1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà cung cấp thái hà

Tổng hợp sách của nhà cung cấp thái hà
name

Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn Kinh tế học sẽ lật ngược những “niềm tin cố hữu” trong giáo dục bằng chứng cứ khoa học. Những niềm tin như:

- Không được dùng phần thưởng để dụ trẻ;

- Khen trẻ là tốt;

- Chơi trò chơi điện tử làm tăng tính bạo lực ở trẻ.

Dưới góc nhìn Kinh tế học giáo dục tác giả đưa ra những lời khuyên hoàn toàn ngược lại:

- Dùng phần thưởng để dụ trẻ là tốt

- Không được khen trẻ

- Chơi trò chơi điện tử không làm tăng tính bạo lực ở trẻ.

Những lời khuyên này được đưa ra từ những nghiên cứu của tác giả về nuôi dạy trẻ dựa trên những phân tích dưới góc độ Kinh tế học, hoàn toàn dựa trên những con số, những chương trình thực nghiệm hay những nghiên cứu lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu về giáo dục đến từ các trường đại học danh tiếng. Những quan điểm nuôi dạy trẻ dựa trên đong đếm của Kinh tế học có thể trái ngược với những quan điểm nuôi dạy trẻ truyền thống, nhưng với cách phân tích đầy khoa học dựa trên thực nghiệm thực tế, được chứng mình bởi tính quy luật được rút ra từ việc quan sát và thống kê ở một số lượng lớn cá thể, tác giả đã đưa ra được những quan điểm mới rất thuyết phục đồng thời áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy của mình trong việc uốn nắn và giáo dục trẻ.

Ngoài những quan điểm về giáo dục trẻ trên, các phần tiếp theo trong Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn Kinh tế học sẽ đưa ra các nghiên cứu và trả lời cho những câu hỏi như:

- Việc “học” có thực sự quan trọng đến vậy?

- Mô hình lớp học ít thành viên liệu có hiệu quả?

- Thế nào là một giáo viên tốt?

Cuốn sách dành cho những bậc cha mẹ quan tâm đến những kỹ năng nuôi dạy trẻ được phân tích dựa trên những cơ sở dữ liệu khoa học của Kinh tế học Giáo dục, một lĩnh vực thuộc Kinh tế học. Phụ huynh nếu đọc càng sớm cuốn sách này khi các con còn nhỏ thì sẽ càng thu được những lợi ích quý báu, bởi phương châm của cuốn sách là đầu tư vào con người có lợi nhất khi con đang ở lứa tuổi mầm non, và lý do đã được chứng minh rất rõ qua những con số mà cuốn sách nhắc đến.

“Con người có thể nói dối nhưng dữ liệu thì không. Việc phân tích các dữ liệu thu thập được để hiểu rõ cấu trúc xã hội có khả năng lớn đến đâu trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta, đó là điều mà tôi mong các bạn hiểu được.” - Makiko Nakamuro

 

Mục lục:

Lời mở đầu

Chương 1: Trải nghiệm thành công của người khác có áp dụng được với con mình?

Chương 2: Có được dùng phần thưởng để “dụ” trẻ?

Chương 3: Việc “học” có thực sự quan trọng đến vậy?

Chương 4: Mô hình “Lớp học ít thành viên” liệu có hiệu quả?

Lời kết

Tài liệu tham khảo

Trích đoạn sách:

Bằng chứng khoa học theo định nghĩa của các nhà Kinh tế học

Việc trước tiên mà các nhà Kinh tế học làm để trả lời cho câu hỏi “Nền giáo dục như thế nào sẽ giúp nuôi dạy một đứa trẻ thành công?” là số liệu hóa những khái niệm vô hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Các nhà Kinh tế học không đánh giá hiệu quả của giáo dục bằng những cụm từ mang nặng tính chủ quan như “đôi mắt ngời sáng của lũ trẻ” hay “sức sống luôn căng tràn ở trường học”. Họ cũng không coi những thứ thường xuất hiện tùy tiện trong các báo cáo của Chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ như các phiếu điều tra xã hội học được phát cho học sinh, trong đó có câu hỏi “Các em có hài lòng không?” là bằng chứng khoa học. Thay vào đó, họ chỉ ra sự thật dựa trên các con số khách quan.

Cũng có những ý kiến cho rằng hiệu quả của giáo dục không thể được đo bằng các con số. Tuy nhiên, cá nhân tôi không mấy tán thành với quan điểm này. Tất nhiên, không phải mặt nào của giáo dục cũng được thể hiện bằng con số, nhưng gần đây, với sự hỗ trợ của Kinh tế học và Tâm lý học, mặc dù còn rất nhiều phỏng đoán nhưng việc “số liệu hóa” tính hiệu quả của giáo dục đã bắt đầu trở thành hiện thực. Ngoài ra, các chính sách trong những lĩnh vực khác, như chính sách chống biến đổi khí hậu hay chính sách xây dựng đường cao tốc, cũng đều được số liệu hoá khi đánh giá tính hiệu quả. Nếu không làm vậy, hẳn chính quyền sẽ không có được sự đồng thuận từ những người dân đóng thuế hằng năm. Lĩnh vực giáo dục có lẽ cũng không phải là ngoại lệ. Một việc nữa mà các nhà Kinh tế học đang làm là chỉ ra mối quan hệ nhân quả trong câu hỏi “Nền giáo dục như thế nào sẽ giúp nuôi dạy một đứa trẻ thành công?”. Do cụm từ “quan hệ nhân quả” rất hay bị dùng sai nên ở đây tôi sẽ nêu một vài ví dụ và giải thích thêm về điều này. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã sử dụng kết quả thu được từ một chương trình kiểm tra học lực có tên là Khảo sát tình trạng học tập – học lực trên toàn quốc để phân tích mối quan hệ giữa môi trường gia đình và thành tích học tập của trẻ. Dựa trên kết quả phân tích này, người ta kết luận: “Trường hợp những trẻ sinh ra trong gia đình không giàu có và cha mẹ học vấn thấp nhưng vẫn có thành tích học tập cao đều mang một đặc điểm chung nổi bật: các em rất chăm chỉ đọc sách ở nhà.” Kết luận này đã được các phương tiện truyền thông sử dụng và truyền đi thông điệp “Cho trẻ đọc sách là việc rất quan trọng.” Trên thực tế thì thông điệp này có chính xác hay không?

Rất tiếc khi không thể nói rằng thông điệp này là đúng. Nó chứa đựng hai sai lầm: thứ nhất, cách diễn đạt như vậy dễ khiến người tiếp nhận thông tin liên tưởng đến mối quan hệ nhân quả giữa việc đọc sách và thành tích học tập. Quan hệ nhân quả và quan hệ tương hỗ đều là những cụm từ dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai sự việc, tuy nhiên, giữa chúng có một điểm khác biệt căn bản. Quan hệ nhân quả mang ý nghĩa “Nguyên nhân A tạo ra kết quả B”, trong khi đó, quan hệ tương hỗ chỉ đơn giản mang ý nghĩa “A và B xảy ra đồng thời với nhau”. Quan hệ tương hỗ không nêu rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả trong hai sự việc A và B. Có quan hệ tương hỗ không có nghĩa là có quan hệ nhân quả. Nói cách khác, không phải vì trẻ đọc sách mà thành tích học tập cao (quan hệ nhân quả), mà khả năng đơn thuần chỉ là những đứa trẻ có thành tích học tập cao thì hay thích đọc sách (quan hệ tương hỗ). […]

name

Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 4

Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru) là series light novel trinh thám của tác giả Ota shiori, minh họa bìa Tetsuo. Đến nay series đã đạt được con số ấn tượng 1,5 triệu bản in. Tác phẩm cũng được chuyển thể sang rất nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action, manga.

Mùa đông tại Asahikawa – Hokkaido vừa dài vừa lạnh. Nhân một ngày trời trở ấm bất thường, tôi – Shoutarou cùng với cô tiểu thư xinh đẹp mê mẩn xương Sakurako lên rừng tìm xương cốt. Ý tưởng này do người thầy giáo đẹp trai nhưng trái tính Isozaki của tôi đề xuất, đồng thời thầy ấy cũng nằng nặc đòi đi theo. Tại đây, thầy nhận được tin báo một học trò cũ bị mất tích. Chưa hết, bạn thân của chị gái này cũng đã biến mất vài năm trước, khi thầy Isozaki vẫn còn là chủ nhiệm lớp của họ…

“Tháng mười một, bươm bướm tan.”

Lethe Diana – Loài bướm mắt rắn yêu thích xác động vật thối rữa, vốn sinh sôi mạnh mẽ tại vùng Fukushima nay lại xuất hiện bất thường ở Hokkaido giữa mùa đông lạnh giá. Tựa hồ điềm báo cho những thi thể đang ở rất gần dưới gót chân Sakurako, đợi chờ được cô khám phá. Tập 4 của bộ truyện trinh thám Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào rất được yêu thích đã đến rồi đây!

Mục lục:

Mở đầu

Xương thứ nhất: Con mèo tiết lộ điều gì?

Xương thứ hai: Khi cháu lấy chồng

Xương thứ ba: Tháng mười một, bươm bướm tan

Kết

Thông tin tác giả:

Shiori Ota: sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa đến năm 2012 . Khi ra mắt tác phẩm trên trang web E*Every Star, cô được đánh giá cao về bút lực và trở nên nổi tiếng. Cùng năm đó, bộ truyện Sakurako và Bộ xương dưới gốc anh đào đạt giải thưởng xuất sắc (Với bút danh Eleanor.S) trong Hạng mục Giải thưởng truyện E-book của E*Every Star (Kadokawa Shoten). Ngoài ra, cô còn đoạt một số giải xuất sắc như Giải thưởng Kaito Royale Novel, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết tổ chức bởi E*Every Star và Quartet, trong mọi cuộc thi khả năng viết lách của cô đều được đánh giá cao.

Tetsuo

Trích đoạn sách:

Tôi nhìn hai chị gái đang khóc lóc bấu víu lấy thầy Isozaki, bất chợt nhận thấy một cục bông trắng lọt vào tầm mắt.

“Chị Sakurako…?”

“Gì thế?”

“À… chẳng là, hãy nhìn xuống dưới chân Hector đi.”

Hector vẫn một lòng một dạ tiếp tục đào hố, bất chấp cả tứ chi lẫn đầu mũi đều đã bám đầy bùn đất. Bên cạnh cái xác của chị Futaba mà Sakurako đã đào lên, khoảng chỗ xương vai lại lòi ra một thứ tròn tròn màu trắng.

“… Hộp sọ?”

Sakurako cũng lập tức nhận ra nó. Thứ vừa đào được lên chính xác là một hộp sọ người đã bị vỡ nát.

“Có tới… hai… hộp sọ?”

Tôi rụt rè hỏi Sakurako. Cô ấy liền gật đầu thật thấp.

“Đúng rồi. Không sai đâu… Quan sát phần mày không có mấu lồi, xương trán dốc nên là phụ nữ. Dựa theo độ bào mòn của răng thì tuổi người này phải tầm từ ba mươi tới bốn mươi rồi.”

Một sự im lặng căng thẳng sượt qua chúng tôi.

“Còn cả người khác ư…?”

Câu hỏi của thầy giáo khiến hai chị gái đều vội vã lắc đầu nguầy nguậy.

“Không biết ạ! Lúc bọn em chôn làm gì có ai khác!”

Nhưng hai người này đã luôn lừa chúng tôi. Tôi muốn tin những lời nói đó, nhưng đồng thời cảm thấy khó tin tưởng nổi. Có lẽ thầy Isozaki cũng vậy.

“Đúng rồi… Thời gian cũng chưa lâu đến thế. Có lẽ… cái này là do cố tình đẩy nhanh quá trình xương hóa.”

“… Xương hóa?”

Tôi có dự cảm không lành.

“Là lột xương. Không dùng chất tẩy trắng hay chất tráng ngoài gì cả. Có lẽ kẻ này đã dùng cùng cách của chị, ninh xương lên rồi lột bỏ thịt. Không phải do hoạt động của enzyme, vi sinh vật hay lũ côn trùng gây ra.”

“Nhưng đó là… xương người cơ mà…?”

Giọng chị Minami không thể giấu nổi sự ngạc nhiên. Sakurako khẳng định, “Không sai, là người.” – Thế rồi lại nhận ra thêm một điều gì đó.

“… Không có bướm.”

“Bướm…?”

Sakurako vội vàng đẩy cái hộp sọ kia cho tôi cầm rồi một lần nữa quay sang cái hộp sọ của chị Futaba.

“Nhóc, em nhìn có thấy… điểm chung của xương này không?”

“Ơ?”

Tôi không thể cứ cầm nó mãi được, liền đặt hộp sọ xuống đất. Sakurako cũng đặt hộp sọ của chị Futaba xuống. Chị Minami và Hitoe la lên kinh hoảng nhưng cô ấy chẳng thèm để tâm.

“Nhóc, em coi kỹ đi.”

“Em, em không hiểu lắm! Em chỉ thấy được là hộp sọ nào cũng bị thiếu một ít xương.”

“Đúng thế.”

Tôi không nghĩ mình sẽ nói trúng, ai dè đấy dường như chính là câu trả lời Sakurako mong muốn.

“Điểm chung là… cả hai đều không có bướm.”

“… Là sao ạ?”

Giọng Sakurako run lên. Nhưng lại không có vẻ gì là buồn khổ hay tức giận – mà là hưng phấn. Cô ấy nhìn hai hộp sọ vỡ rồi nói với giọng cực kỳ bấn loạn.

“A, trời! Em thật làm chị bực quá đi! Nó đều không có xương cánh bướm[1]! Xương cánh bướm là phần xương nằm ở đáy mặt trước của phần xương trán, là miếng xương tỏa cánh ở khoảng giữa mũi và mắt trông như hình cánh bướm đấy! Con người có một con bướm nằm ở chính giữa mặt. Mấy thi thể này, mấy xác chết bị chôn này… cả hai đều không có xương cánh bướm.”

Vừa trỏ vào hai mắt mình nói một thôi một hồi, Sakurako liền hung hăng thộp lấy vai chị Minami.

“Hãy nói cho chị biết. Tay họa sĩ kia là kẻ thế nào?”

“Một người lạ lắm. Anh ấy đẹp như con gái, mà rất khỏe…”

Câu hỏi đó lại không phải chị Minami mà do chị Hitoe cướp lời đáp. Như có ý nói em biết rõ hơn này.

“Hãy nói cụ thể hơn đi!”

Nhưng có vẻ như Sakurako không muốn hỏi chuyện đó.

“Chuyện là… không có lông… cả người anh ấy đều không có lông.”

Lần này, chị Minami lên tiếng với giọng hơi khó mở lời.

“Bình thường anh ấy vẫn đội tóc giả, nhưng thật sự là cơ thể… thật sự là không hề có lông. Vậy nên anh ấy cứ hay so mình với con sâu lá…”

“Sâu lá…”

Sakurako lặp lại. Chợt như nhận ra điều gì đó, chị Hitoe liền mở tròn mắt.

“Cậu nói gì thế! Minami, chẳng lẽ cậu cho rằng anh Hanabusa giết người sao!? Không thể có chuyện đó!”

“Đứa nào? Là đứa nào trong hai bọn em kể cho tay họa sĩ đó về thi thể của bạn mấy đứa. Nếu không thì hắn ta sẽ không chôn cái xác này cùng một chỗ đâu? Là ai nói?”

Sakurako lờ đi lời phản bác của chị Hitoe, quát hai người họ. Nhưng ánh mắt lại nhìn chằm chằm vào chị Minami. Chị Minami không thể trả lời câu hỏi của Sakurako, liền lảng ánh nhìn đi nơi khác.

“Em đã nói đúng không?”

Bờ môi chị Minami không buông ra câu khẳng định mà là một tiếng thở dài cam chịu.

“… Em nghĩ có thể nói được chuyện này với anh ấy. Anh ấy là một người kì lạ. Nếu muốn tạo dựng một mối quan hệ đặc biệt, hai người cần có bí mật chung… Hơn nữa, em không nói lộ ra mọi chuyện anh ấy cũng sẽ nhìn thấu được tất cả… như chị vậy.”

Chị Minami nói thế rồi nhìn Sakurako, thế rồi chị ấy phẩy tay.

“Có lẽ chính là anh họa sĩ Hanabusa đấy.”

“Cậu nói cái gì vậy!?”

Chị Minami gục xuống, lại ôm lấy chính bản thân mình.

“Hitoe không nhận ra sao? Anh họa sĩ… không chỉ đơn giản là một người dịu dàng thôi đâu.”

Thế rồi chị Minami ệch ra cười. Như thể đang mai mỉa mối quan hệ giữa chị Hitoe và người có tên là anh họa sĩ Hanabusa kia.

“Trước khi rời khỏi chỗ này… tớ từng nghĩ tới chuyện xé đi bức tranh vẽ Hitoe sắp sửa hoàn thành. Anh họa sĩ Hanabusa đã để ý thấy – tớ cứ tưởng anh ấy sẽ cáu với mình, ai ngờ anh ấy không hề nổi giận với tớ. Còn nói em thích thì cứ làm…”

Chị Minami vuốt một lọn tóc rối bù xù của chị Hitoe rồi thả tung theo gió.

“Anh ấy còn nói thêm là chỉ cần Hitoe có ở đây, anh sẽ vẽ ra được rất nhiều bức tranh… nên nếu em thật sự muốn phá thì phá tranh cũng vô ích.”

“Chuyện này…”

“Anh Hanabusa đang kích tớ giết Hitoe. Có thật là vậy không, tớ đã nghĩ đi nghĩ lại rất nhiều… Thế rồi anh ấy đã vẽ một đôi cánh lên lưng tớ… bằng con dao vẽ sắc nhọn.”

Chị Minami lại vòng tay ôm lấy thân thể mình – và giờ tôi đã nhận ra. Chị ấy không hề ôm lấy người mình. Không phải vậy. Chị ấy vòng hai tay lại, những ngón tay thân thương vuốt ve vết sẹo hình đôi cánh bướm khắc trên lưng mình.

“Những thứ được an bài sẵn trên thế gian này tồn tại vì những ‘kẻ không có cánh’. ‘Kẻ có cánh’ không cần làm phiền đến thứ đó. Họ chỉ cần trừ bỏ những sinh vật gây phiền nhiễu kia là được. Những thứ không đẹp đẽ cũng chẳng cần thiết trên cõi đời này.”


[1] Tức xương sàng, một xương lẻ ngăn cách giữa khoang mũi và não có hình dạng tương đối giống con bướm xòe cánh.

name

Khi Hikaru Còn Trên Thế Gian Này……Rokujou (Tập 9)

Khi Hikaru còn trên thế gian này…… là series light novel tiếp theo của bộ đôi tác giả Nomura Mizuki và họa sĩ Takeoka Miho, bộ đôi nổi tiếng đã cùng tạo nên một Cô gái văn chương sâu sắc, li kìvà nhận được sự yêu thích từ đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới. Khi Hikaru còn trên thế gian này…… là một trong những bộ light novel hiếm hoi thuộc thể loại lãng mạn, drama không có bản chuyển thể anime nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm, tranh luận sôi nổi của độc giả. Một series truyện tranh ngắn chuyển thể lại tập 1 của Khi Hikaru còn trên thế gian này…… với tên gọi Aoi – cùng tên với tập 1 của series light novel. Series Khi Hikaru còn trên thế gian này…… gồm 10 tập, lấy cảm hứng từ trường thiên tiểu thuyết “Truyện kể Genji” cực kỳ nổi tiếng của văn học Nhật Bản thời Heian, mỗi tập truyện sẽ tập trung vào một nhân vật riêng biệt, lấy nguyên mẫu từ những người tình mà hoàng tử Genji yêu tha thiết, tuy nhiên tuyến nhân vật chính vẫn được giữ nguyên xuyên suốt cả 10 tập.

Kết thúc lễ hội văn hoá, trên sân thượng trường học. Koremitsu bất chợt nhận lời tỏ tình của cả Shikibu và tiểu thư Aoi. Trong lúc chưa biết phải trả lời họ như thế này, tin nhắn của Yuu báo rằng cô đang trở về Nhật được gửi tới.

Mối tình đầu chớm nở rồi chóng phải chia xa của Koremitsu, Kanai Yuu, nay đã trở nên thật rạng ngời với nụ cười tươi tắn nơi bờ môi san hô, khiến trái tim cậu đập rộn ràng. Đồng thời, Koremitsu cũng cảm thấy khó xử vì bản thân đã dao động.

Vào lúc này, một tin nhắn khả nghi bắt đầu lan truyền trong trường học.

“Những cô gái xung quanh Koremitsu sẽ bị Akagi Koremitsu phán xử, dưới danh nghĩa của Ngu Mỹ Nhân.”

Vì quá để tâm tới tin nhắn này, mối quan hệ giữa Akagi và những người khác dần trở nên mất tự nhiên.

Mục đích thực sự của người gửi đi tin nhắn khiêu khích đó thực sự là…!?

Mời các bạn đón đọc tập 9 rất được mong đợi của bộ truyện học đường lãng mạn từ cặp đôi tác giả nổi tiếng này nhé!

Mục lục:

Chương một: Tình đầu trở về

Chương hai: Akagi Koremitsu phán xử

Chương ba: Treo cổ người con gái dơ bẩn

Chương bốn: Oan hồn chi phối

Chương năm: Bảo vệ cậu

Chương sau: Cái bẫy của Ngu Mỹ Nhân

Chương bảy: Người con gái ẩn trong nội tâm tôi

Chương cuối: Ngày bắt đầu của sự kết thúc

Sự hoang mang của Mikado Kazuaki ~ Tôi ghét cậu nhất trên đời, nhưng…

Thông tin tác giả:

Nomura Mizuki

Cô sinh ra và lớn lên tại tỉnh Fukushima, một tỉnh nằm ở phía đông bắc Nhật Bản được mệnh danh là “Vương quốc của những bài hợp xướng”. Từ khi còn nhỏ, cô đã rất yêu thích sáng tác truyện, ước mơ của cô là trở thành môt nhà văn.

Với tác phẩm đầu tay “Tiếng ca tại sân bóng bàn trên đỉnh Akagi”, cô đã đoạt giải nhất dành cho hạng mục tiểu thuyết của giải thưởng Entame lần thứ 3 do Famitsu Entertainment tổ chức. Sở thích của cô là sáng ngủ, chiều ngủ, tối ngủ, nói chung là tất cả những gì liên quan tới ngủ. Những tác phẩm đã được xuất bản của cô là loạt truyện“Sân bóng bàn”, “Bad! Daddy”, “Tình yêu thỏ bông” và “Cô gái văn chương”.

Takeoka Miho

Cô sinh ngày 1 tháng 7 tại Tokyo, hiện cô là một họa sĩ sinh sống và làm việc tại tỉnh Saitama, một tỉnh nằm ở phía đông Nhật Bản.

Cô rất thích uống trà, những chú thỏ, những quyển bách khoa toàn thư bằng tranh, chất liệu màu mà cô sử dụng là màu nước, và cô thường dùng những quyển tập của thương hiệu Gekkoshou để phác thảo. Niềm hạnh phúc của cô là được vẽ tranh hoặc sáng tạo ra thứ gì đó.

Trang web cá nhân của cô là: http://www.nezicaplant.com/

Trích đoạn sách:

Vừa về tới nhà chứng kiến vài đôi giày nữ trước cửa, Koremitsu bỗng nhận ra lựa chọn của cậu là sai lầm.

Đây không phải... giày của Koharu? Bạn của Shiiko? Cũng không phải, cỡ giày này không phải của con nít.

"Anh Koremitsu về rồi"

Sau khi Shioriko phụng phịu thò đầu ra chào...

"C-Cậu về rồi à, Akagi".

"Cái này... Xin lỗi đã làm phiền gia đình cậu, cậu Akagi".

"Tôi chỉ là vì có việc của hội học sinh nên tranh thủ qua đây mà thôi".

"Chuyện này mình lấy làm tư liệu nhé, Akagi!".

"Mình xin lỗi, mình thật sự xin lỗi. Vì Hono nói không dám đi một mình nên..."

Lần lượt xuất hiện trước mặt cậu là Honoka với khuôn mặt đỏ bừng, Aoi thì nét mặt do dự, Asai mang theo ánh mắt lạnh nhạt, Hiina nhoài người ra với vẻ háo hức, cuối cùng là Michiru liên tục nói xin lỗi.

"Oa, mọi người đều đến cả rồi nè"

Hikaru trợn tròn mắt, phát ra tiếng cảm thán trên đầu Koremitsu.

"A, nhưng mà vẫn còn thiếu Tsuyako"

Trong lúc này mà bà chị trang điểm lộng lẫy dễ bị người khác chú ý đó cũng xuất hiện thì ai mà chịu được hả!, Koremitsu vừa nghĩ như vậy...

"Chào mọi người. Ồ, quả nhiên là cô cũng tới nhỉ, Asai".

Một cô gái xinh đẹp với mái tóc màu hồng rực rỡ thò đầu ra từ sau lưng cậu.

Tại sao tất cả mọi người đều tự dưng xuất hiện ở nhà của tôi vậy!

Koremitsu cảm giác mình như đang trải qua một cơn ác mộng.

Chuyện này không nên xảy ra!

Cậu nhìn sang bên cạnh thì thấy Yuu mở to hai mắt ngạc nhiên. Có vẻ như cô bé đang tự hỏi không biết những người này có phải là "người nhà với vẻ mặt đáng sợ" mà Koremitsu vừa nhắc tới hay không.

(...)

Lúc này Honoka cũng nhận ra người đang đứng bên cạnh Koremitsu là Yuu, người đáng lẽ vẫn đang ở bên Úc.

"Kanai...!"

Tiếng kêu thất thanh của cô bé khiến tim Koremitsu như lỡ mất một nhịp.

Honoka biết chuyện Koremitsu yêu Yuu. Người đầu tiên nhận ra tình cảm của Koremitsu dành cho Yuu cũng chính là Honoka.

... Cậu cũng kiên trì thật đấy. Chẳng lẽ Akagi thích Kanai à?

Nghe vậy Koremitsu chỉ im lặng, vẻ mặt nghiêm túc nên về sau Honoka làm bộ nói giỡn rồi cố tình chuyển sang chủ đề khác, nhưng chắc hẳn khi đó Honoka cũng đã nhận ra việc Koremitsu nảy sinh tình cảm với Yuu.

Shikibu vậy mà lại gặp Yuu trong hoàn cảnh này...

Asai, Aoi, cũng như Tsuyako đều chưa từng nói chuyện trực tiếp với Yuu, nhưng chắc hẳn ba người đều từng nghe lời dồn về việc Hikaru có tới thăm căn hộ của cô bé. Thực tế thì hiện tại Asai đang nhíu mày nhìn Yuu. Aoi cũng nhìn sang với ánh mắt phức tạp.

Yuu có vẻ cũng nhận ra Aoi, người từng là vị hôn thê của Hikaru, cũng như Asai, chị họ của Hikaru, nét mặt cô bé ngay lập tức trở nên căng thẳng xen lẫn sợ hãi.

Thật là rối như canh hẹ...

Tình hình hoàn toàn vượt quá phạm vi kiểm soát của Koremitsu.

Đúng lúc này, cô Koharu xuất hiện.

"Làm gì mà để khách khứa đứng hết trước của nhà thế hả. Mau mời người ta vào đi chứ".

Thế là dưới sự thúc giục của Koharu, mọi người lũ lượt kéo nhau vào phòng Koremitsu.

Sau khi tất cả cùng ngồi xuống, cả căn phòng chật ních không còn chỗ trống nào.

name

Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới. Mỗi người trong chúng ta đều có thể học được cách nuôi dưỡng và phát triển sự an lạc; đây là món quà và cũng là lời mời gọi từ chánh niệm. Chúng ta không cần có nhiều thời gian trong ngày hơn để sống chánh niệm. Ta chỉ cần đơn giản là làm những điều vẫn thường làm, nhưng với sự chú tâm sâu sắc, với sự thư giãn và niềm vui. Chúng ta không thể truyền đi chánh niệm nếu nếu trước hết chúng ta chưa phải là hiện thân của chánh niệm.

Điều quan trọng nhất mà ta có thể mang tới cho người khác là sự an lạc và bình yên của chính mình. Chúng ta có thể làm được điều này, trước hết bằng việc mang chánh niệm và buông thư vào đời sống hàng ngày của mình, rồi sau đó chia sẻ những điều quý giá này với học sinh và đồng nghiệp. Cuốn sách được viết bởi một giáo viên giàu kinh nghiệm này sẽ chỉ dẫn chúng ta cách làm thế nào để thực hiện được điều đó.

Lớp học hạnh phúc là một chỉ dẫn thực hành giúp các nhà giáo dục có thể tìm ra con đường của riêng họ để đạt được sự hiệu quả và trọn vẹn sâu sắc hơn trong cuộc sống và công việc. Meena là một đại sứ của chánh niệm, sẽ chỉ dẫn cho chúng ta một cách cụ thể về việc làm thế nào để đưa chánh niệm thành nhiệm vụ ưu tiên trong lớp học, trong phòng nghỉ của giáo viên, và bất cứ nơi đâu mà ta tới trong suốt một ngày. 

Tri thức trong cuốn sách này có nền tảng là những trải nghiệm cá nhân của Meena trong việc sử dụng chánh niệm và thấu hiểu thay vì phản ứng với hoàn cảnh, từ đó nuôi dưỡng những gì tốt nhất trong bản thân chúng ta và trong học sinh, và có thể khéo léo chăm sóc cho những giây phút khó khăn.

Những bài giảng này phản ánh những phẩm chất căn bản của chánh niệm và từ bi, không mang tính tôn giáo. Những bài thực hành và chương trình dạy học trong cuốn sách chứa đựng những nền tảng cho việc tạo dựng bình an đích thực trên thế giới. Đó là sự giáo dục bình an mà học sinh, những nhà giáo dục, các gia đình và cả xã hội đều thực sự cần có.

Tôi vô cùng mãn nguyện khi giờ đây đã có một nguồn tài liệu quý báu dành cho những nhà giáo dục và những người chăm sóc.” Lời đề tặng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành cho cuốn sách, được viết tại Làng Mai năm 2014.

Mục lục:

Những lời khen tặng

Lời giới thiệu

Phần i: Thực hành chánh niệm

Chương 1: Chánh niệm là gì?

Chương 2: Giá trị của từng hơi thở

Chương 3: Bước chân chánh niệm

Chương 4: Thư giãn sâu

Chương 5: Ăn trong chánh niệm

Chương 6: Chánh niệm trong hoạt động hàng ngày

Chương 7: Tưới tẩm hạt giống tốt lành

Phần ii: Chia sẻ chánh niệm

Chương 8: Dẫn dắt với tình yêu thương

Chương 9: Người khác cũng giống như ta

Chương 10: Những chiến lược bạn sẵn có

Chương 11: Biết ơn và tương tức

Chương 12: Tạo lập một nhóm thực hành chánh niệm

Phần iii: Chánh niệm là kĩ năng có thể rèn luyện:

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Chương 13: Những bài dạy về chánh niệm

Chương 14: Bài một: Hiện diện qua hơi thở chánh niệm

Chương 15: Bài hai: Hiện diện qua ý thức về cơ thể

Chương 16: Bài ba: Tương tức, lòng tốt và sự biết ơn

Chương 17: Bài bốn: Điều phục cảm xúc và tưới tẩm hạt giống tốt lành

Chương 18: Bài năm: Nói lời chánh niệm và đưa ra quyết định đúng đắn

Chương 19: Bài sáu: Sử dụng công nghệ trong chánh niệm.

Chương 20: Bài bảy: Hoà bình

Chương 21: Bài tám: Những tự ngẫm cuối cùng

Lời bạt

Phụ lục: phiếu học tập và bài về nhà

Trích đoạn sách:

GIÁ TRỊ CỦA TỪNG HƠI THỞ

“Hơi thở là người bạn tốt nhất của ta.” – Giáo sư Ramchandra Gandhi

Giáo sư Ramchandra Gandhi là một trong những nhà triết học đương đại và nhà tư tưởng khai phá sáng giá nhất Ấn Độ. Điều này không chỉ bởi ông là cháu trai của Mahatma Gandhi, mà còn vì ông là nhà triết học được đào tạo tại Oxford, đã giảng dạy tại nhiều học viện giáo dục danh tiếng, trong đó có trường Shantikiketan – ngôi trường nổi tiếng mà Rabindranath Tagore từng theo học. Tôi gặp ông trong những ngày ở New Delhi, và với tôi, sự gặp gỡ này cứ như được định sẵn một cách thần kì. Khoảng thời gian ngắn tôi học tập dưới sự hướng dẫn của ông là sự hòa trộn đẹp đẽ giữa tinh thần và sự tham gia vào những ý tưởng quan trọng, và tôi cảm thấy thật may mắn khi đã có một sự kết nối thân tình với ông. Đáng buồn là ông qua đời chín tháng sau cuộc gặp gỡ đó, nhưng sau khi ông mất, tôi còn cảm thấy có sự kết nối mạnh mẽ với ông hơn nữa. “Hơi thở là người bạn tốt nhất của ta” là một trong rất nhiều bài học hàm súc mà giáo sư Gandhi đã truyền tải; và chỉ đến khi được tiếp xúc với những bài giảng của thầy Thích Nhất Hạnh, tôi mới thực sự hiểu điều giáo sư muốn nói là gì.

Hơi thở luôn ở đây với chúng ta. Quan sát hơi thở là một trong những cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất để bắt đầu thực hành chánh niệm. Hít thở trong chánh niệm có thể được thực hiện ở bất kì nơi đâu, vào bất kì lúc nào. Bằng việc mang ý thức vào từng hơi thở, bạn có thể nhẹ nhàng đưa tâm trí đang đi lang thang trở về với giây phút hiện tại. Trong khi thiền niệm hơi thở để làm an thân tâm, bạn cũng có thể tụng các câu kệ, những lời thơ ngắn đầy trí tuệ của truyền thống Thiền tông. Thì thầm những lời tích cực này với bản thân cũng có thể giúp bạn có cái nhìn bình an, tích cực hơn về mọi thứ xung quanh.

Nếu chúng ta thực sự chú ý đến việc chăm sóc thân tâm mình, thì bắt đầu ngày mới bằng việc gác danh sách những việc cần làm sang một bên và thực hành hít thở có chánh niệm sẽ là một cách tuyệt vời để đổ đầy bình năng lượng của mình. Khi thực hành hơi thở chánh niệm, tôi thường đặt tay lên phần bụng hoặc ngực để có thể cảm nhận cơ thể mình đang mở ra và thu vào cùng với hơi thở. Tôi để lưng thẳng nhưng dễ chịu, ngồi trên sàn với đệm êm thoải mái và đầu gối xếp gọn dưới cơ hoành, hoặc ngồi trên ghế và bàn chân đặt trên sàn. Chồng tôi, Chihiro, và tôi đã thiết kế một không gian nhỏ nhưng thiêng liêng trong nhà, với nến và những câu trích dẫn ý nghĩa để tạo cảm hứng khi bắt đầu thực hành thở cùng nhau. Chúng tôi thường nhắm mắt, nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi mở mắt, bạn vẫn có thể duy trì sự tập trung nhẹ nhàng khi đang nhìn. Tôi và chồng sống rất gần một cảng nhỏ, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ thiền ở đó, với đôi mắt mở để nhìn ngắm khung cảnh. Hãy thử thực hành ở nhiều nơi khác nhau và xem nơi nào phù hợp với bạn nhất.

Khi tôi ngồi ở “góc thở” vào buổi sáng, sự thực hành có thể kéo dài suốt thời gian còn lại trong ngày. Sẽ dễ nhất nếu bạn bắt đầu thực hành với năm phút mỗi ngày, rồi mỗi tuần lại tăng dần thêm năm phút. Lý tưởng nhất là có thể dành ra 30 đến 45 phút mỗi ngày, nhưng vì chúng ta còn nhiều công việc khác nên điều này dường như hơi khó khăn. Ngay cả khi bạn chỉ có 10 đến 15 phút để thực hành hít thở chánh niệm, bạn vẫn có thể dành cả ngày còn lại để tiếp tục thực hành. Bất cứ khi nào xếp hàng, ví dụ như đợi máy photo, đợi ở quán cà phê hoặc dừng xe, hãy dùng thời gian đó để quay về với bản thân và thực hành thở có chánh niệm.

Trong ngày, bạn có thể kiểm tra và để ý xem hơi thở ngắn hay dài, nông hay sâu. Khi thực hành thở chánh niệm, bạn có thể dễ dàng kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, thứ kết nối với một trạng thái thư giãn hơn của cơ thể và tâm trí. Một học sinh của tôi từng nhận thấy hơi thở của mình ngắn và nông trong khi làm bài thi toán và cô bé ngay lập tức thực hành thở có chánh niệm để giúp bản thân giữ bình tĩnh và tập trung hơn vào bài thi. Tôi cũng nhận thấy rằng, với việc thực tập liên tục, tôi có thể tạm thời ngưng lại những suy nghĩ ngay khi tôi tập trung vào những sắc thái của hơi thở và có mặt trọn vẹn trong mỗi hơi thở vào và hơi thở ra. Với những ai có một tâm trí rối bời và luôn rượt đuổi tìm kiếm, những giây phút nghỉ ngơi này thực sự thư giãn và có sức phục hồi.

name

Giống như cuốn Anh’s Anger, cuốn sách này cũng nói về nhân vật tên Anh, một cậu bé tiểu học bình thường giống như bao cậu bé khác. Khi nghĩ bị bạn bè bỏ rơi ở trường, Anh đã thấy vô cùng tức giận. Lúc này, Gail Silver đã rất tinh tế khi tạo ra một người bạn có tên “Anger”, có lông màu đỏ, tính khí thì bốc đồng và dạy Anh những bài học quý giá: Bước từ từ, đếm số bước và hít vào, thở ra, An sẽ dần trút bỏ cảm xúc tức giận và thấy lòng thật khoan khoái.

Gail Silver đã từng chia sẻ: “Nếu ngay từ khi còn nhỏ, trẻ được thoải mái bộc lộ cảm xúc tức giận của mình, thì trẻ sẽ đủ tự tin để vượt qua cảm xúc này khi bước vào tuổi vị thành niên. Tình trạng bạo lực ở tuổi vị thành niên hiện nay là đáng bạo động. Tôi vô cùng buồn bã khi nghe tin các thanh thiếu niên sử dùng súng, làm thương bạn bè và thầy cô của mình. Tôi biết các em đang gặp nhiều khó khăn và cảm xúc tức giận cứ chầu chực để bóp nát trái tim bé bỏng của các em. Vậy nên, tôi viết những cuốn sách này nhằm giúp đỡ chính các em. Tôi hy vọng các em sẽ bớt hung hăng hơn, bớt có các hành vi bạo lực hơn vì đã biết cách hiểu và chuyển hoá cơn giận dữ của mình”.

name

“Câu chuyện đồ chơi” có tên cũ là “Vương quốc sáng tạo”.

Đây là cuốn sách dành cho bất kỳ vị quản lý, lãnh đạo nào đang muốn dẫn dắt nhân viên của mình lên một tầm cao mới, là cuốn cẩm nang cho bất kỳ ai đang nỗ lực tìm kiếm yếu tố sáng tạo, độc đáo, và hơn hết là hành trình chưa bao giờ được kể vào trung tâm đầu não của Pixar Animation —các buổi họp, hội thảo, các kế hoạch mới và các buổi họp của Braintrust. Hơn tất cả, đây là cuốn sách về cách xây dựng một nền văn hóa sáng tạo, và như nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Pixar – Ed Catmull viết “là sự diễn giải những ý tưởng mà tôi tin là đã thúc đẩy những năng lực tuyệt vời nhất của chúng tôi bừng nở”.

Trong khoảng 20 năm gần đây, Pixar thống trị thế giới phim hoạt hình, sản xuất ra những bộ phim đầy giá trị yêu thương như Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Up (Vút bay) và WALL-E. Trong cuốn sách này, Catmull sẽ tiết lộ những ý tưởng và kỹ thuật đã giúp Pixar trở nên sáng tạo và được ngưỡng mộ cũng như đem về những khoản lợi nhuận khổng lồ đến như vậy.

Luận đề của cuốn sách này là: Có rất nhiều rào cản đối với sự sáng tạo, song chúng ta có thể thực hiện những bước đi chủ động để bảo vệ quá trình sáng tạo. Những nhà quản lý giỏi nhất đều thừa nhận và chừa chỗ cho những thứ họ không thể biết, không đơn thuần chỉ vì sự khiêm nhường là một đức tính tốt, mà còn bởi nếu không thấu đạt được nhận thức đó, thì những đột phá ấn tượng sẽ không thể xảy ra. Cuốn sách bảo vệ quan điểm các nhà quản lý phải nới lỏng sự kiểm soát, thay vì thắt chặt. Họ phải chấp nhận rủi ro, phải tin tưởng cộng sự và cố gắng làm quang đãng con đường trước mắt; và họ phải luôn luôn chú ý và quan tâm đến bất cứ điều gì có thể tạo ra nỗi sợ hãi. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo thành công chấp nhận một thực tế rằng các phương pháp của họ có thể sai lầm hoặc thiếu sót. Chỉ khi chúng ta thừa nhận điều chúng ta không biết, chúng ta mới có thể hy vọng học hỏi thêm.

Cuốn sách này được chia thành bốn phần – Khởi đầu, Bảo vệ những điều mới mẻ, Kiến tạo và gìn giữ, và Thử nghiệm những gì chúng ta biết. Hi vọng rằng bằng cách liên hệ quá trình tìm kiếm nguồn gốc của sự nhầm lẫn và ảo tưởng bên trong Pixar và Disney Animation, cuốn sách có thể giúp những người khác tránh khỏi những cạm bẫy cản trở và đôi khi hủy hoại hoàn toàn các doanh nghiệp.

Thông tin tác giả:

Ed Catmull là đồng sáng lập và là chủ tịch của Pixar Animation và Disney Animation. Ông đã vinh dự được nhận năm giải Academy Awards, bao gồm cả giải the Gordon E. Sawyer Award cho những thành tích trọn đời trong lĩnh vực đồ họa máy tính.

Amy Wallace là nhà báo xuất sắc, cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng như GQ, The New Yorker, Wired, Los Angeles Times và The New York Times Magazine. Hiện bà là biên tập viên chủ mục của tạp chí Los Angeles Times.

Mục lục:

Giới thiệu: Lạc mất và Tìm thấy

Phần I: Khởi đầu

Chương 1: Hoạt hình

Chương 2: Sự ra đời của Pixar

Chương 3: Mục tiêu được xác định

Chương 4: Tạo dựng bản sắc Pixa

Phần II: Bảo vệ sự mới mẻ

Chương 5: Trung thực và Thẳng thắn

Chương 6: Sợ hãi và Thất bại

Chương 7: Con Quái vật đói khát và Đứa bé xấu xí

Chương 8: Thay đổi và Ngẫu nhiên

Chương 9: Điều bí ẩn

Phần III: Kiến tạo và gìn giữ

Chương 10: Mở rộng quan tầm điểm

Chương 11: Tương lai bị phá hủy

Phần IV: Thử nghiệm những gì chúng ta biết

Chương 12: Thách thức mới

Chương 13: Notes Day

Lời cuối: Steve mà chúng tôi biết

Điểm khởi đầu: Những suy ngẫm về quản lý một nền văn hóa sáng tạo

Lời cảm ơn

Phụ lục

Trích đoạn sách:

Hai nguyên tắc sáng tạo của chúng tôi bắt đầu trỗi dậy khi sản xuất Câu chuyện đồ chơi. Chúng trở thành những câu thần chú lặp đi lặp lại vô số lần trong những buổi họp. Chúng tôi tin rằng chúng sẽ dẫn dắt chúng tôi đi qua những thử thách khắc nghiệt trong quá trình sản xuất Câu chuyện đồ chơi và những chặng đường đầu tiên khi bắt đầu thực hiện Thế giới côn trùng, và kết quả là, nhờ có chúng, chúng tôi thật sự cảm thấy dễ chịu.

Nguyên tắc đầu tiên là “Câu chuyện là Vua,” nghĩa là chúng tôi sẽ không để bất cứ thứ gì, kể cả công nghệ hay tiềm năng doanh thu, tác động đến nội dung câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi tự hào rằng khán giả chủ yếu nói về cách Câu chuyện đồ chơi tác động đến cảm xúc của họ, chứ không phải về ma thuật máy tính đem lại hình ảnh mãn nhãn cho họ. Chúng tôi tin rằng đó là kết quả trực tiếp của việc chúng tôi luôn tâm niệm rằng nội dung câu chuyện (của một bộ phim) là ngọn hải đăng dẫn đường.

Nguyên tắc thứ hai mà chúng tôi dựa vào đó là “Tin vào quá trình”. Chúng tôi yêu thích nguyên tắc này bởi nó đảm bảo một điều: Bất kỳ nỗ lực sáng tạo phức tạp nào cũng hàm chứa những khó khăn không thể tránh khỏi và những bước đi sai lầm, nhưng bạn vẫn có thể tin tưởng rằng “quy trình” sẽ giúp bạn vượt qua tất cả. Theo một số cách nào đó, điều này không khác mấy so với tư tưởng lạc quan (“Hãy kiên nhẫn!”), ngoại trừ việc quy trình của chúng tôi quá khác biệt so với các hãng phim khác, cho nên điều này có ảnh hưởng thực sự đến chúng tôi. Ở Pixar, các họa sĩ được làm việc trong một căn phòng linh động, các đạo diễn có quyền chỉ đạo và luôn tin tưởng vào con người. Tôi luôn cảnh giác với các loại châm ngôn hay quy tắc bởi chúng thường sáo rỗng, giáo điều và cản trở sự hiểu biết thấu đáo, nhưng hai nguyên tắc này thật sự đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều.

Đó là một tin tốt, bởi chúng tôi cần tất cả mọi sự trợ giúp có thể.

Năm 1997, giám đốc điều hành Disney đến gặp chúng tôi với một đề nghị: “Liệu các anh có thể ra mắt Câu chuyện đồ chơi 2 dưới dạng video trực tiếp thay vì công chiếu tại các rạp không?” Vào thời điểm đó, gợi ý của Disney mang rất nhiều ý nghĩa. Trong lịch sử, Disney chỉ công chiếu tại các rạp phần tiếp theo của một bộ phim hoạt hình duy nhất, The Rescusers Down Under (Nhân viên cứu hộ), nhưng bộ phim này đã thất bại. Trong những năm sau đó, do thị trường video phát triển, nên khi Disney đề xuất chỉ phát hành Câu chuyện đồ chơi 2 dưới dạng video – một sản phẩm đích với tính nghệ thuật thấp hơn, chúng tôi liền đồng ý. Mặc dù nghi ngờ chất lượng của hầu hết các phần tiếp theo của những bộ phim hoạt hình được sản xuất cho thị trường video, nhưng chúng tôi nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn thế.

Ngay lập tức, chúng tôi nhận ra mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Mọi thứ thuộc dự án này đi ngược lại với niềm tin của chúng tôi. Chúng tôi không biết cách hạ thấp mục tiêu của mình. Theo lý thuyết, chúng tôi chẳng có gì để chống lại mô hình video trực tiếp, Disney đang làm tốt ở lĩnh vực này và thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Chúng tôi chỉ không thể hiểu nổi làm cách nào để thực hiện điều đó mà không phải hi sinh yếu tố chất lượng. Hơn nữa, rõ ràng việc cho ra đời một sản phẩm dưới dạng video – một dạng thức ít được đề cao – đã tác động tiêu cực đến văn hóa nội bộ của chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ có một đội A (phụ trách Thế giới côn trùng) và một đội B (thực hiện Câu chuyện đồ chơi 2). Nhóm làm phim được giao nhiệm vụ thực hiện Câu chuyện đồ chơi 2 không hứng thú lắm khi phải sản xuất một dự án hạng B, và một số thành viên đã phàn nàn trực tiếp với tôi như vậy. Sẽ thật là dại dột nếu tôi cứ thế phớt lờ đam mê của họ.

Sau vài tháng triển khai dự án, chúng tôi tổ chức một cuộc họp với giám đốc điều hành Disney để trình bày rằng ý tưởng về mô hình video trực tiếp thực sự không hiệu quả với chúng tôi. Đó không phải là những gì Pixar dự định làm. Chúng tôi đề xuất một sự thay đổi và sẽ công chiếu Câu chuyện đồ chơi 2 tại các rạp phim toàn quốc. Chúng tôi thực sự không ngờ rằng họ dễ dàng chấp nhận đề xuất này đến vậy. Bỗng nhiên, cùng lúc chúng tôi thực hiện hai bộ phim lớn, điều này đồng nghĩa với khối lượng công việc tăng gấp đôi chỉ trong một đêm. Quyết định này khiến chúng tôi cảm thấy có chút sợ hãi, song nó cũng giống như một lời khẳng định về giá trị cốt lõi của Pixar. Khi tuyển nhân viên cho hai dự án này, tôi mới cảm thấy tự hào biết bao khi chúng tôi đã kiên định lựa chọn yếu tố chất lượng. Tôi tin rằng những quyết định như vậy sẽ đảm bảo thành công trong tương lai.

Tuy nhiên, việc sản xuất Câu chuyện đồ chơi 2 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một loạt giả định sai lầm của chúng tôi. Chúng tôi tự nhủ rằng vì bộ phim này “chỉ” là phần tiếp theo, cho nên sẽ không khó khăn như khi thực hiện phần đầu nữa. Bởi đội ngũ sáng tạo làm nên thành công của Câu chuyện đồ chơi đang tập trung vào dự án Thế giới côn trùng, chúng tôi đành chọn ra hai họa sĩ tài năng (nhưng cũng là hai vị đạo diễn chưa có kinh nghiệm) phụ trách Câu chuyện đồ chơi 2. Tất cả chúng tôi đều cho rằng một đội ngũ thiếu kinh nghiệm, nếu được dẫn dắt bởi một đội ngũ dày dạn kinh nghiệm, sẽ dễ dàng tái hiện thành công của bộ phim đầu tiên. Chúng tôi càng thêm tự tin khi những phác thảo cho cốt truyện của Câu chuyện đồ chơi 2 đã được xây dựng sẵn bởi John Lasseter và đội ngũ xây dựng Câu chuyện đồ chơi bản gốc: Vô tình, Woody sẽ bị bán cho một kẻ chuyên sưu tập đồ chơi; một kẻ tin rằng, để bảo vệ giá trị đồ chơi, hắn phải khóa chúng lại vĩnh viễn, không bao giờ chơi với chúng, và có ý định bán chúng cho một viện bảo tàng ở Nhật. Các nhân vật đã được định hình, tạo hình cũng đã hoàn chỉnh, đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và linh hoạt, và chúng tôi giờ đây đã chuyên nghiệp hơn về quá trình làm phim. Chúng tôi nghĩ rằng mình đã nắm chắc trong tay mọi yếu tố đưa đến thành công.

Chúng tôi đã sai.

Sau một năm thực hiện, tôi bắt đầu nhận thấy các vấn đề. Nguyên nhân chính là do các đạo diễn quá phụ thuộc vào John, đòi hỏi quá nhiều thứ từ bộ não anh ấy. Đây là một điều đáng lo ngại. Đối với tôi, nó chỉ ra một sự thực rằng, dù các đạo diễn của Câu chuyện đồ chơi 2 có tài năng đến đâu, họ vẫn thiếu tự tin và không gắn bó với nhau như một đội.

Sau đó là vấn đề về các cuộn phim. Tại Pixar, vài tháng một lần, các đạo diễn của chúng tôi sẽ tập hợp lại để chiếu thử những “cuộn phim” từ bộ phim của họ - những bản vẽ được ghép lại với nhau, cùng với âm nhạc và những giọng nói “tạm thời”. Trước tiên, không thể định hình được sản phẩm cuối cùng nếu chỉ dựa trên những cuộn phim bởi chúng chưa hoàn thiện và rất lộn xộn, bất chấp việc đội ngũ thực hiện đã làm tốt như thế nào. Nhưng việc xem chúng là cách duy nhất để chúng tôi phát hiện ra mình cần sửa chữa những gì. Bạn không thể đánh giá đội ngũ làm việc chỉ bởi những cuộn phim đầu tiên được. Tuy vậy, bạn có thể hy vọng rằng, chất lượng của các cuộn phim sẽ được cải thiện theo thời gian. Song trong trường hợp này, đã vài tháng trôi qua nhưng chất lượng các cuộn phim vẫn không được cải thiện, thậm chí còn ngày càng tồi tệ. Quá lo lắng, một vài người chúng tôi đến gặp John và đội ngũ sáng tạo của Câu chuyện đồ chơi phiên bản gốc. Họ khuyên chúng tôi nên kiên nhẫn, dành nhiều thời gian hơn cho những cuộn phim và phải tin vào quy trình.

name

Trẻ em có sự tự do chân thực. Các em vui tươi, thích nô đùa và sáng tạo một cách tự nhiên. Nhưng khi lớn lên, hầu hết các em đều hiến mình cho những vị thánh mang tên “năng suất” và “hành vi đúng mực” chỉ để rồi phải luyến tiếc những tháng ngày thơ ấu. Osho nói: “Trải nghiệm thời thơ ấu ám ảnh những người thông minh suốt cả cuộc đời. Họ muốn có nó một lần nữa - sự ngây thơ đó, điều kỳ diệu đó, vẻ đẹp đó”. Và dù cho thế hệ người lớn nào cũng thề thốt, với những ý định tốt đẹp nhất, rằng sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm của quá khứ, họ lại luôn áp đặt lên thế hệ kế cận những hạn chế mà chính mình đã thừa hưởng. 

Cuốn sách “Ươm mầm” phát động một “phong trào giải phóng trẻ em” nhằm phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ và tạo cơ hội cho một phương thức liên kết loài người hoàn toàn mới. Nó sẽ hướng dẫn người lớn nhận thức tình trạng bị áp đặt của chính mình khi liên hệ với trẻ em. Và với nhận thức ấy, họ sẽ biết được khi nào cần nuôi nấng và bảo vệ, khi nào cần đứng tránh sang một bên để trẻ em có thể bộc lộ những tiềm năng lớn nhất và đạt được hạnh phúc cao nhất.

------------------------

Thế kỷ XX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhân loại trên nhiều phương diện. Đây cũng là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển như một “thế giới phẳng” mà ở đó, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển khi tách rời hệ thống.

Cùng với sự phát triển trên phương diện vật chất, nhân loại cũng chứng kiến sự nở rộ của hệ các tư tưởng, giá trị mang tính hiện sinh, hướng đến phát triển con người mới, xã hội mới trên cơ sở khai thác những giá trị cốt lõi, bản chất tự thân bên trong mỗi con người. Đại diện cho dòng tư tưởng này có thể kế đến như: Osho, Gurdjieff, J. Krishnamurti... Trong đó, Osho – nhà triết học, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ là nhân vật có nhiều tư tưởng gây nên những tranh luận, ý kiến khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đến nhiều quốc gia, thuyết giảng nhiều vấn đề lớn. Trong các bài thuyết giảng, ông đặt ra trọng tâm vấn đề phát triển tâm thức của từng người ngay trong thực tế cuộc sống đời thường; hướng đến sống có ý thức trong mọi suy nghĩ, hành động, tư tưởng, tình cảm mà không bị lệ thuộc, ràng buộc bởi những nguyên tắc, định kiến xã hội... Ở Osho, chúng ta nhận thấy tư tưởng của ông có phần cực đoan khi quá đề cao cái tôi tự thân, mà phê phán các nguyên tắc, lễ giáo, phong tục – vốn vẫn là một trong những yếu tố góp phần ổn định trật tự xã hội từ bao đời nay. Tuy nhiên, hiện nay con người đang có tầm mức trí tuệ ngày càng hiện đại, lại quá tập trung vào những vấn đề cuộc sống vật chất mà gần như lãng quên việc phải tìm hiểu tâm thức bên trong, thì việc mỗi người quay lại “thức tỉnh thân tâm” để có cái nhìn toàn diện, thấu hiểu quy luật phát triển và hành động theo quy luật đó mà không bị chi phối bởi những ham muốn, những thúc giục của thói ích kỉ cá nhân là điều rất cần thiết. Và để đạt được điều đó, theo Osho không còn con đường nào hơn là mỗi người phải tự quan sát, tỉnh táo chứng kiến và suy ngẫm tất cả mọi việc từ nhiều phía để có cách ứng xử phù hợp.

Tuy nhiên, những bài thuyết giảng của Osho trong một thời gian dài đã hứng chịu nhiều chỉ trích, lên án, thậm chí bản thân ông bị ngăn cấm, trục xuất, bởi lẽ những tư tưởng của ông không phải ai cũng có thể hiểu và đồng tình, chấp nhận trong một sớm một chiều. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi vẫn còn đâu đó những đánh giá, chê bai, công kích Osho dưới những góc nhìn khác nhau. Song ở đây, chúng tôi mong rằng khi tiếp cận với tư tưởng của ông, mỗi chúng ta cần có một cái nhìn khách quan trên tinh thần học thuật vô tư, trong sáng, có sự phân tích, suy ngẫm, tự đúc rút và chắt lọc cho mình những ý nghĩa giá trị phù hợp với bản thân, văn hóa, xã hội nơi mình đang sống.

Trên tinh thần đó, Công ty Cổ phần sách Thái Hà phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội gửi đến độc giả một số ấn phẩm của Osho có tựa đề: Đạo, Thiền, Tantra, Đức Phật, Upanishad, Đàn ông, Phụ nữ, Ươm mầm... Các ấn phẩm là tập hợp những bài thuyết giảng, đối thoại của Osho được tập hợp, sắp xếp dịch theo các chủ đề khác nhau. Chúng tôi hy vọng, thông qua những ấn phẩm này, độc giả hiểu hơn về Osho, về tư tưởng của ông và tìm thấy cho mình những suy ngẫm và cách ứng xử phù hợp, để nâng cao giá trị bản thân và góp phần làm nên những điều tốt đẹp cho xã hội mình đang sống.

Mục lục:

Lời ngỏ............................................................. 7

Tóm lược ........................................................ 11

Những phẩm chất của trẻ em ..........................13

Thích vui đùa ..........................................................14

Thông minh .............................................................16

Ngây thơ.................................................................20

Mang thai, sinh nở, thơ ấu ............................. 33

Áp đặt ............................................................ 63

Nuôi nấng một đứa trẻ mới ............................ 85

Những chu kỳ bảy năm của cuộc đời ................. 100

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ ..................... 127

Thanh thiếu niên ..........................................167

Giáo dục ...................................................... 201

Học là gì? ............................................................. 201

Giáo dục năm chiều ............................................. 222

Hòa giải với bố mẹ ........................................261

Thiền ........................................................... 285

Các kiểu thiền .............................................. 299

Thiền lảm nhảm .................................................. 299

Thiền dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống .......302

Thiền dành cho trẻ em trên 12 tuổi .....................303

Quay trở lại tử cung ............................................ 303

Cảm nhận sự tĩnh lặng của tử cung ...................304

Đi từ tiêu cực đến tích cực ................................... 305

Thiền cười ............................................................ 307

Giải tỏa căng thẳng trên khuôn mặt ..................308

Chuyển từ khối óc sang trái tim .........................309

Thư giãn ............................................................... 310

Tìm lại thiên đường ......................................313

Trích đoạn sách:

NUÔI NẤNG MỘT ĐỨA TRẺ MỚI

Nếu bạn nhìn khuôn mặt của những em bé vừa chào đời, tràn đầy tươi mới, sự tươi mới đến từ chính khởi nguồn sự sống, bạn sẽ thấy sự hiện diện nhất định của một điều gì đó không thể gọi tên, không thể định nghĩa.

Đứa bé tràn đầy sức sống. Bạn không thể định nghĩa sức sống này nhưng nó ở đó, bạn có thể cảm thấy nó. Nó dồi dào đến nỗi dù mù lòa đến đâu, bạn cũng không thể không thấy nó được. Nó thật tươi mới. Bạn có thể ngửi thấy sự tươi mới quanh một đứa trẻ. Mùi hương ấy dần dần, từ từ biến mất. Đứa bé đã đến thế giới này với một mùi hương ngào ngạt, không thể đong đếm được, không thể định nghĩa được, không thể gọi tên được. Hãy nhìn vào đôi mắt trẻ thơ – không ai có thể thấy thứ gì sâu hơn thế. Đôi mắt trẻ thơ là một vực sâu thăm thẳm. Khi trẻ dần dần lớn lên, đôi mắt ấy sẽ bị các lớp màng che phủ, đó là tầng tầng lớp lớp áp đặt, sự sâu sắc ấy, sự sâu sắc đến vô cùng ấy hẳn đã biến mất từ lâu. Và đó là khuôn mặt nguyên bản của trẻ.

Đứa trẻ không có suy nghĩ. Trẻ có thể nghĩ về cái gì được đây? Việc suy nghĩ đòi hỏi phải có một quá khứ, việc suy nghĩ đòi hỏi phải có những vấn đề. Trẻ không có quá khứ, trẻ chỉ có tương lai. Trẻ chưa gặp phải vấn đề gì cả, trẻ đang không có vấn đề gì hết. Trẻ không thể suy nghĩ vào lúc này.

Trẻ có thể nghĩ về cái gì được chứ? Trẻ có nhận thức nhưng không có suy nghĩ. Đó là khuôn mặt nguyên bản của trẻ.

Đó cũng là khuôn mặt của bạn và mặc dù bạn đã quên mất nó, nó vẫn ở đó, bên trong bạn, chờ đợi đến một ngày nào đó bạn sẽ tái khám phá nó. Tôi nói là tái khám phá vì bạn từng khám phá nó rất nhiều lần trong những kiếp trước và hết lần này đến lần khác, bạn cứ quên mất nó.

Thậm chí trong kiếp này, có những khoảnh khắc mà bạn đã đến rất gần, sắp nhận ra được nó, cảm nhận được nó, trở thành nó. Nhưng thế giới này có quá nhiều điều tác động lên chúng ta. Lực kéo của nó thật đáng sợ và thế giới đang kéo bạn đi một nghìn lẻ một hướng khác nhau. Nó đang kéo bạn đi nhiều hướng đến nỗi bạn đang vỡ tan thành từng mảnh. Việc người ta xoay xở để giữ cho bản thân mình toàn vẹn đúng là một phép màu. Nếu không, bàn tay này sẽ đi về phía Bắc, bàn tay kia đi về phía Nam, cái đầu hẳn là hướng lên thiên đường, tất cả những mảnh cơ thể sẽ bay đi khắp chốn. Chắc chắn phải có phép màu thì bạn mới có thể tiếp tục giữ cho bản thân mình toàn vẹn. Có lẽ áp lực từ mọi phía là quá lớn nên bàn tay, bàn chân và đầu óc bạn không thể bay đi nổi. Bạn đang bị ép từ mọi phía.

Thậm chí, nếu có cơ hội gặp được khuôn mặt nguyên bản của mình, bạn sẽ không thể nhận ra nó, nó sẽ như một người xa lạ. Có lẽ bạn đã từng đi ngang qua nó một lần nào đó, hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng bạn thậm chí không cất được tiếng chào! Đó là một người lạ và có thể, nơi sâu thẳm trong lòng bạn luôn có một nỗi sợ hãi nhất định dành cho một người xa lạ.

Bạn đang hỏi làm thế nào chúng ta có thể giữ lại được khuôn mặt nguyên bản của con cái mình. Bạn không phải làm gì trực tiếp cả; bất cứ việc gì làm một cách trực tiếp cũng sẽ trở thành sự quấy rầy. Bạn phải học nghệ thuật không làm gì cả.

Đó là một nghệ thuật rất khó. Không phải là để bảo vệ hay giữ gìn khuôn mặt nguyên bản của trẻ mà bạn phải làm gì đó. Bất cứ việc gì bạn làm cũng sẽ gây xáo trộn khuôn mặt nguyên bản. Bạn phải học cách không làm gì cả; bạn phải học cách đứng sang một bên, không can thiệp vào trẻ. Bạn phải rất can đảm vì việc để trẻ một mình ẩn chứa nhiều rủi ro.

Trong suốt hàng nghìn năm, người ta đã bảo chúng ta rằng nếu để trẻ em một mình, chúng sẽ trở thành người rừng. Hoàn toàn không phải vậy. Tôi đang ngồi trước mặt bạn – bạn có nghĩ tôi là người rừng không? Và trước giờ, tôi đã sống mà không bị bố mẹ can thiệp. Đúng, có rất nhiều rắc rối đến với bố mẹ tôi và cũng sẽ có nhiều rắc rối đến với bạn, nhưng nó xứng đáng. Khuôn mặt nguyên bản của đứa trẻ giá trị đến mức bất cứ rắc rối nào cũng là xứng đáng. Nó đáng giá đến mức vì nó, dù bạn có phải trả giá nào đi nữa thì vẫn rẻ; bạn đang chẳng mất gì mà vẫn có được nó. Và niềm vui vào cái ngày mà bạn thấy con vẫn còn khuôn mặt nguyên bản, vẫn còn vẻ đẹp mà con đã mang tới thế giới này, vẫn còn sự ngây thơ, vẫn còn sự trong trẻo, vẫn còn sự vui nhộn, hào hứng, vẫn sức sống tràn trề… Bạn còn hy vọng điều gì hơn thế nữa?

Bạn không thể cho con gì cả, bạn chỉ có thể lấy đi mà thôi. Nếu bạn thật sự muốn trao cho con một món quà, món quà duy nhất có thể trao chính là: Đừng can thiệp. Hãy chấp nhận rủi ro và để cho con đi tới mảnh đất chưa ai biết tới, chưa ai đặt chân tới.

Đó là một việc khó khăn. Một nỗi sợ hãi lớn lao bao trùm lên các bậc cha mẹ: Ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra với trẻ? Từ nỗi sợ hãi ấy, họ bắt đầu nhào nặn một mô hình cuộc đời nhất định cho đứa trẻ. Từ nỗi sợ hãi ấy, họ bắt đầu hướng trẻ đến một con đường cụ thể, tới một mục tiêu cụ thể nhưng họ không biết rằng vì nỗi sợ hãi ấy, họ đang làm ảnh hưởng đến trẻ.

Sigmund Freud có một quan điểm rất sâu sắc về vấn đề này. Ông nói: “Nền văn hóa nào cũng tôn kính người cha. Không có nền văn hóa nào đang tồn tại, hoặc từng tồn tại, mà không ca ngợi, tuyên truyền ý tưởng phải kính trọng người cha. Sự tôn trọng dành cho người cha phát sinh vì khi ngược dòng thời gian về thời tiền sử, chắc hẳn người cha từng bị chính những đứa con của mình giết hại chỉ để thoát khỏi sự kìm kẹp.”

Một ý tưởng kỳ lạ nhưng rất quan trọng. Ông ta nói rằng sự tôn trọng được dành cho người cha là xuất phát từ cảm giác tội lỗi và mặc cảm tội lỗi ấy đã được truyền qua hàng nghìn năm. Ở nơi nào đó… đây không phải là một sự thật lịch sử mà là một bí ẩn rất ý nghĩa, những người trẻ hẳn đã phải giết cha mình rồi cảm thấy hối hận – đương nhiên rồi, vì đó là cha họ. Nhưng ông ấy đã khiến họ đi theo con đường sống mà họ không hạnh phúc. Họ giết cha nhưng rồi họ hối hận. Rồi họ bắt đầu thờ phụng linh hồn của các bậc tổ tiên, các bậc ông cha vì sợ hãi rằng những con ma của các bậc tiền bối ấy có thể sẽ trả thù. Và rồi dần dần, từ từ, việc thể hiện lòng tôn kính với các bậc lão thành trở thành một tục lệ. Nhưng tại sao?

Tôi muốn bạn hãy tôn trọng con trẻ. Trẻ em xứng đáng hưởng tất cả sự tôn trọng mà bạn có vì chúng thật tươi mới, thật ngây thơ, thật thánh thiện. Đã đến lúc thể hiện sự tôn trọng trẻ em thay vì buộc chúng phải tôn kính những người không xứng đáng chỉ vì họ lớn tuổi hơn. Tôi muốn đảo ngược mọi thứ lại: tôn trọng trẻ em vì chúng gần với nguồn cội; bạn thì đang ở rất xa. Chúng vẫn còn là nguyên bản còn bạn thì đã là một bản sao. Và bạn có hiểu việc bạn tôn trọng trẻ em ấy có tác dụng gì không? Nhờ tình yêu và lòng kính trọng, bạn có thể cứu chúng khỏi việc đi lầm đường lạc hướng, không phải vì sợ hãi mà vì bạn tôn trọng và yêu thương chúng.

name

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, thế giới sẽ luôn thay đổi. Những điều được coi là bất biến ở hiện tại rất có thể sẽ sớm trở nên lạc hậu. Thực tế này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có  sự nhạy bén và tầm nhìn dài hạn để có thể thấy những gì người khác bỏ qua và dự đoán tương lai cho sự phát triển doanh nghiệp của mình. Đó cũng là tiêu đề của cuốn sách bán chạy số 1 do các tạp chí Wall Street Journal và USA TODAY bình chọn.

Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra 10 xu hướng sẽ định hình nên thập kỷ tới, một vài xu hướng đã có những tác động nhất định đến cuộc sống của chúng ta ngay hôm nay.

Phần 1: tác giả giới thiệu với bạn đọc những tâm thế cần có để làm chủ tư duy phi hiển nhiên, các phương pháp thu thập ý tưởng phi hiển nhiên và cách áp dụng lối tư duy này trong cuộc sống.

Phần 2: trình bày 10 đại xu hướng đang tác động đến nhiều khía cạnh của thế giới, tổng hợp từ những xu hướng nhỏ tác giả đã xác định được trong một thập niên trở lại đây.

Phần 3: liệt kê những xu hướng mà tác giả và đội của mình đã dự báo trong giai đoạn 2011 - 2019.

Cuốn sách sẽ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ những xu hướng lớn đang tác động đến thị trường và khán giả mục tiêu của mình nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, cũng như tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Khi hiểu rõ thời thế, doanh nghiệp sẽ không bỏ lỡ cơ hội để vượt lên và chiếm lĩnh thị trường.

Trích đoạn hay

Những người có tâm thế phát triển tin tưởng rằng thành công là kết quả của quá trình học tập, sự nỗ lực không ngừng, và lòng quyết tâm. Họ cho rằng có thể phát huy tiềm năng thực sự của mình thông qua nỗ lực. Kết quả, họ trưởng thành hơn từ những thách thức và thường có niềm đam mê dành cho học tập. Họ cũng có xu hướng coi thất bại là “tấm vé đỗ xe, chứ không phải một chiếc xe hỏng”. Họ là những người bền bỉ hơn, tự tin hơn, và hạnh phúc hơn.

Việc xây dựng lối tư duy phi hiển nhiên bắt đầu từ việc tiếp nhận tâm thế phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về tâm thế, chúng ta sẽ không lý giải được vì sao một số người có thể nhìn thấy những gì người khác bỏ qua, trong khi có những người vẫn mãi quẩn quanh thực hiện mọi việc theo cách họ vẫn làm từ trước tới nay.

Xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt dành cho tư duy phi hiển nhiên trong suốt một thập niên qua, tôi đã nghiên cứu quy trình của  hàng trăm nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và các tác giả viết sách. Nhiều người trong số họ mang đến những ý tưởng đổi mới sáng tạo đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực, và tất cả họ đều đạt được những thành công rực rỡ. Ngoài tâm thế phát triển, tôi còn phát hiện ra năm tâm thế khác mà các nhà tư tưởng phi hiển nhiên này tiếp nhận để đưa bản thân tiến về phía trước và thúc đẩy tổ chức của họ hướng đến tương lai nhanh hơn người khác.

name

Nếu bận tâm, trọng lực sẽ dồn vào vai, khiến chúng ta căng thẳng.

Nếu không bận tâm, trọng lực sẽ được giải toả, chúng ta quay về một bản thân tự do tự tại như vốn dĩ.

Nếu bận tâm, những “người”, “vật”, và “hiện tượng” không đáp ứng được bận tâm ấy, tất thảy đều trở thành “kẻ địch”. Mỗi khi chạm trán kẻ địch, căng thẳng nảy sinh.

Nếu không bận tâm, “kẻ địch” trên nhân gian tiêu biến. Tâm hồn trong trẻo và an yên.

Nếu bận tâm, chúng ta sẽ bị bó buộc bởi suy nghĩ phục tùng, cả sở thích và tư duy đều bị đồng nhất hóa, đóng lại cánh cửa phát kiến khả năng mới.

Nếu không bận tâm, chúng ta không còn bị bó buộc, song hành cùng cảm giác tự do nhẹ bẫng nơi tâm khảm, mở ra cánh cửa tâm hồn hướng đến đổi thay chói lòa. Được rồi. Vậy thì, cho đến bây giờ, các bạn đã bước đi trên con đường nào trong hai con đường trên? Sau khi đọc xong cuốn sách này, liệu rằng các bạn sẽ muốn tiến bước trên con đường nào?

Khi tranh cãi, có lúc bạn khăng khăng ý kiến của bản thân, chỉ bận tâm đến điều mình đang khẳng định, để rồi sau đó nhìn lại, bạn hối hận mình đã phá hỏng một mối quan hệ thân hữu chỉ vì sự việc vặt vãnh ấy.

Dù là hành động gì đi nữa, tất cả đều chỉ là suy nghĩ ở hiện tại, sau này, khi thay đổi sở thích hay suy nghĩ, lúc đó bạn sẽ tự nhủ: “Tại sao mình lại thích cái đó nữa không biết?”

Nếu bạn phục tùng theo một chủ trương nào đó thì liệu rằng điều gì sẽ xảy ra? Đúng vậy, bạn sẽ “vui vẻ” khi tiếp xúc với người hay vật phù hợp với mối bận tâm của bản thân, và “khó chịu” khi tiếp xúc với người hay vật không phù hợp với mối bận tâm của mình. Cứ như thế, tâm hồn bị bóp méo.

Chẳng hạn, nếu bạn phục tùng phong cách sinh hoạt “thuận tự nhiên”, theo đuổi kiệt cùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay tái sử dụng, từ đó tâm hồn bạn cảm thấy “kỳ cục”, “sai trái” khi nhìn thấy phong cách sinh hoạt coi tính tiện lợi và giá thành rẻ là trên hết của người hiện đại, thì kết cục, bạn sẽ chỉ muốn nói lời càm ràm chỉ trích.

Tình trạng này xuất phát từ lý do rất đơn giản. Nếu tiếp xúc với hiện tượng đi ngược lại mối bận tâm, cả cơ thể sẽ cảm nhận sự khó chịu, rồi bị nó chi phối, từ đó nảy sinh ra suy nghĩ phủ định hay hành động và ngôn từ phê phán.

Việc coi tư tưởng nguyện cầu hòa bình và yêu thương động vật là “thiện” cũng tương tự. Mỗi khi đối đầu với hiện thực vẫn còn chiến tranh và nghèo đói, bạn sinh ra cảm giác khó chịu nơi cơ thể vì nó đi ngược lại mối bận tâm hướng đến “hòa bình” của bản thân. Chính vì sự khó chịu đó, bạn tức giận, gào thét, chỉ trích, công kích. Nói tóm lại, bạn biến hóa thành tư duy mang tính bạo lực, không còn hòa bình.

Quả thực, nếu nhìn, nghe, tiếp xúc với sự việc đồng nhất với mối bận tâm của bản thân, bạn sẽ cảm thấy “vui vẻ”, “thoải mái”. Nhưng thật đáng buồn, khoảng 90% hiện tượng trên thế gian này đều được tạo thành từ những sự việc đi ngược lại mối bận tâm của chúng ta.

Khi bận tâm ngày càng mạnh, mỗi khi tiếp xúc với mọi người xung quanh hay sự việc trên nhân gian, số lần và cường độ nếm trải cảm giác “khó chịu” nơi cơ thể càng có xu hướng khuếch đại.

Vậy mà, cho đến tận bây giờ, thế gian vẫn tồn tại lời khuyên: “Hãy bận tâm hơn nữa.”

Tuy nhiên, thử nghĩ sâu xa hơn, khi ai đó bắt đầu nỗ lực giải thích về những mối bận tâm của người đó, chúng ta thường chán ghét, điều này chẳng phải vốn dĩ do ta ngờ ngợ hiểu rằng bận tâm thực chất chỉ là vị kỷ một cách phiền phức hay sao?

Tôi thấy rằng, trong xã hội hiện đại, tính lưu động ngày càng cao, cá nhân này có thể dễ dàng thay đổi bằng cá nhân khác. Chính vì thế việc chứng tỏ mình khác biệt bằng cách bận tâm đến một vấn đề đặc thù nào đó, gào thét: “Tôi không dễ dàng bị thay thế”, đang là trào lưu.

Con đường mang tên Phật đạo lại hoàn toàn đi ngược lại trào lưu này. Phật đạo chỉ ra, càng khi buông lơi và vứt bỏ “bận tậm” thì con người mới càng hạnh phúc và đủ đầy.

Vậy thì rốt cuộc, bận tâm nghĩa là gì? Thực ra, bất kỳ mối bận tâm nào cũng vậy, việc lưu lại trong ký ức tâm trạng “thoải mái” sau khi cảm nhận “vui vẻ, hạnh phúc”, từ đó bị cuốn theo ước vọng muốn lặp lại “vui vẻ, hạnh phúc” kia, làm sinh ra bận tâm.

Nếu thấy “vui vẻ, hạnh phúc”, ước muốn lặp lại cảm giác đó sẽ sinh sôi, từ đó lựa chọn lối suy nghĩ, ý kiến, phong cách sinh hoạt để hiện thực hóa ước vọng của bản thân.

Nếu nhìn từ tâm thế Phật giáo, bận tâm đòi hỏi quá nhiều “thích thú”, giới hạn mạch suy nghĩ cảm nhận “thích thú”, khiến con người tiếp nhận những việc khác là “không hạnh phúc”, thậm chí là nguồn cơn của cảm giác “khó chịu.

Điều nhân loại chúng ta bận tâm nhất, thứ ta muốn tóm lấy bên trong “thích thú”, chính là: “Muốn trở thành bản thân lý tưởng, cảm giác trọn vẹn”. Nói cách khác là bận tâm đến bản ngã. Thế là, mỗi khi xảy ra sự việc khiến ta không thể là một bản thân đúng như lý tưởng, chúng ta có cảm giác “khó chịu” và khổ sở.

Tôi nguyện cầu cuốn sách này có thể trở thành sợi dây dẫn đường, giúp bạn thoát khỏi con ngõ cụt, để tận thưởng tâm hồn an nhiên không còn bận tâm trước sự đời biến hóa.

Để bạn nhẹ nhàng và thư thái: “Việc đó sao cũng được”.

Mục lục:

Không bận tâm có bạn hay không 

Không bận tâm về việc khiến ta hạnh phúc 

Không bận tậm về trẻ trung 

Không bận tâm về cảm ơn 

Không bận tâm về nơi ở 

Không bận tâm bởi kỳ vọng của người khác 

Không bận tâm về nơi bản thân trực thuộc 

Không bận tâm về bình đẳng 

Không bận tâm đến quy tắc

Không bận tâm đến ăn uống

Không bận tâm đến tang lễ

Không bận tâm về hân hoan hay khó chịu 

Không bận tâm về bản sắc 

Không bận tâm về tâm linh

Không bận tâm về xóa nhòa tự ngã 

Không bận tâm về “nên làm”

[…]

Trích đoạn sách:

Không bận tâm về việc khiến ta hạnh phúc

Có nhiều sợi dây ràng buộc và cưỡng ép tâm hồn của chúng ta, cướp đi tự do của chúng ta, trong đó, một đại diện tiêu biểu chính là “việc khiến ta hạnh phúc”.

Tại sao lại là “việc khiến ta hạnh phúc”? Nếu tôi thay đổi cách nói thành “vinh quang của quá khứ”, có lẽ bạn sẽ cảm nhận rõ hơn.

Chẳng hạn, tháng trước, công việc quá thuận buồm xuôi gió. Hoặc là, bản thân từng rất nổi tiếng với người khác giới. Thành tích học tập của con rất tốt cho đến năm ngoái. Hay khoảng một năm đầu tiên khi hẹn hò với người yêu, người yêu coi bạn là sự tồn tại đáng để thương yêu nhất thế gian, được trân trọng hết mực. Bạn hạnh phúc vì những điều như vậy.

Những niềm hạnh phúc đa dạng như thế sinh sôi khi bản thân bị kích thích: “Mình được yêu thương đến nhường này, mình đúng là một sự tồn tại đẹp đẽ”.

Đức Phật đã giáo hóa, có lẽ tất cả sinh vật sống trên thế gian đều yêu thích bản thân nhất, không có ngoại lệ. Vì thế, chính khi cảm giác được cái tôi tài năng hay hấp dẫn thì mình sẽ thấm đẫm niềm vui sướng cấp cao nhất.

Bên trong trí óc lúc ấy, vật chất khoái cảm khiến tế bào thần kinh hưng phấn quá độ đang được bài tiết. Nhờ hiệu quả của vật chất ấy, chúng ta hạnh phúc trong nhất thời. Nhưng không may, hiệu quả của vật chất khoái cảm chẳng thể vượt quá một giờ, cuối cùng, niềm hạnh phúc dần tiêu biến, chỉ đơn giản là biến chuyển thành ký ức.

Tuy nhiên, bằng cách này, niềm vui được cất giữ bằng “ký ức” ràng buộc tâm hồn dưới tên gọi “vinh quang của quá khứ”.

Xu hướng chung là chúng ta thường dịu dàng hết mức có thể với đối tượng yêu đương khi mới hẹn hò, phải không nhỉ?

Một lý do là, khi chưa biết rõ, đối phương vẫn là một sự tồn tại chưa minh tường, ta có thể soi chiếu lý tưởng của bản thân lên đối phương, từ đó dễ ôm lấy ảo tưởng tuyệt vời, dễ đắm chìm vào cảm xúc “Yêu lắm!”, đúng không? Thứ hai, vì chưa thể cảm giác an tâm trọn vẹn rằng “Đã trở thành người của mình” nên muốn hành xử khéo léo để không bị ghét. Xu hướng này dễ phát triển theo hướng ngày càng mạnh lên.

Thế là, nếu thử nhìn từ một bản thân nguyên sơ vốn có, ta có thể biểu đạt tình cảm và sự dịu dàng vượt quá khung giới hạn của bản thân.

Khi có cuộc gọi bày tỏ tâm tình: “Em muốn gặp anh”, dẫu phải hủy dự định cá nhân, bạn vẫn đến gặp dù mất ba tiếng đồng hồ. Nếu là vì người bạn trai mình yêu thương, dẫu phải bận rộn chuẩn bị từ ngày hôm trước, bạn cũng dành ra khoảng thời gian tỉ mỉ để làm cơm hộp.

Bạn mỉm cười: “Em chừa lịch trống vào cuối tuần vì anh đấy”, để nếu bạn trai mời thì có thể hẹn hò ngay lập tức. Hoặc là bạn mang suy nghĩ: “Mình phải tiếp nhận người con gái này”, từ đó đón nhận những lời tâm sự không có điểm dừng, gắng gồng dốc toàn tâm ý lắng nghe cô ấy.

Bạn hoàn thành được trong bình thản những việc bình thường vốn không làm được. Về điểm này, có thể nói mối quan hệ yêu đương thực sự đã mở rộng khả năng của con người.

Tuy nhiên, nếu thử phân tích một cách khách quan nguồn năng lượng khi mới yêu, thì ta thấy năng lượng này bắt nguồn từ hai nguồn gốc: một là ảo tưởng dành cho đối phương chưa biết rõ và hai là muốn sở hữu trọn vẹn đối phương dù hiện tại chưa thể nắm bắt hoàn toàn.

Thế là, dần dà, thật không may, khi đã thấu hiểu lẫn nhau bằng cả tâm hồn và cơ thể, hoặc khi mối quan hệ giữa hai người đã ổn định trong tình trạng thuận lợi, hai yếu tố này buộc phải dần tiêu biến.

Kết quả là, rõ ràng trước đó có thể phát huy năng lượng tình yêu cuồng nhiệt đến mức bản thân còn không ngờ tới, nhưng khi ngày một quen thuộc và gần gũi hơn, năng lượng ấy suy tàn. Việc này ít nhiều sẽ xảy ra.

[...]

Với công việc kinh doanh, nếu bị chi phối bởi niềm hạnh phúc khi đạt thành tích tăng doanh thu đỉnh điểm của năm ngoái, bạn sẽ không thể tìm thấy hạnh phúc tăng doanh thu mức bình thường của năm nay, từ đó ngập ngụa trong bực tức. Kết cục, có lẽ bạn muốn nghỉ việc.

Hoặc là, trong quá trình nuôi dạy con cái, bạn bị chi phối bởi cảm giác mãn nguyện khi trước đó con của mình thực là một đứa trẻ ngoan, để rồi lúc con đột ngột bước vào thời kỳ khủng hoảng nổi loạn, bạn đánh mất sự bao dung nơi tâm hồn vốn luôn dõi theo và cư xử dịu dàng với đứa trẻ, bạn muốn xung đột với con bằng cơn tức giận: “Vì nó mà giá trị của mình bị hạ thấp”.

Nếu có thể hiểu rõ đạo lý này, bạn sẽ hiểu, khi sinh ra cảm giác hạnh phúc, hãy trân trọng chỉ khoảnh khắc đó thôi. Quan trọng là tuyệt đối không để nhuốm màu lên tâm hồn, hãy tiếp nhận với tư thế sau khi đã tận hưởng thì tương lai sẽ quên đi.

Nếu có cách nhìn như vậy thì bạn sẽ thấy hành động ghi vào nhật ký những ký ức vui vẻ để trân trọng đến suốt cuộc đời, đọc đi đọc lại, hay chụp ảnh, dán vào album, đăng tải lên website, sẽ chỉ khiến tâm hồn đeo bám hạnh phúc của quá khứ. Có thể nói đây là bóng ma độc địa khiến ta nhọc lòng về cuộc đời.

Nếu nhìn xa hơn, hành vi tự luyến bản ngã khi chìm vào tự mãn của “cái tôi từng cao cao tại thượng trong quá khứ” chính là đang chuẩn bị trói buộc chính mình. Nếu nói về con đường đi theo phương cách Phật đạo dành cho sự trói buộc này thì tất thảy nằm gọn trong một câu nói: “Chư hành vô thường”.

Nói cách khác là: “Phải, bây giờ, mình đang rất hạnh phúc. Nhưng mà tác dụng thần kinh khoái lạc này tuyệt nhiên sẽ ngay lập tức biến mất, sẽ nhanh chóng chìm vào quá khứ. Mình không nên bận lòng, cũng không muốn nhuốm sắc màu ấy lên tâm hồn”.

Toàn bộ năng lượng nơi tâm hồn đều “vô thường”, tức là không cố định mà liên tục thay đổi. Hãy luôn khắc ghi thành kim chỉ nam rằng dẫu cơn sóng hạnh phúc xô vào bến bờ tâm hồn mạnh bao nhiêu đi nữa thì cứ để cho niềm vui ấy trôi qua trong khi vừa thì thầm trong tâm khảm: “À, cái này rồi cũng sẽ qua thôi, chư hành vô thường mà”.

Không phải ta cự tuyệt hay phủ định niềm vui ấy, chỉ là ta tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó, không phục tùng. Để nhắc nhở mình, bạn có thể thì thầm những câu nói sau:

“Hạnh phúc này rồi cũng sẽ trôi về quá khứ”, “Cái này rồi cũng sẽ biến mất thôi”, “Cái này, cũng chỉ có ở hiện tại”, v.v. Hoặc chỉ đơn giản tâm niệm “Chư hành vô thường, chư hành vô thường” ngay chính khoảnh khắc tận hưởng niềm vui.

Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn cảm giác hạnh phúc nhuốm màu trái tim, tránh việc hạ độc tâm hồn để rồi lại ao ước được tận hưởng hết lần này đến lần khác hạnh phúc trong hiện thực. Trên đây là lời gợi ý về cách gắn kết khéo léo giúp bạn cân bằng cảm giác hạnh phúc nơi tâm hồn.

name

Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 5

Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru) là series light novel trinh thám của tác giả Ota shiori, minh họa bìa Tetsuo. Đến nay series đã đạt được con số ấn tượng 1,5 triệu bản in. Tác phẩm cũng được chuyển thể sang rất nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action, manga.

Hokkaido, Hakodate. Tôi, Shoutarou cùng với cô tiểu thư yêu xương và bí ẩn Sakurako cùng du hành đến thành phố ấy. Nhưng chúng tôi chẳng phải đi chơi. Là để điều tra một vụ án mà người chú kính yêu của Sakurako từng theo đuổi. Vụ án ấy có một điểm chung với vụ án mà chúng tôi từng giải quyết, đó là những mẩu xương cánh bướm. Chúng tôi đã thách thức vụ án đã trôi vào quá khứ ấy… Cuốn sách này còn bao gồm cả một câu chuyện ngắn cho thấy sự quyến rũ của Sakurako, người con gái vừa kiêu hãnh cao quý vừa ngây thơ.

Đây là truyện dài đầu tiên trong series trinh thám rất được yêu thích này!

Mục lục:

Mở đầu

Chương một: Ký ức mùa đông và bản đồ thời gian

Chương đặc biệt: Bàn tay dịu dàng

Thông tin tác giả:

Shiori Ota: sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa đến năm 2012 . Khi ra mắt tác phẩm trên trang web E*Every Star, cô được đánh giá cao về bút lực và trở nên nổi tiếng. Cùng năm đó, bộ truyện Sakurako và Bộ xương dưới gốc anh đào đạt giải thưởng xuất sắc (Với bút danh Eleanor.S) trong Hạng mục Giải thưởng truyện E-book của E*Every Star (Kadokawa Shoten). Ngoài ra, cô còn đoạt một số giải xuất sắc như Giải thưởng Kaito Royale Novel, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết tổ chức bởi E*Every Star và Quartet, trong mọi cuộc thi khả năng viết lách của cô đều được đánh giá cao.

Tetsuo

Trích đoạn sách:

Bộ môn Pháp y của Đại học Y Sapporo được mở ra nhờ bộ phim truyền hình của đài địa phương gặt hái rất nhiều giải thưởng trong Liên hoan nghệ thuật của Cục Văn hóa.

Trong văn hóa Nhật, khái niệm cái chết gắn liền với sự ô uế[1] ăn sâu vào gốc rễ, nên người Nhật có khuynh hướng né tránh “cái chết” trong vô thức. Cho đến khi xem bộ phim về chủ đề pháp y ở Hokkaido này, rất nhiều người dân không biết đến vấn đề trong chế độ xác minh nguyên nhân tử vong ở Hokkaido.

Hokkaido có dân số gần bằng Phần Lan. Tuy nhiên, ở Phần Lan tỷ lệ giải phẫu tử thi trong những ca tử vong không rõ ràng (toàn bộ những cái chết ngoại trừ chết bệnh trên giường, có bác sĩ chứng thực) là 80%. Tỷ lệ này ở Hokkaido chỉ có 5 – 6%. Tỷ lệ của Hokkaido như vậy không hẳn là quá thấp. Nếu tính trung bình cả nước, ở Nhật Bản tỷ lệ này là dưới 10%.

Tuy nhiên, người Hokkaido đã nhận ra sự tôn nghiêm sau cái chết của mình không được bảo vệ, nên nhiều nơi đã nêu lên sự bất mãn. Tiếp theo bộ phim truyền hình nọ, Tivi và các tòa soạn đều đồng loạt đưa tin về vấn đề này, nên cuối cùng chính quyền buộc phải tìm cách giải quyết.

Vì vậy, bộ môn Pháp y trước giờ chỉ được mở ở ba trường: Đại học Hokkaido, Đại học Y, đại học Asahikawa được mở thêm ở một trường nữa. Tôi được chọn làm giáo viên cho bộ môn mới mẻ này.

Lý do rất đơn giản, người cố vấn kiến thức y khoa cho bộ phim truyền hình đó là tôi. Chắc ai đó đã bí mật bàn bạc lúc tôi không hay biết gì chăng.Tôi nghĩ đây là hành động biểu dương cần thiết để chấn chính quá trình xác định nguyên nhân tử vong ở Hokkaido.

Tuy nhiên số nhân viên giám định pháp y vốn ít, cũng không tăng bao nhiêu sau khi lập bộ môn mới. Rốt cuộc nếu pháp luật Nhật Bản không thay đổi, tỷ lệ giải phẫu sẽ vẫn không tăng lên.

Dù sao, tôi cũng được chào đón rất nhiệt liệt, có phòng nghiên cứu mới... Không chỉ vậy, tôi có cả phòng giải phẫu tối tân nhất, có trang bị máy chụp cắt lớp chuyên dụng. Tôi có thể vung dao mổ tùy thích. Trong thời điểm hiện tại, không có ai bảo tôi hạn chế việc giải phẫu ở trường vì vấn đề chi phí.

 

“Giáo sư Shitara, cô bé đến tìm thầy đấy ạ.”

Tôi đang nghỉ ngơi ở thư viện (vừa là văn phòng bộ môn vừa là phòng tiếp khách), thì cậu nhân viên giải phẫu tên Aoba cất tiếng gọi. Cậu ta được kéo về cùng tôi từ trường cũ, là người có thể lấy nội tạng ra giỏi nhất mà tôi từng biết.

Cậu ta đang cười tươi, đẩy lưng một cô bé có thân hình nhỏ nhắn, mặc váy liền trắng lóa. Đôi mắt cô bé đen láy, hoàn toàn tương phản với làn da trắng ngần không bị ảnh hưởng bởi nắng hè gay gắt. Đôi mắt ấy đang tỏa sáng lấp lánh, đầy kỳ vọng lặng lẽ. Cô bé này rất thích công việc của tôi. Cô tiểu thư nhà tôi – Nói đúng ra thì không phải con gái, mà là cháu gái tôi, tên Sakurako.

Hôm ấy, bộ môn chúng tôi hết sức bình yên. Nếu có chuyện không hay xảy ra, vô luận là ban ngày hay nửa đêm, chúng tôi sẽ nhận được liên lạc từ cảnh sát. Trong một năm, số lượng tử thi có điều kì quái mà cảnh sát Hokkaido tiếp nhận là khoảng 700. Trong số đó, bốn bộ môn pháp y chia nhau giải phẫu chưa đến 500 tử thi. Làm phép tính đơn giản 500 chia 4 thì có thể thấy không phải ngày nào chúng tôi cũng khám nghiệm tử thi.

Dù có nhiều công việc văn phòng cần giải quyết, nhưng rất may bộ môn chúng tôi có viên thư ký cực kỳ giỏi giang. Nên vào những ngày nhàn rỗi không có họp hành gì, đến khoảng 7 giờ tối là có thể rời khỏi trường dại học rồi.

Thật may mắn, hôm nay là một ngày như vậy. Bởi vậy, tôi dự định lát nữa sẽ cùng cháu gái ăn tối. Cháu gái của tôi ít nói, cũng không hay biểu lộ cảm xúc, nhưng không hiểu sao từ xưa đã luôn yêu quý tôi.

Sakurako sống ở Asahikawa, nhưng hiện giờ anh thứ tôi và chị dâu đang tranh cãi về việc ly hôn. Bà giúp việc đảm đang Sawa được giao cho nhiệm vụ chăm sóc Sakurako. Cô bé chỉ đến ở với tôi trong mùa hè.

Đây là mùa hè cuối cấp ba của Sakurako, là thời điểm nhiều người không thể thảnh thơi. Nhưng thật đáng tiếc, anh tôi không cho cô bé học tiếp. Trong thời đại bây giờ thì quả là chuyện ngớ ngẩn.

Thực sự vô cùng đáng tiếc. Sakurako rất thông minh. Đặc biệt, cô bé quan tâm sâu sắc đến môn pháp y. Đồng thời lại rất điềm tĩnh. Chắc hẳn cô bé có thể trở thành một bác sĩ pháp y giỏi giang. Nếu được, tôi thậm chí muốn Sakurako thành học trò mình nữa.

Tuy nhiên, tôi chỉ là chú của Sakurako, nên không thể mở miệng nói gì.

Trái với gia đình Shitara có truyền thống nhiều đời làm bác sĩ, anh thứ tôi ở rể nhà Kujou, là một gia tộc đại địa chủ, tham gia vào quá trình khai phá thành phố. Một gia đình lâu đời, cao quý. Chắc họ có rất nhiều lý do – nhưng thực sự vô lý. Tôi cảm thấy rất đáng tiếc khi Sakurako bị trói buộc bởi những thứ đó.

Tuy vậy, ngoài Sakurako thì không còn ai kế tục gia tộc ấy. Cô bé hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai, nên đã chấp nhận không học lên rồi.

Tôi không thể để Sakurako thấy xác chết thực sự. Nhưng trong một tiếng định kỳ, tôi sẽ giải thích cho Sakurako về những gì mình tìm ra từ tử thi vừa giải phẫu hôm qua. Lúc ấy, viên thư ký chợt đến, lúng búng nói với tôi, vẻ mặt khó xử.

“Giáo sư… Cảnh sát đến tìm ạ.”

“Cảnh sát ư?”

Hôm nay tôi có hẹn với họ sao? Có lẽ nhận ra nghi vấn này của tôi, viên thư ký lắc đầu. Tóm lại đây là cuộc viếng thăm không hẹn trước. Cô thư ký có vẻ đánh hơi được việc gì đáng ngờ, nên mặt rất tăm tối.

Chẳng có cách nào khác, tôi để lại Sakurako trong phòng nghiên cứu không đẹp đẽ gì lắm của mình, ló đầu ra thư viện.

“Xin lỗi…”

Đứng đó là một thanh niên mặc vét mà tôi quen mặt.

“A, cậu là…”

“Yamaji ạ. Yamaji Youichi ạ.”

“À đúng rồi.”

Hình như cậu ta thuộc sở cảnh sát Hakodate. Một viên cảnh sát mới vào nghề vài năm, rất nhiệt tình, đã gặp tôi vài lần.

Cá nhân tôi không phải là người ghét cảnh sát. Những viên cảnh sát Hokkaido thường giúp tôi dọn rửa các thiết bị sau khi giải phẫu, dù đó chẳng phải công việc của họ. Tôi có ấn tượng với viên cảnh sát trẻ này vì lúc giải phẫu cậu ta rất nhiệt tình, nhìn chăm chú không để lọt dù là một manh mối rất nhỏ. Khi thu dọn, cậu ta cũng rất cẩn thận nghiêm túc

Dĩ nhiên phần nhiều cảnh sát không quen với việc giải phẫu tử thi. Những người đó lại dễ thăng tiến. Để thăng tiến thì đâu cần mắc mứu gì với xác chết. Nói thẳng ra, cậu ta chắc sẽ không thăng quan tiến chức được. Là loại người ưa hành động hơn lo nghĩ.

“Thưa giáo sư, tôi có điều muốn hỏi ạ.”

Yamaji không ngồi xuống chiếc ghế tôi mời, bắt đầu nói với giọng điệu căng thẳng. Những lời đầy nhiệt tình này khiến tôi có cảm giác chuyến viếng thăm này không phải vì công vụ.

“Thật xin lỗi, hôm nay tôi có hẹn rồi.”

“Sẽ không tốn thời gian nhiều đâu ạ.”

Khóe miệng mím lại cùng đôi mày rậm cho thấy quyết ý không thể xoay chuyển. Không hiểu sao tôi nhớ đến con chó Akita[2] mình nuôi lúc bé. Toranosuke khi đã quyết chuyện gì thì cũng không chịu nhượng bộ, thật hết cách. Tôi vốn dễ yếu lòng trước ánh mắt như thế.

“Sakurako, hôm nay Shouko đi cùng cháu đúng không? Cháu hãy đến cửa tiệm bằng taxi trước nhé. Cháu biết chỗ đón taxi tầng dưới đúng không?”

Chẳng còn cách nào khác, tôi đành về phòng nghiên cứu bên cạnh, cất tiếng gọi Sakurako. Lúc này cô bé đang mê say xem ghi chép về giải phẫu. Thật may, hôm nay không chỉ có hai chúng tôi cùng đi ăn. Tôi đến trễ đôi chút thì cũng không có vấn đề gì– Tuy nhiên Sakurako nhăn mặt với vẻ khó chịu rõ ràng, lắc đầu. Cô bé rất ghét taxi. Từ ngày đó trở đi, Sakurako rất ác cảm và sợ hãi những chiếc xe màu trắng.

Thật không may, chẳng hiểu sao taxi ở Sapporo phần lớn là màu trắng.

“Dùng chỗ đón xe taxi của trường đại học cũng được đấy ạ.” Cậu Aoba vốn đang tựa người vào cửa bỗng đứng dậy.“Tôi sẽ dẫn cô bé xuống dưới, để cô bé lên một chiếc xe không phải màu trắng.”

Aoba nói thêm rằng nếu không mau chóng tìm được xe thì cậu ta sẽ gọi đến công ty taxi nhờ gửi xe tới. Nói rồi cậu ta dắt Sakurako đi. Sakurako rất khó gần, nhưng may là có vẻ thân thiện với cậu Aoba.

Tôi vỗ vai Aoba thay cho lời cảm ơn, cậu ta liền cười khổ đáp lại. Trong thâm tâm, cậu ta chắc cũng muốn trốn tránh chuyện tiếp đãi Yamaji. Dù vậy, chắc cậu ta cũng ngần ngại, sợ thất lễ với Yamaji đã tới tận đây để gặp tôi.

 “… Thế thì, có chuyện gì vậy.”

Tôi trở về thư viện, lại mời cậu Yamaji ngồi xuống. Nãy giờ cậu ta vẫn đứng nghiêm trang. Tôi nhờ cô thư ký pha cà phê, cậu ta liền nói xen ngang.

“Tôi có mấy bức ảnh muốn nhờ giáo sư xem qua ạ.”

“Ảnh ư?”

“Vâng. Là ảnh một thi thể được phát hiện hôm qua.”

Nói rồi Yamaji lấy vài tấm ảnh ra từ chiếc cặp màu kaki. Tôi không cầm lên, mà chỉ nhìn xuống những tấm ảnh đang được trải rộng trên mặt bàn. Có lẽ đây là ảnh của thi thể vừa được phát hiện cùng với hiện trường nơi đó.

“Phát hiện cả di thư, nên bộ phân khám nghiệm khẳng định đây là tự sát ạ… Tuy nhiên tôi lại nghĩ có khi đây là một vụ án mạng?”

“Căn cứ vào đâu mà cậu nghĩ vậy.”

“… Do  déjà-vu[3] đấy ạ. Khi nhìn thấy hiện trường, tôi chợt có cảm giác rất quen mắt.”

“… Chỉ có thế thôi sao?”

Tôi bất giác nhíu mày. Sự khác biệt trong sai số áp đảo giữa tỷ lệ giải phẫu tử thi của Nhật và Phần Lan chính là ở đây.

Đối với người Phần Lan, giải phẫu thi thể là một lẽ tất nhiên như tuân theo tín hiệu đèn giao thông vậy. Tuy nhiên ở Nhật, khi phát hiện những thi thể chết dị thường, những viên cảnh sát hay bác sĩ học qua pháp y độ ba tháng sẽ chỉ khám nghiệm sơ sài rồi đưa ra kết luận..

Một bác sĩ pháp y ở Phần Lan có thể giải phẫu hàng trăm tử thi trong một năm. Có tới 5% trường hợp nếu không giải phẫu thì không xác định được có phải là án mạng hay không. Ngay cả những chuyên viên pháp y lão luyện cũng không thể phán đoán chính xác nếu chỉ xem xét bề ngoài.

Nhưng ở Nhật, ngay cả những người không phải chuyên viên pháp y cũng có thể chỉ nhìn bề ngoài mà kết luận liệu đây có phải án mạng hay không. Thế rồi, khi bộ phận giám định của cảnh sát đã nói rằng không có dấu hiệu phạm tội, thì trường hợp đó sẽ không coi là vụ án. Thi thể sẽ không được chuyển đến chỗ tôi. Đây chính là hiện trạng của việc xác định nguyên nhân cái chết ở Nhật.

Tuy nhiên đây không phải là lỗi của cảnh sát. Thậm chí dù có đi nữa, những người ở hiện trường cũng không có tội. Tôi nghĩ bọn họ ít nhiều cũng bực bội vì quá trình này rất vô lý. Vốn dĩ sai lầm nằm trong luật pháp của đất nước này.

Và trước mặt tôi bây giờ là một viên cảnh sát trẻ đang nhìn tôi chằm chằm, biểu cảm nghiêm túc, có vẻ không thể chấp nhận kết quả đó.

“Tôi hiểu ạ. Dù sao cũng không thể kết luận đó là một vụ án do linh tính của mình được. Tuy nhiên tôi đã lập tức nhận ra lý do tôi thấy deja-vu. Đó là vì tôi đã... nhìn thấy một hiện trường hoàn toàn giống thế này cách đây mấy năm rồi ạ.”

Sự nhiệt huyết trong giọng nói của cậu ta càng lên cao.

“Không phải chuyện tâm linh mê tín đâu ạ. Không phải là ở Hakodate, nhiệm sở của tôi hiện giờ, mà lúc còn ở thành phố Chitose cơ. Tôi chắc chắn đã nhìn thấy một thi thể giống hệt thế này ở hồ Okotanpe.”

“Hồ Okotanpe ư?”

“Thi thể lần này được phát hiện ở đầm Junsai... Okotanpe và đầm Junsai đều gần hồ nước lớn. Tôi có cảm giác phong cảnh rất giống nhau.”

“Hồ Shikotsu và hồ Oonuma?”

Hồ Shikotsu rất gần Sapporo, là hồ không đông nằm ở cực Bắc của Nhật. Nó cũng là hồ tạo ra bởi núi lửa sâu thứ hai Nhật Bản, xung quanh là rừng cây yên tĩnh. Còn Oonuma là một hồ nước cách Hakodate khoảng một giờ đi xe, xung quanh cũng rất thanh tĩnh nên quang cảnh hẳn giống nhau.

“Nhưng cũng có khả năng đơn thuần vì họ chọn nơi vắng người lắm chứ. Chỉ có vậy mà cậu đã cho rằng hai vụ án liên quan, có vội vàng quá không?”

“Vì thời tiết nóng nực, tử thi ở đầm Junsai đã bị phân hủy rất tồi tệ, có nhiều phần đã bị thú rừng ăn hay tha đi lung tung. Nhưng vị trí cái đầu bị rơi và tình trạng hiện trường quả là rất tương đồng. Cái đầu của cả hai thi thể đều ở trong nước. Nhìn như thể có ai đó đã đặt chúng ở vị trí tương tự nhau đấy ạ.”

“Ở trong nước ư?”

“Vâng. Tử thi ở hồ Okotanpe đã hoàn toàn hóa thành xương trắng, hộp sọ đã vỡ ra, xương ở bên trong bị tổn hại khuyến thiếu. Nên cũng có điểm khác nhau, nhưng nhìn chung rất tương đồng.”

Yamaji mạnh mẽ nói.

“Tôi đã tận mắt thấy hiện trường cả hai bên, có thể khẳng định như vậy. Quang cảnh hiện trường của hai tử thi giống hệt, cứ như mô phỏng. Tôi không thể nghĩ đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên!”

Như để biểu lộ nhiệt tâm, Yamaji đặt hai tay lên bàn, nhoài người về phía trước.

“Á…”

Cô thư ký đúng lúc đó mang cà phê tới, bèn khe khẽ kêu lên.

“A, tôi xin lỗi…”

“Tôi sẽ rót lại đây ạ.”

Cô ta đưa mắt nhìn chỗ cà phê vương vãi trên mặt bàn và Yamaji, giọng điệu không giấu được bực bội. Yamaji có vẻ hơi mất tinh thần. Không ai bị bỏng là tốt rồi. Tôi lại nghĩ, thay vì cà phê, bây giờ mình chỉ muốn ngưng cuộc trò chuyện để đi uống gin và tonic lạnh.

Cô thư ký để lại bánh Yamaoyaji của tiệm bánh Senshuuan[4] trên đĩa rồi biến mất vào căn bếp đơn giản. Yamaji nhìn xuống mấy cái bánh gạo vị bơ một lúc lâu, rồi lại mở miệng rụt rè.

“… Xác chết rơi đầu cũng không hiếm lạ gì lắm. Việc thiếu vài mảnh xương có thể là do thú rừng tấn công, tôi biết cũng là chuyện hay gặp. Nhưng… tôi không thể phớt lờ trực giác của mình được. Tôi nghĩ chắc chắn là có gì đó liên quan.”

Nhưng cậu ta đến tìm tôi rốt cuộc để làm gì vậy?

 “Giáo sư trước đây từng dạy bảo tôi rằng trực giác rất quan trọng. Dù mong manh đến đâu, khi đã có cảm giác kỳ lạ thì phải điều tra đến tận cùng.”

“Đúng là tôi nghĩ con người nên trân trọng trực giác của mình hơn. Bởi có nhiều trường hợp đó là điều sinh ra từ kinh nghiệm quá khứ trở lại trong vô thức.”

“Giáo sư, vì vậy nên…” Yamaji nhìn tôi với vẻ van cầu.

“Dù tôi nói vậy đi nữa, rốt cuộc cậu muốn tìm gì ở tôi? Không lẽ cậu muốn tôi điều tra xác chết trong khi chưa được cho phép? Đây có phải phim truyền hình trên Tivi đâu? Tôi chưa từng nghe đến một vị giáo sư pháp y nào lại đi trực tiếp điều tra một vụ việc mà cảnh sát đã kết luận là không có dấu hiệu phạm tội.”

 “Tôi biết ạ! Tuy nhiên dù thế nào thì tôi cũng muốn điều tra! Giáo sư cũng biết là phán xét của bộ phận giám định không hoàn hảo mà! Tôi sẽ nhận hết trách nhiệm! Nếu quả thực đó không phải tự sát, thì ngoài chúng ta ai sẽ đeo đuổi vụ án này?”

Giọng Yamaji hối hả, đầy ắp sự nhiệt tình. Căn phòng trở nên yên lặng như tờ.

“Ngoài ra cậu còn biết gì khác không? Ví dụ cậu có biết phần xương nào bị thiếu trong hộp sọ ở Okotanpe không?”

“A, đó chắc là… bướm… hình cánh bướm…”

“Xương bướm ư?”

“A, đúng rồi đấy ạ.”

“…”

Tôi thầm rên rỉ.

“A, giáo sư biết gì đó chăng?”

“Làm sao được! Từ mỗi thông tin này mà biết cái gì, tôi là phù thủy chắc – Chỉ là, xương bướm khiến tôi lưu ý. Đây là một mẩu xương rất đặc thù.”

“Một mẩu xương đặc thù… Ý giáo sư là sao ạ?”

“Đây là mẩu xương phía sau mắt chúng ta, có hình dạng như cánh bướm, thật sự rất đẹp. Điểm thú vị là dù nhìn từ chính diện hay từ phía trên, nó đều có hình dạng như cánh bướm. Thật là đẹp phi thường, đồng thời cũng rất mỏng và giòn – Vậy còn thi thể ở Hakodate thì sao?”

“Đã bị hỏa thiêu rồi.”

“Vậy à… Hakodate ư… Hộp sọ của thi thể ở đó không bị tổn hại gì chứ?”

“Vâng, chỉ bị phân hủy thôi.”

Yamaji gật đầu.

Ở Hakodate, thường tử thi được hỏa thiêu rất nhanh. Ngay cả ở Hokkaido đây cũng là một phong tục đặc biệt, xác chết được hỏa thiêu trước đêm viếng. Có nhiều giả thuyết về lý do cho

phong tục này, nhưng có lẽ là do dù ở Hokkaido, Hakodate có nhiệt độ tương đối ấm áp. Cũng có thể do tinh thần phóng khoáng đặc trưng của người dân. Mỗi khi có thiên tai hay lúc có người chết nhiều, để tránh xác chết thối rữa, người ta thường hỏa thiêu cái xác rất sớm.

“Nếu vậy, cậu bảo tôi phải làm gì bây giờ?”

Thi thể để giải phẫu không còn nữa, cậu ta tìm kiếm gì ở tôi đây?

“Từ những tấm ảnh này giáo sư có tìm ra điều gì không ạ? Điều gì cũng được? Có điều gì khiến giáo sư nghi ngờ rằng đây là một vụ sát nhân không?”

“Cậu đang giỡn hả? Đừng yêu cầu tôi những chuyện vô lý chứ?”

Từ miệng tôi bật ra tiếng cười không hợp hoàn cảnh. Những tấm ảnh này vốn do bộ phận giám định chụp. Dù bộ phận giám định đã kết luận rằng vụ này không có dấu hiệu hình sự, họ đã làm việc rất cẩn thận, lưu lại ảnh chụp thế này. Nhưng dù có cẩn thận đến đâu đi nữa, rất khó đoán định gì về thi thể từ những tấm ảnh này.

“Xin giáo sư đấy.”

Dù vậy quả thực không còn phương pháp gì nữa. Yamaji yên lặng cúi đầu, tôi đành lần lượt cầm lấy những bức ảnh trải ra trên bàn.

Thi thể có vẻ là phụ nữ. Mùa hè năm nay rất nóng nực, Sapporo cũng đang trong chuỗi ngày oi bức giữa hè. Xác chết đã phân hủy rất tồi tệ rồi.

Có vẻ bộ phận giám định đã khẳng định nguyên nhân cái chết là ngạt thở do treo cổ. Ngay cả từ mấy tấm ảnh tôi nhìn qua, cũng không thấy dấu hiệu phạm tội đâu cả.

“Có một chuyện rất đơn giản. Nếu có thể xem trong bàn tay thi thể có sợi xơ của dây thừng không thì tốt rồi, nhưng…”

“Dây thừng ư?”

“Những người định treo cổ thường sẽ lướt tay qua sợi dây thừng trước khi tự sát. Có lẽ là để xác nhận độ bền chắc của sợi dây, cũng có thể là hành vi vô thức sinh ra từ sợ hãi. Vì thế, dù hiếm gặp nhưng cũng có trường hợp sợi dây thừng sẽ lưu lại vụn da của nạn nhân.”

“Chuyện đó chưa được kiểm tra, sợi dây thừng… có lẽ được coi là di vật, được trả về cho gia đình nạn nhân rồi.”Yamaji nói.

Tôi bất giác nhăn mũi. Đúng là sợi dây thừng có thể coi là di vật của người chết. Nhưng trên thế giới này, làm gì có gia đình nào sẽ vui mừng nhận lấy sợi dây thừng mà người thân của họ đã dùng để tự sát chứ?

Tuy nhiên đây là chuyện thường gặp. Thế rồi, dĩ nhiên gia đình nạn nhân không muốn lưu lại vật này trong tay, họ thường bỏ vào quan tài hỏa thiêu luôn.

Dù vậy, cân nhắc tâm tình gia quyến không phải công việc của cảnh sát, cũng chẳng phải công việc của tôi. Chỉ trích cảnh sát thì thật sai lầm. Có lẽ đây là vấn đề trong hệ thống chính quyền, thậm chí không có cơ quan chuyên môn hỗ trợ cho thân nhân người đã mất. Đất nước này thật lạnh bạc với những gia đình như vậy.

Xác chết có tư thế treo cổ khác thường – nói cách khác, thi thể có một phần tiếp đất. Nạn nhân đã treo cổ bằng sợi dây vòng qua cành cây khá thấp. Chết trong tư thế hông chạm đất. Một bộ phận cơ thể... nửa người dưới bên trái chìm trong đầm. Hai cánh tay đã rơi xuống gần đùi phải, nằm giữa chúng là cái đầu lăn lông lốc, cũng chìm trong nước.

 “… Nạn nhân là một nữ y tá… Trước khi cô ta tự sát ít lâu, một bệnh nhân cô ta phụ trách đã đột tử.”

“Dù cũng tùy vào khoa, không phải y tá cũng hay gặp trường hợp như vậy sao.”

Tôi làm nghề xử lý xác chết, nhưng không đa sầu đa cảm trước tử thi. Nếu đa sầu đa cảm thì làm sao cắt xác ra được. Trong phần đông trường hợp, vì đó là công việc nên càng quyết đoán.

“Đúng vậy, không phải chuyện hiếm lạ gì. Tôi nghĩ cũng chẳng đến nỗi phải tự sát. Tuy nhiên di thư lại ám chỉ rằng đó chính là nguyên nhân… Cũng có khi chỉ là cái cớ. Có thể là có vấn đề gì khác, như phạm sai lầm trong trị liệu chẳng hạn.”

Yamaji nói với vẻ khổ sở. Cậu ta có vẻ đến cùng cũng không tin đây là một vụ tự sát.

“Vậy ý cậu muốn nói là… có khi cô ta bị giết để lấp liếm một vụ tai tiếng nào đó?”

“Không phải rất có khả năng sao?”

“Cậu đang nói nhân viên y tế nào đó vì muốn che giấu sai lầm quá lớn trong điều trị nên giết cô ta?”

Mặc dù biết là Yamaji đang nghiêm túc, tôi cũng bất giác bật cười.

“Giáo sư!”

“Xin lỗi nhé. Tôi chỉ đang nghĩ, sai lầm đó rốt cuộc là cái gì mà người ta phải liều mình phạm tội để che giấu chứ. Ngay cả khi đó rõ ràng là sơ suất trong trị liệu của bệnh viện, họ vẫn có thể hòa giải mà không cần đến tòa án. Thậm chí khi không thể hỏa giải, tỷ lệ bệnh nhân thắng kiện bệnh viện vì sai lầm điều trị chỉ chiếm 20%. Nên về phía bệnh viện, sát hại nhân viên để bịt miệng họ thì liệu có đáng không?”

“Cái đó… có thể là vì danh tiếng của bệnh viện… hay không?”

“Người ta nói quá 75 ngày là tin đồn đã bay sạch[5]. Sóng yên bể lặng thì thiên hạ cũng quên mất thôi.”

Tôi bất giác tuôn ra những lời khó nghe. Nhưng đó là vì những gì Yamaji nói khiến tôi thấy rất khôi hài. Yamaji chắc đang nghiến răng vì giận dữ. Đối mặt với sự chính nghĩa thẳng thắn ấy, tôi chợt xấu hổ với những lời chẳng tử tế gì của mình, bèn nhìn đi nơi khác.

“… Cậu nói là có di thư ư?”Tôi hít hơi thật sâu, hỏi cậu ta.

“Vâng.”

Yamaji đáp với giọng điệu như một thiếu niên giận dỗi vì bị thầy giáo mắng mỏ. Tình cảm chân thành tựa trẻ con ấy không hiểu sao làm tôi thấy đáng yêu đến lạ. Tuy nhiên, đồng thời tôi cũng bất an trước sự thẳng thắn đến nguy hiểm này. “Theo đuổi chính nghĩa” và “làm điều đúng” không luôn luôn tương đồng với nhau.

“Vì có di thư nên người ta khẳng định đây chắc chắn là tự sát.”Yamaji nói với giọng điệu cay đắng.

“Vậy à… Nhật Bản rất coi trọng di thư. Nhưng ở nước khác, có di thư thì lại càng đáng ngờ.”

“Trường hợp di thư không viết tay, mà đánh máy thì sao?”

Ý cậu ta chắc là làm giả bao nhiêu cũng được. Nói cũng có lý. Ngoài ra, trong những vụ chết do treo cổ với tư thế bất thường, không phải không có những vụ để lấp liếm hành vi sát nhân.

Không còn cách nào khác, tôi dằn lòng nhìn lại những bức ảnh vụ án. Không làm thế thì Yamaji sẽ không hài lòng quay về, sẽ phiền lắm. Dù nói vậy nhưng tôi cũng không ghét cậu ấy.

Tôi rút kính lúp từ túi áo, bắt đầu nhìn ngắm các bức ảnh, tìm xem liệu có gì chỉ ra dấu hiệu tội phạm không – Khi đó, đột ngột tôi có cảm giác kì dị mơ hồ ở phần cổ của cái đầu bị rơi ra.

“Vậy à… Nếu thế thì, cái đốt sống cổ này…”

“Tức là phần cổ phải không ạ? Phần cổ có gì thế ạ?”

“À à, theo tôi quan sát thì cổ bị gãy ở giữa đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ hai. Có khi đó chỉ là ngẫu nhiên, tuy nhiên nhìn như bị cố ý bẻ gãy bởi một người có kiến thức về giải phẫu.”

“Cố ý sao!?”

Yamaji nhoài người về phía trước. Lúc ấy cô thư ký mang khay trở lại. Cô ta lùi người về sau, tặc lưỡi.

“Chờ đã, tôi không nói chắc được. Cùng lắm chỉ coi như ý kiến tham khảo thôi... Đương nhiên, tôi không thể phủ nhận khả năng phần này tự gãy.”

Tôi hoảng hốt xua hai tay. Yamaji ngồi xuống ghế với vẻ thất vọng, đưa hai tay ôm mặt. Từ miệng cậu ta bật ra tiếng thở dài. Cậu ta quả thực là người giàu tình cảm.

Tôi đứng lên, kéo cái ghế cậu Aoba đang ngồi lại gần để giải thích. Aoba đã về từ lúc nào, đang ngồi giả vờ làm việc trên máy tính.

“Được rồi. Trong những trường hợp xác chết bị rơi đầu, phần lớn sẽ bị gãy ở đốt sống cổ thứ năm hoặc thứ sáu – tức là phần cục lồi thanh quản đấy. Cả chém đầu cũng vậy. Vì việc đó tốn rất nhiều sức lực. Ngoài ra, ở thời Edo người ta lại hay chém ở phần xương sụn nằm giữa đốt sống cổ thứ nhất và hộp sọ. Nếu đưa lưỡi đao trơn tru vào thì có thể một nhát bay đầu dễ dàng.”

Aoba đành đưa tay nới lỏng cổ áo, để lộ phần cổ trần trụi ra cho tôi dễ thuyết minh. Tôi đưa ngón tay chỉ cho Yamaji thấy phần lồi thanh quản của Aoba, rồi chỉ phần dưới hộp sọ một chút.

“Nhưng lần này… Thực sự không dễ gãy như trong ảnh đâu.”

Tôi bắt Aoba cúi đầu xuống, để Yamaji thấy rõ ràng xương chẩm sau đầu Aoba.

“Như tôi đã giải thích, cái cổ của xác chết này bị gãy ở phần giữa đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai. Phần liên kết giữa hai đốt xương này… có một phần xương lồi gọi là “răng”. Nếu cổ bị cố ý bẻ gãy bằng các phương pháp thông thường thì phần xương này sẽ bị tổn hại. Nhân viên khám nghiệm hẳn đã xem qua bộ phận này rồi. Nếu phần xương này bị tổn hại thì không thể kết luận rằng không có dấu hiệu phạm tội. Bởi vậy, có thể suy ra phần “răng” của tử thi này không bị tổn hại.”

Yamaji vội vàng lôi giấy bút ra ghi chú với vẻ mặt nghiêm túc. Như thể đang dạy học trò, tôi cẩn thận đưa ngón tay chỉ bảo tận tình.

“Nếu phần “răng” của đốt sống không bị tổn hại nhưng cổ vẫn đứt lìa… Thì có thể khi xác chết phân hủy, ai đó đã ấn đầu xác chết xuống, đưa thứ gì vào từ sau đầu, một cái gì không quá sắc nhọn... Ví dụ như dao bay bằng kim loại chẳng hạn. Rồi hắn cẩn thận tách rời hai phần xương này ra.... Dĩ nhiên cố tình làm đứt cổ người ta thế này là hành vi phạm tội của kẻ rất am hiểu về cơ thể người. Tuy nhiên đây là cắt đầu tử thi đã thối rữa. Hết sức hôi thối. Mùi não bộ thối rữa khó chịu lắm. Nên tôi nghĩ cậu nên xem xét khả năng cái đầu này rơi xuống ngẫu nhiên đi."”

Tôi cảm ơn Aoba, rồi quay sang Yamaji.

“Những điều tôi có thể nói chỉ có nhiêu đó thôi… Tôi xin lỗi có vẻ không trợ giúp gì được cho cậu."

Khi tôi xin lỗi, Yamaji ngẩng mặt lên. Ánh sáng lóe lên trong đôi mắt đó là do hưng phấn ư.

“…Giáo sư, vậy tôi có thể nhờ giáo sư thêm một chuyện được không?”

Từ đôi mắt của cậu ta, tôi lập tức nhận thức được tiếp theo là chuyện gì.

“Yamaji. Tôi chỉ là một giảng viên đại học thôi. Thực sự tôi không thể trợ giúp cậu thêm gì đâu.”

“Không, vẫn còn đấy ạ. Nếu giáo sư trực tiếp kiểm tra tro cốt còn lại, có khi sẽ biết gì đấy chăng!"

“Cậu đừng nói vớ vẩn nữa!”Lần này tôi lỡ miệng lớn giọng.

“Tôi biết là mình đang yêu cầu vô lý! Nhưng ngoài giáo sư ra sẽ chẳng ai có thể giúp đỡ tôi! Tôi van xin giáo sư.”

Sự yên lặng buông xuống.

Có lẽ cô thư ký không còn muốn mang cà phê cho Yamaji nữa. Cô ta vừa cầm khay vừa liếc nhìn tôi trách móc, như đổ trách nhiệm cho tôi vì Yamaji không sớm quay về. Aoba cũng nhìn vào mắt tôi, yên lặng lắc đầu.

“Yamaji… Tôi rất hiểu nhiệt tình của cậu, rất muốn khen ngợi cậu. Với tư cách một thị dân, tôi rất an lòng khi biết có một viên cảnh sát trẻ trung như cậu mang trong lòng nhiệt huyết như thế, muốn điều tra tới nơi tới chốn. Tuy nhiên… Tôi nghĩ cậu nên đối mặt với thực tế. Trên đời này có những việc ta làm được, và có những việc ta không thể làm được…”

”... Chuyện đó tôi đã biết rõ rồi.”

Thật lòng tôi chẳng muốn dội một gáo nước lạnh lên nhiệt tình của Yamaji, cũng không muốn tỏ ra xem thường cậu ta. Không, có lẽ tôi thực sự không muốn quay lưng trước sự kỳ vọng và tin tưởng ấy nữa. Tóm lại tôi không cự tuyệt quá thẳng thừng.

Nhưng dù tôi cố gắng chọn từ ngữ, cuối cùng lại nghe như thầy giáo quở trách học sinh. Có lẽ với cậu ta những lời của tôi là cự tuyệt thẳng thừng. Gương mặt Yamaji hiện lên thất vọng rõ ràng, lòng tôi cũng trào dâng áy náy.

“Thực sự… tôi rất xin lỗi không giúp gì được cho cậu… Nhưng nếu cậu biết được gì đó, lần tới có thể đến nhờ tôi tư vấn.”

Yamaji không đáp lại lời xin lỗi của tôi. Cậu ta vẫn cúi đầu như thể vô cùng thất vọng, chỉ cúi người chào một cái, rồi rời khỏi thư viện mà không ngoảnh lại nhìn tôi lấy một lần.

“Lần tới anh ta đến, giáo sư có cần báo trước không ạ.”

Viên thư ký cầm chỗ cà phê bỏ không của Yamaji, vừa tự mình uống vừa nói với vẻ khó chịu.

“Không…”

Tôi đáp lại mơ hồ. Trong lòng chia ra hai nửa, một phần không muốn để mặc Yamaji, phần khác không muốn dính líu hơn nữa. Nhưng dù ít dù nhiều, đây vốn không phải công việc của tôi, cũng vượt quá phận sự của cậu ấy.

“Tuy nhiên cậu ấy cũng không phải người xấu. Chỉ là đến nhờ tư vấn khi giáo sư có thời gian thôi mà.”

Cậu Aoba vừa cười khổ vừa nói. Tôi đứng ở cửa, nhìn theo bóng lưng Yamaji đang đi xa dần. Chẳng mấy chốc cậu ta rẽ ở khúc quanh hành lang để đi đến thang máy. Nhìn thấy biểu cảm đầy ưu tư đó, trong thoáng chốc tôi không thể giữ bình tĩnh nữa.

Tôi lao xuống cầu thang cách thư viện không xa. Do hơi thở trở nên gấp gáp, tôi thấy rõ mình rất thiếu vận động. Tôi chạy đến cửa thang máy dưới tầng một, vừa kịp thấy bóng dáng Yamaji ở cửa ra vào. Tôi vội vã chạy đến, nắm lấy tay cậu ấy. Yamaji tròn mắt ngạc nhiên.

“Chờ đã! Lúc nãy có một việc tôi quên nói.”

“… Việc gì đấy ạ?”

“Là về cái xương bướm ấy… về xác chết không có xương bướm.”

Yamaji lập tức nghiêm mặt.

“Xương bướm…”

“Thực sự trước đây tôi từng điều tra một thi thể tương tự. Lúc đó thi thể nọ hoàn toàn đã hóa thành xương trắng, rốt cuộc không thể biết là tự sát hay án mạng. Nhưng khi mở hộp sọ, tôi phát hiện thiếu mất xương bướm. Hoàn toàn không có. Con bướm trắng xinh đẹp sống trong đầu người ấy.”

Tôi vừa thở hổn hển vừa báo vậy với Yamaji. Cậu ta có vẻ vẫn không hiểu tôi thật sự đang nói gì.

“Rốt cuộc, không thể làm rõ danh tính của thi thể đó, thời gian đã trôi qua mất rồi. Chắc cứ thế này, sự tồn tại của thi thể đó sẽ bị quên mất. Bởi vậy – chỉ một ngày thôi.”

“Giáo sư?”

“Chỉ một ngày, tôi sẽ giúp cậu. Nhưng chỉ lần này thôi. Hy vọng cậu hiểu rằng lần tới tôi sẽ không trợ lực cho cậu với những việc thế này nữa. Đây là ngoại lệ duy nhất.”

Biểu cảm của Yamaji tràn đầy hy vọng. Còn tôi, khi đã thực sự hiểu ra mình đang nói gì thì trở nên bất an. Dù vậy, tôi vẫn tin vào trực cảm của chính mình, rằng để cậu ấy ra về thế này thì không được.


[1] Nguyên văn: Kegare, khái niệm “ô uế” trong Thần đạo. Được cho là bắt nguồn từ cái chết.

[2] Một giống chó Nhật.

[3] Hiện tượng cảm thấy quen thuộc một người, một sự việc như đã gặp hay trải qua rồi, dù rất có thể chưa từng thấy.

[4] Senshuuan là một cửa hiệu chuyên làm bánh ngọt truyền thống nổi tiếng ở Hakodate, bánh Yamaoyaji là một trong những mặt hàng đặc sắc của tiệm.

[5] Thành ngữ Nhật

name

“Hãy nhanh chóng lấy lại vóc dáng của bạn sau khi sinh em bé đi!”. Có phải đó là những gì chúng ta thường được nghe từ các bà mẹ khác, những gì chúng ta chứng kiến trên truyền thông – những hình ảnh hoàn hảo của các bà bầu xinh đẹp trong giới nghệ sĩ, họ xuất hiện chỉ vài tuần sau sinh và bằng một cách phi thường nào đó đã lấy lại được cơ thể với những đường cong quyến rũ của họ giống như trước khi họ có bầu. Chúng ta thậm chí còn nói với bản thân mình - trong sự bối rối về những gì đang diễn ra sau khi sinh con - một điều gì đó kiểu như “Nếu tôi có thể lấy lại những gì thuộc về mình trước đây, thì mọi thứ chắc sẽ ổn.”

Sức ép xã hội về việc trở lại thành một người phụ nữ nóng bỏng, gợi cảm như chưa hề có con là một áp lực rất lớn đối với mỗi bà mẹ sau sinh. Sự hỗn loạn của quá trình chuyển giao thành một người mẹ là có thật, tuy nhiên chúng ta lại bị bỏ mặc hoàn toàn mà không có bất kỳ một chỉ dẫn nào về việc làm sao để khôi phục lại bản thân sau một trải nghiệm tạo nên sự thay đổi lớn lao về cơ thể và cả cuộc đời ta nhiều như thế.

Chúng ta thường sử dụng hầu hết thời gian trong suốt thai kỳ để tập trung chuẩn bị cho phòng của em bé, lên kế hoạch cho tiệc đón em bé, cố gắng tìm mua đồ dùng và quần áo thích hợp cho cơ thể đang thay đổi của mình, và giải quyết tất cả những điều bất ngờ có thể xảy ra với cơ thể, sức khỏe và tâm trạng của chúng ta suốt thai kỳ, đồng thời đảm bảo rằng bạn đang ăn uống những thứ tốt nhất và chăm sóc cơ thể mình tốt nhất vì lợi ích của em bé. Nhưng chúng ta không nhận được bất kỳ một hướng dẫn nào về việc lập kế hoạch chăm sóc cho cơ thể của một bà mẹ vừa hoàn thành một công việc phi thường là hoàn tất công trình in 3-D một con người tí hon trong suốt 9 tháng!

Suối nguồn tươi trẻ cho mẹ sau sinh là một cuốn sách quan trọng và đóng góp vào thư viện các đầu sách sức khỏe dành cho phụ nữ. Đây là một cuốn sách gối đầu giường dành cho mọi phụ nữ có dự định làm mẹ. Chúng ta không hề có khái niệm tương ứng nào để mô tả mọi thứ xảy tới với chúng ta. “Ngay cả khi viết cuốn sách này, chức năng tự động chỉnh sửa trên máy tính của tôi cũng không nhận ra được cụm từ “sau sinh” (postpartum) – bất cứ khi nào tôi đánh máy từ khóa này, máy tính đều gạch chân đỏ ở dưới!”. Kimberly đã chính thức hiện thực hóa sự tồn tại của một khái niệm mới mẻ - Tam cá nguyệt thứ tư - một giai đoạn mà giới y khoa chính thống còn chưa quan tâm tới. Thật đáng buồn khi khái niệm này không hề có mặt trong từ điển thông thường của chúng ta. Đây là cuốn sách trả lời một cách chính xác cho các thắc mắc về việc “chúng ta mong đợi gì sau khi hoàn tất thai kỳ?”- Những gì ở phía trước chờ đợi bạn khi bạn sinh con ra? Nó sẽ giúp bạn đối mặt với những thay đổi về thể chất thật sự mà hành trình sinh nở có thể mang tới, cũng như cung cấp cho bạn với những nguồn tư liệu hướng dẫn cách phục hồi. Ngày nay việc phụ nữ thể hiện mong muốn có được những kinh nghiệm sinh tự nhiên phổ biến hơn rất nhiều, và cũng là hợp lý nếu chúng ta mong muốn nâng cao nhận thức và sự tiếp cận của mọi người về tầm quan trọng việc cân bằng thể chất và hồi phục sau sinh của người mẹ. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó.

Chúng ta tất cả đều sai lầm khi chỉ chú tâm vào việc mọi phụ nữ đều nên chuẩn bị một kế hoạch đi sinh chu đáo. Cá nhân tôi tin rằng bạn cũng cần chuẩn bị cả kế hoạch sau sinh cho những ngày đầu tiên và quý giá của hành trình làm mẹ nữa. Với cuốn sách này, Kimberly đã tạo ra một cuốn cẩm nang giúp bạn hồi phục lại cơ thể và nâng tầm chính bạn trong vai trò mới cho suốt hành trình về sau của bạn.

Mục lục:

Lời mở đầu

Lời giới thiệu

PHẦN 1: CHUẨN BỊ CHO TAM CÁ NGUYỆT THỨ TƯ

1. Cuộc cách mạng sau sinh

2. Chuyển tiếp nhẹ nhàng sang vai trò làm mẹ

3. Thiết lập một kế hoạch nghỉ ngơi sau sinh

4. Tam cá nguyệt thứ ba: chuẩn bị cho việc sinh nở

PHẦN 2: TẬN HƯỞNG TAM CÁ NGUYỆT THỨ TƯ

5. Cân bằng cảm xúc

6. Khôi phục sức sống và vẻ trẻ trung

7. Tái tạo lại cơ thể

8. Hiểu biết về những thực tế y khoa

9. Sở hữu trải nghiệm sinh của cá nhân

10. Sự thân mật sâu sắc

PHẦN 3: SAU TAM CÁ NGUYỆT THỨ TƯ

11. Khám phá lại cơ thể

12. Tái tạo đời sống tình dục

13. Khám phá người mẹ mà bạn muốn trở thành

KẾT LUẬN: HÃY TIẾP TỤC CUỘC CÁCH MẠNG

Về tác giả

Thông tin tác giả:

Kimberly Ann Johnson là một chuyên gia trợ sinh, một giáo viên, huấn luyện viên thể hình về Sexological Bodyworker, một người thực hành phương pháp Somatic, chuyên gia chăm sóc bà mẹ sau sinh và làm mẹ đơn thân.

Kimberly cũng là đồng sáng lập của tổ chức STREAM – chuyên chăm sóc bà mẹ sau sinh, nơi cô huấn luyện các chuyên gia sinh sản, các huấn luyện viên thể hình, các chuyên gia trị liệu để giúp phụ nữ bị sa nội tạng, tiểu són, đau khi quan hệ tình dục và những vấn đề sàn chậu và phụ khoa khác. Kimberly là thủ khoa tại Trường Giáo dục và Chính sách xã hội tại Đại học Northwestern, Mỹ.

name

Ehon là sách tranh dành cho lứa tuổi từ 0 – 10. Ehon được ví như thực phẩm của tâm hồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tuệ của bé bao gồm cả cảm xúc- 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Đặc biệt với các bé trai, đây còn là một bộ sách tranh mang đến cho bé một thế giới kỳ thú, với những ẩn số đặc biệt về tác dụng sâu xa mà cha mẹ không ngờ đến.

Theo các nhà tâm lý học tại Đại học Cambridge ở Anh, các bé trai thích theo dõi những chuyển động cơ học hơn là chuyển động của con người. Có lẽ các bậc cha mẹ sẽ dần lo lắng khi trông thấy bé trai nhà mình hứng thú nhìn chiếc xe cứu hỏa chạy quanh nhà hơn là lắng nghe cha mẹ trò chuyện? Đó không phải là một nghiên cứu muốn bạn phải lo âu hơn về khả năng giao tiếp tâm hồn cùng bé trai nhà mình, đây chỉ là một minh chứng rõ ràng hơn về lý do tại sao bạn cần những cuốn sách Ehon để gắn kết hơn với bé yêu, ngay từ những ngày đầu đời quan trọng. Ehon với ngôn ngữ được chắt lọc kĩ lưỡng khi chuyển ngữ, những từ tượng hình, tượng thanh được lặp lại, dưới ngôn ngữ biểu cảm của cha mẹ khi đọc tạo nên nhạc điệu trong ngôn ngữ khiến các bé trai vốn ưa hoạt động hơn cũng phải thích thú lắng nghe. Khi hoạt động đó được thực hiện hàng ngày, âm thành kết nối bộ não, khiến bé trai ghi nhớ và tạo nên ấn tượng với giọng nói của cha mẹ, khiến bé khi càng lớn lên, sẽ càng có khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt hơn với cha mẹ.

Các cha mẹ Nhật thông thái tin dùng Ehon trong ''công cuộc giáo dục'' còn vì một lý do đặc biệt! Có nhiều bằng chứng cho thấy, bé trai có xu hướng dễ bị kích động hơn so với bé gái và mất nhiều thời gian để dịu xoa dịu cảm xúc hơn. Chắc hẳn bạn đã gặp quá nhiều tình huống những bé trai phản ứng nhiều và dễ bị nóng giận hơn các bé gái?! Và chính bé trai hiếu động của bạn cũng có biểu hiện đó?! Vậy thì Ehon quả là bạn đồng hành dễ mến giúp bạn đánh tan những tiêu cực trong cá tính mạnh mẽ của bé nhà mình! Những câu chuyện ý nghĩa trong Ehon khiến bé trai rèn luyện cảm xúc tốt và hướng đến những cảm xúc tích cực theo cách dẫn truyện nhẹ nhàng không hề khiên cưỡng và khô khan.

Tủ sách Ehon - Thực phẩm tâm hồn cho bé trai với các đầu sách tiêu biểu như: Xe bus píng poong đi biển,  Xe tuần tra cố lên nhé, Cùng xây nhà nào, Tàu điện tới rồi,... Chỉ nghe tiêu đề cuốn sách chắc hẳn cũng khiến các bé trai nhà mình thích thú với tay xem tranh và mong chờ cha mẹ kể chuyện! Khi đó thì điều bạn cần bận tâm không phải làm sao để bé trai tinh nghịch chịu ngoan ngoãn lắng nghe mà là "Làm sao để giọng đọc mình truyền cảm hơn đây?!"

Xe tuần tra cố lên nhé: Các bé luôn có sự ngưỡng mộ và yêu mến đặc biệt đối với các chú cảnh sát, đặc biệt là các bé trai. Bắt đầu với những chiếc xe tuần tra giữa cảnh phố xá yên bình, vui vẻ cho đến kịch tính dâng cao với vụ truy bắt toán cướp đá quý. Đây sẽ là bộ phim hành động ngắn cuốn hút các bé trai từ đầu đến kết thúc. Tinh thần quả cảm, tận tâm, nhiệt tình của các chú cảnh sát sẽ là ví dụ tuyệt hay để cha mẹ giáo dục nhẹ nhàng cho bé!

name

Đức Đạt-lai Lạt-ma tự mô tả mình là một tu sĩ đơn giản. Điểm đặc trưng trong lời dạy của Ngài ở những chuyến đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới là tình yêu thương nồng ấm. Với sự hài hước, hóm hỉnh nhưng giản dị, Ngài chia sẻ, trả lời câu hỏi về các chủ đề vĩ mô của nhân loại liên quan đến cuộc sống, cái chết, niềm vui, bệnh tật, đau khổ, sự bám chấp, giận dữ, tình yêu thương, nhưng chung quy lại Ngài chỉ đơn giản nói với chúng ta rằng: Hãy có lòng tốt!

Bản chất căn bản mà tất cả chúng ta đều có chính là lòng tốt, được viện dẫn trong câu trích của Đức Đạt-lai Lạt-ma mà thường được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông xã hội đến nỗi cụm từ này đã trở thành một trào lưu sống phổ biến, theo đúng nghĩa của nó: “Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần đền chùa. Không cần triết lý phức tạp. Tâm thức của bạn, trái tim của bạn chính là một ngôi chùa. Triết lý sống của bạn chính là có một lòng tốt đơn thuần.”

Tất cả chúng ta đều muốn được đối xử tử tế. Khi chúng ta đối xử tốt với người khác, chúng ta cảm thấy mãn nguyện, trong khoảnh khắc ân sủng đó, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoát khỏi những áp lực mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

Chúng ta cảm thấy hài lòng. Lòng tốt có thể chỉ là một nụ cười, một cử chỉ thân thiện, một hành động hào phóng, một việc làm từ thiện, một khoảnh khắc quan tâm đến nhu cầu của người khác hơn là của chính mình.

Cho dù chúng ta có thể gọi chúng là sự thiện chí, tình cảm, sự quan tâm hay dịu dàng, thì những việc làm tử tế như trên có nguồn gốc và phát triển từ tình yêu thương.

Trong tập sách này, Đức Đạt-lai Lạt ma chia sẻ với chúng ta về tình yêu thương. Ngài trình bày một con đường cho và nhận, đồng thời chỉ bày cho chúng ta một phương cách thực hành hướng về tình yêu thương và lòng tốt.

Trong cuốn sách nhỏ này, Đức Đạt-lai Lạt-ma khuyên chúng ta, rằng: “Hãy có lòng tốt!”

Hãy thể hiện lòng tốt bất cứ khi nào có thể.

Và chúng ta luôn có thể làm một người tốt.

 

 

 

Trích đoạn sách:

Tình yêu thương, hay còn gọi là lòng trắc ẩn, là điều tuyệt vời và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về tình yêu thương, điều đáng khích lệ ở đây là bản chất căn bản của con người chính là tình yêu thương và sự dịu dàng.

Đôi khi tôi tranh luận với những người bạn, những người tin rằng bản chất của con người là tiêu cực và hiếu chiến. Tôi lập luận rằng nếu bạn nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người, bạn sẽ thấy rằng chúng ta giống với những loài động vật có vú mà có cách sống nhẹ nhàng và yên bình hơn các loài khác.

Đôi khi tôi nửa đùa nửa thật rằng đôi bàn tay của chúng ta được sinh ra để ôm chứ không phải để đánh nhau. Nếu đôi bàn tay của chúng ta được sinh ra dành cho việc đánh nhau thì không cần những ngón tay xinh đẹp để làm gì.

Ví dụ, nếu mở rộng các ngón tay thì các võ sĩ đấm bốc không thể đấm mạnh, vì vậy họ buộc phải nắm chặt các ngón tay lại thì mới tạo thành nắm đấm

Do vậy điều này có nghĩa, cấu trúc vật lý sinh học căn bản của chúng ta đã tạo ra tình yêu thương và sự dịu dàng theo một cách rất tự nhiên.

Nếu chúng ta nhìn vào các mối quan hệ, chúng ta sẽ thấy quan hệ bạn đời, hôn nhân, và sinh con có vai trò rất quan trọng. Hôn nhân không nên dựa trên tình yêu mù quáng hay một loại tình yêu điên cuồng cực độ, nó nên dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và sự thấu hiểu rằng hai người phù hợp để sống cùng nhau.

“BẢN CHẤT CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ DỊU DÀNG.”

Hôn nhân không phải chỉ là cảm giác thoả mãn tạm thời, mà còn là một dạng ý thức trách nhiệm nào đó. Tình yêu chân thành chính là nền tảng của hôn nhân.

Việc thụ thai đúng đắn một đứa trẻ được hình thành trong kiểu thái độ đạo đức hoặc tinh thần đó. Theo một số nhà khoa học, khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ, sự bình an của người mẹ có tác động tích cực lên đứa trẻ dù chưa được sinh ra.

Nếu tinh thần của người mẹ tiêu cực – ví dụ cô ấy mệt mỏi hay tức giận – thì khi đó rất có hại cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi.

Một nhà khoa học đã nói với tôi rằng vài tuần đầu tiên sau khi sinh là giai đoạn quan trọng nhất. Trong suốt giai đoạn đó, não đứa trẻ đang được mở rộng.

Trong giai đoạn này, sự đụng chạm của người mẹ, hoặc là sự xúc chạm của một ai đó vào đứa trẻ giống như một người mẹ, là điều vô cùng quan trọng.

Điều này cho thấy thậm chí khi một đứa trẻ có thể chưa nhận biết được ai với ai, nhưng bằng cách nào đó trẻ đã cần tình cảm và sự quan tâm của người khác. Nếu không có điều này, thì rất có hại cho việc phát triển lành mạnh của não trẻ.

Sau khi sinh, hành động đầu tiên của người mẹ là bồng trẻ trên tay và cho con bú sữa. Nếu người mẹ thiếu tình cảm hoặc cảm xúc với con thì sữa sẽ không chảy ra.

Nếu người mẹ cho con ăn với sự dịu dàng, bất chấp những đau đớn mà mình đang phải trải qua, thì sữa sẽ tuôn ra một cách tự nhiên.

Tình yêu thương này giống như một viên ngọc quý.

Thêm nữa, về phía đứa trẻ, nếu bé thiếu đi cảm giác gần gũi mẹ, bé sẽ không bú. Điều này cho thấy tình cảm mẫu tử tuyệt vời này cần đến từ cả hai phía.

name

Ẩn Tàng Thư Dantalian - Tập 7

Ẩn tàng thư Dantalian (Tên gốc: Dantalian no shoka) là series light novel kỳ ảo, phiêu lưu của tác giả Mikumo Gakuto, được minh hoạ bởi G-Yusuke. Lấy bối cảnh nước Anh vào những năm 1920 ngay sau thế chiến thứ nhất, Ẩn tàng thư Dantalian là tập hợp những mẩu truyện ngắn kể về chuyến phiêu lưu của nàng công chúa đọc sách áo đen cùng chàng kiện thủ độc đắc chu du khắp mọi miền để thu thập những cuốn ảo thư lưu lạc trong nhân gian.

Tập 7 với chương cuối “Kiện thủ” là số cuối cùng được đăng tải trên tạp chí Kadokawa Sneaker của Ẩn tàng thư Dantalian, đóng vai trò như tập cuối cùng của series. Bản chất của độc cơ, mối quan hệ đặc biệt được gắn kết bằng vận mệnh không thể tách rời giữa kiện thủ và độc cơ cùng lần gặp gỡ đầu tiên của Dalian và Huey sẽ được làm rõ trong phần kết của câu chuyện này. Điểm kết thúc đồng thời cũng mở đầu cho một câu chuyện mới. Tác giả Mikumo Gakuto đã rất khéo léo vận dụng điều này để tạo nên sự thú vị trong mạch truyện của Ẩn tàng thư Dantalian. Các bạn độc giả sau khi đọc xong tập 7 này nếu có thể quay lại đọc tập 1, Episode 0 ắt hẳn sẽ cảm nhận được điều thú vị ấy.

Bên cạnh đó, cô nàng Jessica Elphinstone cũng có dịp tái ngộ bạn đọc, khi Huey bị kéo đi tiệc tối với người dì là hiệu trưởng của trường nội trú nơi Jessica đang theo học, vì vậy anh phải gửi cô trông giúp Dalian. Sự xuất hiện của Dalian tạo nên một trận ồn ào lớn gây ra bởi các nữ sinh, kéo theo sự thất lạc của những cuốn ảo thư. Thế là hai thiếu nữ phải đi điều tra các đối tượng tình nghi, thu hồi lại ảo thư trước khi sức mạnh của nó vượt qua giới hạn. Đêm dài lắm mộng của hai cô gái cũng bắt đầu từ đây!

Mục lục:

Chương một: Tai ương và cám dỗ

Chương đặc biệt 1: Lưu trữ nhân dạng

Chương 2: Cuốn sách của tri thức II

Chương 3: Thiếu nữ trải đêm thâu

Chương đặc biệt 2: Cuốn sách mô phỏng

Chương 4: Kiện thủ

Lời bạt

Thông tin tác giả:

Mikumo Gakuto

Sinh ra ở tỉnh Oita, sống tại thành phố Yokohama. Công việc chủ yếu là viết tiểu thuyết. Gần đây đang viết series Strike the Blood cộng tác với Dengeki Bunko.

Thế giới đang trải qua rất nhiều biến động dữ dội, nhưng thế giới trong Ẩn tàng thư Dantalian vẫn luôn là những ngày tháng thong dong của Huey và Dalian. Hy vọng mọi người sẽ dõi theo tác phẩm tới tận cùng.

Minh hoạ bìa: G-Yusuke

Trích đoạn sách:

Ánh nắng chiếu vào qua khung cửa sổ đánh thức Huey.

Trong bầu không khí khô hanh lành lạnh, cả căn nhà ngự trị bởi sự tĩnh lặng yên ả.

Anh đã mất đi toàn bộ phần kí ức từ đêm qua tới giờ, nhưng dựa theo bóng nắng đổ lên tán cây trong vườn thì chắc cũng quá trưa rồi. Hình như anh ngất đi vì sốt cao và lao lực, rồi ngủ mê mệt hơn nửa ngày.

Huey nhỏm người dậy thì thấy người vẫn còn hơi váng vất, nhưng thân thể đã khỏe hơn khá nhiều. Cũng ngớt sốt.

“Dalian?”

Anh thấy góc dưới chân giường mình lùm lùm một khối màu đen quen mắt. 

Khi nhận ra đấy là tấm lưng Dalian, Huey nheo mắt lại nghi ngờ. Cô bé váy đen ngồi ở mép cuối giường, kiệt sức gục mình xuống và lặng lẽ ngáy đều.

Chắc cô đã một mình lôi Huey ngã ngất bên ngoài phòng khách vào tới tận giường.

Thêm nữa, trán Huey vẫn còn dấu vết của một cái khăn ướt từng đắp lên.

Huey vén mấy sợi tóc mai ươn ướt, bối rối kêu lên nho nhỏ.

Điều này có vẻ bất ngờ đến khó tin, nhưng cô nàng Dalian hợm hĩnh khó chiều đó lại chăm bệnh nguyên đêm cho Huey cơ đấy.

Ấy mà, cô gái nhỏ nhắn đâu có sức bế bổng Huey lên, chắc đã dùng sức kéo lê chàng thanh niên về phòng nên người ngợm anh vẫn còn lưu vài vết trầy trụa bầm dập.

Do cái tội quên không vắt khăn, vài chỗ trên giường còn đọng cả nước. Anh cứ cảm thấy khó thở trong giấc ngủ, chắc là do cái khăn đắp trên mặt.

Ái chà chà, Huey nhổm người dậy liền nhận ra cuốn sách trong tay Dalian, đôi mày xô lại. Bên dưới gò má đang gục xuống của cô bé, cuốn Ma đạo thư bìa da thuộc màu đen đang để mở.

“Cô ấy đọc cuốn sách này sao…”

Còn chịu khó đọc thứ này đến hết, Huey làu bàu bất lực.

Giật mình vì giọng nói kia, bờ vai Dalian khẽ run lên. Cô vừa kêu “ư” lên vừa ngẩng đầu, lấy vạt áo đen dụi đôi mắt vẫn còn ngái ngủ.

“Anh tỉnh rồi hả, Huey?”

“Cô đã giúp tôi vào tận giường đó hả.”

Cảm ơn cô, Huey nói đoạn mỉm cười.

Dalian thấy vậy, gò má tự dưng đỏ lên, vội vàng đánh ánh mắt đi nơi khác. Thái độ có hơi bất thường với một thiếu nữ lúc nào cũng đeo vẻ mặt vô hồn, phản ứng mờ nhạt. Huey thấy lạ liền nhòm lom lom vào mặt cô bé.

“Dalian?”

Cô bé váy đen cứng người lại như thể hồi hộp. Dalian kiên quyết cúi gằm, không chịu nhìn vào mắt Huey.

“Ta lo lắm đấy.”

Bằng giọng nhỏ rí vừa đủ nghe, cô bé ngượng ngùng nói vậy.

Gương mặt Huey đơ cứng, sự bất an và cảnh giác lan rộng. Mang vẻ mặt của một người gặp phải trò lừa đảo kiểu mới, anh quan sát kỹ Dalian.

“… Lo? Cô lo cho tôi ấy hả?”

“Ta đã hâm nóng xúp rồi đấy. Nào, anh nên uống đi.”

Cô bé y phục đen nói thế, hớn hở đi về phía căn bếp ở cạnh tường.

Một cái nồi đang bắc trên bếp lửa, cô bé múc thứ gì từ bên trong ra đĩa. Thứ đó là một dạng dung dịch lỏng đằng đặc như chất nguyên sinh1 , sủi bọt màu xanh lá.

Khi nhìn xuống thứ vật chất thể lỏng mang màu kinh dị kia, gương mặt Huey đanh lại.

“Xúp? Cô nấu đó hả?”

“Yes. Bổ dưỡng lắm đó.”

Dalian gật đầu cái rụp, đưa cho Huey một cái thìa.

Huey lau đám mồ hôi rịn ra trên trán.

“Tôi cứ cảm thấy cái màu này như đồ ăn có độc vậy… Cô bỏ gì vào thế?”

“Bổ dưỡng lắm đó.”

Dalian hối thúc bất chấp anh có thích hay không. Huey múc một thìa dịch thể màu xanh lá kia đưa vào miệng, rồi ho khù khụ.

“Anh làm sao vậy, Huey?”

“Không… Cảm ơn cô, nhưng tôi vẫn chưa thấy đói…”

“Vậy cứ giao cho ta.”

Cô bé trang phục đen liền giật lấy cái thìa từ tay Huey, xúc thứ dung dịch còn vương một sợi dài cố ấn vào miệng anh. Đôi gò má hơi hơi ửng lên như ngượng ngùng.

Mặt khác, Huey phải nuốt vào thứ xúp kia.

“Hự…” “Ngon không?”

“À, ừm… Cảm thấy một thứ rất kích thích tuột qua cổ họng vậy.”

Bằng chất giọng lào khào khổ sở, anh cố lựa lời nói vậy. Dalian lại cười lên như đang vui vẻ lắm.

“Vẫn còn thêm nữa đấy.”

“Thôi tôi xin kiếu.”

Huey yếu ớt làu bàu, rồi lại ngã vật ra giường.

Ngay trước mắt anh, thiếu nữ đồ đen bỗng gí sát gương mặt lại.

“Dalian? Cô làm gì thế…?”

Khoảng cách gần đến không tưởng khiến Huey ngẩng lên nhìn cô bé đầy kinh ngạc, nhưng Dalian khẽ cụng cái trán nhỏ xinh lên đầu anh.

“Hình như vẫn còn hơi sốt.”

“À, phải…”

“Anh đợi chút nhé.”

Để lại một câu nói đó, cô bé đồ đen liền bước ra khỏi phòng.

Không thể giấu nổi sự xáo trộn trong lòng, Huey lại áp tay lên trán mình. Hành động mới nãy của Dalian mang một sự lệch khớp khó hiểu khiến anh không khỏi nhăn nhó mặt mày.

Tiếng lạch cạch của đôi bốt kim loại báo hiệu Dalian đang quay trở lại phòng ngủ. Anh chợt có dự cảm rất xấu.

“Khoan đã, Dalian. Thứ gì đây?”

Huey nhận thấy thứ Dalian mang trở lại, giọng nói liền run bắn lên. Bàn tay cô bé đang nắm khư khư một cái lá của loài thực vật có cùi thịt dày, mọc gai tua tủa khá giống xương rồng.

“Có thế mà anh cũng không biết sao, chán đời ghê.”

Dalian giở giọng nanh nọc để giấu đi sự ngượng ngùng, rồi lại cười rõ tươi.

“Đây là cây lô hội. Một giống thực vật mọng nước thuộc Chi Lô hội Họ Lan nhật quang.”

“Cô định làm gì với cây lô hội này?”

“Giờ ta sẽ chọc nó vào mũi anh.”…. (Còn nữa)

name

Ehon là sách tranh dành cho lứa tuổi từ 0 – 10. Ehon được ví như thực phẩm của tâm hồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tuệ của bé bao gồm cả cảm xúc- 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Đặc biệt với các bé trai, đây còn là một bộ sách tranh mang đến cho bé một thế giới kỳ thú, với những ẩn số đặc biệt về tác dụng sâu xa mà cha mẹ không ngờ đến.

Theo các nhà tâm lý học tại Đại học Cambridge ở Anh, các bé trai thích theo dõi những chuyển động cơ học hơn là chuyển động của con người. Có lẽ các bậc cha mẹ sẽ dần lo lắng khi trông thấy bé trai nhà mình hứng thú nhìn chiếc xe cứu hỏa chạy quanh nhà hơn là lắng nghe cha mẹ trò chuyện? Đó không phải là một nghiên cứu muốn bạn phải lo âu hơn về khả năng giao tiếp tâm hồn cùng bé trai nhà mình, đây chỉ là một minh chứng rõ ràng hơn về lý do tại sao bạn cần những cuốn sách Ehon để gắn kết hơn với bé yêu, ngay từ những ngày đầu đời quan trọng. Ehon với ngôn ngữ được chắt lọc kĩ lưỡng khi chuyển ngữ, những từ tượng hình, tượng thanh được lặp lại, dưới ngôn ngữ biểu cảm của cha mẹ khi đọc tạo nên nhạc điệu trong ngôn ngữ khiến các bé trai vốn ưa hoạt động hơn cũng phải thích thú lắng nghe. Khi hoạt động đó được thực hiện hàng ngày, âm thành kết nối bộ não, khiến bé trai ghi nhớ và tạo nên ấn tượng với giọng nói của cha mẹ, khiến bé khi càng lớn lên, sẽ càng có khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt hơn với cha mẹ.

Các cha mẹ Nhật thông thái tin dùng Ehon trong ''công cuộc giáo dục'' còn vì một lý do đặc biệt! Có nhiều bằng chứng cho thấy, bé trai có xu hướng dễ bị kích động hơn so với bé gái và mất nhiều thời gian để dịu xoa dịu cảm xúc hơn. Chắc hẳn bạn đã gặp quá nhiều tình huống những bé trai phản ứng nhiều và dễ bị nóng giận hơn các bé gái?! Và chính bé trai hiếu động của bạn cũng có biểu hiện đó?! Vậy thì Ehon quả là bạn đồng hành dễ mến giúp bạn đánh tan những tiêu cực trong cá tính mạnh mẽ của bé nhà mình! Những câu chuyện ý nghĩa trong Ehon khiến bé trai rèn luyện cảm xúc tốt và hướng đến những cảm xúc tích cực theo cách dẫn truyện nhẹ nhàng không hề khiên cưỡng và khô khan.

Tủ sách Ehon - Thực phẩm tâm hồn cho bé trai với các đầu sách tiêu biểu như: Xe bus píng poong đi biển,  Xe tuần tra cố lên nhé, Cùng xây nhà nào, Tàu điện tới rồi,... Chỉ nghe tiêu đề cuốn sách chắc hẳn cũng khiến các bé trai nhà mình thích thú với tay xem tranh và mong chờ cha mẹ kể chuyện! Khi đó thì điều bạn cần bận tâm không phải làm sao để bé trai tinh nghịch chịu ngoan ngoãn lắng nghe mà là "Làm sao để giọng đọc mình truyền cảm hơn đây?!"

Tàu điện tới rồi: Các bé trai luôn hứng thú đặc biệt với những mô hình tàu điện. Những tranh vẽ con tàu siêu tốc kèm theo âm thanh ''xình xịch'' và xé gió lướt đi, tiếng huyên náo của ga tàu, cùng tiếng nói của hành khách, của nhà ga... Bạn phải đọc thật diễn cảm nhé! Như thế thì bé trai sẽ bị lôi cuốn tức thì ngay!

name

23 tháng Mười một năm 1984. Đó là một ngày thứ Sáu nắng nóng, tại sân bay quốc tế Nassau, các hành khách bắt đầu rời khỏi máy bay sau một chuyến bay dài ba tiếng từ New York. Hầu hết trong số họ đều là người Mỹ đến để tham dự các bữa tiệc được tổ chức tại Bahamas nhân dịp lễ Tạ ơn. Một người đàn ông trung niên không có gì thực sự khác biệt ngoại trừ đôi mắt xanh sâu thẳm, bước ra từ khoang ghế phổ thông. Ông cùng vợ mình bắt taxi đến tòa nhà văn phòng ở Cable Beach, một chuỗi khách sạn và chung cư nằm bên bờ Đại Tây Dương. Ông không phải khách du lịch, bởi ông đã quá quen thuộc với hòn đảo cận nhiệt đới này, nơi ông thường xuyên thực hiện các giao dịch kinh doanh khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Nhưng lần này, ông đến Bahamas để chốt một giao dịch hoàn toàn khác, điều sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông.

Hai luật sư cũng đến Bahamas vào buổi sáng hôm đó để gặp gỡ ông. Frank Mutch bay từ Bermuda đến sân bay Nassau để làm nhân chứng pháp lý cho giao dịch. Harvey Dale cũng được kỳ vọng sẽ đến cùng thời điểm đó từ Florida, nơi ông đón lễ Tạ ơn với cha mẹ. Ông đã mang theo tất cả những tài liệu cần thiết. Dale đã chuẩn bị rất kỹ cho sự kiện này. Sau hai năm lập kế hoạch, cuối cùng, giao dịch cũng được diễn ra ở Bahamas để tránh những hình phạt tài chính khổng lồ nếu ký kết ở những nơi khác. Vị luật sư được đào tạo ở Harvard này đã thuê được phòng họp ở Cable Beach của một công ty uy tín, nơi các giấy tờ sẽ được ký. Quy trình phức tạp này sẽ được thực hiện trong vòng ba giờ nhưng vẫn đảm bảo cho tất cả mọi người có đủ thời gian để đáp chuyến bay buổi tối trở về nhà.

Tuy nhiên, khi đến phần ký kết, Harvey Dale vẫn chưa xuất hiện. Có một thứ ông không kiểm soát được, đó là thời tiết.

Buổi sáng hôm đó, tất cả các máy bay ở sân bay Palm Beach, Florida đều không được cất cánh vì có cơn giông. Sự thất vọng của ông ngày càng lộ rõ khi đã nhiều giờ trôi qua mà máy bay vẫn chưa thể cất cánh. Ở Bahamas, trong lúc chờ ông, những người khác đi ra ngoài ăn trưa với món cá và khoai tây chiên, sau đó quay trở lại văn phòng, ngồi quanh bàn họp và nói chuyện phiếm.

Đến đầu giờ chiều, Dale mới có thể lên máy bay khởi hành từ West Palm Beach đi Nassau. Chiếc máy bay lao thẳng vào giữa những đám mây vẫn đang vần vũ và bị rung lắc mạnh, nhưng tiết trời nhanh chóng trở nên quang đãng. Sau khi hạ cánh xuống Bahamas, ông lao đến phòng họp vào lúc 4 giờ chiều, chỉ một tiếng trước khi cả nhóm phải rời tòa nhà và trở lại sân bay. Ông mở cặp đựng hồ sơ và rải hợp đồng, giấy ủy quyền, quyết định của công ty cùng những văn bản pháp lý khác lên bàn: “Không còn thời gian để nói, ông ký vào chỗ này, còn ông ký vào chỗ kia.” Rồi ông thu thập hết các loại giấy tờ lại, và tất cả bọn họ đều vội vã đáp chuyến bay buổi tối để rời khỏi hòn đảo.

Trên đường quay lại sân bay Nassau, Charles F. Feeney cảm thấy thật nhẹ nhõm. Ông đã đến Bahamas với tư cách là một người vô cùng giàu có, và giờ ông rời đi, gần như tay trắng, chẳng khác gì hơn ba thập kỷ trước khi mới bắt đầu tập tành kinh doanh. Trong khi hàng triệu người dân Mỹ tạ ơn Chúa vì những của cải vật chất họ nhận được, ông lại quyết định từ bỏ khối tài sản khổng lồ mà số phận và tài năng đã mang lại cho mình. Với ông, đó là một gánh nặng.

Tất cả những việc này được thực hiện hết sức bí mật. Ngoài những người có mặt trong phòng họp, hầu như không ai biết được điều gì đã xảy ra vào buổi chiều hôm đó trong suốt một thời gian dài. Đến tận bốn năm sau, tạp chí Forbes vẫn còn xếp Feeney vào danh sách một trong 23 người còn sống giàu nhất nước Mỹ, xác nhận ông là một tỷ phú với khối tài sản trị giá 1,3 tỷ đô-la. Nhưng Forbes đã nhầm, và sẽ còn tiếp tục lặp lại sai lầm đó trong nhiều năm sau. Chuck Feeney đã từ bỏ tất cả. Ông là một tỷ phú không tiền.

Cuốn Tỷ phú không tiền là tiểu sử về Chuck Feeney, tường thuật lại những sóng gió ông và các cộng sự trải qua trên thương trường để kiến tạo nên một đế chế bán lẻ hùng mạnh, cũng như những nỗ lực của ông trong việc đem toàn bộ gia sản đi làm từ thiện. Trong sách cũng có một chương kể về những hoạt động tài trợ của Chuck Feeney tại Việt Nam bao gồm việc hợp tác với tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, hay tài trợ cho trường RMIT. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Feeney trong việc khuyến khích các tỷ phú trên thế giới như Bill Gates và Warren Buffett cho đi khi còn sống.

MỤC LỤC

PHẦN 1 Tạo ra của cải

1 Cậu bé bán ô

2 Anh chàng bán bánh Sandwich

3 Chiếc nhẫn định mệnh

4 Cuốn catalog kỳ lạ

5 Cưỡi lên lưng hổ

6 Cơn bão hoàn hảo

7 Quần đảo Sandwich

8 Chiến dịch ở Hồng Kông

9 “Cơn lốc” du khách Nhật

PHẦN 2 Hoạt động bí mật

10 Có bao nhiêu tiền thì được tính là giàu?

11 Bermuda

12 Bốn người đàn ông trong một căn phòng

13 Người giàu, người nghèo

14 Đừng hỏi. Đừng nói.

15 Vận may của người Ai-len

16 Để tiền lại trên bàn

17 Giàu có, kiên cường và quyết đoán

18 Sự xuất hiện của nhà thông thái

19 Bước xuống

20 Cho tôi xem tòa nhà

21 Lập lại hòa bình

PHẦN 3 Chia tay

22 Mối quan hệ ở Pháp

23 Trò chơi Ghế âm nhạc

24 Phân xử

25 Sai lầm chiến lược

PHẦN 4 Cho đi

26 Một kiệt tác

27 Trái tim vàng

28 Chim đinh viên

29 Đổi mới một đất nước

30 Hoạt động từ thiện bắt đầu tại quê nhà

31 Mở rộng về mặt địa lý

32 Những anh bạn già

33 Không có túi tiền nào trong tấm vải liệm

PHẦN 5 Khủng hoảng cuối đời

34 Nguồn gốc Mỹ

35 Không việc tốt nào không bị trừng phạt

36 Máu trên sàn

37 Quà Giáng sinh của Chuck Feeney dành cho New York

38 Cho đi tiền bạc của gia đình

39 Ngài James Bond của lĩnh vực từ thiện

 

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Giàu có, kiên cường và quyết đoán

Vào thứ Sáu, mùng 7 tháng Mười năm 1988, một đồng nghiệp đưa cho Chuck Feeney tờ tạp chí Forbes đã mở sẵn ở trang 36 với dòng tít lớn: “Giàu có, kiên cường và quyết đoán”. “Anh đã đọc bài báo này chưa?” Ông ta hỏi. “Khỉ thật!” Feeney đáp lại.

Feeney đọc bài báo và phát hoảng lên khi thấy mình có tên trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do Forbes bình chọn. Theo tờ nhật báo có trụ sở ở New York này, Charles F. Feeney đứng thứ 23 trong số những người Mỹ còn sống giàu nhất với tài sản trị giá 1,3 tỷ đô-la, giàu hơn cả Rupert Murdoch, David Rockefeller, hay Donald Trump. Dự đoán của Paul Hannon về việc DFS sẽ trở nên “quá lớn và quá thú vị” đến mức Forbes không thể bỏ qua đã trở thành hiện thực.

Bob Miller không có trong danh sách những người giàu có này bởi ông đã từ bỏ quốc tịch Mỹ và trở thành công dân Anh, nhưng bài báo dự đoán rằng ông, cũng như Feeney, là một tỷ phú. Là một người Anh, Alan Parker cũng không được xếp hạng. Tony Pilaro thì đứng ở vị trí thứ 231 với tài sản ước tính khoảng 340 triệu đô-la, tuy nhiên, Forbes đã báo cáo sai cổ phần của ông ở DFS, ở mức 10% thay vì 2,5% trên thực tế.

Bài báo khiến cả gia đình Chuck kinh ngạc. Các chị em gái của Chuck ở New Jersey “không thể tin nổi” con số ước tính tài sản của ông trong bài báo. Danielle gọi cho Arlene và nói với bà rằng Chuck đang rất tức giận, mặc dù cá nhân bà nghĩ hẳn ông cũng có chút tự hào khi những người xung quanh đã và đang nhìn nhận ông như một doanh nhân thành đạt. Ở New Jersey, “tất cả những ai tốt nghiệp trường Đức Maria Lên Trời đều tìm mua tạp chí Forbes,” Bob Cogan, bạn học của Feeney, nói. “Chúng tôi đã vô cùng sửng sốt. Ông ta chắc chắn sẽ tiến lên và sánh ngang với Rockefeller.”

Điều khiến Chuck lo ngại nhất trong bài báo dài 2.750 từ của Forbes là nó khẳng định rằng Chuck sống ở London cùng với bà vợ người Pháp của mình và 5 người con. Bài báo cũng nói rằng Chuck đã đầu tư vào hoặc thành lập hàng tá các công ty ở châu Âu, châu Á và Mỹ thông qua tập đoàn General Atlantic, có trụ sở tại Bermuda.

Harvey Dale ngay lập tức hành động để hạn chế tối đa mối nguy hiểm. Ông tới gặp nhà Rockefeller để xin lời khuyên về cách xử lý vụ khủng hoảng truyền thông này. Họ khuyên Feeney nên sử dụng một cái tên khác khi đi lại và thuê vệ sĩ. Feeney không thay đổi lịch trình hàng ngày của mình, nhưng ông đã nghe theo lời khuyên của Jules Kroll, cựu sinh viên Cornell, giờ đang điều hành một công ty an ninh: “Nếu anh muốn bắt taxi và có một chiếc đang chờ anh, hãy kiên nhẫn đợi xe khác thay vì bước chân lên chiếc taxi đó.”

Các phóng viên của Forbes, Andrew Tanzer và Marc Beauchamp, không biết gì về các hoạt động từ thiện của Feeney, nhưng họ hiểu khá rõ DFS. Họ mô tả cách DFS làm để có được những mối liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch Nhật Bản, những chiến lược phức tạp của DFS nhằm đưa khách du lịch Nhật Bản tới các cửa hàng ở trung tâm của họ, và ép các nhà cung cấp để nâng mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí nhập hàng lên tới 200%. Họ cũng biết về mối quan hệ giữa DFS và Camus. Họ trích lời Desmond Byrne, người từng tự mình đến Honolulu làm việc với tư cách nhà phân tích hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. Các đồng sở hữu DFS đoán rằng Byrne đã cố tình cung cấp thông tin cho các nhà báo bởi tiếc nuối về quyết định nghỉ việc tại công ty; nếu tiếp tục làm kế toán viên ở DFS, hẳn ông đã có thể thay thế vị trí của Alan Parker. Đầu năm đó, Byrne gửi một bức thư tới tờ Honolulu Star-Bulletin buộc tội DFS vì đã tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ để có được các đặc quyền trong kinh doanh bằng cách tổ chức một giải đấu golf cho các nhà lập pháp Hawaii.

Forbes dự đoán rằng doanh thu của DFS trong năm trước lên tới 1,6 tỷ đô-la. Họ đã dự đoán gần đúng. Một bản ghi nhớ nội bộ bí mật do phòng Tài chính của DFS chuẩn bị cho bốn đồng chủ sở hữu đã khẳng định rằng trong vòng một thập kỷ trước năm 1988, doanh số hàng năm của họ đã tăng từ 278 triệu đô-la lên mức 1,543 tỷ. Đó là một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc – gần 19% mỗi năm. Đây là điều chỉ có các cổ đông biết.

Cũng trong số báo đó, Feeney chú ý đến một bài xã luận của phó tổng biên tập Lawrence Minard, cho rằng muốn ra khỏi danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes thì chỉ có ba cách: (1) đánh mất tiền, (2) cho tài sản đi hoặc (3) chết. Năm ngày sau, Feeney viết thư cho Harvey Dale, với nét chữ nghiêng sang bên trái của mình, trong đó có đoạn: “Tôi đã quyết định như sau: Vì những lý do cá nhân và gia đình, tôi không muốn xuất hiện trong danh sách của Forbes vào năm sau. Điều kiện thứ nhất khó có thể xảy ra. Tất nhiên không ai mong điều kiện thứ ba xảy ra. Vậy chỉ còn điều kiện thứ hai. Điều tốt nhất có thể làm lúc này là “thuyết phục Forbes loại tôi ra khỏi danh sách trong tương lai và hợp tác với chúng ta nhằm đảm bảo tính bí mật của quỹ.”

Feeney đề nghị tổ chức một cuộc họp kín với phó chủ tịch của Forbes, James J. Dunn, để nói với ông ấy về nhu cầu được giữ bí mật của họ. Dale và Hannon đến công ty quan hệ công chúng Fleishman Hillard ở New York để nhờ tư vấn.

Phó chủ tịch cấp cao Peter McCue nói thẳng với họ rằng: “Không có bất cứ cách nào để Chuck âm thầm bước ra khỏi danh sách của Forbes.” Ông khuyên rằng thay vì làm thế, họ hãy chuẩn bị phát ngôn chính thức trước công chúng. “Chúng ta không thể để một nhà báo gán cho Chuck những động cơ xấu xa, vì vậy, chúng ta buộc phải bảo vệ những gì đáng được ca ngợi ngay từ đầu,” ông cảnh báo họ. Sau đó, họ sắp xếp một cuộc họp kín với Forbes. Trong vòng mấy tuần sau đó, Fleishman Hillard đưa ra nhiều đánh giá về triển vọng của việc đưa Chuck ra khỏi danh sách của Forbes.

Vào ngày 22 tháng Mười một, Peter McCue đưa ra một bản ghi nhớ dài 2.000 từ, trong đó nói rằng họ có thể cung cấp câu chuyện thật về tài sản ròng của Chuck cho một tạp chí đối thủ, tổ chức một cuộc họp báo để công khai sự tồn tại của Atlantic Foundation, hoặc tổ chức một cuộc họp kín giữa Chuck và Malcolm Forbes, chủ sở hữu tạp chí Forbes, ở đó Chuck sẽ cung cấp những bằng chứng về nhận định sai lầm – rằng Chuck là một tỷ phú – và Forbes phải đính chính bài viết đã đăng của mình. Ông bỏ qua lựa chọn đầu tiên, vì nó sẽ hạ nhục Forbes và tờ tạp chí này có thể trả miếng bằng cách bới lông tìm vết, vu vạ cho Chuck để chứng minh rằng họ đúng. “Rồi mèo lại vẫn hoàn mèo.” Một cuộc họp báo cũng sẽ gây tác động không kém phần tiêu cực tới Forbes “một cách nhanh chóng, rộng rãi và trên phạm vi toàn cầu”. Tuy nhiên, bằng cách tự mình đến gặp Malcolm Forbes, Chuck sẽ tặng ông một món quà Giáng sinh tuyệt vời, “cơ hội để có cảm giác thực sự tốt về bản thân bằng cách chỉ làm những việc đáng trân trọng”. Nếu ngài Forbes không hợp tác, họ có thể quay lại với lựa chọn 1 hoặc 2.

Feeney và Atlantic Foundation tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này ở Texas và Oklahoma, nơi ông mua một số khách sạn cao cấp mang thương hiệu “Medallion” do Sidney Willner, một cựu phó chủ tịch của Hilton và cộng sự của Feeney, Fred Eydt, điều hành. “Ngôi sao” của tập đoàn Medallion chính là khách sạn Seelbach Conor O’Clery Ÿ 213 với 332 phòng ở Louisville, Kentucky, từng xuất hiện trong danh tác The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) của F. Scott Fitzgerald.

Là người Công giáo, Feeney cảm thấy rất tuyệt vời khi ông có đủ khả năng để giúp các nữ tu ở Pra-ha, Cộng hòa Séc ổn định lại cuộc sống. Tu viện của họ đã đổ nát sau những biến động chính trị nhưng họ không có đủ tiền để cải tạo.

Chuck Feeney và Jiri Vidim đã đặt ra một kế hoạch. General Atlantic trao tặng dòng tu 800.000 đô-la để cải tạo tu viện cũ thành một khách sạn 80 phòng với cái tên Cloister Inn, tầng trên cùng của khách sạn sẽ trở thành chỗ ở cho các nữ tu.

Các nữ tu rất vui sướng vì sự sắp xếp này và vô cùng cảm kích trước sự giúp đỡ hào phóng của Feeney. “Họ cầu nguyện cho ông mỗi ngày,” Jiri Vidim nói.

name

Sự mãn nguyện là một quyền lợi, chứ không phải đặc ân. Mỗi người trong chúng ta đều có quyền được cảm thấy mãn nguyện với công việc mình làm, có quyền được thức giấc trong tâm trạng hào hứng muốn đi làm, có quyền được thấy an toàn ở nơi làm việc và trở về nhà với cảm giác rằng chúng ta vừa góp sức cho một điều lớn lao hơn bản thân mình. Sự mãn nguyện không phải một trò chơi may rủi. Nó không chỉ dành cho một số ít người may mắn được nói rằng: “Tôi yêu công việc mình làm.”

Nếu đang ở vị trí lãnh đạo, nhiệm vụ của bạn là tạo ra một môi trường trong đó đội ngũ do bạn phụ trách cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao hơn bản thân họ. Nếu đang làm việc cho một tổ chức không khiến bạn cảm thấy hào hứng vào thời điểm khởi đầu và kết thúc mỗi ngày, bạn phải trở thành nhà lãnh đạo mà bản thân mình mong muốn có được. Bất kể giữ vị trí gì trong tổ chức, mỗi người chúng ta đều có ít nhất một đồng nghiệp, khách hàng, hoặc nhà cung cấp mà chúng ta chịu trách nhiệm cho cảm giác của họ khi làm việc với mình. Mục tiêu không phải là tập trung vào những gì đang cản đường bạn; mà là thực hiện từng bước đi mang lại tác động tích cực và lâu dài đối với mọi người xung quanh.

Mỗi người trong chúng ta đều có trong mình hai chữ TẠI SAO, một mục đích, sứ mệnh, hay niềm tin thẳm sâu trong tâm hồn, đóng vai trò là mạch nguồn khơi dậy niềm đam mê và sự hứng khởi cho chúng ta. Có thể bạn chưa biết chữ TẠI SAO của mình là gì hay chưa biết cách diễn đạt nó thành lời. Nếu bạn muốn khám phá về chữ TẠI SAO của mình, thì cuốn sách này có thể giúp bạn làm điều đó. Chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được sống như Steve: thức giấc trong tâm trạng háo hức muốn đi làm và tới cuối ngày, trở về nhà trong tâm trạng mãn nguyện với công việc mình làm.

Khám phá sứ mệnh với câu hỏi tại sao gồm 7 chương. Các chương 1 và 2 nói về ý nghĩa của câu hỏi “tại sao” đối với mỗi người chúng ta. Ở chương 3, các tác giả hướng dẫn bạn đọc quy trình khám phá mục đích và sứ mệnh cho từng cá nhân. Các chương 4 và 5 là cẩm nang khám phá câu hỏi “tại sao” cho các đội nhóm và tổ chức. Chương 6 bàn về cách triển khai những sứ mệnh đã xác định được thành các yếu tố “như thế nào”. Chương 7 hướng dẫn độc giả cách chia sẻ về hai chữ “tại sao” của mình và áp dụng nó vào thực tế. Phần Phụ lục là những mẹo hay dành cho độc giả trong quá trình khám phá câu hỏi “tại sao” của bản thân hoặc của tập thể.

Mục lục:

Lời nói đầu

Giới thiệu

Chương 1: Bắt đầu với câu hỏi tại sao

Chương 2 Khám phá hai chữ “tại sao” của bạn

Chương 3 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho cá nhân

Chương 4 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho tập thể

Phần 1: Phương pháp Bộ lạc

Chương 5 Quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” cho tập thể

Phần 2: Giao tiếp với bộ lạc

Chương 6 Diễn đạt các yếu tố “như thế nào”

Chương 7 Khẳng định lập trường

Phụ lục 1 Những câu hỏi thường gặp

Phụ lục 2 Các mẹo hay cho cộng sự tham gia vào quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” dành cho cá nhân

Phụ lục 3 Mẹo hay cho người điều hành quy trình khám phá câu hỏi “tại sao” dành cho bộ lạc

Thông tin tác giả:

Simon Sinek là giáo viên và diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng. Bài diễn thuyết đầu tiên của ông trên TED talk, Start With Why (Bắt đầu với câu hỏi tại sao) là video thu hút nhiều lượt xem thứ ba trong lịch sử của hội thảo này.

Peter Docker là nhà cố vấn và huấn luyện viên về thuật lãnh đạo.

David Mead từng cố vấn cho hơn 80 doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông hiện là người đồng dẫn chương trình của podcast Start With Why (Bắt đầu với câu hỏi tại sao).

Trích đoạn:

Cơ hội không phải là tìm kiếm người bạn đồng hành hoàn hảo cho bản thân chúng ta. Cơ hội là kiến tạo người bạn đồng hành hoàn hảo cho nhau.

Khám phá hai chữ “tại sao” của bạn

Khi bắt đầu đi làm, bạn gặp phải rất nhiều khó khăn: Thức dậy vào buổi sáng, đi làm, lo ứng phó với sếp (hoặc nếu là sếp, bạn sẽ phải lo ứng phó với tất cả mọi người), kiếm tiền (lý tưởng nhất là thu nhập của năm sau cao hơn năm trước), về nhà, quản lý đời sống cá nhân, lên giường, thức dậy, lặp lại ngày hôm trước. Quả là mỗi ngày có rất nhiều thứ phải xử lý. Vậy tại sao lại phải làm phức tạp hóa vấn đề lên (và lãng phí thời gian) bằng cách cố gắng tìm hiểu lý do tại sao bạn làm điều mình đang làm? Song, đó không phải là phức tạp hóa vấn đề; nó rất đơn giản. Trên cương vị là độc giả của cuốn sách này, dù bạn là doanh nhân, nhân viên, người đứng đầu một nhóm hoặc một bộ phận, hay bạn muốn giúp cả tổ chức của mình tìm hiểu về hai chữ TẠI SAO, thì việc khám phá ra hai chữ TẠI SAO cũng đều mang lại cho bạn niềm đam mê trong công việc. Đây không phải là công thức đem tới sự thành công. Có rất nhiều cách đạt được thành công (theo các tiêu chuẩn truyền thống); tuy nhiên, Vòng tròn vàng là công cụ giúp chúng ta đạt được thành công viên mãn lâu dài.

Nếu bạn là doanh nhân, hãy khám phá ra hai chữ TẠI SAO của mình để dựa vào đó bạn có thể truyền đạt về những điều độc đáo ở công ty mình cho nhân viên và khách hàng. Chẳng hạn, Apple không phải lúc nào cũng bán những sản phẩm tốt nhất – chắc có người đang nghĩ đến tuổi thọ pin trong sản phẩm của họ – nhưng nếu bạn là người muốn “Nghĩ khác đi,” có lẽ bạn sẵn sàng thề trước Apple rằng mình sẽ không bao giờ bắt tay với Dell. Và việc nắm được hai chữ TẠI SAO của mình giúp bạn dễ dàng tuyển dụng đúng người vào đúng việc hơn. Doanh nhân nào cũng muốn xây dựng một đội ngũ những người biết tin tưởng, nhưng làm sao tìm được những người như thế nếu chính bạn còn không biết rõ mình muốn họ tin tưởng vào điều gì, ngoài việc chăm chỉ làm việc cho bạn? Khi đã biết rõ chữ TẠI SAO của mình, bạn sẽ tuyển dụng được những người tin tưởng vào điều mà bạn tin tưởng, và đây là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ hơn nhiều so với tiền bạc. Việc nắm rõ hai chữ TẠI SAO của mình là bí quyết giúp bạn tuyển dụng được “người phù hợp”.

Nếu bạn là một nhân viên, giống như Steve, người bán loại thép siêu nhẹ ngồi cạnh Peter trong chuyến bay, thì việc hiểu rõ hai chữ TẠI SAO của bản thân sẽ giúp bạn làm mới lại niềm đam mê của mình và kết nối bạn với hai chữ TẠI SAO của công ty. Và trong trường hợp bạn và công ty đó phải chia tay nhau, thì việc hiểu rõ hai chữ TẠI SAO của bản thân sẽ là công cụ đắc lực để bạn lựa chọn công việc tiếp theo phù hợp với mình: một công ty nơi bạn “phù hợp” hơn, có khả năng thành công cao hơn và cảm thấy mãn nguyện hơn.

Nếu bạn là thành viên của một nhóm hoặc một phòng ban trong tổ chức, thì bộ phận đó có thể cũng có một nền văn hóa riêng. Trong một số trường hợp, việc diễn đạt thành lời hai chữ TẠI SAO của nhóm, tức sự đóng góp mà nhóm đó dành cho tổ chức, có thể mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Nó có thể giúp gắn kết những thành viên trong nhóm ở một cấp độ sâu sắc và có ý nghĩa hơn để cùng nhau tạo nên sự khác biệt cho tổ chức.

Nếu bạn muốn khám phá hai chữ TẠI SAO của toàn bộ tổ chức, hãy nhớ rằng nó sẽ xuất phát từ hai nguồn: Đầu tiên là từ chữ TẠI SAO của nhà sáng lập, được rút ra từ câu chuyện về việc khởi tạo công ty. Nếu nhà sáng lập không còn nữa, chúng tôi có một phương pháp huy động mọi người trong tổ chức cùng nhau xác định hai chữ TẠI SAO dựa trên những yếu tố tốt nhất trong nền văn hóa doanh nghiệp hiện hành.

name

Đọc vị người khác cũng giống như đọc một cuốn sách thi thoảng lại có một vài đoạn viết bằng tiếng nước ngoài. Khi tương tác với đối phương, chúng ta thường tưởng rằng mình hiểu họ đang nghĩ gì. Song trên thực tế, họ lại thực hiện những việc khác hẳn, khiến chúng ta thấy rối trí và tổn thương.

Một số vết rạn nứt trong giao tiếp như vậy xảy ra do đối phương cố tình lừa gạt chúng ta. Nhưng lý do chủ yếu là vì người đó không biết chính họ đang nghĩ gì hoặc tại sao họ lại thực hiện một hành động nhất định. Đây chính là lúc chúng ta nhận ra sự hữu ích của việc tìm hiểu về thứ ngôn ngữ thể hiện qua cơ thể, nét mặt, và đôi khi cả những hành vi tưởng chừng rất phi lý.

Đọc thấu tâm can là cuốn sách giúp bạn tìm hiểu về ngôn ngữ đó. Thông qua những dấu hiệu trên cơ thể một người, bạn sẽ thấy được những trải nghiệm sống của họ. Ngoài ra, sau khi phân tích nét mặt hay cử chỉ, bạn sẽ thấu hiểu cảm xúc và ý định thực sự của đối phương. Cuốn sách cũng trình bày một số cơ chế tâm lý và sinh học tác động đến con người, khiến họ có những cách hành xử phức tạp.

Hầu hết các cơ chế này đều hoạt động dưới dạng tiềm thức. Thực ra, phần lớn những gì chúng ta nghĩ và làm đều thuộc về tiềm thức. Có lẽ từ kinh nghiệm cá nhân, chúng ta đều biết rằng mình có thể thực hiện một số việc tương đối phức tạp – chẳng hạn lái xe về nhà hay ngân nga một bài hát quen thuộc – trong vô thức. Những nghiên cứu gần đây về tiềm thức cho thấy nó còn có khả năng vạch ra những kế hoạch phức tạp và dài hạn, sau đó tự triển khai chúng, mặc dù chủ thể không nhận thức được điều đó. Trong một nghiên cứu, một nhóm người tham gia được thông báo (theo cách khiến họ không nhận ra mình vừa biết được thông tin) về cách hợp tác trước khi tham gia vào một trò chơi tương tác phức tạp và kéo dài. Kết quả, nhóm này lại hợp tác tốt hơn nhóm không được thông báo về việc phải phối hợp khi chơi.

Khả năng phân biệt giữa bạn và thù đã giúp loài người sống sót trong buổi đầu của lịch sử, chúng ta đánh giá về người khác trước cả khi thấu hiểu họ. Khi tìm hiểu về lý do và cách thức hiện tượng này xảy ra, chúng ta có thể học được cách sử dụng bản năng này mà không lạm dụng nó. Việc nắm rõ những bài học này càng trở nên thiết yếu khi con người tập hợp lại thành một nhóm hoặc đám đông, đặc biệt là trong những tình huống cực đoan, khi tâm lý nhóm hoặc tâm lý bầy đàn thống trị.

Cuốn Đọc thấu tâm can không nhằm giải thích đầy đủ và tường tận về hành vi của con người (thực ra, đây là nhiệm vụ bất khả thi), nhưng sẽ cung cấp một loạt các công cụ giúp bạn tự tìm ra lời giải cho riêng mình. Việc đọc vị người khác bao giờ cũng đòi hỏi tinh thần cẩn trọng, nhưng khi tốc độ giao tiếp trong thế giới hiện đại ngày càng nhanh hơn, thì các công cụ được bàn đến trong cuốn sách này cũng ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Tác giả: Rita Carter là một tác giả chuyên viết về đề tài khoa học và y học với nhiều giải thưởng danh giá, ngoài ra bà còn là giảng viên và người dẫn chương trình chuyên về các đề tài liên quan đến não bộ con người: nó làm gì, nó vận hành như thế nào, và vì sao. Bà là tác giả của cuốn sách Mind Mapping (tạm dịch: Sơ đồ tư duy), và là người dẫn chương trình của một series các bài giảng về khoa học thường thức cho khán giả đại trà. Rita hiện đang sống ở Vương quốc Anh.

MỤC LỤC:

ĐỐI MẶT

01. Ấn tượng đầu tiên

02. Cấu trúc của khuôn mặt nói lên điều gì?

03. Tất cả ở đôi mắt  

04. Các dấu hiệu

Bộ công cụ

Tham khảo

CẢM XÚC VÀ CÁC SẮC THÁI BIỂU CẢM

05. Những sắc thái biểu cảm lớn

06. Những sắc thái biểu cảm nhỏ truyền tải nhiều thông tin nhất  

07. Ngôn ngữ cơ thể

08. Thể hiện bản thân

Bộ công cụ

Tham khảo

TÍNH CÁCH VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI

09. Xác định bản chất của con người

10. Các loại tính cách và thành kiến

11. Tính cách hình thành như thế nào?

12. Đọc tâm trí người khác

Bộ công cụ

Tham khảo

GIAO TIẾP VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG

13. Những cuộc trao đổi

14. Bản năng và sự ảnh hưởng

15. Sự tự tin

16. Người có tầm ảnh hưởng

Bộ công cụ

Tham khảo

THẤU HIỂU XÃ HỘI

17. Nhóm

18. Gia đình

19. Tư duy nhóm

20. Đám đông

Bộ công cụ

Tham khảo

Lời bạt

Trích đoạn sách:

TẤT CẢ Ở ĐÔI MẮT

Khi nhìn thẳng vào mắt một người, nghĩa là bạn đang nhìn vào não họ. Nhãn cầu của chúng ta là phần bên ngoài của mô thần kinh kéo dài đến tận phía sau đầu. Cách nói này xem ra không lãng mạn lắm, nhưng nó giải thích vì sao chúng ta lại bị thu hút mạnh mẽ đến vậy khi nhìn vào mắt người khác, và vì sao giao tiếp bằng mắt lại có sức mạnh lớn như thế. Khi chúng ta nhận thấy sự thay đổi trong mắt của người khác, trong não họ cũng có sự thay đổi – không thể che giấu được điều này.

Có thể chúng ta không nhận thức được, nhưng khi nhìn vào mắt người khác, chúng ta cũng đồng thời phân tích để tìm kiếm những sự thay đổi nhỏ trong kích thước của đồng tử và hướng nhìn của mắt – hay trong các cơ xung quanh mắt. Đó là một số dấu hiệu mạnh mẽ nhất đến từ đôi mắt con người – và chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về vấn đề này ở chương tiếp theo.

Bài học số 3 này bàn về một hiện tượng ít được biết đến hơn – mối liên kết giữa hành vi với màu sắc, cấu trúc và các đặc điểm tĩnh khác của mắt. Cấu trúc của mắt phần nào chịu ảnh hưởng từ gen; thực ra, gen cũng định hình nên cấu trúc giải phẫu của các bộ phận khác trong não bộ. Một ví dụ là gen Pax6, hỗ trợ việc phát triển mô ở mống mắt và vùng vòng cung vỏ não. Đây là một khu vực quan trọng trong não bởi nó đóng vai trò vùng đệm giữa hệ viền ở sâu bên trong – nơi tạo ra cảm xúc – với vùng vỏ não trước trán – nơi xử lý những cảm xúc đó và đưa ra phản xạ có lý trí. Tùy thuộc vào cách phát triển của vùng vòng cung vỏ não, nó sẽ kích thích chúng ta hoặc nắm lấy và theo đuổi những thứ mình gặp được ở môi trường bên ngoài (các hành vi liên quan đến sự tiếp cận) hoặc che giấu hay chạy trốn khỏi chúng.

Mô dày ở phần vòng cung bên trái sẽ kích thích hành vi định hướng tiếp cận – chủ thể thường sẽ tìm đến những người khác, đồng cảm, tin tưởng, và nhìn chung là quý mến họ. Sự phát triển của mô mỏng ở khu vực đó sẽ hạn chế hành vi định hướng tiếp cận và khuyến khích phản xạ bộc phát “chống trả-hay-bỏ chạy”.

MÀU MẮT

Những mối liên kết tương tự giữa mắt, gen và não được cho là tác nhân dẫn đến nhiều mối tương quan khác nhau giữa màu mắt và hành vi. Melanin là sắc tố khiến mắt có màu tối, và các gen đẩy mạnh sắc tố này cũng hoạt động trong não bộ, giúp tạo nên lớp vỏ cách điện cho phép những tín hiệu điện truyền qua lại giữa các neuron. Khả năng cách điện tốt khiến quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này có thể giải thích cho hàng loạt mối tương quan giữa mắt tối màu và tính cách.

Mắt màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh phát hiện ra rằng những người có mắt màu nâu hoặc màu hạt dẻ cảm thấy đau hơn trong quá trình sinh nở và dễ mắc hội chứng trầm cảm hoặc lo âu sau sinh hơn so với phụ nữ có mắt màu xanh lơ

Mắt tối màu. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những người có mắt tối màu thường dễ say rượu hơn, và do đó, ít có khả năng nghiện rượu.

Những người có mắt tối màu thường phản ứng nhanh hơn, và có một số bằng chứng cho thấy họ cũng suy nghĩ nhanh hơn so với những người có mắt sáng màu, dù không sâu sắc bằng.

Một nghiên cứu về quan niệm của mọi người đối với mối liên kết giữa màu mắt và hành vi phát hiện ra rằng: những người có mắt tối màu được cho là có tính cách thích lấn át người khác hơn so với những người có mắt sáng màu.

Mặc dù có bằng chứng và cơ sở lý luận để xác nhận mối liên kết giữa mắt và hành vi, chúng ta vẫn phải vô cùng thận trọng về chuyện này. Tính cách con người do rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định, và hầu hết trong số đó cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ.

Sự kế thừa gen chắc chắn là một yếu tố như vậy, nhưng môi trường có thể làm méo mó hay thậm chí đảo ngược tính cách “tự nhiên” của một cá nhân. Trước cả khi mỗi người ra đời, môi trường xung quanh đã tác động đến sự phát triển của chúng ta – những cặp song sinh sẽ luôn có sự khác biệt nhỏ lúc mới sinh ra chỉ bởi chúng nằm ở hai vùng khác nhau trong tử cung của người mẹ.

name

Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 7

Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru) là series light novel trinh thám của tác giả Ota shiori, minh họa bìa Tetsuo. Đến nay series đã đạt được con số ấn tượng 1,5 triệu bản in. Tác phẩm cũng được chuyển thể sang rất nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action, manga.

Hokkaido, mùa đông Asahikawa. Tôi – Shoutarou – được cô Shouko vốn thân thiết với Sakurako mời đến biệt thự ở Asahidake để dọn dẹp di vật của người chủ. Thật ngạc nhiên, Sakurako vốn chẳng hứng thú với điều gì ngoài xương và bí ẩn cũng cùng đi.

Sau khi đã chơi đùa thoả thuê trên núi tuyết, chúng tôi trở về biệt thự, gặp bão tuyết nên biệt thự bị cúp điện. Thế rồi, trong chỗ xương tay gấu bới ra từ lò sưởi, chúng tôi tìm thấy xương ngón tay người… (Lời nói dối băng giá).

Xin giới thiệu tập tiếp theo của bộ trinh thám tâm lý nhân vật nổi tiếng, chứa đựng những bí ẩn của một mùa đông đẹp đẽ ngọt ngào.

Mục lục:

Mở đầu

Xương thứ nhất – Ngày Valentine đẫm máu

Xương thứ hai – “Trinh sát nghiệp dư” ở cầu Asahi

Xương thứ ba – Lời nói dối đóng băng

Truyện ngắn đặc biệt – Món quà trái tim

Thông tin tác giả:

Wataru WATARI

Shiori Ota sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa cho đến năm 2012. Khi ra mắt tác phẩm trên trang web E*Every Star, cô được đánh giá cao về bút lực và trở nên nổi tiếng. Cùng năm đó, bộ truyện Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào đạt giải thưởng xuất sắc (với bút danh Eleanor.S) trong hạng mục Giải thưởng truyện e-book của E*Every Star (kadokawa Shoten). Ngoài ra, cô còn đoạt một số giải xuất sắc như Giải thưởng Kaito Royale Novel, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết tổ chức bởi E*Every Star và Quartet, và trong mọi cuộc thi khả năng viết lách của cô đều được đánh giá cao. Ngoài ra, cô còn có tác phẩm Ma nữ nói dối vào ngày thứ hai (Tủ sách Asahi Aero)

Tetsuo

Trích đoạn sách:

Thầy Isozaki ngẩng đầu nhìn bầu trời xám tro đang bắt đầu tối dần. Tuyết bắt đầu rơi lả tả phấp phới. Ngày hôm nay trời tương đối ấm nên bông tuyết rất lớn trôi bồng bềnh, rơi xuống thật dịu dàng.

Nhưng dù trắng xóa dịu dàng, tuyết vẫn lạnh thấu xương.

“Utsumi nói rằng mạng sống không phải là quyền tự do của mỗi người, nhưng thầy nghĩ chính vì chúng ta có quyền làm bất cứ điều gì với sinh mạng của chính mình, nên chúng ta mới là con người.”

“Có quyền ư…?”

“Ừ. Thầy nghĩ con người có thể chọn lựa giữa sự sống và cái chết. Ít ra chúng ta có quyền đó. Ngược lại… chúng ta không có quyền phủ định lựa chọn của cô gái đó.”

Thầy Isozaki nói thêm: Vì chúng ta không hiểu được tình cảnh của cô ấy, rồi bảo mình:

“Ta quay về thôi.”

Mình nghĩ… thầy ấy nói có điểm hợp lý.

“Nhưng… vậy thì đã sao?”

“Hả?”

“Thế thầy nói xem trách nhiệm là cái gì?”

Đột ngột, cơn giận dữ trong mình bùng dậy. Lời thầy Isozaki nói vừa rồi có khi không sai. Nhưng cuộc đời có phải một công thức toán học đâu. Chắc hẳn sẽ có nhiều câu trả lời đúng.

“Thầy có thể nói như vậy, vì thầy không biết cảm xúc của người ở lại khi một người thân không còn nữa!”

Mình nhìn lên gương mặt bình thản của thầy Isozaki, lớn giọng. Đúng thế, thầy không biết đâu. Thầy không biết. Cảm xúc khi mất đi người thân, nỗi cay đắng của kẻ ở lại, cơn giận dữ không có nơi bộc phát, lẫn sự đau thương.

“Thầy…”

“Khi người bên cạnh mình mất đi, những thứ như trách nhiệm hay quyền lợi chẳng còn nghĩa lý gì cả! Em không hiểu những chuyện phức tạp, nhưng em ghét điều thầy nói! Không muốn người khác chết đi chẳng phải là lẽ đương nhiên sao!?”

Bố mình mỗi khi tranh cãi, thường hay trêu mẹ ăn nói chẳng có chút lý lẽ nào. Nhưng bị cuốn theo cảm xúc là chuyện tệ hại đến thế ư?

Người ta không thể thuận theo bản năng sao?

Mình không buồn dụi đi những giọt nước mắt đang rơi xuống, không hiểu vì tức giận hay buồn đau. Thế rồi, mình quay lưng lại với thầy Isozaki, cất bước rời đi. Gò má lành lạnh buốt giá.

“Kougami…”

Thầy Isozaki vội vã nắm lấy cánh tay mình.

“Thầy buông em ra!”

“Kougami, dù em có nói gì, thầy cũng không nghĩ ý kiến của mình sai. Nhưng vì thầy là người lớn, phải khôn khéo, thầy sẵn lòng giả vờ như đã đồng ý, diễn vai người tốt trước mặt học sinh.”

“Thầy…?”

“Thầy khác với em, dù có tìm không ra người kia, thầy cũng chẳng nghĩ ngợi gì. Nhưng nếu để Kougami một mình lần mò giữa đám đông, lỡ em bị cuốn vào rắc rối gì, thầy sẽ bị người ta tra hỏi về trách nhiệm quản lý học sinh, phiền lắm.”

Thầy Isozaki thở dài. Tuy nhiên, thầy lại bảo:

“Thế, đi chứ.”

… “Nhưng có một điều thầy phải nói với em. Lỡ không tìm ra cô ta, thì đó cũng không phải là lỗi của em. Kougami, em không làm gì sai. Em hoàn toàn không cần cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm.”

“Sao lại…”

“Được rồi, thầy nghe rồi. Chuyện này rất hệ trọng. Nhưng thầy thực sự nghĩ rằng Kougami không thể tìm ra cô gái đã viết bức thư đó đâu. Nên có lẽ khoảng vài giờ, hoặc mấy chục phút nữa, Kougami, em cũng nên bỏ cuộc đi thôi.”

Bỏ lớp mặt nạ ra, thầy Isozaki bình thản nói những lời vô phương cứu chữa ấy. Thầy không có trái tim sao? Mình cắn chặt môi.

“… Em thấy ghét thầy rồi đấy.”

“Chẳng sao. Ngoài bản thân ra, thầy chẳng thích ai hết, nên có bị ghét cũng không sao.”

Thầy Isozaki bình thản nhún vai. Có vẻ chẳng phải nói dối. Bởi vậy, mình lại bực bội.

“Tuy nhiên em cũng chuẩn bị tinh thần đi. Khi đó em không thể trách chính mình được. Hiểu chưa? Hiện giờ em đang gánh lên vai mạng sống của một người khác đấy. Cần chuẩn bị tinh thần nếu muốn cứu giúp hay tử tế với ai đó.”

“Thầy nói gì…”

“Cái gai nhọn không rút ra được này chắc sẽ làm tổn thương em cả đời. Giống cây tầm xuân tiếp tục vươn dài nhưng mãi không nở hoa. Chỉ có đau đớn mà thôi. Thầy chỉ coi trọng chính mình, nên không muốn cùng em gánh vác, cũng hoàn toàn không có hứng thú. Thầy không muốn là một cái cây không nở hoa… Nhưng nếu để em gánh vác một mình, thì sẽ cảm thấy không vui…”

“…”

Lúc ấy, mình cuối cùng cũng hiểu thầy Isozaki đang định nói gì. Thầy đang lo lắng cho mình theo cách riêng của thầy.

Thầy Isozaki tỏ ra nghiêm túc hơn thường lệ một chút, còn mình lại như sắp òa khóc. Mặc dù mình luôn nghĩ thầy ấy là kẻ ích kỷ xấu tính.

“Nhưng dẫu vậy… em vẫn muốn tìm cô gái ấy. Nếu giờ mà bỏ cuộc, em sẽ không thể tha thứ cho chính mình. Vì vậy dù chỉ có một mình, nhưng em nhất định sẽ tìm cho ra người đó.”

Mình cương quyết nói. Mình biết những lời vừa rồi của thầy Isozaki là vì lo lắng cho mình, nhưng cách suy nghĩ của mình vẫn không đổi, và không thể thay đổi.

“Chà, thế thì thầy đi theo em vậy. Đãi thầy ít rượu amazake ở đằng kia đi.”

Thầy Isozaki trỏ tay vào một túp lều trắng gần đó. Dưới ánh đèn màu cam, người ta đang bán rượu amazake cùng gà rán.

“Ơ? Thầy thế này là đang vòi vĩnh học sinh sao?”

“Chỉ một cốc amazake thôi mà. Thầy là người có vay có trả, thế này là nhẹ nhàng với em rồi. Hơn nữa amazake rất tốt cho da, trời lại lạnh quá.”

“Thầy nhìn bề ngoài đẹp mã, nhưng bên trong thật xấu xa…”

“Bên trong xấu xa cũng được, nhưng quan trọng vẻ ngoài phải đẹp cái đã. Ban đêm, khi bước vào phòng tắm soi gương cũng phải thấy hôm nay mình vẫn đẹp nhất. Nếu bỏ điều ấy đi thì thầy chẳng muốn thức dậy vào sáng hôm sau làm gì nữa.”

Thầy Isozaki nói, vẻ mặt nhăn nhó khó chịu. Có lẽ trong thâm tâm thầy ấy rất ghét việc này. Nhưng quả thực mình chẳng đồng cảm nổi với cách suy nghĩ ấy.

“… Thầy… nói thế nào nhỉ… thật là quái dị.”

“Một cô bé có thể thật lòng khóc vì người xa lạ giữa đám đông như em thì chẳng có quyền nói với thầy câu đó.”

Thầy Isozaki đáp, rồi lại trỏ tay vào quầy hàng kia. Mình thầm nghĩ, thầy ấy thật đáng ghét. Nhưng mình lại nghĩ, nếu năm sau xáo lại lớp mà thầy Isozaki thành chủ nhiệm của mình thì cũng không đến nỗi tệ…

name

Con trai của Gấu là một câu chuyện rất đỗi nhẹ nhàng về tình bạn. Câu chuyện về bạn Komugi mới bước vào lớp 1. Komugi không thể bộc bạch, chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè. Người bạn đầu tiên của Komugi đó chính là Kotarou – cậu bạn mới chuyển đến cửa hàng cá, là Gấu và được gọi là "Con trai của Gấu". 

Kotarou vô cùng đặc biệt. Cậu ấy đã giúp Kogumi cảm thấy tự tin hơn khi bước vào lớp 1, có thêm những người bạn mới, được trải nghiệm thế nào là tình bạn thực sự. Hai bạn chia sẻ cả những bí mật to đùng mà mình luôn giữ bí mật với nhau. 

Rồi một ngày, Kotarou phải rời đi, Kogumi đã rất buồn bã và hụt hẫng. Nhưng không sao, hai bạn vẫn viết thư cho nhau, điều này làm Kogumi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. 

Điều mà Komugi tự hào đó là làm bạn với con của gấu. À không phải, không phải vì là con của gấu. Cậu ấy biết mọi điều về núi. Cậu ấy rất hiền. Kotarou là một người bạn tuyệt vời.

name

Lần đầu tiên tôi biết đến Ngồi yên như một chú ếch là khi đang lục lọi ở một nhà sách lớn giữa trung tâm thành phố Amsterdam hồi tháng Tư năm 2011. Joke Hellemanns là người chỉ cho tôi cuốn sách này. Cô là người Hà Lan, chuyên giảng dạy về giảm căng thẳng nhờ chánh niệm, cô đã đọc và rất thích nó. Một giá lớn xếp đầy đầu sách thuộc một khu vực rộng lớn bày những cuốn sách về chánh niệm – loại sách mà thậm chí chỉ vài năm trước thôi cũng không ai tin nổi lại có mặt trong một tiệm sách truyền thống ở bất cứ đâu. Bản thân cách bài trí nổi bật này đã là minh chứng cho việc chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, trong đó việc đào tạo và thực hành chánh niệm đang nhanh chóng trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống. Sách của Eline Snel và công việc của cô với trẻ em ở Hà Lan là một phần của một phong trào lớn hơn nhiều xuất hiện trong 10 năm qua tại nhiều quốc gia nhằm đào tạo về chánh niệm trong các trường phổ thông. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cuốn sách của Eline là cô đã đi tiên phong trong việc đưa ra cách tiếp cận trực tiếp, giàu trí tưởng tượng, và gần gũi với trẻ em.

Việc thực hành chánh niệm ở bất cứ lứa tuổi nào cũng vừa giản dị vừa sâu sắc. Trước hết, đó là vấn đề học hỏi – học cách trau dồi để đạt được mức độ cao hơn, sâu hơn của sự tự nhận thức và nhận thức về người khác cũng như về thế giới, sau đó thu hoạch những lợi ích to lớn của nhận thức này – cả bên trong lẫn bên ngoài. Các ứng dụng cụ thể của việc học này dường như là vô tận. Chúng ta không biết đâu là những kiến thức con em mình sẽ cần đến nhất trong mười, hai mươi hay thậm chí chỉ năm năm tới, bởi vì đến lúc đó, thế giới và công việc của chúng sẽ khác rất nhiều so với ngày nay. Chúng ta chỉ biết rằng chúng sẽ cần phải biết cách chú ý, lưu tâm, tập trung, lắng nghe, học tập và cách để có được mối quan hệ sang suốt với bản thân chúng – bao gồm những suy nghĩ và cảm xúc của chúng – và với những người khác. Như bạn sẽ thấy, bộ kỹ năng về cách tiếp cận kiến thức và nhận thức vốn có bên trong mỗi con người như vậy chính là trọng tâm của chánh niệm.

Chánh niệm là năng lực bẩm sinh được khai thác, phát triển và đào sâu thêm thông qua thực hành. Nó chắc chắn liên quan đến việc nuôi dưỡng, theo nghĩa gieo trồng và tưới tẩm hạt giống, rồi chăm bón hạt giống đó từ khi chúng mới bắt rễ và phát triển trong mảnh đất trái tim chúng ta, rồi đơm hoa, kết trái theo những cách đầy thú vị, hữu ích và sáng tạo. Tất cả điều đó đều bắt đầu với sự quan tâm chú ý và hiện diện ở hiện tại. Khi được điểm danh mỗi ngày, trẻ em trả lời bằng cách nói “có”. Nhưng đôi khi, chỉ có thể xác các em là ở trong lớp, còn tâm hồn thì đang treo ngược trên cành cây. Chánh niệm là học cách hiện diện một cách trọn vẹn. Đây chính xác là những gì cuốn sách này nói đến.

Ngồi yên như một chú ếch giới thiệu những điều căn bản về chánh niệm cho trẻ em một cách dễ hiểu và thú vị. Cuốn sách hướng dẫn trẻ em trau dồi khả năng hiện diện: sự hiện diện của tâm trí, của trái tim; và hiện diện bên trong cơ thể. Trạng thái hiện diện xảy ra khi chúng ta để tâm chú ý, khi chúng ta kết nối với trải nghiệm của mình. Chất lượng của sự quan tâm chú ý được phát triển và làm sâu sắc hơn bằng cách chú tâm đến bất cứ điều gì nổi bật nhất và quan trọng nhất trong từng thời điểm. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều có tiềm năng nhưng thường không chú ý trau dồi. Điều này đòi hỏi phải biết chú tâm và tập trung. Tại sao không bắt đầu rèn luyện những năng lực đó ngay từ khi còn trẻ? Thế giới ngày nay phức tạp và biến đổi nhanh chóng đến nỗi, việc biết cách tự đặt nền móng cho bản thân mình trong giây phút hiện tại trở thành yếu tố tối cần thiết để hiểu về thế giới và tiếp tục học hỏi, phát triển, đóng góp những điều duy nhất chỉ có ở bạn cho thế giới này.

Chưa từng có một sự rèn luyện nào về trí tuệ và tâm từ như thế được áp dụng cho trẻ em. Hiện nay nó đang dần được đưa vào các trường, tích hợp trong các buổi học và chương trình giảng dạy. Ngày càng nhiều cha mẹ muốn học về chánh niệm, không chỉ cho bản thân họ và có lẽ còn với ý tưởng bước đầu làm cho con cái làm quen với chánh niệm nhằm giúp chúng nắm bắt tốt hơn những gì chúng có thể phải đương đầu trong trường học và trong cuộc sống. Như vậy, việc giúp con cái học cách thực hành chánh niệm là một động lực xứng đáng, miễn là bạn không vô tình gán nó cho con để thỏa mãn những kỳ vọng và sự nhiệt tình của riêng bạn. Đương nhiên, chúng ta, với tư cách là cha mẹ, luôn mong muốn con cái của mình được hưởng lợi từ những hoạt động rèn luyện sự quan tâm chú ý và cân bằng cảm xúc. Nhưng nhiệt tình thái quá hoặc quá kỳ vọng vào một kết quả có thể thành ra phản tác dụng, có khả năng làm cho con cái chúng ta chán ghét mọi thứ liên quan tới chánh niệm. Hơn nữa, áp lực loại đó không phù hợp với bản chất “định hướng phi mục đích” của thực hành chánh niệm.

Đây là điểm mà tâm huyết và trải nghiệm của bản thân Eline Snel phát huy tác dụng. Cô ấy rất khéo léo khi nói chuyện với trẻ em về các vấn đề như vậy. Trong cách tiếp cận của cô ấy có một sự vui tươi đáng yêu cả cho trẻ nhỏ lẫn cho thiếu niên mới lớn. Đồng thời, cô cũng đưa ra một số vấn đề nghiêm túc mà trẻ em thường băn khoăn, giúp chúng tìm ra những cách sáng tạo để đón nhận, xử lý những cảm xúc và suy nghĩ khó khăn nhất, cũng như những hoàn cảnh xã hội gai góc mà có thể chiếm một phần lớn của thời thơ ấu. Với góc nhìn nhẹ nhàng nhưng chân thật và sâu sắc, Ngồi yên như một chú ếch khiến cho quá trình trau dồi chánh niệm giống như một trò chơi, một thử nghiệm, và một cuộc phiêu lưu hơn là một gánh nặng.

Nếu theo đuổi đến cùng các bài tập chánh niệm trong cuốn sách này với tinh thần thử nghiệm và phiêu lưu, cả trẻ em lẫn các bậc phụ huynh đều có thể nhận được một món quà to lớn. Sẽ rất khó để không theo đuổi các bài tập này theo cách đó, bởi vì mỗi trang sách đều toát ra âm hưởng của cảm giác phiêu lưu và thích thú – phản ánh tấm lòng hồn hậu của bản thân Eline đối với trẻ em với tư cách người mẹ, người bà, và mối bận tâm chân thành của cô đối với những căng thẳng đa dạng và phức tạp mà trẻ em ở tuổi học trò ngày nay đang phải vượt qua. Cuốn sách này, cùng với những bài tập thực hành mà nó khuyến khích cha mẹ và trẻ em cùng nhau khám phá, có thể giúp xoa dịu những căng thẳng đó, tăng cường các kỹ năng sống và có thể trở thành một nguồn nội lực lớn cho trẻ trên bước đường trưởng thành.

Ở người lớn, việc luyện tập chánh niệm đã được chứng minh là có tác dụng tích cực tới những vùng quan trọng của não liên quan đến chức năng điều hành, bao gồm việc kiểm soát sự bốc đồng và ra quyết định, tiếp nhận quan điểm của người khác, học tập và ghi nhớ, điều chỉnh cảm xúc, và cảm giác gắn kết với chính cơ thể mình. Dưới tác động của trạng thái căng thẳng dữ dội và dai dẳng, tất cả các chức năng não sẽ nhanh chóng bị thoái hoá. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới việc học tập, việc ra quyết định sáng suốt, và sự phát triển trí tuệ cảm xúc, chưa nói đến lòng tự tin và cảm giác gắn kết với người khác. Với chánh niệm, những năng lực này sẽ trở nên mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy điều này thậm chí còn có ý nghĩa hơn đối với trẻ nhỏ, vì hệ thần kinh và não của chúng vẫn đang trong quá trình phát triển và nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng.

Dĩ nhiên, trẻ em sống chánh niệm một cách rất bản năng, theo nghĩa chúng sống chủ yếu trong hiện tại mà không quá bận tâm tới quá khứ và tương lai. Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là không giết chết phẩm chất tự nhiên của sự cởi mở và hiện diện ấy, mà phải củng cố và tạo cảm hứng cho nó tiếp tục phát triển. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học về việc chánh niệm có thể có giá trị thực sự đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, thậm chí bắt đầu từ mẫu giáo. Những bài thực hành đơn giản được giới thiệu ở đây có thể giúp trẻ phát triển và tối ưu hóa tất cả các năng lực đã đề cập bên trên, cũng như các hành vi xã hội như cư xử tử tế, đồng cảm và giàu lòng trắc ẩn. Việc ứng dụng những điều học được vào thực tế cuộc sống hằng ngày ở nhà và ở trường cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các em.

Bởi vì chánh niệm thực sự là về sự chú tâm và nhận thức phát sinh từ việc chú tâm vào mục đích, ở thời điểm hiện tại, và xét một cách khách quan, bản thân nó là một khái niệm độc lập. Chánh niệm không thuộc về bất cứ nền văn hoá hay truyền thống hay hệ thống niềm tin nào. Và, như chúng ta đã thấy, nó là cơ sở để học hỏi bất cứ điều gì. Vì lý do này, và đặc biệt do ngày càng có nhiều bằng chứng về tác dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng giáo viên tìm kiếm các chương trình đào tạo về chánh niệm ngày một tăng. Cùng với các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường có tầm nhìn xa, họ đang dẫn đầu phong trào ngày càng lớn mạnh để đưa kỹ năng chánh niệm vào chương trình giáo dục phổ thông với những cách thức và mức độ hợp lý, cả ở trong và ngoài nước. Song song với những diễn biến tích cực này còn có một phong trào ngày càng mạnh mẽ khuyến khích các bậc cha mẹ chánh niệm hơn trong việc nuôi dạy con cái. Cả hai phong trào đang được nghiên cứu một cách khoa học, và những kết quả ban đầu khá ấn tượng.

Với suy nghĩ này, tôi khuyến khích các bậc phụ huynh đọc qua cuốn sách và thực hành các loại thiền khác nhau để cảm nhận được về tinh thần và cách tiếp cận mà Eline giới thiệu. Lúc đầu, hãy xem liệu con bạn có thích “chơi” để khám phá các bài tập cùng bạn không bằng cách sử dụng những phương pháp phù hợp với lứa tuổi. Sau đó, xem chuyện gì xảy ra. Như đã lưu ý, ở đây, tác động một cách nhẹ nhàng là cần thiết. Bạn không muốn biến việc thực hành chánh niệm thành một áp lực nữa lên con. Thay vào đó, nó nên là một cơ hội để con bạn gắn bó và làm quen với những điều sâu sắc nhất, tốt nhất, độc đáo nhất trong bản thân con và phát triển những phẩm chất đó trong bầu không khí cởi mở, nhân ái.

Chúc cho cuốn sách này tìm được con đường để đến với tất cả các bậc cha mẹ và trẻ em, những người có thể được hưởng lợi từ nó. Và cầu mong cuốn sách sẽ mang lại một cảm giác sâu sắc về tự khám phá, một thái độ trân trọng đối với trí tuệ và cơ thể của chính mình, cùng cảm giác hạnh phúc và hòa nhập.

MỤC LỤC:

Lời tựa

1 Giới thiệu về chánh niệm 

2 Chánh niệm nhiều hơn trong nuôi dạy con cái 

3 Sự chú tâm bắt đầu từ hơi thở 

4 Rèn luyện “cơ bắp” chú tâm của bạn

5 Ra khỏi cái đầu và đi vào cơ thể

6 Vượt qua cơn bão bên trong 

7 Xử lý những cảm giác khó chịu 

8 Băng chuyền những nỗi lo lắng

9 Thật tuyệt khi có tấm lòng nhân ái

10 Kiên nhẫn, tin cậy, và buông bỏ

TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY:

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm không là gì khác ngoài nhận thức thời khắc hiện tại, một tinh thần sẵn sàng cởi mở và thân thiện để hiểu những gì đang xảy ra trong và xung quanh bạn. Điều này có nghĩa là sống trong khoảnh khắc hiện tại (không giống như suy nghĩ về khoảnh khắc hiện tại) mà không phán xét hoặc bỏ qua bất cứ điều gì hoặc bị cuốn theo những áp lực của cuộc sống hằng ngày.

Một khi bạn hiện hữu trong khi thức dậy, trong lúc đi mua sắm, với những nụ cười ngọt ngào của con cái mình, và với mọi va chạm lớn nhỏ thì tâm trí bạn không ở nơi nào khác mà ở chính tại đây. Bạn tiết kiệm sức lực, vì bạn nhận biết được điều gì đang xảy ra trong lúc nó đang xảy ra. Sự hiện diện thân thiện, đầy quan tâm này sẽ thay đổi hành vi cũng như thái độ của bạn đối với bản thân và con cái bạn.

Chánh niệm là cảm thấy ánh mặt trời trên làn da, cảm thấy giọt nước mắt mằn mặn lăn xuống má, cảm thấy một chút gợn của tâm trạng thất vọng trong cơ thể của bạn. Chánh niệm là trải nghiệm cả niềm hân hoan và nỗi bất hạnh khi chúng xuất hiện, và không cần phải làm gì để đối phó hoặc đưa ra phản ứng hay ý kiến ngay lập tức. Chánh niệm là hướng nhận thức thân thiện của bạn đến chính nơi đây và ngay lúc này, trong từng khoảnh khắc. Nhưng thực hành chánh niệm đòi hỏi một chút nỗ lực và chủ đích.

Tại sao lại là chánh niệm dành cho trẻ em?

Chánh niệm cho trẻ em đáp ứng nhu cầu rất lớn đối với cả cha mẹ lẫn con cái trong việc tìm thấy sự bình yên về thể chất và tinh thần trong những thời điểm khó khăn. Nhưng chỉ bình yên thôi thì chưa đủ; nhận biết cũng là yếu tố cần thiết.

Vài năm trước tôi đã phát triển một chương trình rèn luyện chánh niệm cho học sinh phổ thông. Chương trình này có tên là “Các vấn đề về chánh niệm”, và nó được dựa trên chương trình chánh niệm tám tuần của Jon Kabat-Zinn dành cho người lớn. Tổng cộng có 300 trẻ em và 12 giáo viên tại năm trường đã tham gia vào thử nghiệm trong tám tuần. Họ có một buổi chánh niệm 30 phút mỗi tuần và sau đó thực hiện 10 phút thực hành mỗi ngày để rèn luyện những điều đã học. Các phiên 10 phút được duy trì trong suốt cả năm. Cả học sinh và giáo viên đều hưởng ứng nhiệt tình và nhận thấy những thay đổi tích cực, chẳng hạn như một bầu không khí bình yên hơn trong lớp học, khả năng tập trung tốt hơn và tinh thần cởi mở hơn. Các em đã trở nên dễ thương hơn với bản thân và những người khác, tự tin và ít phán xét hơn.

Bản năng của trẻ em là tò mò và luôn đặt câu hỏi. Chúng ham thích học hỏi mọi thứ, có xu hướng sống với thời điểm hiện tại, và có thể cực kỳ chăm chú. Nhưng cũng như người lớn, trẻ em thường quá bận rộn. Chúng mệt mỏi, dễ phân tâm, và bồn chồn. Nhiều em làm quá nhiều thứ và có quá ít thời gian để chỉ đơn thuần là “tồn tại” đúng nghĩa. Các em lớn rất nhanh. Đôi khi các em phải xoay xở với hàng tá vấn đề cùng một lúc: xã hội và tình cảm, ở nhà và ở trường. Thêm vào tất cả những thứ đó, các em còn phải học tập và ghi nhớ, chẳng mấy chốc mọi thứ trở thành quá tải. Các em dường như ở chế độ “bật” mọi lúc, nhưng nút “tạm dừng” đâu rồi?

Bằng việc thực hành hiện diện và nhận thức có chánh niệm, trẻ em học được cách tạm dừng trong giây lát, hít thở, và cảm nhận những gì bản thân cần vào lúc này. Điều này cho phép các em thoát khỏi trạng thái hành động không có ý thức, nhận ra được các tác động xung quanh theo đúng bản chất, và học cách chấp nhận rằng không phải tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều dễ thương hay thú vị. Các em sẽ biết cách chú ý – sự chú ý thân thiện – tới tất cả những gì mình làm. Các em học để không che giấu bất cứ điều gì, thay vào đó là thúc đẩy sự thấu hiểu về thế giới nội tâm của chính các em cũng như của người khác.

Bằng cách trải nghiệm những phẩm chất như sự chú tâm, tính kiên nhẫn, lòng tin và tinh thần chấp nhận ngay từ khi còn nhỏ, con bạn sẽ bắt rễ vững chắc vào khoảnh khắc hiện tại, giống như những cây non, với không gian rộng rãi để phát triển và sống là chính mình.

Những đứa trẻ nào được hưởng lợi từ các bài tập chánh niệm?

Các bài tập chánh niệm phù hợp với tất cả trẻ em từ năm tuổi trở lên, muốn làm lắng lại những ý nghĩ đang khuấy động trong đầu, muốn học cách cảm nhận và hiểu những cảm xúc của mình, và tăng cường khả năng tập trung. Chúng cũng phù hợp với trẻ em bị thiếu tự tin và cần được trấn an rằng không có gì sai nếu cứ sống đúng như con người các em. Nhiều em cực kỳ bất an, nghĩ rằng mình không đủ tốt hay đủ thú vị. Các em lo lắng và đối phó với hình ảnh mà các em tự cho là méo mó của mình bằng cả việc thu mình lại lẫn lôi kéo sự chú ý về phía mình, bằng cách cố gắng làm hài lòng người khác hay trở nên ích kỷ, bằng cách bắt nạt bạn bè hay hành động thô bạo. Dần dà, các em bị mắc kẹt trong những kiểu hành vi không có lợi cho bản thân.

Các bài tập cũng thích hợp cho trẻ bị chẩn đoán mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), chứng khó đọc, chứng tự kỷ. Tất nhiên, những bài tập này không thể chữa trị các chứng rối loạn, nhưng hầu hết trẻ em thực sự thích thực hành theo và cũng có thể hưởng lợi từ những bài tập này. Chánh niệm không phải là một hình thức điều trị bệnh, nhưng ở chừng mực nào đó có thể là phép trị liệu mang lại cho trẻ một cách tiếp cận khác để xử lý những vấn đề rất thực tế, chẳng hạn như một cơn cuồng nộ cảm xúc hay cảm giác hối thúc phải hành động theo mọi cơn bốc đồng hay mọi ý nghĩ lóe lên.

name

Trong cuốn sách “Yêu thương chưa đong đầy, đừng uốn nắn kỷ luật” bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Masami Sasaki sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy rằng để nuôi dạy con có được cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, cha mẹ cần giúp con xây dựng các mối quan hệ giữa người với người. Con người chừng nào biết tin tưởng người khác thì mới có thể tin tưởng vào chính bản thân mình. Niềm tin vào chính bản thân sẽ trở thành động lực sống. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bé có thể tin tưởng vào mẹ nhiều bao nhiêu sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Chỉ ở trong mối quan hệ nồng ấm với mọi người xung quanh, con người mới thực sự cảm nhận được mình đang sống.

Điều căn bản của nuôi dạy con cái là dạy cho con làm sao có thể xây dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt xuyên suốt cả cuộc đời. Sống làm sao không đánh mất những mối quan hệ tốt thì một đời hạnh phúc.

Chính vì vậy, hãy dồn cho con tất cả tình yêu thương mà bạn có thể. Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hãy cứ yêu con. Trẻ con khi được yêu thương sẽ tin tưởng vào người khác, rồi trở nên biết tin tưởng vào chính bản thân mình.

“Yêu thương chưa đong đầy, đừng uốn nắn kỷ luật” gồm 33 bài viết về các chủ đề nuôi dạy con như: Lòng trắc ẩn ở con cần được nuôi dưỡng như thế nào? Khi con nói dối, nóng giận cha mẹ nên xử lý ra sao? Nói với trẻ sao về việc cha mẹ ly hôn? Những điều quan trọng trong gia đình cha/mẹ đơn thân? Đối với trẻ tự kỷ thì cha mẹ sẽ thể hiện tình yêu thương và kỷ luật như thế nào?... Với sự phong phú về nội dung như vậy cha mẹ chắc chắn sẽ tìm được những chỉ dẫn phù hợp với mình trên con đường đồng hành cùng con.

Mục lục:

Tình yêu thương của mẹ, tính kỷ luật của cha là gì?

Nuôi dạy một đứa trẻ vững vàng

Đừng nuôi dạy “con ngoan”

Nguồn gốc của động lực và sự hăng hái

Trẻ em và nhịp điệu sinh hoạt

Cùng ngồi vào bàn ăn

Đọc truyện ehon cho con nghe

Lòng trắc ẩn được nuôi dưỡng từ sự sẻ chia với mọi người xung quanh

Trẻ em và bạn bè

Học tập và vui chơi

Trẻ em và ngôn ngữ

Những điều không nên nói với con

Cho con cái gì, không cho con cái gì

Lời nói dối của trẻ

Khi la mắng con

Uốn nắn, rèn luyện kỷ luật là một quá trình lặp đi lặp lại và chờ đợi

Những cơn giận dữ

Sự giao tiếp giữa cha mẹ với nhau

Khi biết con bị bắt nạt

Những lúc nguy khó là lúc con cần cha mẹ nhất

Sự dựa dẫm và phản kháng cần thiết để tự lập

Cứ im lặng quan sát con

Tiếp nhận sự phản kháng tuổi vị thành niên của con như thế nào?

Tại sao trẻ em thường gặp khủng hoảng trong độ tuổi vị thành niên

Đừng sợ hãi việc trở thành người lớn

Nói chuyện với trẻ về việc ly hôn của cha mẹ

Những điều quan trọng trong gia đình cha, mẹ đơn thân

Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ 1

Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ 2

Khuyết tật phát triển và luật pháp

Bắt đầu bằng tình yêu thương

Nhận thức cơ sở nuôi dưỡng tính nhân văn phong phú

Hình mẫu của “mẹ giỏi, con ngoan”

Lời kết

Trích đoạn sách:

Tình yêu thương của mẹ, tính kỷ luật của cha là gì?

Để nuôi dạy những đứa trẻ phát triển lành mạnh. Trước hết, phải cho con cảm nhận đầy đủ tình yêu thương của mẹ. Tiếp theo đó mới áp dụng tính kỷ luật của cha, trình tự như thế mới là quan trọng nhất.

Tình yêu thương của mẹ là sự bình yên, là điểm tựa tinh thần

Tình yêu thương của mẹ là sự tiếp nhận, tha thứ, chấp nhận con một cách vô điều kiện. Con được trải nghiệm đầy đủ nhất cảm giác thoải mái, bình yên mà ở đó con chỉ cần là chính con mà thôi, là cảm giác yên tâm khi con thấy mình được bảo vệ an toàn.

Chính những cảm nhận đó sẽ giúp con có thể trở thành một đứa trẻ biết thổ lộ những suy nghĩ thực của mình mà không cần phải vừa nói vừa dè chừng sắc mặt của cha mẹ, là chỗ dựa tinh thần để con luôn sống tự tin trong suốt quá trình trưởng thành của mình. Trong số nhiều những thiếu niên phạm tội mà tôi đã gặp từ trước đến nay, đây chính là điều mà các em cực kỳ thiếu vắng, mà mỗi lần như vậy, tôi lại thấy rõ hơn tầm quan trọng của tình yêu thương của mẹ, rằng nó sẽ xuyên suốt, nhất quán từ giai đoạn trẻ sơ sinh đến cả giai đoạn vị thành niên và giai đoạn thanh niên.

Nếu nói quá lên một chút, tình yêu thương của mẹ có thể nói là điều sẽ biến mọi ước mong của trẻ trở thành hiện thực. Đương nhiên, nó cũng không đồng nghĩa với việc nuông chiều hay làm thay cho con tất cả mọi việc.

Tính kỷ luật của cha là khởi nguồn của kỷ luật, quy ước, nỗ lực

Những gì thuộc về tính cách của cha sẽ là thứ dạy cho con nhiều điều trong suốt sự trưởng thành của con như sự kỷ luật, quy ước, nghĩa vụ, nỗ lực, sự nghiêm túc. Con sẽ được dạy rằng, nếu phá bỏ quy ước, không giữ đúng lời hứa, lười biếng không chịu nỗ lực, con sẽ bị khiển trách hoặc xử phạt.

Sự dạy bảo này dựa trên nền tảng là tính kỷ luật của cha, nên dĩ nhiên người cha sẽ đảm nhiệm vai trò trung tâm, nhưng không phải vì vậy mà phó mặc hoàn toàn công việc này cho một mình cha. Cũng giống như trong việc truyền tải tình yêu thương của mẹ, công việc đó không phải chỉ của một mình mẹ, mà mẹ sẽ là  người đảm nhận chính vai trò nuôi dưỡng và phối hợp hài hòa với cả người cha để cùng thực hiện.

Dĩ nhiên việc giữ cân bằng vai trò của người mẹ và người cha trong sự nuôi dạy con cái là quan trọng nhưng thứ tự việc gì trước việc gì sau còn quan trọng hơn. Đó là trước tiên phải để con trẻ cảm nhận một cách đầy đủ nhất tình yêu thương của mẹ rồi mới bước vào việc rèn luyện tính kỷ luật. Nói cách khác, giữa tình yêu thương của mẹ và tính kỷ luật của cha, thứ tự thực hiện còn quan trọng hơn việc giữ cân bằng hai yếu tố, vai trò này. Quan trọng là vậy nhưng điều cơ bản này lại thường hay bị quên và bỏ sót.

name

Ngay từ tiêu đề sách, tác giả Akiyoshi Horie khẳng định việc lưu thông máu có thể hoá giải bách bệnh. Điều đó có thật không? Liệu rằng dòng chảy âm thầm của máu có thật sự tạo ra tác động ở cả mặt thể chất lẫn tinh thần?

Với kinh nghiệm là đời thứ tư của hiệu thuốc Đông y cổ truyền 90 năm tuổi, chữa trị cho khoảng 50.000 trường hợp bệnh nhân trên khắp nước Nhật và cả nước ngoài, từ đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, vô sinh hiếm muộn đến trầm cảm, làm đẹp và giảm cân, tác giả hoàn toàn có đủ tự tin cho luận điểm của mình. Không giống như phương pháp chữa trị Tây y, chữa trị Đông y đòi hỏi Akiyoshi Horie phải dành hàng giờ để khám và chẩn đoán, theo dõi sát sao mức độ cải thiện thể chất và tinh thần của người bệnh và mỗi đơn thuốc là sự kết hợp của hàng trăm loại thảo dược khác nhau. Trong suốt quá trình tích góp kinh nghiệm chậm rãi và phong phú trong hơn một thập kỷ, Akiyoshi Horie nhận ra được sự liên hệ mật thiết giữa cơ thể với tinh thần và việc lưu thông máu thật sự ảnh hưởng triệt để đến thân-tâm ta mỗi ngày.

“Lưu thông máu tốt hoá giải bách bệnh” sẽ mang lại cho người đọc những phương pháp cải thiện lượng máu trong cơ thể. Tác giả cũng đồng thời chỉ ra những sai lầm thường mắc phải của mọi người về vấn đề này. Lấy ví dụ như khi nghĩ đến “lưu thông máu tốt” mọi người thường nghĩ đến việc máu chảy đều, nhưng thật ra đó chính là cải thiện chất lượng máu. Tương tự, mục đích của cuốn sách không phải là để “máu chảy thông thuận” mà là “lượng máu tràn trề”. Chính vì vậy, qua từng chương được xây dựng rõ ràng, có sự phát triển dần từ đơn giản đến nâng cao, người đọc sẽ đi qua những khái niệm căn bản nhất, các thiên kiến cần được thay đổi đến những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để hỗ trợ máu lưu thông tốt, cơ thể tràn trề sinh lực và khỏe mạnh.

Vì thân và tâm liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi “thân” đã cảm nhận được sự dồi dào của lưu thông máu, tiếp đến “tâm” cũng phải được cải thiện. Khi tình trạng cơ thể bạn dần tốt lên, bạn cũng sẽ dần tạo được lòng tin với chính mình và tinh thần của bạn cũng tươi sáng hơn nhiều. Nắm được cốt lõi của vấn đề là việc lưu thông máu, mong rằng những chia sẻ, công sức và tâm trí anh dành ra sẽ có thể phần nào cải thiện tâm lý con người để đạt được mục đích cuối cùng là “lưu thông máu tốt, tâm được tự do”.

Không có một phương thuốc nào, từ Đông y đến Tây y có thể chữa lành bách bệnh. Cơ thể là sự hiện diện trung thực nhất. Tinh thần và thể trạng hiện tại của bạn là hệ quả tích luỹ suốt từ chuỗi ngày sinh hoạt thường nhật. Vậy nên bên cạnh việc đưa ra thông tin hữu ích cùng những phương pháp y học được chắt lọc từ phương Đông ngàn năm lẫn hiện đại để giúp gia tăng chất lượng máu lưu thông, tác giả còn động viên và tạo động lực để mỗi người chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Akiyoshi Horie đã cho chúng ta phương tiện, điều cần thiết ở đây chính là mỗi người hãy cố gắng áp dụng triệt để và sống thật mạnh khỏe, tươi trẻ, vượt qua bệnh tật và tận hưởng hạnh phúc gia đình tròn đầy.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Nguyễn nhân của mọi vấn đề sức khỏe đều nằm ở lưu thông máu.

Cải thiện lưu thông máu bằng cách “tạo máu, tăng cường lượng máu và kích thích lưu thông máu”

Sự thật về mười phương pháp ăn giúp cơ thể sản xuất máu đầy đủ

Sáu hiểu biết phổ thông về giấc ngủ để tăng lượng máu trong cơ thể

Năm thói quen cải thiện lưu thông máu ở tĩnh mạch

Những vấn đề bạn trăn trở về tinh thần và cơ thể đều có thể giải quyết bằng lưu thông máu.

Lưu thông máu tốt, tâm được tự do.

Lời kết

Thông tin tác giả.

TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY

Chất và lượng của máu sẽ quyết định “sự trẻ trung” và “tuổi thọ”

“Mình không bị thiếu máu nên chẳng phải lo gì cả, may quá!”

Hẳn có không ít người đang nghĩ như trên. Nhưng các bạn đừng vội yên tâm sớm như vậy. Chứng “huyết hư” trong Đông y không chỉ mang ý nghĩa máu bị thiếu về lượng mà còn chỉ ra rằng chất lượng máu đang đi xuống.

Trước đây, hồi tôi mới hành nghề, có một bác gái 70 tuổi đã đến chỗ tôi khám bệnh. Bác bị ù tai, lại hay hoa mắt, chóng mặt, và tôi đã bốc thuốc để giúp bác cải thiện hai tình trạng này. Thế nhưng bài thuốc ấy hoàn toàn vô hiệu, và tôi đã lúng túng không biết phải xử trí ra sao.

Cho đến một ngày, bác lại nói mình hay bị mệt, nên tôi gia thêm vị cung cấp protein vào bài thuốc. Sau đó bác vui vẻ kể rằng mình “đỡ mệt hơn hẳn” và “buổi sáng thức dậy thấy khoan khoái hơn”. Rồi mấy hôm sau, tôi rất bất ngờ khi nghe bác kể: “Ô bác sĩ này, tôi lại nghe được rồi đấy”.

Hỏi sâu hơn, tôi được biết bác sống một mình, thường ngày chỉ ăn rau, cơm hộp chế biến sẵn ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nên cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Trong lần khám đầu tiên, kết quả kiểm tra thể chất cũng cho thấy bác bị “huyết hư”. Tuy nhiên, vì bác thường khám định kỳ ở viện nhưng không bị kết luận là thiếu máu nên tôi đã bỏ qua vấn đề này.

Sai lầm của tôi là chỉ để ý đến triệu chứng “ù tai, hoa mắt, chóng mặt” và chỉ chăm chăm tìm cách chữa khỏi tình trạng đó. Bác gái này bị ù tai, hoa mắt không phải do tuổi già mà do cơ thể thiếu máu, khiến máu không lưu thông được đến tai đầy đủ làm cho tai kém đi. Thêm nữa, bác lại ăn uống không đủ chất, thiếu protein nên chất lượng máu cũng đi xuống.

Trên thực tế, những trường hợp như thế này không phải là ít. Kể cả những bệnh nghiêm trọng hơn thế cũng vậy. Nguyên nhân thực sự của những triệu chứng hay căn bệnh chúng ta nhìn thấy lại nằm ở “máu”.

Tôi muốn nói tình trạng ăn uống không đủ chất, mất cân bằng dinh dưỡng là căn nguyên khiến chất lượng máu xấu. Đến đây có thể nhiều bạn nghĩ rằng bác bệnh nhân kia già cả lại sống một mình nên mới như vậy, còn mình đang trẻ thì không vấn đề gì.

Song những vấn đề xảy ra với người già cũng sẽ đến với người trẻ. Hiện nay, chế độ ăn ở Nhật Bản đang xuống cấp một cách chóng mặt. Đặc biệt, lượng protein trong thức ăn, tức yếu tố tạo máu cho cơ thể đang ở mức thấp đáng báo động.

Ngoài tạo thành hồng cầu, protein trong máu chủ yếu tồn tại dưới dạng albumin, một chất có liên hệ mật thiết đến sự trẻ trung và tuổi thọ con người. Vì vậy người ta gọi nó là “nhân tố dự đoán sinh mệnh”. Người có càng ít albumin thì quãng đời còn lại càng ngắn, ngược lại người có càng nhiều albumin sẽ là những người sống càng lâu. Chất lượng máu đương nhiên là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe hiện tại, nhưng ngoài ra nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự trẻ trung và quãng đời còn lại của bạn trong tương lai.

Chất lượng máu tốt không phải chỉ có ý nghĩa với hiện tại mà còn là yếu tố quan trọng cho tương lai.

name

Các “bạn động vật” trong mỗi câu chuyện dưới đây đều có những sở trường, tính cách khác nhau tuy nhiên tất cả đều rất mong muốn được giao lưu, làm quen với những người bạn mới. Không ai chê bai hay chế giễu những người kém hơn mình mà đều cổ vũ, động viên nhau. Tất cả các bạn đều mong chờ được tham gia Olympic dưới nước. Với các bạn thì chiến thắng ở Olympic không quan trọng bằng việc tất cả cùng có thể đưa nhau về đích, tất cả cùng vui.

Bộ sách gồm 4 cuốn

1.Tớ là Cá voi. Nhà tớ ở Mỏm Cá voi

Bạn thân mến,

Bạn cảm thấy vui khi nào? Khi được sở hữu món đồ mình yêu thích? Khi đoạt giải nhất tại đại hội thể thao? Khi được 100 điểm bài kiểm tra? Hay là khi được ăn bánh kẹo thỏa thích?

Bạn có biết Mỏm Cá voi không? Ở đó có Giáo sư Cá voi đấy! Nghe nói dạo gần đây ông có chuyện rất vui.

Thế nên ông rất nóng lòng được kể với ai đó. Bạn có muốn thử đến Mỏm Cá voi không?

2. Tớ là Hải cẩu lông mao. Nhà tớ ở Đảo Hải cẩu

Bạn thân mến,

Những lần đầu tiên hình như đều khiến bạn rất hồi hộp nhỉ!  Lần đầu tiên gặp người bạn chưa từng gặp, Lần đầu tiên làm việc bạn chưa từng làm? Lần đầu tiên đến một nơi bạn chưa từng đến?

Sẽ cảm thấy hơi trống vắng chút. Cũng cảm thấy bất an nữa. Nhưng nhất định sẽ có người luôn ủng hộ bạn. Và thì thầm bên tai bạn: “Không sao đâu. Nhất định sẽ không sao đâu!”

3. Tớ là Hươu cao cổ. Nhà tớ ở Châu Phi

Bạn thân mến,

Kể cho tớ nghe về ngày hôm nay của cậu đi. Cậu có nhiều bạn thân chứ? Hay cậu chỉ toàn chơi một mình? Cậu có nhiều việc để làm không? Hay cậu cảm thấy buồn chán lắm?

Tớ xin giới thiệu với cậu bạn Hươu cao cổ.

“Hãy kể câu chuyện của tớ”, Hươu cao cổ đã nói như vậy đấy. “Đây là câu chuyện dành riêng cho những ai đang cô đơn, những ai luôn cảm thấy buồn chán và cả những ai đang bận bịu muốn xả hơi một xíu.”

4. Tớ là Rái cá. Tớ sống ở Rừng tảo bẹ

Bạn thân mến,

Cậu có thích ở một mình không? Để đọc sách, để chơi game, để nghe nhạc hoặc để chẳng làm gì cả, chỉ ngồi thẩn thơ…

Dành thời gian cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nhưng được ở cùng ai đó cũng thật tuyệt vời.  Thi thoảng bất đồng cũng hơi khó chịu chút, hiểu lầm thì lại rất buồn.

À, lúc đó cùng chơi trò “Quay ra kìa, heyyyy!” thì mọi thứ sẽ tan biến.

name

Khi người lãnh đạo ở một tầm cao mới, họ làm cho thế giới tốt đẹp hơn bởi họ không chỉ quan tâm đến kết quả và các mối quan hệ mà còn tập trung vào những điều vĩ đại hơn thế. Điều này đòi hỏi một kiểu lãnh đạo đặc biệt: lãnh đạo phục vụ. Ước muốn của chúng tôi là phát triển một đội ngũ các nhà lãnh đạo phục vụ – những người đang thay đổi thế giới – đã thúc đẩy chúng tôi viết ra cuốn sách này – một tuyển tập những bài tiểu luận được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Đây là sự chia sẻ niềm say mê về lãnh đạo phục vụ của hơn 40 tác giả mà Ken yêu thích, họ không chỉ là những chuyên gia về lãnh đạo phục vụ mà còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách trong lĩnh vực này.

Cuốn sách này được sắp xếp thành sáu phần. Phần một, “Những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo phục vụ”, bao gồm những bài tiểu luận mô tả những đặc điểm cơ bản của lãnh đạo phục vụ. Phần hai, “Các yếu tố của lãnh đạo phục vụ”, làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau về người lãnh đạo phục vụ. Phần ba, “Các bài học trong lãnh đạo phục vụ”, tập trung vào điều mà cá nhân mỗi chúng ta học được từ việc quan sát hành động của các nhà lãnh đạo phục vụ trong thực tiễn. Phần bốn, “Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo”, khắc họa những đặc điểm nổi bật để nhận diện người lãnh đạo phục vụ kinh điển. Phần năm, “Áp dụng lãnh đạo phục vụ trong công việc”, đánh giá những lợi ích trực tiếp của những người đã làm cho lãnh đạo phục vụ trở nên sống động trong tổ chức của họ. Phần sáu, “Sự thay đổi người lãnh đạo phục vụ”, minh họa rõ nét cách mà lãnh đạo phục vụ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả lẫn sự hài lòng của con người trong các tổ chức.

Mục lục:

Những người đóng góp

Lời nói đầu của John Maxwell

Lời nói đầu

PHẦN MỘT: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 1: Lãnh đạo phục vụ là gì?

Chương 2: Đặc điểm của lãnh đạo phục vụ

Chương 3: Lãnh đạo phục vụ là lãnh đạo có ý thức

Chương 4: Lãnh đạo phục vụ với mức độ lan tỏa của niềm tin

Chương 5: Người lãnh đạo vĩ đại phục vụ

Chương 6: Lãnh đạo phục vụ

Chương 7: Lãnh đạo phục vụ tạo ra một nơi làm việc tuyệt vời cho tất cả mọi người

Chương 8: Lãnh đạo chăn cừu

Chương 9: Sự phát triển của lãnh đạo phục vụ

PHẦN HAI: CÁC YẾU TỐ CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 10: Một câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo phục vụ đều nên hỏi

Chương 11: Trong việc phục vụ người khác

Chương 12: Lãnh đạo phục vụ tụng ca những người khác

Chương 13: Trọng tâm của nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 14: Những gì bạn nhìn thấy quyết định cách bạn phục vụ

Chương 15: Lòng trắc ẩn

Chương 16: Cách phát hiện những thành viên lý tưởng cho đội

Chương 17: Nhận dạng người lãnh đạo phục vụ

Chương 18: Bốn góc trong vũ trụ của nhà lãnh đạo

PHẦN BA: CÁC BÀI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 19: Tìm kiếm tiếng nói của bạn

Chương 20: Một bài học từ bố của tôi

Chương 21: Vũng nước không phải là vấn đề

Chương 22: Năm bài học thử nghiệm trong quân đội của các nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 23: Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo

Chương 24: Những điều lớn lao và nhỏ bé

Chương 25: Khen ngợi cấp dưới

PHẦN BỐN: VÍ DỤ VỀ LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 26: Chúa Giê-su

Chương 27: Andrew Young

Chương 28: Pat Summitt

Chương 29: Dallas Willard

Chương 30: Henry Blackaby

Chương 31: Frances Hesselbein

Chương 32: Charlie “Tremendous” Jones

PHẦN NĂM: ÁP DỤNG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ TRONG CÔNG VIỆC

Chương 33: Cư xử với mọi người như với các thành viên trong gia đình

Chương 34: Phát triển và sử dụng khả năng lãnh đạo phục vụ trong quân đội

Chương 35: Lãnh đạo là phục vụ

Chương 36: Phục vụ nhìn từ quan điểm của phòng quản lý nhân sự

Chương 37: Đó là cách bạn cư xử với mọi người

Chương 38: Cách lãnh đạo phục vụ định hình nền văn hóa nhà thờ của chúng tôi

PHẦN SÁU: NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ

Chương 39: Ra khỏi đám cháy, vào vùng ánh sáng

Chương 40: Phục vụ mọi người

Chương 41: Waste Connections

Chương 42: Đừng đánh dấu bài tôi, hãy giúp tôi đạt một điểm A

Nhận xét cuối cùng

Thông tin tác giả:

Ken Blanchard – là một chuyên gia về lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy The New One Minute Manager (Tạm dịch: Quản lý một phút mới) và hơn 60 cuốn sách khác. Ken là đồng sáng lập và là lãnh đạo tinh thần của tập đoàn The Ken Blanchard Companies, một công ty tư vấn và đào tạo quốc tế mà ông và vợ của mình, Margie, bắt đầu vào năm 1979 ở San Diego, California. Bên cạnh vai trò diễn giả kiêm nhà tư vấn nổi tiếng, Ken còn là đồng sáng lập của Lead Like Jesus, một đoàn mục sư quốc tế cam kết giúp mọi người trở thành các nhà lãnh đạo phục vụ.

Renee Broadwell – là biên tập viên của tập đoàn Ken Blanchard trong hơn 10 năm, làm việc trực tiếp cùng Ken với tư cách là tổng biên tập của một số dự án sách lớn. Cô cũng làm việc với tư cách là biên tập viên phụ trách một số bài báo, blog và các phương tiện truyền thông khác cùng với một số dự án đặc biệt, cộng tác với các phòng ban Blanchard khác nhau. Renee trước đây từng nắm giữ các vị trí ở Alaska Airlines, Nordstrom, Inc., và The Art Institute of California, San Diego.

Trích đoạn sách:

Một bài học từ bố của tôi

Rửa chân

Phyllis Hennecy Hendry

Tôi gặp Phyllis Hennecy Hendry lần đầu khi cô ấy mời tôi đến nói chuyện tại cuộc gặp mặt tháng Mười hai của Phòng Thương mại Augusta, Georgia. Cô ấy đề nghị tôi đến đó diễn thuyết miễn phí để tăng cơ hội chơi golf tại Aygusta National, quê hương của giải golf Masters. Là một người thích chơi golf, tất nhiên tôi đồng ý. Mọi người mà tôi nói chuyện tại Augusta đều nói rằng, là một nhà lãnh đạo, Phyllis xứng đáng được chấm điểm 12/10. Do vậy, Phil Hodges và tôi đã mời cô trở thành chủ tịch đồng thời là CEO của đoàn mục sư Lead Like Jesus. Hãy đọc bài luận của cô ấy và tìm hiểu xem trái tim lãnh đạo phục vụ của Phyllis đến từ đâu. – KB

 

 

Tôi thường nghĩ lại ngày bố của tôi nói với tôi rằng Chuas đã kêu gọi ông ấy làm mục sư. Dù ông đã làm việc giám sát xây dựng trong một thời gian khá dài, nhưng vì là một tín đồ tận tụy của chúa Giê-su, ông đã được kêu gọi giúp đỡ một nhà thờ lớn trong cộng đồng của chúng tôi khởi công xây dựng nhà thờ mới ở một khu vực khác của thành phố. Ông ấy sẽ trở thành một mục sư lưỡng nghiệp.

Khi bố thông báo điều này, tôi nhớ mình đã ôm ông và nói rằng tôi sẽ giúp đỡ. Tôi không bao giờ tưởng tượng được tất cả những bài học mà tôi sẽ học được khi giúp đỡ ông. Nhiệm vụ lớn nhất của tôi là đi cùng bố đến thăm mọi người trong cộng đồng vào các buổi sáng thứ Bảy và chơi đàn piano cho hội thánh vào Chủ nhật.

Ghé thăm ngài Lunn

Tôi sẽ không bao giờ quên ngày thứ bảy đầu tiên, khi chúng tôi ghé thăm ngài Lunn. Đó là một ông già kỳ quặc.Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng những nếp nhăn của ông ấy gặp nhau ở những vị trí kỳ lạ quanh khuôn mặt ông ấy, đặc biệt là khi ông ấy cười.

Có thể đó là lý do ông ấy không cười nhiều. Đầu tiên, việc bố tôi muốn ghé thăm người đàn ông này mỗi sáng thứ bảy khiến tâm trí của một đứa bé tám tuổi như tôi có đôi chút ngạc nhiên.

Trong chuyến ghé thăm đầu tiên của chúng tôi, ngài Lunn đã nói rất rõ rằng ông ấy sẽ không tham dự các buổi lễ tại nhà thờ truyền giáo nhỏ mới của bố tôi. Nhưng ông ấy cũng nói rằng chúng tôi có thể đến nhà ông ấy bất cứ lúc nào, vậy nên bố tôi đã nghe theo.

Bố và tôi bắt đầu các buổi sáng thứ Bảy cùng nhau ở một nhà hàng địa phương nhỏ, và sau đó chúng tôi thực hiện các chuyến viếng thăm của mình, bắt đầu từ nhà ngài Lunn. Ông ấy và bố tôi sẽ ngồi trên những chiếc ghế xích đu ở phía trước hiên còn tôi thì ngồi ở bậc thềm. Trong lần ghé thăm thứ ba của chúng tôi, ngài Lunn hỏi liệu tôi có muốn uống một ly Nehi nho không, và tất nhiên tôi muốn. Sau đó, ông ấy dường như không còn thành kiến với tôi nữa.

Tôi nhớ bố đã không hề mời ngài Lunn đến nhà thờ thêm một lần nào nữa. Họ nói về chuyện câu cá và những tin tức thế giới. Họ nói về rất nhiều thứ. Những chuyến viếng thăm của chúng tôi luôn luôn kết thúc với câu nói của ngài Lunn: “Hãy quay trở lại bất cứ lúc nào anh muốn,” và một cái xoa đầu dành cho tôi.

Tôi từng hỏi bố: “Tại sao chúng ta cứ ghé thăm ngài Lunn mãi trong khi ông ấy đã nói rõ là sẽ không đến nhà thờ rồi hả bố?” Bố tôi giải thích rằng việc ghé thăm ngài Lunn là một trong số những việc quan trọng nhất chúng tôi cần làm vào ngày thứ Bảy. Ông nói: “Chúng ta đang rửa chân cho ngài Lunn.” Tôi thực sự thấy khó hiểu.

Sau đó bố nhắc tôi nhớ câu chuyện Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ của mình để cho họ thấy rằng phục vụ mọi người là cách để làm mọi thứ. Và bằng việc ghé thăm ngài Lunn, chúng tôi đã phục vụ ông dù ông không bao giờ đến nhà thờ. “Bên cạnh đó thì, bố thực sự rất thích ông ấy,” bố tôi nói.

Điều gì đó khác biệt

Sau nhiều tháng thường xuyên ghé thăm vào các sáng thứ Bảy, bố tôi nghe một người hàng xóm nói ngài Lunn đang ở bệnh viện. Chúng tôi đến đó ngay lập tức. Ông ấy rất vui khi nhìn thấy chúng tôi, và tôi có thể nói rằng điều gì đó đã thay đổi.

Khi ngài Lunn trở về nhà từ bệnh viện, chúng tôi mang cho ông ấy súp và bánh mì ngô. Bố tôi thay bóng đèn và sửa chữa mấy thứ lặt vặt trong nhà cho ông. Tôi hát cho ông nghe. Ông cười nhiều hơn và thay vì xoa đầu tôi trước khi chúng tôi rời đi, ông ấy sẽ ôm cả bố lẫn tôi. Và ông ấy luôn luôn nói: “Cám ơn vì đã đến.”

Dù bố tôi không hề nhắc lại chuyện đến nhà thờ, ông ấy đã nói về Chúa Giê-su, kể cho ngài Lunn nghe về sự khác biệt mà Chúa Giê-su đã tạo ra trong cuộc sống của ông.

Ngài Lunn đôi khi đặt ra những câu hỏi, và bố tôi kiên nhẫn lắng nghe và trả lời từng câu một. Tôi nghĩ bố rất thông minh vì những câu hỏi đó dường như rất khó với tôi.

Như tôi đã nói, tôi phục vụ với tư cách là một người chơi piano trong nhà thờ bé nhỏ của chúng tôi dù tôi chỉ mới tám tuổi. Tôi đã chơi đàn từ khi lên năm, nhưng số tiết mục của tôi còn rất ít. Dường như không ai bận tâm. Một buổi sáng thứ bảy, khi chúng tôi kết thúc bài hát, tôi nhìn lên từ phím đàn của mình và thấy bố đang nhìn chằm chằm về phía cửa sau nhà thờ. Một giọt nước mắt lăn dài trên má ông. Tôi nhìn ra phía cửa và không thể tin được những gì mình đang nhìn thấy. Ngài Lunn đang đứng đó, trong ngày Chủ nhật tuyệt vời nhất của ông. Cuối buổi lễ, ngài Lunn đi thẳng xuống lối đi đến chỗ bố tôi. Ông ấy nói với tất cả mọi người trong nhà thờ buổi sáng hôm đó rằng ông ấy không biết nhiều về Kinh Thánh, nhưng ông ấy biết rằng ông ấy muốn những gì nhà truyền đạo có. Ông ấy đã đến để hiểu rằng Chúa Giê-su tạo ra sự khác biệt. Ông ấy nói: “Tôi muốn Chúa Giê-su cũng sống trong tôi.”

Vài tháng sau, ngài Lunn ốm nặng. Khi bố con tôi đến thăm ông ở bệnh viện và ở nhà, chúng tôi được biết những chuyến ghé thăm của chúng tôi vô cùng có ý nghĩa với ông ấy. Chúng tôi gặp gia đình ngài Lunn và ông ấy giới thiệu chúng tôi là “những người bạn tốt”. Một ngày, ngài Lunn bảo với tôi rằng ông ấy có một lời thỉnh cầu quan trọng dành cho tôi. Sau vài phút im lặng, ông ấy hỏi liệu tôi có thể hát trong đám tang của ông ấy không. Tất nhiên, với những giọt nước mắt lăn dài, tôi hứa là tôi sẽ làm thế. Tôi biết đó sẽ là cách cuối cùng tôi có thể rửa chân cho ông, như bố tôi đã dạy tôi.

Sự phục vụ thay đổi mọi thứ

Bố tôi dạy tôi hành động đơn giản để quan tâm đến ai đó và cách những người phục vụ thay đổi mọi thứ – theo đúng nghĩa đen. Dù ông đã mất hơn 30 năm trước, tôi vẫn nhớ ví dụ kỳ diệu của ông về việc phục vụ – không phải chỉ với ngài Lunn mà với vô số người khác, những người luôn gọi vào lúc nửa đêm, biết chắc rằng bố tôi sẽ hồi đáp.

Tôi thường nhớ lại những giờ phút tôi ở bên bố, nhớ cách bố lắng nghe, yêu thương và dạy dỗ tôi. Giờ đây, tôi biết rằng ông cũng rửa chân cho cả tôi nữa.

name

BỘ SÁCH DU HÀNH VÀO VŨ TRỤ NÀO

Volker Prakelt – Katalina Prakelt, Frederic Bertrand

“GIÁO SƯ” TÔN GIÁO

Tớ là Jonas và tớ ở trong đội bóng cùng với Sara, Indrani, Tenzin và Mehmet. Bọn tớ rất “khác nhau” có lẽ vì bọn tớ theo các tôn giáo khác nhau.  Cách bọn tớ ăn mừng mỗi lần chiến thắng trong các trận đấu cũng chẳng hề giống nhau nốt.

Thầy huấn luyện của tớ tên là Ferdinand Lichte và rất am hiểu về các tôn giáo trên thế giới. Nhờ thầy mà giờ bọn tớ lại hiểu thêm về tôn giáo của chính mình. Ngoài thầy thì hai người bạn là thiên thần nhỏ và quỷ nhỏ cũng góp phần làm cho các cuộc thảo luận về tôn giáo thêm nhộn nhịp.

Bắt đầu, tất cả đều cùng thảo luận và tìm hiểu về Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Nào thì có tổng cộng bao nhiêu tín đồ và họ tập trung chủ yếu ở đâu? Các tín đồ đến với tôn giáo như thế nào? Từ khi mới sinh hay họ tự giác ngộ? Biểu tượng của các tôn giáo là gì? Họ tôn thờ những ai? Họ sinh hoạt tôn giáo ở đâu? Họ đọc gì? Họ tin vào những gì? Mục tiêu của họ là gì? Nhận vật quan trọng là ai? Sự kiện quan trọng là gì? Những người lãnh đạo là ai? Hay giáo lý và ngày lễ quan trọng là gì? Thực ra trả lời được tất tần tật những câu hỏi này thì coi như bọn tớ đã trở thành các “giáo sư” tôn giáo rồi đấy.

Nhưng mà bọn tớ không chỉ hỏi thầy mà còn hỏi lẫn nhau, rồi hóa thân thành những nhân vật thời xưa để hiểu được rất nhiều điều kỳ thú về tôn giáo. Bọn tớ cũng còn theo chân một số nhân vật quan trọng để hiểu được lý do tại sao tứng tôn giáo lại có màu sắc siêu khác biệt. Vui nhất là bọn tớ còn tới nhà nhau dự những ngày lễ quan trọng nữa.

Cậu thấy tò mò về các tôn giáo trên thế giới không? Nếu có và chưa kể còn muốn trở thành “giáo sư” tôn giáo, rất đơn giản thôi. Cậu chỉ cần cầm cuốn sách có tên” “GIÁO SƯ” tôn giáo này và đọc ngấu nghiến đi. Biết đâu sau khi đọc xong, cậu sẽ trở thành một giáo sư tôn giáo đích thực. Rất có thể đấy! Vì có hẳn cả bài kiểm tra và câu đố giúp cậu ở cuối sách nữa mà.

ĐỪNG NHÌN NỮA, PHA-RA-ÔNG!

Tớ là Tim. Tớ mơ ước sẽ trở thành một nhà báo tài ba trong tương lai. Tớ luôn hiếu kỳ về Ai Cập cổ đại. Với tớ mà nói thì Ai Cập cổ đại siêu hay ho ý. Tớ từng mơ mình được ngắm nhìn các pha-ra-ông, đứng dưới chân kim tự tháp, hay sờ mó vào tượng nhân sư, chưa kể còn được mắt nhắm mắt mở nhìn xác ướp dù tim nhảy bình bịch, và chiêm ngưỡng các vết tích còn sót lại về các vị thần tối cao nữa… Chỉ mơ thôi mà sao lòng tớ lại khấp khởi quá đỗi thế này.

Trong “Đừng nhìn nữa, Pha-ra-ông”, tớ sẽ cùng Tiến sĩ Hanna Hipstedt với Chep và Leon đi tìm hiểu về thế giới đầy huyền bí của Ai Cập cổ đại. Tớ đang mơ phải không nhỉ? Cô Hanna Hipstedt thì khỏi phải bàn, cô là nhà Ai Cập học nên gần như biết tần tật về Ai Cập cổ đại. Còn Chep là con bọ bung bất tử thời Ai Cập cổ đại cùng với Leon là con thằn lằn “bác học” chính hiệu hẳn hoi.

Hành trình của tớ bắt đầu đi giải đáp những câu hỏi về chữ tượng hình, về các pha-ra-ông khét tiếng thời Ai Cập cổ đại, về kim tự tháp, về tượng nhân sư, về dòng sông Nile thần thánh, về đền thờ, về nữ hoàng Cleopatra, hay về các công việc thời Ai Cập cổ đại…

Nhưng tớ không chỉ ngồi yên một chỗ đâu, lúc nào tớ cũng được hỏi Tiến sĩ Hanna  Hipstedt. Cô sẽ giúp tớ giải quyết vô vàn các câu hỏi hóc búa. Có lúc tớ lại được du hành xuyên thời gian về với phiên tòa quá khứ để xem cách người xưa truy tìm kẻ trộm mộ thực sự. Tớ còn được thử làm một vị pha-ra-ông thực thụ để lướt lướt thật nhanh trên dòng sông Nile, chảy qua nhiều thành phố. Chưa hết, tớ còn biết tới đủ loại công việc trong thời Ai Cập cổ đại và những yêu cầu bắt buộc có đính kèm nữa. Kể ra tớ cũng phù hợp với một số vị trí ra trò đấy. Tớ cũng được nghe các câu chuyện thú vị nhưng hơi buồn cười của các vị thần nữa. Thế mới thấy, các vị thần cũng giống bọn mình ghê đó. Đặc biệt, việc tham quan các đền thờ rồi tìm hiểu thế giới bên kia của những pha-ra-ông đã dần làm cái đầu rỗng của tớ đầy ắp thông tin. Tớ không mơ thì phải?

Còn, còn nữa… chắc giờ tớ muốn trở thành nhà Ai Cập học mất. Tớ biết làm thế nào nhỉ? À, chỉ cần trả lời một số câu hỏi, rồi xem đáp án và tính điểm thì biết ngay tớ có thể trở thành nhà Ai Cập học không ý mà. Một kiểu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP. Thú vị phết đấy chứ!

Tớ còn được cung cấp danh sách các sự kiện theo mốc thời gian, vô cùng tóm lược để khỏi quên, địa chỉ một số bảo tàng và một vài câu đố giúp tớ lúc nào cũng khơi gợi được những kiến thức tớ đã có cơ hội nắm bắt nữa.

Chao ôi, “Đừng nhìn nữa, Pha-ra-ông” tuyệt cú mèo!

THÀNH ROME, TỚ TỚI ĐẾN NÈ!

Tớ là Paul. Hè này, tới ở Rome với bố mẹ mình. Thật thà mà nói, lúc đầu tớ đã nghĩ chuyến đi này chắc tẻ nhạt lắm cho coi. Nhưng cả nhà được đi thăm những hầm mộ dưới lòng đất, được nhìn tận mắt sọ người, các địa điểm hành quyết và những kênh đào cổ. Nghe thật điên rồ, thế mà xong tớ lại thấy những người dân La Mã cổ đại tuyệt thế không biết.

Tớ được chị Livia Paletti dẫn đường chỉ lối để đi tìm hiểu tất tần tật về La Mã cổ đại. Đồng hành cùng với hai chị em còn có Juno, con ngỗng giống Ý, hơi ảo tưởng nhưng lại nói tiếng Latin rất tôt. Có cả Quintus, con chuột nhắt sống trong hầm của đấu trường La Mã.

Chị Livia đưa tớ đi thăm thú khắp nơi. Tớ tò mò muốn biết người dân thành Rome đã kể lại những câu chuyện nào nhỉ? Hóa ra có các câu chuyện về những hoàng đế đầu tiên, rồi cả những hoàng đế “siêu đặc biệt” nữa. Chưa kể tớ còn được tìm hiểu về thể chế chính trị, nền cộng hòa cũng “siêu đặc biệt” không kém của thời La Mã cổ đại. Còn, còn nữa, đó còn là các cuộc chiến nổi bật của người dân La Mã cho tới đế quốc La Mã bành trướng ra sao. Ngoài ra, tớ cũng biết thêm về cây cầu dẫn nước, máng thoát nước, nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước… những công trình phục vụ đời sống cho người dân, rồi cả những cuộc chiến khốc liệt tại đấu trường ở La Mã nữa. Các vị thần cũng nhiều vô kể và không kém phần “siêu đặc biệt”. Thú vị nhất là người La Mã vẫn đang sống cùng bọn mình. Họ để lại rất rất nhiều di sản, những công trình đồ sộ, chữ viết, tên tháng…

Tớ không có ngồi yên một chỗ đâu nhé! Tớ luôn hỏi chị Livia những câu hỏi tớ không biết và còn đang thắc mắc. Tớ còn có cơ hội quay về thời La Mã cổ đại, trò chuyện cùng các vị tướng và hoàng đế. Quintus cũng nói leo suốt, nên tớ biết nhiều điều phết. Tớ còn làm cả bài trắc nghiệm để biết mình hiểu rõ về các đấu sĩ La Mã hay không. Một số hoạt động giải trí ở thời này cũng rất gợi tò mò. Còn vô số các địa điểm thăm quan mà tớ có thể ghé thăm khi có cơ hội.

Tớ thực lòng cảm nhận được “Thành Rome, tớ đến nè!” siêu thú vị!

NÀO, CÙNG BAY VÀO VŨ TRỤ!

Tớ là Luca. Tớ thích ngắm những bầu trời sao tỏa sáng lấp lánh trên trần nhà trong phòng mình. Lúc nhắm mắt, tớ luôn tưởng tượng mình sắp cất cánh trên con tàu vũ trị là chiếc Lucamobil. Tớ còn mong được nhìn thấy Sao Diêm Vương từ khoảng cách rất gần, nhưng lại ấm ức chút vì Sao Diêm Vương chỉ được coi là một hành tinh lùn.

Tớ rất may vì có được cơ hội biết anh Patrick. Anh từng muốn trở thành phi hành gia vũ trụ nhưng đã không vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe. Bây giờ, anh điều hành một đài quan sát thiên văn và giải thích những điều kỳ thú của vụ trụ cho khách tham quan, trong đó có tớ. Ngoài anh, tớ cũng có người bạn tên “Sao Diêm Vương” và người bạn ngoài hành tinh tên “K-Alli X10”, những người bạn giúp tớ biết được bao điều về vũ trụ rộng lớn bao la ngoài kia.

Cả nhóm cùng tìm hiểu về vụ nổ Big Bang, cùng tìm ra cách siêu thú vị để nhớ tên các hành tinh, tìm hiểu về các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của các phi hành gia, về sao, về các nhà thiên văn học nổi tiếng, về tàu vũ trụ và trải nghiệm trên đó, về người ngoài hành tinh, về hố đen.

Tớ cứ thấy thắc mắc gì là lại hỏi anh Patrick. Sao Diêm Vương và K-Alli cũng giải thích thêm cho tớ nữa. Thi thoảng tớ còn được phi lên các hành tinh bằng tàu vũ trụ nữa. Nhưng chỉ là tớ tưởng tượng thoai. Có lúc, tớ còn tưởng mình gặp nguy hiểm, gọi bộ đàm để cầu cứu nữa. Cảm giác thật tuyệt.

Cậu có thích trở thành nhà du hành vũ trụ? Cậu có thể làm bài kiểm tra thử ở trong cuốn: Nào, cùng bay vào vũ trụ này này. Nhưng mà trước khi làm bài kiểm tra cậu phải hiểu tất tần tật về vũ trụ như tớ đã. Ít nhất cậu hãy cứ đọc ngấu nghiến cuốn sách đi thôi. Cậu cũng có thể giải trí bằng câu đố nữa. Thú vị lắm đấy!

BÍ MẬT THỜI ĐỒ ĐÁ

Tớ là Luca. Tớ thích ngắm những bầu trời sao tỏa sáng lấp lánh trên trần nhà trong phòng mình. Lúc nhắm mắt, tớ luôn tưởng tượng mình sắp cất cánh trên con tàu vũ trụ là chiếc Lucamobil. Tớ còn mong được nhìn thấy Sao Diêm Vương từ khoảng cách rất gần, nhưng lại ấm ức chút vì Sao Diêm Vương chỉ được coi là một hành tinh lùn.

Tớ rất may vì có được cơ hội biết anh Patrick. Anh từng muốn trở thành phi hành gia vũ trụ nhưng đã không vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe. Bây giờ, anh điều hành một đài quan sát thiên văn và giải thích những điều kỳ thú của vụ trụ cho khách tham quan, trong đó có tớ. Ngoài anh, tớ cũng có người bạn tên “Sao Diêm Vương” và người bạn ngoài hành tinh tên “K-Alli X10”, những người bạn giúp tớ biết được bao điều về vũ trụ rộng lớn bao la ngoài kia.

Cả nhóm cùng tìm hiểu về vụ nổ Big Bang, cùng tìm ra cách siêu thú vị để nhớ tên các hành tinh, tìm hiểu về các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của các phi hành gia, về sao, về các nhà thiên văn học nổi tiếng, về tàu vũ trụ và trải nghiệm trên đó, về người ngoài hành tinh, về hố đen.

Tớ cứ thấy thắc mắc gì là lại hỏi anh Patrick. Sao Diêm Vương và K-Alli cũng giải thích thêm cho tớ nữa. Thi thoảng tớ còn được phi lên các hành tinh bằng tàu vũ trụ nữa. Nhưng chỉ là tớ tưởng tượng thoai. Có lúc, tớ còn tưởng mình gặp nguy hiểm, gọi bộ đàm để cầu cứu nữa. Cảm giác thật tuyệt.

Cậu có thích trở thành nhà du hành vũ trụ? Cậu có thể làm bài kiểm tra thử ở trong cuốn: Nào, cùng bay vào vũ trụ này này. Nhưng mà trước khi làm bài kiểm tra cậu phải hiểu tất tần tật về vũ trụ như tớ đã. Ít nhất cậu hãy cứ đọc ngấu nghiến cuốn sách đi thôi. Cậu cũng có thể giải trí bằng câu đố nữa. Thú vị lắm đấy!

HÃY PHÓNG MẠNH NGỌN GIÁO ĐI, LANCELOT!

Tớ là Leander. Khi được khoác lên người bộ áo giáp và đội mũ sắt có khe nhìn để chơi trò thi đấu của các hiệp sĩ, tớ liền hâm mộ mọi thứ liên quan đến hiệp sĩ và thời Trung Cổ. Hồi đó nguy hiểm phết ý chứ!

Tớ và thầy Wolfherr von Greinfenstolz sẽ cùng lên đường tìm hiểu tất tần tật về các hiệp sĩ thời Trung Cổ. Tò mò quá đỗi! Tổ tiên nhà thầy là hiệp sĩ nên thầy biết tần tần tật về hiệp sĩ thời Trung Cổ luôn. Đồng hành cùng hai thầy trò còn có Spucki, chú rồng nhỏ nhưng chuyên nói nhảm và Fidibus, hiệp sĩ chuột, chuyện gì cũng biết nên chuyên lẩm bẩm.

Cả đội bắt đầu lao vào các lâu đài, tìm hiểu chúng, rồi nghe những câu chuyện về cả siêu anh hùng và kể thất trận thảm hại như trong trường ca Nibelung và trường ca Roland. Đây là một thể loại văn học giúp ghi chép lại các câu chuyện siêu thú vị mà chắc chắn bọn mình đều thích đọc cho coi. Rồi cuộc hành trình còn điểm xuyết vài từ ngữ mà các hiệp sĩ hay dùng. Hóa ra họ có ngôn ngữ rất riêng mà nếu không tìm hiểu bọn mình ngồi nghe chuyện sẽ gà gà vịt vịt cho coi. Thế giới của các hiệp sĩ không hề đơn giản như tớ nghĩ. Các cuộc chiến giữa họ diễn ra liên miên. Họ có trách nhiệm thế nào, phải cư xử ra sao, dùng vũ khí gì và các kế sách trong những cuộc vây hãm… hay đơn giản trước khi trở thành hiệp sĩ thì họ phải trở thành hầu cận hiệp sĩ, gian nan lắm, rồi các tố chất để trở thành một hiệp sĩ thực thụ… tất tần tật đều được ghi lại trong “Hãy phóng mạnh ngọn giáo đi, Lancelot!”

Đặc biệt, tớ không ngồi im một chỗ đâu. Lúc nào trong đầu nảy ra câu hỏi là tớ liền hỏi thầy  Wolfherr. Fidibus thì lẩm bẩm, còn Spucki cũng lảm nhảm suốt nên tớ cũng biết thêm bao điều. Tớ cũng được du hành ngược thời gian và thời Trung Cổ, bước chân vào lâu đài nổi tiếng, phỏng vấn những hiệp sĩ thực thụ. Cảm giác trong tớ lâng lâng khó tả quá! Tớ còn được nghe câu chuyện về phân lỏng trong trận chiến nhà xí nữa chứ. Hóa ra nhà xí mới là tâm điểm quan trọng và đầu tiên để địch tấn công cơ đấy. Thú vị thật!

Lúc này tớ muốn trở thành hầu cận của hiệp sĩ để có thời gian tập tành làm hiệp sĩ, vậy thì tớ sẽ phải làm một bài kiểm tra năng lực. Chưa kể, nếu muốn chứng kiến tận mắt nhiều nữa các lâu đài, vũ khí của hiệp sĩ… tớ có danh sách các bảo tàng nè. Lại còn cả các mốc thời gian mà những sự kiện quan trọng xảy ra, rồi đáp án cho cơ số câu đố giúp tớ lưu lại kiến thức quý báu mình tìm hiểu được.

Tớ thấy thế này này, “Hãy phóng mạnh ngọn giáo đi, Lancelot!” tuyệt đấy chứ!

name

“Khi mới bắt đầu thực tập chánh niệm, quý vị thường có cả ngàn câu hỏi. Nhưng trước khi tìm người khác để xin giải đáp thì hãy ngồi xuống với câu hỏi của mình. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhờ nhìn sâu và ôm ấp câu hỏi mà quý vị có thể tự trả lời hầu hết các câu hỏi của mình. Chúng ta có thói quen luôn hướng ngoại, nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp nhận tuệ giác hay từ bi từ một người khác, từ Bụt, từ lời dạy của Bụt (Pháp) hay từ Tăng thân. Nhưng mà quý vị là Bụt, quý vị là Pháp, quý vị là Tăng.

Mục đích của cuốn sách này không phải để giảng dạy đạo Bụt. Chất chứa kiến thức về đạo Bụt không giúp ta trả lời được những câu hỏi khẩn thiết. Chúng ta phải học những gì có thể giúp chuyển hóa khổ đau của chính chúng ta, tháo gỡ những tình huống ngặt nghèo của chính chúng ta.

Một vị đạo sư nếu là một vị đạo sư đích thực thì những lời giảng dạy của người phải giúp ta tiếp xúc với sự sống và giúp ta cởi bỏ thành kiến, ý tưởng cũng như tập khí. Mục đích của một vị đạo sư đích thực là giúp đệ tử của mình chuyển hóa. Một câu hỏi hay là một câu hỏi có thể giúp ích cho rất nhiều người. Chúng ta nên đặt những câu hỏi từ tận đáy lòng mình, những câu hỏi liên quan đến hạnh phúc, khổ đau, sự chuyển hóa và sự thực tập. Một câu hỏi hay không cần phải dài dòng. Thiền sư Lâm Tế là một thiền sư nổi tiếng ở Trung Quốc của thế kỷ thứ chín. Ông ta nổi tiếng vì những cuộc thi ề n chiến giữa thầy và trò. Một thiền sinh thường đứng lên hỏi một câu hỏi để xem thử mức hiểu biết của mình đã chín muồi hay chưa. Thiền sư Lâm Tế thường bắt đầu bằng câu: “Nào, có vị nào xuất trận thì ra đây”. Trong trận chiến ấy thiền sinh đôi khi thắng, đôi khi bại. Trong cuốn sách này những vị nêu lên câu hỏi không cần phải xuất trận. Trong một trận chiến sẽ có người thắng kẻ thua. Trái lại, tôi cố gắng nhìn sâu vào từng câu hỏi và từng người hỏi với tâm từ bi, như chính tôi là người đã nêu lên câu hỏi ấy. Điều này không có nghĩa là những câu trả lời sẽ nói lên được những gì mình muốn nghe. Chúng ta có xu hướng tránh né một mũi tiêm hay một viên thuốc đắng mặc dầu ta biết mũi tiêm hay viên thuốc đắng ấy giúp ta lành bệnh. Cũng thế, chúng ta thường tránh né những câu trả lời gợi lên những kinh nghiệm khổ đau của đời mình.

Đôi khi những câu trả lời trong nhà Thiền giống như những rào cản giúp chặn đứng dòng suy luận của thiền sinh. Suy luận không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ nhanh hơn chớp nhoáng. Ở đâu có suy luận là ở đó có thất bại.

Đôi khi vị đạo sư phải trả lời theo cách mà thiền sư Lâm Tế gọi là đoạt cảnh. Nghĩa là khi một thiền sinh nêu lên một câu hỏi, nếu vị đạo sư dành hết thì giờ giải thích thì có khi chẳng giúp ích gì và vị thiền sinh vẫn còn bị kẹt trong suy luận và kiến chấp của mình. Thay vào đó, vị đạo sư gạt bỏ câu hỏi, bởi vì câu hỏi ấy rất có thể nêu lên một trở ngại không thật. Tôi thường đoạt cảnh để đưa câu hỏi về lại với thiền sinh.

Tôi hy vọng rằng nhờ những câu hỏi trong cuốn sách này mà hành giả có thể tìm được phương thuốc chữa trị rất cần thiết. Lời dạy của Bụt thường được gọi là viên âm. Nghĩa là lời dạy tròn đầy, phù hợp với mọi chúng sanh. Viên âm cũng có nghĩa là lời dạy thích hợp cho người nghe, có liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh hiện thực của người nghe. Tham vấn là một cơ hội giúp ta thực tập khả năng lắng nghe với lòng rộng mở, sẵn sàng đón nhận trong trạng thái tĩnh lặng an nhiên. Lắng nghe như thế thì chắc chắn ta sẽ nhận được phương thuốc mà ta đang cần”.

name

Thế nào là một trái tim ấm áp? Nếu được hỏi “Bạn có trái tim ấm áp không?” – các bạn sẽ trả lời thế nào?

Một trái tim ấm áp là một trái tim biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương, biết suy nghĩ trên lập trường của đối phương – hay nói cách khác là một trái tim biết quan tâm.

Điều này cũng đúng với quan hệ vợ chồng. Khi chồng suy xét đến tâm trạng, lập trường của vợ, và ngược lại vợ cũng để ý tới cảm xúc của chồng, giữa hai người sẽ có bầu không khí ấm áp và cuộc sống chung sẽ luôn thuận hòa. Tuy nhiên, trong lòng mỗi người luôn có những biến chuyển gây cản trở đến điều đó. Những biến chuyển đó được gọi là tính coi mình là trung tâm hay sự ích kỷ.

Tính ích kỷ được thể hiện càng rõ khi càng ít tuổi. Cần phải rèn giũa để dần dần, những đứa trẻ ích kỷ biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương cũng như biết nghĩ trên lập trường của đối phương.

Ví dụ, chúng ta hãy thử nghĩ về một em bé 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, những hành động dựa trên nhu cầu khám phá, hay nói cách khác là “nghịch ngợm” xảy ra nhiều. Các bé nhất định muốn chạm vào một vật mới gì đó lọt vào mắt mình. Tuy nhiên, vì bé chưa rõ cách xử trí với đồ vật này, cộng thêm việc chưa có đủ sự khéo léo nên bé dễ làm hư hỏng, gây nhiều phiền toái cho người lớn.

Trong trường hợp này, đáng lẽ cần cảm thông nhưng người lớn lại thường nổi giận với trẻ. Thái độ tức giận đó của người lớn không hề xuất phát từ lập trường của trẻ. Nhu cầu khám phá của trẻ, cũng giống như tinh thần học hỏi của người lớn, là hành động không thể thiếu cho sự phát triển động lực tự thân của trẻ, nên cần phải chấp nhận những trò nghịch đó.

Và ngược lại, cũng cần phải làm cho trẻ biết đứng trên lập trường của người lớn, thấu hiểu cảm xúc của người lớn. Khi trẻ sờ vào những vật quan trọng của người lớn, cần phải liên tục nghiêm túc nói với trẻ “Đây là đồ quan trọng của mẹ đấy, rất quan trọng”.

Dựa vào ngữ điệu mà trẻ sẽ hiểu cảm xúc của cha mẹ nên sẽ cẩn trọng với những món đồ đó, dần dần nghĩ đó là “vật quan trọng”. Đối với các con, hãy cho con biết nó quan trọng bằng cách nhắc nhiều về hai từ “quan trọng, quan trọng”, cuối cùng tôi đưa tay ra nói “Trả lại cho bố/mẹ nào”, con liền đưa trả và nói “Đây”. Đương nhiên, bạn không được quên câu “Cảm ơn con”.

Cứ như vậy, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ dạy cho con về những thứ quan trọng với người lớn, và trẻ cũng sẽ hiểu được nếu không chạm vào những thứ đó sẽ nhận sự biết ơn từ người lớn.

name

ĐÂY LÀ những trang sách và các phương pháp giảng dạy đã được thử thách bằng thời gian.

ĐÂY LÀ những nghiên cứu của những đại diện kiệt xuất của nền y học tự nhiên của tất cả các dân tộc từ thời đại cổ xưa cho tới nay.

ĐÂY LÀ những điều đã được khôi phục lại và những sự giải thích (nhận xét, bình luận) của các chuyên gia thời nay, những lời khuyên bảo hết sức cấp thiết của những nhà chuyên môn vĩ đại.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn những khám phá vĩ đại của cuộc đời tôi. Sự khám phá này là như sau: Vâng, tôi đã không chết mà tôi có thể sống rất lâu trong khỏe mạnh vô bệnh tật và hầu như không già đi. Hãy để cho sự bất tử có thể không bao giờ đạt được nhưng sự trẻ trung thì sẽ không bao giờ mất đi.

Con người là một thực thể được cấu tạo rất phức tạp. Chúng ta vẫn còn biết rất ít về bản thân mình. Khoa học cũng biết rất ít về con người y học hiện đại thì hầu như không hiểu biết gì về con người. Sự phát triển hiện nay của ngành y không gợi ra được tinh thần lạc quan.

Sẽ phải trải qua vài chục năm nữa, khi mà những bác sĩ chui vào chỗ cuối cùng của con đường hầm không lối thoát, bởi vì họ không biết sẽ viết cho người bệnh đơn thuốc gì và giới thiệu cho người bệnh loại thuốc men nào. Các dược phẩm dần mất đi hiệu lực của mình còn bác sĩ thì cảm thấy hoàn toàn bất lực. Nếu như y học đã có dù chỉ là chút xíu sự hiểu biết về những khả năng thật sự của con người. Lẽ nào, các bác sĩ đã khép tôi án tử hình từ những ngày đầu tuổi thơ của tôi? Không lẽ họ không để lại cho tôi một cơ hội nào để sống khi họ đã từ chối tôi bằng niềm tin chắc chắn rằng tôi sẽ không sống được đến năm 20 tuổi.

Giờ đây, ở phía sau tôi là những khám phá trường kỳ thú vị mang đầy tính khác thường. Nhưng điều cơ bản nhất là sự chiến thắng bản thân, chiến thắng bệnh tật và chiến thắng sự già nua của đời người. Tôi cố gắng chia sẻ một cách hào phóng toàn bộ cuộc sống bằng những khám phá của mình với mọi người. Tôi không mệt mỏi kêu gọi: Hãy tin vào bản thân, vào cơ thể mình. Đừng cam chịu bệnh tật. Hãy biết rằng các bạn có thể giành chiến thắng thậm chí là trước cái chết nếu như các bạn thật sự muốn điều này. Tôi đã làm được điều này, có nghĩa là các bạn cũng có thể làm được. Tôi không chỉ thoát chết, khỏi bệnh mà còn thiết lập ra chế độ cải thiện sức khỏe có thể giúp cho nhiều người thoát khỏi bệnh tật và bắt đầu sống một cách cao quý trọn vẹn. Họ sẽ được trẻ trung, khỏe mạnh, hạnh phúc mà không bị phụ thuộc vào tuổi trẻ. Nếu như chúng ta kiểm tra bản thân và bắt đầu khám phá những khả năng còn được giấu kín trong cơ thể thì sự sống trên trái đất này có thể kéo dài đến 100 thậm chí đến 120-130 tuổi ngay trong thời gian gần nhất. Điều này là hoàn toàn có thật bởi con người theo phép sinh học đã được lập trình trong khuôn thời gian sống rất dài. Tuy nhiên sự kéo dài cuộc sống ở đây không phải là sự kéo dài của tuổi già, mà là sự kéo dài của tuổi trẻ – tuổi thanh xuân. Kinh nghiệm của riêng tôi nói lên rằng điều này là hoàn toàn có thể.

 

Mục lục:

Lời nói đầu

Cùng bạn đọc

Lời dẫn

Động lực của tuổi trẻ và sức khỏe

Tâm trạng khỏe mạnh được phục hồi

Những rung động chữa lành bệnh nằm trên lòng bàn tay

Những cảm xúc được chữa lành

Chữa bệnh bằng năng lượng tư duy

Kết luận

Lời bạt

Thông tin tác giả

Nishi Katsuzo (1884 – 1959) là người sáng lập của Nishi Shiki Nhật Bản năm 1927, tại thời điểm đó ông là kỹ sư trưởng cho dự án tàu điện đầu tiên của Nhật. Ông cũng là một giáo viên dạy Aikido.

name

Khi Robin Chase đồng sáng lập ra Zipcar, cô không chỉ khởi sự một công cuộc kinh doanh mà còn đưa ra nền tảng cho một trong những ý tưởng quan trọng nhất về kinh tế và xã hội của thời đại: nền kinh tế hợp tác. Trong cuốn sách “Nền kinh tế chia sẻ: Tái thiết chủ nghĩa tư bản dựa trên sức mạnh kết nối”, cô mở rộng tư duy của chúng ta về các cách thức mà nền kinh tế có thể chuyển hóa và chỉ ra cách các Công ty Chia sẻ đang thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Những sức mạnh lớn lao nhất của con người được kết hợp với sức mạnh của các tập đoàn để tạo nên tổ chức chia sẻ, hình thành lực lượng sáng tạo và có thế lực. Các Công ty trong hợp tác này mang đến sức mạnh có tính công nghiệp về quy mô và tài nguyên, và những Người chia sẻ quy tụ lại những sức mạnh mang tính cá nhân như địa phương hóa, khác biệt hóa và tinh chỉnh hóa, mở khóa cho nền kinh tế hợp tác. Khi những nền tảng như vậy được khai thác đến mức tới hạn và đa dạng các bên tham gia, một hệ thống hoàn toàn mới được giải phóng.

Cuốn sách này sẽ trả lời nhiều câu hỏi xung quanh nền kinh tế chia sẻ:

Nền tảng kinh tế đằng sau sự chuyển đổi này là gì?

Cơ cấu tổ chức cung cấp quyền hạn cho nó là gì?

Nó có ý nghĩa gì đối với việc làm và cách mọi người tìm việc và kiếm sống?

Mô hình này có thể tạo ra những điều kỳ diệu nào?

Làm thế nào để bạn xây dựng được một nền tảng từ con số 0?

Vai trò của chính phủ là gì? Làm thế nào để các thể chế lớn chuyển đổi?

Công ty Chia sẻ dân chủ hóa quyền lực hay tước bỏ quyền lực của mọi người?

Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng Công ty Chia sẻ để giải quyết những thách thức lớn nhất của chúng ta, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu?

Tương lai của chúng ta sẽ như thế nào?

Mô hình Công ty Chia sẻ đã “thay áo” cho thế giới kinh doanh, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ. Trong suốt cuốn sách này, Robin Chase sẽ cung cấp bằng chứng về cách thức mô hình Công ty Chia sẻ có thể tiếp nhận thế giới đang thay đổi nhanh chóng này và biến nó thành một thế giới mà chúng ta muốn sinh sống: bền vững, công bằng, phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng.

Mục lục:

Giới thiệu

Phần 1: Những viên gạch nền

1. “Xin chào, Zipcar. Tôi Robin đây.”

2. Công suất dư thừa

3. Nền tảng cho sự tham gia

5. Kết hợp tất cả

Phần 2: Thực thi

6. Từ con số 0

7. Vì mọi người

8. Nắm bắt sự đổi thay

Phần 3: Biến đổi tương lai

9. Ai sở hữu vàng?

10. Chỉ rõ những thách thức lớn nhất

11. Điều gì xảy ra tiếp theo

Ghi chú

Trích đoạn sách:

Zipcar được thành lập vào ngày tựu trường tươi sáng vào tháng Chín năm 1999. Dù ở độ tuổi nào, tháng Chín luôn là thời điểm trong năm tôi thường dành để nghĩ về tương lai, sự thay đổi và những hứa hẹn của một năm dài phía trước. Có lẽ điều này là do tôi sống ở một thị trấn tập trung nhiều trường đại học ở vùng đông bắc với hàng đoàn nam thanh nữ tú với ba lô chất đầy đồ dùng kéo về đây ngay khi những hàng cây thay lá và những cơn gió ùa về. Tháng Chín năm đó Antje và tôi ngồi ở Ras Café, cách trường tiểu học của các con vài dãy nhà, vài giờ trước giờ tan học.

Tôi chắc hẳn là mảnh ghép hoàn hảo của cô ấy: đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm. Gần đây tôi đã tham dự một buổi họp lớp Trường Quản trị Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp và thành công của các bạn cùng lớp. Metro Boston là vườn ươm các công ty khởi nghiệp công nghệ vào thời điểm đó. Raytheon, DEC, Data General, Wang và EMC đều đã được thành lập ở đây – nó tương đương với Bờ Đông của Thung lũng Silicon. Sự bùng nổ dot-com làm say mê các nhà đầu tư và doanh nhân khởi nghiệp, đạt đến đỉnh điểm một năm sau đó, vào tháng Ba năm 2000, với chỉ số NASDAQ ở mức cao nhất mọi thời đại.

Tôi không chỉ sẵn sàng khởi nghiệp, mà còn nhắm đến thị trường chia sẻ xe hơi. Chồng tôi lái xe ô tô đến văn phòng ở ngoại ô mỗi sáng, và chiếc xe sẽ nằm trong một bãi đậu xe cả ngày. Và dù đôi khi chắc chắn mình cần một chiếc ô tô, nhưng tôi hoàn toàn không muốn mua một chiếc xe khác, đậu nó trên đường trong khu phố của mình, bảo dưỡng và bới tìm nó trong đống tuyết sau cơn bão. Tôi không muốn đối mặt với việc nhớ lại những ngày người ta quét dọn đường phố luân phiên hằng tháng và lao ra ngoài để đánh xe đi khi nghe thấy cảnh báo lúc 7 giờ sáng từ loa của xe đầu kéo. Đối với tôi, như hầu hết những người dân sống ở thành phố và không cần ô tô để đi làm, chi phí sở hữu một chiếc xe lớn hơn nhiều lợi ích nó có thể mang lại. Một lần, có thể là hai lần, do cần kíp, tôi buộc phải mượn xe của một người hàng xóm. Nhưng việc hỏi mượn thường xuyên sẽ khiến tôi cảm thấy mình là một kẻ ăn mày lười biếng. Tôi cần Zipcar.

Hai tháng sau khi bắt tay hợp tác, chúng tôi nhận được khoản đầu tư thiên thần đầu tiên, 50 nghìn đô-la, từ Jeannie Hammond, một người bạn cùng lớp ở MIT. Phần lớn số tiền đó dành cho Jim Lerner, một kỹ sư đã hợp tác chặt chẽ với tôi để xây dựng trang web đầu tiên của Zipcar, trang ứng dụng thành viên, quy trình đặt xe và thanh toán, hệ thống quản lý đội xe cơ bản và tích hợp cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho những hoạt động kể trên. Một phần tiền đáng kể nhưng ít hơn để dành cho việc thiết kế logo và trang web. Bốn tháng sau, Zipcar còn 68 đô-la trong tài khoản ngân hàng và ba ngày trước khi ra mắt. Kế hoạch là đặt bốn chiếc ô tô vào bốn chỗ đậu xe riêng, ở bốn điểm dừng tàu điện ngầm liên tiếp giữa Cambridge và Boston. Chúng tôi đã có một chiếc Volkswagen Beetle màu vàng chanh mới được đặt tên là Betsy. Tôi đã tự mua chiếc xe, dùng căn nhà làm tài sản thế chấp và trả góp 299 đô-la mỗi tháng. Ba chiếc xe còn lại, tất cả đều là dòng Volkswagen – một chiếc Beetle, một chiếc Golf và một chiếc Passat – đã được lên lịch chuyển giao vào sáng hôm sau.

Sau đó, tôi nhận được cuộc gọi từ phó chủ tịch của công ty cho thuê. Anh ta thông báo với tôi rằng anh ta sẽ cảm thấy “thoải mái hơn” với khoản tiền đặt cọc 7.000 đô-la cho mỗi chiếc xe trước khi giao xe cho chúng tôi. Chắc hẳn bạn nghĩ tôi đang lo sốt vó. 

Thay vào đó, tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi. Vạn sự khởi đầu nan. Đây chỉ là một trở ngại khác mà thôi. Lúc đó đã là buổi chiều muộn và tôi không còn tâm trí nào để suy nghĩ về các lựa chọn, vì vậy để đỡ căng thẳng và đã có lịch trình từ trước, 6 giờ tối hôm đó tôi đến tham dự buổi tiệc ra mắt một dự án khởi nghiệp khác. Buổi tiệc chiêu đãi diễn ra trong một khu nhà xưởng vừa được sửa sang lại: nền xi măng, tường mới sơn trắng, những chiếc bàn phục vụ ăn uống dài phủ khăn trắng kê sát tường. Tôi vừa bước vào thì Juan Enriquez, một nhà đầu tư thiên thần mà tôi đã liên hệ, xuất hiện. Sau này tôi trở nên thân thuộc với Juan hơn, nhưng vào tháng Sáu năm đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn trực tiếp và thẳng thắn.

“Chào, Robin. Zipcar thế nào rồi? Tôi có thể giúp gì cho cô?”

“Tôi cần 25.000 đô-la vào sáng mai.”

“Chốt,” anh ấy nói.

Và thực sự, đến chín giờ sáng hôm sau, khi tôi gọi đến ngân hàng, tiền đã vào tài khoản. Tôi trả tiền người cho thuê xe, nhận ô tô và bắt tay vào vận hành Zipcar.

Nhưng tôi vẫn phải huy động tiền mặt. Năm 2000, các mạng lưới trực tuyến và cổng tiếp thị kết nối những người cấp vốn với những nhà cải cách tiềm năng vẫn chưa lộ diện, vì vậy cho vay chia sẻ, huy động vốn từ cộng đồng và mua sắm một cửa không phải là lựa chọn đối với các nhà đầu tư thiên thần.

Lần đầu tôi được cảnh báo về việc các nhà đầu tư mạo hiểm và tôi có thể không có chung tầm nhìn là vào cuộc gặp lần thứ ba của tôi với một trong những người sáng lập ra một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Boston. Chúng tôi đã ăn trưa cùng nhau trong phòng ăn thuộc tòa nhà văn phòng sau một cuộc họp. Tôi biết rằng ông ấy cũng có con – tận chín đứa! Tôi là con thứ năm trong một gia đình sáu người. Tôi nói với ông ấy rằng bộ phim yêu thích của tôi  hồi nhỏ là Peter Pan, và sau khi xem xong bộ phim lần đầu trên tivi, khi năm hoặc sáu tuổi, tôi đã trèo lên nóc tủ quần áo trong phòng ngủ chung rồi nhảy xuống với hy vọng mình có thể bay.

Tôi tiếp đất với một cú giáng mạnh.

Ông cũng kể cho tôi nghe chuyện ông từng đặt một trong những đứa con của mình, lúc hai tuổi, lên tủ trang điểm trong phòng ngủ. Giang tay về phía con, ông nói, “Nhảy xuống đi! Nhảy xuống đi!” Đứa bé ngập ngừng. “Nhảy đi! Bố sẽ đỡ,” ông lặp lại. Đứa bé nhảy xuống, còn ông lùi lại để thằng bé ngã. “Tôi đã dạy các con ngay từ khi còn nhỏ rằng chúng không được tin tưởng bất kỳ ai.”

Câu chuyện đó cứ lởn vởn trong đầu tôi trên chuyến tàu điện ngầm trở về nhà, và khi đi đón các con tôi lúc đó sáu, chín và mười hai tuổi từ trường về. Câu chuyện hiện ra trong đầu tôi suốt cả buổi chiều. Và tôi đã kể chuyện đó với chồng sau khi các con đã ngủ. Dường như tôi và các nhà đầu tư mạo hiểm có thế giới quan hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ bạn có thể tin tưởng mọi người. Rằng đại đa số mọi người đều tốt. Rằng tôi có thể trông cậy cha tôi, và thậm chí một người xa lạ, giang tay đón đỡ nếu tôi ngã xuống. Mỗi ngày, tôi luôn cố gắng một cách ngây thơ để tìm kiếm và xây dựng thế giới mà mình muốn sống trong đó. Ngay từ đầu, tôi đã coi Zipcar là ví dụ cho thấy một lối tư duy khác về kinh doanh, trong đó các giả định về lòng tin, trách nhiệm và sự cộng tác đã thay đổi.

BA NIỀM TIN CỦA TÔI

Ba niềm tin cơ bản nhất của tôi, thứ khiến tôi tin rằng Zipcar sẽ ổn, đã khiến hầu hết các nhà đầu tư và phóng viên kinh doanh nín thở.

Luận điểm số 1 của Robin: Mọi người sẵn sàng “chia sẻ” ô tô thay vì sở hữu do tính hiệu quả kinh tế.

Phản ứng của nhà đầu tư: Người Mỹ có xu hướng tâm lý tự phụ và sở hữu. Người Mỹ có mối quan hệ đặc biệt với ô tô của mình và địa vị xã hội của họ gắn liền với ô tô. Chúng tôi không muốn sử dụng ô tô. Chúng tôi muốn sở hữu chúng.

Luận điểm số 2 của Robin: Một nền tảng công nghệ tận dụng mạng Internet và công nghệ không dây giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.

Phản ứng của nhà đầu tư: Rào cản công nghệ quá lớn, quá phức tạp. Nó chưa từng được thực hiện trước đây. Cô không phải là một kỹ sư.

Luận điểm số 3 của Robin: Công ty có thể tin tưởng để mọi người đón và trả xe mà không cần giám sát, hãy đổ đầy xăng bằng thẻ tín dụng của công ty và mang theo rác khi đi.

Phản ứng của nhà đầu tư: Những người làm việc đó ở châu Âu là người Thụy Sĩ! Người Mỹ chúng ta sẽ không bao giờ đối xử tốt với ô tô như vậy.

Từ “chia sẻ” được đặt trong ngoặc kép trong luận điểm đầu tiên vì tôi biết khoảng 40% những người được khảo sát vào mùa thu năm 1999 có những liên tưởng thực sự tiêu cực với từ đó. Đối với họ, chia sẻ ngụ ý “bẩn thỉu”, “chất lượng kém”, “phải chờ đợi” và “lối sống hippie” – những phẩm chất khác xa với dịch vụ mà chúng tôi dự định xây dựng. Kết quả là, tôi đã từ bỏ việc sử dụng từ chia sẻ, nhưng không từ bỏ ý tưởng. Chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ biến việc chia sẻ thành một chuyển đổi liền mạch và hiệu quả. Zipcar sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và khách hàng của chúng tôi sẽ không phải điều phối với những người khác hoặc chờ đến lượt.

Hóa ra, niềm tin của tôi vào tiềm năng của xu thế chia sẻ đã báo trước những gì sẽ diễn ra trên mạng xã hội trong thập kỷ sau  đó. Facebook và các công ty truyền thông mạng xã hội khác đã định danh lại hoàn toàn từ chia sẻ. May mắn thay, dự đoán của tôi rằng mọi người sẵn sàng chia sẻ là chính xác. Chỉ một phút sau khi trang web Zipcar đi vào hoạt động (nhưng trước khi ra mắt), điện thoại đã đổ chuông.

“Xin chào, Zipcar xin nghe. Tôi Robin đây. Tôi có thể giúp gì cho anh?”

“Xin chào, tôi muốn thuê một chiếc ô tô.”

“Anh đang đùa tôi à? Chúng tôi chỉ vừa mới hoạt động! Điều này thật phi thường! Chắc chắn rồi!”

Và thế là Craig Kleffman trở thành thành viên đầu tiên của Zipcar. Anh ấy thuê ô tô của chúng tôi theo giờ để vận chuyển dàn trống của mình đến các buổi biểu diễn và thuê chúng theo ngày để tự đi đến các cuộc thi ba môn phối hợp diễn ra ở vùng ngoại ô mà anh ấy tham dự. Đối với những người như Craig, sống ở các thành phố và không cần lái xe ô tô đi làm, việc sở hữu ô tô cộng với việc phải đi thuê xe nghĩa là họ có nhiều xe hơn mức thực sự muốn sử dụng. Mọi người chọn Zipcar vì chia sẻ là sự lựa chọn thông minh hơn về mặt tài chính – và chúng tôi cũng tuyệt vời, thông minh, vui vẻ, tân tiến, tiện lợi và đáng tin cậy. Sau khi được Avis mua lại vào năm 2013, 13 năm sau khi thành lập, Zipcar đã sở hữu 760.000 thành viên chia sẻ 10.000 chiếc xe trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Các giao dịch mua xe gần đây của các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hơi địa phương ở Tây Ban Nha và Áo, cũng như ở Paris vào năm 2014 tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận của Zipcar.

Mục tiêu của Zipcar là khiến việc thuê một chiếc xe hơi trở nên dễ dàng và thuận tiện như rút tiền mặt từ máy ATM. Chúng tôi cần cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô đơn giản, thuận tiện, đáng tin cậy – giống như các máy ATM – ở khắp thành phố.

Người dùng cần có thể đặt trước và mở khóa xe ô tô trong vài giây, bất kỳ lúc nào và không có ai đứng chắn giữa họ và xe.

name

Nhiều bạn đọc Việt Nam – những độc giả mến trọng của tôi, có thể là đang có trong nhà mình, hoặc đang đọc, hoặc đang trải nghiệm những điều nào đó trong cuốn sách nhỏ “Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên” của Thầy Nishi Katsuzo. Trong dòng chảy tràn đầy năng lượng mạnh mẽ của yêu thương đang dâng trào từ trái tim; trong niềm khát khao mãnh liệt muốn được cung cấp thêm những thông tin, tôi cho là, khá quan trọng, khá cấp thiết và luôn là thời sự, đến tất cả những ai đang rất quan tâm trong cuộc sống đương đại: Liệu có phương cách nào giúp chúng ta tránh được những căn bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng, không chỉ ở những người cao tuổi, mà ngay cả những người còn khá trẻ – đang độ tuổi cống hiến nhiều nhất? Thủ phạm của các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, liệt nửa người, thậm chí chết “bất đắc kỳ tử”… là gì? Những sự ra đi quá đường đột… đã để lại những nỗi đau xé ruột…!!! Mới 3 ngày trước đây tôi vừa hẹn qua điện thoại, sẽ tặng bạn tôi một cuốn sách tôi vừa dịch về sức khỏe… và bạn tôi cũng hẹn sẽ tặng tôi một tập thơ mà bạn tôi vừa xuất bản…

Chúng tôi chưa kịp trao cho nhau những món quà giản dị để sẻ chia… thì được tin bạn tôi đã ra đi một mình, đột ngột trong đêm không một ai biết…!!! Và thế là cả hai chúng tôi đã trở thành người mắc nợ lẫn nhau! Và tôi thì trong suốt cuộc đời mình, cho đến hôm nay, từ sâu thẳm trái tim mình không muốn mắc nợ ai! Nhưng tôi cũng không dám chắc là tôi đã không nợ nần ai. Bằng chứng là trong những ngày này, tôi không dấu nổi những suy nghĩ thôi thúc: “phải cố gắng làm sao để có thể nhanh nhất hoàn tất cuốn sách dịch thứ hai: Làm sạch mạch và máu trong số 4 cuốn sách mà tôi đã được gia đình Thầy Nishi Katsuzo cho bản quyền tác giả xuất bản tại Việt Nam, để nhiều người cùng được đọc.

Một lần nữa – lần thứ 2, tôi xin trân trọng kính chuyển tới các bạn đọc kính trọng của tôi lòng mong muốn và niềm tin chắc chắn rằng, cuốn sách dịch nhỏ thứ hai này, có thể sẽ cung cấp thêm những thông tin mới đầy ắp tính khoa học, tính thiết thực đối với việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng. Hy vọng nó sẽ trở thành người bạn gần gũi, đáng tin cậy, luôn đồng hành cùng các bạn trong cuộc sống hiện tại. Cùng với cuốn “Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên”, có thể nó sẽ cho các bạn thêm chỗ dựa vững chắc để các bạn nương theo, mà vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể trong việc chăm sóc sức khỏe cho chính bạn, cùng người thân của mình sao luôn giữ cho mình cả sức khỏe thân xác lẫn tâm hồn trong sáng, thanh tao.

Tôi thành tâm hy vọng những trang sách này sẽ đưa các bạn thẳng tới những chỉ dẫn cụ thể về việc ăn, uống, tập luyện thân thể và suy nghĩ nhằm giúp các bạn nhanh chóng “Làm sạch mạch và máu” – thứ mà Thầy Nishi Katsuzo cho là nguyên nhân cơ bản nhất và trực tiếp giúp ta đẩy lùi các bệnh nguy hiểm như đã nêu.

Nishi Katsuzo đã đưa ra các giải thích khoa học (ví dụ: chỉ riêng việc ăn uống) rằng thức ăn đưa vào cơ thể cần phải gồm những loại nào để hội đủ 4 nguyên tố cấu thành nên cơ thể con người. Đó là LỬA (ánh sáng mặt trời) là KHÔNG KHÍ, là ĐẤT và NƯỚC. Tác giả cũng đã khẳng định (ngay trong cuốn sách) là cứ qua mỗi 10 ngày một, khi cơ thể được nuôi dưỡng đúng sẽ nhận được máu mới hoàn toàn tốt, và cơ thể sẽ tự động điều chỉnh đáng kể về sức khỏe theo hướng tích cực. Các chỉ dẫn của ông rất rõ ràng, dễ hiểu. Các nguồn thức ăn mà ông giới thiệu đâu có đắt đỏ và khó kiếm tìm trong thực tế đời sống của chúng ta. Còn lợi ích của nó, các bạn hãy cùng trải nghiệm và tự các bạn sẽ có câu trả lời!

name

Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 8

Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru) là series light novel trinh thám của tác giả Ota shiori, minh họa bìa Tetsuo. Đến nay series đã đạt được con số ấn tượng 1,5 triệu bản in. Tác phẩm cũng được chuyển thể sang rất nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action, manga.

Tháng tư tại Asahikawa là thời điểm chuyển giao giữa hai mùa đông xuân. Tôi, Shoutarou, lên lớp 11 và tiếp tục học cùng lớp với thằng bạn thân nối khố Imai và cả cô bạn thân thiết Kougami nữa. Thầy giáo chủ nhiệm là thầy Isozaki đã quá rành tính cách. Ai ngờ cô bạn mới chuyển trường tới Azechi chuyên ăn mặc kì quái như lolita và cũng không giao du với ai lại bất ngờ tới mà muốn “làm bạn” với Kougami. Ngỡ ngàng hơn nữa khi Kougami lại đồng ý với mong muốn của Azechi, dù đấy chỉ là trên hình thức. Câu chuyện “mặt chìm mặt nổi” phản ánh một phần góc tối nơi đời sống học đường, đặc biệt là thế giới của những cô gái tuổi mới lớn đầy phức tạp và thậm chí có phần tàn nhẫn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải giải quyết vụ việc “tiếng gọi chim non” tại nhà Sakurako, trước khi có chuyến du ngoạn tới hồ thắng cảnh tuyệt đẹp tại Biei và phát hiện một xác chết bí ẩn. Một vụ án tương tự với cái xác không xác định tại đầm Junsai ở Hakodate. Thanh âm dạo đầu ấy liệu có phải báo hiệu cho một mùa trỗi dậy của những cánh bướm?

Tập thứ 8 của bộ truyện trinh thám đình đám đã tới rồi đây!

Mục lục:

Mở đầu

Xương thứ nhất – Mặt chìm mặt nổi

Xương thứ hai – Tiếng gọi chim non

Xương thứ ba – Lột da

Truyện ngắn đặc biệt – Ba lão tài nhân phương bắc

Thông tin tác giả:

Shiori Ota

Shiori Ota sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa cho đến năm 2012. Khi ra mắt tác phẩm trên trang web E*Every Star, cô được đánh giá cao về bút lực và trở nên nổi tiếng. Cùng năm đó, bộ truyện Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào đạt giải thưởng xuất sắc (với bút danh Eleanor.S) trong hạng mục Giải thưởng truyện e-book của E*Every Star (kadokawa Shoten). Ngoài ra, cô còn đoạt một số giải xuất sắc như Giải thưởng Kaito Royale Novel, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết tổ chức bởi E*Every Star và Quartet, và trong mọi cuộc thi khả năng viết lách của cô đều được đánh giá cao. Ngoài ra, cô còn có tác phẩm Ma nữ nói dối vào ngày thứ hai (Tủ sách Asahi Aero)

Tetsuo

Trích đoạn sách:

Azechi Ranka là một học sinh chuyển trường quái dị.

Cô nàng thấp hơn Kougami một chút, mái tóc đen tết đuôi sam lệch một bên như kéo căng tóc, rẽ ngôi lệch và bộ đồng phục chỉnh lại theo phong cách gothic Lolita chấp chới vi phạm nội quy, với đôi tất đen dài đến đầu gối, ruy băng ren.

Điểm đáng sợ nhất là cách trang điểm thâm sì khiến gương mặt trông càng thiếu sức sống. Làn da cô nàng có vẻ vốn đã trắng rồi. Mắt lại đánh viền đậm tông xanh đen trông như vết chàm, môi không xanh thì cũng đen. Móng tay cũng đen sì nốt.

Chắc thầy giám thị cũng đã nhắc nhở, nên vài ngày sau cô nàng đã chịu đổi màu son môi nhẹ nhàng hơn trong giờ học, nhưng trông vẫn giống nhân vật bước ra từ phim kinh dị hay ngày lễ Halloween.

Chính vì vậy, tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi thấu tâm can khi cô nàng đó đi thẳng về phía chúng tôi. Tôi sởn cả gai ốc như thể đang cảnh giác với Hanabusa.

“Tôi muốn làm bạn với cậu.”

Azechi đột ngột buông ra câu đó hệt như cách cô nàng xuất hiện. Giọng trầm, nghèn nghẹt.

“Bạn?”

Kougami hỏi lại với vẻ khó hiểu.

“Ừ, với Kougami.”

“Với tớ?”

Chẳng rõ con gái với nhau thoải mái hơn hay chỉ đơn thuần vì sự điềm tĩnh của Kougami, mà gương mặt Kougami không hề đổi sắc khi hỏi ngược lại.

“Phải. Tôi không đùa, là thật lòng. Tôi muốn làm bạn với cậu.”

“Hơ? Ờ, để coi…”

Kougami chắc cũng thấy hoang mang trước lời đề nghị của Azechi. Cậu ấy khẽ liếc sang tôi tìm sự giúp đỡ.

“Có lẽ hơi đột ngột quá đấy, bạn Azechi.”

Tôi thấy hơi rờn rợn, nhưng phải bảo vệ Kougami trước bất kỳ sự vụ gì có thể xảy đến. Tôi vội vàng chen vào giữa, nhưng Azechi dùng tay trái hất tôi ra như đang bị làm phiền.

“Đương nhiên, tôi cũng không thật lòng muốn làm bạn với cậu. Còn không muốn dính líu gì tới mấy người. Nói cách khác, tôi chỉ muốn chúng ta giả vờ làm bạn thôi.”

“Giả vờ làm bạn… tớ nghĩ chuyện này không hay ho cho lắm.”

Kougami đanh mặt lại, nhưng vẫn cố giữ nụ cười và đáp lại với vẻ hoang mang. Đột nhiên, Azechi nhăn nhó.

“Điều này chẳng liên quan gì tới tốt hay xấu. Ngoài mặt thôi cũng được, lúc ở trên trường, cậu vờ làm bạn với tôi là được rồi. Cậu ghét tôi cũng chẳng sao… Hơn nữa, tôi nghĩ đề nghị này cũng tốt cho cả cậu nữa.”

“Tại sao?”

“Ba là con số khá tàn nhẫn mà bạn Kougami?”

“…”

Kougami tê cứng cả người. Con số ba có chỗ nào không ổn nhỉ? Tôi cũng nghiêng đầu thắc mắc. Thế rồi, ánh mắt tôi chạm phải đống đồ của Imai đang vứt nguyên trên bàn. Imai, tôi và Kougami. Ba người. Điều đó thì có gì tàn nhẫn?

“Này? Cậu cũng thấy được như thế tốt hơn mà? Chúng ta làm bạn nhé?”

Tôi cho đây là lời đề nghị một chiều khá vô duyên. Hiển nhiên Kougami sẽ chẳng bao giờ gật đầu. Không, ít nhất tôi cũng đinh ninh là vậy. Thì bởi Kougami cũng tỏ ra khá miễn cưỡng trước lời đề nghị của Azechi.

“… Vậy thì tớ nên gọi cậu là gì đây? Bạn Azechi sao? Thân thiết mà gọi là ‘bạn Azechi’ cũng không ổn nhỉ?”

Do đó, tôi khá sững sờ khi nghe Kougami khẽ khàng cất giọng sau một khoảng lặng dài nặng nề. Gương mặt cậu ấy hiện rõ vẻ quyết tâm.

“Ơ? Kougami? Azechi?”

“Cứ gọi Ranka là được. Tôi nên gọi cậu kiểu gì bây giờ?”

“Yuriko là được rồi.”

Mặc kệ tôi vẫn đang trợn trắng mắt ra đấy, hai người bắt đầu trò chuyện như đã đạt được một thỏa thuận gì đó. Tôi hoàn toàn không hiểu nổi sự thay đổi giữa hai cô gái và suy nghĩ trong lòng Kougami.

“Hì hì, nghe lạ thật nhỉ? Yuri và Ran.”

Như thể vừa đạt được một lời cam kết hay một lời cầu chúc, nét mặt Kougami giãn ra và để lộ nụ cười. Vẻ mặt thường thấy nơi Kougami.

“Phải đó, cũng vừa đúng lúc. Chúng ta chắc là có duyên gặp gỡ rồi.”

“Ừ, có vẻ vậy… Thế thì, một lần nữa mong cậu giúp cho nhé, Ranka.”

Kougami chìa bàn tay phải ra cho Azechi. Azechi nắm lấy bàn tay đó bằng cả hai tay. Kougami cũng đặt tay trái mình lên đó. Hệt như hai người bạn thân thiết.

“Vậy Yuriko, hẹn mai gặp nhé. Mà phải, con gấu bông móc ở điện thoại của cậu tuy hoàn toàn không phải gu tôi, nhưng mai tôi có thể gắn một con tương tự không?”

“Tớ mua ở cửa hàng Loft trước nhà ga đó. Có lẽ vẫn còn màu khác. Mà cái này là bộ hai con Mana và Chika cơ. Đúng lúc tớ đang tính mua một cái cặp đi học mới. Hay chúng ta mua cặp đôi nhé?”

“Chậc, thế cũng được. Vậy cậu nhớ tháo ngay cái đó ra nhé.”

“A… ừ. Tớ hiểu. Vậy hẹn mai gặp lại.”

“Ờ.”

Tôi còn tưởng hai người đó sẽ mãi nắm tay nhau trò chuyện mặc kệ mình, thì cuộc hội thoại đã kết thúc. Cuối cùng, Azechi buông tay và thản nhiên rời khỏi lớp học.

Nét mặt tôi ngơ ngác còn Kougami lại như kìm nén bao cảm xúc. Đúng lúc đó, Imai đi ngang qua Azechi và bước vào trong lớp, khẽ nhíu mày ngạc nhiên trước bầu không khí giữa chúng tôi.

“… Sao thế?”

“Chà… Nói sao đây.”

Tôi cũng chẳng biết nên nói thế nào nữa. Nói là Kougami vừa hùa với Azechi bày trò nói dối sao?

“Kougami, chuyện khi nãy là sao?”

“Ừ.”

Trước câu hỏi của tôi, cậu ấy trả lời mà cứ như không.

“Này, ‘ừ’ là sao.”

Kougami vuột ra tiếng thở dài, như thể cũng thấy bối rối.

“Thì… có lẽ từ mai bạn Azechi sẽ thành bạn thân của tớ.”

(Còn nữa)

name

Đối với việc học của trẻ nhỏ, vai trò của cha mẹ là khuyến khích, động viên và nuôi dưỡng niềm say mê hứng thú. Hãy để trẻ nhỏ học một cách thật thoải mái và vui vẻ, thật chủ động và hào hứng. Rồi tự các bạn ấy biết sẽ phải làm gì để làm chủ kiến thức trong những lĩnh vực mà mình yêu thích. Học ngoại ngữ luôn là môn học "khó nhằn" đối với các bạn nhỏ. Làm thế nào để các bạn say mê với việc học, học như chơi mà chơi cũng như học.

Với cuốn sách BÍ MẬT HỌC NGOẠI NGỮ CỦA TỚ, Thái Hà Books vô cùng vui mừng khi được giới thiệu với mọi người. Vì cuốn sách này không hề tạo áp lực, khó chịu hay 1 chút căng thẳng nào cho người đọc.

Bạn nào thích "học" một cách nghiêm túc, xin mời, cuốn sách sẽ giới thiệu đa dạng về các chủ đề, không những các bạn nhỏ được chơi mà sẽ được khám phá với các bí kíp học tiếng anh siêu dễ... Còn bạn nào không hứng thú với sách vở cũng sẽ phải tỉ mẩn, tò mò với bộ sách siêu thú vị này. Học mà chơi, chơi mà học chưa bao giờ dễ dàng đến thế.

Tác giả của cuốn sách này là Mina Phạm - cô bé 7 tuổi siêu dễ thương với các thành tích cực khủng như:

- Đạt tuyệt đối 15/15 chứng chỉ Quốc tế Starters chỉ khi mới tròn 6 tuổi

- Đạt tuyệt đối 15/15 chứng chỉ Quốc tế Movers

- Thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt tuyệt đối 15/15 chứng chỉ Quốc tế Flyers khi chỉ

mới 7 tuổi

- Giải đặc biệt trong cuộc thi Spelling Bee ở trường- Giải đặc biệt cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Anh ở trường

- Founder của thương hiệu thời trang MINAKISS

- Giải nhì cuộc thi vẽ tranh cổ động Phòng, chống dịch Covid-19 ở trường

- MC nhí song ngữ cho một số chương trình

- Mina cùng mẹ làm cuốn sách này khi đang 7 tuổi rưỡi, phần minh hoạ trong cuốn sách này do chính Mina vẽ.

Trích đoạn sách:

Các bạn thân thương của tớ!

Rất nhiều lần tớ xem lại clip của mình tập nói các ngôn ngữ khi còn bé 2 hay 3 tuổi. Tớ cứ phì cười và thấy rất đáng yêu! Khi ấy tớ còn nói chưa rõ, nhưng cứ bập bẹ tập nói mọi ngôn ngữ. Thế rồi dần dần tớ tiến bộ như bây giờ! Ai cũng bắt đầu một cách bỡ ngỡ như vậy đấy! Từ bé, tớ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè đến từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia… Họ đều đến sống ở Việt Nam. Ban đầu, tớ cũng chưa nói được nhiều tiếng Anh để giao tiếp cùng họ. Sau mỗi lần như vậy, khi về tớ lại tự nhủ lòng, mình phải học hỏi thêm nhiều hơn nữa, để có thể thoải mái giao tiếp cùng các bạn ấy. Khi gặp nhau, chúng tớ thường giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng tớ cũng thích học ngôn ngữ của các bạn ấy, ví dụ như nói tiếng Trung, tiếng Nga… Thế là từ đó, trong lòng tớ hình thành mong muốn học thêm các ngôn ngữ khác nữa. Khi tớ nói ngôn ngữ của họ thì tớ thấy họ rất vui và hào hứng. Đổi lại, họ cũng thích học tiếng Việt của chúng mình đấy các bạn ạ!

Học ngôn ngữ khác không khó như bạn tưởng đâu. Mẹ tớ bảo ngôn ngữ là để giao tiếp nên cứ giao tiếp thật nhiều, giao tiếp ngay cả khi bạn còn nói chưa được tốt lắm! Cứ nói ra, sai đến đâu thì sửa đến đấy. Mỗi lần sửa đó sẽ giúp chúng mình sẽ tiến bộ hơn bạn ạ! Mẹ tớ từng kể khi mẹ tớ đến Singapore thấy nhiều trường ở bên đó cho bé từ 3 tuổi đã học bằng một số ngôn ngữ cùng lúc, bởi Singapore là quốc gia có các nền văn hóa và sắc tộc đa dạng, với nhiều ngôn ngữ khác nhau mà. Và hôm nay, tớ muốn chia sẻ cùng bạn về niềm vui khi học ngoại ngữ của tớ, cùng những “bí mật” học các ngoại ngữ của tớ như thế nào? Hiện, tớ có thể nói tốt 3 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và giao tiếp chào hỏi tiếng Thái. Tớ vẫn đang tiếp tục học hỏi thêm. Ngôn ngữ là một quá trình học liên tục, chúng mình càng học càng thêm hiểu biết và giao tiếp tốt hơn.

Tớ hy vọng cuốn sách này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn sớm tìm thấy niềm vui khi học các ngôn ngữ nha!

Thân mến,

Phạm Mina

name

Những năm đầu con đi học có thể là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho nhiều bậc phụ huynh: Họ không phải chăm bẵm con nhiều như khi con còn chập chững; họ cũng chưa cần nghĩ tới khoảng thời gian “nổi loạn” khi các con bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong giai đoạn bắt đầu đi học của trẻ, những người mẹ vẫn còn có nhiều mối bận tâm khác.

Những người mẹ có thể lo lắng về sự thích nghi của trẻ trong môi trường mới. Họ cũng phải xem xét đến việc quản lý, sử dụng thời gian của bản thân như thế nào cho phù hợp với thời gian biểu của con. Rồi họ cũng gặp phải thử thách trong mối quan hệ với các hội phụ huynh, với những người cha người mẹ khác. Kể cả những lần con đặt ra các câu hỏi hóc búa về cuộc sống, họ cũng phải suy nghĩ, cố gắng đưa ra câu trả lời thỏa đáng, phù hợp với trẻ…

Những mối bận tâm đó dần có thể khiến những người mẹ bước vào một vòng lẩn quẩn của cảm xúc, cảm thấy tội lỗi, trở nên giận dữ… Và nếu những mối bận tâm đó cứ ngày một dồn lại, thì dần dần những người mẹ sẽ mất đi cảm giác hạnh phúc.

Làm mẹ với tâm Phật: Cùng con tới trường là cuốn sách sẽ giúp những người mẹ có con đang tuổi đến trường bỏ qua những cảm xúc tiêu cực và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách được viết dựa trên những trải nghiệm của tác giả Napthali từ cuộc sống gia đình của bà – một gia đình với hai cậu nhóc. Cuốn sách sẽ tập trung đến các nhu cầu của một người mẹ; giúp họ nhìn ra định hướng trong việc nuôi dạy con, cũng như tìm thấy sự mãn nguyện.

Cuốn sách sẽ đề cập đến những giáo lý, góc nhìn Phật giáo, lời giảng của Đức Phật; rồi từ đó chỉ ra những cách tiếp cận thiết thực, hữu ích cho các bà mẹ khi họ phải đối mặt với các vấn đề của con trẻ, cũng như trong cuộc sống. Những người mẹ sẽ hiều những lợi ích của việc an trú trong hiện tại, cảm nhận trọn vẹn từng khoảnh khắc – họ không còn quá buồn khổ, lo lắng cho quá khứ và tương lai. Họ sẽ trở nên tự do, và tận hưởng hạnh phúc lâu dài.

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Chương 1: Áp lực

Chương 2: Cân bằng

Chương 3: Sự buồn chán

Chương 4: Lý giải

Chương 5: Hòa nhập xã hội

Chương 6: Lan tỏa

Chương 7: Sợ hãi

Chương 8: Bản ngã

Chương 9: Khuôn phép

Chương 10: Hạnh phúc

Tôi có một ý tưởng thế này

Phụ lục: Mười bốn giới Tiếp Hiện của Thầy Thích Nhất Hạnh

TRÍCH ĐOẠN HAY:

CÂN BẰNG

Tại sao con người ta đều cảm thấy khó khăn mỗi khi muốn điều hòa cuộc sống của mình? Cuộc đời lắm gian truân khổ ải, vậy ta phải làm gì? Ta luôn tìm cách an ủi bản thân bằng việc trốn tránh ở nơi tận cùng của một phổ tư tưởng, trói buộc cuộc đời ta dưới cái bóng của một “chủ nghĩa” nào đó, như một số người chọn theo chủ nghĩa khoái lạc, chạy theo những thú vui tiêu khiển và lẩn trốn nỗi khổ đau; số khác thì lại chạy theo tư tưởng “tham công tiếc việc”. Suy cho cùng, chúng ta đều được quyền chọn lựa một lý tưởng sống cho mình, như chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tự tôn, chủ nghĩa độc tửu (hay còn gọi là chứng nghiện rượu), chủ nghĩa cơ yếu (là chủ nghĩa yêu cầu đặt niềm tin tuyệt đối vào một tôn giáo, đức tin) hay thậm chí là chủ nghĩa hoàn hảo.

Trên thế gian muôn trùng thái cực này, cuộc sống gia đình cũng không phải là điều ngoại lệ. Mặc dù thế hệ của chúng ta thường bị coi là “thế hệ phụ huynh bảo thủ”, thường giữ vững những quan điểm, lập trường chắc chắn và cứng nhắc về việc làm phụ huynh tốt là như thế nào, nhưng sự bảo thủ trong cách ta nuôi dạy con cái cũng chẳng giúp chúng ta tìm lại được sự bình thản, hạnh phúc hay nội tâm thanh tịnh nào. Với những bà mẹ ngày nay, họ đều đang phải chịu những loại áp lực chưa từng có trước đây, ví dụ như việc làm sao để trở thành một người mẹ tốt, những thứ áp lực phi thực tế và có thể gây ra hậu quả khôn lường, khiến người mẹ đánh mất lòng từ bi với chính bản thân. Ita Buttrose và Penny Adams đã miêu tả trong cuốn Mặc cảm người mẹ của họ như sau: “Những bà mẹ hiện đại thời nay đang phải chịu một cuộc khủng hoảng mặc cảm lớn, nó khủng khiếp vô cùng và đặc biệt chỉ những người nắm giữ thiên chức làm mẹ mới có – mặc cảm người mẹ!”

Đức Phật cũng không yêu thích gì chủ nghĩa cực đoan, chính vì vậy Ngài đã dạy chúng ta Trung đạo. Trước khi đắc đạo trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từng được sống trong nhung lụa sau những bức tường hoàng cung kiên cố mà phụ vương của Ngài xây nên nhằm bảo vệ thái tử trẻ tuổi khỏi muôn sự đau khổ ngoài kia. Và đến khi được ra ngoài, thái tử đã chứng được nỗi đau của vòng luân hồi sinh lão bệnh tử mà chúng sinh đang phải chịu đựng. Tâm trạng u sầu, Ngài quyết ra đi tìm con đường giải thoát cho muôn vật khỏi dukkha, hay còn gọi là khổ – cái mà chúng ta hiểu là nỗi thống khổ, áp lực hay bất cứ tên gọi nào khác của sự bất mãn. Tất Đạt Đa đã dành ra sáu năm cuộc đời mình để sống với những nhà tu khổ hạnh khác, Ngài từ bỏ mọi sự sung sướng, điều mà hầu hết những nhà tu hành đều làm vào thời ấy. Sau cùng, Ngài nhận ra dù có làm vậy cũng không thể giải phóng Ngài khỏi vòng xoay luân hồi của nỗi thống khổ.

Vào thời điểm ấy, Ngài đã khám phá ra được rằng lối sống xa hoa vui thú mà Ngài có khi còn sống ở hoàng cung sẽ không bao giờ có thể chấm dứt khổ đau, và dù có tự hành xác khổ hạnh cũng không làm nỗi khổ kết thúc. Trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật ngay sau khi giác ngộ, trước cả khi Ngài giảng dạy những bài kinh cốt lõi, Đức Phật đã gọi phương pháp của mình là Trung đạo, tức là tránh xa hai thái cực: đam mê trụy lạc và tự hành xác.

Dựa theo những hiểu biết của chính chúng ta về khổ, chúng ta bắt đầu tìm kiếm Trung đạo của chính chúng ta, một con đường đi giữa hai trạng thái phớt lờ sự bất mãn và ghét bỏ sự khốn khó. Trung đạo là cách ta quan sát những thứ cảm xúc ấy với lòng tò mò và một tâm hồn rộng mở. Nó đòi hỏi con người ta phải đối mặt trực diện với những sự việc xảy đến trong cuộc sống mà không cần phải núp bóng dưới một tư tưởng sống cực đoan nào, hay phải mượn những cơn nghiện ngập, những nỗi ám ảnh hoặc bất kỳ cách nào khác mà ta có thể nghĩ ra để trốn tránh sự khổ đau. Suy cho cùng, liệu chúng ta có nhận ra tất cả những phương pháp bản thân thường làm để lẩn trốn khỏi khổ đau lại khiến mình khổ thêm hay không?

Bài giảng của Đức Phật đều là những điều căn bản: Ngài dạy ta rằng để có thể chấm dứt khổ đau, ta không được dồn nén hay phớt lờ nó, mà hãy dành thời gian để làm quen với nó, tìm hiểu xem dấu hiệu của nó là gì và điều gì đã tạo nên nó. Và đây chính là một trong Bốn Sự Thật Cao Quý: Đời là bể khổ, thấu được nỗi thống khổ mới có thể giác ngộ. Điều này có nghĩa là ta chịu đựng gian khổ, cho dù chỉ là sự bức bối nhẹ trong lòng hay là nỗi buồn thấu tâm can, ta cần phải quan sát những cảm xúc, trải nghiệm ấy thật kỹ để có thể hiểu chính xác nó là gì. Việc này có thể mâu thuẫn với lẽ thường, sao ta có thể làm giảm sự đau khổ trong đời mình chỉ bằng cách quan sát nó chứ? Chúng ta phải làm bản thân sao nhãng mỗi khi gặp chuyện đau buồn mới phải chứ? Ấy vậy mà khi ta nghiên cứu về khổ, ta lại ngộ ra rằng mọi sự khổ đau trong đời ta đều không phải đến từ những biến cố, mà đến từ chính trong thâm tâm ta, khi ta cố gắng ngăn chặn hoặc chối bỏ nỗi khổ ấy, và cả khi ta tự lừa dối bản thân với những câu chuyện tự thêu dệt về nỗi khổ đau trong mình.

Đó là một buổi chiều bình thường như mọi ngày ở nhà tôi, tôi giục Zac đi làm bài tập về nhà ba lần liên tục rồi mà thằng bé vẫn ngồi đó đập bóng lên tường nhà, nhưng ít nhất thì nó và đứa em cũng đã ngưng cãi nhau về việc đứa em lén sử dụng máy tính không xin phép. Bây giờ muốn kéo Alex khỏi chiếc máy tính mà nó đang xem YouTube sẽ tốn rất nhiều thời gian, trong khi tôi còn đang bận chuẩn bị bữa tối. Lúc này, cơ thể tôi đã mệt mỏi quá sức do thiếu ngủ, cảm giác như sẽ bùng cháy bất cứ lúc nào, nhưng thực ra đó lại là lúc thích hợp nhất để tìm hiểu về nỗi khổ trong tôi, không cần phải ngồi trên bồ đoàn, tất cả những gì tôi cần làm chỉ là liên tục thái thức ăn mà thôi.

Tâm trí tôi ngừng lại một lúc, bản thân biết rằng dù mình có bận đến cỡ nào thì tôi vẫn có thể dừng việc suy tư lại khoảng 20 giây để hít thở và tập trung tâm trí vào toàn thân mình ngay lúc bấy giờ. Rồi tôi nhận ra sự căng thẳng đang có mặt ở khắp nơi trên thân thể mình: Những lần thở dài thườn thượt, những lần tôi nghiến răng, những thớ cơ vai và lưng đang căng như dây đàn. Lúc ấy, tôi thả lỏng và tìm hiểu sâu vào nỗi khổ của mình, cuối cùng, tôi nhận ra những suy nghĩ của mình: Mình không nên như vậy, đừng có cáu giận nữa, ước gì mình có thể sống sung sướng mà không lo lắng về những cảm xúc này… Đây chính là sự ác cảm, là sự nỗ lực cố dồn ép cảm xúc của bản thân tôi và chính nó đã góp phần tạo nên sự căng thẳng của tôi.

Rồi nhiều suy nghĩ khác cũng xuất hiện: Khi nào mấy đứa nhỏ mới biết cách chịu trách nhiệm cho hành động của chúng nó đây? Tại sao ngày nào mình cũng phải chịu đựng những chuyện như thế này chứ? Nhưng khi tâm can tôi đã thức tỉnh, tôi có thể chỉ cần để những suy nghĩ ấy trôi qua mà không cần khiến bản thân bị ảnh hưởng bởi chúng, hay khiến cảm xúc mình bị lệ thuộc vào chúng. Chẳng có nghĩa lý gì để phải tin vào những suy nghĩ này cả mặc dù chúng đang phản ánh đúng thực tại xung quanh tôi. Tôi chỉ cần cố gắng sống cùng với những cảm xúc của mình mà không cần phải động chạm đến chúng, đơn giản chỉ cần đón nhận tất cả với tâm trí rộng mở và tấm lòng hiếu kỳ. Vì những xúc cảm này là một phần của cuộc sống, tôi chấp nhận việc chúng đến và đi như gió thoảng qua, tôi tập trung tâm trí mình, lấy lòng từ bi không phán xét làm gốc. Và cách mà tôi sống hòa hợp với cảm xúc của mình dần dần chuyển hóa chúng.

Nếu tu tập chánh niệm đủ lâu, ta có thể sẽ quen với những lối suy nghĩ của bản thân, những thói quen phản ứng lại với biến cố đã góp phần kéo dài sự khổ đau. Lối suy nghĩ thường tùy thuộc vào chính con người nội tại của ta, lối suy nghĩ ấy có thể bao gồm phần lớn là sự tự ti, khổ nhục hoặc cả sự cứng nhắc giống như tôi đây. Ngoài ra còn tồn tại một số lối suy nghĩ cực đoan, như tự ghê tởm bản thân hoặc thích đổ lỗi cho kẻ khác mà không xem xét lại trách nhiệm của bản thân. Đức Phật dạy rằng khi nào ta nhận ra tất cả những nỗi khổ mà ta có đều do chính mình tạo ra, ta sẽ rũ bỏ được tất cả những mối phiền lòng tạo ra nó. Ta sẽ có thể từ bỏ được những thái cực hay cả những chủ nghĩa sống độc hại, ta sẽ có thể đi theo được Trung đạo.

Đối với các bà mẹ, Trung đạo là một giải pháp hữu hiệu cho mọi vấn đề. Hành trình làm mẹ thường đòi hỏi chúng ta phải tránh mọi thái cực: Ta sẽ càng gặp nhiều rắc rối nếu ta quá cứng nhắc hoặc nếu ta sống quá buông thả. Tương tự, các con ta sẽ trở nên hư hỏng, nếu ta bỏ mặc chúng hoặc nếu ta theo sát chúng quá đà. Vì vậy, ta cần phải tìm cách cân bằng giữa việc để các con tiếp xúc với thế giới bên ngoài và bao bọc chúng tránh khỏi xã hội ngoài kia. Ta phải giúp các con cảm thấy vui vẻ thoải mái và đồng thời khuyến khích các con, nhưng không phải lúc nào cũng nên làm thế, có thể ta luôn nhẹ nhàng và dịu dàng với các con nhưng không phải dịu nhẹ ngay cả trong những lúc ta cần nghiêm khắc và kiên định.

Nhiệm vụ của một người mẹ là luôn luôn tìm ra con đường cân bằng giữa mọi sự, giữa muôn vàn vấn đề xuất hiện, xoay vần chúng ta rồi biến mất, rồi lại một tràng những biến cố khác chuẩn bị xảy ra. Với bất kỳ vấn đề nào mà ta phải đối mặt, ta luôn tìm kiếm điểm cân bằng ẩn sâu trong đó và một khi tìm được, ta cần chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi nó để tạo cơ hội cho các yếu tố khác thay đổi. Ta đang sống trong cõi vô thường với đầy những thăng trầm, thế giới ngoài kia sẽ liên tục thay đổi, vì vậy ta cần giữ cho tâm ta luôn thanh tịnh và bất biến trước mọi sự xoay vần.

Dù bất cứ vấn đề nào xuất hiện, giả dụ như việc các con ta cần sự chú ý của mẹ, hay ta cần giao lưu với hàng xóm thường xuyên hơn, ta sẽ luôn tìm được câu trả lời nằm trong sự cân bằng mà ta tạo nên. Ví dụ, tôi từng băn khoăn rằng, với các con tôi – những cậu con trai hiếu động sẽ dành nửa ngày để chơi cùng một chiếc hộp kia, thì tôi nên để cho chúng xem tivi trong bao lâu là đủ. Và tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình, nằm ngay trong cuốn sách Tại sao tivi lại tốt cho trẻ? của Catherine Lumby và Duncan Fine, hai chuyên gia truyền thông và đồng thời cũng là những bậc phụ huynh:

Sự cân bằng chính là chìa khóa để giúp những đứa trẻ có tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau được phát triển toàn diện. Giống với các hoạt động thông thường khác, việc xem tivi của trẻ cũng nên được đặt dưới sự giám sát của người lớn, ta cần đặt giới hạn sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, để trẻ vẫn có thời gian làm những việc khác.

Thật vậy, rất khó để có thể tưởng tượng ra việc ta sẽ giáo dục con trẻ như thế nào nếu sự cân bằng không được đặt làm giá trị cốt lõi, hay thậm chí cả việc ta dành sự chú ý của mình cho các con nhiều từng nào cũng vậy

name

Khi con mới sinh, những người mẹ chịu nhiều áp lực – họ phải cho con bú, thay bỉm cho con, hay bế con nữa. Lúc đó, họ có thể ước thời gian trôi qua thật mau. Theo năm tháng, những đứa con có thể tự chơi, tự tranh luận với những đứa trẻ khác; những người mẹ có thêm nhiều thời gian hơn cho bản thân. Nhưng đó cũng là lúc họ có một nỗi e sợ rằng, thời gian dường như đang trôi quá nhanh.

Những người mẹ cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho chính mình: Con mình sẽ lớn lên thành người như thế nào? Tôi hạnh phúc vì điều gì? Tôi đang đi đâu? Những nghi vấn đó nảy sinh khi họ có cơ hội sống chậm lại, thư thái hơn so với giai đoạn con mới sinh. Một người mẹ có thể đặt đứa con làm trung tâm để trả lời cho mọi câu hỏi họ tự đặt ra. Tuy vậy, mỗi câu trả lời cho từng câu hỏi này đều thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh, và theo những đứa con của họ.

Theo những Phật tử, các nhà tâm lý học, triết gia, học giả thì điều quan trọng nhất một người mẹ nên làm là đảm bảo cách sống bản thân phù hợp với cái đích cuối cùng mà họ hướng đến. Những người mẹ cần học cách giữ cho tâm trí luôn cởi mở và tò mò trước mọi phương án khả thi. Như các Phật tử thường làm, họ luôn trau dồi tinh thần học hỏi, thay vì giả định mình đã khôn ngoan.

Tác giả Sarah Napthali đã tập hợp kinh nghiệm của bản thân cũng như của những bà mẹ khác, và truyền cảm hứng về việc những giáo lý đạo Phật có thể đi vào cuộc sống của một người mẹ như thế nào vào cuốn sách “Làm mẹ với tâm Phật – cùng con khôn lớn”. Phật giáo có thể giúp những người mẹ sống trong trạng thái tiếp thu, học hỏi, và trở nên hạnh phúc hơn mỗi ngày.

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Chương 1: Mình đang ở đâu thế này?

Chương 2: Tôi đang đi đâu?

Chương 3: Tôi là ai?

Chương 4: Con ta là ai?

Chương 5: Có vậy thôi sao?

Chương 6: Khoảnh khắc này đòi hỏi ở tôi điều gì?

Chương 7: Ta có thể làm gì với tất cả công việc nhà?

Chương 8: Liệu ta có thể thay đổi không?

Chương 9: Làm sao tôi hết tiêu cực được đây?

Chương 10: Làm sao tôi có thể trở thành phiên bản tốt nhất?

Kết luận

Phụ lục: Giáo lý về tính Không

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Con ta là ai?

Việc ta tìm hiểu bản chất con người thật của chính các con mình khiến ta phải thừa nhận một thực tế rằng: ngay cả ta cũng chẳng rõ hoàn toàn con người của chúng, hay cả việc chúng đang phát triển theo hướng nào. Điều thực tế duy nhất ở đây chỉ có thể là việc ta giơ tay xin hàng trước những điều chưa rõ đó mà thôi. Chúng ta thường hay khẳng định là mình đã hiểu rõ con người của từng thành viên trong gia đình cũng như bạn bè ta. Nhưng lại chối từ việc thừa nhận rằng mỗi chúng sinh đều ẩn chứa những điều bí ẩn mà có thể giúp ta nhìn nhận hành vi của họ với một tâm hồn rộng mở hơn, như thể ta sẽ tin tưởng vào họ hơn mặc dù trong lòng ta vẫn còn những hoài nghi.

Ta hẳn sẽ nhiều lần bắt gặp bản thân đang ngồi miêu tả lại tính cách của các con cho người khác nghe, có thể là ngồi so sánh tính nết hai anh chị em với nhau hoặc với bạn của chúng chẳng hạn. Ta có thể sẽ đưa ra những nhận định rằng đứa này thì hòa đồng, đứa kia thì im thít rụt rè, đứa này thì mộng mơ hoài bão còn đứa kia hay phá bĩnh xóm làng. Mặc dù các bà mẹ có vẻ thích đi kể về tính nết các con cho người khác nghe, nhưng điều đó cũng chẳng thể giúp ta giải mã được bí ẩn con người nội tâm của các con mình là ai. Một chướng ngại thường hay bị các bậc phụ huynh lãng quên khi nuôi dạy con chính là việc nhìn nhận các con một cách rõ ràng mà không bám chấp lấy những quan điểm của mình. Điều đó cũng đồng thời giúp ta nhận thức được rằng những hy vọng, những nỗi sợ và kỳ vọng đang bóp méo quan điểm suy nghĩ của chính mình như thế nào.

CÁC CON KHÔNG ĐẶC BIỆT THUỘC VỀ RIÊNG TA

Có nhiều người trong số chúng ta hồi nhỏ đã phải sống xa gia đình và học cách tự mình làm những công việc nặng nhọc, vậy nên chúng ta đã tự phát triển một thói quen nhìn nhận bản thân mình như một trong hai, nếu không phải là duy nhất, người dưỡng dục các con. Dẫu vậy, người châu Phi có một câu ngạn ngữ rằng cả làng mới nuôi nổi một đứa trẻ, câu ngạn ngữ này càng ngày càng được người ta dần công nhận. Các nhà tâm lý học trẻ em đang khuyến khích các bậc phụ huynh phải phát triển những mối quan hệ của họ với những người trưởng thành khác, dù là bạn bè hay người thân, nhất là những người quan tâm đến con em chúng ta. Đây cũng là một cách để tu tập vô chấp trước con cái: Bằng cách nhìn nhận tụi nhỏ không hoàn toàn nằm trong sự sở hữu của ta. Sau cùng, trong phần lớn lịch sử phát triển của loài người, trẻ con luôn được nuôi dạy bởi rất nhiều người quan tâm đến chúng chứ không phải chỉ có một hai người.

Việc chia sẻ trọng trách nuôi dạy con với những người khác thực chất cũng là một phương pháp hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển của trẻ. Nếu các con ta lỡ có ngày gia nhập vào một hội bạn tuổi vị thành niên có tư tưởng tách mình với cha mẹ chỉ để có được quyền tự quyết thì ít nhất xung quanh tụi nhỏ vẫn còn nhiều người khác cho chúng dựa vào. Và như chúng ta đã được biết, đối tượng trẻ vị thành niên có nguy cơ sa đà hư hỏng nhất lại chính là những đứa sống tách mình, không có sự kết nối với cha mẹ.

Vì gia đình họ nội hiện đang sống tại Ba Lan, chỉ có một người bạn duy nhất thực sự yêu quý hai đứa con tôi là vợ cũ của Marek, người phụ nữ cùng anh sang đất Úc khi mới 20 tuổi. Cô ấy vô cùng yêu quý hai đứa nhóc và lúc nào cũng đối xử tốt bụng, hào phóng với tụi nhỏ. Rất nhiều người bạn của tôi cũng kinh ngạc khi biết tôi “công nhận” mối quan hệ này, nhưng dù mọi người có thuyết phục tôi đến đâu thì đúng là chỉ có điên mới cấm cản. Và thực sự đối với tụi nhỏ, cô ấy là một người dì đến từ Ba Lan cực kỳ yêu quý các cháu, có khi là bạn chí cốt của chúng nó luôn cũng được nữa.

Việc chia sẻ trách nhiệm săn sóc tụi nhỏ có thể đồng nghĩa với việc cho phép những người khác giúp ta chấn chỉnh lại tụi nhóc những khi tụi nhóc không nghe lời. Và tôi đã thử ngay ý tưởng này với bạn bè và người thân của tôi, tất cả những người mà tôi đồng ý cho họ được “chấn chỉnh và dạy bảo” đứa út Alex mỗi khi cháu nó hư. Như hầu hết chúng ta đều đã được nghiệm qua, mấy đứa nhóc hầu như sẽ ngoan ngoãn nghe lời hơn nếu như người nhắc nhở chúng nó là một người không Phải Là mẹ của chúng. Nếu chúng ta trở nên ám ảnh quá mức với các con mình, cố gắng nắm chặt lấy vai trò nuôi dạy chúng, hẳn ta sẽ coi những lời nhắc nhở của những người khác như những lời công kích cá nhân, và từ đó lại quên đi việc cảm ơn sự giúp đỡ của họ. Một số người sẽ hỏi rằng, ngộ nhỡ những lời nhắc nhở đó là những lời công kích cá nhân thì sao? Thì cứ cảm ơn họ thôi. Đó cũng là một cách tu tập theo lời khuyên của một vị tăng mà tôi quen; vị tăng nhắc tôi rằng, khi ta phải đối phó với những kẻ khó tính, hãy cứ “giết họ bằng lòng tốt của ta”.

Lũ trẻ không đặc biệt thuộc về bất kỳ ai cả, và sự thật đó dấy lên một câu hỏi rằng nếu vậy thì vai trò của ta sẽ là gì. Điều quan trọng là ta sẽ phải biết nắm bắt cơ hội để làm quen và kết nối với tụi nhỏ nhiều hơn − giống như cách làm thân với những đứa cháu trên với tư cách là những người cô, người dì. Là những người mẹ, ta hẳn sẽ cảm thấy biết ơn những người lớn khác đến nhường nào khi họ cũng trân quý con cái chúng ta như con cái họ.

Khi ta có thể san sẻ tình yêu thương của mình với nhiều đứa trẻ khác ngoài các con mình ra, ta đồng thời cũng đang tu tâm dưỡng tánh không chỉ với những đứa trẻ đó mà còn với cả người mẹ của chúng nữa. Ví như một người mẹ mà tôi đã có dịp được gặp, cô ấy đã bị mọi người xa lánh ghẻ lạnh bởi đứa con mới chập chững biết đi của cô hay đánh và cào cấu các bạn cùng trang lứa khác. Mặc dù vậy, vẫn có một bà mẹ khác ở trong hội phụ huynh của cô ấy yêu quý cậu bé, và thực sự đây là một niềm an ủi đối với người mẹ ấy. Việc ta kết nối với những đứa trẻ khác ngoài con cái mình sẽ tạo ra một cộng đồng đoàn kết, lành mạnh và đồng thời giúp chúng ta tu tập tâm buông xả, ban phát tình yêu của ta tới mọi chúng sinh đồng đều hơn.

Tâm buông xả là một trong Tứ Vô Lượng Tâm được Đức Phật dạy rằng đó chính là cánh cổng dẫn tới giác ngộ (trong đó bao gồm: từ, bi, hỷ và xả – tức là ta hòa chung niềm vui của những người khác). Đức Thế Tôn cũng miêu tả tâm buông xả tựa như “tâm vô chấp”, Ngài nói rằng: “Tâm vô chấp chính là cách ta nhìn tất thảy chúng sinh ngoài kia với sự rộng mở và công bằng.” Và kẻ thù “gần nhất” với tâm buông xả, hay còn gọi là một kiểu đặc tính dễ bị nhầm lẫn với tâm xả, chính là sự thờ ơ hay lãnh đạm với những người khác. Đối với những người mẹ, tâm xả có nghĩa rằng ta phải nhìn nhận ra được sự trân quý trong mỗi đứa trẻ không chỉ riêng con ta. Bản thân tôi đã tìm ra được một phương pháp hữu hiệu để tu tập tâm buông xả chính là trưng bày hết các ảnh chụp không chỉ của các con mà còn của cả những đứa trẻ khác nữa, hãy đặt chúng trong tủ kính hoặc trên kệ ở phòng khách đều được.

Tuy vậy, cám dỗ rằng ta phải tập trung vào con mình, tập trung vào những nhu cầu của con mình có thể khó cưỡng lạ thường. (Cho phép tôi xin một phút để phán xét những bà mẹ tuy là đến lớp để “giúp các cháu” nhưng lại chỉ tập trung quanh quẩn ở chỗ con của mình.) Và nếu ta cứ chỉ tập trung vào các con mình thôi thì có thể đến một giới hạn nào đó, những đứa trẻ khác sẽ trở nên vô hình trong mắt ta, hoặc ta chỉ đơn giản xem chúng như những sự vật khác mà thôi. Đồng thời, chúng cũng sẽ trở thành những sự vật đặt ra để con ta cạnh tranh cọ sát, những sự vật để con ta có thể tương tác cùng, hoặc không, hay là những “vật cản” đối với con ta. Trong cộng đồng phụ huynh của tôi, những người mẹ mà tôi thực sự rất kính trọng đều là những người hay làm những công việc tình nguyện khiêm tốn và có phần thầm lặng, sẵn sàng dạy kèm một-một cho các cháu trong trường. Những người mẹ ấy hẳn phải quan tâm sâu sắc đến nhu cầu chung của các bé trong trường chứ không chỉ một mình con của họ.

name

Tôi vẫn luôn cho rằng bản thân là người “không có tài năng”.

Bởi dù làm gì thì tôi cũng không thể nghiêm túc duy trì được lâu dài. Và dù là chơi thể thao hay học tập, tôi cũng chưa khi nào đạt được những thành tích đáng kể. Nhưng sau khi tìm hiểu về thói quen, tôi đã thay đổi suy nghĩ. Hiện tại, với tôi, việc có tài năng hay không đã không còn quan trọng.

Bởi tài năng không phải là thứ “được ban tặng” mà là thứ “được tạo ra” từ kết quả của việc duy trì các thói quen.

Tôi rất thích nhà văn Sakaguchi Kyohei. Trong những cuốn tiểu thuyết của mình, anh ấy sử dụng những từ ngữ hoàn toàn khác với các nhà văn khác. Anh ấy biết chơi guitar, đàn những bản nhạc khiến bao người rung động, và còn biết vẽ những bức tranh độc đáo. Gần đây, anh ấy còn đóng bàn ghế, đan lát đồ dùng. Anh ấy quả thực là một người tài năng.

Nhưng khi Sakaguchi Kyohei mới bắt đầu hoạt động, chính bố anh đã nói rằng: “Nếu không có tài năng thì không trở thành nhà văn được đâu”, và ngay cả em trai anh cũng từng nói: “Anh có thành công thì cũng chỉ là mèo mù vớ cá rán mà thôi!”... Nhưng Sakaguchi vẫn luôn nói rằng: “Quan trọng không phải là tài năng mà là tính kiên trì.” Dù là những người đang đứng ở vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, như Ichiro hay Murakami Haruki thì họ cũng không tự nhận mình là thiên tài.

Trong khi đó, chúng ta lại luôn bị mê hoặc trước những truyền thuyết về các thiên tài. Ví dụ, trong bộ truyện tranh Dragon Ball, tài năng của các nhân vật luôn được đánh thức khi họ tức giận, hay Slam Dunk với nhân vật chính vốn chỉ biết đánh nhau thì lại được phát hiện khả năng bật nhảy, hay như bộ phim điện ảnh Hollywood The Matrix kể về người được chọn sẽ đột nhiên thức tỉnh năng lực của bản thân.

Càng trải nghiệm, bạn sẽ càng nhận ra rằng tài năng thực tế không giống với những câu chuyện hấp dẫn đó. Những người được coi là thiên tài đều phải nỗ lực hết mình. Có một câu danh ngôn như sau:

Thiên tài chẳng qua là sức mạnh của quá trình nỗ lực không ngừng. – Elbert Hubbard

Như vậy, có lẽ thiên tài chính là người luôn kiên trì, nỗ lực. Từ đây, tôi lại suy nghĩ: Vậy, mỗi chúng ta có tồn tại “khả năng duy trì nỗ lực” không?

Tôi cho rằng hiện tại, mọi người đang hiểu sai cũng như dùng sai hai từ “tài năng” và “nỗ lực”. Tài năng không phải là thứ sinh ra đã có, được ông trời ban cho, và nỗ lực cũng không phải là những đau khổ mà chúng ta phải nếm trải. Trong cuốn sách này, tôi muốn cùng bạn làm rõ hai từ đó thông qua việc tìm hiểu chủ đề “thói quen”. Đồng thời, tôi cũng muốn đem tài năng và nỗ lực quay về với những người bình thường nhất. Hai yếu tố tài năng và nỗ lực không phải chỉ có ở một nhóm người mà được hình thành dựa vào bản thân mỗi người chúng ta.

Cuốn sách này có thể tóm lược đơn giản như sau:

• Tài năng không phải là thứ “được trời ban” mà là thứ “được tạo ra” khi bạn duy trì nỗ lực.

• Bạn có thể duy trì sự nỗ lực lâu dài nếu biến nó thành thói quen của mình.

• Phương pháp để dưỡng thành các thói quen ấy là những thứ có thể học hỏi được.

Trong cuốn Lối sống tối giản của người Nhật, tôi đã được giải phóng khỏi tiền bạc và vật chất. Và với cuốn sách lần này, tôi cũng đã được giải phóng khỏi gánh nặng mang tên “nỗ lực” và “tài năng”.

Cuốn sách này đối với tôi có thể coi là “sự phát triển cá nhân cuối cùng”.

Và giờ, hãy bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển cuối cùng nào!

MỤC LỤC:

Lời mở đầu

Chương 1: Sức mạnh ý chí có sẵn ngay từ khi sinh ra?

Chương 2: Thói quen là gì?

Chương 3: 50 bước để tạo thành thói quen

Chương 4: Chúng ta được tạo nên từ những thói quen

Lời kết

TRÍCH Đ0ẠN SÁCH:

Thói quen là hành động gần như không cần suy nghĩ

Chẳng có người nào thảm hại tới mức không có nổi một thói quen và luôn bị sự lưỡng lự, do dự làm cho dằn vặt, khổ sở. Nếu có, với những người như vậy, dù chỉ châm một điếu thuốc, uống một cốc trà, hay cả thời gian thức dậy, đi ngủ mỗi ngày, hoặc giả như có chút chuyện gì đó xảy ra cũng đều cần đến ý chí. Họ dành phần lớn thời gian để đưa ra quyết định, hoặc tiêu phí nó trong sự hối hận. – William Shakespeare

Ở cuối Chương 1, tôi có viết rằng thói quen là “hành động gần như không cần suy nghĩ”. Tôi cho rằng tiến đến trạng thái của thói quen tức là bạn gần như không cần dùng tới ý thức mà hành động trong vô thức vậy. Trạng thái này không tồn tại tình trạng “trăn trở”, bạn không cần “quyết định” xem nên làm cái gì, hoặc phải “lựa chọn” xem nên sử dụng phương pháp nào... bởi trăn trở, quyết định, lựa chọn, đều là vấn đề của ý thức.

Theo một nghiên cứu của Đại học Duke, 45% hành động của chúng ta không đến từ quyết định ngay tại thời điểm đó mà do thói quen. Nói đến đây, chúng ta lại có một câu hỏi. Những quyết định như “bữa trưa ăn cơm hay ăn mì”, “ngày nghỉ đi đâu xem phim” chắc chắn đều được lựa chọn sau quá trình suy nghĩ. Vậy nếu thói quen là “hành động gần như không cần suy nghĩ” thì tỷ lệ 45% có phải là quá cao không?

Tuy nhiên, dù có người phân vân không biết bữa trưa đi ăn ở quán nào thì chắc hẳn cũng chẳng có ai thực sự đắn đo khi vào quán bia và gọi “cho tôi một cốc trà” cả.

Thói quen sau khi thức dậy

Hãy nghĩ đến những hành động của bạn sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn rời khỏi giường, đi vệ sinh, tắm, ăn sáng, đánh răng rồi thay quần áo, buộc dây giày và ra khỏi nhà.

Mọi thứ dường như đã được lập trình sẵn và được thực hiện trôi chảy như một nghi thức vậy.

Thông thường, sẽ ít ai nghĩ đến chuyện lấy bao nhiêu kem đánh răng, đánh răng bên nào trước hay hôm nay thắt dây giày kiểu nào nhỉ!

Và vì mọi thứ đều được thực hiện mà không cần suy nghĩ nhiều nên hẳn là không có mấy ai coi những hoạt động buổi sáng này là thử thách khó khăn và phải nỗ lực để thực hiện chúng. Có thể nói với hầu hết người trưởng thành, những chuyện này đều đã là thói quen trong cuộc sống.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, chuyện thực hiện một loạt các hành động sau khi thức dậy buổi sáng lại cần rất nhiều nỗ lực. Ngay cả việc đi vệ sinh, các bé cũng không thể đi một mình, hay việc đánh răng, cài cúc áo, thậm chí thắt dây giày, dường như đều có một bức tường kiên cố dựng trước mặt, và để vượt qua bức tường thành đó, các bé cần đến một nỗ lực phi thường. Và có thể trước khi hoàn thành công tác chuẩn bị để ra khỏi nhà, các bé sẽ sử dụng hết sức mạnh ý chí của bản thân để rồi ngủ quên lúc nào không hay. Tuy nhiên, khi lặp đi lặp lại các hoạt động này trong thời gian dài, các bé tự nhiên sẽ hoàn thành được chúng. Dần dần, các hoạt động này gần như đều trở thành vô thức và chúng ta cũng không biết “tại sao chuyện như vậy thôi mà hồi trước lại khó nhọc đến thế...”

Vô tư lái xe

Dù đã thành người lớn nhưng chúng ta vẫn có những chuyện cần phải học. Năm ngoái, tôi lái xe trở lại sau 18 năm kể từ ngày lấy bằng. Ngày trước, chỉ nổ máy thôi nhưng tôi cũng phải thắt dây an toàn, giẫm chặt chân phanh, vặn chìa khóa rồi mới đổi sang phanh tay và gạt cần số P sang số D... Với mỗi động tác, tôi đều phải nhẩm đi nhẩm lại và kiểm tra thật cẩn thận.

Hiện tại, dù lái các xe số sàn phức tạp hơn, tôi cũng có thể thực hiện trơn tru trình tự ấy mà không cần nghĩ ngợi gì. Thật khó để giải thích điều này. Thời điểm chưa lái quen tay, chỉ mấy việc như vậy thôi nhưng tôi cũng cần tập trung ý thức. Vậy nên, mỗi khi nhìn những người lái xe có thể vừa lái vừa nghe nhạc, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng giờ thì tôi cũng có thể vừa tập trung ý thức vào bài nghe tiếng Anh vừa có thể lái xe một cách vô tư như vậy.

Sáng nay, bạn xỏ giày bên nào trước?

Thời điểm không có vấn đề gì xảy ra và các hành động được lặp đi lặp lại như mọi lần, ý thức của con người sẽ không xuất hiện. Chuyện này cũng tương tự như khi không có sự kiện, vụ án nào xảy ra thì cũng sẽ không có bài báo nào được viết. Những tật ngồi bắt chéo chân hay gù lưng khó sửa bởi đó hầu như đều là những hoạt động được thực hiện mà không có sự tham gia của ý thức.

Hẳn không có mấy ai có thể nhớ được chính xác buổi sáng khi ra khỏi nhà đã xỏ giày bên chân nào trước. Đó là vì vấn đề “đi giày bên trái hay bên phải trước” không được ý thức quyết định mà chỉ là một hành động thông thường, diễn ra hằng ngày.

Nhà nghiên cứu não bộ Ikegaya Yuji từng đưa ra một ví dụ rất thú vị như sau: “Lúc nào ta cũng có thể nhìn thấy được mũi của chính mình nhưng lại chẳng ý thức được nó”. Đúng là mũi nằm trong tầm nhìn của mỗi chúng ta và chỉ cần muốn là chúng ta sẽ nhìn thấy. Nhưng nó lại không phải là một “tin tức” mới mẻ để được đăng trên “tờ báo”

name

Trầm cảm là một vòng xoáy tiêu cực. Hẳn ai cũng biết cảm giác mắc kẹt trong một vòng xoáy tiêu cực hay vòng xoáy đi xuống là như thế nào. Vòng xoáy tiêu cực xuất hiện là do những sự kiện xảy đến với bạn và những quyết định của bạn đã làm thay đổi hoạt động trong não bộ. Nếu hoạt động trong não bộ thay đổi theo hướng tồi tệ hơn, điều này sẽ lại tiếp tục khiến mọi thứ dần vượt kiểm soát, những thứ vượt kiểm soát đến lượt chúng lại tiếp tục tác động tới não bộ theo hướng tiêu cực...

Nhưng sẽ thế nào nếu cuộc đời bạn đi theo chiều hướng xoáy lên thay vì xoáy xuống? Sẽ thế nào nếu bỗng nhiên bạn trở nên sung sức hơn, ngủ ngon hơn, giao lưu với bạn bè nhiều hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn? Thường thì chỉ cần một vài cảm xúc tích cực để khởi động quá trình này, và rồi nó sẽ thúc đẩy những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực khác của cuộc sống – đây chính là vòng xoáy tích cực hay vòng xoáy đi lên, và hiệu quả ưu việt của nó đã được chứng minh nhiều lần, trong hàng trăm nghiên cứu khoa học.

Bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể là cú huých cần thiết cho não bộ để bắt đầu vòng xoáy đi lên. Cuốn sách này đưa ra những thay đổi cụ thể trong cuộc sống, từ đó dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của mạch não để đảo ngược chiều hướng trầm cảm. Bước đầu tiên là rất quan trọng. Hãy vận dụng và bạn sẽ dần thấy được ích lợi của những thay đổi này nhé.

Trích đoạn sách

BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ? Có cả tin vui và tin buồn. Tin buồn là chúng ta không biết chính xác bệnh trầm cảm là gì. Đúng là chúng ta biết các triệu chứng và những vùng não cũng như hóa chất thần kinh nào có liên quan, và chúng ta biết rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Nhưng chúng ta không hiểu rõ về trầm cảm như hiểu các rối loạn não bộ khác, như Parkinson hoặc Alzheimer. Ví dụ, đối với bệnh Parkinson, chúng ta có thể chỉ ra chính xác nguyên nhân là do mất một lượng nơ-ron dopamine nhất định. Đối với bệnh Alzheimer, chúng ta có thể chỉ ra nguyên nhân là do một số protein cụ thể. Nhưng những nguyên nhân về thần kinh của bệnh trầm cảm thì phức tạp hơn nhiều.

Trong khi hầu hết các bệnh khác được định nghĩa theo nguyên nhân gây bệnh (như ung thư, xơ gan), rối loạn trầm cảm đang được định nghĩa theo một loạt các triệu chứng. Hầu hết thời gian, bạn cảm thấy tồi tệ. Chẳng có gì thú vị và mọi thứ đều có vẻ khiến bạn quá tải. Bạn gặp vấn đề về giấc ngủ. Bạn thấy tội lỗi, lo lắng, thậm chí thấy cuộc đời này chẳng đáng sống. Đây là những dấu hiệu cho thấy não bạn đang mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực của trầm cảm. Và nếu có đủ triệu chứng thì bạn được chẩn đoán trầm cảm. Không có xét nghiệm hay quét não bộ nào hết; chỉ dựa vào các triệu chứng, vậy thôi.

Tin vui là chúng ta có đủ kiến thức về bệnh trầm cảm để giúp bạn hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trong não bộ cũng như cách cải thiện. Ở các phần sau, bạn sẽ thấy việc tập thể dục, ngủ điều độ, vận động cơ hay kể cả là tỏ thái độ biết ơn cũng đều tác động đến hoạt động thần kinh, nhờ đó đảo ngược quá trình trầm cảm. Thực tế là bạn có được chẩn đoán trầm cảm hay không không quan trọng. Dù bạn chỉ đang lo lắng một chút hay hoàn toàn bấn loạn, những nguyên lý khoa học thần kinh này đều giúp ích cho bạn.

Về tác giả

Alex Korb là nhà thần kinh học chuyên nghiên cứu về não bộ. Ông có bằng tiến sĩ về thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles, nơi ông viết nhiều bài báo khoa học về trầm cảm. Ngoài nghiên cứu ông còn là cố vấn khoa học trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm. Ông có nhiều kinh nghiệm tập Yoga và thực hành chánh niệm, rèn luyện thể lực. Ngoài ra, ông còn là một nghệ sĩ hài độc thoại. 

name

Một cuốn sách với rất nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh theo cách tự nhiên, mà tác giả cuốn sách đã tự mình tìm tòi, trải nghiệm, áp dụng cho bản thân, gia đình, bạn bè trong suốt hơn 15 năm qua.

“Nhưng thông điệp quan trọng nhất của cuốn sách này có lẽ không phải là những công thức hay phương pháp cụ thể, bởi mỗi phương pháp có thể có tác dụng tốt với một số người, nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác. Điều thu nhận quý giá từ những trang sách của tác giả là niềm tin vào khả năng của mỗi con người làm chủ sức khỏe của mình. Nếu ta có lòng tin và quyết tâm tìm tòi thì những bệnh mãn tính sẽ được chế ngự ở mức độ này hay mức độ khác. Ưu điểm tuyệt đối của những biện pháp tự nhiên là nếu không lạm dụng thì chúng không gây hại thêm cho cơ thể bạn. Nếu muốn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, bạn hãy lên đường thử nghiệm y học thay thế. Cuốn sách sẽ khơi gợi ý tưởng và tạo động lực, hãy dùng nó như hướng dẫn khởi hành. Nhưng để đến đích hay không hoàn toàn phụ thuộc vào độ kiên trì của ý chí và sức dẻo dai của đôi chân bạn. Và như tôi vẫn thường làm – nếu băn khoăn hay thắc mắc, hãy hỏi tác giả Trần Bích Hà.” (trích lời anh Nguyễn Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch TransViet).

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

PHẦN 1: SỨC KHỎE TRONG TAY BẠN

Chương 1: Để có một hệ thống tiêu hóa luôn sạch sẽ và khỏe mạnh

I. Rửa sạch đường tiêu hóa bằng nước muối biển trong 7 ngày

II. Tẩy nấm candida

III. Tẩy sỏi gan

IV. Nhịn ăn thải độc (master cleanse and juice fasting)

Chương 2: Duy trì phương thức sống lành mạnh

I. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý phòng ngừa bệnh tật

II. Một số lựa chọn và chế biến thực phẩm tốt cho sức khỏe

Chương 3: Tự chữa bệnh có khó?

I. Các bệnh mãn tính

II. Cách chữa đau sưng, u (lành) tuyến vú (fbrocystic breast)

III. Cách chữa mụn

IV. Một cách chữa trào ngược đơn giản và hiệu quả

V. Chữa chứng mất ngủ

VI. Cách chữa dị ứng

VII. Viêm gan siêu vi B

VIII. Cách chữa bệnh tuyến giáp

IX. Cách chữa huyết áp thấp

X. Đau tim và nước

XI. Bệnh sẹo hay xơ hóa phổi (pulmonary fibrosis)

PHẦN 2: CHỮA UNG THƯ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÔNG ĐỘC HẠI

Chương 1: Nguyên nhân gây ung thư

I. Theo quan điểm chính thống của Tây y

II. Các quan điểm chưa chính thống về nguyên nhân gây ung thư

III. Chế độ ăn uống đối với người bị ung thư

Chương 2: Các phương pháp chữa ung thư không độc hại

I. Các phương pháp dựa trên việc tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc tăng cường trao đổi chất trong cơ thể

II. Các phương pháp dựa vào đặc tính của tế bào ung thư, và tạo môi trường để tế bào ung thư chết hoặc không phát triển được

III. Chữa ung thư bằng chế độ ăn ketogenic (ketogenic diet) kết hợp với khoảng nhịn ăn ngắn

name

Có thể bạn chưa từng nghe nói đến yang sheng nhưng đây là khái niệm quan trọng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nghĩa hiển ngôn của nó là “nuôi dưỡng cuộc sống”. Cụ thể hơn, yang sheng giúp bạn cân bằng bản thân cho một cuộc sống lâu dài, mẫn tuệ và hạnh phúc.

Sống theo các nguyên lý của yang sheng sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống trên nhiều phương diện, từ giấc ngủ cho đến việc tiêu hóa, từ da dẻ cho đến mức năng lượng. Lẽ dĩ nhiên là yang sheng cũng có lợi cho tâm trạng của bạn. Đạt đến sự cân bằng sẽ đưa bạn đến gần hơn với trạng thái an nhiên tự tại trong mọi phút giây. Tất cả những ích lợi này, bạn có thể có được chỉ với một ít phút mỗi ngày.

Khi biến yang sheng thành một thói quen hằng ngày, bạn sẽ trở nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, thông qua những kỹ thuật hiệu quả nhất và đã được thời gian kiểm chứng. Một khi bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi căn bản trong mức năng lượng của mình, cũng như sự bình an nội tâm và sự gia tăng những phúc lợi khi thực hành yang sheng, bạn sẽ ngày càng muốn thực hành nhiều hơn. Sức khỏe nằm trong tay bạn, hãy yêu thương và chăm sóc cho cơ thể, tâm trí và tinh thần của bạn mỗi ngày.

MỤC LỤC:

Lời dẫn

Phần 1: Các nguyên lý mấu chốt

Các quan niệm của Đông y

Phần 2: Thực hành dưỡng sinh

1. Hơi thở

2. Tiêu hóa

3. Giấc ngủ

4. Luyện tập

5. Cảm xúc

6. Tinh thần

7. Làn da

Phần 3: Tự chữa lành theo mùa

Lời bạt

Đọc thêm

Danh mục tham khảo

Lời cảm ơn

Về tác giả

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Âm và dương

Âm và dương đại diện cho sự hài hòa và cân bằng. Vạn vật trong vũ trụ – bao gồm cả cơ thể và sức khỏe của bạn – đều được tạo thành từ hai lực đối nghịch vốn luôn ở trạng thái thay đổi.

Âm mang tính nữ, dương mang tính nam. Âm thì thụ động và chậm, còn dương thì chủ động và nhanh.

Mặc dù đối nghịch nhau, nhưng âm và dương không thể tồn tại tách rời. Để có được sức khỏe tối ưu, bạn cần cân bằng năng lượng âm và dương trong cơ thể cũng như trong cuộc sống.

Để đạt đến trạng thái cân bằng này, bạn cần phải tìm hiểu đâu là âm và đâu là dương trong con người mình. Rất nhiều sự mất cân bằng trong đời sống hiện đại đến từ việc thế giới ngày nay mang quá nhiều năng lượng dương: nhanh, hiếu thắng, chủ động. Vì vậy, một trong những nội dung chính xuyên suốt cuốn sách này là cách chăm sóc phần âm bên trong cũng như đón nhận nhiều hơn những năng lượng mang tính thụ động, nuôi dưỡng vào cuộc sống.

Bởi chính bản chất tự nhiên của con người, cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tạo ra sự mất cân bằng. Các triệu chứng dù gây ra khó chịu nhưng lại không phải là vấn đề. Chúng là những tín hiệu cảnh báo rằng bạn đang mất cân bằng âm dương. Các triệu chứng càng tệ tức là bạn càng mất cân bằng.

Bạn không cần phải có những điều chỉnh lớn. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ thông qua các kỹ thuật dưỡng sinh, ngay cả khi bạn chỉ thực hiện một phút mỗi lần. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những kỹ thuật này để tạo ra những khoảnh khắc bình tâm. Có thể xem mỗi kỹ thuật này là một công cụ giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại năng lượng âm dương.

Âm dương là một trong những quy luật phổ quát áp dụng cho toàn bộ tự nhiên – bao gồm cả chúng ta. Vì chúng ta về cơ bản được kết nối với thiên nhiên, nên đồng bộ với thiên nhiên là cách tốt nhất để cân bằng âm dương của bạn. Đây là lý do dưỡng sinh quan niệm rằng sống hòa hợp với thiên nhiên là rất quan trọng.

Điều này nghe có vẻ khá lạ lẫm, nhưng một khi bắt đầu áp dụng lý thuyết vào thực tế, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt.

Liệu pháp chải đầu

Tất cả các đường kinh lạc trên cơ thể đều có kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với một vị trí nào đó trên đầu hoặc hộp sọ, do đó, việc chải đầu – thường là bằng lược ngọc hoặc đá – sẽ giúp kích thích chúng. Việc này cũng làm tăng tuần hoàn, cung cấp nhiều dưỡng chất cho nang tóc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hơn hết, nếu bạn thích cảm giác được chạm vào đầu hoặc tóc, mát-xa đầu còn được chứng minh là một phương pháp giúp giảm căng thẳng nhanh chóng.

Tắm khoáng

Từ nhiều thế kỷ nay, người Trung Quốc đã biết rằng tắm với các nguyên liệu thơm và khoáng chất, kết hợp với các kỹ thuật thở sẽ giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả. Chỉ mới gần đây khoa học mới bắt đầu hiểu được cách sưởi ấm thụ động – tức là làm nóng trong bồn tắm, dưới vòi hoa sen hoặc trong phòng tắm hơi – có thể làm giảm sưng viêm mạn tính, cải thiện tình trạng tim mạch và điều chỉnh mức đường huyết, từ đó cải thiện sức khỏe.

Theo một trong những cách tắm truyền thống của Trung Quốc, bạn tắm xen kẽ giữa nước nóng và nước lạnh hai đến ba lần, tẩy tế bào chết khi lỗ chân lông mở ra do hơi nóng, sau đó dùng nước lạnh để đóng chúng lại (xem Nghi thức tắm khoáng, trang 82). Lưu ý: Tránh nhiệt độ quá cao nếu bạn đang không khỏe, nhất là nếu bạn bị huyết áp cao hoặc thấp, có các vấn đề về da hoặc đang mang thai.

Ngâm chân

Khi tôi đề xuất việc tắm bồn, một số bệnh nhân nói rằng họ không có bồn tắm! Trên thực tế, bạn không cần đến bồn tắm mới thực hiện được kỹ thuật này. Người Trung Quốc đã có truyền thống và phương pháp thực hành ngâm chân của riêng họ, và tất cả những gì bạn cần là một cái chậu. Tôi thích ngâm chân – mặc dù đây là một kỹ thuật đơn giản và mộc mạc, nhưng cảm giác mà nó đem đến lại vô cùng xa xỉ.

Mỗi bàn chân có tới hơn 60 huyệt châm cứu, tương ứng với nhiều bộ phận và cơ quan của cơ thể. Đông y cho rằng khi bạn ngâm chân trong nước ấm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên một chút và từ đó làm khai thông những điểm tắc nghẽn trong các kinh mạch.

name

Bước vào một cuộc hôn nhân, có lẽ nhiều người sẽ vỡ mộng. Cuộc sống hôn nhân và gia đình có thể có nhiều trắc trở, va vấp nhất định. Rồi đến khi hai người có em bé, trách nhiệm, áp lực lại tiếp tục lớn dần lên, dường như xoáy sâu vào cuộc sống của những người phụ nữ. Những mong ước, niềm tin không mấy hữu ích có thế quấn vào trong tâm trí, rồi cả những cơn giận dữ có thể bùng lên bất cứ lúc nào ở cả người vợ lẫn người chồng. Cứ thế, một vòng lặp tẻ nhạt, một thói quen tiêu cực sẽ hình thành trong cuộc sống hôn nhân, rồi dẫn đến việc cả hai vợ chồng đưa nhau vào thế bí, khăng khăng với những định kiến về đối phương.

Mặt khác, Phật pháp đưa ra những kiến thức không chỉ áp dụng cho những những người tu hành, mà cho cả những người bình thường, đang trong một mối quan hệ hôn nhân. Một trong những kiến thức hữu ích đó là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế). Bốn Sự Thật không chỉ là bài học vô giá cho con người 2.500 năm trước, mà cho cả con người ngày nay nói chung, và những cặp vợ chồng nói riêng.

Tác giả Sarah Napthali đã tập hợp những trải nghiệm của chính bản thân và nhiều người phụ nữ khác trong cuộc sống hôn nhân, đồng thời lồng ghép những triết lý Phật giáo và cả những yếu tố tâm lý để viết nên cuốn sách Vị Phật ở chung nhà. Cách áp dụng những giá lý nhà Phật mà tác giả đề cập sẽ giúp mỗi người vợ/chồng nhận ra những sai lầm bản thân mắc phải, từ bỏ những thói quen vô ích, và rồi giúp giữ gìn đời sống hôn nhân của họ. Cuộc sống hôn nhân sẽ trở nên hạnh phúc hơn.

MỤC LỤC

Lời mở đầu

1 Chung sống chẳng dễ dàng

2 Buông bỏ

3 Suy nghĩ sâu sắc

4 Đối đầu với tiêu cực

5 Nộ 75 6 Việc nhà

7 Giao tiếp

8 Giảm thiểu áp lực và lo âu

9 Người bạn đời của ta là ai?

10 “Dục”

11 “Ông ăn chả, bà ăn nem”

12 Chịu đựng những hành vi xấu xí

13 Tha thứ và thấu hiểu

14 Vực dậy lại mọi thứ

15 Hãy là người chân thật và luôn sát cánh bên người đó

16 Vun đắp tình yêu

17 Xác định đâu mới là điều quan trọng

Một vài lời kết

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Từng có một câu chuyện về Phật pháp nổi tiếng như sau: “Hai nhà sư, một già, một trẻ đang đi hành hương khi họ ghé ngang qua một con sông chảy xiết. Trên bờ sông, một người thiếu nữ trẻ đẹp đang khóc than. Vì không biết bơi, nên cô không tài nào qua sông nổi. Cô liền nhờ hai sư thầy giúp mình vượt sông. Vị sư già liền cõng cô lên vai và đưa cô băng qua sông, trước khi nói lời chào tạm biệt. Hai tiếng sau, vị sư già để ý thấy bạn đồng hành có vẻ im lặng, liền cất lời hỏi lý do. Nhà sư trẻ nói: “Người đã phá luật khi cõng cô gái đó qua sông. Chúng ta đâu có được phép chạm vào người phái nữ?” Thấy vậy, nhà sư già đáp: “Vậy là người vẫn còn đưa cô ấy theo sao? Ta thì đã tạm biệt cô ấy từ hai tiếng trước rồi!”

Tôi thường nghĩ tới câu chuyện này khi thấy bản thân mình, cũng như vị sư trẻ tuổi kia, đắm chìm vào lỗi lầm đã qua của những người xung quanh. Đây cũng là một bài học: Nếu cứ cố chấp với quan niệm của mình, như sư thầy trẻ trước những nguyên tắc của bản thân, ta sẽ khó đối diện được tình hình thực tế một cách khôn ngoan.

Sự Thật Cao Quý Thứ Hai nói rằng càng vương vấn sẽ càng gặp nhiều khổ đau. Chính vì vậy, khi ta cứ bấu víu vào những điều mang nhiều biến động, chỉ vì những ảo tưởng ta đặt ra về chính mình, ta sẽ không tránh khỏi đau buồn. Phiên bản đầy đủ của Sự Thật Cao Quý Thứ Hai: “Nguyên do của khổ đau là chấp niệm, nên phải học cách buông bỏ”. Buông bỏ những chấp niệm, theo lời Phật dạy, chính là cách để thoát khỏi dukkha – đau khổ.

Ví dụ, ta có thể buông bỏ những mong đợi của bản thân về mối tình của mình. Điều này không có nghĩa là ta nhượng bộ, để mặc ai muốn làm gì tùy ý, mà biến những mong đợi này thành sở thích, thay vì trở thành những điều phải-có khiến ta trăn trở suy tính.

Trong cuốn sách Committed (tạm dịch: Gắn bó) của mình, nói về bản chất của hôn nhân qua các nền văn hóa và các niên đại khác nhau, tác giả Elizabeth Gilbert đã tìm tới phía Bắc Việt Nam, để phỏng vấn vài người phụ nữ thuộc dân tộc H’Mông. Những câu hỏi của cô về việc cưới xin, như “Với bạn, đâu là bí quyết để gìn giữ hạnh phúc gia đình?” hay “Chồng bạn có phải là một người chồng tốt không?”, đều được đáp trả bằng những tràng cười lớn, hoặc vẻ mặt khó hiểu của mỗi người. Cô kết luận: “Gặp được những người H’Mông ngày hôm ấy nhắc tôi nhớ về một câu ngạn ngữ cổ: ‘Gieo chờ mong, hái thất vọng’. Người bạn H’Mông của tôi từ tấm bé chưa từng được dạy rằng nghĩa vụ của chồng mình là khiến cô hạnh phúc… Chưa từng mong đợi những điều viển vông, nên cô cũng chẳng còn lạ lẫm gì trước thực tế của cuộc hôn nhân này”.

Người H’Mông chắc chắn không phải tộc người duy nhất có cái nhìn thực dụng như vậy về hôn nhân. Thật quá là “Tây” khi kỳ vọng quá nhiều ở đối phương. Những người Tây Âu thường mong chờ sự lãng mạn, sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, một tình bạn, một đời sống tình dục viên mãn, những cuộc trò chuyện thú vị, sự chia sẻ trách nhiệm trong việc nuôi dạy con, và hơn thế nữa. Không cần bàn cãi, những kỳ vọng này là quá nhiều cho một mối quan hệ. Hơn nữa, con người mới chỉ mong muốn nhiều đến vậy trong khoảng 200 năm qua trong lịch sử loài người. Ngay cả phương Tây, suốt phần lớn các thời kỳ lịch sử, đều vô cùng thực dụng trong việc cưới hỏi nhằm mục đích vì tiền tài hay địa vị. Vậy nên, những mong đợi này không chỉ là nét đặc trưng trong đời sống phương Tây, mà còn khá mới mẻ trong dòng chảy của lịch sử. Và tỷ lệ ly hôn tăng chóng mặt đã cho thấy hệ quả khôn lường của lối tư duy này.

24

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!