tiếp nhận tâm thế phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về tâm thế, chúng ta sẽ không lý giải được vì sao một số người có thể nhìn thấy những gì người khác bỏ qua, trong khi có những người vẫn mãi quẩn quanh thực hiện mọi việc theo cách họ vẫn làm từ trước tới nay.

Xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt dành cho tư duy phi hiển nhiên trong suốt một thập niên qua, tôi đã nghiên cứu quy trình của  hàng trăm nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và các tác giả viết sách. Nhiều người trong số họ mang đến những ý tưởng đổi mới sáng tạo đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực, và tất cả họ đều đạt được những thành công rực rỡ. Ngoài tâm thế phát triển, tôi còn phát hiện ra năm tâm thế khác mà các nhà tư tưởng phi hiển nhiên này tiếp nhận để đưa bản thân tiến về phía trước và thúc đẩy tổ chức của họ hướng đến tương lai nhanh hơn người khác.

name

Bạn chậm trễ trong xử lý sự cố máy chiếu và phá hỏng buổi thuyết trình.

Bạn chần chừ khi giải quyết khiếu nại nên bị mất đi một khách hàng.

Bạn loay hoay lựa chọn và không kịp gọi món ăn ngon nhất trong nhà hàng. 

Và còn rất nhiều tình huống thực tế khác khi chúng ta thất bại trong phán đoán và ra quyết định nhanh chóng.

Ở kỷ nguyên công nghệ và thời đại mà thông tin và tốc độ đang nắm quyền quyết định. Trong hầu hết trường hợp thì nhanh hơn không đồng nghĩa với thắng lợi. Tuy nhiên, để có thể thích nghi và chiến thắng trong bất kỳ môi trường nào thì tốc độ chính là yếu tố quyết định. Chúng ta phải tránh phạm phải sai lầm không thể cứu vãn do bỏ lỡ thời điểm phù hợp. Vòng lặp OODA đã được chứng minh là phương pháp tư duy với ưu tiên tối thượng về tốc độ và tính linh hoạt.

Vòng lặp OODA là quy trình phán đoán và ra quyết định được áp dụng chủ yếu trong các chiến lược quân sự và sau này là các hoạt động kinh doanh hay lãnh đạo. Đây là phương pháp có thể áp dụng hiệu quả đối với bất kỳ ai, bất kỳ vấn đề gì. Với OODA, bạn sẽ giành được ưu thế tuyệt đối về tốc độ và sự linh hoạt để giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Vòng lặp OODA đã được công nhận ở Âu Mỹ là phương pháp tư duy hiệu quả để đạt được mục đích nhanh chóng bằng phán đoán và ra quyết định chính xác dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.

Quá trình của vòng lặp OODA bao gồm :

 (1) quan sát – observe,

 (2) định hướng - orient,

 (3) quyết định - decide,

(4) hành động – act,

 (5) Bước cuối cùng đánh giá, xem xét lại và lặp lại quy trình (loop).

 Dựa trên, hiểu biết căn bản về phương pháp tư duy này, bạn đọc sẽ được hướng dẫn các “lối tắt” giúp ứng dụng vòng lặp OODA vào các tình huống thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả. Những câu chuyện thực tế cũng minh họa việc áp dụng vòng lặp tư duy này vào bối cảnh công việc để đánh giá tình huống, nhìn nhận vấn đề, ra quyết định và hành động nhanh chóng.

Một phần quan trọng khác của cuốn sách là mang lại định nghĩa thế giới quan bằng khung tư duy VSAM, bao gồm Tầm nhìn (Vision), Chiến lược (Strategy), Phương châm hành động (Activities Direction) và Mô hình tư duy (Mental Model). Khung định hình thế giới quan, lý thuyết được xem xét độc lập này giúp ta có nhìn nhận khác hơn về một khái niệm khá phổ biến nhưng trừu tượng này.

Thói quen quan sát và đánh giá hình thành nhận thức trong bạn, từ đso cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về thế giới bạn đang sống và tư duy vòng lặp OODA cho phép bạn tự do đưa ra các quyết định và hành động lấy phản xạ trực giác làm trụ cột. Vòng lặp OODA chắc chắn mang lại lợi ích đủ lớn để bạn chấp nhận vài nỗi đau khi từ bỏ lối tư duy thông thường của mình.

name

“ Cuốn sách này là định nghĩa tốt nhất về tư duy thiết kế mà tôi từng đọc” - Kees Dorst, tác giả cuốn Frame Innovation-

“ Thực hành tư duy thiết kế không chỉ phác thảo và mô tả cách áp dụng tư duy thiết kế. (…) Cuốn sách này là một đóng góp mới đầy trí tưởng tượng”. - Nigel Cross, tác giả cuốn Design Thinking-

“ Cuốn sách này đáng giá vì đội ngũ tác giả, cấu trúc và nội dung. (…) Mặc dù trình bày một cách khôi hài, nhóm đã thành công trong việc tạo ra một cuốn sách sâu sắc một cách đáng ngạc nhiên. -Tạp chí Harvard Business Manager-

Thực hành tư duy thiết kế sẽ giúp các cá nhân, đội ngũ và tổ chức:

Áp dụng các công cụ và phương pháp tư duy thiết kế trong bối cảnh phù hợp- đặc biệt là cho các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số.

Hiểu được những tiến bộ mới nhất trong tư duy thiết kế từ trường d. ( Học viện thiết kế Hasso Plattner) thuộc Đại học Stanford.

Xây dựng nhận thức về lấy khách hàng làm trung tâm

Áp dụng tư duy thiết kế cho những thách thức của chuyển đổi kỹ thuật số trong các tổ chức

Kết hợp tư duy thiết kế với tư duy hệ thống và phân tích dữ liệu lớn.

name

“Cuộc sống hiện đại ngày nay mang tới vô vàn tiện ích, nhưng đi kèm với đó cũng là vô vàn thách thức khiến chúng ta đánh mất dần sự tập trung và hiệu quả trong công việc. Trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này, nếu không tạo ra được sự khác biệt, bạn sẽ không thể có được thành công, thậm chí còn dần bị bỏ lại trên bước đường sự nghiệp.

Được chắp bút bởi chuyên gia hàng đầu tại Nhật Bản, “Rèn luyện tâm trí” sẽ giúp bạn thấu hiểu được cách não bộ suy nghĩ và hoạt động, cũng như làm sao để tận dụng hiệu quả nhất năng lực của nó. Từ đây, bạn sẽ có thể phát huy được tối đa khả năng của bản thân, từ đó giành lấy những thành công trong sự nghiệp.”

Cuốn sách hướng dẫn về phương pháp “tự thôi miên”, giúp nâng cao trí lực, cải thiện sự tập trung của chuyên gia thôi miên hàng đầu Nhật Bản. Ngoài ra còn đưa ra các kiến giải khoa học về nguyên tắc hoạt động của bộ não cũng như cảm giác của cơ thể, mang lại thêm kiến thức cho người đọc.

Chương 1: Nói về bản chất khoa học của khả năng tập trung. Chương 2: Sẽ giải thích về các trạng thái đặc biệt của não bộ như “trung tính”, “flow” và “zone” (chính là zone trong mấy manga thể thao kiểu Kuroko no Basuke đó).

Chương 3: Nói về phương  pháp cụ thể để thực hiện các phương pháp rèn luyện cơ bản nhằm “nhận thức” và nâng cao khả năng tập trung của bản thân.

Chương 4:  Đi sâu bàn luận về lý thuyết cốt lõi của từng phương pháp rèn luyện.

Chương 5: Nói thêm về hai kỹ thuật bổ trợ là “kỹ thuật Gương trị liệu” và “phương pháp Pomodoro” để nâng cao tối đa khả năng tập trung.

Trích dẫn hay trong cuốn sách:

 “Với một người bị ràng buộc bởi ký ức về những sự kiện đau buồn, họ sẽ luôn bị kiểm soát bởi những ký ức đó và không thể nào cảm thấy hạnh phúc, không chỉ ở hiện tại mà còn ở trong cả tương lai. Chính vì vậy, trị liệu bằng thôi miên không phải là một cách để chúng ta nhìn lại quá khứ, cũng không phải là một điều đáng để chúng ta cảm thấy bất an về tương lai, mà là thứ giúp chúng ta nhìn vào thời điểm hiện tại, tức là “vào lúc này, khoảnh khắc này” để giúp bản thân được sống trong trạng thái tuyệt vời nhất.

Khi tôi đang học về liệu pháp thôi miên ở Hoa Kỳ, sư phụ của tôi luôn mở đầu các bài giảng bằng câu, “Đây là những lời dạy của Đức Phật”, và sau đó người đã truyền thụ cho tôi câu nói dưới đây: “Do not dwell in the past, do not dream of the future, concentrate the mind on the present moment.” (Đừng đắm chìm trong quá khứ, đừng mơ về tương lai, hãy tập trung tâm trí vào khoảnh khắc hiện tại.) Thầy cũng đã chỉ dạy cho tôi rằng, “Câu này chính là bí kíp của Phương pháp trị liệu thôi miên và nó cũng là một trạng thái ngay từ đầu con người đều nên có.”

 Tôi tin rằng việc cải thiện, nâng cao khả năng tập trung chính xác là một “bí kíp” giúp cuộc sống của chúng ta được viên mãn 100%. Bởi vậy, khi có thể bước vào trạng thái “trung tính” và tăng cường khả năng tập trung thông qua cuốn sách này, có lẽ cuộc sống của bạn sẽ có thể thay đổi đáng kể. Nó sẽ hướng dẫn bạn cách sống như một con người đúng nghĩa, đồng thời phát huy được tối đa những khả năng mà mình đang sở hữu. Kỹ thuật đơn giản này là “chìa khóa” để bạn hiểu rõ được chính mình cũng như để cải thiện cuộc đời.

name

23 tháng Mười một năm 1984. Đó là một ngày thứ Sáu nắng nóng, tại sân bay quốc tế Nassau, các hành khách bắt đầu rời khỏi máy bay sau một chuyến bay dài ba tiếng từ New York. Hầu hết trong số họ đều là người Mỹ đến để tham dự các bữa tiệc được tổ chức tại Bahamas nhân dịp lễ Tạ ơn. Một người đàn ông trung niên không có gì thực sự khác biệt ngoại trừ đôi mắt xanh sâu thẳm, bước ra từ khoang ghế phổ thông. Ông cùng vợ mình bắt taxi đến tòa nhà văn phòng ở Cable Beach, một chuỗi khách sạn và chung cư nằm bên bờ Đại Tây Dương. Ông không phải khách du lịch, bởi ông đã quá quen thuộc với hòn đảo cận nhiệt đới này, nơi ông thường xuyên thực hiện các giao dịch kinh doanh khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Nhưng lần này, ông đến Bahamas để chốt một giao dịch hoàn toàn khác, điều sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông.

Hai luật sư cũng đến Bahamas vào buổi sáng hôm đó để gặp gỡ ông. Frank Mutch bay từ Bermuda đến sân bay Nassau để làm nhân chứng pháp lý cho giao dịch. Harvey Dale cũng được kỳ vọng sẽ đến cùng thời điểm đó từ Florida, nơi ông đón lễ Tạ ơn với cha mẹ. Ông đã mang theo tất cả những tài liệu cần thiết. Dale đã chuẩn bị rất kỹ cho sự kiện này. Sau hai năm lập kế hoạch, cuối cùng, giao dịch cũng được diễn ra ở Bahamas để tránh những hình phạt tài chính khổng lồ nếu ký kết ở những nơi khác. Vị luật sư được đào tạo ở Harvard này đã thuê được phòng họp ở Cable Beach của một công ty uy tín, nơi các giấy tờ sẽ được ký. Quy trình phức tạp này sẽ được thực hiện trong vòng ba giờ nhưng vẫn đảm bảo cho tất cả mọi người có đủ thời gian để đáp chuyến bay buổi tối trở về nhà.

Tuy nhiên, khi đến phần ký kết, Harvey Dale vẫn chưa xuất hiện. Có một thứ ông không kiểm soát được, đó là thời tiết.

Buổi sáng hôm đó, tất cả các máy bay ở sân bay Palm Beach, Florida đều không được cất cánh vì có cơn giông. Sự thất vọng của ông ngày càng lộ rõ khi đã nhiều giờ trôi qua mà máy bay vẫn chưa thể cất cánh. Ở Bahamas, trong lúc chờ ông, những người khác đi ra ngoài ăn trưa với món cá và khoai tây chiên, sau đó quay trở lại văn phòng, ngồi quanh bàn họp và nói chuyện phiếm.

Đến đầu giờ chiều, Dale mới có thể lên máy bay khởi hành từ West Palm Beach đi Nassau. Chiếc máy bay lao thẳng vào giữa những đám mây vẫn đang vần vũ và bị rung lắc mạnh, nhưng tiết trời nhanh chóng trở nên quang đãng. Sau khi hạ cánh xuống Bahamas, ông lao đến phòng họp vào lúc 4 giờ chiều, chỉ một tiếng trước khi cả nhóm phải rời tòa nhà và trở lại sân bay. Ông mở cặp đựng hồ sơ và rải hợp đồng, giấy ủy quyền, quyết định của công ty cùng những văn bản pháp lý khác lên bàn: “Không còn thời gian để nói, ông ký vào chỗ này, còn ông ký vào chỗ kia.” Rồi ông thu thập hết các loại giấy tờ lại, và tất cả bọn họ đều vội vã đáp chuyến bay buổi tối để rời khỏi hòn đảo.

Trên đường quay lại sân bay Nassau, Charles F. Feeney cảm thấy thật nhẹ nhõm. Ông đã đến Bahamas với tư cách là một người vô cùng giàu có, và giờ ông rời đi, gần như tay trắng, chẳng khác gì hơn ba thập kỷ trước khi mới bắt đầu tập tành kinh doanh. Trong khi hàng triệu người dân Mỹ tạ ơn Chúa vì những của cải vật chất họ nhận được, ông lại quyết định từ bỏ khối tài sản khổng lồ mà số phận và tài năng đã mang lại cho mình. Với ông, đó là một gánh nặng.

Tất cả những việc này được thực hiện hết sức bí mật. Ngoài những người có mặt trong phòng họp, hầu như không ai biết được điều gì đã xảy ra vào buổi chiều hôm đó trong suốt một thời gian dài. Đến tận bốn năm sau, tạp chí Forbes vẫn còn xếp Feeney vào danh sách một trong 23 người còn sống giàu nhất nước Mỹ, xác nhận ông là một tỷ phú với khối tài sản trị giá 1,3 tỷ đô-la. Nhưng Forbes đã nhầm, và sẽ còn tiếp tục lặp lại sai lầm đó trong nhiều năm sau. Chuck Feeney đã từ bỏ tất cả. Ông là một tỷ phú không tiền.

Cuốn Tỷ phú không tiền là tiểu sử về Chuck Feeney, tường thuật lại những sóng gió ông và các cộng sự trải qua trên thương trường để kiến tạo nên một đế chế bán lẻ hùng mạnh, cũng như những nỗ lực của ông trong việc đem toàn bộ gia sản đi làm từ thiện. Trong sách cũng có một chương kể về những hoạt động tài trợ của Chuck Feeney tại Việt Nam bao gồm việc hợp tác với tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, hay tài trợ cho trường RMIT. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Feeney trong việc khuyến khích các tỷ phú trên thế giới như Bill Gates và Warren Buffett cho đi khi còn sống.

MỤC LỤC

PHẦN 1 Tạo ra của cải

1 Cậu bé bán ô

2 Anh chàng bán bánh Sandwich

3 Chiếc nhẫn định mệnh

4 Cuốn catalog kỳ lạ

5 Cưỡi lên lưng hổ

6 Cơn bão hoàn hảo

7 Quần đảo Sandwich

8 Chiến dịch ở Hồng Kông

9 “Cơn lốc” du khách Nhật

PHẦN 2 Hoạt động bí mật

10 Có bao nhiêu tiền thì được tính là giàu?

11 Bermuda

12 Bốn người đàn ông trong một căn phòng

13 Người giàu, người nghèo

14 Đừng hỏi. Đừng nói.

15 Vận may của người Ai-len

16 Để tiền lại trên bàn

17 Giàu có, kiên cường và quyết đoán

18 Sự xuất hiện của nhà thông thái

19 Bước xuống

20 Cho tôi xem tòa nhà

21 Lập lại hòa bình

PHẦN 3 Chia tay

22 Mối quan hệ ở Pháp

23 Trò chơi Ghế âm nhạc

24 Phân xử

25 Sai lầm chiến lược

PHẦN 4 Cho đi

26 Một kiệt tác

27 Trái tim vàng

28 Chim đinh viên

29 Đổi mới một đất nước

30 Hoạt động từ thiện bắt đầu tại quê nhà

31 Mở rộng về mặt địa lý

32 Những anh bạn già

33 Không có túi tiền nào trong tấm vải liệm

PHẦN 5 Khủng hoảng cuối đời

34 Nguồn gốc Mỹ

35 Không việc tốt nào không bị trừng phạt

36 Máu trên sàn

37 Quà Giáng sinh của Chuck Feeney dành cho New York

38 Cho đi tiền bạc của gia đình

39 Ngài James Bond của lĩnh vực từ thiện

 

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Giàu có, kiên cường và quyết đoán

Vào thứ Sáu, mùng 7 tháng Mười năm 1988, một đồng nghiệp đưa cho Chuck Feeney tờ tạp chí Forbes đã mở sẵn ở trang 36 với dòng tít lớn: “Giàu có, kiên cường và quyết đoán”. “Anh đã đọc bài báo này chưa?” Ông ta hỏi. “Khỉ thật!” Feeney đáp lại.

Feeney đọc bài báo và phát hoảng lên khi thấy mình có tên trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do Forbes bình chọn. Theo tờ nhật báo có trụ sở ở New York này, Charles F. Feeney đứng thứ 23 trong số những người Mỹ còn sống giàu nhất với tài sản trị giá 1,3 tỷ đô-la, giàu hơn cả Rupert Murdoch, David Rockefeller, hay Donald Trump. Dự đoán của Paul Hannon về việc DFS sẽ trở nên “quá lớn và quá thú vị” đến mức Forbes không thể bỏ qua đã trở thành hiện thực.

Bob Miller không có trong danh sách những người giàu có này bởi ông đã từ bỏ quốc tịch Mỹ và trở thành công dân Anh, nhưng bài báo dự đoán rằng ông, cũng như Feeney, là một tỷ phú. Là một người Anh, Alan Parker cũng không được xếp hạng. Tony Pilaro thì đứng ở vị trí thứ 231 với tài sản ước tính khoảng 340 triệu đô-la, tuy nhiên, Forbes đã báo cáo sai cổ phần của ông ở DFS, ở mức 10% thay vì 2,5% trên thực tế.

Bài báo khiến cả gia đình Chuck kinh ngạc. Các chị em gái của Chuck ở New Jersey “không thể tin nổi” con số ước tính tài sản của ông trong bài báo. Danielle gọi cho Arlene và nói với bà rằng Chuck đang rất tức giận, mặc dù cá nhân bà nghĩ hẳn ông cũng có chút tự hào khi những người xung quanh đã và đang nhìn nhận ông như một doanh nhân thành đạt. Ở New Jersey, “tất cả những ai tốt nghiệp trường Đức Maria Lên Trời đều tìm mua tạp chí Forbes,” Bob Cogan, bạn học của Feeney, nói. “Chúng tôi đã vô cùng sửng sốt. Ông ta chắc chắn sẽ tiến lên và sánh ngang với Rockefeller.”

Điều khiến Chuck lo ngại nhất trong bài báo dài 2.750 từ của Forbes là nó khẳng định rằng Chuck sống ở London cùng với bà vợ người Pháp của mình và 5 người con. Bài báo cũng nói rằng Chuck đã đầu tư vào hoặc thành lập hàng tá các công ty ở châu Âu, châu Á và Mỹ thông qua tập đoàn General Atlantic, có trụ sở tại Bermuda.

Harvey Dale ngay lập tức hành động để hạn chế tối đa mối nguy hiểm. Ông tới gặp nhà Rockefeller để xin lời khuyên về cách xử lý vụ khủng hoảng truyền thông này. Họ khuyên Feeney nên sử dụng một cái tên khác khi đi lại và thuê vệ sĩ. Feeney không thay đổi lịch trình hàng ngày của mình, nhưng ông đã nghe theo lời khuyên của Jules Kroll, cựu sinh viên Cornell, giờ đang điều hành một công ty an ninh: “Nếu anh muốn bắt taxi và có một chiếc đang chờ anh, hãy kiên nhẫn đợi xe khác thay vì bước chân lên chiếc taxi đó.”

Các phóng viên của Forbes, Andrew Tanzer và Marc Beauchamp, không biết gì về các hoạt động từ thiện của Feeney, nhưng họ hiểu khá rõ DFS. Họ mô tả cách DFS làm để có được những mối liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch Nhật Bản, những chiến lược phức tạp của DFS nhằm đưa khách du lịch Nhật Bản tới các cửa hàng ở trung tâm của họ, và ép các nhà cung cấp để nâng mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí nhập hàng lên tới 200%. Họ cũng biết về mối quan hệ giữa DFS và Camus. Họ trích lời Desmond Byrne, người từng tự mình đến Honolulu làm việc với tư cách nhà phân tích hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. Các đồng sở hữu DFS đoán rằng Byrne đã cố tình cung cấp thông tin cho các nhà báo bởi tiếc nuối về quyết định nghỉ việc tại công ty; nếu tiếp tục làm kế toán viên ở DFS, hẳn ông đã có thể thay thế vị trí của Alan Parker. Đầu năm đó, Byrne gửi một bức thư tới tờ Honolulu Star-Bulletin buộc tội DFS vì đã tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ để có được các đặc quyền trong kinh doanh bằng cách tổ chức một giải đấu golf cho các nhà lập pháp Hawaii.

Forbes dự đoán rằng doanh thu của DFS trong năm trước lên tới 1,6 tỷ đô-la. Họ đã dự đoán gần đúng. Một bản ghi nhớ nội bộ bí mật do phòng Tài chính của DFS chuẩn bị cho bốn đồng chủ sở hữu đã khẳng định rằng trong vòng một thập kỷ trước năm 1988, doanh số hàng năm của họ đã tăng từ 278 triệu đô-la lên mức 1,543 tỷ. Đó là một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc – gần 19% mỗi năm. Đây là điều chỉ có các cổ đông biết.

Cũng trong số báo đó, Feeney chú ý đến một bài xã luận của phó tổng biên tập Lawrence Minard, cho rằng muốn ra khỏi danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes thì chỉ có ba cách: (1) đánh mất tiền, (2) cho tài sản đi hoặc (3) chết. Năm ngày sau, Feeney viết thư cho Harvey Dale, với nét chữ nghiêng sang bên trái của mình, trong đó có đoạn: “Tôi đã quyết định như sau: Vì những lý do cá nhân và gia đình, tôi không muốn xuất hiện trong danh sách của Forbes vào năm sau. Điều kiện thứ nhất khó có thể xảy ra. Tất nhiên không ai mong điều kiện thứ ba xảy ra. Vậy chỉ còn điều kiện thứ hai. Điều tốt nhất có thể làm lúc này là “thuyết phục Forbes loại tôi ra khỏi danh sách trong tương lai và hợp tác với chúng ta nhằm đảm bảo tính bí mật của quỹ.”

Feeney đề nghị tổ chức một cuộc họp kín với phó chủ tịch của Forbes, James J. Dunn, để nói với ông ấy về nhu cầu được giữ bí mật của họ. Dale và Hannon đến công ty quan hệ công chúng Fleishman Hillard ở New York để nhờ tư vấn.

Phó chủ tịch cấp cao Peter McCue nói thẳng với họ rằng: “Không có bất cứ cách nào để Chuck âm thầm bước ra khỏi danh sách của Forbes.” Ông khuyên rằng thay vì làm thế, họ hãy chuẩn bị phát ngôn chính thức trước công chúng. “Chúng ta không thể để một nhà báo gán cho Chuck những động cơ xấu xa, vì vậy, chúng ta buộc phải bảo vệ những gì đáng được ca ngợi ngay từ đầu,” ông cảnh báo họ. Sau đó, họ sắp xếp một cuộc họp kín với Forbes. Trong vòng mấy tuần sau đó, Fleishman Hillard đưa ra nhiều đánh giá về triển vọng của việc đưa Chuck ra khỏi danh sách của Forbes.

Vào ngày 22 tháng Mười một, Peter McCue đưa ra một bản ghi nhớ dài 2.000 từ, trong đó nói rằng họ có thể cung cấp câu chuyện thật về tài sản ròng của Chuck cho một tạp chí đối thủ, tổ chức một cuộc họp báo để công khai sự tồn tại của Atlantic Foundation, hoặc tổ chức một cuộc họp kín giữa Chuck và Malcolm Forbes, chủ sở hữu tạp chí Forbes, ở đó Chuck sẽ cung cấp những bằng chứng về nhận định sai lầm – rằng Chuck là một tỷ phú – và Forbes phải đính chính bài viết đã đăng của mình. Ông bỏ qua lựa chọn đầu tiên, vì nó sẽ hạ nhục Forbes và tờ tạp chí này có thể trả miếng bằng cách bới lông tìm vết, vu vạ cho Chuck để chứng minh rằng họ đúng. “Rồi mèo lại vẫn hoàn mèo.” Một cuộc họp báo cũng sẽ gây tác động không kém phần tiêu cực tới Forbes “một cách nhanh chóng, rộng rãi và trên phạm vi toàn cầu”. Tuy nhiên, bằng cách tự mình đến gặp Malcolm Forbes, Chuck sẽ tặng ông một món quà Giáng sinh tuyệt vời, “cơ hội để có cảm giác thực sự tốt về bản thân bằng cách chỉ làm những việc đáng trân trọng”. Nếu ngài Forbes không hợp tác, họ có thể quay lại với lựa chọn 1 hoặc 2.

Feeney và Atlantic Foundation tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này ở Texas và Oklahoma, nơi ông mua một số khách sạn cao cấp mang thương hiệu “Medallion” do Sidney Willner, một cựu phó chủ tịch của Hilton và cộng sự của Feeney, Fred Eydt, điều hành. “Ngôi sao” của tập đoàn Medallion chính là khách sạn Seelbach Conor O’Clery Ÿ 213 với 332 phòng ở Louisville, Kentucky, từng xuất hiện trong danh tác The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) của F. Scott Fitzgerald.

Là người Công giáo, Feeney cảm thấy rất tuyệt vời khi ông có đủ khả năng để giúp các nữ tu ở Pra-ha, Cộng hòa Séc ổn định lại cuộc sống. Tu viện của họ đã đổ nát sau những biến động chính trị nhưng họ không có đủ tiền để cải tạo.

Chuck Feeney và Jiri Vidim đã đặt ra một kế hoạch. General Atlantic trao tặng dòng tu 800.000 đô-la để cải tạo tu viện cũ thành một khách sạn 80 phòng với cái tên Cloister Inn, tầng trên cùng của khách sạn sẽ trở thành chỗ ở cho các nữ tu.

Các nữ tu rất vui sướng vì sự sắp xếp này và vô cùng cảm kích trước sự giúp đỡ hào phóng của Feeney. “Họ cầu nguyện cho ông mỗi ngày,” Jiri Vidim nói.

name

Sự mãn nguyện là một quyền lợi, chứ không phải đặc ân. Mỗi người trong chúng ta đều có quyền được cảm thấy mãn nguyện với công việc mình làm, có quyền được thức giấc trong tâm trạng hào hứng muốn đi làm, có quyền được thấy an toàn ở nơi làm việc và trở về nhà với cảm giác rằng chúng ta vừa góp sức cho một điều lớn lao hơn bản thân mình. Sự mãn nguyện không phải một trò chơi may rủi. Nó không chỉ dành cho một số ít người may mắn được nói rằng: “Tôi yêu công việc mình làm.”

Nếu đang ở vị trí lãnh đạo, nhiệm vụ của bạn là tạo ra một môi trường trong đó đội ngũ do bạn phụ trách cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao hơn bản thân họ. Nếu đang làm việc cho một tổ chức không khiến bạn cảm thấy hào hứng vào thời điểm khởi đầu và kết thúc mỗi ngày, bạn phải trở thành nhà lãnh đạo mà bản thân mình mong muốn có được. Bất kể giữ vị trí gì trong tổ chức, mỗi người chúng ta đều có ít nhất một đồng nghiệp, khách hàng, hoặc nhà cung cấp mà chúng ta chịu trách nhiệm cho cảm giác của họ khi làm việc với mình. Mục tiêu không phải là tập trung vào những gì đang cản đường bạn; mà là thực hiện từng bước đi mang lại tác động tích cực và lâu dài đối với mọi người xung quanh.

Mỗi người trong chúng ta đều có trong mình hai chữ TẠI SAO, một mục đích, sứ mệnh, hay niềm tin thẳm sâu trong tâm hồn, đóng vai trò là mạch nguồn khơi dậy niềm đam mê và sự hứng khởi cho chúng ta. Có thể bạn chưa biết chữ TẠI SAO của mình là gì hay chưa biết cách diễn đạt nó thành lời. Nếu bạn muốn khám phá về chữ TẠI SAO của mình, thì cuốn sách này có thể giúp bạn làm điều đó. Chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được sống như Steve: thức giấc trong tâm trạng háo hức muốn đi làm và tới cuối ngày, trở về nhà trong tâm trạng mãn nguyện với công việc mình làm.

Khám phá sứ mệnh với câu hỏi tại sao gồm 7 chương. Các chương 1 và 2 nói về ý nghĩa của câu hỏi “tại sao” đối với mỗi người chúng ta. Ở chương 3, các tác giả hướng dẫn bạn đọc quy trình khám phá mục đích và sứ mệnh cho từng cá nhân. Các chương 4 và 5 là cẩm nang khám phá câu hỏi “tại sao” cho các đội nhóm và tổ chức. Chương 6 bàn về cách triển khai những sứ mệnh đã xác định được thành các yếu tố “như thế nào”. Chương 7 hướng dẫn độc giả cách chia sẻ về hai chữ “tại sao” của mình và áp dụng nó vào thực tế. Phần Phụ lục là những mẹo hay dành cho độc giả trong quá trình khám phá câu hỏi “tại sao” của bản thân hoặc của tập thể.

Mục lục:

Lời nói đầu

Giới thiệu

Chương 1: Bắt đầu với câu hỏi tại sao

Chương 2 Khám phá hai chữ “tại sao” của bạn

Chương 3 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho cá nhân

Chương 4 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho tập thể

Phần 1: Phương pháp Bộ lạc

Chương 5 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho tập thể

Phần 2: Giao tiếp với bộ lạc

Chương 6 Diễn đạt các yếu tố “như thế nào”

Chương 7 Khẳng định lập trường

Phụ lục 1 Những câu hỏi thường gặp

Phụ lục 2 Các mẹo hay cho cộng sự tham gia vào quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” dành cho cá nhân

Phụ lục 3 Mẹo hay cho người điều hành quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” dành cho bộ lạc

Thông tin tác giả:

Simon Sinek là giáo viên và diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng. Bài diễn thuyết đầu tiên của ông trên TED talk, Start With Why (Bắt đầu với câu hỏi tại sao) là video thu hút nhiều lượt xem thứ ba trong lịch sử của hội thảo này.

Peter Docker là nhà cố vấn và huấn luyện viên về thuật lãnh đạo.

David Mead từng cố vấn cho hơn 80 doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông hiện là người đồng dẫn chương trình của podcast Start With Why (Bắt đầu với câu hỏi tại sao).

Trích đoạn:

Cơ hội không phải là tìm kiếm người bạn đồng hành hoàn hảo cho bản thân chúng ta. Cơ hội là kiến tạo người bạn đồng hành hoàn hảo cho nhau.

Khám phá hai chữ “tại sao” của bạn

Khi bắt đầu đi làm, bạn gặp phải rất nhiều khó khăn: Thức dậy vào buổi sáng, đi làm, lo ứng phó với sếp (hoặc nếu là sếp, bạn sẽ phải lo ứng phó với tất cả mọi người), kiếm tiền (lý tưởng nhất là thu nhập của năm sau cao hơn năm trước), về nhà, quản lý đời sống cá nhân, lên giường, thức dậy, lặp lại ngày hôm trước. Quả là mỗi ngày có rất nhiều thứ phải xử lý. Vậy tại sao lại phải làm phức tạp hóa vấn đề lên (và lãng phí thời gian) bằng cách cố gắng tìm hiểu lý do tại sao bạn làm điều mình đang làm? Song, đó không phải là phức tạp hóa vấn đề; nó rất đơn giản. Trên cương vị là độc giả của cuốn sách này, dù bạn là doanh nhân, nhân viên, người đứng đầu một nhóm hoặc một bộ phận, hay bạn muốn giúp cả tổ chức của mình tìm hiểu về hai chữ TẠI SAO, thì việc khám phá ra hai chữ TẠI SAO cũng đều mang lại cho bạn niềm đam mê trong công việc. Đây không phải là công thức đem tới sự thành công. Có rất nhiều cách đạt được thành công (theo các tiêu chuẩn truyền thống); tuy nhiên, Vòng tròn vàng là công cụ giúp chúng ta đạt được thành công viên mãn lâu dài.

Nếu bạn là doanh nhân, hãy khám phá ra hai chữ TẠI SAO của mình để dựa vào đó bạn có thể truyền đạt về những điều độc đáo ở công ty mình cho nhân viên và khách hàng. Chẳng hạn, Apple không phải lúc nào cũng bán những sản phẩm tốt nhất – chắc có người đang nghĩ đến tuổi thọ pin trong sản phẩm của họ – nhưng nếu bạn là người muốn “Nghĩ khác đi,” có lẽ bạn sẵn sàng thề trước Apple rằng mình sẽ không bao giờ bắt tay với Dell. Và việc nắm được hai chữ TẠI SAO của mình giúp bạn dễ dàng tuyển dụng đúng người vào đúng việc hơn. Doanh nhân nào cũng muốn xây dựng một đội ngũ những người biết tin tưởng, nhưng làm sao tìm được những người như thế nếu chính bạn còn không biết rõ mình muốn họ tin tưởng vào điều gì, ngoài việc chăm chỉ làm việc cho bạn? Khi đã biết rõ chữ TẠI SAO của mình, bạn sẽ tuyển dụng được những người tin tưởng vào điều mà bạn tin tưởng, và đây là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ hơn nhiều so với tiền bạc. Việc nắm rõ hai chữ TẠI SAO của mình là bí quyết giúp bạn tuyển dụng được “người phù hợp”.

Nếu bạn là một nhân viên, giống như Steve, người bán loại thép siêu nhẹ ngồi cạnh Peter trong chuyến bay, thì việc hiểu rõ hai chữ TẠI SAO của bản thân sẽ giúp bạn làm mới lại niềm đam mê của mình và kết nối bạn với hai chữ TẠI SAO của công ty. Và trong trường hợp bạn và công ty đó phải chia tay nhau, thì việc hiểu rõ hai chữ TẠI SAO của bản thân sẽ là công cụ đắc lực để bạn lựa chọn công việc tiếp theo phù hợp với mình: một công ty nơi bạn “phù hợp” hơn, có khả năng thành công cao hơn và cảm thấy mãn nguyện hơn.

Nếu bạn là thành viên của một nhóm hoặc một phòng ban trong tổ chức, thì bộ phận đó có thể cũng có một nền văn hóa riêng. Trong một số trường hợp, việc diễn đạt thành lời hai chữ TẠI SAO của nhóm, tức sự đóng góp mà nhóm đó dành cho tổ chức, có thể mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Nó có thể giúp gắn kết những thành viên trong nhóm ở một cấp độ sâu sắc và có ý nghĩa hơn để cùng nhau tạo nên sự khác biệt cho tổ chức.

Nếu bạn muốn khám phá hai chữ TẠI SAO của toàn bộ tổ chức, hãy nhớ rằng nó sẽ xuất phát từ hai nguồn: Đầu tiên là từ chữ TẠI SAO của nhà sáng lập, được rút ra từ câu chuyện về việc khởi tạo công ty. Nếu nhà sáng lập không còn nữa, chúng tôi có một phương pháp huy động mọi người trong tổ chức cùng nhau xác định hai chữ TẠI SAO dựa trên những yếu tố tốt nhất trong nền văn hóa doanh nghiệp hiện hành.

name

Khởi nghiệp là một hành trình chứa đầy cơ hội và rủi ro. Và là một doanh nhân, bạn là người chịu trách nhiệm chính: hành động của bạn có thể tạo ra hoặc phá vỡ doanh nghiệp. Bạn cần biết những nguyên tắc cơ bản đã được thử và đúng - từ việc viết một kế hoạch kinh doanh cho đến việc nhận được khoản vay đầu tiên. Bạn cũng cần biết những tư duy mới nhất về cách tạo ra một bản chào hàng không thể cưỡng lại, giảm thiểu rủi ro thông qua thử nghiệm và phát triển các cơ hội độc đáo thông qua đổi mới mô hình kinh doanh.

Đó cũng là nội dung chính của cuốn Doanh nhân khởi nghiệp 4.0. Với hướng dẫn từng bước, các phương pháp hay nhất được mài giũa theo thời gian, những câu chuyện thực tế và giải thích ngắn gọn về nghiên cứu thị trường, cuốn sách cung cấp cho những chuyên gia đầy tham vọng các khuôn khổ, lời khuyên và công cụ mà họ cần để trở nên xuất sắc trong sự nghiệp của mình.

Trích đoạn:

Nói về lựa chọn hình thái doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển:

“Tất nhiên, một doanh nghiệp có thể thay đổi nhiều hình thức trong vòng đời. Một công ty tư nhân có thể trở thành công ty hợp danh và cuối cùng là công ty cổ phần C. Một công ty hợp danh hữu hạn có thể trở thành một LLC và sau đó là công ty cổ phần C. Tuy nhiên, mỗi quá trình chuyển đổi đòi hỏi xử lý khối lượng công việc pháp lý đáng kể và đặt ra gánh nặng hành chính đối với ban quản lý và chủ sở hữu công ty. Những lợi thế của hình thức tổ chức phù hợp ở từng giai đoạn chắc chắn có thể chống đỡ những gánh nặng này. Mặt khác, các dự án khởi nghiệp có tiềm năng lớn nên tránh mất thời gian và tập trung bằng cách nhảy cóc qua các vòng. Đối với họ, hình thức công ty cổ phần luôn là phương án tốt nhất. Là công ty cổ phần, họ có thể sử dụng cổ phiếu cùng các quyền chọn để thu hút đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm và bảo tồn tiền mặt. Họ thậm chí có thể sử dụng cổ phiếu thay cho thỏa thuận bằng tiền mặt để thanh toán cho các dịch vụ tư vấn. Ngoài ra, các nhà đầu tư mạo hiểm có thể không coi trọng những doanh nghiệp này nếu họ không thành lập hội đồng cổ đông, vì các nhà đầu tư này sẽ muốn có một phần sở hữu.”

Nói về quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp:

“Liệu lợi thế cạnh tranh của bạn có dựa trên một công nghệ độc quyền hoặc quy trình? Công nghệ hoặc quy trình có được cấp bằng sáng chế hoặc có thể cấp bằng sáng chế? Công ty có sở hữu bằng sáng chế, bản quyền hoặc thương hiệu có giá trị không? Nếu có, khi nào chúng sẽ hết hạn?

Nhiều doanh nghiệp được tạo dựng dựa trên sở hữu trí tuệ hoặc một phần của nó. Một số tài sản chính ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh theo thời gian. Người đọc kế hoạch sẽ muốn biết những bước bạn đã thực hiện để bảo vệ tài sản và giữ bí quyết về kỹ thuật cùng hiểu biết về thị trường trong tổ chức, đây là phần sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Điều này có thể liên quan tới việc bảo vệ pháp lý như bằng sáng chế – hoặc các hình thức phòng thủ chiến lược khác như lợi thế người đi đầu (là người đầu tiên nhân rộng quy mô trên thị trường) hoặc tạo ra một mô hình kinh doanh khó sao chép.”

Nói về gọi vốn ở giai đoạn trưởng thành:

“Giả sử công ty ở giai đoạn bão hòa có mức tín nhiệm tốt, công ty có nhiều sự lựa chọn để gọi thêm vốn bên ngoài. Đối với các nhu cầu ngắn hạn, công ty có thể phát hành giấy thương phiếu (được giải thích sau trong chương này), sử dụng hạn mức tín dụng ngân hàng hoặc đàm phán khoản vay có kỳ hạn với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí. Công ty trưởng thành có thể sử dụng tài sản hiện có và dòng tiền làm tài sản thế chấp để giảm chi phí cho các khoản vay. Ngoài ra, công ty có thể thu được nguồn vốn đáng kể thông qua các thỏa thuận bán và thuê lại.

Công ty trưởng thành cũng thích tiếp cận thị trường vốn công cho nợ (trái phiếu) và vốn cổ phần (chứng khoán). Tời gian đóng vai trò quan trọng ở đây. Công ty đương nhiên muốn bán trái phiếu của mình khi lãi suất thấp và bán cổ phiếu khi giá lên cao.”

Nói về các cách mở rộng thị trường ngách từ các thị trường đã có sẵn:

“Tìm cách sử dụng mới cho cùng một sản phẩm. Một ví dụ kinh điển: hầu hết mọi hộ gia đình đều có một hộp nhỏ baking soda trong bếp. Hầu hết các gia đình sẽ không sử dụng nhiều hơn một hộp mỗi năm để nấu ăn. Một trong những nhà cung cấp hàng đầu đặt mục tiêu gia tăng các cách tiêu thụ khác của sản phẩm. Chiến dịch quảng cáo của công ty khuyến khích mọi người đặt hộp baking soda mở nắp vào tủ lạnh để hấp thụ mùi thức ăn. Và, tất nhiên, công ty đề nghị thay đổi hộp đó mỗi tháng. Trộn baking soda trong hộp vệ sinh của mèo là một ý tưởng có thể tạo ra doanh số khác. Chiến dịch này đã tăng đáng kể doanh số từ khách hàng hiện tại và tạo ra nhiều khách hàng mới.

Tìm cách thay đổi hoặc tùy chỉnh sản phẩm của bạn theo nhu cầu của ngách thị trường khác. Ví dụ, nhà sản xuất đồng hồ Swatch của Thụy Sĩ đã học cách phát triển hàng chục chiếc đồng hồ độc đáo – dành cho nam, nữ, thanh thiếu niên, người hâm mộ thể thao và các nhóm khác – sử dụng các bộ phận không khác gì những chiếc đồng hồ cùng loại. Điều duy nhất thay đổi là thiết kế vỏ ngoài. Nhưng sự thay đổi duy nhất đó đã cho phép nhà sản xuất đồng hồ khai thác các thị trường khác nhau với chi phí rất thấp.” 

Nói về cá nhân hóa hoạt động đổi mới sáng tạo:

“Hãy theo sát các nguồn đổi mới sáng tạo trong công ty. Thường xuyên ghé thăm nhân sự tham gia nghiên cứu. Hãy ăn trưa với các nhóm dự án. Làm quen trực tiếp với từng nhân sự chủ chốt. Hiểu các rào cản kỹ thuật cản trở những ý tưởng hấp dẫn và việc thương mại hóa. Việc theo sát các hoạt động đổi mới sáng tạo có một số lợi ích:

◆ Gửi tín hiệu mạnh mẽ cho nhân viên rằng vấn đề đổi mới đóng vai trò quan trọng.

◆ Tạo cơ hội để các lãnh đạo công ty khởi nghiệp chia sẻ định hướng chiến lược của doanh nghiệp và các phạm vi hoạt động của đổi mới sáng tạo.

◆ Cập nhật những tiến bộ công nghệ, xu hướng khách hàng và xu hướng thị trường.”

Đặc điểm nổi bật:

- Cuốn sách được viết theo trình tự tuyến tính về khởi nghiệp, từ câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt trước khi khởi sự (“Tôi có phải kiểu người nên khởi sự kinh doanh không?”) cho tới vấn đề cuối cùng bạn cần cân nhắc khi là một chủ doanh nghiệp thành công (“Tôi có thể rút vốn đầu tư từ doanh nghiệp mình đã xây dựng như thế nào?”). Cho dù kinh nghiệm bản thân bạn có thể khác với bộ khung tinh giản này, quá trình khởi nghiệp vẫn là một vòng luẩn quẩn – cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan tốt về những vấn đề bạn có thể phải đương đầu và cách tiếp cận chúng.

- Cuốn sách đưa ra một loạt khái niệm căn bản và thiết yếu nhất mà một doanh nhân khởi nghiệp cần nắm vững, từ việc xác định ngành kinh doanh phù hợp với bản thân, phác thảo hình hài doanh nghiệp, xây dựng và nuôi dưỡng nó cho đến khi doanh nghiệp mở rộng và phát triển.

- Cuốn sách được cấu trúc chặt chẽ thành từng phần rõ ràng, tương ứng với từng giai đoạn của hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Mỗi chương đều giới thiệu và phân tích các yếu tố cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đi kèm với những ví dụ sát thực tế về các doanh nghiệp hiện nay (từ những doanh nghiệp dịch vụ nhỏ như sửa chữa ô tô cho tới các doanh nghiệp nền tảng lớn như ebay...).

- Tác giả đưa ra và phân tích từng loại hình doanh nghiệp, các ưu nhược điểm của chúng, từ đó độc giả sẽ có được sự so sánh cần thiết để biết đâu là hình thức kinh doanh phù hợp nhất với bản thân cũng như giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mình.

- Đây có thể coi là cuốn sách nhập môn dành cho những doanh nhân khởi nghiệp hiện đại, với đầy đủ kiến thức và kỹ năng nền tảng cần có để giúp họ vững vàng những bước đi đầu tiên trong hành trình kinh doanh của mình.

Về tác giả:

Harvard Business Review là điểm đến hàng đầu cho tư duy quản lý thông minh. Thông qua tạp chí hàng đầu của mình, 13 ấn bản được cấp phép quốc tế, sách từ Harvard Business Review Press, nội dung và công cụ kỹ thuật số được xuất bản trên HBR.org, Harvard Business Review cung cấp cho các chuyên gia trên khắp thế giới những hiểu biết sâu sắc và thực tiễn tốt nhất để lãnh đạo bản thân và tổ chức của họ hiệu quả hơn và để tạo tác động tích cực.

name

Đọc vị người khác cũng giống như đọc một cuốn sách thi thoảng lại có một vài đoạn viết bằng tiếng nước ngoài. Khi tương tác với đối phương, chúng ta thường tưởng rằng mình hiểu họ đang nghĩ gì. Song trên thực tế, họ lại thực hiện những việc khác hẳn, khiến chúng ta thấy rối trí và tổn thương.

Một số vết rạn nứt trong giao tiếp như vậy xảy ra do đối phương cố tình lừa gạt chúng ta. Nhưng lý do chủ yếu là vì người đó không biết chính họ đang nghĩ gì hoặc tại sao họ lại thực hiện một hành động nhất định. Đây chính là lúc chúng ta nhận ra sự hữu ích của việc tìm hiểu về thứ ngôn ngữ thể hiện qua cơ thể, nét mặt, và đôi khi cả những hành vi tưởng chừng rất phi lý.

Đọc thấu tâm can là cuốn sách giúp bạn tìm hiểu về ngôn ngữ đó. Thông qua những dấu hiệu trên cơ thể một người, bạn sẽ thấy được những trải nghiệm sống của họ. Ngoài ra, sau khi phân tích nét mặt hay cử chỉ, bạn sẽ thấu hiểu cảm xúc và ý định thực sự của đối phương. Cuốn sách cũng trình bày một số cơ chế tâm lý và sinh học tác động đến con người, khiến họ có những cách hành xử phức tạp.

Hầu hết các cơ chế này đều hoạt động dưới dạng tiềm thức. Thực ra, phần lớn những gì chúng ta nghĩ và làm đều thuộc về tiềm thức. Có lẽ từ kinh nghiệm cá nhân, chúng ta đều biết rằng mình có thể thực hiện một số việc tương đối phức tạp – chẳng hạn lái xe về nhà hay ngân nga một bài hát quen thuộc – trong vô thức. Những nghiên cứu gần đây về tiềm thức cho thấy nó còn có khả năng vạch ra những kế hoạch phức tạp và dài hạn, sau đó tự triển khai chúng, mặc dù chủ thể không nhận thức được điều đó. Trong một nghiên cứu, một nhóm người tham gia được thông báo (theo cách khiến họ không nhận ra mình vừa biết được thông tin) về cách hợp tác trước khi tham gia vào một trò chơi tương tác phức tạp và kéo dài. Kết quả, nhóm này lại hợp tác tốt hơn nhóm không được thông báo về việc phải phối hợp khi chơi.

Khả năng phân biệt giữa bạn và thù đã giúp loài người sống sót trong buổi đầu của lịch sử, chúng ta đánh giá về người khác trước cả khi thấu hiểu họ. Khi tìm hiểu về lý do và cách thức hiện tượng này xảy ra, chúng ta có thể học được cách sử dụng bản năng này mà không lạm dụng nó. Việc nắm rõ những bài học này càng trở nên thiết yếu khi con người tập hợp lại thành một nhóm hoặc đám đông, đặc biệt là trong những tình huống cực đoan, khi tâm lý nhóm hoặc tâm lý bầy đàn thống trị.

Cuốn Đọc thấu tâm can không nhằm giải thích đầy đủ và tường tận về hành vi của con người (thực ra, đây là nhiệm vụ bất khả thi), nhưng sẽ cung cấp một loạt các công cụ giúp bạn tự tìm ra lời giải cho riêng mình. Việc đọc vị người khác bao giờ cũng đòi hỏi tinh thần cẩn trọng, nhưng khi tốc độ giao tiếp trong thế giới hiện đại ngày càng nhanh hơn, thì các công cụ được bàn đến trong cuốn sách này cũng ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tác giả: Rita Carter là một tác giả chuyên viết về đề tài khoa học và y học với nhiều giải thưởng danh giá, ngoài ra bà còn là giảng viên và người dẫn chương trình chuyên về các đề tài liên quan đến não bộ con người: nó làm gì, nó vận hành như thế nào, và vì sao. Bà là tác giả của cuốn sách Mind Mapping (tạm dịch: Sơ đồ tư duy), và là người dẫn chương trình của một series các bài giảng về khoa học thường thức cho khán giả đại trà. Rita hiện đang sống ở Vương quốc Anh.

MỤC LỤC:

ĐỐI MẶT

01. Ấn tượng đầu tiên

02. Cấu trúc của khuôn mặt nói lên điều gì?

03. Tất cả ở đôi mắt  

04. Các dấu hiệu

Bộ công cụ

Tham khảo

CẢM XÚC VÀ CÁC SẮC THÁI BIỂU CẢM

05. Những sắc thái biểu cảm lớn

06. Những sắc thái biểu cảm nhỏ truyền tải nhiều thông tin nhất  

07. Ngôn ngữ cơ thể

08. Thể hiện bản thân

Bộ công cụ

Tham khảo

TÍNH CÁCH VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI

09. Xác định bản chất của con người

10. Các loại tính cách và thành kiến

11. Tính cách hình thành như thế nào?

12. Đọc tâm trí người khác

Bộ công cụ

Tham khảo

GIAO TIẾP VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG

13. Những cuộc trao đổi

14. Bản năng và sự ảnh hưởng

15. Sự tự tin

16. Người có tầm ảnh hưởng

Bộ công cụ

Tham khảo

THẤU HIỂU XÃ HỘI

17. Nhóm

18. Gia đình

19. Tư duy nhóm

20. Đám đông

Bộ công cụ

Tham khảo

Lời bạt

Trích đoạn sách:

TẤT CẢ Ở ĐÔI MẮT

Khi nhìn thẳng vào mắt một người, nghĩa là bạn đang nhìn vào não họ. Nhãn cầu của chúng ta là phần bên ngoài của mô thần kinh kéo dài đến tận phía sau đầu. Cách nói này xem ra không lãng mạn lắm, nhưng nó giải thích vì sao chúng ta lại bị thu hút mạnh mẽ đến vậy khi nhìn vào mắt người khác, và vì sao giao tiếp bằng mắt lại có sức mạnh lớn như thế. Khi chúng ta nhận thấy sự thay đổi trong mắt của người khác, trong não họ cũng có sự thay đổi – không thể che giấu được điều này.

Có thể chúng ta không nhận thức được, nhưng khi nhìn vào mắt người khác, chúng ta cũng đồng thời phân tích để tìm kiếm những sự thay đổi nhỏ trong kích thước của đồng tử và hướng nhìn của mắt – hay trong các cơ xung quanh mắt. Đó là một số dấu hiệu mạnh mẽ nhất đến từ đôi mắt con người – và chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về vấn đề này ở chương tiếp theo.

Bài học số 3 này bàn về một hiện tượng ít được biết đến hơn – mối liên kết giữa hành vi với màu sắc, cấu trúc và các đặc điểm tĩnh khác của mắt. Cấu trúc của mắt phần nào chịu ảnh hưởng từ gen; thực ra, gen cũng định hình nên cấu trúc giải phẫu của các bộ phận khác trong não bộ. Một ví dụ là gen Pax6, hỗ trợ việc phát triển mô ở mống mắt và vùng vòng cung vỏ não. Đây là một khu vực quan trọng trong não bởi nó đóng vai trò vùng đệm giữa hệ viền ở sâu bên trong – nơi tạo ra cảm xúc – với vùng vỏ não trước trán – nơi xử lý những cảm xúc đó và đưa ra phản xạ có lý trí. Tùy thuộc vào cách phát triển của vùng vòng cung vỏ não, nó sẽ kích thích chúng ta hoặc nắm lấy và theo đuổi những thứ mình gặp được ở môi trường bên ngoài (các hành vi liên quan đến sự tiếp cận) hoặc che giấu hay chạy trốn khỏi chúng.

Mô dày ở phần vòng cung bên trái sẽ kích thích hành vi định hướng tiếp cận – chủ thể thường sẽ tìm đến những người khác, đồng cảm, tin tưởng, và nhìn chung là quý mến họ. Sự phát triển của mô mỏng ở khu vực đó sẽ hạn chế hành vi định hướng tiếp cận và khuyến khích phản xạ bộc phát “chống trả-hay-bỏ chạy”.

MÀU MẮT

Những mối liên kết tương tự giữa mắt, gen và não được cho là tác nhân dẫn đến nhiều mối tương quan khác nhau giữa màu mắt và hành vi. Melanin là sắc tố khiến mắt có màu tối, và các gen đẩy mạnh sắc tố này cũng hoạt động trong não bộ, giúp tạo nên lớp vỏ cách điện cho phép những tín hiệu điện truyền qua lại giữa các neuron. Khả năng cách điện tốt khiến quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này có thể giải thích cho hàng loạt mối tương quan giữa mắt tối màu và tính cách.

Mắt màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh phát hiện ra rằng những người có mắt màu nâu hoặc màu hạt dẻ cảm thấy đau hơn trong quá trình sinh nở và dễ mắc hội chứng trầm cảm hoặc lo âu sau sinh hơn so với phụ nữ có mắt màu xanh lơ

Mắt tối màu. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những người có mắt tối màu thường dễ say rượu hơn, và do đó, ít có khả năng nghiện rượu.

Những người có mắt tối màu thường phản ứng nhanh hơn, và có một số bằng chứng cho thấy họ cũng suy nghĩ nhanh hơn so với những người có mắt sáng màu, dù không sâu sắc bằng.

Một nghiên cứu về quan niệm của mọi người đối với mối liên kết giữa màu mắt và hành vi phát hiện ra rằng: những người có mắt tối màu được cho là có tính cách thích lấn át người khác hơn so với những người có mắt sáng màu.

Mặc dù có bằng chứng và cơ sở lý luận để xác nhận mối liên kết giữa mắt và hành vi, chúng ta vẫn phải vô cùng thận trọng về chuyện này. Tính cách con người do rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định, và hầu hết trong số đó cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ.

Sự kế thừa gen chắc chắn là một yếu tố như vậy, nhưng môi trường có thể làm méo mó hay thậm chí đảo ngược tính cách “tự nhiên” của một cá nhân. Trước cả khi mỗi người ra đời, môi trường xung quanh đã tác động đến sự phát triển của chúng ta – những cặp song sinh sẽ luôn có sự khác biệt nhỏ lúc mới sinh ra chỉ bởi chúng nằm ở hai vùng khác nhau trong tử cung của người mẹ.

name

Mọi thứ bạn cần để áp dụng OKR một cách hiệu quả.

OKR căn bản chính là tài liệu hướng dẫn tham khảo chính thức đầu tiên về OKR, một khung tư duy phản biện được thiết kế để giúp các tổ chức tạo ra giá trị thông qua sự tập trung, liên kết và giao tiếp tốt hơn. Cuốn sách được viết bởi hai nhà tư vấn và nhà nghiên cứu hàng đầu về OKR, nó cung cấp một nguồn tài nguyên tổng hợp cho các tổ chức đang tìm cách định lượng các mục tiêu định tính và đảm bảo mỗi nhóm tập trung nỗ lực để đạt được tiến bộ có thể đo lường được cho các mục tiêu quan trọng nhất của họ. Bạn sẽ tìm hiểu OKR ra đời như thế nào và cách các công ty hàng đầu sử dụng chúng hằng ngày để giúp các nhóm và nhân viên mở rộng suy nghĩ về xây dựng cấu trúc, thiết lập mục tiêu và đạt được kết quả phản ánh hết tiềm năng của họ. Từ khung cơ bản đến phân tích chi tiết về các phương pháp hay nhất, cuốn sách không chỉ hướng dẫn bạn cách triển khai trong thế giới thực mà còn giúp bạn tận dụng tối đa OKR.

OKR giúp nhân viên làm việc cùng nhau, tập trung nỗ lực và thúc đẩy tổ chức phát triển. OKR được sử dụng để xác định ý nghĩa của việc đạt được các mục tiêu rộng rãi, chất lượng và các mệnh lệnh như “làm tốt hơn” được chuyển thành các dấu hiệu rõ ràng, có thể đo lường được. Từ sự ra đời của khuôn khổ vào những năm 1980 cho đến khi phổ biến trong môi trường siêu cạnh tranh ngày nay, OKR làm cho công việc trở nên hấp dẫn hơn và có các chu kỳ phản hồi thường xuyên cho phép người lao động thấy được tiến bộ mà họ đạt được trong công việc mỗi ngày. Cuốn sách này chỉ cho bạn mọi thứ bạn cần biết để triển khai OKR một cách hiệu quả.

Hiểu kiến ​​thức cơ bản về OKR và việc sử dụng chúng hằng ngày

Tìm hiểu cách giành được sự hỗ trợ của ban điều hành rất quan trọng để triển khai thành công

Duy trì một chương trình hiệu quả với các mẹo đánh giá chính

Điều chỉnh khung OKR theo nhu cầu của tổ chức bạn

OKR là nguồn lực chính của bạn để thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện nhằm đạt được thành công bền vững trong toàn công ty..

Về tác giả:

Paul R. Niven là một nhà tư vấn quản lý, tác giả và diễn giả được chú ý về các chủ đề về OKR, chiến lược và thực thi chiến lược. Ông đã viết năm cuốn sách trước đó và đã được dịch sang hơn 15 ngôn ngữ.

Ben Lamorte là một huấn luyện viên OKR được quốc tế công nhận, người đã được tham khảo ý kiến bởi các tổ chức trên toàn thế giới. Ông có bằng tốt nghiệp về Khoa học Quản lý & Kỹ thuật tại Đại học Stanford.

LỜI GIỚI THIỆU

VÌ SAO CHÚNG TÔI VIẾT QUYỂN SÁCH NÀY

Bất kỳ công ty nào bắt tay vào việc triển khai OKRs sẽ sớm nhận ra rằng sau khi công việc bắt đầu, rằng nó (triển khai OKRs) còn hơn cả một “dự án đo lường”. Mục tiêu tối hậu là hiệu suất được cải thiện thông qua việc xác định các mục tiêu và các kết quả then chốt thường xuyên được làm mới để đảm bảo sự nhanh nhạy trong thế giới kinh doanh nơi mà tốc độ thay đổi đang gia tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được thành công với OKRs, có rất nhiều các quy trình và nhiệm vụ cần phải được thực thi một cách liền lạc. Có được sự hỗ trợ và nhiệt tình từ các giám đốc điều hành, xác định được nơi triển khai OKRs, nắm vững các sắc thái của OKRs có hiệu quả, kết nối OKRs trong toàn bộ công ty, báo cáo các kết quả, nắm bắt những kiến thức chính yếu, và thẩm thấu phương pháp vào văn hóa của tổ chức chỉ là một vài yêu cầu của một quá trình triển khai hiệu quả.

Khi chúng tôi viết ra điều này, OKRs vẫn còn khá non trẻ trong các khái niệm và các tiêu chuẩn thực tiễn cũng như các quy trình đã được chứng minh. Đây là một ngành học mới nổi, và trong khi việc triển khai đang tăng trưởng hàng ngày, cũng như các nhà tư vấn, nhà cung cấp phần mềm đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm lấp đầy lỗ hổng kiến thức, không có một hướng dẫn “làm thế nào” rõ ràng tồn tại cho các tổ chức đang băn khoăn triển khai OKRs để không rơi vào những cạm bẫy tiềm tàng có thể làm hỏng việc này hoặc bất kỳ những nỗ lực thay đổi nào khác. Quyển sách này là câu trả lời của chúng tôi cho những thách thức như vậy. Nó được viết để lấp vào khoảng trống hiện hữu giữa kiến thức và thực tiễn. Các tổ chức mong muốn gặt hái những lợi ích của OKRs trước tiên cần phải nhận thức về - và được trang bị đúng cách để vượt qua trở ngại – những thách thức liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ trọng yếu này. Dựa trên những kinh  nghiệm tư vấn về OKRs trên toàn cầu của chúng tôi, cũng như những nghiên cứu sâu rộng mà chúng tôi đã tiến hành, những trang sách này sẽ đóng vai trò là một hướng dẫn toàn diện của bạn trên toàn bộ phạm vi OKRs. Chúng tôi tin rằng những công cụ và kỹ thuật được mô tả trong quyển sách này sẽ thúc đẩy sự thành công của những người đang tham gia cùng OKRs và buộc nhiều giám đốc điều hành khởi chạy các chương trình OKRs trong các tổ chức của họ. Trước khi chúng tôi phác thảo về cách quyển sách này được tổ chức như thế nào, hãy để chúng tôi chia sẻ với bạn về nền tảng và kinh nghiệm của chúng tôi trong chủ đề này.

CHÚNG TÔI BẮT ĐẦU VỚI OKRs NHƯ THẾ NÀO?

Ben

“Khi bạn thực hiện một cuộc đi bộ đường dài cùng với gia đình mình, khá ổn khi bạn chỉ đi bộ và thưởng thức phong cảnh, nhưng khi bạn làm việc, bạn cần phải thực sự rõ ràng về đích đến. Nếu không, bạn đang lãng phí thời gian của bạn và của mọi người cùng làm việc với bạn.”

Những lời nói đó đã thay đổi cuộc sống của Ben. Nguồn gốc của những lời khôn ngoan đó là từ Jeff Walker, cựu CFO của Oracle. Walker đã chia sẻ lời khuyên này với Ben trong một cuộc trò chuyện cá nhân và sau đó mở rộng ra thành nguyên tắc trong một bài phát biểu mà ông đã gửi cho một nhóm các nhà hoạch định ở Palo Alto vào năm 2011. Trong buổi nói chuyện, Walker đã giải thích về các mục tiêu và kết quả then chốt (OKRs). Ông đã thảo luận về các các tổ chức cần phải phác thảo về tương lai mong muốn của họ dưới dạng mục tiêu như thế nào – các tuyên bố đầy tham vọng và định tính được thiết kế để đưa tổ chức tiến về phía trước theo một định hướng mong muốn. Mỗi mục tiêu sau đó được diễn dịch thành một tập hợp cơ bản các kết quả then chốt có thể đo lường được. Nếu mục tiêu hỏi, “Điều mà chúng ta muốn làm là gì?”, kết quả then chốt hỏi, “Làm thế nào để chúng ta biết nếu chúng ta đạt được mục tiêu?”. Ben đã ngay lập tức bị tê liệt bởi sức mạnh tiềm tang của OKRs và đã cảm nhận được rằng khuôn khổ (OKRs) sẽ trở nên quan trọng đối với công việc của anh, nhưng tại thời điểm đó, anh không biết nó sẽ biểu lộ như thế nào. Anh ấy đã sớm tìm ra.

Ben đã được một tổ chức tiếp cận nhằm hỗ trợ họ trong một dự án KPI (Các chỉ số hiệu suất cá nhân chính yếu – Key Performance Indicators). Anh đã chấp nhận nhiệm vụ và thấy mình háo hức chờ đợi tài liệu chiến lược được cung cấp bởi CEO của tổ chức. Khi nó được gửi đến, Ben đã cảm thấy choáng ngợp. Các ý tưởng và mục đích tốt được nhồi nhét vào bài trình diễn và tài liệu chiến lược, nhưng các tài liệu chứa đựng sự pha trộn khó hiểu giữa những trụ cột chính yếu (các ưu tiên của tổ chức), các giá trị cốt lõi và các số liệu kinh doanh. Ben vật lộn với cách tiếp cận dự án, và mãi cho đến đêm trước khi gặp CEO và CFO của tổ chức, anh  mới chợt nhớ lại lời khuyên của Jeff Walker. Với suy nghĩ đó, Ben đã cô đọng tài liệu chiến lược lại trong một trang giấy duy nhất, diễn dịch các trụ cột chinh yếu thành các mục tiêu, và phân bổ các kết quả then chốt cho từng mục tiêu một. Ngày kế tiếp, anh đã sử dụng khuôn khổ tổ chức theo định dạng OKRs này để chia sẻ sự hiểu biết về chiến lược của tổ chức. Sau phần xem xét tổng quan của Ben, các giám đốc điều hành im lặng và yêu cầu một khoảng riêng tư. Ben rời khỏi phòng và tin chắc rằng mình đã hiểu sai về chiến lược (của tổ chức) và sẽ phải nhanh chóng lên chuyến bay kế tiếp để về nhà. Với Ben, hai phút trên hành lang đó tưởng chừng như kéo dài hai giờ, nhưng khi anh được gọi trở lại phòng, anh cảm thấy nhẹ nhõm khi nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt của CEO, người đã nói rằng: “Chúng tôi muốn anh giúp chúng tôi tạo ra kiểu tài liệu như thế này trong mọi đơn vị kinh doanh và mọi phòng ban bộ phận trong công ty”. Sau khi giúp cho gần 50 đội nhóm trong công ty phác thảo và tinh chỉnh lại OKRs của họ, và chứng kiến sự thành công của họ sau đó với phương pháp này, Ben biết rằng anh đã tìm thấy tiếng gọi của mình. Và chúng ta đang ở đây, như là kết quả từ hàng trăm giờ huấn luyện đội ngũ, hàng trăm giờ quản lý sau đó của Ben.

 

Paul

Paul đã từng làm việc trong lĩnh vực đo lường hiệu suất và thực thi chiến lược trong gần hai thập kỷ. Anh đã được giới thiệu về các khái niệm thông qua sự tương tác với một công ty đang tìm cách cải thiện hiệu suất của họ. Trong trường hợp của Paul, công ty đang hoạt động trong một ngành thay đổi nhanh chóng với những đối thủ cạnh tranh nổi lên một cách nhanh nhẹn và khách hàng đòi hỏi phải cải thiện dịch vụ mà vẫn giữ nguyên giá cả. Một chiến lược mới được tạo ra: một chiến lược mà nếu được triển khai một cách hiệu quả sẽ có thể đem lại một bộ kỹ năng chiến lược nâng cao cho toàn bộ công ty, xem xét một cách kỹ lưỡng toàn bộ quy trình doanh nghiệp, thúc đẩy giá trị cho khách hàng và cuối cùng tạo ra kết quả tài chính đột phá. Thế nhưng họ có thể hiện thực được điều đó không? Chìa khóa của việc thực thi của họ nằm ở chỗ xác định các tiêu chuẩn đánh giá mà họ sẽ sử dụng để tự chịu trách nhiệm cho việc đạt được từng mục trong chiến lược của mình. Sẽ mất thời gian, nhưng việc tập trung vào bộ tiêu chuẩn cốt lõi để tìm hiểu về những gì đã và không hiệu quả đối với chiến lược, công ty cuối cùng đã thực hiện được lời hứa của mình với các khách hàng, nhân viên, và các cổ đông theo cùng một cách như nhau. Thực tế, “Aha” đến với Paul dưới dạng các khảo sát nhân viên được thực hiện trước cũng như sau khi phát triển và sử dụng các biện pháp đo lường chiến lược. Trước đó, chỉ một tỷ lệ nhỏ các nhân viên nói rằng họ hiểu về chiến lược của công ty và họ có thể đóng góp như thế nào. Tuy nhiên, sau khi sử dụng phép đo lường chiến lược, tỷ lệ này đã nhảy vọt lên gần gấp năm lần đối với phần lớn nhân viên. Giống như Ben, Paul đã nhìn thấy giá trị của việc áp dụng phương pháp đo lường đối với chiến lược và việc phơi bày để giúp các tổ chức khai thác sức mạnh đó.

Một số độc giả có thể quen thuộc với Paul qua công việc và các quyển sách của anh về Thẻ điểm cân bằng – Balance Scorecard, một khung phổ biến nhằm diễn dịch chiến lược thành các mục tiêu, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, và các sáng kiến chiến lược, sử dụng bốn quan điểm khác biệt có liên quan về hiệu suất: tài chính, khách hàng, các quy trình nội bộ, học tập và phát triển. Khuôn khổ này đã được chấp nhận bởi các tổ chức trên toàn cầu, và trong khi nó có hiệu quả không thể nghi ngờ, rất nhiều công ty đã vật lộn với việc triển khai và tối đa hóa lợi ích của mô hình thẻ điểm cân bằng. Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất mà các tổ chức nêu ra là sự gia tăng độ phức tạp của mô hình. Nguyên tắc phân loại của mô hình Thẻ điểm đã tăng lên trong những năm qua kể từ khi nó được phát kiến vào những năm đầu thập niên 1990, và rất nhiều chuyên gia đã đưa ra các sơ đồ với sự phức tạp ngày càng tăng đã them nhiều phần thay đổi vào thứ mà ban đầu được coi là một cách tiếp cận dễ-áp-dụng để đo lường chiến lược của tổ chức. Kết quả cuối cùng là, đối với nhiều tổ chức, mặc cho các lợi ích của nó, Thẻ điểm cân bằng có vẻ như quá cồng kềnh để có thể triển khai trên toàn bộ tổ chức bao gồm các đội nhóm mong mỏi các phương pháp đơn giản nhưng mạnh mẽ để đảm bảo rằng công việc của họ được tập trung vào những gì quan trọng nhất và dẫn đến việc thực thi chiến lược của công ty. OKRs xuất hiện.

Paul đã tìm kiếm một hệ thống “nhẹ hơn” mà vẫn có thể mang lại những lợi ích thực tế mà khách hàng mong muốn, những người mà khát khao có được giá trị cao nhất từ chiến lược của họ. Anh đã khám phá ra OKRs qua các nghiên cứu của mình và nhanh chóng nắm bắt công việc mà Ben đã thực hiện trong lĩnh vực này. Cả hai đã gặp nhau và gắn kết với nhau vì mong muốn giúp các tổ chức cải thiện hiệu suất và vì niềm tin rằng OKRs, mặc dù thoạt nhìn có vẻ đơn giản, có thể mang lại giá trị vượt trội cho bất kỳ công ty nào đang muốn cải thiện sự tập trung, thúc đẩy sự liên kết, và cải thiện sự gắn kết. Họ đã bắt đầu làm việc cùng nhau và với khách hàng từ năm 2015.

 

QUYỂN SÁCH NÀY ĐƯỢC TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO?

Các mục tiêu và các kết quả then chốt được kết hợp từ bảy chương. Sáu chương đầu tiên sẽ dẫn dắt bạn đi qua việc triển khai OKRs ít nhiều theo thứ tự thời gian, trong khi chương cuối cùng giới thiệu qua một số trường hợp của các tổ chức toàn cầu đang được hưởng lợi từ OKRs.

Trong chương mở đầu, chúng tôi chia sẻ về lịch sử của OKRs, tiếp theo là các định nghĩa và ví dụ về cả các mục tiêu và các kết quả then chốt. Các tổ chức hiện đại đang phải đối mặt với những thách thức cốt tử mà OKRs là rất phù hợp để vượt qua. Các chương sẽ khám phá một trong vài chủ đề quan trọng. Chương 1 kết thúc với cái nhìn tổng quan về rất nhiều những lợi ích của OKRs. Trước khi bạn có thể triển khai OKRs, bạn phải đảm bảo rằng tổ chức của bạn đã sẵn sàng bắt tay vào hành trình phía trước. Chương 2 khám phá cách thức chuẩn bị cho việc tạo ra và sử dụng OKRs như thế nào. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là, “Tại sao bạn triển khai OKRs?” Chủ đề quan trọng về việc tài trợ điều hành sẽ được thảo luận, bao gồm cách làm thế nào để có được quyền tài trợ. Việc cân nhắc về nơi để phát triển OKRs sẽ được trình bày, tiếp theo là một kế hoạch toàn diện cho việc phát triển OKRs. Chương này kết thúc bằng việc xác định bối cảnh chiến lược cho OKRs, sử dụng sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược. Để OKRs có thể đem lại lợi ích, chúng cần được dự thảo một cách cẩn thận và sở hữu một số đặc trưng chính yếu. Chương 3 phác thảo về cách tạo ra OKRs hiệu quả. Các kiểu kết quả then chốt được kiểm tra, tiếp theo là thảo luận về các chỉ số sức khỏe, và chấm điểm OKRs. Kết thúc chương này là sự xem xét về quy trình CRAFT (Create – tạo ra, Refine – tinh chỉnh, Align – liên kết, Finalize – hoàn tất và Transmit – truyền đi) của chúng tôi để tạo ra OKRs.

OKRs phải được tạo ra trong toàn bộ tổ chức để thúc đẩy sự gắn kết, tinh thần trách nhiệm và sự tập trung. Chúng tôi gọi đây là “Kết nối OKRs” và nó là chủ đề của Chương 4. Các quy trình và các mách nước nho nhỏ để kết nối OKRs theo cả chiều ngang và chiều dọc trong toàn bộ tổ chức sẽ được khám phá. Để đạt được lợi ích tối đa từ OKRs, chúng phải được giám sát thường xuyên cả trong và khi kết thúc mỗi chu kỳ. Chương 5 khám phá chu kỳ xem xét OKRs và cách mà phần mềm có thể giúp cho OKRs thành công như thế nào. Chu kỳ xem xét OKRs bao gồm ba cơ chế chính, mỗi cơ chế được thảo luận bao gồm: các cuộc họp vào thứ Hai, đăng ký vào giữa quý và đánh giá hàng quý. Nửa sau của chương nghiên cứu về việc sử dụng phần mềm trong triển khai và quản trị OKRs. Để đảm bảo sự thành công lâu dài của OKRs, chúng cần được ăn sâu vào văn hóa của tổ chức. Chương 6 nghiên cứu về cách làm cho OKRs trở nên bền vững. Rất nhiều công ty sẽ coi OKRs là “dự án”, tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Chương này mở ra bằng cách thảo luận rằng tại sao bạn nên xem xét OKRs như là một quá trình tiếp diễn. Bất kỳ công ty nào sử dụng OKRs cần phải quyết định về việc có nên liên kết chúng (OKRs) với việc đánh giá hiệu suất và/hoặc lương đãi ngộ hay không. Các liên kết tiềm năng này được khám phá chi tiết trong chương này, cùng với ưu và nhược điểm cũng như các khuyến nghị. Chương này được kết thúc bởi 10 vấn đề cần cân nhắc trước, trong và sau khi tạo ra OKRs, đồng thời phân tích về cách thức và khả năng liệu có nên tận dụng các chuyên viên tư vấn cho việc triển khai OKRs của bạn hay không.

Chương 7 chia sẻ về câu chuyện của sáu tổ chức toàn cầu đang sử dụng OKRs để đạt được những lợi thế lớn lao. Được mô tả sơ lược trong chương này là Zalando, Flipkart, Sears Holdings, TaxSlayer, GoNoodle và CareerBuilder. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ vừa thưởng thức vừa học hỏi thêm từ những phản ảnh được cung cấp bởi các tổ chức nổi bật và sang tạo này.

Những công ty ở bất kỳ giai đoạn nào trong phát triển OKRs cũng sẽ được hưởng lợi từ những lời khuyên được đưa ra trong quyển sách này. Những ai đang khởi động những nỗ lực OKRs, tất nhiên, cũng sẽ thu được lợi ích từ các công cụ và kỹ thuật chi tiết hướng dẫn họ từ giai đoạn thiết kế ban đầu đến việc tạo ra một hệ thống quản lý mạnh mẽ. Những tổ chức hiện đang sử dụng OKRs cũng sẽ có lợi từ việc xem xét các chủ đề được trình bày ở đây trong quyển sách này. Các quy trình và các bài tập được ghi chép có thể đóng vai trò là điểm kiểm tra hoặc kiểm chứng lại về chương trình của họ để đảm bảo rằng nó đang hoạt động với hiệu quả cao nhất. Và cho những ai trong số các bạn, người đang sử dụng một định dạng khác của hệ thống quản lý chiến lược, chúng tôi mời bạn cân nhắc về rất nhiều những lợi thế được đem lại bởi OKRs. Dù bạn có đang ở đâu trên hành trình OKRs của mình, chúng tôi cũng xin cảm ơn bạn vì đã đồng ý cho phép chúng tôi được làm hướng dẫn viên của bạn.

Paul R. Niven và Ben Lamorte

San Diego và San Anselmo, California, tháng 5 năm 2016

name

“Dự án Kỳ lân” là câu chuyện kể về các lập trình viên cũng như các chuyên viên công nghệ nói chung trong kỷ nguyên dữ liệu lên ngôi, khi những lề lối kinh doanh và các thao tác kỹ thuật truyền thống đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

Trong tác phẩm này, chúng ta theo chân Maxine, một lập trình viên cấp cao đã phải trở thành “vật hy sinh” cho sự cố trả lương nghiêm trọng tại công ty. Nơi cô làm việc là một doanh nghiệp có quy mô hết sức đồ sộ, với phong cách hoạt động tệ hại, vô cùng quan liêu và lạnh lùng. Ở nơi này, mọi nhân viên đều bị cuốn vào vòng xoáy vô tận của những quy tắc và luật lệ vô nghĩa lý và cực kỳ phức tạp, đến mức không ai có thể làm việc một cách năng suất.

Một cách tình cờ, Maxine nhập hội với Đội Nổi Loạn - một nhóm những người cũng không thể hòa nhập với quy cách làm việc bất cập, và cùng với nhau, họ quyết tâm lật đổ bộ máy hiện tại, để giải phóng các lập trình viên và khiến công việc kỹ thuật một lần nữa trở nên vui vẻ và đem lại những giá trị thiết thực.

Trên hành trình của mình, Maxine cùng Đội Nổi Loạn liên tục phải giải quyết những trở ngại, không chỉ về vấn đề kỹ thuật rắc rối hay những quy trình kinh doanh cụ thể, mà còn liên quan tới những xung đột chính trị tại nơi công sở và cả những thách thức trong tương lai, khi những đối thủ cạnh tranh không ngừng giành lấy những miếng bánh ngon trên thị trường. Đây chính là lúc đội ngũ các chuyên gia công nghệ càng cần sát cánh với các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, để chạy đua với thời gian nhằm hướng tới sự đổi mới, không ngừng học hỏi, để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong một thời đại mà không ai có thể chắc chắn về bất cứ điều gì.

“Dự án Kỳ lân” là cuốn sách kể về tinh thần DevOps - là văn hóa làm việc đề cao sự hợp tác và gắn kết giữa giai đoạn lập trình (development) với giai đoạn vận hành (operations) vốn vẫn hay tách biệt trong các tổ chức công nghệ, nhằm tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm, để thành phẩm được đưa vào sản xuất thường xuyên, hiệu quả và an toàn hơn, qua đó mang tới giá trị hữu hình cho khách hàng.

Đọc tác phẩm này, độc giả có thể nhận ra những điều gần gũi đang diễn ra ngay trong cuộc sống của mình - nhất là khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp lớn và có bộ phận IT chuyên biệt. Với việc lồng ghép tài tình các bài học khái quát, như Năm Lý Tưởng làm việc và các chiến lược về tầm nhìn, tác giả Gene Kim không khiến độc giả “choáng ngợp” với các kiến thức kỹ thuật chuyên ngành, mà dẫn dắt bạn đọc từng bước tiến vào hành trình lôi cuốn và truyền cảm hứng của Đội Nổi Loạn, và tự rút ra những nguyên tắc làm việc hữu ích - không chỉ đối với “dân kỹ thuật”, mà có thể áp dụng cho bất kỳ ai đang sống trong một thế giới đòi hỏi sự nhanh nhạy và không ngừng học tập.

-         Lý Tưởng Đầu Tiên: Tính Độc Lập và Đơn Giản

-         Lý Tưởng Thứ Hai: Tập Trung, Dòng Chảy Công Việc và Niềm Vui

-         Lý Tưởng Thứ Ba: Cải Thiện Công Việc Hằng Ngày

-         Lý Tưởng Thứ Tư: An Toàn Tâm Lý

-         Lý Tưởng Thứ Năm: Tập Trung Vào Khách Hàng

name

Tác giả Shimada Tsuyoshi là Giám đốc Phòng Xuất bản GLOBIS, Tổng Biên tập của Nhà xuất bản Điện tử GLOBIS kiêm Giáo sư Trường Kinh doanh GLOBIS.

Ông hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành Khoa học tại Đại học Tokyo. Ông gia nhập GLOBIS sau khi làm việc tại một công ty tư vấn chiến lược và một công ty sản xuất nước ngoài. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về quản trị kinh doanh như MBA: 100 điều cơ bản để gia tăng năng suất, MBA: 100 kiến thức cơ bản, Tư duy lợi nhuận…,đồng thời tham gia viết và dịch nhiều cuốn sách khác về chương trình MBA.

Bộ sách “MBA – 100 Kỹ năng cơ bản làm việc của người nhật” được tác giả  Shimada Tsuyoshi tuyển chọn từ khối kiến thức cơ bản về quản trị, kinh doanh và đang thường xuyên được nói tới trong các tình huống kinh doanh hay các lớp học MBA những nội dung đặc biệt quan trọng, những điểm tinh túy có ích cho thực tiễn và đã biên tập, tổng hợp làm sao để bạn đọc có thể học tập một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, bộ sách gồm ba cuốn:

1. MBA - 100 kỹ năng tư duy kinh doanh của người Nhật

2. MBA - 100 kỹ thuật xử lý tình huống trong kinh doanh của người Nhật

3. MBA - 100 bí quyết làm việc hiệu quả của người Nhật

--------------------------------------

1 . MBA - 100 kỹ năng tư duy kinh doanh của người Nhật

Đối với những người mới bắt đầu học về quản trị kinh doanh thì có lẽ ai cũng đều hiểu một điều rằng, “Trong kinh doanh, những việc như thế này là cơ bản, bắt buộc phải biết”. Nếu trong cuốn sách này có những thứ khiến bạn buộc phải thốt lên rằng, “A, cái này mình chưa biết!” thì rất mong các bạn hãy đọc đi đọc lại thật nhiều lần.

 Ngoài ra, đối với những người là chuyên gia, dân kỳ cựu thì cũng hoàn toàn có thể sử dụng những nội dung trong cuốn sách này để làm gợi ý cho hoạt động thực tiễn hay khi phải đưa ra những quyết định nào đó, hoặc cũng có thể dùng để giảng dạy, hướng dẫn cho cán bộ cấp dưới của mình.

Các bạn cũng có thể trích dẫn những nội dung đó trong những câu chuyện thực tế tại công sở rằng “Anh/Chị có biết là có những cụm từ, câu nói như thế này không?”, chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả.

Với ý nghĩa đó, tuy là một cuốn sách để học tập nhưng cũng có luôn cả chức năng của một cuốn sách thực hành. Ngoài ra, còn thêm một đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc, đó là không cần phải đọc theo đúng thứ tự từ trước tới sau. Các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chương, phần mình thấy quan tâm, hứng thú để đọc.

Đồng thời, các bạn có thể sử dụng cuốn sách này như một cuốn từ điển để tra cứu và áp dụng vào chính công việc của mình hiện nay. Tôi mong các bạn đọc hãy tận dụng tối đa điểm mạnh về sự phong phú trong cách sử dụng của cuốn sách này.

Khi đã hiểu được những kiến thức cơ sở, nền tảng này rồi thì chắc chắn bản thân sẽ muốn học sâu hơn nữa. Khi ấy, hãy ngước mắt nhìn quanh mà xem, trên thị trường có rất nhiều loại sách được phân loại theo từng môn học, từng chủ đề và ngoài đọc sách ra cũng còn có nhiều cách học khác nữa.

2. MBA- 100 kỹ thuật xử lý tình huống trong kinh doanh của người Nhật.

Kinh doanh là một chuỗi các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề. Các vấn đề ở đây có thể là hoàn thành các yêu cầu, tinh chỉnh dây chuyền sản xuất hay xử lý các mối quan hệ con người tại nơi làm việc. Nó cũng bao gồm việc thu hẹp khoảng cách giữa “tình hình thực tại” và “mục tiêu lý tưởng”, bắt tay vào tiến hành những điều mà “đáng lẽ tôi có thể làm được từ trước, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được”.

Nếu như giải quyết được những vấn đề về “tăng doanh số”, “cải thiện quy trình”, “gỡ bỏ những điểm bất hợp lý còn sót lại”, ta sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Không chỉ vậy, xử lý được các khúc mắc trong tổ chức sẽ tạo cơ hội để ta đối mặt và giải quyết những vấn đề lớn hơn nữa, đem lại nhiều kết quả tích cực hơn nữa.

Con người phát triển nhờ các cơ hội. Nếu bạn cải thiện được kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân, thì bạn có thể “Giải quyết vấn đề” để “Gia tăng niềm tin, gia tăng người ủng hộ”. Từ đó, bạn có thể tiến lên thực hiện chu trình nâng cao, cụ thể là “Giải quyết vấn đề lớn hơn và nhận được nhiều người tin tưởng hơn…”

Có một số trở ngại khá khó giải quyết, phải vận dụng tới “nghệ thuật” hoặc “cảm giác”. Tuy nhiên, đối với những vấn đề mà người kinh doanh hay gặp phải, hơn 80% vấn đề có thể giải thích bằng các “kỹ thuật” cơ bản. Cuốn sách “MBA: 100 kỹ thuật xử lý tình huống trong kinh doanh của người Nhật” viết về các phương pháp hay nhất để tiến hành giải quyết vấn đề. Cuốn sách giúp người đọc nắm bắt được bản chất của các công ty, các nhà quản lý, cũng như bản chất của các nhà tư vấn và chuyên gia kinh doanh. Bạn có thể sử dụng nó như một cẩm nang hướng dẫn, hoặc một cuốn sách tổng hợp các thủ thuật để nắm rõ nhiều cách ứng xử khác biệt tùy theo những lo lắng và những vấn đề bạn gặp phải.

3.MBA – 100 bí quyết làm việc hiệu quả của người Nhật

Không dễ để học mọi thứ trong thời gian ngắn, nhưng nếu bạn có ý thức thực hành một cách triệt để thì bạn sẽ có thể tiếp thu được ở một mức độ nào đó, tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với lúc bạn không nhận thức được điều gì. Tuy nhiên, đối với mọi vấn đề, cho dù bạn rèn luyện tốt kỹ năng nền đến đâu chăng nữa, nếu không giữ được tinh thần ban đầu thì hiệu quả sẽ giảm đi một nửa. Cần phải nắm bắt bản chất của sự việc thông qua phân tích, hiểu rõ những hành động hay việc làm mang lại hiệu quả của người khác, đồng thời luôn nhận thức được điểm xuất phát để đưa công việc đi theo đúng hướng bản thân mong muốn.

Chìa khóa cho chủ đề nâng cao năng suất của “MBA – 100 bí quyết làm việc hiệu quả của người Nhật” nằm ở việc “xác định chính xác nơi cần tập trung nguồn lực để đưa ra những hành động thực tế”. MBA là cách để bạn học hỏi qua nhiều góc nhìn khác nhau về những kiến thức nền tảng để không ngừng hiện thực hóa điều đó ở trình độ cao. MBA có nhiều lợi ích, một trong số đó là trở thành một doanh nhân thực sự làm việc năng suất, có thu nhập (tạo ra giá trị kinh tế), hoặc gây ra tác động đáng kể đến công ty hoặc xã hội. Việc chú trọng vào cải thiện năng suất không thể tách rời với những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh ngày nay. So với những doanh nhân nổi trội có thể kiếm được thu nhập cao ngay từ khi còn trẻ thì những người không được như vậy đều buộc phải chấp nhận sống trong hoàn cảnh khó khăn. Học về bản chất của MBA giúp chúng ta vừa có thể phát triển và thay đổi bản thân. Khi bạn tận hưởng việc phát triển/thay đổi bản thân thì tốc độ học tập cũng như năng suất sẽ đồng thời tăng lên nhanh chóng. Cuốn sách này giới thiệu 3 phần gồm kỹ năng nền tảng, kỹ năng thực hành và kỹ năng phát triển, đi kèm với đó là những kỹ năng giúp tăng năng suất phân theo các nhiệm vụ công việc riêng biệt.

Bạn có thể đọc theo thứ tự những đề tài mà bản thân muốn củng cố hay tùy theo sở thích cá nhân. Có những cụm từ được tác giả giới thiệu trong cuốn sách thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại ẩn chứa một thế giới sâu sắc đằng sau và có thể được tiếp nhận theo những cách khác nhau tùy thuộc vào tình huống và mức độ phát triển của chúng. Với nhận thức sâu sắc về những bí quyết làm việc hiệu quả của người Nhật, chắc chắn những doanh nhân từ các doanh nghiệp lớn cho đến những người trẻ tuổi mới vào nghề sẽ có được những kiến thức bổ ích, góp phần vào sự thành công trong kinh doanh.

“MBA – 100 bí quyết làm việc hiệu quả của người Nhật”sẽ là phát súng mở đầu giúp ích cho quá trình trau dồi kỹ năng của bạn, để hướng đến một sự nghiệp thành công.

name

Ngay từ tiêu đề sách, tác giả Akiyoshi Horie khẳng định việc lưu thông máu có thể hoá giải bách bệnh. Điều đó có thật không? Liệu rằng dòng chảy âm thầm của máu có thật sự tạo ra tác động ở cả mặt thể chất lẫn tinh thần?

Với kinh nghiệm là đời thứ tư của hiệu thuốc Đông y cổ truyền 90 năm tuổi, chữa trị cho khoảng 50.000 trường hợp bệnh nhân trên khắp nước Nhật và cả nước ngoài, từ đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, vô sinh hiếm muộn đến trầm cảm, làm đẹp và giảm cân, tác giả hoàn toàn có đủ tự tin cho luận điểm của mình. Không giống như phương pháp chữa trị Tây y, chữa trị Đông y đòi hỏi Akiyoshi Horie phải dành hàng giờ để khám và chẩn đoán, theo dõi sát sao mức độ cải thiện thể chất và tinh thần của người bệnh và mỗi đơn thuốc là sự kết hợp của hàng trăm loại thảo dược khác nhau. Trong suốt quá trình tích góp kinh nghiệm chậm rãi và phong phú trong hơn một thập kỷ, Akiyoshi Horie nhận ra được sự liên hệ mật thiết giữa cơ thể với tinh thần và việc lưu thông máu thật sự ảnh hưởng triệt để đến thân-tâm ta mỗi ngày.

“Lưu thông máu tốt hoá giải bách bệnh” sẽ mang lại cho người đọc những phương pháp cải thiện lượng máu trong cơ thể. Tác giả cũng đồng thời chỉ ra những sai lầm thường mắc phải của mọi người về vấn đề này. Lấy ví dụ như khi nghĩ đến “lưu thông máu tốt” mọi người thường nghĩ đến việc máu chảy đều, nhưng thật ra đó chính là cải thiện chất lượng máu. Tương tự, mục đích của cuốn sách không phải là để “máu chảy thông thuận” mà là “lượng máu tràn trề”. Chính vì vậy, qua từng chương được xây dựng rõ ràng, có sự phát triển dần từ đơn giản đến nâng cao, người đọc sẽ đi qua những khái niệm căn bản nhất, các thiên kiến cần được thay đổi đến những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để hỗ trợ máu lưu thông tốt, cơ thể tràn trề sinh lực và khỏe mạnh.

Vì thân và tâm liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi “thân” đã cảm nhận được sự dồi dào của lưu thông máu, tiếp đến “tâm” cũng phải được cải thiện. Khi tình trạng cơ thể bạn dần tốt lên, bạn cũng sẽ dần tạo được lòng tin với chính mình và tinh thần của bạn cũng tươi sáng hơn nhiều. Nắm được cốt lõi của vấn đề là việc lưu thông máu, mong rằng những chia sẻ, công sức và tâm trí anh dành ra sẽ có thể phần nào cải thiện tâm lý con người để đạt được mục đích cuối cùng là “lưu thông máu tốt, tâm được tự do”.

Không có một phương thuốc nào, từ Đông y đến Tây y có thể chữa lành bách bệnh. Cơ thể là sự hiện diện trung thực nhất. Tinh thần và thể trạng hiện tại của bạn là hệ quả tích luỹ suốt từ chuỗi ngày sinh hoạt thường nhật. Vậy nên bên cạnh việc đưa ra thông tin hữu ích cùng những phương pháp y học được chắt lọc từ phương Đông ngàn năm lẫn hiện đại để giúp gia tăng chất lượng máu lưu thông, tác giả còn động viên và tạo động lực để mỗi người chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Akiyoshi Horie đã cho chúng ta phương tiện, điều cần thiết ở đây chính là mỗi người hãy cố gắng áp dụng triệt để và sống thật mạnh khỏe, tươi trẻ, vượt qua bệnh tật và tận hưởng hạnh phúc gia đình tròn đầy.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Nguyễn nhân của mọi vấn đề sức khỏe đều nằm ở lưu thông máu.

Cải thiện lưu thông máu bằng cách “tạo máu, tăng cường lượng máu và kích thích lưu thông máu”

Sự thật về mười phương pháp ăn giúp cơ thể sản xuất máu đầy đủ

Sáu hiểu biết phổ thông về giấc ngủ để tăng lượng máu trong cơ thể

Năm thói quen cải thiện lưu thông máu ở tĩnh mạch

Những vấn đề bạn trăn trở về tinh thần và cơ thể đều có thể giải quyết bằng lưu thông máu.

Lưu thông máu tốt, tâm được tự do.

Lời kết

Thông tin tác giả.

TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY

Chất và lượng của máu sẽ quyết định “sự trẻ trung” và “tuổi thọ”

“Mình không bị thiếu máu nên chẳng phải lo gì cả, may quá!”

Hẳn có không ít người đang nghĩ như trên. Nhưng các bạn đừng vội yên tâm sớm như vậy. Chứng “huyết hư” trong Đông y không chỉ mang ý nghĩa máu bị thiếu về lượng mà còn chỉ ra rằng chất lượng máu đang đi xuống.

Trước đây, hồi tôi mới hành nghề, có một bác gái 70 tuổi đã đến chỗ tôi khám bệnh. Bác bị ù tai, lại hay hoa mắt, chóng mặt, và tôi đã bốc thuốc để giúp bác cải thiện hai tình trạng này. Thế nhưng bài thuốc ấy hoàn toàn vô hiệu, và tôi đã lúng túng không biết phải xử trí ra sao.

Cho đến một ngày, bác lại nói mình hay bị mệt, nên tôi gia thêm vị cung cấp protein vào bài thuốc. Sau đó bác vui vẻ kể rằng mình “đỡ mệt hơn hẳn” và “buổi sáng thức dậy thấy khoan khoái hơn”. Rồi mấy hôm sau, tôi rất bất ngờ khi nghe bác kể: “Ô bác sĩ này, tôi lại nghe được rồi đấy”.

Hỏi sâu hơn, tôi được biết bác sống một mình, thường ngày chỉ ăn rau, cơm hộp chế biến sẵn ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nên cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Trong lần khám đầu tiên, kết quả kiểm tra thể chất cũng cho thấy bác bị “huyết hư”. Tuy nhiên, vì bác thường khám định kỳ ở viện nhưng không bị kết luận là thiếu máu nên tôi đã bỏ qua vấn đề này.

Sai lầm của tôi là chỉ để ý đến triệu chứng “ù tai, hoa mắt, chóng mặt” và chỉ chăm chăm tìm cách chữa khỏi tình trạng đó. Bác gái này bị ù tai, hoa mắt không phải do tuổi già mà do cơ thể thiếu máu, khiến máu không lưu thông được đến tai đầy đủ làm cho tai kém đi. Thêm nữa, bác lại ăn uống không đủ chất, thiếu protein nên chất lượng máu cũng đi xuống.

Trên thực tế, những trường hợp như thế này không phải là ít. Kể cả những bệnh nghiêm trọng hơn thế cũng vậy. Nguyên nhân thực sự của những triệu chứng hay căn bệnh chúng ta nhìn thấy lại nằm ở “máu”.

Tôi muốn nói tình trạng ăn uống không đủ chất, mất cân bằng dinh dưỡng là căn nguyên khiến chất lượng máu xấu. Đến đây có thể nhiều bạn nghĩ rằng bác bệnh nhân kia già cả lại sống một mình nên mới như vậy, còn mình đang trẻ thì không vấn đề gì.

Song những vấn đề xảy ra với người già cũng sẽ đến với người trẻ. Hiện nay, chế độ ăn ở Nhật Bản đang xuống cấp một cách chóng mặt. Đặc biệt, lượng protein trong thức ăn, tức yếu tố tạo máu cho cơ thể đang ở mức thấp đáng báo động.

Ngoài tạo thành hồng cầu, protein trong máu chủ yếu tồn tại dưới dạng albumin, một chất có liên hệ mật thiết đến sự trẻ trung và tuổi thọ con người. Vì vậy người ta gọi nó là “nhân tố dự đoán sinh mệnh”. Người có càng ít albumin thì quãng đời còn lại càng ngắn, ngược lại người có càng nhiều albumin sẽ là những người sống càng lâu. Chất lượng máu đương nhiên là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe hiện tại, nhưng ngoài ra nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự trẻ trung và quãng đời còn lại của bạn trong tương lai.

Chất lượng máu tốt không phải chỉ có ý nghĩa với hiện tại mà còn là yếu tố quan trọng cho tương lai.

6

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!

VỀ TUSACH.VN