Tay Thầy Trong Tay Con
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.
Bài kệ xưng tán Pháp Hoa như sau:
Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Tiếng xao động tinh hà
Địa cầu vừa tỉnh giấc
Lòng đất bỗng đơm hoa
Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Bảo tháp hiện chói lòa
Khắp trời Bồ tát hiện
Tay Bụt trong tay ta
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt. Ta và Bụt bất nhị. Lúc ấy thì hạnh phúc ta rất lớn.
Tay Thầy trong tay con - tuyển tập những lá thư thầy viết cho đệ tử. Mỗi lá thư là một chứng tích của tình Thầy, chứa đựng trọn vẹn những gì Thầy muốn trao truyền. Những lá thư ấy không bị giới hạn bởi thời gian, chúng có giá trị miên viễn. Do vậy không thể xếp theo trình tự thời gian để ta có thể đón nhận mỗi lá thư trong một hình thức rất mới, nội dung trao truyền được sống dậy trong thời khắc mà ta đang đọc.
Trong sách chúng ta còn tiếp xúc được những thông bạch mà Thầy đã gởi đi trong những năm qua, mỗi thông bạch như những khuôn thước nền tảng thực tập. Và phần cuối là “Câu chuyện người con trai khờ dại” được Thầy viết tại Phương Bối - Bảo Lộc, Lâm Đồng năm 1961. Đọc câu chuyện để ta cảm thêm sự rộng lớn của tình Thầy qua những lá thư. Chúng ta thấy người con trai trong câu chuyện là một người rất thật, và cho đến nay chưa một lần từ chối làm người “khờ dại” cho tình thương.
Chúng ta cùng đón nhận “mối tình” rất đẹp này và giữ riêng cho mình những gì rất gần, để cùng hiểu, cùng thương và cùng hiến tặng.
Cuốn sách như từng bài chia sẻ từ những thực tế nhưng chứa đựng nhiều bài học dạy con sâu sắc. Từng câu chuyện, từng hoàn cảnh quá gần với thực tế. Không những thế những trường hợp trong cuốn sách này rất phổ biến ở Việt Nam, và hầu như các ông bố bà mẹ nào cũng vấp phải. Nhưng không biết do đâu và phải làm cách nào để khắc phục. Và cuốn sách sẽ lý giải.
Con là của báu
HÃY NUÔI CON TRONG TÂM TRẠNG THOẢI MÁI
Ở một số gia đình kiểu mới (thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ II), trong nhà, mấy cha con đều là độc giả thân thiết của tuần san truyện tranh Shounen Jump. Người cha thường hay dẫn con đến các trung tâm trò chơi điện tử, cho con chơi trò đập thú, còn mình thì say mê với các trò chơi yêu thích. Kết quả là có những trường hợp đứa trẻ gặp phải những tai nạn đáng tiếc khi cha đang mải mê với trò pachinko Ngược lại, nhìn cảnh hai cha con mặc quần áo đôi, dắt tay nhau đi bộ trên phố, tôi lại có cảm giác người cha này đang nuôi con với một tâm trạng thật nhẹ nhàng và thoải mái.
THỜI ĐẠI TRẺ EM LÊN NGÔI
Thật đáng buồn khi tự chúng ta làm khổ mình khi nuôi dạy con cái. Hiện nay, ở Nhật, các bậc phụ huynh cho rằng cứ theo ý mình và kinh nghiệm bản thân cũng có thể nuôi dạy con đâu ra đấy, trong khi điều này gần như là không thể.
TRẺ ĐƯỢC VOI ĐÒI TIÊN
Chúng không biết trân trọng mọi thứ, nói cách khác là không thể thay đổi quan điểm cố hữu của mình để hòa đồng với môi trường xung quanh. Nhiều trẻ hiện nay nhận thức một cách rất phiến diện: khi chơi nếu mình là nhân vật chính thì sẽ chơi rất sôi nổi, hoạt bát; còn nếu rời khỏi vai chính thì ngay lập tức sẽ không chơi nữa.
Con mình là nhất
NHỮNG XÁO TRỘN SINH HOẠT CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Hiện nay, các nhà trẻ, trường mẫu giáo đang rơi vào tình trạng có thể gọi là “cuộc chiến nuôi dạy trẻ vô cùng khốc liệt”. Các cô giáo luôn phải đặt dấu hỏi lớn cho những ông bố, bà mẹ: “Rốt cuộc thì nhà trường hay gia đình là người nuôi dạy trẻ?”
Nhiều hiệu trưởng than thở rằng: “Có rất nhiều bậc phụ huynh không cho con ăn sáng trước khi đến lớp”. Từ trước đến nay, chuyện bỏ bữa sáng là đề tài muôn thuở. Các nhà trẻ và trường mẫu giáo thường xuyên phải nhắc nhở các ông bố bà mẹ cho con ăn sáng.
CẦN GÌ PHẢI QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI TA
Tôi nghĩ việc chỉ trích, trách móc phiến diện những bậc cha mẹ chạy theo chủ nghĩa “con mình là nhất” cũng không giải quyết được vấn đề gì, bởi dù trong sâu thẳm trái tim mình, các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ, đều rất chú trọng nguyên tắc nuôi dạy con bằng tấm lòng rộng lượng, nhưng chính họ lại cảm thấy rõ ràng xã hội hiện đại đầy rẫy những cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Vậy nên, bằng trực giác và bản năng sẵn có, người mẹ cần thật sáng suốt phán đoán xem phải làm gì để con mình có thể “sống sót” trong xã hội bon chen này.
CHA MẸ NUÔI
Tôi nhận thấy trong xã hội hiện đại, phát triển, một vấn đề còn lớn hơn cả việc nuôi dạy con thế nào chính là bản năng sinh sản của con người đang trở nên yếu dần khi mà ai cũng có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp.
LÚC NÀO CŨNG NGHĨ ĐẾN CON
Tiếng Nhật Công Nghệ Thông Tin Trong Ngành Phần Mềm - Hội Thoại Trong Dự Án Phần Mềm
Hiện nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng với đó, nhu cầu nhân lực biết tiếng Nhật cũng đang rất cấp bách. Đáp ứng nhu cầu đó, tiếp nối sự ra đời của cuốn sách “Tiếng Nhật công nghệ thông tin trong ngành phần mềm”, chúng tôi biên soạn cuốn “Tiếng Nhật công nghệ thông tin: Hội thoại trong dự án phần mềm” này dành cho đối tượng có trình độ tiếng Nhật tương đương N3 với các chủ đề phong phú, dễ nhớ và dễ áp dụng vào dự án thực tế.
Cuốn sách bao gồm 15 bài hội thoại mẫu với các bối cảnh quen thuộc trong quá trình quá trình thực hiện một dự án phần mềm từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Chúng tôi đã chọn lọc những câu thoại thường gặp trong các tình huống giao tiếp cụ thể của dự án như chào hỏi khách hàng, trao đổi khi đi công tác, báo cáo tiến độ... Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp một số phần luyện tập mẫu câu cũng như các cách nói tương tự giúp người học có thể sử dụng nhuần nhuyễn và đa dạng hóa cách biểu đạt.
Nhóm tác giả hy vọng những kiến thức đúc kết từ kinh nghiệm làm dự án phần mềm được đưa vào cuốn sách này sẽ giúp các bạn tự tin sử dụng tiếng Nhật trong công việc cũng như học tập. Để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng quý báu của tất cả các bạn.
Spy room – Lớp học điệp viên (tên gốc: Spy kyoushitsu) là series light novel độc đáo về thể loại điệp viên, tình báo vốn rất hiếm hoi trong dòng manga/light novel, là cái tên xuất sắc đã giành giải nhất giải thưởng thường niên của Fantasia Bunko lần thứ 32. Trong năm đầu tiên ra mắt, 2020, chỉ với 4 tập truyện thì Spy Room đã tạo tiếng vang lớn, đứng top 2 bảng xếp hạng light novel yêu thích Kono Light novel ga sugoi! ở cả 2 hạng mục Light novel mới hay nhất và Light novel hay nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, series đã cán mốc 400.000 bản được bán ra tại Nhật Bản.
Ba tháng sau cuộc chiến giành thắng lợi trước điệp viên đế quốc Murasaki-ari tại hợp chúng quốc Mitalio, đội Tomoshibi đã được công nhận là điệp viên chuyên nghiệp, chu du khắp thế giới thực hiện những nhiệm vụ tình báo. Tội ác của Murasaki-ari đã gây biến động lớn tới cục diện trận chiến trong tối, điệp viên từ các quốc gia bị tàn sát không thương tiếc, đâu đâu cũng vướng vào tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng, thậm chí phải đưa cả những học viên trẻ tuổi ra tiền tuyến. “Thời của người trẻ đã tới rồi, có cả họ trong số đó thì tốt quá.” – Klaus thầm nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hẳn với những gì anh và các thiếu nữ mường tượng. Ngoại trừ Tia ngày càng trưởng thành và ra dáng một chỉ huy. Lily và Zibia cứ liên tục mắc lỗi. Annette thường hùa theo mấy trò quái gở của Lily rồi tạo nên một mớ lùm xùm. Gánh nặng lại đổ lên đầu những thành viên ưu tú như Grete hay Monika. Giữa lúc thực hiện nhiệm vụ tại thành phố Long Trùng, vì bất cẩn mà Zibia đã để Elna bị thương nặng, đấy cũng là lúc các thiếu nữ đụng độ với Otori – đội điệp viên quy tụ những học viên ưu tú nhất từ các trường đào tạo của nước cộng hoà Deen.
Những ký ức đau khổ thời còn là học viên cá biệt, một lần nữa trở lại đeo bám các thiếu nữ. Đã thế, Otori còn không ngần ngại công khai ý muốn cướp đi sếp của Tomoshibi, Klaus, cùng phải thôi, điệp viên mạnh nhất thế giới dẫn dắt những học viên ưu tú nhất cả nước, đấy là điều tốt nhất dành cho nước cộng hoà Deen. Lý do hợp lý, Klaus cũng tỏ ra đồng ý, đội Tomoshibi trên bờ vực sụp đổ… Đây cũng là lúc chân tướng về sự bất hạnh của một thành viên dần được làm sáng tỏ.
Mục lục:
Chương mở đầu: Long trùng
Chương một: Đụng độ
Chương hai: Thuật lừa mị
Chương ba: Bất hạnh
Chương bốn: Lý tưởng và thực tế
Chương năm: Gujin
Nhiệm vụ tiếp theo
Lời bạt
Thông tin tác giả:
Takemachi
Tôi là một gã luôn miệng muốn tự xưng mình là tác giả kiêm điệp viên bí ẩn, nhưng cuối cùng lại lập tài khoản Twitter đây. Do không biết viết gì, nên tôi sẽ tận dụng chỗ này cho thuê quảng cáo vậy.
[Cho thuê quảng cáo ở phần thông tin tác giả tác phẩm Spy room – giá 100 yên/từ - Có thể thương lượng]
Bớt được thời gian viết giới thiệu thiệu, còn hời to. Tuyệt cú mèo.
Tôi xạo cả đó.
Tomari
Xây Dựng Nền Tảng Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0-6 Tuổi
Thực tế đã chứng minh, một số em nhỏ có khả năng vượt trội về ngôn ngữ so với những bạn cùng trang lứa. Nhưng mọi đứa trẻ đều có thể cải thiện khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn mầm non.
Việc đặt nền móng vững chắc cho ngôn ngữ không chỉ mở ra cánh cửa tri thức cho trẻ mà còn là dấu chân đầu tiên trên hành trình trẻ tự khám phá và tìm hiểu thế giới. Trẻ sẽ nhanh chóng lĩnh hội những tri thức mới, trở thành những nhà phiêu lưu thông minh, sẵn sàng chinh phục mọi thử thách trong cuộc sống. Với thông điệp “ngôn ngữ có vai trò quan trọng” mà còn là lời mời gọi chúng ta cùng đồng lòng xây dựng tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau – nơi mỗi đứa trẻ được trao khả năng tỏa sáng và đóng góp những giá trị tốt đẹp cho thế giới.
Cuốn sách là một hướng dẫn toàn diện về phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi dành cho cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ, được xây dựng bởi cô Cao Thị Bích Trâm - giáo viên mầm non, chuyên gia giáo dục và chuyên viên phát triển trẻ em.
Đây là một nguồn tư liệu quan trọng và hữu ích được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức và công cụ cần thiết để hỗ trợ; đồng hành để tạo ra môi trường ngôn ngữ thích hợp; xây dựng một nền tảng vững chắc để cho trẻ phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi.
Trích đoạn sách hay
1. “Đa dạng cá nhân là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có sở thích và năng lực ngôn ngữ riêng, có thể tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình.
Những người chăm sóc trẻ cần nhận biết và tôn trọng sự đa dạng này, không so sánh và áp đặt một tiêu chuẩn duy nhất về phát triển ngôn ngữ cho tất cả trẻ. Thay vào đó, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cha mẹ… cần tạo ra một môi trường học tập phù hợp, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên của từng trẻ.
Điều này có thể đạt được bằng cách cung cấp các hoạt động và tài liệu phù hợp với sở thích và năng lực ngôn ngữ của từng trẻ. Ví dụ, một trẻ có khiếu về ngôn ngữ viết có thể được khuyến khích tham gia viết câu chuyện hoặc viết nhật ký, trong khi một trẻ khác có khiếu về ngôn ngữ nói có thể được khuyến khích tham gia các hoạt động trò chuyện hoặc diễn kịch.”
2. Trẻ chậm nói
Chậm nói nghĩa là trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Một trẻ chậm nói có thể có khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ, gây ra sự chậm trễ trong việc diễn đạt ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Các đặc điểm của trẻ chậm nói có thể bao gồm:
- Việc diễn đạt ngôn ngữ bị hạn chế, sử dụng từ ngữ đơn giản và câu ngắn gọn.
- Khó khăn trong việc phát âm đúng các âm và từ ngữ phức tạp.
- Ngôn ngữ chưa phong phú và đa dạng.
- Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt khi nghe và hiểu các câu nói phức tạp hoặc có nhiều từ ngữ mới.
Trẻ chậm nói có thể cần hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển ngôn ngữ. Ví dụ như sự tư vấn và hướng dẫn từ các chuyên gia, phương pháp giáo dục và hoạt động thích hợp để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Cùng với sự kiên nhẫn và đồng hành của gia đình và cộng đồng, trẻ chậm nói có thể vượt qua các thách thức và phát triển thành người nói và người nghe tự tin.”
“Con đường thiền tập cho người tại gia” được viết bởi vợ chồng giáo sư Hoàng Khôi với pháp danh Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương - 2 giáo thọ tại gia của Làng Mai. Cuốn sách tập hợp các phương pháp tu tập tại gia cho người theo pháp môn Làng Mai, bao gồm đầy đủ “dụng cụ” để người tu tập ở nhà vẫn có thể tu tập đều đặn và đạt thành quả như: thiền tập để nuôi dưỡng và trị liệu; tu tập để chuyển hóa tâm hành; tu tập để sống chung an lạc, gia đình ấm êm, hạnh phúc; hướng dẫn cách ăn ngon, ăn lành; hướng dẫn cách để ngủ ngon; hướng dẫn cách thể dục và vận động phù hợp…
Lời cẩn bạch tại trang đầu tiên của tác giả Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương:
“Giáo pháp Làng Mai là một Rừng Trầm Hương với nhiều hoa thơm cỏ lạ và rất nhiều châu báu của Thiền tông Việt Nam.
Nhờ phước duyên mà được theo học Pháp môn của Làng và với khả năng hạn hẹp, chúng tôi cẩn trọng thu góp những Phương pháp Thực tập Làng Mai có công năng giúp người tại gia thoát khỏi bức xúc, diệt trừ phiền não trong cuộc sống hiện đại, để chia sẻ với các Thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown - Sydney đã 10 năm nay.
Ước nguyện của chúng tôi là ít nhiều có thể đóng góp cho việc phổ biến thực tập “Đạo Phật Ứng dụng”; vào đời sống hàng ngày theo chiều hướng “Tu không phải là việc để làm mà làm là để tu”; để người tại gia có cơ hội tu tập đều đặn và dễ dàng nếm được quả vị an lạc của pháp môn Làng Mai. Đó là chủ đích của tập sách đang nằm trong tay quý vị.
Tu tập đều đặn được là vì nếu biết cách tạo tác và duy trì chánh niệm thì “Làm gì cũng là Tu”, và tại gia thì không thiếu gì việc để làm. Cho nên trên con đường đó, người tại gia có khả năng để miên mật tu hành. Miên mật là điều kiện quan trọng hàng đầu để thành công trong mọi công việc, nhất là với tu tập.
Những phương pháp này đã được thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown và vài gia đình thí điểm trên thế giới, kể cả Việt Nam, thực tập và chứng đạt ít nhiều. Vì vậy, chúng tôi mạo muội đưa ra đây để xin chia sẻ cùng người tìm đạo ngày nay.
Ước mong chư vị cũng tìm được trên con đường này vài thực tập thuận hợp với mình và nếm được quả vị an lạc của Thiền tập Làng Mai.
Nay cẩn bạch.”
Mừng ngày tiếp nối 2021 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thái Hà Books vinh dự được xuất bản cuốn sách “Con đường thiền tập cho người tại gia” cùng 2 tác phẩm “Sợ hãi - hóa giải sợ hãi bằng tình thương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tập thơ thiền “Yêu không cần gọi tên” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền. Kính mời quý bạn đọc cùng cảm nhận!
MỤC LỤC:
Cẩn bạch ...............................................................................................9
Chương 1: Tu học và đời sống tại gia.................................... 11
Thiền tập và tín ngưỡng...................................................13
Tu tại gia..........................................................................25
Chọn một đường tu.........................................................39
Chương 2: Thiền tập Làng Mai cho người tại gia................... 55
Thực tập 1 - Thiền tập để Nuôi dưỡng và Trị liệu..................................57
Ngồi Thiền .......................................................................59
Thiền hành ......................................................................81
Thiền buông thư: Công năng Nuôi dưỡng và Trị liệu.........87
Thực tập 2 - Chuyển hóa Tâm hành .....................................................97
Sống tỉnh thức.................................................................99
Năm giới quý báu..........................................................113
Chế tác hạnh phúc ........................................................133
Đối trị với Căn bệnh Thời đại ..........................................147
Sống phước đức.............................................................163
Chuyển hóa tận gốc.......................................................171
Thực tập 3 - Sống chung an lạc..........................................................191
Gia đình ấm êm.............................................................193
Thực tập 4 - Thực phẩm và Nghiệp báo............................................207
Bốn loại thực phẩm .......................................................209
Ăn ngon và lành ............................................................219
Uống ngon và lành ........................................................251
Thực tập 5 - Ngủ và nghỉ ...................................................................265
Ngủ ngon.......................................................................267
Thực tập 6 - Thể dục và Thiền tập......................................................275
Thể dục và Thiền tập......................................................277
Chương 3: Để kết thúc...................................................... 281
Dễ nhất là Tu tại gia.......................................................283
Phụ Lục: Sơ lược Thiền phái Làng Mai ............................. 289
Lịch sử...........................................................................291
Pháp môn......................................................................299
Đóng góp.......................................................................303
Gia bảo..........................................................................307
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Cách học Phật pháp
Đi tìm con đường thoát khổ, khi học giáo pháp, ta đừng chất chứa kiến thức, nghĩa là “đừng nghe, hiểu và ghi nhớ để nói lại cho người khác nghe” như học ở ngoài đời, mà phải đưa điều giáo pháp dạy áp dụng vào đời sống để tự mình có kinh nghiệm, danh từ chuyên môn gọi là thực chứng.
Có thực chứng thì mới nếm được quả vị của Pháp, mới đạt được kết quả của việc tu học. Tiếp tục thực tập, ta sẽ có thói quen và huân tập được giáo pháp. Đó là lúc ta chứng ngộ, ngộ nhập, hay chứng đắc Pháp đã học.
Chứng đắc nhiều hay ít là do mình thực tập đều đặn hay không. Quý vị có thấy những chiến tướng quần vợt, dù đã rất giỏi nhưng vẫn kiên trì luyện tập mỗi ngày không? Thiền tập cũng vậy.
Học một giáo pháp thì có thể xong chương trình, ví dụ học phương cách điều Tâm. Nhưng càng thực tập giáo pháp đó, nội lực của chúng ta càng thâm hậu, nên không có việc “tập xong”.
Nói đến Tu, chúng ta thường nghĩ đến xuất gia, tức vào chùa để trở thành sư thầy hay sư cô. Thật ra, Tu chỉ có nghĩa là sửa. Đối với người tại gia, Tu chỉ là để bảo quản Y báo (nơi ta nương tựa, tức là đất Mẹ) và Chánh báo (Thân và Tâm của ta), như ta thường bảo quản xe cộ trong nhà hay đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Thân tâm con người là một bộ máy rất tinh xảo. Vì vậy, muốn chữa trị, trước hết ta phải biết cách vận hành của nó - kế đó phải có đồ nghề. Hãy tưởng tượng một người thợ máy không biết cách vận hành của máy mà cũng không có đồ nghề!
Có bảo quản thì mới sống An Lạc
Trong cuộc sống thường nhật, xe cộ trong nhà đang chạy bình thường, ta vẫn cần bảo trì khi đến hạn. Cơ thể đang khỏe mạnh, ta vẫn gặp bác sĩ để khám tổng quát hàng năm. Kính soi lâu ngày phủ bụi, ta cần lau chùi mới sáng. Áo quần, mặt mày, đầu tóc cũng cần được chăm sóc hàng ngày. Vậy mà Thân, Tâm ta lại bỏ bê, không hề nghĩ đến việc phòng bệnh hơn trị bệnh như với xe cộ.
Nếu không mang chí nguyện quá lớn lao như vượt thoát sinh tử, thì đối với chúng tôi, tu tại gia chỉ là để bảo quản Y báo (nơi sinh sống) và Chánh báo (Thân và Tâm) của chính ta. Nếu không hiểu tường tận, chúng ta dễ dàng rơi vào mê tín dị đoan khi tu tại gia, chúng ta sẽ đi theo đường “cầu xin một tha lực” phù hộ cho mình và người mình thương.
Nói rõ ra, mình phải tự lo. Có tự ăn thì mới no, có tự uống thuốc thì mới lành bệnh. Tu tập cũng vậy, phải tự thực tập những điều học được từ giáo pháp thì mới đạt được quả vị an lạc cho Thân và Tâm của mình. Chính Đức Phật cũng đã dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”.
Muốn tự thắp đuốc lên để thấy được con đường sống an lạc và tránh thoát khổ đau, ta cần biết một cách học khác, đó là cách học Phật pháp, đã trình bày ở phần trước.
Cách học Phật pháp đồng thời cũng mở lối cho ta đi vào ngõ...
Trong thơ ca, vầng trăng luôn mang vẻ đẹp của bình dị, hiền hậu của thiên nhiên tươi mát, thơ mộng. Trăng là còn biểu tượng cho những gì gắn bó, tri âm tri kỉ với sự thầm lặng dõi người. Và ở trăng, còn tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, ân tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời của con người và đất nước.
Dòng sông của cuộc đời chảy qua từng kiếp người xuyên suốt. Trên dòng sông đó, ta ôm vào một đống mảnh vỡ từ những buồn vui, danh lợi, tham đắm và đắng cay... của cuộc sống mà trôi nổi theo tiếng gọi của nhu yếu đời thường hay cũng có thể đi theo tiếng gọi tâm hồn.
Khi lòng mình có sự bình yên, ta sẽ nhận ra nhịp chảy của mọi thứ xung quanh diễn ra một cách nhịp nhàng, lắng đọng. Cơn gió mát, mây trắng đang trôi, những rừng cây đứng im lắng... tất cả đều trở nên nhẹ nhàng và thân thiết. Người có tâm sự nhìn trăng thì trăng trở thành nơi gởi gắm tâm tình, người vô sự nhìn trăng thì trăng là nhật nguyệt, là hiện hữu nhiệm mầu.
Khi nhận ra sự bình yên và an lành trong tất cả, ta sẽ tự động buông bỏ những rào chắn do sợ hãi và lo lắng thường ngày mà hòa mình vào bằng sự hồn nhiên và tươi mới để đón chào sự sống quanh ta.
“Trăng giữa dòng sông” - Tập thơ tỉnh thức của tác giả Nguyên Sinh (Thích Chân Pháp Diệu) là nốt nhạc từ tâm hồn biết rung, biết cảm, tràn sức sống nhẹ êm. Tuy vậy nhưng đủ lắng lại để ta tìm về sự trong sáng và bình yên trong chính mình. Tập thơ sẽ góp thêm nét duyên vào con đường thực hành chánh niệm của bạn.
Cuốn sách đến từ những “vì sao”, lời giới thiệu của anh Hoàng Đức Huy – Giám đốc công ty Transviet khi được đọc cuốn sách “Sức khỏe trong tay bạn” tập 2 của tác giả Trần Bích Hà.
“60 ư, không thể tin được?” – không ít lần tôi nghe thấy sự ngạc nhiên ấy khi một số người biết được tuổi thật của chị Trần Bích Hà – tác giả cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay.
Nếu như ai đó đã từng tiếp xúc, trò chuyện hay làm việc cùng với chị, chắc chắn sẽ đều chia sẻ chung sự hoài nghi ấy.
Vì sao một người phụ nữ bước vào tuổi 60 mà vẫn tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh, đi du lịch vòng quanh thế giới và là tâm điểm của mọi nơi chị đến?
Vì sao khi ở cái tuổi mà người ta đã phải làm bạn với thuốc thì chị quanh năm chẳng bao giờ thấy yếu đau và đôi khi còn làm đám thanh niên phải ganh tị về thể trạng tuyệt vời của mình?
Vì sao chị lại bỏ rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thành cuốn sách này?
Vì hơn ai hết, chị muốn truyền đi một niềm tin mãnh liệt cho cộng đồng, một sự thật đơn giản nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết, chưa tin, đó là “Sức khỏe thực sự nằm chính trong tay bạn”.
Niềm tin ấy không phải tự nhiên mà có, nó đến từ sau những nỗi đau khi phải mất đi những người thương yêu vì bệnh tật, là sự khủng hoảng niềm tin khi phải tự chiến đấu để bảo vệ sức khỏe của bản thân . Niềm tin ấy là thành quả của rất nhiều năm say mê tìm tòi và nghiên cứu không mệt mỏi của chị đối với những phương pháp chăm sóc sức khỏe thay thế cho Tây y, những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình tìm kiếm những phương cách lành mạnh để phòng tránh bệnh tật, và hơn cả là tìm đến đúng nguyên nhân sâu xa của bệnh tật thay vì vội vã phủ đầu những triệu chứng bệnh bằng những viên thuốc. Hóa ra chúng ta hoàn toàn có thể tự làm chủ sức khỏe của mình mỗi ngày bằng những chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên tốt cho sức khỏe, và một lối sống hài hòa giữa tâm - thể - trí.
Không phải là một bác sỹ hay một nhà nghiên cứu y khoa chuyên nghiệp, nhưng sự hiểu biết sâu rộng của chị trong lĩnh vực sức khỏe thật sự rất ấn tượng! Có lẽ chị Trần Bích Hà là một trong những người tiên phong ở Việt Nam chia sẻ những khái niệm rất mới mẻ đối với cộng đồng (mặc dù không mới với thế giới) như Công thức “Bốn tên trộm” hay Kháng sinh tự nhiên – bất ngờ thú vị cho những các bà nội trợ tự tin bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình từ chính những nguyên liệu dễ tìm, dễ gặp trong bếp; hay Tumeric Latte (Nghệ đan) – thứ đồ uống thời thượng ở Luân Đôn, nhưng đồng thời cũng là lá chắn bảo vệ sức đề kháng cho bạn mỗi ngày.
Chúng tôi hay gọi vui chị là người phụ nữ đến từ những “Vì sao?” vì chị luôn là người quyết liệt tìm tòi, say mê đi tìm lời giải đến cùng cho những câu hỏi “Vì sao?” bằng tư duy logic nhạy bén, và hơn cả là một khả năng tìm hiểu và tổng hợp thông tin tuyệt vời. Cuốn sách này chính là một minh chứng sống động cho những thành quả không mệt mỏi ấy.
Với lối viết đơn giản, dễ hiểu, nhưng cũng vô cùng chân thành và nhiệt huyết, chị Bích Hà đã khiến cho những kiến thức sức khỏe tưởng chừng như khô khan, buồn tẻ trở nên rất gần gũi, dễ tiếp thu, và đặc biệt dễ áp dụng với tất cả mọi người, mọi nhà. Phải chăng đó chính là bí quyết đã làm cho cuốn sách Sức khỏe trong tay bạn (NXB Thế Giới, 2017) của chị ngay từ khi xuất bản lần đầu đã trở thành hiện tượng, được độc giả cả nước đặc biệt ưa thích và tái bản nhiều lần?
Tiếp nối những thành công của cuốn sách này, cuốn Sức khỏe trong tay bạn – Tập 2 sẽ là những chia sẻ vô cùng giản dị về cách mỗi người có thể tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân cùng gia đình bằng những phương pháp tự nhiên rất phổ biến trên thế giới. Các phương pháp này đã được tác giả Trần Bích Hà tổng hợp, rút ra kinh nghiệm, và quan trọng hơn cả là Việt hóa để phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Sự kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học và một lối sống lành mạnh sẽ luôn là chiếc chìa khóa vàng để sức khỏe luôn trong tay bạn – đó chính là chân lý giản dị mà cuốn sách muốn truyền tải tới cộng đồng.
Bản thân tôi đã từng là một người xem nhẹ chuyện sức khỏe, phần vì tuổi đời còn trẻ, phần vì suy nghĩ chưa đúng mức về tầm quan trọng của vốn quý hàng đầu trong cuộc đời mỗi con người… Nhưng tôi có được một điều may mắn rất lớn, đó là được thường xuyên tiếp xúc và học hỏi từ chị Trần Bích Hà những kiến thức sâu rộng về chăm sóc sức khỏe và cuộc sống Từ những hoài nghi ban đầu, tôi đã hoàn toàn được thuyết phục rằng “Sức khỏe là trong tay bạn” – và làm chủ được sức khỏe tức là phần nào chúng ta đã làm chủ được vận mệnh của mình, để tự tin cống hiến cho đời, tự tin tận hưởng một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
Trân trọng giới thiệu tới các bạn cuốn sách này, chiếc chìa khóa vàng cho sức khỏe của bạn, của tôi, và của tất cả chúng ta.
Sau những lời hỏi thăm sức khỏe, tôi chúc mừng Vũ chuyện kết hôn của cậu. Vũ mỉm cười, không có vẻ gì sung sướng đặc biệt cả. Cái cười gợi cho tôi nhớ lại những nụ cười của cậu trong quá khứ, và nhận ra hầu hết chúng đều nhẹ bẫng và có chút... bất cần như vậy. Thật là... chuyện vui lớn lao của đời người thì cũng nên tỏ ra hạnh phúc chứ!
“Công việc mày bây giờ thế nào?” Tôi hỏi một câu quen thuộc mà tôi sẽ hỏi tất cả những người bạn lâu ngày gặp lại.
“Vẫn tốt! Tao về Hà Nội làm rồi.” Vũ trả lời.
“À, vậy hả? Làm ở đây vẫn hơn chứ!”
“Chắc vậy. Mày thì sao?”
“Chả có gì đặc biệt. Từ hồi đó tao vẫn vậy thôi.”
“Vẫn làm chỗ cơ quan đó à?”
“Ừ.”
“Thế còn chuyện... tình cảm thì sao? Thấy bảo mày có
bạn gái cũng lâu rồi hả?”
“Ừ...”
Tính ra cũng đã hơn một năm rồi kể từ khi tôi và Vân hẹn hò. Cô ấy kém tôi một tuổi, đang làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Cuộc tình của chúng tôi... không biết nên mô tả thế nào đây? Đại loại, có thể nói là... bình thường.
Bản thân tôi cảm thấy như vậy. Chúng tôi đều là những con người bận rộn, và chỉ có thể dành thời gian cho nhau vào dịp cuối tuần. Chúng tôi cùng nhau làm những điều mọi cặp đôi khác đều làm vào cuối tuần: đi chơi, đi ăn, hay đi xem phim. Không có những sự kiện lớn lao, xáo trộn xảy ra trong mối quan hệ của tôi với Vân. Mọi thứ cứ thế trôi đi, và tiến triển, có thể nói như vậy, khi giờ đây cả tôi và nàng đều đã quen với sự hiện diện của nhau trong cuộc sống mỗi người. Cũng có một vài lần chúng tôi đi chơi xa, đi du lịch cùng nhau, trong những dịp nghỉ lễ. Nhưng cũng khó có thể nói rằng đó là những sự kiện đặc biệt. Tôi không rõ Vân có cho chúng là sự kiện đặc biệt hay không... Và theo sự tuần tự của một cuộc tình, đến lúc một trong hai người, hoặc cả hai người, nghĩ đến hôn nhân. Tôi biết Vân muốn kết hôn. Tuy cô ấy chưa hề nói thẳng ra, nhưng những lời bóng gió rất nhiều. Vân có một niềm tin rằng con gái không nên lấy chồng vào năm hai mươi sáu tuổi, và không ngại cho tôi biết điều đó. Chỉ là cô ấy không nói rằng muốn cưới trước hay sau cái năm hai mươi sáu tuổi đó thôi. Năm nay Vân đã hai mươi lăm tuổi. Nói chung, cuộc tình của tôi đang ở giai đoạn có thể tiến đến hôn nhân. Không phải chỉ Vân, cả gia đình tôi cũng mong tôi sớm thành thân. Mẹ tôi luôn nói rằng tôi đã có công ăn việc làm ổn định và cũng sắp không còn trẻ trung gì nữa, nên đã đến lúc tính chuyện trăm năm. Bà vốn rất hài lòng với Vân. Trong con mắt tất cả mọi người, tôi là một kẻ đã trưởng thành đủ để chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc đời: có gia đình riêng.
….
Nhiều người tin rằng những hành động của con người rất ít thay đổi theo năm tháng, đặc biệt khi đưa ra những quyết định. Điều đó có đúng không? Hay còn phụ thuộc vào nhiều điều khác, ví dụ như những hoàn cảnh bên ngoài chẳng hạn. Hoàn cảnh đặc biệt sẽ phát sinh những cách làm đặc biệt, hay ngay cả một hoàn cảnh đặc biệt cũng khó khiến người ta hành động khác với những thói quen, đặc tính vốn đã hình thành nên con người? Người dấn thân có phải người hay thay đổi, hay chính đặc tính của họ là không ngừng dấn thân, và như thế mới là kiên định, trước sau không thay đổi?
Và chính sự cảm nhận thời gian trôi qua quá nhanh ấy là điều đáng buồn nhất của những tháng ngày học trò. Đáng tiếc hơn cả, khi trong những ngày ấy, ta chỉ có đủ kiến văn để cảm nhận lờ mờ, khiến ta luôn cảm thấy lấn cần trong lòng. Khi ta hiểu ra ngọn nguồn nỗi niềm đó là gì thì bi kịch thay ta đã trở thành mất rồi. Giá có thể quay lại để dạy bảo bản thân mình trong quá khứ rằng: hãy tận hưởng những niềm vui, bởi vì chúng sẽ sớm kết thúc một ngày không xa.
Sống Chất - Nghệ thuật sống của huyền thoại y học Nhật Bản
Tác giả: Shigeaki Hinohara
Nội dung:
H2: Cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và cái chết
H3: Lòng trăn trở của một bác sĩ
Là một bác sĩ đáng kính với những cống hiến lớn lao cho ngành y tế Nhật Bản, Shigeaki Hinohara đã dành nhiều năm để chiêm nghiệm về những vấn đề bức xúc của nền y học nước nhà. Tác phẩm “Sống chất - Nghệ thuật sống của huyền thoại y học Nhật Bản” là lời tâm huyết của ông, phản ánh một thực trạng đáng buồn: việc kéo dài tuổi thọ chưa hẳn đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống. Ông cho rằng, người Nhật sống thọ nhất thế giới không phải nhờ vào nền y tế tiến bộ, mà là kết quả của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lối sống.
H3: Từ cái chết đến ý nghĩa cuộc sống
Trong những năm cuối đời, y học có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng lại không thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thay vì tập trung vào ý nghĩa cuộc sống, y học hiện đại thường bị cuốn vào vòng xoay của những quy trình cứng nhắc, lợi nhuận, và những khiếm khuyết của hệ thống quản lý. Điều này khiến cho giá trị sinh mệnh của con người bị xem nhẹ.
H2: Gửi gắm hy vọng vào tương lai
H3: Vai trò của người thầy thuốc
Thông qua những bài diễn thuyết đầy tâm huyết được tổng hợp trong tác phẩm, Shigeaki Hinohara chỉ ra những thiếu sót của nền y tế hiện tại một cách nhẹ nhàng, không hề có tính phê phán. Thay vào đó, ông gửi gắm hy vọng lớn lao cho tương lai, vạch ra hướng đi và mục tiêu nhân văn cho người thầy thuốc: mang lại niềm vui và ý nghĩa sống cho bệnh nhân.
H3: Chiêm nghiệm về cái chết
Ngược lại với người bệnh, ông khuyến khích họ cần phải suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa của cái chết, từ đó mới trân trọng những giá trị khác của cuộc sống. Dưới sự dẫn dắt của Shigeaki Hinohara, việc không ngừng phân tích và thấu hiểu về cái chết sẽ khiến giây phút cuối đời trở nên thanh thản và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
H2: Thay đổi tư duy để sống trọn vẹn
H3: Sống chất lượng hơn là sống lâu
Tác giả khẳng định rằng, kéo dài sự sống nhưng phải chịu đau đớn hay chìm trong hôn mê vô thức là điều không hề có ý nghĩa. Ông tin rằng đã đến lúc y học phải thay đổi, từ cả bác sĩ, bệnh nhân đến xã hội.
H3: Tầm quan trọng của giá trị cá nhân
Chúng ta đang ngày càng nhận ra rằng, để đưa ra phương pháp trị liệu tốt, cần phải đưa nhân sinh quan hay giá trị quan của mỗi cá nhân vào y học. Nếu chỉ đơn thuần suy nghĩ làm sao sống lâu mà không suy nghĩ sâu sắc về sinh mệnh hoặc làm cuộc sống thêm sắc màu, thì dù sống tới 80 tuổi, cuộc đời cũng chỉ vô nghĩa mà thôi.
Review:
“Sống Chất” là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và cái chết. Thông qua những câu chuyện, những trích dẫn và những lời khuyên chân thành, Shigeaki Hinohara đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của cuộc sống và tầm quan trọng của việc sống một cách trọn vẹn và ý nghĩa.
Tác phẩm này là một lời khích lệ cho mỗi người chúng ta, thôi thúc chúng ta sống một cuộc đời đầy đủ, trân trọng từng khoảnh khắc và tìm kiếm ý nghĩa trong mỗi hành động. Với lối viết giản dị nhưng sâu sắc, “Sống Chất” là một cuốn sách đáng đọc cho mọi người, đặc biệt là những ai đang trăn trở về ý nghĩa cuộc sống và cái chết.
Cuộc Cách Mạng Tiền Sạch
Tiền sạch là tiền đi liền với một mục tiêu không vị kỷ. Tiền khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tiền giúp tái tạo hệ sinh thái, đồng thời kiến tạo một sự cân bằng lành mạnh giữa con người và hành tinh. Tiền giúp xây dựng an ninh đích thực: khả năng phục hồi hợp lý, an toàn, và lâu dài.
Tiền sạch là một cuộc cách mạng và là một cuộc tiến hoá. Nó mở rộng góc nhìn về tài chính của chúng ta, chứ không chỉ giới hạn trong số dư tài khoản ngân hàng, giá trị tài sản ròng hay tên của công ty mà bạn sở hữu cổ phiếu nữa. Tiền sạch suy xét kỹ càng về việc các nguyên vật liệu đến từ đâu, ai lắp ráp chúng, và quá trình đó công bằng hay bất công, có tính tái tạo hay phá huỷ. Nhưng tiền không thay thế được công bằng, công lý, vẻ đẹp, ý thức, hay tình yêu. Đó là vai trò của chúng ta và việc chúng ta đảm nhận nó đang ngày càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.
Cuốn sách Cuộc cách mạng tiền sạch của hai tác giả Joel Solomon cùng Tyee Bridge là một nỗ lực nhỏ, một phần của một phong trào mới nổi, nhằm bắt đầu đưa ra những phân biệt trọng yếu về “cách của cải được làm ra và sử dụng trên Thế giới”.
“Cuộc cách mạng tiền sạch là cuốn sách cần thiết cho những ai hướng tới mục tiêu vì một hành tinh khỏe mạnh và hạnh phúc hơn” - Publishers Weekly
Mục lục
Lời nói đầu
Lời tựa của Joel Solomon
Lời tựa của Tyee Bridge
Giới thiệu: Câu hỏi 100 nghìn tỷ đô-la
1. Một thời đại toàn năng
2. Cuộc hành trình tìm kiếm mục đích
3. Những khám phá ở rìa
4. Nashville vẫy gọi
5. Xứ sở trong gương
6. Cỗ máy kể chuyện
7. Cởi trói hoạt động từ thiện
8. Sự nổi lên của tiền sạch
9. Lãnh đạo tiến hóa
10. Câu hỏi 100 nghìn tỷ đô-la
Trích đoạn sách:
Câu hỏi 100 nghìn tỷ đô-la
Ở hai quốc gia được xem xét trong cuốn sách này, Canada và Mỹ, có khoảng gần 70 triệu người sống sung túc1. Những gia đình này sẽ giao lại từ 30 đến 50 nghìn tỷ đô-la cho thế hệ kế tục. Tính trên toàn thế giới thì tổng số tiền được chuyển giao lên đến gần 100 nghìn tỷ đô-la.
Liệu những của cải này sẽ được sử dụng để tiếp tục bóc lột người nghèo và phá hoại hành tinh hay chúng sẽ được sử dụng để tạo ra một tương lai tiền sạch và một nền văn minh có khả năng phục hồi?
Chúng ta đủ thông minh để lựa chọn và bước đi thành công trên con đường thứ hai. Hệ thống dân chủ tư bản đã chạm đến giới hạn của nó. Giờ nó phải được cải cách. Chúng ta có thể chuyển tư duy của mình sang việc sống thông minh và đẹp đẽ trong những giới hạn của Trái đất. Cùng tồn tại với nhau, với những sinh vật hoang dã và với hệ sinh thái. Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui và ý nghĩa ở bên ngoài sự tiêu dùng vô độ. Thứ của cải duy trì sự bất công có thể là thứ của cải chuyển hóa thế giới.
Trong ba thập kỷ tiếp theo, tôi đề xuất chúng ta chuyển 100 nghìn tỷ đó từ những mục đích sai lệch và phá hoại sang những mục đích tái tạo. Chúng ta nhất thiết phải làm vậy để bảo đảm sẽ hạ cánh êm ái vào năm 2050. (Trong chương 10, tôi đặt ra một vài con số biểu tượng theo từng khu vực để kích thích sự thảo luận.) Khi chọn con đường tốt đẹp hơn, chúng ta sẽ mở khóa những cơ hội kinh tế vô cùng lớn. Điều này sẽ tăng tốc cái đà mà lúc này đã được tạo rất tốt.
Đôi nét về tác giả:
Joel Solomon là Chủ tịch của Renewal Funds, công ty đầu tư mạo hiểm lớn nhất Canada. Với 98 triệu đô la tài sản được quản lý, Renewal Funds đầu tư vào Organics và EnviroTech. Joel là cố vấn cấp cao của RSF Social Finance, thành viên sáng lập của Social Venture Network, Business for Social Responsibility, Tides Canada Foundation và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hollyhock.
Joel là đồng tác giả của cuốn sách Cuộc cách mạng tiền sạch, một lời kêu gọi hành động để chuyển hàng nghìn tỷ đô-la từ việc gây thiệt hại sang sử dụng tái tạo.
Bí mật của thành công: Cách tư duy quyết định tất cả
Mỗi người đều có con đường riêng để chinh phục thành công, nhưng điều gì làm nên sự khác biệt? Đó chính là cách họ suy nghĩ!
Sự thật đáng kinh ngạc là: cách tư duy của những người thành công có thể được tiếp thu và học hỏi. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình đơn giản bằng cách thay đổi cách bạn suy nghĩ!
Khám phá những "mảnh ghép" tư duy dẫn đến thành công
Cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn khám phá và tiếp thu những "mảnh ghép" tư duy cần thiết để trở thành người có tư duy tích cực, hiệu quả và dẫn đến thành công:
1. Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc sống:
Hiểu rõ mối liên hệ mật thiết giữa suy nghĩ và hành động, từ đó nhận thức được sức mạnh to lớn của suy nghĩ tích cực trong việc tạo nên cuộc sống viên mãn.
Học cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, thay thế bằng những suy nghĩ lạc quan, dẫn đến hành động hiệu quả và thành công.
2. Xây dựng tư duy thành công:
Bật mí những nguyên tắc vàng giúp bạn rèn luyện tư duy hiệu quả, khai phá tiềm năng bản thân, và vượt qua mọi thử thách.
Nắm vững các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, và đưa ra quyết định sáng suốt.
3. Tư duy sáng tạo và đổi mới:
Khai phá khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người, đưa ra những ý tưởng đột phá và giải pháp hiệu quả.
Trau dồi kỹ năng tư duy linh hoạt, thích nghi với môi trường thay đổi và nắm bắt cơ hội.
Review:
Cuốn sách "Bí mật của thành công: Cách tư duy quyết định tất cả" là một cuốn sách đầy cảm hứng và thực tiễn. Nó cung cấp cho độc giả những kiến thức và kỹ năng thiết thực để thay đổi cách suy nghĩ, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, phát triển bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống. Ngôn ngữ cuốn sách dễ hiểu, logic, và được minh họa bằng nhiều ví dụ thực tế, giúp độc giả dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào cuộc sống.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách giúp bạn thay đổi tư duy, nâng cao năng lực bản thân và chinh phục thành công, thì đây là cuốn sách dành cho bạn.
Bộ sách 10 cuốn "Cùng bé lớn khôn" những câu chuyện về thế giới xung quanh sẽ trở nên thật lung linh diệu kỳ qua đôi mắt trẻ thơ. Những bức tranh minh họa rực rỡ sắc màu sắc
Khi đọc truyện cùng con, bố mẹ không chỉ có thể gần gũi hơn với các con qua những câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu động vật thiên nhiên tươi đẹp mà còn có thể nhận thấy được những nét ngây thơ, đáng yêu của các con qua cách thể hiện và giải quyết vấn đề của các con.
CÙNG BÉ LỚN KHÔN - BỐ THẬT NHÁT GAN
Màn đêm tĩnh lặng dần buông xuông và tớ phải ngủ một mình trong phòng. Bỗng tớ nhận được tín hiệu cầu cứu của “Bố nhát gan” và đành dẫn bố đi vệ sinh. Tớ và bố xuyên qua ánh đèn lấp lánh ngoài cửa sổ, đi ngang qua “cái bóng đen tròn tròn”, ghé qua nơi phát ra tiếng “rắc rắc”, rồi trở vào “nhà bếp có hai cái bóng trên tường”… Cuối cùng thì tớ cũng dẫn bố đến được nhà vệ sinh sau khi trải qua rất nhiều thử thách.
Thông qua góc nhìn trẻ thơ, tác giả đã biến hóa “ban đêm đi nhà vệ sinh” của trẻ lên bổng xuống trầm. Nghe thì phô trương đây, nhưng quả là sinh động và chân thực.
Câu chuyện kể về bạn gấu con tự biết tắt ti-vi, thay quần áo, vệ sinh cá nhân trước giờ đi ngủ. Bạn còn được chơi đấu vật với bố mình, nghe mẹ đọc truyện trước khi nhận lời chúc ngủ ngon và nói lời chúc ngủ ngon tới bố mẹ.
- Với cha mẹ: Hãy đọc truyện cho con nghe, rồi hỏi con xem con có suy nghĩ và mong muốn gì trước giờ đi ngủ không. Hãy để con cảm nhận được cả niềm vui và nỗi buồn khi phải nói lời “Chúc ngủ ngon” tới các thành viên trong gia đình!
- Với các em nhỏ: Các em sẽ học cách bạn gấu tự tắt ti-vi, tự mặc áo ngủ và tự đi vệ sinh. Các em cũng sẽ được tận hưởng cảm giác nói lời “Chúc ngủ ngon!” với những người thân trong gia đình.
Đàn Ông U50
Đàn ông U50 là cuốn cẩm nang đắc lực cho mọi quý ông đang bước vào giai đoạn mới của cuộc đời – tuổi trung niên với đầy những thách thức và biến đổi. Tác phẩm này không chỉ là hành trình giúp người đọc khám phá bản thân, mà còn là nguồn cảm hứng để người đọc đối diện và chấp nhận những thay dổi về thể chất, tinh thần và xã hội. Qua từng trang sách, người đọc sẽ tìm thấy sự đồng cảm, hướng dẫn và khuyến khích để nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và mối quan hệ, đồng thời khám phá và phát triển những đam mê và giá trị mới trong cuộc sống. Không chỉ là một cuốn sách, Đàn ông U50 còn là một người bạn đồng hành của các quý ông trên con đường hướng tới sự trưởng thành và hạnh phúc trong giai đoạn quan trọng này của cuộc đời.
Khi những ngọn gió của thời gian thổi qua, chúng mang theo những lá thư từ quá khứ, mỗi tờ giấy ghi dấu những trải nghiệm, suy tư và cảm xúc của một người đàn ông U50. Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa quá khứ và hiện tại, người đàn ông U50 thấy mình đứng giữa hai thế giới: một thế giới của ký ức, ấm áp và quen thuộc; và một thế giới của hiện tại, đầy thách thức và cơ hội mới.
Với họ, tuổi thơ không chỉ là một khoảng thời gian mà là một không gian sống động, nơi mỗi góc phố, mỗi khu vườn, mỗi con đường đều chứa đựng những câu chuyện và bài học. Họ nhớ về những ngày hè dài vô tận, khi mặt trời dường như không bao giờ lặn, và mỗi ngày mới đều là một cuộc phiêu lưu. Họ nhớ về tiếng cười của bạn bè khi chơi đùa, về hương vị của những trái táo từ vườn nhà, về cảm giác của bàn chân trần trên cỏ ướt, và về tiếng chuông gió ngân nga trong chiều tà.
Khi bước vào niên thiếu, cuộc sống bắt đầu trở nên phức tạp hơn, nhưng cũng đầy sắc màu và niềm đam mê. Đây là thời điểm họ bắt đầu khám phá những khía cạnh mới của bản thân, thử thách giới hạn và tìm kiếm ý nghĩa cho những trăn trở. Niên thiếu với họ là những buổi tối dài suy tư về tương lai, là những ước mơ được vẽ ra với những nét màu táo bạo, là tình bạn được thử thách qua thời gian và hoàn cảnh, là tình yêu đầu đời mang theo sự ngọt ngào và chua xót. Nhưng tuổi thơ và thời niên thiếu cũng là nền tảng mà từ đó, những giá trị, niềm tin và bản sắc của họ được hình thành. Qua mỗi trải nghiệm, dù là niềm vui hay nỗi buồn, thành công hay thất bại, họ học được cách đứng vững trên đôi chân của mình, cách nhìn nhận thế giới xung quanh, và cách tìm thấy giá trị thực sự trong cuộc sống.
Với mỗi trang viết, người đàn ông U50 không chỉ đang kể lại câu chuyện của mình mà còn đang viết lên câu chuyện của biết bao người khác, những người đang trên hành trình tương tự, đang tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
MỤC LỤC:
Lời mở đầu
Phần 1: Hồi tưởng và ký ức
1. Tuổi thơ và thời niên thiếu
2. Tuổi trẻ
3. Tình yêu và hôn nhân
4. Sự nghiệp và đam mê
5. Bạn bè và mối quan hệ
6. Sức khỏe và tuổi tác
7. Chí hướng và giá trị sống
Phần 2: Đối diện với hiện tại
1. Tự nhận thức và tự chấp nhận
2. Quan hệ gia đình
3. Sự nghiệp và công việc
4. Tài chính và kế hoạch tương lai
5. Phát triển và duy trì sức khỏe
6. Mối quan hệ xã hội và bạn bè
7. Đam mê và sở thích
8. Tự phát triển và học hỏi
9. Phản tự kiểm và tâm linh
Phần 3: Hướng đến tương lai
1. Tìm kiếm sự bình an
2. Các mối quan hệ chất lượng
3. Chuẩn bị cho nghỉ hưu
4. Chuẩn bị cho cái chết
5. Di sản cho đời sau
Lời bạt
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Tuổi thơ và thời niên thiếu
Trong mỗi trái tim của người đàn ông U50, tuổi thơ và thời niên thiếu là những chương đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết cuộc đời họ, nơi mỗi trang viết đều chứa đựng những cung bậc cảm xúc phong phú và những bài học đầu đời. Đây là giai đoạn mà thế giới còn mang một vẻ đẹp huyền bí, nơi mỗi ngày mới đều là một cuộc phiêu lưu, và mỗi trải nghiệm, dù nhỏ nhất, đều để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn họ.
Tuổi thơ, với những ký ức về những ngày chơi đùa bất tận dưới bầu trời xanh thẳm, là nền tảng đầu tiên cho hành trình phát triển cá nhân. Họ nhớ về những buổi chiều lang thang trên những cánh đồng, những trận đấu bóng dưới nắng hè, những tiếng cười rộn ràng không lẫn vào đâu được. Những kỷ niệm ấy, giản dị mà đầy ắp yêu thương, đã khắc sâu vào tâm trí, trở thành những mốc son không bao giờ phai mờ trong ký ức của họ.
Khi bước vào thời niên thiếu, cuộc đời như được mở rộng với nhiều lựa chọn và khám phá mới. Đây là giai đoạn mà mỗi người bắt đầu tự hình thành nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Họ thử thách bản thân với những mục tiêu mới, đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm những câu trả lời cho chính mình. Niên thiếu là thời kỳ của sự nổi loạn nhẹ nhàng, của việc khám phá giới hạn và vượt qua chúng, của việc học cách đối mặt với thất bại và tận hưởng thành công.
Trong hành trình từ tuổi thơ sang niên thiếu, tình bạn và tình yêu đầu đời đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách và quan điểm sống của họ. Những mối quan hệ này mang lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhưng cũng không thiếu những bài học khắc nghiệt. Tình bạn thời niên thiếu, với sự trong sáng và chân thành, giúp họ học được giá trị của sự tin tưởng và sẻ chia. Tình yêu đầu đời, dù có thể chưa trọn vẹn, nhưng đã khắc sâu vào trái tim họ những kỷ niệm ngọt ngào và bài học quý giá về sự quan tâm và hy sinh.
Học đường, từ tiểu học đến trung học, là một phần không thể thiếu trong quãng thời gian này, nơi họ không chỉ học về kiến thức sách vở mà còn học cách sống và tương tác với người khác. Những bài học từ sách giáo khoa, những dự án nhóm, những kỳ thi và những buổi hoạt động ngoại khóa đều góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của họ, giúp họ trở thành những cá nhân toàn diện.
Những năm tháng của tuổi thơ và thời niên thiếu, với tất cả những trải nghiệm và bài học mà nó mang lại, đã đặt nền móng cho những chương tiếp theo trong cuộc đời mỗi người. Đó không chỉ là quãng thời gian để hồi tưởng và trân trọng mà còn là cơ hội để học hỏi, để tự phát triển và để chuẩn bị cho những bước đi tiếp theo trên hành trình cuộc đời. Với người đàn ông U50, dù cuộc sống có thể đưa họ đi xa, nhưng những kỷ niệm và bài học từ những năm tháng ấy sẽ luôn là ngọn đèn dẫn lối, soi sáng con đường phía trước.
Em Yêu Toán Học - Toán Tiểu Học 6
“Em yêu Toán học” là bộ sách toán song ngữ tập trung vào những cách thức tư duy cơ bản và những kỹ năng cần thiết đối với việc giải toán ở bậc tiểu học. Bộ sách hội tụ những tinh hoa vượt trội cần có để bố mẹ trang bị cho con trẻ chất lượng giáo dục tốt nhất.
“Em yêu toán học” gồm 6 cuốn sẽ giới thiệu về tập hợp các phương pháp, kỹ năng tư duy được phát triển dần lên theo từng cấp độ phù hợp với học sinh tiểu học.
☛ Sách sử dụng chương trình Toán học Singapore, quốc gia có nền giáo dục hàng đầu với phiên bản song ngữ Anh - Việt.
☛ Khuyến khích học sinh sử dụng kĩ năng tư duy và phương pháp suy nghiệm hiệu quả.
☛ Tập hợp nhiều kĩ năng giải toán, được chia theo ba cấp độ: Dễ, Trung bình, Khó.
☛ Có đáp án chi tiết, rõ ràng, hướng dẫn từng bước giải.
Bộ sách giúp trẻ kích thích tính sáng tạo, khơi gợi những đam mê, hứng thú tìm tòi, khám phá Toán học. Bên cạnh đó, với tính chất cổ vũ phát huy giáo dục cá nhân, “Em yêu Toán học” hướng đến phát triển năng lực của riêng từng trẻ, khuyến khích trẻ tự học theo năng lực của mình, và bứt phá ở những cấp độ cao hơn.
Với Toán song ngữ Thái Hà, “Em yêu Toán học” sẽ giúp bố mẹ sẽ yên tâm trẻ có được những bước khởi đầu thật vững vàng, tràn đầy hứng khởi với môn Toán, cũng như củng cố, phát triển hơn nữa vốn Tiếng Anh của mình.
Pháp Môn Hạnh Phúc - Gia Đình
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn luôn cố gắng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng liệu có ai hiểu “hạnh phúc là gì?”, “tìm kiếm hạnh phúc ở đâu?” Bằng những bài nói rất giản dị, gần gũi, Đại sư Tinh Vân đã gửi đến độc giả bộ sách Pháp môn hạnh phúc như một cẩm nang nhỏ giáo dục cho con người biết rằng ngay trong những sự việc diễn ra ở đời thường, nếu ta có thể thấu triệt suy nghĩ, thấu triệt nội hàm của từng vấn đề, biết hành xử đúng đắn, chừng mực thì tự nhiên sẽ tìm thấy thanh thản, hạnh phúc. Cũng bởi vậy mà cuốn sách có tên gốc là Khoan tâm, có nghĩa là giải bỏ những phiền muộn, buồn rầu trong lòng, là để thanh thản, thoải mái, để tâm an, không vướng bận suy nghĩ. Và khi có được những trạng thái khoan tâm đó là khi con người có được hạnh phúc.
Cuốn sách Pháp môn hạnh phúc - Gia đình là một phần của bộ sách Pháp môn hạnh phúc, là cuốn cẩm nang về gia đình cũng như những quan niệm tình yêu, sự quý tiếc của tình yêu, cách duy trì tình yêu được bền vững; về cách chăm sóc “đóa hoa hôn nhân”, đạo vợ chồng, các mối quan hệ trong gia đình như mẹ chồng - nàng dâu, bố mẹ - con cái; về những bí quyết để người phụ nữ hiện đại có thể hội tụ đủ cả vẻ đẹp của đạo đức lẫn vẻ bề ngoài; hoặc những những bài học về cách cư xử thông minh đối với những vấn đề thường gặp để dễ dàng tìm kiếm hạnh phúc từ chính những hành động nhỏ bé. Hạnh phúc trong gia đình còn là nghệ thuật sống chậm rãi, khỏe mạnh, của sự giản dị, thanh bình nhưng lại là sự thụ hưởng ngọt ngào và an lành nhất. Đặc biệt, cuốn sách còn là những bài giảng thú vị về việc dạy dỗ con cái khi con trưởng thành, vấn đề rất được các bậc cha mẹ quan tâm trong xã hội hiện đại ngày nay. Bằng hiểu biết thấu đáo và bằng trải nghiệm của chính bản thân, tác giả nêu ra những điều cha mẹ cần dạy con, về những điều kiện trong giáo dục, khuyết điểm của người thanh niên, và người như thế nào sẽ có tương lai.
Các bài nói trong cuốn sách được trình bày một cách mạch lạc, có lý luận sắc bén, mang tính thực tiễn nhưng lại rất dung dị, gần gũi. Mỗi bài viết được mở đầu bằng những truyện kể của chính tác giả, hoặc những truyện dân gian ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu xa,… qua đó, tác giả phân tích từng nội dung một cách thấu đáo, giúp người đọc tự cảm nhận và tự rút ra bài học quý báu về hạnh phúc cho chính bản thân mình.
Hy vọng cuốn sách nhỏ này của bộ sách sẽ giúp độc giả hiểu được phần nào những giá trị mà người tu hành từng đã thu nhận được trong suốt quá trình đi hoằng pháp nhiều nơi của mình, từ đó cảm nhận được sự khoan khoái, niềm hạnh phúc, biết dứt bỏ thị phi, làm điều thiện và phục vụ nhân sinh.
Spy Room – Lớp Học Điệp Viên - Tập 6: Hyakki Zibia
Giới thiệu
Spy Room – Lớp học điệp viên (tên gốc: Spy kyoushitsu) là một series light novel độc đáo thuộc thể loại điệp viên, tình báo, một thể loại hiếm hoi trong dòng manga/light novel. Tác phẩm đã giành giải nhất giải thưởng thường niên của Fantasia Bunko lần thứ 32.
Trong năm đầu tiên ra mắt (2020), với chỉ 4 tập truyện, Spy Room đã tạo tiếng vang lớn, đứng top 2 bảng xếp hạng light novel yêu thích Kono Light novel ga sugoi! ở cả 2 hạng mục Light novel mới hay nhất và Light novel hay nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, series đã cán mốc 400.000 bản được bán ra tại Nhật Bản.
Nội dung chính
Ba tháng sau chiến thắng trước điệp viên đế quốc Murasaki-ari tại hợp chúng quốc Mitalio, đội Tomoshibi đã được công nhận là điệp viên chuyên nghiệp. Họ chu du khắp thế giới thực hiện những nhiệm vụ tình báo đầy nguy hiểm.
Tội ác của Murasaki-ari đã gây ảnh hưởng lớn đến cục diện thế giới, các điệp viên từ các quốc gia bị tàn sát không thương tiếc, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Thậm chí, các quốc gia buộc phải đưa những học viên trẻ tuổi ra chiến trường. "Thời của người trẻ đã tới rồi, có cả họ trong số đó thì tốt quá," Klaus thầm nghĩ.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn toàn với những gì anh và các thiếu nữ mường tượng. Ngoại trừ Tia ngày càng trưởng thành và ra dáng một chỉ huy, Lily và Zibia liên tục mắc lỗi. Annette thường hùa theo những trò quái gở của Lily, tạo nên một mớ lùm xùm. Gánh nặng lại đổ lên vai những thành viên ưu tú như Grete hay Monika.
Trong lúc thực hiện nhiệm vụ tại thành phố Long Trùng, vì bất cẩn, Zibia đã để Elna bị thương nặng. Cũng trong lúc đó, các thiếu nữ đụng độ với Otori – đội điệp viên quy tụ những học viên ưu tú nhất từ các trường đào tạo của nước cộng hoà Deen.
Những ký ức đau khổ thời còn là học viên cá biệt, một lần nữa trở lại đeo bám các thiếu nữ. Otori còn không ngần ngại công khai ý muốn cướp đi sếp của Tomoshibi, Klaus. Dĩ nhiên, một điệp viên mạnh nhất thế giới dẫn dắt những học viên ưu tú nhất cả nước là điều tốt nhất dành cho nước cộng hoà Deen. Lý do hợp lý, Klaus cũng tỏ ra đồng ý, đội Tomoshibi trên bờ vực sụp đổ...
Đây cũng là lúc chân tướng về sự bất hạnh của một thành viên dần được làm sáng tỏ.
Review nội dung
Tập 6 của Spy Room – Lớp Học Điệp Viên mang đến những thử thách mới cho đội Tomoshibi. Tác giả khéo léo tạo nên những tình huống căng thẳng, đẩy các nhân vật vào những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua.
Điểm thu hút của tập truyện này là sự phát triển tâm lý phức tạp của các nhân vật, đặc biệt là Zibia. Chân tướng về sự bất hạnh của cô được hé lộ, mang đến sự đồng cảm và tiếc nuối cho người đọc.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong đội Tomoshibi cũng được khai thác sâu sắc, thể hiện tình bạn, sự tin tưởng và lòng trung thành giữa họ.
Với những tình tiết hấp dẫn, nội dung sâu sắc và cách xây dựng nhân vật ấn tượng, Spy Room – Lớp Học Điệp Viên - Tập 6: Hyakki Zibia hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm đầy thú vị.
Mục lục
Chương mở đầu: Hồi ức
Chương một: Thẩm vấn
Chương hai: Truy tìm
Chương ba: Phản công
Chương bốn: “Tomoshibi” và “Ootori”
Chương kết: Nhiệm vụ phối hợp
Nhiệm vụ tiếp theo
Lời bạt
Thông tin tác giả
Takemachi
Tôi là một gã luôn miệng muốn tự xưng mình là tác giả kiêm điệp viên bí ẩn, nhưng cuối cùng lại lập tài khoản Twitter đây. Do không biết viết gì, nên tôi sẽ tận dụng chỗ này cho thuê quảng cáo vậy.
[Cho thuê quảng cáo ở phần thông tin tác giả tác phẩm Spy room – giá 100 yên/từ - Có thể thương lượng]
Bớt được thời gian viết giới thiệu thiệu, còn hời to. Tuyệt cú mèo.
Tôi xạo cả đó.
Tomari
Bộ sách 10 cuốn "Cùng bé lớn khôn" những câu chuyện về thế giới xung quanh sẽ trở nên thật lung linh diệu kỳ qua đôi mắt trẻ thơ. Những bức tranh minh họa rực rỡ sắc màu sắc
Khi đọc truyện cùng con, bố mẹ không chỉ có thể gần gũi hơn với các con qua những câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu động vật thiên nhiên tươi đẹp mà còn có thể nhận thấy được những nét ngây thơ, đáng yêu của các con qua cách thể hiện và giải quyết vấn đề của các con.
CÙNG BÉ LỚN KHÔN - NINH NINH LÀ MỘT CÁI CÂY
Ở trường mầm non đều có những em bé giống Ninh Ninh. Tất cả đều thu mình trong thế riêng của bản thân bởi thấy sợ sệt và rụt rè. Nhưng chính điều đó làm các em không biết cách hòa nhập với môi trường xung quanh. Các em càng thu mình, thì các bạn xung quanh càng dễ hiểu nhầm các em, và rồi các em lại trở nên thu mình hơn. Đúng là một vòng luẩn quẩn.
Tâm hồn các em như những nụ hoa đang chờ thời điểm để hé mở. Nhưng thời điểm ấy là bao giờ đây?
Ehon Thực Phẩm Tâm Hồn Cho Bé - Tập Làm Sumo: Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Trẻ Từ Thuở Non Nớt
Ehon: Bữa Ăn Tinh Thần Cho Trẻ
Ehon, hay sách tranh dành cho trẻ em từ 0 đến 10 tuổi, được ví như "thực phẩm của tâm hồn". Tại Nhật Bản, việc đọc Ehon cho con nghe mỗi ngày được xem như một "bữa ăn tinh thần" thiết yếu, nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn cho trẻ.
Tình Yêu, Giáo Dục Và Phát Triển Từ Ehon
Cha mẹ Nhật Bản xem việc đọc Ehon như một cách thể hiện tình yêu thương và giáo dục con cái. Ehon giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng và nuôi dưỡng tâm hồn phong phú. Sự hiện diện của Ehon trong mọi gia đình Nhật Bản, từ tủ sách cá nhân đến thư viện công cộng, minh chứng cho tầm quan trọng của Ehon trong việc đồng hành cùng trẻ trong những năm tháng ấu thơ.
Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Trẻ Qua Ehon
Tâm hồn trẻ thơ được nuôi dưỡng qua tình yêu thương của cha mẹ, tình cảm gia đình, những bài học từ câu chuyện trong sách và các tình huống ứng xử hàng ngày. Ehon, với hình ảnh minh họa sinh động, đóng vai trò là người bạn đồng hành tuyệt vời, giúp trẻ tiếp cận thế giới tâm hồn và trí tưởng tượng.
Ehon Và Mối Quan Hệ Cha Mẹ - Con Cái
Chính vì những lợi ích to lớn đó mà cha mẹ Nhật Bản đều dành thời gian đọc Ehon cho con mình. Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ gắn kết, ấm áp giữa cha mẹ và con cái.
Tác động Của Ehon Đến Trí Não Trẻ
Thời thơ ấu là giai đoạn vàng để nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Giọng nói, cách trò chuyện của cha mẹ được trẻ ghi nhớ và lưu giữ trong não bộ. Việc đọc Ehon cho trẻ nghe thường xuyên giúp tăng cường ấn tượng, tạo ra các liên kết não bộ bền chặt, góp phần phát triển trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ.
Bí Mật Sự Hấp Dẫn Của Ehon
Ehon thu hút trẻ nhỏ bởi ngôn ngữ được chọn lọc kỹ lưỡng, sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh lặp lại, kết hợp với giọng đọc biểu cảm của cha mẹ tạo nên nhạc điệu ngôn ngữ độc đáo, khiến trẻ vô cùng thích thú.
Ehon "Tập Làm Sumo"
"Tập Làm Sumo" là một trong những cuốn Ehon hấp dẫn trẻ em với câu chuyện thú vị và hình ảnh minh họa đáng yêu.
Trên sa mạc, bạn xương rồng mọc thẳng đứng, bạn cá vàng bơi lon ton trong bình, cả hai cùng nhảy bịch để chạy lạch bạch đến chỗ bạn Momo chơi vật tập làm sumo... Câu chuyện đơn giản, dễ hiểu, cùng những hình ảnh ngộ nghĩnh, chắc chắn sẽ khiến trẻ thích thú và muốn khám phá thêm những câu chuyện thú vị khác trong thế giới Ehon.
Real Confidence: Không Còn Cảm Giác Nhỏ Bé Và Bắt Đầu Trở Nên Can Đảm
Bạn muốn tự tin hơn, muốn làm bất cứ điều gì bạn muốn? Nhưng luôn có điều gì đó ngăn cản bạn? Cuốn sách "Real Confidence: Không Còn Cảm Giác Nhỏ Bé Và Bắt Đầu Trở Nên Can Đảm" có thể thay đổi cuộc sống của bạn - và thử thách bạn một chút.
Tại sao bạn cần tự tin?
Sự tự tin không phải là một đặc điểm bẩm sinh, mà là một kỹ năng có thể học được. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách thức để trở nên can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi và dò dẫm bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
Tự tin đích thực là gì?
"Real Confidence" đưa ra định nghĩa về sự tự tin đích thực, giúp bạn hiểu rõ bản chất của nó và cách thức để đạt được nó. Bạn sẽ học cách cảm thấy thoải mái với chính mình, phát triển kỹ năng xây dựng niềm tin và tạo lập những thói quen trong cuộc sống hàng ngày nhằm phát triển sự tự tin.
Khám phá nguyên nhân thiếu tự tin
Cuốn sách cung cấp những bài kiểm tra giúp bạn xác định nguồn gốc của sự thiếu tự tin, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Bạn sẽ học cách đối phó với sự thiếu tự tin, loại bỏ những yếu tố "đánh cắp" sự tự tin và xây dựng niềm tin vào khả năng của bản thân.
Học cách tự tin
"Real Confidence" hướng dẫn bạn cách thức học tự tin, từ việc xác định mục tiêu tự tin đến việc tạo lập những thói quen tích cực. Bạn sẽ được trang bị những công cụ cần thiết để theo dõi tiến độ và duy trì sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung chính của cuốn sách:
Phần 1: Bạn tự tin như thế nào?
Chương 1: Định nghĩa về sự tự tin - đó có phải là những gì bạn vẫn nghĩ?
Chương 2: Tại sao bạn muốn tự tin - và lý do gì khiến bạn cần tự tin?
Chương 3: Tự tin đích thực là như thế nào? Hãy cảm thấy thoải mái với chính mình.
Phần 2: Tại sao bạn thiếu tự tin?
Chương 4: Sự thiếu tự tin của bạn bắt nguồn từ đâu?
Chương 5: Bạn có thể làm gì khi sự thiếu tự tin khiến bạn tê liệt?
Chương 6: Những yếu tố "đánh cắp" sự tự tin của bạn
Phần 3: Học tự tin bằng cách nào?
Chương 7: Tự tin có phải là một kỹ năng có thể học được?
Chương 8: Bạn muốn đạt được loại tự tin nào?
Chương 9: Thói quen xây dựng sự tự tin
Chương 10: Theo dõi sự tự tin của bạn mỗi ngày
Review nội dung sách:
"Real Confidence" là cuốn sách bổ ích dành cho những ai muốn phát triển sự tự tin. Cuốn sách cung cấp những lời khuyên thiết thực, dựa trên những nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của các chuyên gia. Các bài kiểm tra hữu ích và những tình huống thực tế giúp độc giả hiểu rõ bản thân và xây dựng hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
Kết luận:
Không còn ngồi lặng lẽ nữa, đã đến lúc chinh phục thế giới và sống tự tin theo cách riêng của bạn. "Real Confidence: Không Còn Cảm Giác Nhỏ Bé Và Bắt Đầu Trở Nên Can Đảm" là cuốn sách đồng hành lý tưởng cho hành trình chinh phục sự tự tin của bạn.
Về tác giả:
Psychologies Magazine là tạp chí hàng đầu về công việc, phát triển cá nhân và các vấn đề lối sống, giúp độc giả khám phá, tìm hiểu bản thân và thế giới xung quanh.
Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 10: Bí Ẩn Mùa Hè Và Nỗi Nhớ Xót Xa
Giới thiệu
"Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào" (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru) là series light novel trinh thám nổi tiếng của tác giả Ota Shiori, minh họa bìa Tetsuo. Tác phẩm đã bán được hơn 1,5 triệu bản in và được chuyển thể thành nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action và manga.
Nội dung chính
Tập 10 của series đưa độc giả đến với mùa hè nóng bức tại Asahikawa, Hokkaido. Câu chuyện mở đầu với một câu chuyện rùng rợn mà Shouko, người bạn thân của nhân vật chính Shoutarou, chia sẻ với Sakurako, cô gái đam mê xương cốt.
Mười năm trước, Shouko đã chứng kiến một vụ thảm sát kinh hoàng khi người bạn thân nhất của cô sát hại cha mẹ mình. Câu chuyện này được đặt tên là "Lizzie Borden của ngày mùng bốn tháng tám", ám chỉ vụ án giết người nổi tiếng ở Mỹ vào năm 1892, khi Lizzie Borden bị tình nghi sát hại cha mẹ mình.
Ngoài câu chuyện chính, tập truyện còn bao gồm hai mẩu truyện ngắn phù hợp với không khí mùa hè. Duyên phận giữa bộ đôi phá án mạnh nhất - Sakurako và Shoutarou - bỗng chốc trở nên lung lay, tạo nên nhiều bất ngờ và cảm xúc cho độc giả.
Review nội dung
Tập 10 của "Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào" là một tác phẩm đầy hấp dẫn với những yếu tố trinh thám, tâm lý và lãng mạn. Câu chuyện được dẫn dắt một cách tự nhiên, lôi cuốn người đọc vào những bí ẩn và hồi hộp.
Qua câu chuyện về Shouko, tác giả khai thác khía cạnh tâm lý của nhân vật, nỗi đau và sự ám ảnh mà cô phải đối mặt sau vụ án khủng khiếp. Đồng thời, mối quan hệ giữa Sakurako và Shoutarou cũng được thể hiện một cách tinh tế, tạo nên những cung bậc cảm xúc độc đáo.
Bên cạnh đó, việc sử dụng những câu chuyện ngắn về mùa hè mang đến sự nhẹ nhàng và hài hước, giúp cân bằng không khí u ám của câu chuyện chính.
Thông tin tác giả
Shiori Ota sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa cho đến năm 2012. Tác phẩm đầu tay của cô trên trang web EEvery Star đã gây được tiếng vang lớn, giúp cô nổi tiếng trong giới văn học. Cùng năm đó, bộ truyện "Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào" đã giành giải thưởng xuất sắc trong hạng mục Giải thưởng truyện e-book của EEvery Star. Cô còn giành được nhiều giải thưởng khác, khẳng định tài năng sáng tác của mình.
Tetsuo là họa sĩ minh họa cho bìa sách.
Trích đoạn sách
Sau bữa ăn, Shouko thư thả ngồi xuống ghế sofa nghỉ ngơi. Hector, chú chó của nhà Kujou, thích Shouko vô cùng, nó nằm xõng xoài bên cạnh, ngửa bụng lên cho cô ấy vuốt ve.
Sakurako nhận thấy Shouko có vẻ ít nói hơn bình thường, cô ấy cảm giác có gì đó khác lạ.
"Có chuyện gì đã xảy ra sao?" Sakurako hỏi thẳng thừng.
"Không, cũng chẳng phải chuyện gì lớn." Shouko lắc đầu, nhưng giọng điệu không mấy tự tin.
Sakurako không chịu thoái lui. Cô ấy luôn để ý đến những người mình quan tâm. Shouko cũng vậy.
"... Ừa, đúng là có khác. Cô tìm đến đây thật sự vì có chuyện muốn hỏi ý kiến cháu." Shouko khẽ cụp mi xuống, cất lời kèm tiếng thở dài.
"Thật ra là sắp sửa tới ngày giỗ của bạn thân cô."
"Chuyện này... đáng buồn nhỉ..." Shoutarou thận trọng cất lời.
"Năm nay là giỗ tròn mười năm rồi."
"Cô cứ nghĩ mọi thứ rồi sẽ tới lúc kết thúc, nhưng chính vì sắp tròn mười năm mà dạo gần đây cô hay thấy gương mặt và tên của cậu ấy trên tivi. Điều này chỉ tổ khiến cô thêm khốn khổ không thôi."
“… Ti vi?” Sakurako ngẩng phắt đầu lên, tỏ ra ngạc nhiên.
Shouko gật đầu.
"Mười năm ngày mất… Chẳng lẽ là Lizzie Borden thời Bình Thành?"
"Ơ?" Shoutarou bất giác thốt lên.
“… Có lẽ câu chuyện cũng dài, cháu có thể lắng nghe không?” Shouko nói vậy và nhấp một ngụm hồng trà, hít thở thật sâu như để chuẩn bị tinh thần.
Lizzie Borden của thời Bình Thành - Endou Noriko.
Hung thủ của một vụ án giết người. Người này đã tàn bạo sát hại mẹ kế và cha ruột rồi tự sát, vào mười năm trước tại Sapporo.
(Còn tiếp…)
Ừng ức, sữa thật ngon! Hành trình từ đồng cỏ đến ly sữa của bé
Bé ơi, sữa từ đâu đến?
Bạn có nhớ khi còn nhỏ, bạn thường bú sữa mẹ? Sữa mẹ thơm ngon và ngọt ngào, đúng không? Khi lớn hơn một chút, bạn sẽ yêu thích hương vị béo ngậy của sữa tươi. Bạn có tò mò sữa tươi đến từ đâu không?
Sữa tươi được tạo ra từ những chú bò sữa xinh xắn được nuôi dưỡng trên những đồng cỏ rộng mênh mông. Khi vú bò sữa căng đầy, các chú thợ vắt sữa sẽ nhẹ nhàng vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy móc hiện đại.
Hành trình của sữa: Từ đồng cỏ đến ly sữa của bạn
Sau khi được vắt ra, sữa sẽ được trữ trong những thùng lạnh sạch sẽ. Những chú công nhân siêng năng sẽ chở thùng lạnh sữa đến nhà máy sữa. Tại đây, các chuyên gia sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo sữa tươi ngon và giàu dinh dưỡng.
Sữa sau đó sẽ được xử lý bằng những máy móc hiện đại, được đóng gói cẩn thận và được giao tới các siêu thị, cửa hàng nhỏ, đại lý sữa... để bạn dễ dàng mua được. Cuối cùng, sữa sẽ được rót ra ly, mang đến cho bạn những giọt sữa thơm ngon và bổ dưỡng.
Hãy cùng góp phần vào hành trình đưa sữa đến các bạn nhỏ
Bạn có muốn cùng góp phần vào hành trình đưa sữa đến các bạn nhỏ không? Hãy cùng khám phá thêm về sữa tươi và hành trình của nó từ đồng cỏ đến ly sữa của bạn. Chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều điều thú vị để học hỏi đấy!
Sakurako Và Bộ Xương Dưới Gốc Anh Đào - Tập 9
Sakurako và bộ xương được chôn dưới gốc anh đào (tên gốc: Sakurako-san no ashimoto ni wa shitai ga Umatteiru)là series light novel trinh thám của tác giả Ota shiori, minh họa bìa Tetsuo. Đến nay series đã đạt được con số ấn tượng 1,5 triệu bản in. Tác phẩm cũng được chuyển thể sang rất nhiều phiên bản như TV series anime, drama live-action, manga.
Hokkaido – Asahikawa. Mùa hè năm lớp mười một của Shoutarou đã bắt đầu với một chấn động. Trong một phong bì thư không đề tên người gửi có những bức ảnh tàn nhẫn về con chó yêu tên “Wolf” của Shoutarou.
Shoutarou tin chắc đó là do tên sát nhân hàng loạt Hanabusa gây ra, nhưng Sakurako thông minh đã cam đoan là không phải. Thế rồi Shoutarou nhận được lời nhờ vả từ chính tên Hanabusa ấy:”Tôi mong cậu hãy cứu mạng cô gái kia”…
Ngoài câu chuyện “giờ khắc của sói”, tập truyện này còn có câu chuyện “Tiếng gõ cửa lúc bốn giờ sáng” về sự việc kì bí mà anh cảnh sát Utsumi gặp phải.
Đón đọc cuốn truyện trinh thám rất được yêu thích, không thể rời mắt về cặp bài trùng Sakurako và Shoutarou này!
Mục lục:
Mở đầu
Xương thứ nhất – Giờ khắc của sói
Xương thứ hai – Tiếng gõ lúc bốn giờ sáng
Thông tin tác giả:
Shiori Ota
Shiori Ota sinh ra ở Sapporo, Hokkaido. Cô sống ở thành phố Asahikawa cho đến năm 2012. Khi ra mắt tác phẩm trên trang web E*Every Star, cô được đánh giá cao về bút lực và trở nên nổi tiếng. Cùng năm đó, bộ truyện Sakurako và bộ xương dưới gốc anh đào đạt giải thưởng xuất sắc (với bút danh Eleanor.S) trong hạng mục Giải thưởng truyện e-book của E*Every Star (kadokawa Shoten). Ngoài ra, cô còn đoạt một số giải xuất sắc như Giải thưởng Kaito Royale Novel, Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết tổ chức bởi E*Every Star và Quartet, và trong mọi cuộc thi khả năng viết lách của cô đều được đánh giá cao. Ngoài ra, cô còn có tác phẩm Ma nữ nói dối vào ngày thứ hai (Tủ sách Asahi Aero)
Tetsuo
Trích đoạn sách:
Phantom bắt đầu tán gẫu linh tinh, như nói về thời tiết hôm nay chẳng hạn. Hôm nay trời đẹp nhỉ? Tôi thoáng nhìn lên, xác nhận bầu trời trong xanh không một gợn mây. Lòng thầm nghĩ lát nữa sẽ điều tra xem hôm nay những địa phương nào có thời tiết tốt.
Tuy nhiên đối phương chắc hẳn biết vị trí của tôi. Chỉ cần xem bản đồ thời tiết là biết ngay hôm nay Asahikawa trời rất đẹp.
Nói ra thì, tại sao y lại biết tôi đang ở quanh đền Nagayama nhỉ? Tôi chợt thấy sống lưng lạnh buốt. Mặc dù ánh dương chói lọi đang nung nóng gáy mình, tôi thấy giá rét từ sâu thẳm trong lòng.
“Đúng rồi, chắc em quan tâm tới bức ảnh lắm nhỉ?”
“…”
Vừa bình an vô sự qua đường để tới trước cánh cổng torii của đền thờ, tôi lại thấy như sắp ngưng thở.
“Con chó ấy thật là đẹp.”
Tôi không thể đáp lời. Cơn giận dữ trào dâng sục sôi trong lòng khiến môi tôi run lên.
“Tôi đã thử mọi cách, nhưng không cứu được nó. Đến cuối cùng, hình như nó vẫn còn tìm kiếm em.”
“Hả?”
“Tôi sẽ cho em thấy ảnh của nó, nó mới cuộn người lại rồi trút hơi thở cuối cùng.”
“… Nói… nói như vậy thì tôi thậm chí phải cảm ơn anh sao!?”
Tôi vô ý lớn giọng giận dữ. Đồng thời lại hơi chóng mặt, chợt muốn lập tức ngồi xuống.
“Đừng bộc lộ cơn giận của mình qua giọng điệu. Em bình tĩnh lại nào. Hãy kiểm soát cảm xúc của mình đi – Tôi không mong được em cảm ơn đâu. Tuy nhiên tôi cũng không thể tha thứ được việc này. Con chó ấy thực sự thông minh. Đồng tử mắt nó trông y như cô bướm trắng nhà Kujou. Nếu như có thể, tôi đã cứu con chó ấy rồi.”
Đương nhiên tôi thích Wolf không chỉ vì lý do đó. Tôi có thể kể ra bao nhiêu điểm đáng yêu của Wolf. Nhưng đúng là tôi rất thích sự thông minh cô độc của Wolf. Khi nhìn gương mặt trông nghiêng của Wolf, tôi thực sự đã thấy thấp thoáng bóng hình Sakurako không biết bao nhiêu lần.
Khi định vuốt ve thì Wolf sẽ né mặt đi, thật giống Sakurako, tưởng có thể chạm vào nhưng không với tới được – Bởi vậy tôi lại càng yêu mến Wolf.
Tôi thật sự khó chịu khi biết Phantom cũng thấy giống mình. Cứ như có ai đi chân trần vào một chỗ bất khả xâm phạm. Tuy nhiên tôi lại có chút tự hào khi Phantom cũng có ấn tượng sâu đậm với Wolf. Bởi ngoài Hector đáng yêu ra chẳng còn con chó nào tuyệt vời vậy đâu.
“Tôi muốn trao trả con chó ấy cho em khi nó còn sống. Nhưng cuối cùng lại phải gửi hình, thực sự không đúng ý tôi, rất xin lỗi em. Tôi đã không đủ khả năng.”
Cái giọng điệu không cảm xúc ấy có nói gì thì cũng như chế giễu mà thôi. Tôi dồn lực siết chặt tay nắm xe đạp, rồi lảo đảo đi thẳng tới một băng ghế dài. Chợt thấy muốn ói.
“Không, không thể như vậy… Tôi không thể tin những gì anh nói.”
“Không, tôi thực lòng đấy. Vậy thì sau này em mới hiểu được lý tưởng của tôi.”
“Xin hãy nói thật đi. Từ đầu tại sao anh lại muốn lôi tôi vào!”
Tôi loạng choạng suýt ngã, chống xe đạp đứng dậy. Do cơn giận dữ, bàn tay đang nắm xe đạp của tôi siết quá chặt, hóa ra trắng bệch.
“Vậy tôi muốn hỏi ngược em một chuyện. Tôi nói thật hay nói dối thì em vốn cũng không tin tôi. Vậy nếu tôi giải thích lý do, em có tin không?”
“Cái… cái đó…”
Tôi bị y bắt được sơ hở. Nhưng quả là sự thực. Những lời dối trá có thể bị chứng minh là sai. Tuy nhiên không có phương pháp nào để chứng minh điều chính xác – Trước đây Sakurako đã từng nói với tôi như vậy. Dù Phantom có nói thế nào, tôi chắc hẳn cũng sẽ không tin. Tôi cay đắng cắn môi dưới.
“Mà thôi, không sao. Dù tôi có nói lý do thì em cũng không chấp nhận được đâu. Nhưng hôm nay tôi muốn em giúp đỡ. Em từ chối cũng không sao – Nhưng bây giờ em chắc đã hiểu tôi đang chiến đấu với cái gì rồi chứ?”
Cuộc trò chuyện này sẽ hơi dài – Khi Hanabusa bảo vậy, tôi bèn dựng xe đạp bên băng ghế dài của thần điện, rồi ngồi xuống. Thật may là chẳng thấy bóng khách thăm đền. Có một con chuồn chuồn nhanh nhẹn đang đậu cánh nghỉ giữa những cây cỏ cao mọc trên bờ hồ. (Không biết hoa của cỏ đuôi mèo là chỗ nào.)
Một nơi thật yên tĩnh.
Tuy nhiên, hiện giờ tôi lại đang trò chuyện với một tên giết người hàng loạt. Cánh chuồn chuồn bay lên, vang tiếng một con ếch nhỏ kêu ồm ộp. Trên cái hồ đầy sự sống này, ngày trước người ta đã tìm ra thi thể cậu Soutarou bé bỏng, em trai của Sakurako.
Ranh giới giữa tĩnh và động, cuộc sống bình thường và những điều dị thường quả thực mong manh – có lẽ ranh giới giữa thiện và ác cũng vậy.
“Anh thật sự tin rằng mình là vì chính nghĩa nên giết người ư? Dù vì lý do gì, anh cũng không nghĩ giết người là xấu ư?”
“Tôi không nghĩ bản thân mình là thiện hay ác. Chỉ đơn giản trên đời có hai loại người mang đôi cánh. Có những con bướm yếu ớt cần giúp đỡ để mọc ra đôi cánh, nhưng cũng có những con bướm đã có cánh từ lúc mới chào đời. Nhưng loại nào cũng hút lấy sinh mạng con người để bay lượn.”
“Anh là loại người nào?”
“Tôi không có đôi cánh. Chỉ là một con sâu trườn bò trên mặt đất xấu xí thôi. Cũng như em vậy.”
Cũng như em vậy – Nếu nói thế, việc y gọi Sakurako là cánh bướm ý nói đến chuyện cướp đi sinh mạng người khác ư?
“Tuy nhiên chúng ta có thể giúp đỡ những con nhộng mọc lên đôi cánh. Sau đó có thể biến chúng thành tiêu bản.”
“Tiêu bản…”
“Mỹ học của tôi là đúng đắn. Chỉ là từ ngữ của tôi khác với từ ngữ của em. Nhưng em hiểu điều tôi cảm thấy rồi chứ? Chắc là em cũng linh cảm được sự tồn tại của những cánh bướm.”
“Nhưng cách làm của anh không đúng!”
“Đó là chính nghĩa mà em bị ép uổng, thế giới này thiên hình vạn trạng lắm.”
“Không phải bị ép uổng. Dù ít dù nhiều, cái chết sẽ làm lòng người đau đớn. Trái tim những người ở lại sẽ rỉ máu!”
“…”
Tên quỷ sát nhân im lặng một lúc, không rõ là ngần ngại hay là đang cười nhạo.
“Được rồi. Hãy thử nghiệm đi nào. Coi như trò chơi vậy. Em có ghét trò này thì cũng chẳng sao, nhưng nếu cự tuyệt, sẽ có người vô tội mất mạng đấy.”
“Không phải anh chỉ làm tổn thương kẻ ác thôi sao!”
“Cậu nhóc à, hãy chế ngự cảm xúc đi. Khó lắm mới có thể nói chuyện trôi chảy cùng nhau, không thể làm hỏng việc… Mà thôi. Không phải tôi làm tổn thương người ta đâu. Chỉ đơn giản là có người cần được cứu giúp. Điều tôi mong muốn là cứu mạng cô ấy.”
(Còn nữa)
Momo cùng những người bạn của mình là cá vàng, xương rồng và ma nhỏ đang cùng đắp đắp, nặn nặn người tuyết. Sau đó các bạn còn mặc trang phục cho người tuyết. Nào là mũ đỏ, gang tay đổ, giày đỏ. Ôi nhìn lại mới thấy, trông người tuyết sao mà giống Momo thế chứ nhỉ? Các bạn hớn hở vui sướng cùng ngắm nghía người tuyết và Momo. Momo thậm chí còn mang cả người tuyết về nhà để khoe mẹ nữa chứ.
Phần text có độ dài vừa đủ, kết hợp với phần hình ảnh sống động, cuốn sách vô cùng phù hợp với các bạn nhỏ từ 2 tuổi trở lên.
Các bạn nhỏ quả thật có rất rất nhiều trò chơi vui nhộn. Các bạn cùng đắp và nặn người tuyết, rồi còn mặc trang phục cho người tuyết và nghĩ đó là một người bạn thực sự của mình nữa. Suy nghĩ hồn nhiên ngây thơ vậy, nhưng đó là cả tấm lòng biết chia sẻ và yêu quý bạn bè đó.
Nếu là bậc phụ huynh đang đọc sách cho con, bạn sẽ thấy trò chơi của các con đâu có trẻ con như mình nghĩ đâu. Còn con trẻ cũng sẽ thấy thật vui và muốn làm người tuyết ngay cho xem
Còn nếu con bạn đang tập tành đọc sách thì con cũng sẽ học được rất nhiều từ ngữ thú vị trong câu chuyện. Chưa kể, con sẽ biết yêu thương bạn bè nhiều hơn và trận trọng những khoảnh khắc được vui chơi với bạn bè.
Cuốn sách nằm trong bộ sách “Chơi cùng Momo – chú bé quả đào” gồm 9 cuốn mới nhất:
Chơi cùng Momo - Áp mà nào
Chơi cùng Momo - Thật là khoan khoái
Chơi cùng Momo - Cùng chơi xích đu
Chơi cùng Momo - Giống nhau quá, giống nhau quá
Chơi cùng Momo - Xình xịch, xình xịch
Chơi cùng Momo - Cù léc, cù léc
Chơi cùng Momo - A a, há miệng nào
Chơi cùng Momo - Đợi chút nào
Chơi cùng Momo - Xoa nào, xoa nào
Các lý thuyết về trẻ em là cuốn cẩm nang dành cho những người thực hành, cũng như là một cuốn giáo trình cho các trường cao đẳng và chuyên nghiệp. Nó được xây dựng dành cho người làm việc với trẻ nhỏ, cho những ai muốn hiểu hơn về việc trẻ nghĩ và hành động như thế nào và làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn với trẻ. Nó bắt đầu bằng một thảo luận về tính chất tương tác ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa lý thuyết và thực hành, cần thiết để làm cho cả lý thuyết và thực hành có ý nghĩa hơn. Nó bao gồm thông tin và những suy nghiệm về công trình của năm trong số những người đóng góp chính cho kho kiến thức về trẻ em, là cơ sở cho những thực hành tốt nhất của chúng ta trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Nó là sách nhập môn cơ bản chứ không mang tính hàn lâm hay lý luận. Tôi hy vọng sẽ khơi gợi được lòng ham học hỏi của những người quan tâm đến mối liên hệ từ lý thuyết đến thực hành và tác động của nó tới những đứa trẻ, những giáo viên và những lớp học trong đời thực. Vì lý do này nên mỗi chương đều kết thúc bằng những câu hỏi thảo luận và những gợi ý đọc thêm.
Những câu chuyện chia sẻ ở đây được lấy từ các lớp học đời thực, nơi tôi trực tiếp làm việc hoặc quan sát những giáo viên khác làm việc. Mỗi chương sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của từng nhà lý thuyết. Những câu chuyện từ lớp học đời thực sẽ được dùng để minh họa cho quan điểm trong các tác phẩm của họ. Đây không phải một cuốn sách nhập môn toàn diện về lĩnh vực này, cũng không đề cập được trọn vẹn về mỗi lý thuyết gia. Tôi hy vọng cuốn sách nhập môn ngắn gọn cơ sở lý thuyết về trẻ mầm non này sẽ cung cấp cho bạn đọc nền tảng cơ bản để hiểu sự phát triển của trẻ ảnh hưởng tới cách thức chúng ta làm việc với trẻ em trong các chương trình giáo dục mầm non như thế nào và sẽ khích lệ chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tài liệu chuyên sâu hơn.
Mục lục:
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ nhất
Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ hai
Gắn kết lý thuyết với thực hành
Về cuốn sách này
Chương 1: John Dewey
Chương 2:Maria Montessori
Chương 3: Erik Erikson
Chương 4: Jean Piaget
Chương 5: Lev Vygotsky
Từ vựng
Về tác giả
Giới thiệu tác giả:
Carol Garhart Mooney có bằng cử nhân về giáo dục tiểu học và bằng thạc sĩ về giáo dục trẻ mầm non. Bà đã hoàn thành chương trình học dành cho bậc Tiến sĩ về lĩnh vực xã hội học gia đình. Carol bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình trong nội thành Richmond, Virginia. Khi còn là sinh viên, bà đã tham gia tình nguyện trong các chương trình giúp đỡ trẻ em và các gia đình trong các cộng đồng của họ. Bà còn tham gia tình nguyện trong đợt thí điểm lần đầu chương trình Head Start tại Washington DC diễn ra năm 1965.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu trẻ hóa
Bạn ăn thế nào thì bạn sẽ trở thành thế ấy. Quả đúng như vậy. Và bạn cảm thấy mình trẻ (già) tới mức nào, bạn sẽ trẻ (già) đúng ở mức đó.
Năm tháng chỉ là một phương tiện đánh dấu các mốc thời gian và chẳng hề có chút liên hệ nào với tuổi tác. Một người 30 tuổi có thể đã già, và một người 70 tuổi có khi vẫn trẻ.
Thể trạng hiện tại là hệ quả trực tiếp của toàn bộ sự chăm sóc cả về mặt tinh thần và thể chất mà cơ thể nhận được trong quá khứ.
Tôi muốn nhấn mạnh sự chăm sóc về TINH THẦN trước tiên, bởi vì trạng thái tâm trí đóng vai trò sống còn đối với thể trạng của mọi con người. Một người không thể có sức khỏe nếu anh ta cứ liên tục nghĩ về bệnh tật; không thể hạnh phúc nếu tâm trí luôn bị đám mây u sầu che phủ; và không thể trẻ trung nếu luôn để bản thân bị ám ảnh bởi sự tàn phá của tuổi già.
Trẻ trung tức là tất cả hoặc phần lớn những thuộc tính của tuổi trẻ, sức khỏe, năng lượng, sinh khí, và nụ cười thường trực đều được thể hiện qua đôi mắt, vành môi. Trẻ trung nghĩa là luôn chan hòa, thân ái, lịch thiệp và hòa nhã với tất cả mọi người, không phân biệt tín ngưỡng, màu da hay địa vị xã hội. Và trẻ trung còn đồng nghĩa với việc luôn giữ cho bản thân ở trạng thái năng động, luôn có việc gì đó để làm, sao cho không một giây một phút nào bạn cảm thấy thời gian trôi qua thật lê thê, chậm chạp.
Ở khía cạnh tinh thần, chúng ta phải nỗ lực lao động để thu được hoa trái là SỰ TRẺ HÓA.
Khía cạnh thể chất tuy có đơn giản hơn song lại đòi hỏi một ý chí sắt đá và một lòng kiên định vững như bàn thạch. Trẻ hóa về mặt thể chất tức là tái xây dựng và tái tạo lại cơ thể. Công việc này thoạt tiên tưởng chừng quá đỗi đơn giản nhưng trên thực tế lại đòi hỏi rất nhiều thời gian cùng một lòng kiên nhẫn và ý chí sắt đá.
Đa số mọi người khi bước qua tuổi 30, rồi 40, và 50, đều rất dễ thốt ra những câu đại loại như: “Ước gì tôi níu giữ được tuổi xuân… Ước gì tôi có thể trẻ ra ít nhất vài tuổi… Ước gì chỗ nếp nhăn kia biến mất… Ước gì da tôi không chảy xệ… Ước gì…”
Vâng, cứ như thế, chúng ta ước, rồi lại ước và ước, cho đến một lúc, chúng ta hoảng sợ và nháo nhào tìm đến những phương tiện nhân tạo hòng giấu đi “sự tàn phá của tuổi tác”. Những phương tiện ấy có thể giúp chúng ta tự đánh lừa bản thân trong phút chốc nhưng sẽ không bao giờ che nổi con mắt của thiên hạ.
TRẺ HÓA có phải là mơ ước của bạn? BẠN, và chỉ bạn, mới có thể biến điều đó thành sự thực. TRẺ HÓA không phải là một điều bí ẩn, mà là một lẽ thường tình và một quá trình tự huấn luyện, tự kỷ luật cực kì nghiêm ngặt.
TRẺ HÓA phải đi đôi với KHỎE MẠNH. Khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là “cảm thấy ổn”, mà khỏe mạnh có nghĩa là bạn nhận biết và hiểu rõ từng bộ phận trong cơ thể mình hệt như một chuyên gia ô tô thuộc nằm lòng cấu tạo của chiếc ô tô đến từng con ốc vít.
Bạn có biết VÌ SAO bạn phải ăn và uống? Sự khác nhau giữa thực phẩm và DINH DƯỠNG là gì? Điều gì diễn ra trong cơ thể bạn khi bạn đang ăn và trong hàng tiếng đồng hồ sau khi ăn xong?
Bạn có biết VÌ SAO bạn thở? Điều gì xảy ra khi bạn hít không khí vào phổi? Và cái gì đang diễn ra mỗi khi bạn đẩy một luồng khí ra khỏi phổi của mình?
Bạn có biết VÌ SAO bạn cần ngủ và nghỉ ngơi? Bạn có biết VÌ SAO cơ thể phải đào thải các chất cặn bã? Nó làm công việc đó BẰNG CÁCH NÀO? Và điều gì sẽ xảy ra khi chất thải KHÔNG ĐƯỢC loại bỏ khỏi cơ thể bạn? Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức? Đâu là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đó? Bạn đã bao giờ bị đau đầu chưa? Cái gì đã tạo ra vấn đề đó? Bạn có biết aspirin và những sản phẩm tương tự thúc đẩy sự lão hóa nhanh tới mức nào không? Bạn có đang khổ sở với các búi trĩ? Đâu là nguồn cơn của những khốn khổ ấy? Bạn có biết rằng chúng không chỉ ảnh hưởng tới toàn cơ thể mà còn tác động tới cả tinh thần của bạn? Bạn có biết rằng việc dùng phẫu thuật hoặc kim điện tử để cắt bỏ búi trĩ chỉ càng khiến những điều kiện tạo ra chúng trở nên trầm trọng thêm, và rất có thể chỉ trong vòng 1–2 năm sau đó, chúng sẽ xuất hiện trở lại? Bạn có đang gặp vấn đề với các chứng tim mạch? Bạn có biết hầu hết các bệnh được cho là liên quan đến tim CHƯA CHẮC đã xuất phát từ các vấn đề ở tim mà là từ một bộ phận rất dễ điều chỉnh khác? Và bạn có biết, những vấn đề như vậy thường là hậu quả của việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định?
Bạn có tin rằng tất cả những quảng cáo về thực phẩm và biện pháp điều trị mà bạn đọc hoặc nghe qua đài phát thanh đều đúng sự thật và hữu ích? Nếu quả vậy thì bạn đã lầm to! Chúng phần lớn chỉ dựa trên những sự thật nửa vời và những điều giả dối. Đa số các thực phẩm được quảng cáo rầm rộ, đặc biệt là thực phẩm chứa tinh bột và bột mì, đều là trợ thủ đắc lực đẩy nhanh tốc độ lão hóa; còn phần lớn những biện pháp điều trị được tung hô hết lời kia đều góp phần rút ngắn thời gian sống của chúng ta. Hãy học cách phân biệt đúng sai. Để TRẺ HÓA, chúng ta phải có NĂNG LƯỢNG. Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu và thực hành những nguyên tắc cơ bản nhằm sản sinh và bảo tồn năng lượng.
Bạn có lo âu và phiền não về những vấn đề mà mình không có khả năng kiểm soát? Bạn có biết, những phiền não và lo âu ấy sẽ khiến nguồn năng lượng mà bạn dày công tích lũy tiêu tan nhanh chóng? Và bạn có biết, đây là một trong những kẻ thù lớn nhất của tuổi thanh xuân?
Bạn có thường lao vào công việc mà không cần lượng trước sức mình, cứ làm miệt mài mà không đếm xỉa gì đến việc nghỉ ngơi? Bạn có hiểu rằng làm như vậy tức là bạn đang tiêu xài phung phí năng lượng của mình theo đúng nghĩa đen, và cái giá phải trả sẽ là cả tuổi thanh xuân lẫn hiệu suất lao động?
Bạn có biết CHẤT LƯỢNG không khí trong phổi của bạn có thể khiến bạn bị hao tổn năng lượng và mệt mỏi tới mức nào không? Một số mô trong cơ thể có tác dụng giúp bạn kéo dài tuổi xuân, nhưng bạn có biết nước ngọt có ga cũng phá vỡ chúng nhanh không kém gì các loại rượu mạnh hay không?
Muốn TRẺ HÓA chúng ta phải có SINH LỰC. Sinh lực không đơn thuần là những biểu hiện tức thời của sự hoạt động, vận động nhanh hoặc những đợt sóng tinh thần dâng trào bất chợt. Sinh lực xuất phát từ một cảm giác sâu sắc về sự thư thái, cân bằng, tỉnh thức và sức mạnh khiến bạn luôn sống với cảm giác như đang được “đứng trên đỉnh của thế giới” và luôn cảm nhận được rằng, từng giây từng phút trong cuộc đời mình đều là những phút giây quý báu đáng sống.
Bạn có biết điều gì tạo nên sinh lực? Bạn có nhận thấy khi được cân bằng đúng cách, sinh lực của bạn sẽ làm khơi mở những điều tốt đẹp nhất ở những người chung quanh, nhờ đó họ sẽ biết trân trọng và nuôi dưỡng những điều tốt đẹp nhất trong con người tất cả chúng ta?
Bạn có biết sinh lực sẽ đưa bạn thành người dẫn đầu, trong khi thiếu sinh lực có thể sớm biến bạn thành kẻ bỏ đi? Mà trở thành kẻ bỏ đi há chẳng phải là cách nhanh nhất để đi đến sự già nua hay sao?
Bạn có bao giờ thử ngẫm xem bằng cách nào mà sinh lực có thể biến những con người giản dị nhất trở thành đẹp đẽ đến hoàn hảo? Và bạn có bao giờ dừng lại phút chốc để tưởng tượng xem vẻ đẹp đó sẽ biến mất nhanh chóng ra sao khi người ấy mất dần sinh lực chỉ vì sự cẩu thả trong thói quen ăn uống và sinh hoạt?
Bạn có bao giờ để ý thấy những cặp vợ chồng bỗng nhanh chóng già đi trước tuổi thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn sau khi kết hôn; cả hai bên đều không giữ được dáng vẻ chải chuốt vốn từng là điểm hấp dẫn của họ trong mắt đối phương thời còn tán tỉnh hẹn hò? Bạn có biết thứ gì đã hút cạn sinh lực trong họ và đẩy họ rơi vào tình trạng ấy?
Tất cả những câu hỏi trên, cùng rất nhiều câu hỏi khác, đều có mối liên hệ trực tiếp với vấn đề làm thế nào để TRẺ HÓA. Chúng ta cần phải tìm cho chúng lời giải đáp CHÍNH XÁC và cơ bản. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể phác thảo nên một chương trình hợp lý và tuân thủ nó một cách đúng đắn nhằm từng bước loại trừ mọi yếu tố đang rình rập tước mất tuổi thanh xuân của ta.
Dù đang ở độ tuổi nào, chúng ta đều phải học cách xóa khỏi tâm trí mọi công thức và mọi chỉ dấu của sự già trước tuổi vốn vẫn được xã hội công nhận xưa nay.
Để thực hiện được điều ấy và để đạt được mục tiêu TRẺ HÓA, chúng ta phải học tập, nghiên cứu; hơn hết thảy, kinh nghiệm chính là chất liệu nghiên cứu quý giá nhất. Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy, việc được sống ở một độ tuổi vốn được coi là “xưa nay hiếm” – được làm một ông lão bảy mươi tuổi sung mãn, sáng suốt, minh mẫn, tràn đầy nhiệt huyết và có cơ thể tráng kiện ngang ngửa một chàng trai ba mươi tuổi – quả là một mục tiêu đáng hướng tới. Về bản chất, các tế bào và mô trong cơ thể của mọi đàn ông và phụ nữ đều giống nhau. Bởi vậy, những thành tựu của một người hoàn toàn nằm trong tầm tay của tất cả mọi người khác. Một khi đã giác ngộ điều này, chúng ta hãy cùng giữ cho tâm trí mình rộng mở để tiếp tục tiến hành những nghiên cứu cần thiết nhằm trang bị cho mình đủ hành trang hướng tới chân trời tươi sáng của một cuộc sống mới trẻ khỏe hơn.
Cuốn sách “Sống lành để trẻ” của tác giả Norman W. Walker sẽ đồng hành cùng bạn!
Trích đoạn hay:
Đường, kẹo và v.v.
Những tiết lộ về tác hại của ngũ cốc và các thực phẩm chứa tinh bột đối với hệ thống cơ thể con người có thể đã khiến bạn bị sốc. Nhưng những tác hại của đường và kẹo được phân tích trong chương này chắc chắn sẽ không làm bạn choáng váng tới vậy. Hiện nay, đại đa số chúng ta đã bắt đầu được giáo dục rằng đường, kẹo và những loại đồ ngọt tương tự thực sự rất có hại. Không chỉ tấn công người lớn, bệnh tiểu đường cũng đang ảnh hưởng và gây ra những hủy hoại tương tự đối với sức khỏe trẻ em, đến nỗi những cảnh báo về việc cắt giảm tiêu thụ các sản phẩm này hiện nay đã được tuyên truyền rộng rãi.
Dầu vậy, nếu không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào được ghi nhận, thì những lời cảnh báo ấy vẫn cứ như “nước đổ đầu vịt” cho đến khi tiểu đường hoặc các rối loạn khác xuất đầu lộ diện.
Khi đường đi vào cơ thể ta dưới bất kỳ hình thức nào – trong thực phẩm, trong kẹo hoặc trong các chất lỏng – chúng sẽ lên men, từ đó tạo thành axit axetic, axit các-bo-nic và cồn.
Nếu được chứng kiến quá trình đốt mụn cơm trên da bằng axit axetic, bạn sẽ thấy chúng là loại axit có sức phá hủy lớn tới mức nào. Nếu độ ăn mòn của nó gây ra sự tàn phá lớn tới vậy trên bề mặt da, bạn hãy tự ngẫm xem những thiệt hại mà nó gây ra đối với lớp màng mỏng manh của hệ đường ruột sẽ khủng khiếp tới mức nào. Trên thực tế, những tác hại mà chúng để lại trong quá trình xâm nhập vào cơ thể là vô cùng rõ rệt. Do bị hấp dẫn bởi các chất béo có trong cấu trúc của dây thần kinh, những phản ứng của axit axetic trên các dây thần kinh sẽ gây ra chứng tê liệt.
Cồn cũng mang sức hủy hoại tương tự và thậm chí còn lớn hơn. Trong cơ thể, chúng hoạt động như một loại dung môi hòa tan các nguyên tố chỉ tan trong cồn. Đây lại là những nguyên tố rất khó tái tạo. Ở một mức độ nào đó, cồn có xu hướng dần phá hủy cấu trúc của thận. Chúng tác động tới những dây thần kinh có liên hệ mật thiết với não bộ và có khuynh hướng làm gián đoạn chức năng quan sát, tập trung và vận động, hệt như các vấn đề mà các loại đồ uống có cồn gây ra cho cơ thể chúng ta, tất nhiên ở tốc độ chậm hơn.
Khi chúng ta ăn đường hoặc uống đồ uống có đường, chẳng hạn như các loại nước ngọt có ga, chúng sẽ gây ra những tác hại vô cùng khủng khiếp đối với tụy. Là tuyến hoạt động mạnh nhất trong các tuyến tiêu hóa, tụy nằm chen vào tá tràng (còn được gọi là dạ dày thứ hai) và có một đầu dẫn vào trung tâm tá tràng. Thông qua đầu dẫn này, tụy đổ vào tá tràng các dịch tiêu hóa cần thiết giúp chúng ta cùng lúc tiêu hóa đa dạng các loại thực phẩm. Đường là một loại sản phẩm “chết” đã qua xử lý, bởi vậy khi chúng ta ăn bất kể thứ gì có chứa đường, tụy sẽ vừa phải làm việc quá tải vừa phải chịu đựng những phản ứng xáo trộn, và những xáo trộn do thứ đường “chết” này gây ra trong tụy chính là nguyên nhân dẫn tới những đớn đau bệnh tật. Nói một cách chính xác thì đường trong cơ thể cũng giống như một loại ma túy, chẳng chóng thì chầy, cơ thể của một con nghiện ma túy phải chịu sự thoái hóa ra sao thì cơ thể của những người ăn nhiều đường cũng sẽ bị thoái hóa hệt như vậy.
Nói đến sự tàn phá của đường đối với cơ thể tức là tôi muốn đề cập tới các sản phẩm được sản xuất công nghiệp, tức là đã qua xử lý nhiệt, bao gồm đường trắng, đường nâu, đường thô và tất cả mọi dạng khác, bao gồm cả rỉ đường và đường phong. Trong số đó, đường trắng sẽ khiến cơ thể bị hủy hoại và thoái hóa nặng nề nhất vì nhà sản xuất thường sử dụng axit sun-phu-ric trong quá trình “tinh luyện” chúng.
Nếu có loại đường nào mang chút giá trị với cơ thể người thì đó chỉ có thể là đường tự nhiên có trong trái cây tươi sống, và tất nhiên, cả mật ong nữa. Tất cả các loại trái cây và rau củ ở trạng thái tươi sống đều chứa đường tự nhiên, còn biết đến với tên gọi đường trái cây.
Đường đã qua xử lý đặc biệt gây hại cho răng. Những gia đình cho trẻ ăn kẹo, dù dưới bất kỳ hình thức nào, đều rất đáng trách, bởi vì chỉ sau vài năm, lũ trẻ sẽ phải hứng chịu nhiều rắc rối mà nguyên nhân đều xuất phát từ hàm răng. Bệnh nha chu là một ví dụ. Căn bệnh này không hề tìm đến chúng ta một cách bất thình lình; nó là hệ quả của cả một quá trình thoái hóa răng nướu diễn ra âm thầm, chậm chạp mà căn nguyên xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm chứa tinh bột trong nhiều năm trước đó.
Tôi xin nêu một ví dụ. Trong các lớp học do tôi giảng dạy tại Los Angeles, có một học viên nữ tham gia rất đều đặn. Hôm đó, tôi có bài giảng về cách chăm sóc răng miệng, và giữa buổi học cô đã đứng lên để chia sẻ với cả lớp về câu chuyện của mình. Cô đang phải chịu nhiều đau đớn vì có một chiếc răng bị áp-xe và đã hẹn gặp nha sĩ vào ngày hôm sau để nhổ chiếc răng này. Cô hỏi tôi rằng tôi sẽ làm gì nếu ở địa vị của cô. Tôi đáp nếu là cô tôi sẽ hủy cuộc hẹn với vị nha sĩ và thế vào đó là một cuộc hẹn với một ai đó có thể giúp tôi rửa ruột đúng cách. Hai năm sau, khi chúng tôi gặp lại nhau, cô kể với tôi rằng khi đó cô đã thực hiện đúng theo lời khuyên của tôi. Cơn đau nhanh chóng biến mất sau khi cô rửa ruột, còn ổ áp-xe cũng “bốc hơi” hoàn toàn. Tất nhiên, diễn biến ấy phù hợp hoàn hảo với lẽ tự nhiên, bởi vì ổ áp-xe chính là một phương tiện để cơ thể cô trục xuất chất thải ra khỏi hệ thống. Ruột khi được rửa sạch hoàn toàn sẽ mở đường cho các chất ô uế thoát ra khỏi cơ thể, vì vậy chúng không cần phải đục khoét nướu để chui ra nữa.
Bản thân đường đã vô cùng độc hại, nhưng khi được dùng kết hợp với trái cây, dù là loại nào đi nữa, chúng cũng sẽ khiến các giá trị của trái cây bị hủy hoại. Trong cơ thể, trái cây có tác dụng làm sạch; ngay cả những loại quả mang vị axit cũng gây ra phản ứng tạo kiềm, tất nhiên với điều kiện chúng phải là quả chín. Tuy nhiên, khi trái cây được ăn kèm với đường, phản ứng hóa học của quá trình tiêu hóa sẽ bị thay đổi hoàn toàn và thành phẩm sau đó sẽ là lượng axit dư thừa trong cơ thể.
Hãy suy xét thật cẩn trọng về những tài liệu mà tôi đã cung cấp cho bạn trên đây, từ đó bạn có thể đánh giá chính xác nguyên nhân vì sao chúng ta phải tuyệt đối tránh mọi loại đường sản xuất công nghiệp, mọi loại thực phẩm và chất lỏng có chứa chúng, cùng tất cả các loại kẹo, trên con đường quyết tâm hướng tới TRẺ HÓA.
Khi cần chất tạo ngọt, chúng tôi sử dụng loại mật ong được chiết từ tảng ong với nhiệt độ hợp lý. Mật ong là một chất ngọt, hoặc carbohydrate, đã được tiêu hóa sẵn có thể được dùng kèm với mọi loại trái cây và thực phẩm.
Khi cơn thèm ngọt trỗi dậy, chúng tôi ăn quả chà là, sung, nho khô, và các loại trái cây giàu đường tự nhiên khác.
Mỗi khi được mời một thanh kẹo, chúng ta hãy kiên quyết từ chối vì biết rằng những tuyên bố liên quan đến sức khỏe mà người ta gán cho nó không hề căn cứ vào thực tế, và rằng nếu ăn nó, chúng ta sẽ tự hại chính mình. Hơn nữa, nếu ăn thanh kẹo ấy, thì rốt cục chúng ta sẽ nhận được một bài học đắt giá, rằng sự thỏa hiệp vô nguyên tắc trước cơn hảo ngọt hẳn nhiên không phải là phương cách để TRẺ HÓA.
Chúng ta hay được nghe kể về việc các huấn luyện viên thường cho các vận động viên ăn đường ngay trước khi diễn ra một sự kiện thể thao với mục đích tiếp thêm cho họ một “liều” năng lượng. Trong những trường hợp như vậy, cả người huấn luyện viên lẫn vận động viên đều không nhận thấy những hiện tượng diễn ra sau khi hiệu ứng “năng lượng” của chỗ đường đó tan biến. Như một quy luật, người vận động viên sẽ hoàn toàn kiệt sức và thường ngã quỵ sau khi kết thúc sự kiện. Đó là vì cơ thể bị một yếu tố kích thích giả, có tác động không khác gì chất gây nổ, thúc ép hoạt động hết công suất. Để hiểu hiện tượng này, hãy tưởng tượng bạn đổ xăng vào bếp dầu đang cháy. Do xăng chứa một lượng đơn vị nhiệt, hay calo, lớn hơn so với dầu, nên khi bắt lửa nó sẽ tạo ra một vụ nổ với sức công phá lớn.
Nhiều năm trước, tôi có đến thăm vài người bạn ở miền Đông. Nhà của họ nằm trên bờ một con sông và đám sinh viên đại học thường ra đó luyện tập để chuẩn bị cho cuộc thi chèo thuyền sắp tới. Tôi làm quen với một trong các huấn luyện viên và gợi ý anh ta cho đội của mình uống một thìa canh mật ong ngay trước khi bước vào thi đấu. Và anh đã thực hiện. Cuộc đua diễn ra đầy cam go, nhưng mặc dù chiến thắng sát nút, tất cả các thành viên trong đội đối thủ đều kiệt sức, trong khi toàn đội của vị huấn luyện viên nọ vẫn đủ sức chèo ngược trở lại câu lạc bộ. Trước đó, người huấn luyện viên của đội đấu thủ đã cho các thành viên trong đội của mình dùng 3 viên đường trắng.
Giờ thì chúng ta hãy nhớ vận dụng tri thức và tư duy trước khi nuốt bất kỳ thứ gì. Ý thức cảnh giác chính là tấm vé một chiều đưa bạn tới con đường TRẺ HÓA.
Ý tưởng được lan truyền
Vào một buổi sáng, tôi nghe trên đài bản tin về một câu lạc bộ trao đổi tại một ngôi làng ở Canada. Câu lạc bộ này ra đời sau khi nhà máy duy nhất tại địa phương mang lại việc làm cho hầu như tất cả các gia đình bị vỡ nợ. Để đảm bảo cuộc sống, người dân nơi đây đã tập họp lại và phát triển mô hình này, dù đơn giản nhưng có vẻ nó đã phát huy được hiệu quả: Mỗi người đưa những khả năng riêng của mình vào một “cái bình” tưởng tượng để tất cả những người khác có thể sử dụng. Theo phương châm “ai cũng có thể làm một việc gì đó mà không phải ai cũng làm được”, một loạt những “sản phẩm” đa dạng xuất hiện: làm mộc, làm vườn, xây dựng, tẩm quất, cắt tóc, làm bánh, trông trẻ, sửa chữa ô tô – tất cả những gì ở trong “bình” được tập hợp lại và phân chia. Ai muốn lấy một những “sản phẩm” được chào hàng thì phải đăng ký tại điểm tập kết chung. Không được thanh toán bằng tiền như thông thường mà các “khoản nợ” của mỗi người sẽ được cân đối bằng “số dư” của họ từ việc đóng góp khả năng của cá nhân họ
Bản tin cũng đưa ra một số ví dụ để làm rõ nguyên tắc hoạt động: Một người đàn ông sửa ô tô cho chị hàng xóm. Khi làm việc đó, anh ta nhận được năm tiếng đồng hồ vào tài khoản “Có” của mình. Khi anh ta, ví dụ như, muốn tu sửa căn hộ của mình, anh ta sẽ nhận sự giúp đỡ từ những người có thể dán giấy dán tường, trải thảm, v.v.. Qua đó số dư của anh ta giảm đi. Trong khi đó chị, hàng xóm có ô tô lại giảm tài khoản “Nợ” bằng cách trông trẻ cho những người khác cùng làng.
Ngay lập tức cách làm trên hấp dẫn tôi. Bởi vì, bên cạnh thực tế là ở đây, những điều cần thiết cho cuộc sống có thể được thực hiện mà không cần đến chi phí tài chính, tôi còn nhận thấy rằng một mô hình ra đời do tình cảnh khó khăn đã đột nhiên tạo nên một lối sống nương tựa vào nhau. Lượng thời gian trước đây được dùng cho công việc đều đều trong nhà máy bây giờ được dùng cho mối quan hệ với những người khác cùng làng. Một mũi tên trúng hai đích, tôi nghĩ thế và lấy làm thích thú. Đó có thể là giải pháp mà tôi đã tìm kiếm rất lâu rồi. Một cơ hội khả thi để tìm kiếm một giải pháp nhân văn cho vấn đề nghèo khổ và cô lập.
Tôi hào hứng kể cho mấy cô bạn về mô hình bên Canada, họ cũng hào hứng chẳng kém gì tôi về ý tưởng xoay sở sống mà không cần đến tiền. Đương nhiên một vài người phản bác rằng có lẽ mô hình đó chỉ có thể áp dụng ở nông thôn, nơi mọi người dù thế nào đi nữa cũng biết nhau rõ hơn so với ở những thành phố lớn. Có thể họ có lý, nhưng sự hoài nghi của họ không ngăn cản được tôi bắt đầu lên kế hoạch thành lập câu lạc bộ trao đổi. Đầu tiên, ít ra là theo cách hiểu của tôi, phải thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với kế hoạch của tôi. Vì thế tôi viết thông cáo báo chí với nội dung đại thể như sau:
“Trong xã hội chúng ta một sự mất cân bằng lớn đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ nếu theo dõi thị trường lao động, chúng ta sẽ nhận thấy là một mặt, nhiều người bị quá tải công việc và hoàn toàn kiệt sức, còn mặt khác, nhiều người thất nghiệp lại phải chật vật lắm mới sống được qua ngày. Cả hai nhóm đều đang không hạnh phúc. Nhóm này trở nên cô đơn, vì họ không còn sức lực dành cho hoạt động nào khác ngoài công việc, nhóm kia tự cô lập hóa, vì họ cảm thấy vô dụng, vô ích và không ai cần đến họ. Hai nhóm này có thể bù trừ cho nhau. Nếu nhóm có sẵn thời gian chia sẻ với nhóm không có thời gian thì cả hai nhóm đều có lợi. Tôi muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi cho việc thành lập một câu lạc bộ trao đổi, trong đó các khả năng, các dịch vụ và những đồ vật có ích có thể được chia sẻ và được trao đổi mà không cần đến vai trò của tiền. Bằng cách này mọi người đều có khả năng có được thứ họ cần, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo được xóa bỏ và đạt tới một hình thức mới của sự chung sức xã hội. Vì trong thời đại của chúng ta, sự cân bằng giữa cho và nhận bị phá vỡ nên tôi gọi câu lạc bộ trao đổi là Trung tâm Cho và Nhận”.
Với văn bản này, tôi chạy đến tòa soạn các tờ nhật báo tại Dortmund, khuấy động sự quan tâm, và ngay ngày hôm sau, các bài báo viết về kế hoạch trên – kèm theo ảnh của tôi – xuất hiện khắp nơi.
Trong khi nghiền ngẫm về việc thực hiện kế hoạch của mình, tôi sực nhớ tới những trung tâm đi chung xe có mặt ở tất cả các thành phố từ nhiều năm nay. Thực ra cũng là nguyên lý đó: Với ít tiền, những người không thể hoặc không muốn tự đi sẽ mua cho mình thời gian của một chuyến đi trong một chiếc xe lạ, khi đó chủ nhân chiếc xe đương nhiên nhận lại: thứ nhất là một phần của chi phí cho xăng dầu và thứ hai là một bạn đồng hành để hàn huyên. Thêm nữa, chiếc ô tô được tận dụng về phương diện kinh tế và môi trường vì nó không chỉ đưa một mà hai, ba hoặc bốn người đến đích với mức tiêu thụ xăng dầu không thay đổi mấy. Những trung tâm đi chung xe được tận dụng tối đa, một số chủ xe ô tô thích yếu tố vui vẻ, những chủ xe khác lại thích cơ hội được san sẻ chi phí xăng dầu.
Dù thế nào đi nữa thì những trung tâm này cũng phù hợp với ý tưởng của tôi. Tạo ra những sự chia sẻ, những mối quan hệ; tận dụng các nguồn lực một cách có ích. Trên cả nước, các trung tâm đi chung xe đang trở nên thịnh hành, tôi hình dung rằng những “Trung tâm Cho và Nhận” cũng sẽ trở nên phổ biến như thế. Đương nhiên tôi không dự định thu lợi từ đó. Tôi chỉ muốn đề xướng, khởi động toàn bộ công việc và sau đó rút lui để tìm kiếm những sứ mệnh mới. Nhưng đáng ra phải làm khác.
Sự bắt đầu của “Cho và Nhận”
Sau khi các bài báo viết về tôi xuất hiện, nhiều khách hàng tiềm năng đã đăng ký với tôi, và tôi lập cho mỗi người một phiếu theo dõi. Tôi cố tình từ chối những thông tin cá nhân như nghề nghiệp, tuổi tác và những thứ tương tự khác. Mọi người nên được phân loại, mỗi người cần tự quyết định theo sở thích, khả năng và nhu cầu về những công việc mà anh ta đăng ký và những dịch vụ được chào hàng mà anh ta muốn nhận. Điều này quả thực là nói dễ hơn làm.
Những cuộc gọi điện thoại đầu tiên là của những bà nội trợ, những người có sẵn nhiều thời gian sau khi con cái họ đã khôn lớn. Họ thích cho nhiều hơn nhận. Phần lớn họ muốn chăm sóc người ốm, dành thời gian cho người khác, những điều cả đời họ đã quen thuộc. Nhiều người thấy đề nghị của tôi về việc họ cũng cần nghĩ tới việc nhận là phiền hà. Việc nhận không thích hợp với quan niệm sống của họ. Nhưng tôi không nhân nhượng, sự hy sinh của những phụ nữ bị buồn chán ấy đối với tôi không quan trọng, mà phải là sự trao đổi thực sự, là sự cân bằng trong những mối quan hệ “cho và nhận”.
Vì thế tôi luôn lôi kéo những người đăng ký vào các cuộc thảo luận về khái niệm “tình nguyện”, về sự đánh giá bất công đối với công việc của những người nội trợ, nó vừa không được coi là nghề nghiệp vừa hầu như luôn luôn không được trả công, về những khó khăn của phụ nữ trong đời sống sự nghiệp. Kết quả là cuối cùng thì những khách hàng lưỡng lự cũng tỏ ý sẵn sàng đăng ký một hoặc hai dịch vụ ở bên “nhận”. Chủ yếu là các công việc thủ công hoặc hỗ trợ làm vườn.
Việc phải rất vất vả thuyết phục những người phụ nữ này nhận các dịch vụ được chào hàng khiến tôi rất bối rối. Thành thực mà nói thì tôi đã nghĩ mình sẽ phải ngăn mọi người nhận quá mức và thúc đẩy họ cho nhiều hơn. Vấn đề phức tạp đó kéo dài trong nhiều năm liền. Ở nhà thờ mọi người đã được dạy rằng cho hạnh phúc hơn nhận, và ngay cả trong việc sử dụng ngôn ngữ thông thường thì từ “lấy” cũng gần với các khái niệm “ăn cắp” hoặc “ăn cướp”. Dù thế nào đi nữa thì có vẻ như không ai muốn dính dáng đến điều đó.
Nhưng với tôi, việc sử dụng cả hai khái niệm cho và nhận ngang nhau là rất quan trọng. Chỉ có như thế phong trào mới có thể đi vào câu lạc bộ trao đổi. Thành thử bất chấp mọi trải nghiệm làm nản chí, tôi vẫn kiên định với xuất phát điểm của mình: Bất cứ ai muốn tham gia đều phải tự quyết định họ muốn cho thứ gì và nhận thứ. Nguyện vọng riêng của mỗi người được ghi vào các phiếu theo dõi, và thời gian đầu tôi lãnh trách nhiệm làm trung gian kết nối các khách hàng với nhau. Và nhiệm vụ đó sớm tỏ ra rất phức tạp.
Vì còn chưa có nhiều người thực sự cần giúp đỡ đăng ký nên tôi kết nối những người có hoàn cảnh tương tự nhau. Ví dụ, có hai bà góa về hưu đã gọi điện kể riêng cho tôi là họ cảm thấy cô đơn và trống vắng sau khi chồng họ qua đời.
Một bà bày tỏ mong muốn được thực hiện một chuyến tham quan thành phố vào cuối tuần. Nhưng bà ấy không muốn đi một mình! Vài ngày trước đó bà kia cũng bày tỏ nguyện vọng hoàn toàn tương tự. Thế là tôi đưa cho họ số điện thoại của nhau, với đề nghị sau khi liên lạc được với nhau thì họ báo lại cho tôi. Suốt hai tuần liền tôi không nhận được tin tức gì từ cả hai bà, cuối cùng, khi tôi gọi điện cho một bà, tôi đã phải nghe đầy tai những điều khó chịu từ bà “khách hàng” bất mãn. Họ đã cãi nhau ngay khi gọi điện cho nhau, bà kia chỉ muốn dạy dỗ bà này, và giờ đây bà ấy chỉ muốn dừng tham gia dự án. Có lẽ là việc “cho và nhận” không phù hợp với bà. Mặc dù cuối cùng tôi cũng thuyết phục bà ở lại, nhưng bà đã làm tôi nghĩ ngợi rất nhiều. Rõ ràng là cách thức này không thể áp dụng cho những người không quen biết nhau, có lẽ cần phải mời các “thành viên câu lạc bộ trao đổi” gặp gỡ làm quen.
Hai tháng sau việc đó được tiến hành. Tôi mượn được một tòa nhà gần nơi tôi sống. Nó cần được cải tạo một chút nhưng chúng tôi được phép hội họp ở đó bất kỳ lúc nào mà không mất tiền thuê nhà, miễn là chúng tôi giúp đỡ chủ nhà trong việc sửa chữa, một đội mười người đã được tập hợp ngay lập tức.
Ngay từ đầu tôi đã đặt ra những khoảng thời gian cố định mà mọi người có thể gọi điện thoại cho tôi. Thứ Hai từ 18 đến 20 giờ. Thứ Năm từ 10 đến 12 giờ và thứ Sáu từ 15 đến 17 giờ. Giờ đây chúng tôi có một lịch họp mặt đều đặn vào buổi tối: Mỗi thứ Ba đầu tiên trong tháng, các thành viên Câu lạc bộ trao đổi họp từ 20 đến 22 giờ. Và hóa ra, các buổi gặp đó lại rất sôi nổi, vì từ lâu đã có rất nhiều ý kiến bất đồng giữa 70 thành viên.
Từ năm 1996 đến 2016, Heidemarie Schwermer sống mà không dùng đến tiền. Trước đây Shwermer từng là một giáo viên, bác sĩ tâm lý, rời khỏi cấu trúc xã hội hiện đại và dần dần sống với một sự tự do mới. Quyển sách này của bà không chỉ mô tả một cuộc đời tận hiến mà bà đã đã sống một cách mãnh liệt, nó còn gợi lên một sự suy ngẫm về các hệ giá trị của chúng ta và khích lệ thái độ dám đương đầu với những khuôn mẫu cũ mòn, để rồi từ đó bằng sự chung sức của xã hội hình thành lối sống ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn.
Cuốn sách được dịch sang tiếng Ý năm 2008 và bà đã nhận Giải thưởng Hòa Bình Tiziano Terzani.
Heidemarie Schwermer (1942-2016) sinh ra ở vùng lãnh thổ Memel phía Đông Phổ. Năm bà 2 tuổi gia đình bà phải di tản sang phía Tây vì chiến tranh. Bà theo học nghề Sư phạm, giảng dạy tại một trường tiểu học và trung học cơ sở tại Kiel và do không thực hiện được những ý tưởng sự phạm bà đã bỏ nghề này. Năm 1982 bà chuyển tới Luneburg, ở đó bà học tâm lý học và xã hội học, trở thành bác sĩ liệu pháp tâm gestalt và mở một phòng mạch riêng tại Dortmund. Năm 1994 bà mở trung tâm Cho và Nhận, 2 năm sau bà tặng đi di sản của mình., sống mà không cần tiền với nhiều từ bỏ khác cho đến cuối đời.
Xây Dựng Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Trong Thời Đại Số: Hướng Dẫn Cha Mẹ Lấy Lại Quyền Kiểm Soát
Thực trạng đáng báo động: Gia đình và trẻ em trong thời đại số
Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị thông minh của con cái. Họ nhận thấy những tác động tiêu cực của việc trẻ em sử dụng quá nhiều thiết bị thông minh, nhưng lại không biết cách giải quyết. Gia đình dần trở nên xa cách, các thành viên không còn kết nối với nhau, và trẻ em thiếu hụt các kỹ năng xã hội cần thiết. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ.
Cuốn sách: Giải pháp cho cha mẹ trong thời đại số
"Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời đại số" là cuốn sách cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ và trẻ vị thành niên. Cuốn sách hướng dẫn cha mẹ lấy lại quyền kiểm soát trong gia đình, nơi đang bị công nghệ chi phối. Thay vì chống lại toàn bộ thiết bị màn hình hay cấm sử dụng chúng, cuốn sách cung cấp giải pháp sử dụng thiết bị số một cách thông minh, lành mạnh và hiệu quả cho sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ.
Nội dung chính của cuốn sách
Cuốn sách giúp cha mẹ hiểu rõ điểm ưu và điểm hại của việc sử dụng thiết bị thông minh, đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng để:
Lấy lại quyền kiểm soát: Hướng dẫn cha mẹ thiết lập các quy tắc sử dụng thiết bị thông minh hiệu quả trong gia đình.
Nâng cao kỹ năng xã hội: Dạy 5 kỹ năng A+ cho trẻ: trong tình cảm, sự trân trọng, quản lý sự tức giận và tập trung chú ý.
Xây dựng mối quan hệ gia đình: Khuyến khích gia đình xích lại gần nhau hơn thông qua các thiết bị kỹ thuật số với những công cụ cụ thể:
Thay thế thời gian sử dụng thiết bị màn hình vô nghĩa bằng thời gian có ý nghĩa dành cho gia đình.
Thiết lập các cân bằng, giới hạn và ranh giới đơn giản, lành mạnh cho việc sử dụng thiết bị màn hình.
Cung cấp các cách thức hữu dụng để cả gia đình sử dụng thiết bị màn hình một cách thông minh.
Trang bị cho con những kỹ năng xã hội quan trọng trong thế giới kỹ thuật số.
Review nội dung cuốn sách
Cuốn sách "Xây Dựng Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Trong Thời Đại Số" là một tài liệu quý báu cho các bậc cha mẹ đang loay hoay tìm cách cân bằng giữa công nghệ và nuôi dạy con cái. Tác giả đã đưa ra những lời khuyên thực tế và hữu ích, giúp cha mẹ:
Hiểu rõ những thách thức và cơ hội của thời đại số đối với trẻ em.
Xác định rõ vai trò của mình trong việc định hướng và giáo dục con cái trong môi trường công nghệ.
Trang bị cho con cái những kỹ năng cần thiết để thành công trong các mối quan hệ, trong cuộc sống và trong thời đại số.
Với lối viết dễ hiểu, ngôn ngữ gần gũi, cuốn sách mang đến thông điệp tích cực, giúp cha mẹ tự tin và chủ động hơn trong việc đồng hành cùng con trong hành trình trưởng thành.
Trích đoạn nổi bật
Hành trình trở về tổ ấm:
"Liệu công nghệ có kết nối gia đình bạn lại gần nhau hơn, hay công nghệ chỉ đẩy các thành viên trong gia đình thêm xa cách?"
Câu hỏi này đặt ra vấn đề thực trạng đáng buồn trong nhiều gia đình hiện nay. Cuốn sách đưa ra những ví dụ cụ thể về những gia đình gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị thông minh của con cái, giúp độc giả dễ dàng đồng cảm và nhận thức rõ vấn đề.
Một đứa trẻ xuất sắc:
"Hơn cả những điểm số xuất sắc, chính tư chất đạo đức mới dự đoán sự thành công của một đứa trẻ khi nó trưởng thành."
Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ em trong thời đại số. Tác giả khẳng định rằng không có ứng dụng nào có thể dạy con cái về đức hạnh, mà chỉ có cha mẹ mới là tấm gương để con học hỏi và noi theo.
Lấp đầy bể nước yêu thương:
"Là cha mẹ, chúng ta phải lấp đầy bể cảm xúc ấy với rất nhiều tình cảm mà chúng cần để phát triển khỏe mạnh và mạnh mẽ."
Cuốn sách đề cao vai trò của tình cảm gia đình trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tác giả đưa ra 5 ngôn ngữ tình yêu và chỉ ra rằng việc dành thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương cho con cái là điều quan trọng hơn cả việc cho con chơi game hay sử dụng thiết bị thông minh.
Cửa sổ tâm hồn:
"Giao tiếp bằng mắt thường được coi là phép lịch sự thông thường. Bây giờ hãy tách con cái khỏi những người khác nếu bạn muốn chúng học kỹ năng cơ bản này."
Cuốn sách khuyến khích cha mẹ giao tiếp bằng mắt với con cái, giúp con cảm nhận được sự yêu thương và sự kết nối sâu sắc. Tác giả khẳng định rằng không có gì có thể thay thế được sự giao tiếp trực tiếp, ấm áp giữa cha mẹ và con cái.
Kết luận
"Xây Dựng Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Trong Thời Đại Số" là một cuốn sách đáng đọc cho tất cả các bậc cha mẹ. Nó cung cấp những kiến thức và kỹ năng thiết thực, giúp cha mẹ tự tin và chủ động hơn trong việc nuôi dạy con cái trong thời đại số. Cuốn sách là một nguồn cảm hứng và động lực giúp cha mẹ lấy lại quyền kiểm soát, đồng hành cùng con trên con đường trưởng thành.
Quản Lý Bằng Thiện Chí - Thực Hành
Chúng ta đang sống giữa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với vô số cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp buộc phải tiến hành chuyển đổi số để sống sót trong cuộc cạnh tranh. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những thử thách mới liên quan đến văn hóa doanh nghiệp khi các thế hệ trẻ trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số bước chân vào chốn công sở. Những nhân viên trẻ này có những kỳ vọng rất khác về các nhà quản lý, lãnh đạo cũng như về môi trường làm việc. Họ muốn được phát triển bản thân, được thỏa sức sáng tạo, nhưng quan trọng hơn, họ muốn chắc chắn rằng mình có thể đặt niềm tin vào cấp quản lý và lãnh đạo.
Trong doanh nghiệp, nhân viên ở mọi cấp bậc đều lo lắng về sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Họ phải học cách thích nghi với các công nghệ mới cùng những ứng dụng của chúng trong phương pháp làm việc. Nhân viên nhận thức được rằng cuộc chuyển đổi số vừa mang đến cho doanh nghiệp nhiều tiềm năng phát triển, vừa có thể gây ra sự xáo trộn đáng lo ngại. Hơn bao giờ hết, các nhà quản lý và lãnh đạo phải là kim chỉ nam dẫn dắt nhân viên qua cơn bão của sự thay đổi.
Để đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên cũng như xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh giữa kỷ nguyên số, các nhà lãnh đạo, quản lý cần lan tỏa sự thiện chí trong mọi cấp bậc của doanh nghiệp. Thiện chí tức là chân thành quan tâm đến người khác, mong họ được an vui và hạnh phúc. Do đó, nhà quản lý có thiện chí phải luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng: đem lại hạnh phúc cho nhân viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn bắt gặp những phong cách quản lý không những không tạo được động lực cho nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc, mà còn khiến những hành vi xấu lan rộng trong doanh nghiệp. Đó là những nhà quản lý vị kỷ luôn tìm cách mưu lợi cho bản thân mình bất chấp việc gây ra hệ quả tiêu cực cho nhân viên và công ty. Các nhà lãnh đạo, quản lý phải làm gương cho cấp dưới. Nếu tấm gương không sáng thì nền văn hóa doanh nghiệp khó có thể vững mạnh.
Vậy phải làm gì để thay đổi hiện trạng này? Câu trả lời nằm trong bộ sách gồm hai cuốn có tựa đề: Quản lý bằng thiện chí. Trong cuốn thứ nhất, các tác giả đưa ra định nghĩa về sự thiện chí cùng các nguyên tắc để xây dựng nền văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp. Họ cũng chỉ ra rằng những sai lầm trong công tác quản lý và xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho các hành vi xấu phát triển. Trong cuốn thứ hai, các tác giả giới thiệu những phương pháp thực hành hiệu quả để giúp nhà quản lý phát triển nền văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp.
Bài học quan trọng rút ra từ bộ sách này là: các nhà lãnh đạo, quản lý cần gương mẫu, nói đi đôi với làm để tạo được niềm tin nơi nhân viên và lan truyền sự tử tế, thiện chí trong doanh nghiệp. Bởi đó không phải một lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để thành công.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời mở đầu
PHẦN I . TẠO LẬP CÁC TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH LÀNH MẠNH
Đề tài 1. Định nghĩa các tổ chức rõ ràng và phân minh
Đề tài 2. Bổ nhiệm nhân tài vào vị trí phù hợp
Đề tài 3. Đơn giản hóa và làm rõ các quy trình nội bộ
Đề tài 4. Thi hành nguyên tắc về trách nhiệm và ủy quyền
Đề tài 5. Giám sát tính hiệu quả của tổ chức trong giai đoạn dự án
PHẦN II. PHÁT TRIỂN CÁC MỐI LIÊN HỆ TIN TƯỞNG VÀ SỰ HỢP TÁC TRONG ĐỘI NGŨ
Đề tài 6. Để mỗi người được lên tiếng
Đề tài 7. Làm sáng tỏ những hiểu nhầm
Đề tài 8. Nhận dạng thành tích cá nhân trong thành tích tập thể
Đề tài 9. Mời gọi các đội ngũ xây dựng quy tắc vận hành
Đề tài 10. Tạo cho đội ngũ thói quen nói sự thật
PHẦN III. PHÁT TRIỂN NHỮNG HÀNH VI QUẢN LÝ THIỆN CHÍ
Đề tài 11. Tin tưởng và ủng hộ nhân viên của mình
Đề tài 12. Đem lại ý nghĩa cho nhiệm vụ của nhân viên
Đề tài 13. Đem tới sự quan tâm, chú ý
Đề tài 14. Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng
Đề tài 15. Tạo ra sự an toàn về mặt cảm xúc
Đề tài 16. Ghi nhận công sức của nhân viên và cảm ơn họ
Đề tài 17. Tìm cách trở nên chính trực và công bằng
Đề tài 18. Khuyến khích thái độ lịch sự và thân mật
Đề tài 19. Làm gương
Đề tài 20. Khích lệ những sáng kiến
PHẦN IV. LÀM SỐNG DẬY NỀN VĂN HÓA THIỆN CHÍ
Đề tài 21. Điều chỉnh lại hành vi lệch lạc
Đề tài 22. Giảm bớt những yếu tố gây bức xúc
Đề tài 23. Để ý những khoảnh khắc then chốt
Kết luận
Hướng dẫn tổng hợp về phương pháp quản lý bằng thiện chí
Thông tin tác giả:
Paul-Marie Chavanne là tổng giám đốc kiêm chủ tịch của một doanh nghiệp logistics quốc tế. Ông đã có mười năm làm việc ở Bộ Tài chính Pháp và 30 năm đảm nhiệm các chức vụ tổng giám đốc và chủ tịch của nhiều doanh nghiệp.
Olivier Truong là giám đốc quản lý sự thay đổi của một tập đoàn dịch vụ lớn. Ngoài ra, ông cũng giảng dạy môn xã hội học tổ chức tại trường ESCP Europe.
Yves Desjacques là phó tổng giám đốc nhân sự của một tập đoàn dịch vụ lớn.
Trích đoạn sách:
“Nếu thiện chí tồn tại trong thái độ, cách sống và cách hành xử của từng cá nhân, thì người đó sẽ phát triển hơn cả những gì tổ chức mong đợi. Việc tạo lập các tổ chức và quy trình lành mạnh tương đương với việc tinh giản tổ chức, khiến nó linh hoạt hơn, và có lẽ đây là thách thức quan trọng bậc nhất cho những năm tới, trong một thế giới toàn cầu hóa nơi công nghệ buộc phải được áp dụng tức thời. Mọi lãnh đạo hàng đầu trong khối doanh nghiệp đều tập trung thảo luận về vấn đề này. Lou Gerstner, vị chủ tịch huyền thoại của IBM trong thập niên 1980 đã viết: Ai bảo voi không biết nhảy múa? Nhưng mọi việc không chỉ là trách nhiệm của những ông chủ; mỗi nhà quản lý đều có thể đặt câu hỏi tương tự: “Làm thế nào để đội ngũ của tôi linh hoạt hơn?”
» Rủi ro của hệ thống thứ bậc
Khó khăn đầu tiên nằm ở cấu trúc của tổ chức. Một chủ doanh nghiệp đã giải thích cho chúng tôi rằng cách tốt nhất để khiến nhân viên khốn khổ là thiết lập một cấu trúc kim tự tháp khổng lồ, trong đó những người ở dưới đáy thấy không thể mang điều gì lên đỉnh tháp, hay các ý tưởng của họ sẽ không bao giờ hữu dụng ở cấp độ quản lý cao nhất. Việc này có thể gây ra sự thờ ơ của nhân viên – “Đằng nào họ cũng không coi trọng ý tưởng của tôi” – và dẫn đến thái độ bất cần đối với doanh nghiệp. Hậu quả thứ hai là các cá nhân phát triển chiến lược riêng nhằm “vượt mặt” mạng lưới phân quyền để trình được ý tưởng của mình lên những người ra quyết định ở cấp bậc quá cao. Những chiến lược này thường ảnh hưởng xấu tới chất lượng vận hành của đội ngũ này nói riêng và toàn thể doanh nghiệp nói chung. Quả thực là phí phạm năng lượng!
Người lãnh đạo sẽ khó nhận được phản hồi trung thực vì thông tin bị chìm trong các cấp trung gian. Một số bộ phận lãnh đạo sẽ bị bưng bít, không nhìn thấy những gì thực sự diễn ra ở các cấp bên dưới. Mọi người sẽ có xu hướng che giấu những sai sót, đặc biệt trong các doanh nghiệp vốn có “văn hóa trừng phạt”.
» Quá ít hay quá nhiều nhân viên
Khó khăn thứ hai nằm ở việc có quá ít nhân viên. Trong tình huống này, cấp trên sẽ có xu hướng liên tục “săm soi” nhân viên, khiến họ thấy bị áp chế và mất đi tính tự chủ.
Mặt khác, việc trực tiếp giám sát số lượng lớn nhân viên khiến nhà quản lý căng thẳng và gặp khó khăn trong việc đạt được giá trị thặng dư hiệu quả. Sự giảm sút trong tinh thần làm việc này sẽ có lúc khiến nhân viên nghi ngờ năng lực và sự hữu ích của cấp trên.
» Sự thiết yếu của tính bền vững
Trong các tổ chức, khả năng luân chuyển công việc và khám phá những năng lực mới là yếu tố để mỗi cá nhân thấy hạnh phúc, được phát triển và thăng tiến. Chúng ta không thể xem nhẹ sự thật là tỷ lệ quay vòng nhân sự quá lớn khiến các nhân viên muốn được đề bạt phải đặt mục tiêu ngắn hạn, phải chứng tỏ hiệu quả làm việc của mình (doanh thu, năng suất, v.v.) thay vì cố gắng tạo nên tác động lâu dài qua công việc. Dĩ nhiên trong trường hợp định hướng nghề nghiệp sai, việc làm khôn ngoan sẽ là đảm nhận vai trò mới ngay khi có thể. Tuy vậy, nếu nhân viên cứ không ngừng đến và đi, đội ngũ không ổn định thì họ sẽ chỉ ở đó để thể hiện năng lực và gây chú ý. Hành vi của họ sẽ hướng theo tư duy ngắn hạn, chứ không phải lợi ích trung hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, tổ chức sẽ hưởng lợi nếu họ lan truyền văn hóa “nhận thành quả cho công việc của mình”, tức là khuyến khích nhân viên ở lại một vị trí đủ lâu để làm chủ hệ sinh thái và các thách thức, cũng như quan sát kết quả của những gì họ làm.”
[…]
Các nhà quản lý thường xuyên đặt câu hỏi về sự gắn kết trong đội ngũ của mình: Làm cách nào để khiến họ hứng thú? Làm cách nào để họ tham gia, cống hiến hết sức mình? Ý nghĩa đã trở thành một phương thuốc cho tình trạng mất hứng thú, đến nỗi ta quên mất đây chỉ là một nguyên liệu để nuôi dưỡng sự gắn kết. Chúng ta phát triển trong một thế giới bất ổn, phức tạp và nhập nhằng. Để cảm thấy đỡ cô lập, lạc lối, sợ hãi khi phải tự tìm ra chỗ đứng của mình, ta có phản xạ tạo nên mối liên hệ với người khác.
Doanh nghiệp hiện đại cũng là một thế giới thu nhỏ, vì thế các nhân viên cũng mong muốn tìm cơ hội để giao thiệp nhiều hơn nữa. Trích lời nhà triết học André Comte-Sponville, “công nhân viên chức không làm việc vì tình yêu với lao động, doanh nghiệp hay người chủ. Họ làm việc vì yêu chính bản thân và con cái của họ. Họ làm việc để hạnh phúc.” Điều này bao hàm những khoảnh khắc giá trị nhất, đó là các cuộc trao đổi với đồng nghiệp – hoạt động mà chúng ta dành hầu hết thời gian của mình để thực hiện.
Tuy nhiên, chúng tôi không đồng ý với lý tưởng gần đây về “giám đốc phụ trách hạnh phúc”, bởi chúng tôi quan niệm hạnh phúc phải đến từ chất lượng công việc được thi hành, từ mối quan hệ với đồng nghiệp và cảm giác hoàn thành trọn vẹn, những điều sẽ giúp mỗi cá nhân thấy vui hơn. Vì vậy, mong muốn áp đặt hạnh phúc lên nhân viên bằng việc bổ nhiệm họ vào một chức năng là ảo tưởng. Mặt khác, doanh nghiệp có thể tác động mạnh mẽ đến hạnh phúc của nhân viên bằng cách thực hiện những hành động nhằm tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho việc thể hiện tính sáng tạo và thiết lập những mối quan hệ hài hòa hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sáng tạo những chức năng mới, đặt tín nhiệm lên vai người làm nhiệm vụ phát triển và lan tỏa một nền văn hóa thiện chí.
Vì thế, mấu chốt của việc trân trọng những khoảnh khắc đã qua trong doanh nghiệp là giúp các thành viên trong đội ngũ có được sự tin tưởng, cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc trong đời sống làm việc hàng ngày để từ đó nảy sinh năng lượng và sự cộng tác. Để đạt đến trạng thái ấy, làm nên bầu không khí thuận lợi như vậy, một yếu tố then chốt là mỗi người phải được thể hiện quan điểm của mình. Tiếng nói phải chân thực và không bị ràng buộc để mỗi người thấy mình được đề cao và trân trọng. Mọi lời nói dối sẽ phá hủy lòng tin. Chúng ta sẽ thấy tác dụng của việc thể hiện ý kiến cá nhân, đặc biệt điều này giúp ta tránh được đầy rẫy những hiểu nhầm vốn vẫn xen vào các mối quan hệ khi ta thiếu cảnh giác.
Cuối cùng, phương pháp tốt nhất để tạo thuận lợi cho các mối quan hệ trong đội ngũ là khuyến khích họ soạn ra “luật chơi” trong khi vận hành và cùng nhau thiết lập quy tắc hành xử. Những quy định đời sống này tuy nhìn qua khá đơn giản, nhưng lại vô cùng thiết yếu.
[…]
Một nền văn hóa thiện chí xuất hiện khi theo thời gian, các hành vi quản lý được mô tả ở trên đủ nhiều để tạo ra các tiêu chuẩn, phản xạ và thói quen trong các tổ chức, khi hoạt động của các tổ chức được làm rõ và các động lực quan hệ chuyển dịch. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất tập trung sự chú ý vào ba yếu tố có khả năng dập tắt mong muốn của chúng ta nếu không cẩn thận. Trước hết, hành vi thái quá, độc hại và lệch lạc là căn bệnh truyền nhiễm có thể hủy hoại lòng tốt. Thứ hai, các nhân tố xấu về kỹ thuật và tổ chức sẽ dẫn đến sự thất vọng. Người ta nói rằng trong cơn bão, chúng ta sẽ biết tính cách của một cá nhân gặp khó khăn và bạn bè của anh ta. Vì vậy, hãy cùng nhân viên của mình đối mặt với nhiều vấn đề họ gặp phải để khiến cuộc sống của họ dễ dàng hơn và hỗ trợ họ nhiều nhất có thể. Cuối cùng, thiện chí phải được thể hiện tại những thời điểm quan trọng với sự đóng góp cảm xúc mạnh mẽ, như tuyển dụng hoặc phỏng vấn đánh giá. Nhà quản lý phải chú ý đến hành vi của mình khi đó.”
Đạo Phật Ngày Nay: Thực Tại Khổ Đau và Con Đường Giải Thoát
Nhận Thức Về Khổ Đau: Bước Đầu Tiên Trên Con Đường Giác Ngộ
Cuộc sống là một chuỗi những khổ đau. Chúng ta bị giày vò bởi những mũi tên độc của nỗi buồn, sự mất mát, và bất hạnh. Để thoát khỏi vòng xoay khổ đau, điều đầu tiên cần làm là nhận thức về thực trạng khổ đau.
Giống như một người bệnh cần nhận biết căn bệnh của mình để tìm cách chữa trị, chúng ta phải tỉnh thức về những khổ đau đang hiện hữu trong tâm thức.
Hình Bóng Người Tăng Sĩ: Lòng Dũng Cảm và Niềm Tin Bất Diệt
Hình ảnh người Tăng sĩ không phải là một người yếu đuối, sợ hãi khổ đau. Người Tăng sĩ là một Long Thọ, một Huyền Trang, một Vạn Hạnh... với ý chí kiên cường, đức độ khiêm nhường, và hành nguyện bao la.
Họ đối mặt với những thử thách cuộc sống với đôi mắt sáng ngời niềm tin, nụ cười bất diệt, và lòng dũng cảm khinh thường khổ đau.
Khổ Đau: Cái Nôi Của Giác Ngộ
Chính từ những khổ đau, chúng ta mới có thể luyện tập bản thân, rèn luyện ý chí, và đạt đến giác ngộ.
Như Đức Phật đã từng dạy, khổ đau là điều không thể tránh khỏi, nhưng chính nó lại là con đường dẫn đến sự giải thoát.
Review Nội Dung Sách
Cuốn sách "Đạo Phật Ngày Nay" là một lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của nhận thức khổ đau trong hành trình tìm kiếm giác ngộ. Tác giả đã khéo léo kết hợp những triết lý sâu sắc của đạo Phật với thực tế cuộc sống, giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của khổ đau và con đường giải thoát.
Nội dung sách được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những ví dụ sinh động và hình ảnh ẩn dụ để minh họa cho những lời dạy của Đức Phật.
Với những người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, đang đối mặt với những khó khăn và thử thách, cuốn sách này sẽ là một nguồn động lực và ánh sáng dẫn đường.
Cùng Bé Lớn Khôn - Mầm Non Ơi, Tớ Đến Đây!
Khám phá thế giới muôn màu qua đôi mắt trẻ thơ
Bộ sách 10 cuốn "Cùng bé lớn khôn" là hành trình đưa các bé khám phá thế giới xung quanh, biến những điều bình dị trở nên lung linh, diệu kỳ qua đôi mắt trẻ thơ. Với những câu chuyện ấm áp, gần gũi cùng minh họa rực rỡ sắc màu, bộ sách hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bé trong hành trình trưởng thành.
Gần gũi, yêu thương và đồng hành cùng con
Khi đọc truyện cùng con, bố mẹ không chỉ có thể gần gũi hơn với các con qua những câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu động vật, thiên nhiên tươi đẹp, mà còn có thể nhận thấy được những nét ngây thơ, đáng yêu của các con qua cách thể hiện và giải quyết vấn đề của các bé.
Mầm Non Ơi, Tớ Đến Đây! - Câu chuyện về sự trưởng thành và thích nghi
"Mầm Non Ơi, Tớ Đến Đây!" kể về cậu bé Bối Bối - một cậu bé quấn lấy mẹ và không muốn đi nhà trẻ. Câu chuyện là bức tranh phản ánh tâm lý chung của nhiều em nhỏ khi đối mặt với "thách thức" này.
Tác giả không chỉ khắc họa tâm lý kháng cự của Bối Bối, mà còn đưa bé vượt qua những ưu tư cuộc sống, tự trải nghiệm các vai diễn mang tính chò trơi, giúp bé tự cảm nhận và thích ứng với thay đổi của cuộc sống.
Review nội dung:
Câu chuyện "Mầm Non Ơi, Tớ Đến Đây!" nhẹ nhàng, dễ thương, với những tình huống quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ. Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Thông qua câu chuyện, bé sẽ học được cách đối mặt với những thay đổi, rèn luyện sự tự lập và hòa nhập với môi trường mới.
Bên cạnh đó, minh họa trong sách vô cùng sinh động, với những gam màu tươi sáng, thu hút sự chú ý của trẻ. Bố mẹ có thể tận dụng những hình ảnh minh họa để trò chuyện, tương tác với con, giúp bé hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện.
Kết luận:
"Mầm Non Ơi, Tớ Đến Đây!" là cuốn sách hay, bổ ích cho các bé trong độ tuổi mầm non. Cuốn sách không chỉ giúp bé giải tỏa tâm lý, thích nghi với môi trường mới, mà còn mang đến những bài học ý nghĩa về tình yêu gia đình, tình bạn và lòng dũng cảm.
Combo Sách Chập Chững Lớn Lên: Hành Trình Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Bé
Bộ sách song ngữ Anh - Việt "Chập Chững Lớn Lên" dành cho các bé từ 3 tuổi trở lên là hành trang tuyệt vời giúp bé khám phá thế giới cảm xúc, xây dựng kỹ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ cảm xúc một cách tự nhiên.
Khám phá Thế Giới Cảm Xúc Qua Những Câu Chuyện Đơn Giản
Bộ sách gồm 4 cuốn: "Mau Khỏe Nhé, Bố Ơi!", "Cảm Ơn Nhé!", "Lần Nữa Nào!" và "Đến Lượt Cậu Đấy", mỗi cuốn là một câu chuyện nhỏ, dễ thương về cuộc sống thường ngày của trẻ, giúp bé học cách thể hiện cảm xúc, ứng xử trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ:
"Mau Khỏe Nhé, Bố Ơi!": Câu chuyện về một chú gấu con bị ốm và được bố chăm sóc, giúp bé hiểu được những cảm giác khi bị ốm và vai trò của người lớn trong việc chăm sóc sức khỏe.
"Cảm Ơn Nhé!": Câu chuyện về một chú thỏ con học cách bày tỏ lòng biết ơn với những người xung quanh, giúp bé rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
"Lần Nữa Nào!": Câu chuyện về một chú mèo con học cách kiên trì và thử lại khi gặp khó khăn, giúp bé phát triển tinh thần lạc quan và khả năng vượt qua thử thách.
"Đến Lượt Cậu Đấy!": Câu chuyện về hai bạn nhỏ học cách chia sẻ đồ chơi, giúp bé rèn luyện kỹ năng hợp tác và hiểu được giá trị của sự chia sẻ.
Hỗ Trợ Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Bé
"Chập Chững Lớn Lên" không chỉ là những câu chuyện giải trí, mà còn là công cụ hỗ trợ cha mẹ trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho con.
Bộ sách mang đến những lợi ích:
Giúp bé nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử phù hợp trong các tình huống xã hội.
Khuyến khích bé tự tin, lạc quan và kiên trì trong cuộc sống.
Xây dựng cho bé nền tảng vững chắc cho sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ lành mạnh.
Review nội dung sách:
Bộ sách "Chập Chững Lớn Lên" được đánh giá cao bởi nội dung đơn giản, dễ hiểu, hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn và thông điệp tích cực. Những câu chuyện trong sách phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, giúp bé dễ dàng tiếp thu và vận dụng vào thực tế. Cha mẹ có thể cùng bé đọc sách, trò chuyện và thảo luận về những nội dung trong sách, tạo nên những khoảnh khắc ấm áp và ý nghĩa.
Lời kết:
"Chập Chững Lớn Lên" là bộ sách tuyệt vời dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, giúp bé phát triển trí tuệ cảm xúc, xây dựng kỹ năng giao tiếp và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Hãy cùng bé bước vào hành trình khám phá thế giới cảm xúc đầy thú vị với bộ sách này!
Cầu Thang Sói: Một Câu Chuyện Về Tình Bạn và Sự Dũng Cảm
Một Sói Nhút Nhát, Một Cô Bé Dũng Cảm
Bạn đã từng nghĩ sói là những con vật dữ tợn, đáng sợ? Câu chuyện "Cầu Thang Sói" sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Trong cuốn sách này, sói hiện lên với hình ảnh hiền lành, nhút nhát và tốt bụng. Akazukin-chan, một cô bé dũng cảm, một mình đi thăm bà ngoại của mình trong một khu chung cư cũ kỹ, ẩm thấp và tối tăm.
Chiến Đấu Với Gã Ma Cầu Thang
Trên hành trình lên căn hộ của bà, Akazukin-chan gặp gã ma cầu thang, một sinh vật đáng sợ đang gieo rắc bóng tối và sự u ám lên khu chung cư. Cô bé không hề sợ hãi, mà cùng với Sói - người bạn mới quen, chiến đấu chống lại gã ma. Cả hai cùng nhau mang lại ánh sáng và sự rực rỡ, tươi mới trở lại cho khu chung cư. Nhờ đó, bà ngoại của Akazukin-chan cũng khỏe lại.
Tình Bạn Đặc Biệt
Tình bạn giữa Akazukin-chan và Sói vô cùng tự nhiên và đẹp đẽ. Giữa hai bạn nhỏ hình thành một sự thấu hiểu lẫn nhau, thể hiện qua những cảm xúc và tính cách giống nhau.
Hồi Hộp, Lo Lắng và Nụ Cười Chiến Thắng
Chắc chắn các bạn nhỏ sẽ vô cùng hồi hộp, lo lắng cùng thở phào nhẹ nhõm khi hai bạn chiến thắng gã ma cầu thang, khiến gã biến mất. Câu chuyện mang đến thông điệp ý nghĩa về tình bạn, lòng dũng cảm và sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối.
Lời Kết
"Cầu Thang Sói" không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn mà còn là một bài học ý nghĩa về lòng dũng cảm, tình bạn và sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Cuốn sách hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn nhỏ những phút giây giải trí bổ ích và những bài học quý giá về cuộc sống.
Cất Cánh Cùng Lớp 1
Cánh cửa tiểu học mở ra cùng với sự hứng khởi của cả bố mẹ và bạn nhỏ của chúng ta. Nhưng cùng với đó cũng là vô vàn trăn trở cùng thắc mắc, lo lắng. Từ việc chuẩn bị chiếc cặp sách, cuốn vở cho con tới việc nên chọn trường nào, có cho con đi học trước hay không hay dạy con thế nào mới là đúng.
Vì ba mẹ biết được đây là một trong những bước tiến quan trọng nhất trong cuộc đời con. Và tình yêu mà ba mẹ dành cho con nhiều tới mức đôi khi không biết thế nào mới thực sự là đúng và nên làm.
Việc lần đầu tiên con lên lớp 1 cũng đầy bỡ ngỡ đối như đối với ba mẹ vậy.
Xuất phát từ những tâm huyết đối với ngành giáo dục tiểu học cũng như bản thân tấm lòng của người cha, người mẹ, hai tác giả Đỗ Xuân Thảo và Phan Hồ Điệp đã cùng nhau viết lên Cất cánh cùng lớp 1.
Cùng với những ví dụ vô cùng trực quan và những kinh nghiệm có được từ chính quá trình nuôi dạy cậu con trai Đỗ Nhật Nam của mình, hai tác giả mong muốn cuốn sách không chỉ đơn thuần là cuốn sách mà giống như những lời chia sẻ tâm tình với khó khăn trong việc đưa con vào lớp 1 của các vị phụ huynh.
Hy vọng cuốn sách sẽ là một sự trợ giúp tích cực cho cả ba mẹ và các con để chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng đối với sự thay đổi lớn lao hạnh phúc sắp tới.
Mục lục:
Phần I. Chuẩn bị cho con vào lớp 1
1. Làm thế nào để con nhanh thuộc bảng chữ cái
2. Làm thế nào để dạy con “viết”
3. Chọn trường cho con như thế nào?
4. Cần chuẩn bị những gì cho con vào lớp 1
* Dạy con cách quan sát
* Dạy con khả năng tập trung
* Dạy con cách ngồi học và cách cầm bút
* Dạy con các kỹ năng giao tiếp
* Dạy con cách làm việc nhóm
* Dạy con cách cảm nhận
* Chuẩn bị tâm lý cho con đến trường
5. Có nên cho con tham gia lớp học thêm trước khi vào lớp 1
6. Làm thế nào để chuẩn bị ngôn ngữ cho con trước khi vào lớp 1
Phần II. Con vào lớp 1
1. Làm thế nào để con vui khi đến trường
2. Cần tập cho con làm quen với việc đi học như thế nào
3. Những điều cần chú ý đối với con giai đoạn đầu học vần
4. Con viết sai chính tả, làm thế nào
5. Làm thế nào để con thích đọc
6. Làm thế nào để giúp con học các vần khó
7. Làm thế nào để dạy con đọc hiểu hoặc để rèn kết hợp cả bốn kỹ năng Đọc – Viết – Nói và Nghe
Thông tin về tác giả:
Chị Phan Hồ Điệp: mẹ bạn Đỗ Nhật Nam, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư Phạm Hà Nội. Chị luôn coi trọng nguồn cội, coi trọng những giá trị của yêu thương. Chị tâm niệm, tất cả những tin yêu gia đình, bạn bè, học trò, hoa cỏ đó làm nên một cung yêu thương tròn trịa. Nếu cuộc đời cho làm lại một lần nữa, chị mong vẫn là dòng nước mỏng manh, hiền hòa khiêm nhường chảy trôi trong biển đời vô tận.
Anh Đỗ Xuân Thảo: bố bạn Đỗ Nhật Nam, Phó Giáo sư Tiến Sĩ hiện đang công tác tại Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư Phạm Hà Nội. Anh đã có những nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục hiện hành.
Ẩn Tàng Thư Dantalian - Tập 1
Ẩn tàng thư Dantalian (Tên gốc: Dantalian no Shoka) là series light novel kỳ ảo hư cấu của tác giả Mikumo Gakuto. Đây là một trong những series đầu tay của Gakuto, được đăng trên tạp chí “The Sneaker” của Kadokawa Shoten Sneaker từ tháng 10 năm 2005. Series hiện đã kết thúc ở tập 8.
Ẩn tàng thư Dantalian có một cấu trúc rất đặc biệt, bao gồm rất nhiều những câu chuyện ngắn, mỗi câu chuyện là một cốt truyện đầy đủ, rời rạc và không sắp xếp theo trình tự thời gian trong mạch truyện. Những mẩu chuyện ngắn ấy tuy đặt riêng là rời rạc nhưng khi ghép tất cả các mẩu truyện lại, chúng ta sẽ có được một bức tranh toàn cảnh về bối cảnh và cốt truyện mà Dantalian đem lại. Các mẩu truyện thường xoay quanh 2 nhân vật chính là Huey và Dalian, nhưng cũng có những mẩu chuyện được kể dưới góc nhìn của một số nhân vật bí ẩn khác nữa, là gia vị tăng thêm sự tò mò thích thú dành cho tác phẩm.
Câu chuyện lấy bối cảnh nước Anh những năm 1920, thời hậu thế chiến thứ nhất. Vừa trở về từ cuộc chiến, chàng phi công trẻ tuổi Hugh Anthony Disward, hay còn gọi lòa Huey, nhận được tin người ông nội quý tộc của mình đã mất và để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho Huey với một điều kiện là Huey phải tiếp quản “Thư viện Dantalian”.
Trong căn biệt thự đã phủ rêu của ông mình, thay vì tìm thấy một thư viện, Huey lại bắt gặp một thiếu nữ chỉ khoảng 12, 13 tuổi đẹp tuyệt như một con búp bê bằng sứ đang ngồi đọc sách dưới căn hầm bí mật của tòa nhà. Cô gái ấy tự xưng là Dalian, toàn thân bao bọc trong chiếc váy đầm đen tuyền với những rèn đăng ten quý tộc, nổi bật với một chiếc ổ khóa rất to treo lủng lẳng trước ngực.
Cô gái ấy chính là lối vào thế giới trong hồ lô, nơi lưu ý hàng vạn cuốn ảo thư được tạo nên từ tri thức ác ma hoặc những nghi lễ hắc ám, chính là “thư viện Dantalian”.
Không biết từ nhân duyên nào mà Huey lại vô tình sở hữu chiếc chìa khóa vàng mang theo lời khế ước để mở cổng “Thư viện Dantalian”. Dalian chấp nhận Huey trở thành người giữ khóa cho mình, cả hai cùng nhau đi thu hồi và giải quyết những rắc rối được sinh ra từ quyền năng của những cuốn ảo thư đang lưu lạc khắp nhân gian.
“Ẩn tàng thư Dantalian” mang thể loại gothic fiction, là những câu chuyện kỳ ảo đen tối phản ánh những sự thật hiển nhiên nhưng ai cũng vô ý bỏ qua hoặc những mặt trái của con người bị quyền lực hắc ám của những cuốn sách kia mê hoặc, làm cho méo mó, tạo nên những câu chuyện có kết cục mang chút bi kịch, rùng rợn hoặc sởn gai ốc. Câu chuyện cũng là hành trình trưởng thành trong cảm xúc và nhận thức của hai nhân vật chính, mới ban đầu khi chứng kiến những tội ác méo mó mà ảo thư tác động, biểu cảm của họ còn mang chút bàng quan. Vậy nhưng, đến khi chứng kiến ngay cả những người tốt với tấm lòng cao đẹp cũng bị những bi kịch bắt nguồn từ ảo thư, dường như trong cả Huey và Dalian đã nảy sinh những cảm xúc mãnh liệt, quyết tâm ngăn chặn nghiệp chướng mà những cuốn ảo thư có thể tác động lên thế gian.
Thaihabooks trân trọng giới thiệu!
Về tác giả:
Mikumo Gakuto
Sinh ra ở tỉnh Oita, sinh sống tại thành phố Yokohama. Chủ yếu viết tiểu thuyết. Về tác phẩm gần đây có thể nhắc đến Asura Crying tiểu thuyết dài kỳ thuộc Dengeki bunko.
Minh họa bìa
G-Yusuke
Bố cục sách:
Chương 1: Tán dương mỹ thực
Chương 2: Dòng giống
Chương 3: Cuốn sách của tri thức
Chương đặc biệt 1: Cuốn sách của kẻ độc tài
Chương 4: Sách hình nổi ba chiều
Chương đặc biệt 2: Sách tuổi thọ trời định
Chương 5: Quan đốt sách
Trích dẫn:
“Lấy chìa khóa ra... con người.”
Cô ra lệnh với giọng điệu cao ngạo. Huey hoảng hồn nhìn về phía cô.
“Dalian. Hiện tại không phải là lúc để...”
“Ta thừa nhận ngươi.”
Cô tuyên bố với thái động đầy uy nghiêm như một nữ hoàng. Sâu thẳm trong đôi mắt đen nhánh của cô lấp lánh ánh sáng mạnh mẽ như sao trời.
“... Dù không được như mong đợi, nhưng giờ không còn cách nào khác nữa. Nào, kẻ đã đủ tư cách để trở thành Kiện Thủ, hãy đọc lời khế ước.”
“Lời... khế ước?”
Huey bất giác nắm chặt chiếc chìa khóa trên ngực. Chiếc chìa khóa vàng, được khảm một viên hồng ngọc ánh sắc đỏ tươi như một giọt máu trinh nữ. Một câu thơ cổ được khắc trên thân khóa. Câu thơ ngắn gọn đó đó là thứ đầu tiên lóe lên trong đầu khi anh nghe cụm từ ‘lời khế ước’. Con rồng gầm lên một tiếng đinh tai, chiếc cột mà Huey và Dalian núp phía sau đổ sụp. Đôi mắt đỏ ngầu của con ác thú nheo lại khi phát hiện ra con mồi.
“Ta hỏi...”
Huey lấy chìa khóa ra khỏi cổ và giơ lên trước mặt. Anh đọc đoạn thơ đã phai màu bằng chất giọng khản đục.
“Ta hỏi… ngươi có phải con người? [I ask of thee, Art thou mankind]?”
Dalian nheo mắt đầy hài lòng, bờ môi cô khẽ nhếch lên. Tuy nhiên, người trả lời câu hỏi của Huey không phải là cô. Chiếc hộp sắt, vốn được xích quanh vùng ngực của bộ trang phục tựa áo giáp của thiếu nữ. Chiếc ổ khóa tỏa ra ánh sáng nhàn nhạt và cất tiếng trầm đục như một bà lão.
“Không, ta là Thế giới... Thế giới trong Hồ lô.”
Một luồng sáng nhạt phát ra từ khuôn ngực của Dalian, người được bao phủ bởi lớp trang phục đen tuyền. Nguồn gốc của thứ ánh sáng đó chính là làn da của cô gái.
Khuôn cổ vốn được che phủ bởi vô vàn lớp diềm đăng ten của cô giờ để lộ ra làn da trắng ngần. Chiếc cổ mảnh mai và phần xương quai xanh thon dài tựa như đôi cánh của một chú chim nhỏ. Bầu ngực phẳng phiu trông không khác gì ngực của một thiếu niên. Ở giữa đó. Phía trên vùng bụng, tại vị trí của trái tim, có một cụm kim loại thô kệch.
Vào lúc đó, lầ đầu tiên Huey nhận ra.
Chiếc ổ khóa trước ngực Dalian không đính vào váy của cô. Trên thân thể với làn da trắng mịn như gốm sứ của thiếu nữ. Chiếc ổ khóa được vùi trực tiếp trên làn da ấy.
Như thể được ai mách bảo, Huey đưa tay về phía lỗ khóa.
“Ưm…”
Thiếu nữ lập tức ngừng mọi cử động, bật ra một tiếng thở dài nhè nhẹ. Ổ khóa mở ra với một tiếng lách cách. Giữa hai bên cánh cổng mở rộng là một không gian trống rỗng. Một khoảng không được bao phủ bởi một thứ ánh sáng nhàn nhạt, không có bất cứ một thứ gì. Một chiếc lỗ sâu không đáy. Ghim giữa lồng ngực trắng mịn của cô là một cái hang lớn mờ mịt trong ánh sáng nhẹ. Một lỗ hang sâu thẳm, trống rỗng như thể đang đâm xuyên qua thân thể mảnh mai của thiếu nữ.
“... Thư viện mê cung, nơi phong ấn 900666 quyển Ảo thư. Cánh cổng đến tri thức vừa được mở ra...”
Chất giọng tuyệt vời vang lên từ đôi môi Dalian có khả năng mê hoặc tất cả người nghe.
Ngay sau đó.
Con rồng tập trung lửa trong khoang miệng của mình và gầm lên.
Lối thoát của họ đều đã bị chặn.
Nhắm vào chỗ đứng của Huey và Dalian, con rồng khạc ra ngọn lửa tàn độc.
Tuy nhiên, Dalian vẫn nhanh hơn nó.
Không ngần ngại, cô thọc tay vào trong khoảng trống trước ngực của mình. Cánh tay cô cứ vậy thọc sâu vào bên trong ổ khóa. Như thể tiến vào một lối đi vô hình, cánh tay cô lún sâu dần và biến mất.
Rốt cuộc, sau khi rút trở ra, trên tay cô cầm một cuốn sách.
Một cuốn sách cổ với giấy làm bằng da.
Những dòng chữ ma thuật bên trong được viết bằng máu động vật - nó là một cuốn sách phép.
Khởi đầu từ quyển Liber de Nymphis của nhà giả kim Paracelsus , khá ít trong số những cuốn sáchthời trung cổ có bao hàm phương thức điều khiển những tinh linh tự nhiên. Phần lớn trong số chúng được cho là đã bị đốt, còn những cuốn còn sót lại thì bị cho là đồ giả.
Nhưng quyển sách Dalian cầm trên tay là một quyển Ảo thư không được phép tồn tại trên thế giới này... một quyển sách ma thuật chính hiệu.
Khi cô mở cuốn sách, một cơ lốc dữ dội được tạo ra cuồn cuộn ngay bên cạnh cô. Cô vừa triệu hồi một thần gió.
Ngọn lửa của con rồng bị đánh bật bởi cơ lốc này và bật trở về phía nó.
Bị bao phủ bởi ngọn lửa của chính mình, con rồng quằn quại trong đau đớn.
“Đây là...sức mạnh của một quyển Ảo thư sao...”
Nhìn con rồng vật lộn trong đau đớn, Huey thấp giọng thì thầm.
Dalian ôm quyển sách che phần ngực bị hở của mình lại và quay đi, gò má hơi ửng hồng.
“Nào... Trong lúc này, chúng ta đi phong ấn cuốn Ảo thư của Conrad thôi, Huey!”
Vẫn đứng ngơ ngẩn, Huey chớp mắt, giật mình trước lời nói của Dalian.
Rồi anh cười khổ và gật đầu.
(Còn nữa)
Thế Giới Phật Giáo
Thế giới Phật giáo là một tuyển tập các bài viết về văn hóa và tu hành Phật giáo trên thế giới, khảo sát sinh động và cập nhật về Nghiên cứu Phật giáo cho sinh viên cũng như học giả.
Thế giới Phật giáo khám phá các loại hình Phật giáo trong khu vực và các chủ đề cốt lõi bao gồm Phật tính, nghi lễ và hành hương.
Cuốn sách cũng đề cập đến Phật giáo tồn tại dưới nhiều hình thức, xem xét các cách thức mà hiện đại đang định hình lại các cấu trúc truyền thống, các học thuyết cổ xưa và niềm tin vào vũ trụ.
Trích đoạn nội dung:
Vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Ấn Độ xuất hiện một số luồng tư tưởng mà theo đó các nhà tu khổ hạnh (śrāmaṇa, sa môn – ND) đi tìm cách giải thoát tự ngã hay linh hồn (ātman) khỏi vòng sinh tử luân hồi (saṃsāra, cõi ta bà – ND) thông qua việc thiền tập và điều dưỡng thân thể nhằm giải thoát khỏi sự dính mắc với thế giới. Mục đích cuối cùng của họ là tái sinh vào cõi trời hay trong trạng thái siêu việt, ở đó linh hồn hoàn toàn tách rời khỏi vật chất, sống mãi trong phúc lạc. Tuy nhiên, một tư tưởng mà sau này được biết đến là đạo Phật đã bác bỏ một số nhân tố then chốt của các hệ thống quan điểm khác. Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), người được gọi là Phật (hay Phật Đà, có nghĩa là Bậc Tỉnh Thức hay Bậc Giác Ngộ) nói rằng mọi thứ đều vô thường, không có cái tôi hay bản chất nào tồn tại, dù là người hay hiện tượng. Phật nói mọi thứ của thế giới có được là quả của nguyên nhân và các điều kiện (nhân duyên – ND), thay đổi liên tục, rồi cuối cùng biến mất. Như thế có nghĩa mọi thứ đều là vô ngã (anātman; tiếng Pāli: anattā) và vô thường (anitya; tiếng Pāli: anicca).
Vì bản chất tạm thời của các hiện tượng và điều kiện trên thế giới nên chúng ta không thể nắm giữ những gì mong muốn và phải chịu đựng những hoàn cảnh không ưa thích. Cũng chính vì điều này, Phật nói thêm rằng vòng luân hồi vốn không thể toại nguyện và dẫn tới khổ (duḥkha; tiếng Pāli: dukkha). Sự sống luân hồi là kết quả của nghiệp (karma; Pāli: kamma). Thông thường con người đưa ra những quyết định do hiểu sai bản thể thực sự (thực tướng – ND) của sự thật, vì vô minh (avidyā; tiếng Pāli: avijjā) đã khiến họ làm những việc phản tác dụng, cho nên họ không có được hạnh phúc mai sau nữa.
Sau khi giác ngộ thực tướng của sự thật, Phật bắt đầu giảng về những điều khác và lập nên một giáo đoàn các Tỳ kheo (bhikṣu; tiếng Pāli: bhikkhu, cg. khất sĩ, nhà sư – ND), những người hiến dâng cuộc đời cho các phạm hạnh và thiền tập nhằm vượt qua các niềm tin sai lạc và các hành động tiêu cực trong luân hồi. Phật nói về trạng thái cuối cùng của giải thoát là Niết bàn, rằng đó là đích tu tối thượng, trạng thái hòa bình viên mãn vượt ra ngoài các thay đổi và bất hạnh của tồn tại thông thường (hiện hữu – ND). Trong cuộc đời của Phật, giáo đoàn tăng ni mở rộng, rồi Phật cũng bắt đầu thu hút các thiện nữ (nữ cư sĩ, ưu bà di – ND). Phật sau đó đưa ra điều lệ (giới luật – ND) cho các ni. Sau khi Phật qua đời, các tăng ni và thiện nữ đã truyền bá thông điệp của Người ra ngoài Ấn Độ tới các nước lân cận. Vào khoảng 2.500 năm trước, đạo Phật đã từng là tôn giáo lớn ở hầu hết các lãnh thổ châu Á. Cho tới ngày nay, hàng triệu người Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, Úc và châu Phi đã trở thành các Phật tử.
Một người trở thành Phật tử sau khi làm lễ quy y Tam bảo (ba ngôi báu): (1) Phật, (2) Pháp (tiếng Pāli: Dhamma: thực hành và giáo lý của Phật); và (3) Tăng (tiếng Pāli Saṅgha: tăng đoàn). Quy y là một nghi thức chính thức về việc cam kết thực hành theo đạo Phật và nương tựa vào Tam bảo để được che chở. Phật là người đã tìm ra con đường giải thoát cuối cùng, Pháp chứa đựng các giáo lý và kỹ thuật để giúp mọi người đạt được mục tiêu giải thoát, còn Tăng là tăng đoàn các hành giả đã cống hiến cuộc đời để học, truyền bá và đưa Pháp vào thực hành trong đời sống.
Tác giả:
John Powers là Giáo sư Nghiên cứu Châu Á tại Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ, Đại học Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia, đồng thời là thành viên của Học viện Nhân văn Australia (College of Asia and the Pacific, Australian National University, and a Fellow of the Australian Academy of Humanities). Ông là tác giả của mười bốn cuốn sách và hơn bảy mươi bài báo, chương sách đăng tải trên các tạp chí khoe học. Nổi bật các tựa sách như A Bull of a Man: Images of Masculinity, Sex, and the Body in Indian Buddhism (2015) and Historical Dictionary of Tibet (with David Templeman, 2012).
Mục lục:
PHẦN I: THẾ GIỚI PHẬT GIÁO THEO DÒNG LỊCH SỬ VÀ ĐỊA CHÍNH
1. Đạo Phật và các vị Phật - John Powers
2. Những câu chuyện Phật giáo Ấn Độ về Đức Phật, Tăng đoàn và giáo pháp của Người - Karen C. Lang
3. Phật giáo ở Đông Nam Á - Craig J. Reynolds
4. Phật Giáo Sinitic (Hán Ngữ) tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - Scott Pacey
5. Phật giáo Himalaya - Truyền thống người Newar (thuộc Nepal) và các dân tộc Tạng-Miến khác - Todd Lewis
6. Du hành thời gian ở Tây Tạng Tantra (mật kinh), Terma (kho báu) và Tulku (hóa thân) - Mark Stevenson
PHẦN II: THẾ GIỚI PHẬT GIÁO TRONG PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC TÔN GIÁO
8. Vi Diệu Pháp - Joseph Walser
9. Đạo đức học - Daniel Cozort
10. Chánh pháp, kinh điển và dị giáo - Jamie Hubbard
11. Ngôn ngữ - Mario D’Amato
12. Tịnh Độ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc - Charles B. Jones
13. Phật tính và luận lý của thuyết phiếm thần - Douglas Duckworth
14. Thân thể - David Gardiner
15. Nghệ thuật Phật giáo thế giới - Marylin M. Rhie
16. Cái chết và kiếp sau - Paul Hackett
PHẦN III: XÃ HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
18. Phật giáo và giới tính - Karma Lekshe Tsomo
19. Lịch sử nghi lễ Phật giáo - Todd Lewis
20. Phép thuật và Phật giáo - Craig J. Reynold
21. Công đức - Douglas Osto
22. Tư tưởng bộ phái trong Phật giáo - David B. Gray
23. Cộng đồng Phật giáo - D. Mitra Barua và Mavis L. Fenn
24. Giáo hội Phật giáo - Các cộng đồng tu sĩ và cư sĩ tại gia - Charles S. Prebish
25. Thực hành Phật giáo Trung Quốc đương đại - Scott Pacey
26. Các hình tượng về môi trường Phật giáo - Susan M. Darlington
27. Xuất gia và xuất thế - Geoff Childs
PHẦN IV: TIỂU SỬ
29. Đức Phật - Richard P. Hayes
30. Long Thọ - Joseph Walser
31. Thế Thân - Thiết lập một chính dòng Phật giáo - Jonathan C. Gold
32. Trần Na và Pháp Xứng bàn về tri giác và tự nhận thức - Christian Coseru
33. Nguyên Hiểu - A. Charles Muller
34. Đạo Nguyên - Steven Heine
35. Milarepa (Mật Lặc Nhật Ba) - Ruth Gamble
36. Tsongkhapa (Tông Khách Ba) - John Powers
37. Nichiren (Nhật Liên) - Daniel A. Métraux
38. Thích Nhất Hạnh - John Powers
39. Đại sư Ấn Thuận - Bhikkhu Bodhi
40. Tenzin Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn) - John Powers
41. Tỳ kheo Phật Lệ - Royce Wiles
“Tôi thích bị khổ đau.”
Hẳn chúng ta đều nghĩ, trên thế gian làm gì có ai kỳ quặc như vậy. Mỗi người chúng ta, trên khía cạnh chủ quan, luôn tự nhủ: “Làm gì có chuyện muốn bị khổ đau, dù ít hay nhiều.”
Tuy nhiên, vượt ra ngoài phạm vi có thể tưởng tượng, thế giới này tồn tại bóng dáng khổ sở vì tức giận dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để tức giận, khổ sở vì lo lắng dù việc ta phải đối mặt chẳng đáng để lo lắng, khổ sở vì hối hận dù việc ta đã làm chẳng đáng phải hối hận. Những bóng dáng ấy chính là sinh vật sống mang tên con người, chính là chúng ta. Có lẽ bạn thấy khó tin, nhưng ở một tầng ý nghĩa nào đó, tâm lý ẩn sâu bên trong con người có xu hướng hoạt động theo chiều hướng “muốn khổ sở”.
Khi xuất hiện cảm giác “khổ sở”, bộ não sẽ tạo kích thích mãnh liệt. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy “khó chịu, chán ghét”. Tuy nhiên, nếu đánh giá từ khía cạnh cơ chế trái tim con người, thì trái tim sẽ chào đón những khổ sở đó bởi trái tim “thích tiếp nhận nhiều kích thích”.
Ví dụ, khi công việc trục trặc, ta bị sốc vì ánh mắt lạnh toát từ chung quanh. Dĩ nhiên, khi ấy ai cũng thấy khó chịu đúng không? Lúc này, dù là ai đi nữa thì cũng muốn “không bị cuốn theo cảm xúc khó chịu, thay đổi tâm trạng bức bối lúc này”. Tuy nhiên, trên thực tế là cả nửa ngày trôi qua, ta vẫn bận tâm, bị cuốn theo sự việc khiến bản thân khó chịu, cảm thấy vô cùng khổ sở. Thậm chí, ta nghĩ: “Trời! Thất bại tới mức như thế, thật không tài nào tha thứ. Nếu đánh mất niềm tin của mọi người thì sao…”
Cứ như vậy, mỗi lần cảm thấy “khổ sở”, ta tiếp tục lặp lại vài lần. Thực ra, nguyên nhân của vòng xoáy lặp lại là vì trái tim chào đón cảm giác khổ sở mà chúng ta phải chịu đựng. Tôi nhận ra rằng, với tư cách là một sinh vật sống, việc chịu đựng cảm giác khó chịu có liên quan tới bản năng sinh tồn của con người. Để dễ dàng sống sót, ta có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn của bản thân. Nếu con người bị đặt trong tình trạng không thoải mái, bộ não sẽ phát ra tín hiệu khó chịu: “Nguy hiểm đấy. Phải chạy thôi”. Có thể nói, quá trình truyền đi hệ thống tín hiệu khó chịu đó chính là một cơ chế của sinh vật sống. Tín hiệu này hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người nên bộ não bộ được cấu tạo để cảm nhận rằng: “Phát ra tín hiệu không thoải mái là việc làm có ích”.
Như vậy, tạm thời có thể nhận định, sự thực là, tín hiệu “khổ sở” giúp chúng ta né tránh sự nguy hiểm, là yếu tố hữu ích trong quá trình sinh tồn của con người. Tuy nhiên, trải qua mỗi lần như vậy, chúng ta lại ghi nhớ các thông tin tiêu cực quá đỗi mãnh liệt, lặp lại nó nhiều lần và khiến bản thân khắc ghi nó, từ đó biến chất thành khổ đau. Hẳn là bạn ngờ ngợ có chút kì quặc đúng không?
Nếu xét từ phương diện giúp tránh né mối nguy, việc kích thích nhiều lần mạch thần kinh khổ đau để ghi nhớ thông tin tiêu cực vẫn là hành động tốt. Tuy nhiên, nếu bắt đầu thấy khổ sở vì thất bại, thì dần dần trong công việc sẽ nảy sinh ý thức sợ hãi, cuộn trào cảm giác kém cỏi, muốn chạy trốn. Nếu bạn thấy khổ sở trong mối quan hệ với mọi người chỉ vì bị bạn thân nói lời tổn thương, bạn sẽ gặp rắc rối vì sợ hãi mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh.
Khi thử nghĩ như vậy, bạn có thể hiểu, mạch thần kinh khổ sở vốn dĩ có ích cho việc chạy trốn khỏi nguy hiểm lại sẽ mang nguy hiểm đến bên bạn, chẳng hạn như bạn sẽ cứ mãi khắc ghi câu chuyện khó chịu, bám chặt lấy ý thức sợ hãi, hay có thói quen muốn chạy trốn.
Nếu để mạch thần kinh khổ sở hoạt động mạnh mẽ và biến thành thói quen, tâm hồn sẽ trở nên dễ phấn khích, dễ nóng giận, dễ hoang mang, dễ bực tức, phá vỡ sự yên tĩnh và ôn hòa vốn có.
Vì thứ thuốc mê gây ra sự khó chịu bên trong não bộ, khiến tâm hồn rơi vào trạng thái không thoải mái, giống như liều thuốc gây nghiện, nên dù tuyệt đối chẳng hay ho, chúng ta lại dễ dàng nhào nặn thành thói quen của bản thân. Và chỉ cần bị phê bình một chút, chỉ cần tin nhắn trả lời của người khác chậm một chút thôi, bạn sẽ tức giận ngay lập tức. Lúc này, “khổ đau” biến chuyển thành thói quen.
Thói quen “khổ đau” càng nhuốm màu đen đặc vào tâm hồn, trái tim càng dễ hưng phấn, đồng thời vô tình khiến thái độ dành cho người khác không còn khe hở để bình tĩnh. Đương nhiên, việc này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với mọi người.
“Nỗi khổ đau” được tạo thành để bạn sống tiếp cuộc đời sẽ dần gặm nhấm thần kinh bạn như ma túy. Khi phó mặc cho khổ đau, con người sẽ cuồng loạn. Để chặn đứng cơn cuồng loạn ấy, hãy cùng tôi luyện tập bài “Đừng khổ đau vô nghĩa”. Đó là chủ đề cốt lõi của cuốn sách bạn đang cầm trên tay.
Để loại bỏ khổ đau nơi tâm hồn, hãy cùng tôi tìm kiếm trí huệ mà Đức Phật, bậc vĩ nhân xuất chúng, để lại cho nhân gian, giúp những con người hiện đại sống trong an yên, không còn khổ sở. Lời răn Đức Phật dạy cho đệ tử được tổng hợp trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Nếu muốn tóm lại chỉ bằng một câu nói thì là: “Hãy tìm kiếm nguyên nhân gây ra căn bệnh khổ đau và chữa trị nó”. Khi dân chúng ở thôn làng Kesaputta thỉnh cầu Đức Phật: “Xin Người hãy giáo hóa cho chúng con làm thế nào để biết ai nói lời chính trực, ai nói điều ngang trái”, Người đáp lại hết sức đơn giản và rõ ràng: “Nếu khiến nguồn cơn khổ đau gia tăng, đó là sai trái. Nếu khiến khổ đau tiêu biến, đó là chính trực”.
Nói tóm lại, khi đánh giá sự vật sự việc, thước đo thật sự quan trọng vốn dĩ vô cùng đơn giản. Đó là chỉ cần cả tâm hồn và thể xác khẳng định chắc chắn rằng vật hay việc đang chồng chất hay gạt bỏ khổ đau. Nếu có thể lựa chọn khiến bản thân không còn buồn khổ, thì điều ước thỉnh cầu một tâm hồn an yên, sống hết mình trong hạnh phúc, sẽ trở thành hiện thực.
Dẫu thế, chúng ta thường không kiểm tra kỹ lưỡng tín hiệu của khổ đau hay cân nhắc kỹ tâm hồn và thể xác như đã đề cập, mà thay vào đó, chúng ta thường có xu hướng hành động tùy tiện, nói chuyện tùy tiện, suy nghĩ tùy tiện. Nói cách khác, chúng ta thực hiện hành động, phát ngôn, tư duy trong khi không ý thức, không tự giác nhận thức.
Bởi hành động khi không ý thức, chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng khổ sở cho bản thân, kèm theo đó là phát ngôn và hành động cũng khiến nỗi khổ nghiêm trọng hơn.
Chẳng hạn, bạn bừng bừng khí thế, thao thao bất tuyệt trước đám đông, nhưng rồi sau đó hối hận: “Chắc người ta nghĩ mình là kẻ khoác lác mất thôi”, kết cục là tâm trạng trùng xuống. Suy nghĩ tiêu cực như vậy chỉ khiến nỗi day dứt của bạn tăng lên mà thôi. Hoặc là, để từ chối lời nhờ cậy, bạn nói dối: “Em cũng muốn lắm, nhưng mà bây giờ công việc của em bận quá nên em không giúp được”, từ đó sinh ra mâu thuẫn với suy nghĩ thật tâm, nỗi day dứt tăng lên.
Một ví dụ khác, khi ngồi trên ghế làm việc, tư thế dần gục xuống, cong lưng. Khi cong lưng, áp lực tạo lên lưng lớn. Nếu không thả lỏng đúng cách và kịp thời, dần dà bạn sẽ trói chặt cơ thể trong tư thế mỏi mệt. Ảo giác “cong lưng chắc chắn thoải mái hơn” khiến ta không nhìn thấy hiện thực mỏi mệt.
Trong ba ví dụ trên, suy nghĩ chất chứa trong bạn lần lượt là: “Nếu hối hận, lần sau chắc chắn sẽ không lặp lại”, “Nếu mình thêu dệt lời nói dối, chắc chắn sẽ không làm đối phương tức giận”, “Nếu cong lưng, sẽ đỡ căng thẳng”.
Tuy nhiên, trên thực tế, cả ba trường hợp đều khiến bạn hao mòn suy kiệt. Suy nghĩ “trở nên thoải mái” dần dần biến thành thờ ơ với tâm hồn và thể xác ở hiện thực. Nếu thử kiểm tra tâm hồn và thể xác khi tồn tại ảo giác: “Chắc chắn sẽ thoải mái”, “Kiểu gì cũng vui vẻ”, bạn sẽ hiểu, thực ra tất cả đều đớn đau.
Bạn sẽ dần nhận ra rằng, những suy nghĩ, phát ngôn, hành động theo sở thích thực ra không khiến bản thân thoải mái, mà ngược lại là khổ đau. Hãy kiểm tra cảm giác của cơ thể, chứ không phải trong suy nghĩ. Khi bừng tỉnh: “À, thực ra cái này làm mình khổ”, suy nghĩ, ngôn từ, hành động khó chịu sẽ bị khai trừ, cả tâm hồn và thể xác sẽ cùng nhẹ nhõm. Có thể nói, phương pháp “Trui rèn để tiêu biến khổ đau” là hành trình sử dụng ý chí để điều khiển mạch thần kinh sinh ra cảm giác khó chịu.
Nếu bạn đọc thấy tâm trí như bừng sáng: “Thầy à, đúng là em không ngờ được, thì ra ngay cả việc này cũng khiến em đau đầu”, coi đó là cơ hội để xoay bánh lái suy nghĩ về khổ đau, thì mục đích của cuốn sách này đã đạt được một nửa.
Cuốn sách này không nói về tôn giáo, cũng không phải về Phật giáo. Đây là cuốn sách giúp bạn lắng tai nghe Đức Phật, người thầy thời cổ đại, để từ đó, học hỏi, rút ra công cụ giúp ích cho cuộc sống nhân sinh. Bởi trên tất cả, lời răn của Đức Phật là chiếc bè, là công cụ giúp ta băng qua con sông mang tên khổ đau.
Vậy thì hãy cùng tôi vượt qua con sông này nhé. Trong quá trình ấy, ở mỗi mục có bốn ô truyện tranh dí dỏm được chị Suzuki Tomoko phác hoạ. Tôi nghĩ, khi xem chúng, bạn sẽ bật cười trong thoải mái đấy.
Mục lục:
Nhào nặn quan hệ nhân sinh
Vững tâm trước chỉ trích
Trở thành người lớn
Thước đo khoảng cách với gia đình
Tỏ bày lòng hiếu thuận 40
Để bạn đồng hành bình yên nơi tâm khảm
Phân biệt rõ ràng người bạn thật sự
Song hành cùng người tốt
Chống chọi với chia ly
Bảo vệ bản thân khỏi ác ma
Tĩnh lại tâm hồn nóng giận
Chỉnh đốn bản ngã
Chiến thắng bản thân
Không nói dối
Tích thiện nghiệp
Nếm trải cô độcNăng nổ
Chấp nhận không tự do
Sống trọn vẹn khoảnh khắc này
Thấu hiểu cái tôi nguyên thủy
Không mỹ hóa
Nhìn thấu cơ thể
Vứt bỏ bận tâm về vẻ ngoài
Hô hấp tĩnh
Nhìn thấu ảo giác của não bộ
Rời xa ý kiến
Vứt bỏ tự hào
Chuẩn bị cho cái chết
Trích đoạn sách:
Vững tâm trước chỉ trích
Khi con bị người đời nói xấu, chỉ cần tin tưởng rằng: “Nói xấu là đương nhiên thôi, nó vẫn không ngừng tiếp diễn từ thuở nguyên sơ rồi”.
Loài người chỉ trích người trầm mặc là “kẻ buồn tẻ”, chỉ trích người nói nhiều là “kẻ ồn ào”, thậm chí người nói chuyện nhẹ nhàng và vừa đủ sẽ vẫn bị khiển trách: “Chắc chắn có uẩn khúc bên trong”.
Dẫu ra sao đi nữa, con người sẽ nói xấu, kể cả phải cưỡng ép để tìm lý do. Nhân gian ít nhiều chính là thế.
Trong lịch sử, chưa từng tồn tại người không bị ai khác chỉ trích, dù chỉ một người, kể cả hiện tại và tương lai, chắc chắn sẽ không xuất hiện.
Khi bị người khác chỉ trích, tôi thường nhớ lại lời dạy này của Đức Phật.
Giả như nói chuyện với mười người, có thể mười người sẽ tán thành câu chuyện của tôi, nhưng nếu đối tượng trò chuyện tăng lên gấp đôi, 20 người, chắc chắn tỷ lệ người thấy khó chịu sẽ tăng.
Đặc biệt, khi trở thành bậc vĩ nhân giống như Đức Phật, vì danh xưng truyền tai đến nhiều người, sẽ có một bộ phận trong đó tán thưởng, nhưng một bộ phận khác thì phê bình thậm tệ. Những ví dụ về việc này được ghi chép rất nhiều trong kinh điển Phật giáo. Chắc chắn càng được nhiều người biết đến, thì càng nhiều người phản bác suy nghĩ của bạn.
Quá khứ, hiện tại hay tương lai, bất cứ nơi đâu trên thế gian này, tuyệt đối không tồn tại người không bị chỉ trích hay nói xấu sau lưng. Thời hiện đại, thông qua vô vàn công cụ trên Internet, có nhiều trường hợp, phát ngôn của bản thân hướng tới số lượng lớn con người không cụ thể đối tượng và vấp phải chỉ trích, đúng không?
Khi nhận lấy bình luận phản đối trên mạng, bị châm chọc về cách nghĩ mà bản thân luôn tin tưởng, bạn cảm thấy một cơn đau chạy dọc khắp cơ thể, bạn tức giận vì bị tổn thương, từ đó mất một khoảng thời gian chẳng thể tập trung vào việc khác.
Bởi vì, ở đâu đó trong trái tim chúng ta tồn tại ảo tưởng: “Người vĩ đại như mình mà lại bị phủ nhận thì đúng là kỳ quặc, nếu mọi người không công nhận thì mình sẽ không tha thứ”.
Có thể, nhiều con người hiện đại chủ trương dung hoà rằng: “Thực ra, mỗi người có một ý kiến riêng mà”, nhưng tận sâu trong trái tim, tư duy ấu trĩ “Biết là thế, nhưng cách nghĩ của mình là đúng nhất và chân thành nhất” sẽ mạnh hơn. Dẫu muốn hiểu theo tư duy đẹp đẽ “Mỗi người mỗi khác”, nhưng thực tế, sâu thẳm trong tâm hồn lại nghĩ điều hoàn toàn ngược lại. Việc này, đến bản thân người đó cũng không biết.
Ngoài thực tiễn, người không tán đồng với cách nhìn nhận của bản thân chắc chắn sẽ xuất hiện, từ đó chúng ta sẽ hứng chịu sự xung đột làm phá vỡ ảo tưởng thoải mái trong não bộ.
Nếu khó chịu thì bạn chỉ cần dứt khoát vứt bỏ sự phục tùng dành cho suy nghĩ ấy. Tuy nhiên, ở đâu đó trong tâm khảm bạn lại bập bùng ngọn lửa kỳ vọng: “Giá như không bị chỉ trích, giá như được tán dương thì tốt biết mấy”, từ đó khiến bản thân chẳng thể từ bỏ.
Các “bạn động vật” trong mỗi câu chuyện dưới đây đều có những sở trường, tính cách khác nhau tuy nhiên tất cả đều rất mong muốn được giao lưu, làm quen với những người bạn mới. Không ai chê bai hay chế giễu những người kém hơn mình mà đều cổ vũ, động viên nhau. Tất cả các bạn đều mong chờ được tham gia Olympic dưới nước. Với các bạn thì chiến thắng ở Olympic không quan trọng bằng việc tất cả cùng có thể đưa nhau về đích, tất cả cùng vui.
Bộ sách gồm 4 cuốn
1.Tớ là Cá voi. Nhà tớ ở Mỏm Cá voi
Bạn thân mến,
Bạn cảm thấy vui khi nào? Khi được sở hữu món đồ mình yêu thích? Khi đoạt giải nhất tại đại hội thể thao? Khi được 100 điểm bài kiểm tra? Hay là khi được ăn bánh kẹo thỏa thích?
Bạn có biết Mỏm Cá voi không? Ở đó có Giáo sư Cá voi đấy! Nghe nói dạo gần đây ông có chuyện rất vui.
Thế nên ông rất nóng lòng được kể với ai đó. Bạn có muốn thử đến Mỏm Cá voi không?
2. Tớ là Hải cẩu lông mao. Nhà tớ ở Đảo Hải cẩu
Bạn thân mến,
Những lần đầu tiên hình như đều khiến bạn rất hồi hộp nhỉ! Lần đầu tiên gặp người bạn chưa từng gặp, Lần đầu tiên làm việc bạn chưa từng làm? Lần đầu tiên đến một nơi bạn chưa từng đến?
Sẽ cảm thấy hơi trống vắng chút. Cũng cảm thấy bất an nữa. Nhưng nhất định sẽ có người luôn ủng hộ bạn. Và thì thầm bên tai bạn: “Không sao đâu. Nhất định sẽ không sao đâu!”
3. Tớ là Hươu cao cổ. Nhà tớ ở Châu Phi
Bạn thân mến,
Kể cho tớ nghe về ngày hôm nay của cậu đi. Cậu có nhiều bạn thân chứ? Hay cậu chỉ toàn chơi một mình? Cậu có nhiều việc để làm không? Hay cậu cảm thấy buồn chán lắm?
Tớ xin giới thiệu với cậu bạn Hươu cao cổ.
“Hãy kể câu chuyện của tớ”, Hươu cao cổ đã nói như vậy đấy. “Đây là câu chuyện dành riêng cho những ai đang cô đơn, những ai luôn cảm thấy buồn chán và cả những ai đang bận bịu muốn xả hơi một xíu.”
4. Tớ là Rái cá. Tớ sống ở Rừng tảo bẹ
Bạn thân mến,
Cậu có thích ở một mình không? Để đọc sách, để chơi game, để nghe nhạc hoặc để chẳng làm gì cả, chỉ ngồi thẩn thơ…
Dành thời gian cho bản thân là vô cùng quan trọng. Nhưng được ở cùng ai đó cũng thật tuyệt vời. Thi thoảng bất đồng cũng hơi khó chịu chút, hiểu lầm thì lại rất buồn.
À, lúc đó cùng chơi trò “Quay ra kìa, heyyyy!” thì mọi thứ sẽ tan biến.
Cuốn sách Nhịn khô của bác sĩ Sergei Filonov là cẩm nang hướng dẫn toàn diện về phương pháp nhịn khô, làm rõ tất cả các điểm mấu chốt giúp bạn đạt kết quả tốt nhất và khai thác tối đa tiềm năng của phương pháp trị liệu vốn có hiệu quả không gì bì kịp đối với hầu hết các loại bệnh tật này.
Nhịn trị liệu nói chung và nhịn khô nói riêng không chỉ đơn giản là kiêng khem thức ăn. Cũng như việc ăn uống lành mạnh, việc ăn cũng bao gồm những nguyên tắc nhằm bảo đảm mức độ thoải mái và hiệu quả cho người thực hiện. Nếu nắm rõ những nguyên tắc này, bạn sẽ không cảm thấy hoang mang khi gặp phải tình trạng buồn nôn hay đau đầu trong quá trình nhịn. Bạn sẽ xác định được liệu phương pháp nhịn ăn có chống chỉ định trong trường hợp của mình hay không, và khi bắt đầu nhịn ăn, bạn sẽ biết khi nào nên kết thúc đợt nhịn và ăn ra sao cho đúng cách. Việc tìm hiểu những nguyên tắc nhịn ăn sẽ giúp bạn đạt được kết quả tích cực và phòng tránh tối đa các tác dụng phụ.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
20 câu hỏi và trả lời về nhịn khô
Lời giới thiệu của người phụ trách bản tiếng Anh và tiếng Ý
Duyên lành của nhịn trị liệu tại Nga và những đóng góp của Giáo sư Yuri Nikolayev
Lời giới thiệu của Sergey Filonov
1. Nhịn khô là gì?
2. Nhịn khô có phải là phương pháp tự nhiên?
3. Nhịn có thể hỗ trợ các tình trạng nào? Chỉ định và chống chỉ định đối với nhịn và nhịn khô?
4. Đâu là cơ sở khoa học cho nhịn trị liệu nói chung và nhịn khô nói riêng?
5. Có những phương pháp nhịn (RDT) nào đang được nghiên cứu và phổ dụng trong điều trị lâm sang (tại Nga)?
6. Đã có những phương pháp nhịn nào được phát triển và phổ biến ở Liên Xô (cũ) – Nga?
7. Nhịn khô có những lợi thế gì so với nhịn ướt?
8. Nhịn khô kích hoạt những cơ chế nào của cơ thể?
9. Chuẩn bị cơ thể cho nhịn khô như thế nào là đúng?
10. Nhịn sẽ kèm theo những gì?
11. Nên nhịn khô ngắn ngày như thế nào?
12. Nhịn vào ngày nào và lúc nào là tốt nhất?
13. Kết thúc nhịn khô ngắn ngày (1, 2, 3, 4, 5 ngày) như thế nào cho đúng?
14. Lịch trình như thế nào là lý tưởng cho nhịn khô ngắt quãng tại nhà?
15. Có những cách nhịn khô nào?
16. Nên nhịn khô dài ngày như thế nào?
17. Nhịn khô ngắt quãng – Phương pháp này phù hợp với ai?
18. Làm thế nào để kết thúc đợt nhịn khô 9 ngày?
19. Những bệnh gì có thể chữa lành bằng nhịn khô?
20. Bác sĩ Filonov bác bỏ các lầm tưởng về nhịn khô trị liệu như thế nào?
Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi, tài liệu học tập