1. Trang Chủ
  2. //
Logo Banner Home

Nhà cung cấp nxb tổng hợp tphcm

Tổng hợp sách của nhà cung cấp nxb tổng hợp tphcm
name

Combo Chuyện Về Ngày Bầu Cử (Tập 1) + Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) (Bộ  2 Cuốn)

Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” .Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người. 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa.Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …

1. Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2)

2. Chuyện Về Ngày Bầu Cử (Tập 1)

name

Trời có trăng, và những vì sao đã ló dạng, nhưng tôi thích nhất là dò dẫm xuống trong bóng tối. Ở đó cũng kín đáo hơn. Giờ đây, mặt đất và không khí có vẻ yên tĩnh làm sao!

Khí lạnh đang ùa tới, có sương muối trên mặt đất, thỉnh thoảng một cọng cỏ kêu xào xạc, một con chuột kêu ré lên, một con quạ bay vọt lên những đỉnh cây, rối tất cả lại trở nên yên tĩnh. Có mái tóc nào vàng như tóc của nàng không?

Chắc chắn là không. Nàng bẩm sinh là một sự diệu kỳ, từ đầu tới chân, đôi môi nàng là một thứ đáng yêu chín mọng, và trò chơi của những chú chuồn chuồn trong mái tóc của nàng.

Giá mà người ta có thể rút ra từ trong túi xách một cái vương miện và trao nó cho nàng. Tôi sẽ tìm một cái vỏ sò hồng ở đâu đó và khắc nó thành một cái móng tay, và tặng nàng cái tẩu để nàng trao cho chồng nàng làm quà...vâng."

name

“Nếu gặp laị nhau ngày sau, liệu ta sẽ thế nào?”

Tác giả: Bỉnh Khôi

Sinh năm 1992

Quê quán: Cần Thơ

 

“Những chuyến tàu mùa hè mang đến một giọng văn rất đặc biệt và nhiều cảm xúc” – TS. Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Trưởng phòng Sau Đại học trường Đại Học  Sư phạm TP.HCM

“Những chuyến tàu mùa hè gợi cho tôi nhiều cảm xúc về những năm tháng tuổi trẻ. Về những người trẻ ngây thơ, mộng mơ, cuồng nhiệt với những giấc mơ đời mình. Và vì thế thanh xuân của chúng ta thật đẹp”. – TS Luật - Luật sư - Họa sĩ Amanda Huỳnh

 

Lời nói đầu

Vài lời gửi những người thương,

Tôi không nghĩ đây là một quyển sách, hay là một công trình nghệ thuật mà chỉ là một quyển sổ ghi chép về hành trình tìm kiếm hạnh phúc của những người trẻ. Đó là một cậu bé đen nhẻm, hay bị bạn bè ức hiếp ở trường trung học. Một chàng trai đồng tính với xuất thân từ gia đình giàu có nhưng luôn cô quạnh vì những lời miệt thị của cuộc đời. Một cô gái trót lầm lỡ với người yêu nơi phương xa. Một người đàn ông đang đứng trên đỉnh cao của thành công nhưng lại luôn mang trong mình sự ray rứt, đau khổ khi nghĩ về thời gian thanh xuân cơ cực sống cùng bố mẹ. May mắn thay, hình như có một phép màu nào đó mà khi đối diện với những đau khổ trong cuộc đời, tất cả họ đều có thể vượt qua và tiếp tục bước đi trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Hy vọng rằng những câu chuyện được ghi chép từ quyển sổ này có thể tạo nên sự đồng cảm với những bạn trẻ khác, những bạn trẻ cũng đang bước đi cô đơn và đối mặt với nhiều khó khăn trên đoạn đường mình đã chọn.

Cảm ơn bố mẹ vì đã sinh ra con với một tâm hồn nhiều xúc cảm để con có thể sống một cuộc đời bình thường, viết nên những dòng chia sẻ bình thường và chân tình gửi đến những người con yêu quý.

Bỉnh Khôi (FOX)

 

Trích đoạn ĐÊM HÔM ẤY BA TÔI CÓ THÈM MỘT TÁCH TRÀ?

Lớn lên, đi học, đi làm xa nhà, mỗi khi buồn bực tôi hay ước mình được trở về với ba mẹ, buổi sáng nằm trong chăn, nghe tiếng hát của Khánh Ly xuyên qua tấm màn the trước cửa. Sau đó là tiếng ấm nước đun sôi, ba mẹ tôi dậy sớm vừa pha trà uống vừa trò chuyện rôm rả.

Ấm trà luôn gợi tôi nhớ về những buổi sáng ba hay khoe với mẹ rằng mới được chồng cọc gỗ tràm hay vụ lúa mùa này trúng lớn. Tôi đập tay lên mặt ông  anh  trong  cơn  ngái  ngủ: “Vậy là  mai ba mua quần áo mới cho đi học. Có gạo đổi bánh ống ăn nữa”. Sáng đó, cả gia đình tôi đã dậy rất sớm. Trên chiếc xuồng ba lá nhỏ, ba mẹ chèo ngược con nước đưa chúng tôi ra phiên chợ quê để sắm sửa vài ba vật  dụng trong nhà, nào là muối, là gạo, là buồng cau cho nội, là khúc vải may áo cho mẹ. Niềm vui ngày đó giản đơn nhưng ấm áp. Những năm tháng sau này, khi đã đi làm và kiếm được rất nhiều tiền, đủ để mua cho ba mẹ và bản thân nhiều thứ nhưng chẳng bao giờ tôi có thể tìm lại được cảm giác hân hoan của ngày xưa ấy.

 

Trích đoạn MÙA HÈ NĂM ĐÓ, GIÓ ĐÃ THỔI TÔI ĐI ĐÂU?

Vết thương đau tê tái nhưng nguyên biết nó không đau bằng lòng mình. Thứ niềm đau âm ỉ, ghê sợ quấn chặt trái tim khi nghĩ về Quân, nghĩ về những chiếc hôn, về hơi thở dồn dập của cậu ấy trên một bầu ngực nào khác – chẳng phải Nguyên.

Hôm cuối cùng gặp nhau, Nguyên ngồi đối diện Quân ở một quán cà phê vắng người giữa lòng Sài Gòn. Nguyên nhớ mình đã ghìm chặt những tổn thương trong lòng để hỏi anh: “Anh biết Lan là bạn thân của em mà? Sao anh lại ngủ với Lan?”. Quân cúi gầm mặt để lảng tránh đôi mắt sắc lạnh của Nguyên, đôi mắt mà anh từng bảo chỉ muốn nhìn mãi không thôi giờ đã sưng húp. Khi sóng mũi bắt đầu cay xè, Nguyên quay đi nơi khác và nghe rõ mồn một từng thanh âm đau đớn phát ra nơi cổ họng: “Anh biết em đã cùng lớn lên với Lan, chúng em đã cùng nhau tốt nghiệp, cùng nhau đi du lịch, cùng hứa là sẽ tổ chức lễ cưới chung với nhau mà? Anh biết mà đúng không Quân?”. Nguyên nấc lên từng hồi trong niềm uất hận và cả sự bất lực. Đổi lại là hai từ “xin lỗi” vô nghĩa từ Quân. Chỉ một tấm kính ngăn cách chỗ họ ngồi với thế giới bên ngoài kia nhưng đó là hai bầu trời khác nhau, Nguyên thấy cuộc đời mình tăm tối và buồn tẻ còn Sài Gòn thì vẫn nhộn nhịp và đông vui. Quân thì vẫn ở đó. Lan cũng vẫn ở đó cách vài ba con phố đợi anh về với chiếc bụng phình to. nỗi buồn cũng vẫn ở đó. Sự phản bội cũng vẫn ở đó. Chỉ có tình yêu của người mà Nguyên đặt cược bằng cả tuổi thanh xuân đã biến mất tự bao giờ.

name

 “Một N.V.L hay vài N.V.L không thể biết hết mọi việc, nói hết mọi việc và làm hết mọi việc. Chỉ có sự nhất trí hành động của toàn Đảng, toàn dân mới có thể tạo nên chuyển biến thật sự cho đất nước”. - Nguyễn Văn Linh

 

Lời nói đầu

Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” gồm 31 bài báo của tác giả N.V.L. đăng tải trên báo Nhân dân từ ngày 25-5-1987 đến 28-9-1990 là một chuyên mục tạo nên dấu ấn đậm nét trong đời sống xã hội và báo chí những năm đổi mới. Với tinh thần đổi mới thật sự và chống tiêu cực mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước đi dần đến ổn định, các bài báo ký tên N.V.L. của chuyên mục “Những việc cần làm ngay”đã nhận được sự ủng hộ rộng lớn từ khắp nơi và của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể thấy ý nghĩa to lớn của loạt bài ký tên N.V.L. thể hiện ở khía cạnh: vừa là đường hướng lãnh đạo, đáp ứng đòi hỏi của tình hình, vừa phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân, cán bộ cả nước.

Dấu ấn và đóng góp của chuyên mục không chỉ riêng trong lĩnh vực báo chí và kinh tế – xã hội giai đoạn đầu đổi mới mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc, còn nguyên giá trị đến hôm nay, trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh chính là tác giả của 31 bài báo ký tên N.V.L. trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân, lúc bấy giờ là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2020) và kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 –1-7-2020), Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ giới thiệu lại nguyên văn 31 bài báo của tác giả N.V.L. trong chuyên mục cùng tên “Những việc cần làm ngay”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

name

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

Tác giả: Nam Phong tùng thư - Phạm Quỳnh chủ nhiệm

Bộ sách Phạm Quỳnh do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM phối hợp thực hiện.

 

Khảo về tiểu thuyết (Tục ngữ Ca dao)

“Tiểu thuyết đã là một truyện bịa đặt ra, thì phần cốt yếu trong phép làm tiểu thuyết là sự kết cấu. Kết cấu là thế nào? Kết cấu là tự không gây dựng ra, bày vẽ ra, đặt để ra, xếp các nhân vật, các tình tiết, cho có đầu đuôi, có sau trước, có mành mối, có ngành ngọn, nói tóm lại là đặt thành một truyện hiển nhiên như truyện thật, khiến cho người đọc đương lúc đọc mơ màng tưởng tượng như là việc có thực vậy. Tài nhà làm tiểu thuyết phần nhiều là ở cái tài kết cấu đó”.

 

“Mục đích tôi trong bài diễn thuyết này là muốn chứng rõ rằng tiếng quốc âm ta phong phú dường nào, và cái văn chương truyền khẩu của ta thanh tú biết bao nhiêu. Tiếng An-Nam ta hay lắm, các ngài ạ. Người ngoại quốc cũng phải khen là một thứ tiếng êm như ru, vui như hát, mỗi vần đánh ra năm dấu, đọc thành sáu giọng khác nhau, như trong cung đàn vậy. Tưởng không có mấy thứ tiếng hòa bình êm ái bằng tiếng ta. Vậy thì bọn ta phải nên trân trọng lấy cái quốc âm quí báu ấy, ra công tập luyện trau dồi cho mỗi ngày một hay một đẹp hơn lên, dù ta học chữ Tây hay chữ Tàu, ta cũng chớ nên quên bỏ tiếng Tổ quốc, là cái tiếng từ khi lọt lòng ra đã học nói, và đến khi hấp hối chết cũng còn nói".

 

Mấy năm nay ở nước ta, người làm tiểu thuyết, người đọc tiểu thuyết đã thấy nhiều. Phàm buổi mới đầu, lấy đâu được tốt. Cho nên người làm tiểu thuyết còn ít thấy hay, mà người đọc tiểu thuyết cũng chưa được sành. Lối tiểu thuyết trong văn chương ta thật là chưa có phương châm, chưa có định thể vậy. Đương lúc bây giờ, nên giải nghĩa rõ tiểu thuyết là gì, và bàn qua về phép làm tiểu thuyết ở các nước Âu Mĩ thế nào, tưởng cũng có thể giúp cho nghề tiểu thuyết ở nước ta được một đôi phần vậy.

--- 1 ---

Tiểu thuyết là một thể văn chương thịnh hành nhất đời nay. Trong các sách xuất bản ở các nước hiện bây giờ, quá nửa là sách tiểu thuyết. Trong các báo hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, không bao  giờ  là  không  có  một  phần  tiểu  thuyết.  Tiểu thuyết thịnh hành như thế thời chắc là người đời ưa tiểu thuyết và lối tiểu thuyết là hợp với tính tình tư tưởng của phần nhiều người ta. Xét lịch sử, lối tiểu  thuyết  có đã lâu:  ở  nước Tàu  thì thịnh hành từ đời nhà Nguyên; ở nước Pháp thì phôi thai từ thế kỷ thứ 13, 14; nhưng thành thể tài như ngày nay là mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, nghĩa là trong khoảng hơn một trăm năm nay. Cho nên các sách lịch sử văn học Âu châu đều nói rằng “thế kỷ thứ 19 là thế kỷ tiểu thuyết” (le 19e siècle est le siècle du roman).

 

Nay cứ lý hội các tính cách chung của tiểu thuyết đời nay thì có thể giải nghĩa tiểu thuyết như thế  này: Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú. Như vậy, thì phạm vi của tiểu thuyết rộng lắm: phàm  sách  gì  không  phải  là  sách  dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thi ca, thì là tiểu thuyết cả, mà tiểu thuyết có khi lại gồm được cả các lối kia, vì trong một bộ tiểu thuyết, cũng có chỗ nghị luận, chỗ khảo cứu, chỗ ngâm vịnh, chỗ khuyên răn. Cứ nghĩa hai chữ “tiểu thuyết” (……) trong sách Tàu thời lại rộng lắm nữa: phàm sách gì không phải là “chính thư” (nghĩa là sách để học, như kinh, truyện, sử, vân vân), đều là tiểu thuyết cả, nhưng tiểu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết như bây giờ. Tiểu thuyết bây giờ thì như trên kia đã giải phải là một truyện đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo lối tự sự, như lời nói thường, nhưng cũng có một đôi khi viết bằng lối vận văn, như Truyện Kiều (song ít lắm, có lẽ không đâu có lối tiểu thuyết bằng vận văn giống như các “truyện” ta). Nói tóm lại, tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị. Ấy cái tính cách chung của tiểu thuyết là thế. Còn thể thức thì thật là thiên hình vạn trạng. Một nhà làm sách khảo về lịch sử lối tiểu thuyết trong văn chương nước Pháp, đã nói rằng: “Lối tiểu thuyết như ông thần “biến tướng” trong truyện Hi Lạp đời xưa, thay hình đổi dạng đủ cách để làm cho người ta được hứng thú. Hoặc kể truyện phong tình êm ái mà khiến cho lòng ta phải cảm động; hoặc thuật truyện anh hùng hào kiệt mà khiến cho trí ta phải mơ màng. Hoặc tả tính tình rất tinh tế, họa chân cảnh rất xảo kỳ, đều là làm khoái trá cho tinh thần ta cả. Có khi đem ta ra ngoài những nơi kẻ chợ nhà quê mắt đã trông lắm lấy làm nhàm, mà đưa tới những phương xa cõi lạ có chim kêu vượn hót, cây đẹp cỏ thơm. Người ta chẳng qua là một lũ con trẻ lớn, cho nên dẫu là người đa tình đa cảm hay là người hiếu học hiếu kỳ, đọc tiểu thuyết cũng phải thích, vì tiểu thuyết khéo bày đặt những truyện vui truyện lạ cho ai nấy cũng phải mê”. (Véritable Protée, le roman revêt toutes les forines pour nous séduire. Il émeut notre coeur ou notre imagination avec de douces histoires d’amour et des aventures héroĩques. Il charme notre esprit par des minutieuses analyses de l’âmeet par des peintures savantes de la réalité. Il nous entraine enfin loin des villes banales et des pays trop connus vers  ces  lointaines  contrées  où  d’étranges  oiseaux chantent sur des arbres merveilleux. Et que I’on soit un rêveur, que I’on aime la science et la psychologie, que I’on ait une humeur aventureuse, peu importe! Le roman sait toujours conquérir les grands enfants que nous sommes en offrant à chacun ce qui flatte sa manie ou sa passion).  (L.LEVRAULT. Les  genres littéraires: le Roman).

 

Hình thức tiểu thuyết đã bất nhất như thế, thì nghề làm tiểu thuyết cũng không có phép tắc nhất định được. Thi ca có phép tắc của thi ca, diễn kịch có phép tắc của diễn kịch, ai chuyên nghề ấy, phải biết cho sành, mới khỏi lầm lẫn. Nhưng phép tắc của tiểu thuyết thì khó lòng mà giải thích cho tường được. Hoặc nói rằng tiểu thuyết cốt đặt truyện cho khéo, kể ra cho hay, là phép tắc của tiểu thuyết thì nói thế cũng chưa đủ định phương châm cho nghề tiểu thuyết được. Song tuy tiểu thuyết thiên hình vạn trạng thật, mà không phải là không có thể chia ra mấy chủng loại lớn, gồm lại mấy phương pháp ấy là nhất định, những chủng loại ấy là bất dịch, mà nên cho là biểu cái đại khái mà thôi. Vậy trước xin bàn qua về phương pháp chung của tiểu thuyết, rồi phân ra mấy chủng loại lớn mà xét riêng về mỗi loại như sau này, không dám tự phụ làm sách chỉ nam cho những nhà soạn tiểu thuyết cùng những người đọc tiểu thuyết, nhưng gọi là giải nghĩa qua về một lối văn chương mới nhóm lên ở nước ta bây giờ và sau này chắc là phát đạt to.

 

Lời nói đầu

Những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ chính là báo chí quốc ngữ. Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm ra đời ngày 01/7/1917 là một trong số đó.

Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ngay sau khi đỗ đầu bằng Thành chung ông đã được bổ làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ (1908), sớm tham gia Đông Dương tạp chí (1913), có nhiều bài báo được độc giả đương thời chú ý. Vì nền tảng tư chất học thuật và những đóng góp, trải nghiệm thực tế đó mà Phạm Quỳnh được giao cho phụ trách Nam phong tạp chí.

Tạp chí tồn  tại  trong hơn 17 năm, từ tháng 07/1917 đến tháng 12/1934, chủ trương “thổ nạp Á - Âu, điều hòa tân cựu”, với tôn chỉ rất rõ ràng:Diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật Đông Tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên  hoàn  thiện,  bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn…

Các tác giả của Nam Phong tạp chí khảo cứu và viết bài về triết học, khoa học, văn  chương,lịch sử của Á Đông và châu Âu, dịch những tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp hoặc chữ Nho, sưu tầm và đăng tải thơ văn cổ của Việt Nam, đăng những sáng tác đương đại… Tinh thần tranh biện, phản biện, lý luận đề cao cái mới trên Nam Phong tạp chíđược đánh giá là phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa nền văn học dân tộc nhưng vẫn có giá trị bảo tồn văn hóa, văn học truyền thống. Nhiều bài viết có tính học thuật khá cao, đến nay vẫn được tham khảo.

Ban Biên tập Nam phong tạp chí thành  lập nhà xuất bản riêng, lấy tên là Nam Phong tùng thư, cùng có chung tôn chỉ, mục đích: “… dùng chữ quốc ngữ làm lợi khí để giới thiệu các học thuật tư tưởng Đông Tây cho phần nhiều quốc dân được biết ngõ hầu giúp cho cái trình độ trí thức trong nước ngày một lên cao”. Nam phong tùng thư in sách nhằm cung cấp tài liệu cần thiết cho việc học chữ quốc ngữ được dễ dàng.

Đến hôm nay, những cuốn sách tuổi đời gần trăm năm, trong đó có sách của Nam Phong tùng thư vẫn  còn  nằm  đâu  đó  trong  bộ  sưu  tập  của những người đam mê sách hay được bảo quản tại hệ thống thư viện. Nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc, giảng viên, học sinh, sinh viên đã đến thư viện tìm đọc những cuốn sách này để tìm hiểu chữ quốc ngữ thuở ban đầu ra sao, các bậc trí thức ngày xưa đã bước đầu tham dự vào lĩnh vực học thuật, văn hóa, khoa học thế giới như thế nào… Nhưng số lượng sách có một thế kỷ tuổi đời như vậy được lưu giữ ít ỏi và quá cũ, rất khó để nhiều lượt bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng.

Với  mong  muốn  khôi  phục  lại  những  cuốn sách xưa, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh chọn lọc và in lại một số tập sách. Đầu tiên chúng tôi chọn ra mắt bạn đọc ba cuốn sách của Nam  Phong  tùng  thư do  Phạm  Quỳnh  biên dịch, biên soạn, gồm:

•  Lịch sử thế giới

•  Lịch sử và học thuyết của Voltaire

•  Khảo về tiểu thuyết - Tục ngữ ca dao

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

name

"Câu chuyện này không hẳn thật mới, nhưng tại sao lại cuốn hút? Phải chăng tác giả đã biết chọn những trường đoạn, những chi tiết dắt nhất - phục chế được đời sống thị dân ở khu phố nghèo, đến miền Trung gió cát, nhà tù Côn Đảo...cùng những trận đánh đã đi vào trang sử, được kể với giọng điệu và ngôn ngữ văn chương. 

Những nhân vật trong "Nụ cười chim sắt" lần lượt hiện lên, tạo ấn tượng cho người đọc. Số phận họ được thể hiện không chỉ bằng lòng quả cam, xả thân cho nghiệp lớn mà còn mang tính cách dung dị trong đời sống thường nhật lúc bấy giờ. Có thể nói rằng, khi nhà văn có tài phản ánh hiện thực, sẽ có tác phẩm hay"

(Nhà văn - Đại tá Nguyễn Quốc Trung)

name

Tác giả Tôn Thất Thọ xuất thân là một nhà giáo, nguyên là Hiệu trưởng trường Trung học sơ sở ở Bình Phước, anh còn có bút danh Tôn Châu Quân, cộng tác viên th ường xuyên của tạp chí Xưa và Nay trong hơn mười năm qua. Tính đến nay, số bài viết của anh trên tạp chí đã vượt qua con số 100. Hầu hết các bài viết đều ngắn gọn, nhưng súc tích, chứa đựng nhiều nội dung có tính gợi mở, cũng như chứng minh làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử.

Viết về đề tài lịch sử của các triều đại không thể không quan tâm đến giai thoại lịch sử. Bởi trong quá khứ và kể cả hiện tại, có những giai thoại lịch sử đã vô tình trở thành sự kiện lịch sử. Nhiều giai thoại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ đó, được mọi người nhắc đi nhắc lại trên nhiều lĩnh vực, và đến một lúc nào đó, được các nhà nghiên cứu ghi chép lại, thế là giai thoại đã trở thành sự kiện, mặc dù các nội dung đó không dựa trên một chứng cứ khoa học, hoặc tư liệu lịch sử nào. Các giai thoại như “Câu chuyện lá cờ khăn gói”, “Cây đèn treo ngược”, “Vua quan triều Nguyễn cho than đá là quái vật”,… cũng như một số ghi chép liên quan đến Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng… đều nằm trong thực trạng đó. Với nguồn tài liệu phong phú từ tủ sách gia đình, cũng như sự hỗ trợ của nhiều nhà nghiên cứu, biên khảo, bạn bè,… tác giả đã tập hợp, kết nối nhiều nguồn tư liệu khác nhau, và bằng phương pháp tư duy khoa học theo đặc trưng bộ môn, người viết đã chứng minh và trả lại sự thật trong nhiều trường hợp thường được gọi là giai thoại lịch sử.

Cũng từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, và bằng cái nhìn khách quan, tác giả đã giúp người đọc đánh giá lại công trạng của nhiều nhân vật lịch sử nhà Nguyễn như Thượng thư Tôn Thất Hiệp, người đắp Đại đồn Chí Hòa đầu tiên khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, và một số nhân vật lịch sử khác mà trong một thời gian dài, do thiếu tài liệu nên sự đánh giá, nhận xét ít nhiều sai lạc. Những bài viết liên quan đến các nhân vật như Trần Văn Kỷ đầu đời Gia Long, Đốc học Định Tường Phan Hiển Đạo, Phan Tòng thời kháng Pháp,… đã được đông đảo bạn đọc quan tâm và ghi nhận.

Bên cạnh các bài viết về các nhân vật lịch sử, một số vấn đề về địa danh các địa phương cũng đã được tác giả lý giải dựa trên nhiều nguồn tư liệu, để từ đó người đọc rút ra những nhận định của mình.

Theo dòng triều Nguyễn không hoàn toàn là một công trình nghiên cứu, mà chỉ tập hợp các bài viết đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay với những câu chuyện lịch sử riêng lẻ. Tuy nhiên nội dung của nó cũng góp phần cung cấp các sự kiện lịch sử dưới góc nhìn khách quan, công bằng và khoa học.

Hy vọng sách sẽ cung cấp nhiều kiến thức lịch sử bổ ích, góp phần phổ biến kiến thức lịch sử đến nhiều đối tượng bạn đọc.

Trân trọng giới thiệu!

NGUYỄN HẠNH

Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay

name

"Văn bia là di sản văn hóa - lịch sử quý giá. Văn bia giúp chúng ta nhận biết được lịch sử, văn hóa vùng đất, cộng đồng người của một thời quá khứ. Trong thời gian qua, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu văn bia của địa phương. Đó là việc làm có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và và thực tiễn. Công trình nghiên cứu khoa học "Văn bia Hán Nôm Thành phố Hồ Chí Minh: Khảo cứu và giới thiệu" của tác giả Phạm Ngọc Hường là một đóng góp tích cực về việc sưu tầm và nghiên cứu Hán Nôm của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương trong cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện lưu giữ nhiều thể loại văn tự văn bia, tron đó văn bia Hán Nôm chiếm tỷ lệ lớn, nên tác giả công trình đã tập trung vào việc khảo cứu các văn bia Hán Nôm của Thành phố

Công trình "Văn bia Hán Nôm Thành phố Hồ Chí Minh: Khảo cứu và giới thiệu" có nội dung khá phong phú. Không chỉ đề cập đến các dữ liệu văn hóa, lịch sử địa phương mà còn gợi mở nhiều suy nghĩ rộng hơn về con người và vùng đất phương Nam trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là một tụ điểm lớn. Công trình đã góp phần định hướng cho việc nghiên cứu văn bia nhằm để hiểu hơn quá khứ, từ đó tìm thấy những bài học, kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai".

name

Thiệt giả giả thiệt - Đóa hoa rừng - Một đời tài sắc

Hồ Biểu Chánh

(01/10/1885-04/09/1958)

Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh

Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.

Tác phẩm này gồm ba truyện như sau: Thiệt giả giả thiệt - Đóa hoa rừng - Một đời tài sắc

Trích Thiệt giả giả thiệt

 * Cô Phùng Xuân đương cảm xúc, không thể dằn lòng được nên cô mới thuật rõ tâm sự của cô cho bà Tư nghe, cô lại nói ngày cô mới lại tiệm ở may, cô thầy thuốc Cộn lại bận thử áo, người đó là vợ của người phụ bạc cô hồi trước. Bà Tư chưng hửng, ngồi ngẫm nghĩ một hồi rồi nói rằng: “Hèn chi bữa cô thầy thuốc Cộn bận thử áo cháu bợ ngợ, mà coi bộ thẹn thùa quá. Người đời nay phần nhiều họ không có tình nghĩa gì hết, miễn có tiền thì thôi. Thứ đờn ông vậy mà ra gì”.

* Cô cười mà nói rằng: “Nếu những lời ông nói đó mà thiệt có như vậy, thì cái quan niệm của ông về đạo vợ chồng kỳ cục quá. Phàm không chịu thì đừng cưới; còn nếu cưới thì phải ở trọn đời, chớ trước khi cưới mà ông đã lập tâm bỏ người ta, ông làm như vậy thì ông coi tiết giá của đờn bà rẻ quá”.

Ông thở ra mà đáp rằng:

- Tại tôi thương cô quá, nên tôi có kể gì là phải quấy.

- Ông thương tôi, sao từ ngày ông thi đậu rồi ông không bước chưn tới nhà mà thăm má tôi?

- Vừa về tới nhà thì cha mẹ ép cưới vợ bên Bạc Liêu. Tôi còn mặt mũi nào mà dám thấy mặt cô.Cô Phùng Xuân bỏ đi bắt ốc nữa, mà bây giờ mặt

cô buồn hiu.

Ông thầy thuốc Cộn, là người thông thạo tâm lý về ái tình, ông thấy cô buồn thì ông biết cô đã hết giận, ông bèn đi dan ra, để cho cô thong thả mà suy nghĩ.

Mấy cô đi trở lộn lại, song còn xa xa thì cô Huyện đã kêu hỏi cô Phùng Xuân bắt ốc được nhiều hay ít. Cô đáp rằng cô bắt được có ít con.

Ông Cộn sợ mấy cô đi tới rồi nói chuyện không được nữa, ông mới sáp lại gần mà nói nhỏ nhỏ rằng: “Cô Tư, bây giờ tôi nghĩ lại tôi nghe lời cha mẹ mà cưới vợ thiệt là tôi dại lắm. Bây giờ tôi mới hiểu tôi thấy cô làm vợ người khác thì không thế nào tôi chịu được. Tôi sẽ bỏ đứt vợ tôi. Tôi xin cô cho tôi biết coi tôi có nên nuôi cái hy vọng một ngày kia sẽ được sum hiệp một nhà với cô hay không? Xin cô đừng trả lời gấp. Cô suy nghĩ ít bữa rồi cô viết thơ cho tôi. Bao thơ cô đề tên tôi, gởi vô nhà thương Chợ Lớn thì tôi được. Miễn là cô nói “được” cho tôi sống với cái hy vọng ấy, dầu phải chờ bao lâu tôi cũng bền lòng mà chờ ”.

Cô Phùng Xuân ngó mấy chị em bạn ở xa xa rồi day qua ngó ông Cộn thì ông đứng nhìn cô, bộ buồn thảm mà quả quyết lắm. Cô thở dài một cái, ngó mông ra khơi, rưng rưng nước mắt, rồi bước chơn đi lại phía mấy chị em bạn kêu. Ông Cộn không dám đi theo, song ông đứng ngó cô và nói rằng: “Xin cô nhớ viết thơ trả lời, về đây tôi trông tin cô hàng ngày”.

* Rõ ràng tuy ông Cộn phụ bạc cô Phùng Xuân mà cưới vợ khác, song tình của cô vẫn còn thương ông như xưa. Ông Phán Thêm thấy vậy rồi nhớ lại hèn chi ngày ông nói mà cưới cô Phùng Xuân, thì cô đáp rằng tình cô đã cạn đã khô, cô sợ lấy chồng rồi cô không tròn đạo làm vợ.

Ông Phán bối rối, không biết bây giờ phải xử trí thế nào.

Có nên cắt nghĩa cho vợ hiểu ông Cộn là một tên bợm bải, lòng không ngay, tình không sạch, rồi khuyên vợ xa lánh ông hay không? Không nên. Ái tình chẳng bao giờ chịu dung nạp những lời cắt nghĩa. Mình chỉ chỗ xấu của ông Cộn thì sợ e vợ cho mình ghen mà nói xấu cho người ta, rồi chẳng những là không chịu cho ông Cộn xấu, mà lại còn chê mình hẹp hòi thấp thỏi nữa.

Có nên ngăn cấm, không cho vợ gần ông Cộn, đặng cho vợ khỏi lỗi đạo can thường hay không? Cũng không nên. Mình ngăn cấm bó buộc vợ, tuy ý mình muốn giữ gìn cho vợ khỏi lạc bước vào đường quấy, nhưng mà ai biết được hảo ý của mình, chi cho khỏi người ta nói, chồng già vợ trẻ sanh chứng ghen tuông, rồi vợ mình đã không thương mình mà lại còn oán mình nữa.

Có nên kiếm chỗ u nhàn thanh tịnh, cất nhà mà ở với vợ, đặng vợ chồng xa lánh mùi trần, khỏi nhiễm khói tục, riêng hưởng hạnh phúc gia đình chút đỉnh hay không? Cũng không nên. Vợ mình tuổi còn xuân xanh, chẳng khác nào một cái bông hường đương nở.

Nếu mình đem cái bông xinh đẹp ấy mà giấu kín một chỗ, để thưởng thức một mình, thì té ra mình vị kỷ quá, mình đã mang tội hẹp hòi, mà lại uổng cái bông xinh đẹp không ai được ngó thấy. Huống chi mình cưới vợ, mình đã có hứa với vợ rằng mình sẽ làm cho vợ vui vẻ trọn đời, có lẽ nào bây giờ mình quên lời hứa ấy, mình lo làm cho mình được vừa lòng, còn vợ thì ưu sầu khô héo.

Không được. Mình không nên phụ lời ước với vợ. Thế nào mình cũng phải lo làm cho được vợ vui vẻ, dầu sự vui vẻ của vợ phản chiếu ra sầu thảm cho mình đi nữa, mình cũng phải cam chịu. Cái tình của mình nó ở tại chỗ đó. Tình phải có khổ, có uất, thì mới sâu, mới cao. Mà bây giờ phải làm thế nào cho vợ được vui vẻ mà khỏi nhơ danh phạm nghĩa? Đó là một vấn đề ông Phán Thêm trưng ra đã mấy tuần lễ mà ông chưa giải quyết được.

Còn cô Phùng Xuân thì cô cũng cứ lờ đờ lững đững, cô cũng cứ buồn bực hoài, nhưng vì sự buồn bực của cô không có cửa ra, nên cô không biết đến chừng nào mới dứt được.

Trích Đóa hoa rừng

* Gần một tháng nay, hễ nói với Quế thì cậu Sáu xưng  “tôi” và kêu Quế bằng “cô”. Hôm nay cậu đổi mà dung tiếng “qua” và tiếng “em”, hai tiếng ấy làm rung động cả tâm hồn Quế, nên Quế biến sắc trong lòng nghi, ngại, sợ, lo, lộn xộn. Quế quăng bó bẫy trên đám chồi, thủng thẳng ngồi xuống, ngồi chồm hổm trước mặt cậu Sáu. Cậu chong mắt nhìn Quế, nhìn mà không nói chi nữa hết.

* Cậu Sáu lặng thinh ngồi nhắm đóa hoa rừng một hồi, rồi cậu lắc đầu mà nói: “Chắc nay mai qua sẽ xa em; không biết xa rồi có gần lại được nữa hay không. Qua gặp em, trời xui khiến qua đem lòng thương em, qua thương như qua thương sự sống của qua vậy”.

 “Khoảng đời của qua gần một tháng nay là khoảng đời vui vẻ, sung sướng, khỏe khoắn, an ổn nhứt, thuở nay qua chưa được biết. Qua muốn kéo khoảng đời nầy ra, cho thiệt dài, đặng luôn luôn sống một bên em, không thèm nhớ tới nhơn tình sự thế. Ngặt qua thiếu phước nên Phật Trời cho qua hưởng sung sướng một chút mà thôi không để qua hưởng lâu. Vậy trong giăng rừng Đường Long nầy đã quen mặt qua và bên cây dầu ngã đây chứng nhận lời qua, bữa nay qua nói cho em biết rằng dầu qua đi, song luôn luôn em ở trong tâm trí qua, chắc chắn không giây phút nào qua quên em được”.

Cậu Sáu không nói nữa. Quế liếc mặt dòm cậu thấy hai hàng nước mắt chảy dài xuống gò má cậu. Quế cũng khóc, đưa cánh tay quẹt nước mắt và thỏ thẻ hỏi: “Cậu đi đâu?”.

Cậu Sáu chau mày dụ dự rồi thở ra mà đáp: “Có biết đi đâu mà nói!”...

Quế nói tiếp: “Vậy mà tôi tưởng cậu về nhà chớ”.

Cậu Sáu ngó sững Quế, ngó chớ không nói nữa.

Quế thỏ thẻ: “Như cậu còn đi chơi nữa, thôi cậu nói với má tôi đặng dắt tôi theo nấu cơm cho cậu ăn”.

Cậu Sáu thở một hơi dài rồi lắc đầu đáp, đáp lớn: “Không được… Không thế được… Qua không nên làm khổ cho thân em”.

Cậu Sáu lấy cái khăn trắng trong túi áo ra với lau mặt cho Quế rồi cậu đứng dậy, nắm cánh tay Quế kéo đứng lên, và kéo vào nói: “Qua bậy lắm!…Nói làm chi cho em buồn… Qua ở đây, ở với em không đi đâu hết. Thôi em vui đi, đừng buồn nữa”.

Trích Một đời tài sắc:

* Hai người đều trẻ tuổi, bước đường đời còn dài. Những người theo phái vật chất thì họ đoán Thiện Ý bị song tình đưa đẩy rồi chàng sẽ theo đuổi làm cho Xuân Hương phải từ cửa Phật mà vào Động Tiên. Còn những người theo phái tinh thần thì họ đoán Thiện Ý tuy mang túi tình trịu trịu, song tình chàng cao thượng, nên không lẽ chàng dùng cái tình ấy mà đánh đổ cái tiết của chàng kính trọng đó bao giờ.

 

* Cô đương xần bần trong hoa viên, bỗng có chú thường xuyên ở nhà việc làng đem một tờ nhựt báo với một cái thơ lại giao cho cô. Cô cầm cái thơ mà coi ngoài bao, thấy đề tên cô, cô chắc là thơ của chị em bạn học gởi. Cô cám ơn chú thường xuyên rồi thủng thẳng trở vô nhà. Cô men men đi lại cái bàn viết đặng đọc thơ. Cô vừa ngồi lại thì thấy chơn dung của Hà Thiện Ý để trên bàn viết, cô liếc mắt ngó mà cười rồi thủng thẳng lấy cái dao rọc giấy mà rọc cái bao thơ cô mới được đó. Cô lấy cái thơ ra mà coi thì thơ như vầy:

Thạnh Hòa. Le 10 Aout 1933

Em Xuân Hương rất yêu dấu ôi!

“Mấy anh em học ở bên Tây, thấy má anh viết thơ cho anh, thường hay khen tài đức của em và khuyên anh ráng học cho thành danh, đặng chừng trở về xứ sánh duyên cùng em cho xứng đáng.

 “Hồi nhỏ anh có giáp mặt em mấy lần mà không có nói chuyện gì với nhau. Từ khi anh đi Tây thì sẵn có tấm hình trong rương, hễ buồn thì anh lấy ra anh nhìn. Anh nhớ cái hình đó nung chí cho anh mới thành danh được.”

Hôm anh qua thăm chú thím, anh muốn tỏ lời tạ ơn em, song anh bợ ngợ không mở miệng được. Vì vậy nên anh phải viết bức thơ này mà bày tỏ cái tình của anh đối với em cho em biết và hứa chắc với em rằng anh sẽ hết lòng kính yêu bao bọc em trọn đời, cho tới chừng nào chết mới dứt”.

HÀ THIỆN Ý

Cô Xuân Hương đọc thơ rồi, cô xếp kỹ lưỡng mà bỏ vào túi. Cô với lấy cái hình của Thiện Ý trên bàn viết, cầm mà nhìn và miệng chúm chím cười.

* Hoàng Kiết móc túi lấy thuốc ra hút, coi bộ ngồi mết mà nói chuyện dần lân. Cô Xuân Hương bèn đứng dậy đi mở tủ lấy thuốc và hộp quẹt để trên bàn, rồi cô lại bàn viết mà đứng, không ngồi nữa. Hoàng Kiết hiểu ý chủ nhà muốn đuổi mình, nên chàng đứng dậy mà nói rằng: “Thôi, tôi xin kiếu cô tôi về. Để bữa nào có ông Hội đồng ở nhà rồi tôi sẽ qua ở nói chuyện chơi lâu”.

Hoàng Kiết từ cô rồi bước ra sân. Cô Xuân Hương đi theo ra đứng tại cửa giữa. Hoàng Kiết ngó quanh quất, thấy bên tay trái có mấy liếp hường trổ màu, mà bông nào cũng lớn thì day vô nói cô: “Cô trồng hường trổ bông đẹp quá. Xin cô cho phép tôi coi một chút. Tôi có tánh ái hoa, nên thấy hoa không thể đi được”. Chàng đi lại mấy liếp hường rờ rẫm từng bông, rồi lại day vô ngó cô Xuân Hương mà nói rằng:

- Yêu hoa thì phải để hoa trên nhành mà xem. Ngặt vì tôi không ở đây được mà xem, biết làm sao. Vậy xin cô cho phép tôi hái một bông đem về Rạch Giá làm kỷ niệm cái ngày tôi có phước mà được đến Cái Tắc.

Cô Xuân Hương gặc đầu mà thôi, chớ cô không đáp một tiếng chi hết.

Hoàng Kiết hái một cái bông hường trắng còn hàm tiếu, giắt tại túi trên áo, ngó cô Xuân Hương mà cười, rồi dở nón cúi đầu mà từ và bước lên xe.

Cô Xuân Hương trở vô, sắc mặt có vẻ buồn.

* Cô Xuân Hương nghe nói như vậy thì cô cười ngất. Ông Hội đồng tưởng nói ra cô buồn, chớ ông không dè nó cười, bởi vậy ông lấy làm lạ, ông ngó con trân trân. Cô Xuân Hương lập nghiêm lại, cô ngồi suy nghĩ một hồi rồi hỏi rằng: “Người ta nói như vậy mà coi ý bác Tổng thế nào?”.

Ông Hội đồng nín khe một lát rồi ông thở dài một cái rồi nói chậm rãi rằng: “Ý anh Tổng muốn ba làm sui với ông Huyện Trương Hà đặng cứu hết hai nhà”.

Cô Xuân Hương vùng đứng dậy hỏi lớn rằng: “Ba nói sao? Bác Tổng xúi ba gả con cho Trương Hoàng Kiết hay sao?”. Cô đứng nhìn cha trân trân. Ông Hội đồng day mặt nhìn chỗ khác.

Cô Xuân Hương gục gặc đầu và cười và nói rằng: “Mà cũng phải lắm. Nếu không làm như vậy thì có phương gì cứu hết được”. Cô thủng thẳng ngồi lại, nín khe mà suy nghĩ một hồi lâu rồi cô chậm rãi hỏi rằng:

- Bác Tổng muốn như vậy, còn ý ba thế nào, ba chịu hay không?

- Cái đó tự nơi con liệu. Con đành đâu thì ba gả đó không ép duyên con.

Cô Xuân Hương suy nghĩ một hồi nữa rồi cô nói rằng: “Việc này là việc quan hệ, con xin phép ba cho con suy nghĩ một đôi ngày rồi con sẽ trả lời”.

Ông Hội đồng biết con đau đớn trong lòng lắm, nên ông lặng thinh, không nói chi nữa.

Hai cha con vô nhà đóng cửa đi ngủ. Ông Hội đồng vô mùng nằm êm ru, nhưng mà ông không nhắm mắt được. Còn cô Xuân Hương cô vô phòng riêng của cô, cô đốt đèn để trên cái bàn nhỏ rồi cô ngồi ngó ngọn đèn, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng.

Làm thân con gái thuở nay lo ăn học, quyết học cho nên danh, đặng trước đẹp mặt nở mày cho cha mẹ, sau lấy chồng đồng tâm đồng chí. Thuở nay ôm ấp cái hy vọng làm tròn ơn tròn thảo với kẻ có công sanh thành, giữ trọn nghĩa trọn tình với người cha mẹ đã chọn lựa.

Nay học đã nên danh rồi, chỉ còn cái căn duyên nữa, nếu căn duyên xuôi thuận, thì đường đời đấm ấm, tiền tình rực rỡ, vui vẻ biết chừng nào.

Nào dè, đời tài sắc là đời đắng cay, kiếp con người là kiếp thống khổ, nếu trọn tình thì phải mất hiếu, nếu trọn hiếu thì phải mất tình, biết liệu làm sao bây giờ? Quyết nắm chặt lời giao ước của cha mẹ hai bên, tuy Thiện Ý chưa có lễ gì, nhưng mà bấy lâu nay cha mẹ thường chỉ người đó là nói là chồng mình, thì bây giờ mình biết một người đó mà thôi, dầu thế nào mình cũng quyết kết bạn trăm năm với người đó, chớ mình không đành nơi nào khác.

Quyết như vậy thì mình trọn nghĩa trọn tình; cha chả mà quyết như vậy thì mình được phần mình, rồi hai cái gia đình đều toang hoang hết, mẹ mình buồn rầu chắc chết gấp, hai em mình không tiền mà học nữa, cha chồng mình nhục nhã ắt phải vô chùa mà tu.

Vui phận mình mà buồn nhiều người, vui làm sao cho đặng? Rõ ràng bên hiếu nặng hơn bên tình nhiều lắm. Thí một đời mình trả thảo cho cha mẹ, lại trả thảo luôn cho bên chồng nữa, thì còn dụ dự nổi gì. Huống chi cha chồng mình cũng muốn cậy mình thì thân mình phải vui mà thí, chớ sao lại buồn rầu.

Cái đời mình hữu dụng là nhờ có dịp này, chẳng nên bỏ qua cái dịp tốt ấy. Mình coi kinh Phật thường thấy câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc; tan tức là hiệp, hiệp tức là tan”.

Chắc kiếp này con tội lỗi nhiều, nên Phật Trời mới khiến căn duyên mình lỡ dở. Vậy kiếp này mình nên chịu khổ về nỗi “tan” đặng kiếp sau mình được hưởng cái “hiệp”.

Cô Xuân Hương suy nghĩ tới đó rồi trong lòng cô thơ thới, nước mắt hết chảy ra nữa. Cô dẹp đèn mà đi ngủ.

Sáng bữa sau, cô vui vẻ như thường, cha lấy làm kỳ, còn mẹ với hai em không dè trong nhà có việc biến. Tối lại, cô đợi trong nhà ngủ hết, cô mới thưa với cha rằng: “Thưa ba, việc ba tỏ với con hôm qua đó, con đã suy nghĩ kỹ rồi. Con đành làm dâu ông Huyện Trương Hà. Vậy con xin ba trả lời hứa làm sui với người ta đi”.

Ông Hội đồng Nghiệp nhìn con, ông rưng rưng nước mắt mà nói rằng: “Ba biết con đau đớn lung lắm… Mà ba còn đau đớn nhiều hơn con nữa… Gia bần tri hiếu tử. Con trả ơn sanh thành nặng nề hơn người ta biết bao nhiêu!”

name

Tôi đặt tên cho “Tệp tuyển” này là ĐỂ LÀM GÌ bởi vì trong lúc tập hợp một số các bài viết ngắn của mình dưới đây tôi luôn tự hỏi để làm gì, để làm gì… mà vẫn không sao trả lời được!

…………

Rồi một hôm, trong buổi “về thu xếp lại”, tôi gom góp một số bài tùy duyên, tùy hứng, tùy nghi, tùy hỷ … bấy lâu mình thích mà làm thành một “Tệp”, mà tôi gọi là Tạp bút như một món quà lưu niệm dành riêng đọc vui một mình, rồi biết đâu cũng có người đồng điệu, cũng nòi tình mà cùng sẻ chia trong chốn thân quen…

Không ngờ mà khi thu xếp, gom góp lai rai như vậy, tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc lại “nỗi cô đơn uy nghi” của Võ Hồng, “người ta ở bển” của Trần Vấn Lệ, “gọi chiều nước lên” của Trần Hoài Thư, và “lắm nỗi không đành” của Võ Tấn Khanh…

Rồi cũng không thể không cười một mình với “làm mới thơ”, với “vơ vẩn cùng Mây” với “hỏi không đáp, bèn…”

Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”…

Mít ướt. Nó vậy đó. Biết sao.

 

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon, 2.2020)

name

Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ gồm 7 tập - 12 quyển. Dự kiến thực hiện trong vòng 2 năm (2020-2021). Và 4 quyển đầu tiên của tập 1 - Truyện kể dân gian Nam bộ sẽ phát hành đầy đủ vào đầu tháng 7.2020.

Tập 1 - Truyện kể dân gian Nam bộ gồm 4 quyển:

- Quyển 1:

Sự tích thần kỳ và hoang đường

Cổ tích

- Quyển 2:

Truyền thuyết địa danh và thôn xã

Truyền thuyết về giai thoại và thú dữ

Truyền thuyết lịch sử thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn

Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp

Truyền thuyết về chư tăng và các công Đạo

- Quyển 3:

Giai thoại văn nghệ

Cố sự thời thuộc địa

- Quyển 4:

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

Truyện Trạng

name

Tổng tập Văn học dân gian Nam bộ gồm 7 tập - 12 quyển. Dự kiến thực hiện trong vòng 2 năm (2020-2021). Và 4 quyển đầu tiên của tập 1 - Truyện kể dân gian Nam bộ sẽ phát hành đầy đủ vào đầu tháng 7.2020.

Tập 1 - Truyện kể dân gian Nam bộ gồm 4 quyển:

- Quyển 1:

Sự tích thần kỳ và hoang đường

Cổ tích

- Quyển 2:

Truyền thuyết địa danh và thôn xã

Truyền thuyết về giai thoại và thú dữ

Truyền thuyết lịch sử thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn

Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp

Truyền thuyết về chư tăng và các công Đạo

- Quyển 3:

Giai thoại văn nghệ

Cố sự thời thuộc địa

- Quyển 4:

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

Truyện Trạng

name

Giấc mơ bay

Tác giả: Châu Hoài Thanh

Tên thật: Nguyễn Thị Thư

Sinh ngày: 10/10/1966

Quê quán: Vĩnh Linh - Quảng Trị

Hiện sống và làm việc ở Thành phố Vũng Tàu.

Giấc mơ bay

Trẻ nhỏ luôn hồn nhiên trong suy nghĩ lẫn hành động, và ngay cả trong giấc mơ thì vẫn không tồn tại thứ rào cản nào có thể làm mờ đi những tâm hồn thuần khiết ấy với ngập tràn tình yêu thương dành cho gia đình, bè bạn,…. cũng như những ước ao nhỏ bé mà đôi khi người lớn vô tình lướt qua giữa bộn bề lo toan cuộc sống.

Đến với tập truyện dài thiếu nhi "Giấc mơ bay" vừa được Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ phát hành nhằm phục vụ nhóm độc giả là các em học sinh độ tuổi từ 6 đến 12 trong dịp nghỉ Hè 2020, chúng ta sẽ có dịp đồng cảm với nhân vật chính là cậu bé trai nhà nghèo tên Hiếu và người bạn Gấu vốn được mệnh danh là cậu bé sung sướng qua những tình tiết, nội dung được tác giả Châu Hoài Thanh lật tả nhẹ nhàng, sâu lắng.

Nội dung thấm đẫm tình cảm của truyện cùng lối hành văn rất chân phương của tác giả vốn dĩ là một nhà giáo nữ, đôi khi cũng có thể khiến người lớn rơi nước mắt nếu có dịp đọc cùng bọn trẻ bởi trong thông điệp mà Giấc mơ bay muốn truyền tải "dưới ánh mắt con trẻ, sự hồn nhiên, khát khao vui đùa, học tập và kết giao hữu hảo, đã và đang dường như không tồn tại cái gọi là khoảng cách giàu nghèo, sang hèn,..." chính là những hàng rào cảm xúc cá nhân mà người lớn đã vô tình tạo ra.

Đó là việc Hiếu luôn nhủ lòng tuyệt đối không được dòm, không được đặt chân sang vỉa hè,, con phố của xóm nhà lầu đối diện cái dãy trọ đủ mọi thành phần mà cậu và mẹ đang sống. Hiếu sợ ma lá, bởi má và ông ngoại, đều có một ác cảm gì đó rất khó hiểu với những người được gọi là nhà giàu.

Bạn của Hiếu trong xóm, ban đầu chỉ là con Hiệp, thằng Huy... và rồi sau đó là sự xuất hiện của Gấu. Căn phòng thiên đường của Gấu, sự cởi mở của cậu bé với thằng bé đầu đường xó chợ như Hiếu, như nguồn sáng cho những vận hội, tư tưởng mới đơm chồi trong Hiếu.

Hiếu biết chữ, do ông nội của Gấu dạy, còn Gấu thì dạng dĩ hơn, hiểu hơn về cuộc sống ngoài kia bước tường của căn nhà to vật vã, và ước mơ của cả hai, xuất phát từ nhịp đập con tim nhân tạo của Gấu, từ sự chân phương mà Hiếu mang lại, từ nhận thức đại đồng Lá lành đùm lá rách, từ dạt dào tình mẫu tử,... là sự ra đời của dự án Ngôi Nhà Chung để những đứa trẻ, những mảnh đời nhỏ khó khăn, đứa mất cha đứa còn mẹ, không được đến trường vì phải phụ mẹ giúp ba mưu sinh,..

Chưa dừng lại ở đó, tác giả Châu Hoài Thanh đã uyển chuyển vào diễn tiến của tình bạn Hiếu - Gấu là những trang nhật ký của cô Ba Vẹo (mẹ Hiếu) và của cả Hiếu.

Những con chữ, những cảm xúc dằn nén trong tâm can, xen lẫn những dòng nước mắt, của sự giận sự thương và cả nỗi nhớ, tất cả mang đến cho người đọc một sự đồng cảm tuyệt đối như câu chuyện về Hiếu, và ba, về má được uyển chuyển hé lật, hấp dẫn đến khôn tả.

Những câu nói của Gấu, ở buổi ra mắt Ngôi Nhà Chung, khiến ai cũng ngấn lệ. Một ngôi nhà, để mọi đứa trẻ như Huy, Hiệp, Hiếu đều có cha có mẹ, được đi học, còn Bà Tư, chị Thiện Nhân, bà ngoại của cô bé Hiệp, cô Ba Vẹo (má Hiếu), chị Ba Sương từ nay không còn là hàng xóm khu trọ, mà trở thành những thành viên trong một gia đình,.. ngập tràn yêu thương.

Và, thật bất ngờ, ngọn lửa yêu thương cháy bỏng của Gấu lại xuất phát từ một trái tim nhân tạo, và hơn bao giờ hết, qua tập truyện, mọi người chúng ta tự hào rằng, một trái tim, dù nhân tạo, vẫn là trái tim, vẫn đập từng nhịp, vẫn đồng điệu với thế giới này và phản ánh khách quan bản chất cốt lõi của con người, dù già dù trẻ, là tình yêu thương, là sự sẻ chia với bè bạn, gia đình và mọi người xung quanh.

Một truyện dài thiếu nhi, đáng đọc cho cả con trẻ lẫn chúng ta người lớn, dù có thể, chúng ta đang là ba mẹ của vài ba đứa trẻ trạc tuổi Hiếu, và Gấu.

Trích đoạn sách:

Điều thứ hai mà cô nghĩ tới là sẽ đốt ngay mảnh trăng màu huyết và tất cả những trang nhật ký của cô và thằng Hiếu. Cô sẽ tự mình kết thúc chuỗi ngày sống trong mơ hồ của hai thái cực và chính cô cũng sẽ giúp thằng Hiếu quên đi những giấc mơ ám ảnh. Hơn lúc nào hết, Hiếu và lũ trẻ rong đang khát khao tình yêu gia đình. Cô và những người lớn khác sẽ là người giúp lũ trẻ thực hiện niềm khát khao ấy bằng tất cả những gì tất cả những gì có thể.

Hôm nay là ngày sinh nhật con. Mười hai tuổi con mới có ý niệm về điều này. Bánh và nến con đã vẽ sẵn. Con sẽ cho nó thêm phần màu sắc, xanh và đỏ ba nhé. Lớp kem sẽ dày hơn bánh sinh nhật của Gấu. Chiếc bánh không quá lớn để ba phải mất nhiều tiền nhưng nó sẽ cũng không quá nhỏ để đủ phần con chia cho tụi bạn. Ba đốt nến đi. Con sẽ thổi và hát bài mừng sinh nhật. Những ngọn nến lung linh, tỏa sáng khắp gian phòng. Con Hiệp và thằng Huy rồi sẽ phát cuồng khi nhìn thấy điều này ba nhỉ. Ba bắt nhịp đi để con hát. Bài hát chạy dài theo thời gian. Con hay quên, không thuộc hết lời nhưng nhưng tình yêu mà ba dành cho con thì con không bao giờ quên được. Bàn tay ba xòe ra ấm áp. Ba ôm con vào lòng.

name

"Bóng mát của mẹ, nụ cười của mẹ là cả một trời, một biển. Vặn vẹo chữ nghĩa sẽ xiêu lạc những tấm lòng quê. Vì thế, Kiệt Tấn lấy hình ảnh đơn sơ của ruộng đồng mà viết về Mẹ (Nụ cười tre trúc), tạo nên những hình ảnh đẹp ngút ngàn.” Đoàn Nhã Văn

“Có ngứa ngáy cầm bút một đôi khi, tôi mới thấy viết được một truyện (Năm nay đào lại nở) như ông viểt, nếu có phải lăn ra chết thì cũng thực là sướng. [...] Tôi cũng như ông, chỉ mỗi một quê hương chiến tranh nghèo đói, nhưng đó là một quê hương thật với những bà mẹ quê hương, mà dù có đi khắp năm châu bốn bể cũng không dễ gì tìm ra được. Ờ, cũng như ông, tôi yêu họ, dù đây là tình cuối chứ không phải tình đầu...” Khuất Đẩu

“Nếu bạn từng đọc truyện ngắn của Kiệt Tấn, bạn sẽ nhận ra phong cách Nam bộ cùa ông, một kiểu miền Tây chơn chất không màu mè diêm dúa, nhưng khác với lối viết miệt vườn của Nguyễn Ngọc Tư, lối kể của Kiệt Tấn rất tài tử thành thị và Tây học. Tư duy của Kiệt Tấn thoáng đãng rộng rãi, vừa hào sảng Nam bộ, vừa phóng khoáng kiểu Tây, nhưng tâm hồn ông thì thuần Việt. Sự pha trộn này khiến câu chuyện ông kể dẫu đã xưa đâu như chừng 70 năm trước, nó vẫn mang nét hiện đại một cách lạ lùng.” Nguyễn Hoàng Liên

name

Cống nhân

Tác giả: Văn Lê

Nhà văn Văn Lê (sinh năm 1949)

Tên thật là Lê Chí Thụy

Quê ở Ninh Bình

Ông còn là nhà biên kịch, đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu xuất sắc, từng đạt nhiều giải thưởng.

Lời giới thiệu tiểu thuyết “Cống nhân”

Cảm hứng lịch sử luôn thôi thúc tôi cầm bút

Thật đúng với điều nhà văn Văn Lê đã nói, kể sử qua văn chương là một khuynh hướng trong những tác phẩm của ông. Và Cống nhân là cuốn tiểu thuyết lịch sử mà ông đã cầm bút với nhiệt tâm sôi nổi ấy, được ông lấy cảm hứng từ lịch sử đời Trần, giai đoạn nhàTrần suy vi đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay Hồ Quý Ly.

Nhàvăn Văn Lê (sinh năm 1949) tên thật làLê Chí Thụy, quê ở Ninh Bình. Ông được trao giải A về thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và rất nhiều giải thưởng văn chương khác trong nước. Sự nghiệp của ông trải dài với 20 cuốn tiểu thuyết, 6 tập thơ, 3 trường ca, 4 tập truyện. Nhà văn Văn Lê còn là biên kịch, đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu xuất sắc.

Cống nhân là cuốn tiểu thuyết viết về số phận đầy sóng gió của hai cha con Hoàng giáp Đại sư Tuệ Quang, một vị thiền sư, một lương y tài năng. Người vợ yêu quý của ngài mất sớm, ngài xuất gia. Sau lần bất ngờ gặp lại người vợ đã mất – đã trở thành một mỹ nhân ngư, ít lâu sau, một đứa bé gái được gửi đến chùa cho Tuệ Quang. Tin chắc đó là con gái ngài với người vợ đã mất, ngài đặt tên Duyên cho cô bé. Khi Thị Duyên đã lớn thành một thiếu nữ xinh đẹp, cha con Tuệ Quang cùng nhiều người dân khác bị cống nạp cho người Bắc phương. Lấy ý tưởng từ tấn thảm kịch khuất tất trong lịch sử: Cống nhân - tục cống người ở nước ta sang Bắc phương, đời nhà Minh ở Trung Quốc, Văn Lê cho ta thấy thân phận cay đắng, nhỏ nhoi của con người bị vùi dập dưới chính sách tàn bạo của vua chúa. Tác phẩm cất lên tiếng hát oán than nỗi niềm tha hương cũng như ý thức lưu vong của những cống nhân Đại Việt phải chịu cảnh lưu lạc ở Trung Quốc thời bấy giờ, tiếng kêu của Nhân quyền chạy dọc xuyên suốt toàn tác phẩm. Dù thoát ra từ vết thương lịch sử cách đây hàng trăm năm nhưng mãi đến khi tác phẩm Cống nhân ra đời, tiếng kêu ấy mới được trần tình. Với quan điểm mà tác giả bày tỏ: “Vua phải ra vua, chúa phải ra chúa, quan phải ra quan, dân phải ra dân”, phẩm cách con người là thứ cần được vun bồi cho lớn mạnh, dù mỗi người ở bất kỳ địa vị xã hội nào.

Với óc quan sát tỉ mỉ lịch sử, văn hóa, phong tục Việt Nam đời nhà Trần, những hiểu biết phong phú về đông dược và giọng văn thuần chất lịch sử pha trộn màu sắc huyền ảo đầy mê hoặc và xúc cảm; tài văn chương của Văn Lê đã làm cho chất Sử trong Cống nhân thăng hoa, rỡ ràng trong ánh sáng chân lý, hòa điệu cùng dân tình nước non và lớp người bình dị. Trong Cống nhân, tình yêu đôi lứa còn được khai phóng một cách bản năng và mãnh liệt, vừa cổ điển vừa sâu lắng, vừa đậm chất kỳ ảo như huyền thoại mà thế hệ nào cũng có thể đồng cảm. Trong trí tưởng tượng của ông, nàng mỹ nhân ngư vừa là một người cá vừa là một con sóng cho nhà sư ôm cưỡi lướt đi, hư thực đan xen... cùng những chi tiết kỳ ảo lãng mạn khác đã bung xòe dưới ngòi bút tài hoa. Nội dung truyện độc đáo, cốt truyện ly kỳ, kịch tính được ông xây dựng khéo léo, gợi ra những góc nhìn mới trong lịch sử nhà Trần, nhà Hồ.

Văn Lê đã tạo được một văn nghiệp lớn với những cuốn tiểu thuyết giá trị về mặt lịch sử và xã hội, có sức thu hút đối với bạn đọc trong nước lẫn ngoài nước. Tiểu thuyết lịch sử Cống nhân của Văn Lê cũng là quyển sách đầy tiềm năng để vươn xa, loang rộng ra cuộc đời, là khúc ca sử Việt vàng son vừa lộng lẫy vừa ngậm ngùi kể về thân phận tha hương của những cống nhân Đại Việt xưa.

Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ

 

Trích đoạn:

(1)

Bị bắt làm cống nhân có nghĩa là cô sẽ không bao giờ được gặp anh nữa, không bao giờ cô được về lại chùa Cẩm và đất Thượng Hồng, quê hương của cô nữa. Tất cả những cánh cửa trước mắt cô hầu như đã bị đóng kín. Mọi hy vọng trong cô đều sụp đổ tan tành. Cô không còn gia đình, người thân. Không còn gì cả. Cô cảm thấy đau đớn, xót xa, thương cho phận mình. Chưa có ai ở xứ sở này lại phải hứng chịu chuyện tan thương như bản thân cô. Mẹ chết sớm. Cha bị bắt làm cống nhân, rồi đến lượt cô cũng bị bắt làm cống nhân nốt. Chẳng lẽ hai thế hệ trong một gia đình đều bị cống sang Bắc phương làn gia nô sao? Người ta thường nói: “Trời không lấy hết của ai cái gì”, nhưng đó là Trời. Còn gia đình cô là người bị cướp. Cướp sạch.

 

(2)

Nguyễn Bản vui vẻ kể cho Thị Duyên nghe những câu chuyện trong chuyến đi mà anh mục kích được. Nguyễn Bản cho biết:

Sau khi thuyền chở thuốc men, vật dụng khởi hành từ bến Cẩm đi ra sông Cái, chạy vào kênh xuôi theo sông Hoàng đến Hải Triều thì gặp hàng trăm chiến thuyền của quân Long Tiệp, do Đô tướng Trần Khát Chân chỉ huy, từ sông Lô vừa tới. Đô tướng quân dàn trận đợi địch. Trước đó, một vị tướng của ta là Nguyên Diệu, muốn báo thù cho người anh bị Vua giết, chạy sang đầu hàng quân Chiêm. Vào rạng ngày rằm tháng Giêng, Nguyên Diệu đem hơn một trăm chiến thuyền dẫn Chế Bồng Nga đi xem cách bày binh của quân ta. Trong lúc quân địch còn chưa tụ tập đủ thuyền thì một viên tướng Chiêm tên là Ba Lâu Kê, từng bị Vua Chiêm phạt đòn, chạy sang quân doanh, chỉ tay vào chiếc thuyền sơn màu xanh, nói rằng: “Đó là thuyền của Quốc vương”.

Đô tướng ra lệnh cho hàng chục hỏa pháo Thần sang đặt trên thuyền nhằm vào thuyền xanh mà bắn. Chế Bồng Nga bị trúng hỏa pháo, chết ngay. Quân Chiêm kêu khóc ầm ĩ. Nguyên Diệu chặt lấy đầu Vua Chiêm chạy về với quân ta. Viên phó quân Long Tiệp là Phạm Nhữ Lặc liền chém chết Nguyên Diệu, lấy đầu Chế Bồng Nga giao nộp. Quân giặc bị đánh tan rã. Đô tướng Khát Chân sai Giám quân Lê Khắc Khiêm bỏ đầu Vua Chiêm vào trong hòm, dùng thuyền con chở gấp về “Bản doanh” ở bến Bình Than, báo tin thắng trận.

“Thuyền về tới vào lúc canh ba, - Nguyễn Bản kết thúc câu chuyện - Thượng hoàng Nghệ Tông còn đang ngủ, tỉnh dậy, tưởng giặc vào dinh. Đến khi nghe tin thắng trận, ngài mừng lắm, reo lên, rồi triệu quần thần, lấy đầu Vua Chiêm ra xem kỹ. Trăm quan mặc triều phục đồng thanh hô “Vạn tuế”. Thượng hoàng nói với các quan rằng: “Ta với Chế Bồng Nga chống cự nhau đã lâu rồi, nay mới được nhìn thấy nhau, chẳng khác nào như Hán Cao Tổ gặp Hạng Vũ vậy. Thiên hạ yên rồi đây”.

Lời kể của Nguyễn Bản về việc Vua Chiêm bị giết chết làm cho Thị Duyên vừa vui lại vừa không vui. Vui vì từ nay mối họa chết chóc do Chiêm Thành gây ra không còn nữa, dân chúng không còn phải chạy loạn nữa, nhưng buồn là chiến công không đẹp. Thị Duyên thổ lộ với Nguyễn Bản suy nghĩ của mình.

“Tại sao em lại nghĩ là không đẹp?”

Thị Duyên đáp:

“Em từng đọc sách, thấy cổ nhân nói: Người ở ngôi cao phải có lòng chính trực. Lời nói và việc làm phải thận trọng thì ít phạm sai lầm, dân chúng mới kính mộ, nương nhờ. Nếu như có người của chúng ta đem nội tình nước ta báo cho giặc, hiển nhiên chúng ta căm ghét họ. Nay lại nghe có người Chiêm bán rẻ mạng Vua của họ cho chúng ta, chúng ta liền tỏ ra vui mừng. Nói gì thì nói, đây là phần thưởng dành cho hành vi mà chúng ta phỉ nhổ. Em buồn là ở ý này thôi”.

Nguyễn Bản ngạc nhiên, đồng thời cũng khâm phục trước suy xét sâu xa của Thị Duyên. Anh giảng giải:

“Về quân sự, ta không thể đem “đạo quân tử” ra để hành xử em ạ. Trong quân sự, được quyền dối trá, miễn là đem lại lợi ích cho quốc gia”.

“Em biết! Bố cũng nói như thế! - Thị Duyên lập luận - Cho nên cổ nhân mới dạy rằng “Trong quân sự, có sức thì tiến, không có sức thì lui. Đánh gấp không được thì đánh trường kỳ. Không thể dùng biện pháp gian tà, bỏ mặc đại nghĩa, mà giành thắng lợi được. Nếu không, cái mất sẽ lớn hơn cái được rất nhiều. Bây giờ thì không sao. Nhưng đời sau mới lĩnh hậu quả”.

Nguyễn Bản cứ nhìn Thị Duyên chằm chằm. Anh chưa thấy một bé gái nào mới mười bốn tuổi mà lại có những suy nghĩ kỳ lạ như thế, ngoại trừ thần đồng. Thị Duyên cố nhiên không phải là thần đồng, mà chỉ là một cô bé thông minh, đọc nhiều, có trí nhớ rất tốt mà thôi. Điều đáng nói là cô luôn sử dụng kiến thức đã học một cách có suy xét.

“Em là một cô bé kỳ lạ! - Sau cùng, Nguyễn Bản kết luận bằng lời nhận xét - Em chả khác gì thần đồng”.

“Em chỉ đáng được làm thần dân thôi, anh à!”

“Thần dân ư? - Nguyễn Bản hỏi - Vậy thần dân có buồn không, khi “người ta” đi theo quân ở Hưng Hóa chưa về?”

Thị Duyên đỏ mặt, đập vào vai Nguyễn Bản:

“Anh thì..”.

“Thì sao?”

“Anh đi theo theo quân có nhớ “người ta” ở nhà vò võ nhớ thương không? - Thị Duyên cười hồn nhiên - Về lần này thì cưới “người ta” đi. Có gì khó khăn, em còn thu xếp ẵm con giúp”.

Nguyễn Bản toan cốc lên đầu Thị Duyên, nhưng cô né được, cười ré lên. Nguyễn Bản đe:

“Em liệu thần hồn đấy!”

name

“…Những ngón tay run run chạm khẽ vào chiếc ấm đất, màu men tím thẫm ngả sang ánh tối rồi dựng lại ở vệt trắng mờ cong cong như cánh hoa khô… Nó chỉ dùng pha duy nhất một loại trà… Đây là chiếc ấm đất Tử Sa nhưng pha thêm chút tro hoa bưởi… Trà xuân núi Ngọc ướp hương bưởi rừng Thung Mây không chỉ thơm mùi hoa mà còn tròn nguyên vị sương của núi, nó chát đằm mà mượt như lụa, vừa nồng nàn hối hả như thời gian hữu hạn, lại êm và ngọt lửng lơ lững thững như khí xuân chưa muốn giao mùa…”

(Trích Hoa gạo đáy hồ).

name

"Nếu bạn là một CEO, hãy mua cuốn sách này cho nhóm của mình và dành hẳn một (hoặc hai) ngày nghỉ để tiến hành một cuộc đánh giá trung thực xem bạn chấm điểm như thế nào cho 100 đề xuất của Martin Newman trong việc chuyển dịch văn hóa dịch vụ của mình. Nếu bạn không phải CEO, hãy mua cuốn sách này và đưa nó cho CEO của bạn. (Richard Pennycook - Giám đốc không điều hành và chủ tịch, mảng bán lẻ"

"Một cuốn sách ngắn gọn, thực tế, thú vị và kích thích tư duy, mang lại nhữn cái nhìn thấu hiểu mới mẻ về hành vi người tiêu dùng và cách cải thiện trải nghiệm mà bạn đem đến cho khách hàng"

Được viết bởi một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về trải nghiệm khách hàng đa kênh cùng sự hỗ trợ của một trong những chuyên gia học thuật marketing hàng đầu thế giới, hướng dẫn thực tế về cải thiện trải nghiệm khách hàng này rất đáng đọc cho bất kỳ ai muốn phát triển mạnh mẽ trong một thế giới mà sự di động, đột phá và tập trung địa lý ngày càng gia tăng.

name

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã sản sinh ra một khối lượng văn bản rất lớn, đa dạng, phong phú cả về hình thức và nội dung như: về lãnh đạo, quản lý; tổ chức hoạt động doanh nghiệp, nhân sự; sản xuất kinh doanh; tài chính, kế toán, hành chính, quản trị. Hệ thống văn bản của doanh nghiệp không chỉ phản ánh quá trình hình thành và phát triển tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những bài học kinh nghiệm ban đầu thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, mà còn phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa đi theo hướng hiện đại hóa vào những năm đầu của thế kỷ XXI.

Về mặt thực tiễn, hệ thống văn bản của doanh nghiệp còn là công cụ, phương tiện hữu ích cho doanh nghiệp lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày. Đặc biệt là việc thực hiện chức năng cơ bản của văn phòng doanh nghiệp hiện đại trong thời kỳ bùng nổ thông tin, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là: thu thập thông tin, xử lý thông tin trợ giúp cho lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn, sáng tạo nhằm đạt năng suất, lợi nhuận, hiệu quả cao....

name

Phương pháp phê bình điện ảnh

Tác giả: Trần Luân Kim

Nhà nghiên cứu, lý luận phê bình Điện ảnh

Nguyên Viện trưởng Viện phim Việt Nam

Đã xuất bản 10 cuốn sách, trong đó 6 cuốn sách, trong đó 6 cuốn là đồng tác giả

 

Phương pháp phê bình điện ảnh

Lý luận - phê bình điện ảnh đồng hành và hỗ trợ sáng tác điện ảnh

Quyển sách Phương pháp phê bình điện ảnh của tác giả Trần Luân Kim đã đạt giải Nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2012 – 2017, gồm 4 phần: Chế tác phim truyện - Sơ thuật mấy vấn đề cơ bản; Phê bình phim truyện - Phương pháp và nội dung; Thực hành phê bình phim; Những bài phê bình phim.

 

Mở đầu

Là nghệ thuật tổng hợp nhiều cấp độ, nội hàm ĐIỆN ẢNH bao chứa các nội dung hoạt động với nhiều chuyên ngành khác biệt nhau. Trong đó, mỗi hoạt động hoặc mỗi chuyên ngành  đều dung nạp khối lượng lớn kiến thức cùng hệ thống thủ pháp và kỹ năng thể hiện nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng. Lĩnh vực LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH ĐIỆN ẢNH, vì thế cũng trở nên đặc biệt rộng lớn và phức tạp.

Con đường tiếp cận, nghiên cứu điện ảnh thông qua lý luận - phê bình là con đường dài nhiều chặng, xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động tổng hợp của điện ảnh; từ các yếu tố liên quan đến văn học, nghệ thuật tạo hình, dàn dựng cảnh, xử lý không gian thời gian, chọn lọc âm thanh, nghệ thuật diễn xuất... đến các vấn đề thuộc về tài chính, thương mại, cùng các lĩnh vực khác như vật liệu ghi hình, kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ, phương thức quảng bá, v.v... Riêng lĩnh vực nghệ thuật, để nghiên cứu thấu suốt nghệ thuật điện ảnh, người ta không thể không đề cập tới hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp như mỹ học điện ảnh, tâm lý điện ảnh, ký hiệu điện ảnh, lịch sử điện ảnh, xã hội học điện ảnh,... Phạm vi rộng lớn của nội hàm điện ảnh đặt công tác lý luận phê bình điện ảnh vào một vị thế vừa chông chênh khó nhọc, vừa tinh vi lý thú.

Lý luận điện ảnh và phê bình điện ảnh là hai phạm trù gắn kết, hỗ trợ nhau chặt chẽ, không thể tách rời. Chính vì vậy, trước khi đề cập sâu lĩnh vực phê bình điện ảnh, thiết tưởng, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật điện ảnh có mối liên quan trực tiếp đến phương pháp phê bình điện ảnh, là việc cần thiết.

Tác phẩm điện ảnh (rộng hơn là tác phẩm nghe - nhìn) tác động trực tiếp đến quảng đại công chúng, do đó lý luận điện ảnh có mối tương quan mật thiết với tiến trình phát triển xã hội. Sự đa dạng, phức tạp của xã hội, vì thế cũng in dấu đậm nét lên sự đa dạng, phức tạp của lý luận điện ảnh. Hoàn cảnh và các điều kiện khác nhau của xã hội quyết định đặc trưng cơ bản của lý luận điện ảnh. Lý luận điện ảnh phụ thuộc vào hình tượng điện ảnh, và hình tượng điện ảnh cũng đồng thời chịu sự chi phối sâu sắc của xã hội, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nhận thức xã hội, tạo nên nguồn tác động hữu ích hai chiều. Từ đó có thể xác định rằng, lý luận điện ảnh là môi giới tích cực giữa hình tượng điện ảnh với xã hội. Cũng có thể nói khác: hình tượng điện ảnh là chốn ký thác tinh thần và tình cảm của các cá thể trong xã hội; qua đó mà thấu hiểu mình thông qua việc tham chiếu hình tượng điện ảnh.

Hình tượng điện ảnh là những mảnh vụn được kết nối từ lịch sử  lịch sử của quá khứ và hiện tại.  Chúng được ghép lại, qua lý luận phê bình điện ảnh, giúp ta nhận diện một phần lịch sử. Lý luận điện ảnh giải phẫu hình tượng điện ảnh, và góp phần kích thích lịch sử phát triển. Khi một hình tượng điện ảnh được đông đảo công chúng hoan nghênh, chứng tỏ nó đã làm tròn nhiệm vụ phản ánh một tâm lý xã hội tương đối phổ biến nào đó. Thông qua phân tích hình tượng, người ta có thể phát hiện và lý giải những mạch tâm lý ẩn chìm, và từ đó có thể cảm nhận nhịp đập của xã hội.

Lý luận điện ảnh đóng vai trò trọng yếu trong việc giải mã những ẩn tàng của nghệ thuật biểu đạt điện ảnh. Nghệ thuật điện ảnh thông qua hư cấu, tạo ra những dạng thái và hình tượng xã hội; được lý luận điện ảnh soi chiếu, phản ánh.

Lý luận - Phê bình điện ảnh là cây cầu, nối liền nghệ thuật điện ảnh với công chúng và xã hội. Vai trò quan trọng của lý luận điện ảnh là hướng đạo sự xuất hiện các hình tượng khác nhau; đồng thời luận giải xác đáng các hình tượng đó trước công chúng.

Giới  lý  luận  điện  ảnh  phân  chia  nội  hàm  lý  luận điện ảnh ra hai mảng chính: lý luận truyền thống và lý luận hiện đại. Lý luận điện ảnh truyền thống lấy phân tích tinh thần và phê bình hình thái ý thức làm trụ cột. Nó chủ yếu đề cập đến tác giả, tính hiện thực, tính giáo dục và tính thẩm mỹ. Lý luận điện ảnh hiện đại chủ yếu sử dụng hệ thống lý luận về ký hiệu học, về phân tích tinh thần, phê bình hình thái ý thức, chủ nghĩa nữ quyền và chủ nghĩa hậu hiện đại... Lý luận điện ảnh hiện đại khởi phát cuộc cải cách phương pháp tư duy, quan sát điện ảnh từ góc độ ký hiệu học.  Dòng lý luận này tuy chưa hoàn thiện, song về bản chất, mang tính phê phán và cải cách rất đậm nét. Nó đào sâu các vấn đề về bản tính điện ảnh cùng mối quan hệ giữa điện ảnh với xã hội, làm thay đổi quan niệm truyền thống về bản chất của mối quan hệ giữa nghệ thuật điện ảnh với hiện thực đời sống. Cả hai, lý luận điện ảnh hiện đại và lý luận điện ảnh truyền thống đều cùng song hành tồn tại, hình thành một cấu trúc lý luận tổng hợp. Tuy cả hai không thể hòa vào nhau thành một thể hệ lý luận thống nhất và hoàn chỉnh; song chúng có thể tham chiếu nhau, tạo ra mối quan hệ đa chiều; cung cấp cho xã hội nhiều khả năng lưa chọn, giúp lý giải điện ảnh từ nhiều góc độ phong phú khác nhau.

Ở Việt Nam, lý luận điện ảnh tiến bước chậm trễ. Mặc dù nền điện ảnh dân tộc đã hình thành và phát triển, cho đến nay đã ngót 60 năm, vẫn chưa xây dựng được hệ thống lý luận riêng. Trong nhiều năm, hoạt động điện ảnh Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào đường lối văn nghệ của đất nước cùng hệ thống lý luận chuyên ngành chủ yếu đến từ Liên Xô. Lý luận điện ảnh Việt Nam, như vậy, cũng chưa xây dựng được cơ sở lý thuyết cơ bản, ngay cả ở lĩnh vực thông dụng nhất là nghệ thuật chế tác phim. Trong hoàn cảnh đó, khi một phần lý luận điện ảnh hiện đại từ bên ngoài thâm nhập vào, điện ảnh Việt Nam chưa sẵn sàng điều kiện để tiếp thu chủ động và có chọn lọc. Quan niệm chi phối lâu nay ở ta coi điện ảnh là công cụ nhằm đạt tới các mục tiêu về đạo đức chính trị xã hội; đòi hỏi điện ảnh phải hàm chứa tính xã hội nổi bật, trên thực tế hình thành lý luận điện ảnh và xã hội. Trong điều kiện đó, tính thương mại đơn thuần trong điện ảnh không được khuyến khích, mà đòi hỏi yếu tố thương mại cũng phải phục vụ các mục tiêu lành mạnh của xã hội. Hiện nay, chúng ta cần từng bước hình thành cơ sở lý luận cơ bản cho nền điện ảnh dân tộc. Cần kết hợp lý luận điện ảnh truyền thống với lý luận điện ảnh hiện đại; vận dụng phù hợp với hoạt động thực tiễn; đồng thời đáp ứng tích cực nhu cầu phát triển của điện ảnh nước nhà trong tương lai gần và xa. Theo các bài viết giới thiệu phê bình phim đã được đăng tải trên các phương tiện đại chúng thời gian qua, có thể thấy, đặc điểm phương pháp lý luận của số đông tác giả là không thâm nhập sâu vào cấu trúc mỹ học của bộ phim, mà chỉ dừng sự quan tâm ở nội dung cũng như giá trị, khía cạnh văn học - xã hội của tác phẩm đó. Nhiều tác giả đã chú trọng phân tích hình thái ý thức của tác giả phim và tác phẩm. Và khi phân tích hình thái ý thức thì nhiều tác giả có xu hướng đi sâu vào mối quan hệ giữa dục vọng con người với quy phạm xã hội. Do tồn tại hiện tượng thiên lệch trong phân tích, không lấy ngôn ngữ biểu hiện làm trung tâm, nên phần lớn các bài phê bình phim chưa thực sự đụng chạm đến những vấn đề bản chất của nghệ thuật điện ảnh.

Trích đoạn:

Tính năng giải trí của điện ảnh

Người xem bình thường đều có nhu cầu giải trí khi thưởng thức điện ảnh. Họ coi điện ảnh là phương tiện giải tỏa các áp lực đời sống hàng ngày, an ủi những ước mơ không thể thực hiện được trong đời sống. Có người coi trọng công năng xã hội của điện ảnh, chủ trương gắn liền chức năng giải trí cùng chức năng giáo dục;  thực hiện  đạo đức hóa, cao thượng hóa, thể chế hóa giải trí.

Song cũng có người chủ trương đơn thuần hóa chức năng giải trí, tuyệt đối hóa vai trò giải trí của điện ảnh, rằng điện ảnh chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ đơn thuần của người xem, không có quan hệ gì với những vấn đề đạo đức xã hội và thẩm mỹ; vì nó đáp ứng bản năng của con người. Họ nhấn mạnh rằng  người  mua vé đến rạp chỉ cốt để mua vui, mà mua vui thì không cần gì khác ngoài cái lạ, cái khác thường và sự kích động. Đây là quan điểm cực đoan, biểu hiện của sự dễ dãi, bế tắc trong đường hướng và khả năng chế tác những tác phẩm có giá trị đích thực, đủ sức lôi cuốn đông đảo người xem. Giải trí là chính đáng, nhưng luôn cần đi đôi với đạo đức, làm cho con người phấn chấn, thoải mái và hướng thiện hơn.

* Qua kết quả điều tra và nghiên cứu thực tiễn, có thể phân khán giả điện ảnh thành bốn nhóm sau:

1. Phần lớn thích những truyện phim éo le có nhiều tình tiết hoạt náo.

2. Giới nữ say mê những câu chuyện khơi gợi tình cảm, gây động lòng.

3. Một bộ phận thích những cốt truyện hàm chứa không gian, thời gian dài rộng để có điều kiện theo dõi các thân phận và cá tính đặc biệt của nhân vật.

4. Khán giả trí thức chuộng những tác phẩm xây dựng được hình tượng nổi bật và có ý nghĩa sâu lắng, được xử lý nghệ thuật sắc sảo.

* Đối với phim truyện, những yếu tố được phần đông người xem ưa thích thường là:

- Có tựa đề gây chú ý.

- Có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng.

- Có nhân vật bất hạnh, tạo thương cảm.

- Có nhân vật người hùng kiệt xuất, đủ tài trí vượt qua mọi chướng ngại hiểm nguy để giành chiến thắng.

- Có nhiều sự kiện căng thẳng gây hồi hộp.

-  Tạo được hấp lực, cuốn người xem vào những tình tiết ly kỳ.

-  Nghệ thuật thể hiện cao tay giấu kín được các tình tiết trọng yếu, khiến người xem phút chốc lạc bước trong suy đoán của mình.

- Đem đến ấn tượng khó quên sau khi xem xong phim.

Phim làm ra phải có người xem và có càng đông. Đó là quan điểm hợp thời.

 

Nhân vật điện ảnh

Trong sáng tác và chế tác điện ảnh, nhân vật là nhân tố trung tâm. Nói cách khác, khắc họa nhân  vật là lao động sáng tạo quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn, tinh tế bậc nhất đối với tác giả điện ảnh.

Nhân vật trong phim vừa là hạt nhân thuật kể, là động lực triển khai cốt truyện; vừa là hạt nhân của xung đột kịch tính, là cơ sở tạo hình của tác phẩm. Nhân vật trong  phim được đặt trong đòi hỏi cơ bản là phải đại diện cho một loại người nào đó; phải có tính cách rõ nét, tuyệt nhiên không phải là mẫu người chung chung; được thể hiện nổi bật qua hệ thống tình huống, sự  kiện, và đối thoại tiêu biểu. “con người” ở đây được hiểu là con người tự nhiên, con người xã hội. “Nhân vật” ở đây là mẫu người được hư cấu và là ký hiệu của kết cấu kịch, là hình tượng điện ảnh do diễn viên sáng tạo nên. Trong tiềm thức mọi người, nhân vật là diễn viên, là vai diễn.

name

Tác giả: Iris Lê

Iris Lê tên thật Lê Quỳnh Phương, sinh ngày 1/11/1994, bắt đầu làm thơ từ năm 6 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Ytá tại Đại học Nam Úc. Đang làm việc tại Bệnh viện Royal Adelaide, là người mẫu của công ty Finesse Modelling và từng đoạt giải cuộc thi Hoa hậu Áo dài của Adelaide Nam Úc.

“Thay lời tri ân đến những đồng nghiệp của tôi, đã và đang chiến đấu với giặc Covid – 19, quyển sách này như một tập nhật ký, ghi lại hiện thực đau đớn của một giai kỳ mang tính lịch sử kéo theo những sự kiện vô tiền khoáng hậu, và những mất mát lớn về nhân mạng, tổn thất về kinh tế nặng nề. Hy vọng, Covid – 19 sẽ để lại nhiều bài học cho thế giới và là tiền đề để có những kế hoạch phòng chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn trong tương lai”. – Iris Lê

Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái (Nhật ký y tá thời Covid-19)

Tựa

1. Khi nhận lời biên tập và viết Tựacho một tác giả mới, thú thật, bao giờ tôi cũng âu lo. Lo rằng, tác phẩm ấy có “sạch nước cản”, có xứng đáng để giới thiệu với công chúng? Lần này, với tiểu thuyết (hay tự truyện?) của Iris Lê, tâm trạng này vẫn không có gì khác trước. Và tôi đã đọc. Kỳ lạ, ngay từ đầu những dòng chữ của cô có sức hấp dẫn và cuốn hút mãnh liệt. Tôi đọc một hơi. Tôi đọc một lèo. Gấp lại trang bản thảo. Gió hun hút về chiều. Ngoài kia, chiều đã sẫm. Đột nhiên, mơ hồ thấy đâu đó có chút ánh sáng dẫu le lói nhưng vẫn rực rỡ đến nao lòng.

Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái của Iris Lê đã đem đến cho tôi cảm giác ấy.

2. Có thể nói rằng, đây là một trong những cuốn sách lấy bối cảnh khi toàn thế giới đang đối đầu, choáng váng với đại dịch COVID-19 đã khiến người đọc ngẫm nghĩ mãi. Iris Lê đã viết với tư cách là người trong cuộc - thông qua nhân vật Mia đấy chăng? Tôi nghĩ thế. Bạn có nghĩ thế?

Hãy đọc đi. Đọc để thấu hiểu thêm tấm lòng của các y, bác sĩ đã tận tụy phục vụ người bệnh. Iris Lê kể thật chi tiết, dù nhỏ nhất từ cách đeo mặt nạ N95 đến lúc phải xa gia đình nhằm tránh lây nhiễm; từ lúc phải đối mặt với sự kỳ thị của người chung quanh đến những buồn vui trong nghề y...

Mà, câu chuyện không chỉ có thế.

Ở đây, còn là những suy tư thầm kín, những suy nghĩ của người Việt xa xứ trong va chạm bản sắc văn hóa khi ngụ cư ở nước ngoài; là sự xáo trộn trong quan hệ cùng một cộng đồng đã diễn ra trong “mùa diệt vong” - mùa COVID; là tình người nương vào nhau trong những ngày tháng đen tối ấy. Từng mẩu chuyện nhỏ đầy kịch tính khiến có lúc ta nhói lòng, thở dài… Iris Lê đã kể lại nhẹ nhàng, không “lên gân”, nhờ thế, bức tranh nhiều tâm trạng, nhiều cảm xúc đã quyện vào nhau hài hòa để lôi cuốn con mắt người đọc phải lướt theo, bám theo từng dòng chữ…

Có thể nói, đây là một tiểu thuyết đáng chú ý khi viết về chủ đề “có nỗi buồn gieo mầm nhân ái”. Ánh sáng nhân ái đó, có lúc mờ đi, nhạt dần nhưng chắc chắn không biến mất trong đời sống này. Vâng, những ngày COVID-19 tại Việt Nam, trong nỗi âu lo của từng nhà, từng người, chúng ta đã chứng kiến nhiều tấm lòng thơm thảo đang cùng cộng đồng chung tay sẻ ngọt chia bùi. Một trong những “sáng chế” ấn tượng, phù hợp với quy định phòng chống dịch, với tôi vẫn là chiếc máy phát gạo miễn phí có tên gọi “ATM gạo” hoạt động 24/24. Hay trong giai đoạn 2 phòng chống dịch tại Việt Nam. “ATM gạo” lại trở thành “ATM khẩu trang”.

Còn tại Úc thế nào?

Iris Lê cho biết: “Bên cạnh những mảng màu đen trong bức tranh toàn cảnh về đại dịch COVID-19 còn có những điểm sáng, dù là rất nhỏ nhưng vẫn đủ để khiến người chiến sĩ nơi tuyến đầu thấy ấm lòng. Đó là những khách sạn bắt đầu mở cửa tài trợ chỗ ở miễn phí cho các y tá và bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Đó là những chiến dịch “Nhận nuôi nhân viên y tế” trên Facebook với hơn chục nghìn lượt thích và theo dõi ở từng bang của xứ sở chuột túi. Tất cả bắt nguồn tại Perth, khi Chris Nicholas bắt đầu một nhóm “Nhận nuôi nhân viên y tế” trên Facebook: “Tôi và mẹ tôi muốn nhận nuôi những nhân viên y tế. Mẹ tôi là một đầu bếp giỏi. Tôi là một giáo viên hưu trí, con cái đã lớn và ở riêng. Nếu bạn cần chúng tôi giúp nấu ăn, đi chợ, giữ trẻ em, hay đảm nhận việc giặt giũ, dắt chó đi dạo, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tài khoản này.

Cảm ơn bạn vì đã ở trong số những người đứng đầu chiến tuyến, chúng tôi luôn nghĩ đến bạn”.Và đó chỉ là một trong số hàng trăm, hàng nghìn những mẩu tin khác tương tự như vậy. Vào những thời điểm đen tối nhất, khi cảm thấy bị kéo xuống đáy của vũng bùn tuyệt vọng, Mia lại click vào những trang Facebook ấy, và cô bất giác mỉm cười, cảm thấy như có những ngọn lửa nhỏ sưởi ấm lòng mình”.

Những ngọn lửa nhỏ ấy, bao giờ cũng hiện diện quanh ta. Đọc xong nhật ký Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái (Nhật ký y tá thời COVID - 19), một lần nữa điều hướng thiện này lại càng được xác tín đầy thuyết phục. Các nhân vật như Mia, Xie Liu, Anna, Joan, Faith, mẹ của Mia... trở nên gần gũi trong tình cảm người đọc là còn vì lẽ đó.

3. Đọc một tác phẩm gần như đầu tay của tác giả mới, bao giờ tôi cũng nghĩ về hành trình về sau của họ. Có thể nhìn thấy bằng phán đoán lý tính. Nhìn thấy bằng sự linh cảm. Với Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái, tôi linh cảm Iris Lê sẽ còn đi xa nữa, nếu cô bền bỉ nhận lấy công việc viết lách như khí trời để thở, chứ không vì lý do gì khác. Nếu thế, từ đây, cộng đồng viết văn ở hải ngoại đã có thêm một tác giả mới, xứng đáng được gọi nhà văn. Được biết Iris Lê tên thật Lê Quỳnh Phương, sinh ngày 1/11/1994, bắt đầu làm thơ từ năm 6 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Ytá tại Đại học Nam Úc. Đang làm việc tại Bệnh viện Royal Adelaide, là người mẫu của công ty Finesse Modelling và từng đoạt giải cuộc thi Hoa hậu Áo dài của Adelaide Nam Úc.

Nếu Iris Lê trở thành nhà văn, điều này có nghĩa gì không? Tôi không biết. Nhưng biết chắc chắn rằng, dù ở chân trời góc biển nào, chúng ta vẫn cần có thêm nhiều nhà văn viết bằng tiếng Việt. Cần lắm. Qua Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái, từ sử dụng tiếng Việt đến nỗi lòng của người Việt xa xứ, Iris Lê đã khiến ta “cảm thấy như có những ngọn lửa nhỏ sưởi ấm lòng mình”, lẽ nào ta lại dửng dưng? Hãy nhận lấy. Tôi tin bạn sẽ hài lòng.

LÊ MINH QUỐC (9/8/2020)

Trích đoạn:

CHƯƠNG 1 - Vỡ trận

Mia cảm thấy trời đất như quay cuồng. Bọng đái cô căng đầy, đè vào thành bụng đau anh ách nhưng cơ thể bên trong lại đang kêu gào vì thiếu nước, khô héo như một cái cây mùa nắng hạn. Nhiều giờ đồng hồ đóng mình trong mớ đồ bảo hộ lỉnh kỉnh, dày như vải bố, hai bên gò má của cô hằn lên hai lằn của chiếc mặt nạ N95. Nhìn thoáng qua, trông như hai vết bớt kỳ dị bẩm sinh. Cách đeo mặt nạ đúng là không được để không khí thoát ra ngoài, cũng vì thế mà tạo nên những vết lằn chằng chịt trên gương mặt thanh tú ấy. Nếu ai đã từng sử dụng qua mặt nạ N95 một cách đúng chuẩn sẽ hiểu cảm giác khó thở và đau đớn, khi hai cạnh của chiếc mặt nạ buộc phải được kéo căng và siết chặt vào hai bên gò má. Chỉ cần đeo một vài phút, vùng da ấy sẽ đỏ rát, chứ đừng nói đến đeo trong nhiều giờ đồng hồ liên tục. Thời tiết của Úc đang vào thu, nhiệt độ trung bình là 15 độ C nhưng trên gương mặt Mia vẫn lấm tấm mồ hôi vì nóng.

Thật là kinh khủng khi phải tự ngửi hơi thở sặc mùi hành tỏi của chính mình trong một thời gian dài. Mia đã phải ăn qua loa một chiếc bánh burger của cửa hàng McDonald trước giờ vào ca. Các cửa hàng ăn nhanh luôn mọc rải rác trên đường đi, giá lại rẻ. Tuy nhiên ở thời điểm này, chỉ có một phần tư số cửa hàng mua vẫn còn hoạt động, nhưng cũng chỉ cho thực khách lái xe mang về chứ không được ăn tại chỗ.

Đôi khi Mia tự nhìn mình trong gương và giật mình. Mới có ba tháng mà mọi thứ đã thay đổi một cách chóng mặt như thế sao? Một Mia xinh đẹp, nổi tiếng là hoa khôi của Khoa Bệnh Truyền nhiễm của bệnh viện Westmead, bệnh viện lớn nhất nước Úc, giờ đây đã tàn tạ đến nỗi không còn có thể nhận ra. Gương mặt hơi vuông cá tính kết hợp độc đáo với đôi gò má đầy đặn của trẻ thơ, làn da căng mướt không tì vết và sắc da tươi tắn như búp hoa vừa uống những giọt sương mai, giờ đã được thay bằng một cái đầu lâu khô quắt, hai trũng má hõm sâu. Căng lên trên khung đầu lâu ấy là lớp da xỉn màu, tái nhợt, lấm tấm mụn vì cà phê và những đêm mất ngủ. Đó là chưa kể đến những vết lằn chằng chịt được tạo ra bởi sự ma sát giữa những chiếc nón, những chiếc kính bảo hộ và khẩu trang siết chặt ma sát với làn da mỏng manh.

….

Cô gái mạnh mẽ ấy gần đây đã khóc rất nhiều, khóc vì kiệt sức, khóc vì phẫn nộ với thời thế và cảm thấy bản thân mình lực bất tòng tâm. Việc phải tăng giờ làm, làm ca kéo dài 12 tiếng, liên tục phải đóng mình trong đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân vừa nóng vừa khó thở khiến đội ngũ y tế phải chịu đựng một lượng áp lực kinh khủng trong mùa dịch. Chưa kể đến việc phải tiếp xúc gần như cả ngày với những người bệnh truyền nhiễm làm tăng thêm sức nặng của sự căng thẳng. Tập thể nhân viên y tế của Úc không chỉ hoang mang vì thực trạng nội tại mà còn bị tra tấn tinh thần bởi nỗi ám ảnh nước Úc rồi sẽ đi vào vết xe đổ của các cường quốc khác như Ý, Anh, Mỹ v.v...Song song với sự căng thẳng từ việc chiến đấu với dịch bệnh, COVID-19 đã kéo theo muôn vàn những nỗi lo toan khác, những nỗi lo toan rất đời thường…

name

Cuốn sách "Nhà lãnh đạo nhạy bén" cung cấp kế hoạch chi tiết cho việc tạo ra một tổ chức nhạy bén hơn, nhưng không hề né tránh đánh giá việc đó có thể khó khăn đến mức độ nào. Simon Hayward diễn giải cách thức nếu các nhà lãnh đạo áp dụng những phương pháp làm việc nhạy bén - bao gồm đặt ưu tiên không khoan nhượng, hợp tác và làm việc theo đội nhóm, tạo ra một văn hóa học hỏi và đổi mới theo định hướng khách hàng - họ sẽ thích nghi và không ngừng phát triển phù hợp với một thế giới kinh doanh phức tạp.

️Việc xây dựng một phong cách làm việc nhạy bén ở cấp độ doanh nghiệp là một thách thức không nhỏ và cần một sự chuyển đổi cả về tư duy và hành vi từ các nhà lãnh đạo nếu muốn nó bền vững. Cuốn sách "Nhà lãnh đạo nhạy bén" chỉ ra phương pháp giúp bạn làm điều đó.

️Về tác giả, Tiến sĩ Simon Hayward là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Cirrus, một đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển lãnh đạo, nhân tài và các chương trình thay đổi cho những tổ chức lớn và đầy tham vọng. Ông rất giàu kinh nghiệm lãnh đạo chiến lược, được tích lũy trong hơn 30 năm về lĩnh vực tư vấn. Ông là một nhà lãnh đạo tư tưởng năng động, được đánh giá cao bởi nhiều khách hàng lớn.

name

TẢN BỘ TRONG VƯỜN ĐOẢN THI

Phan Thị Thu Hiền

Nếu so với sonnet, thể thơ ngắn nổi tiếng, quen thuộc nhất của văn học châu Âu (bài thơ trong hình thức cổ điển có 10 dòng với 140 âm tiết) thì các thể thơ ngắn nhất đồng thời nổi tiếng bậc nhất của văn học Đông Á nhỏ nhắn hơn nhiều.

Bên cạnh tuyệt cú (bài thơ 20 hoặc 28 âm tiết) vốn xuất phát từ Trung Hoa nhưng dần trở thành gần như một gia tài chung trong văn học chữ Hán của khu vực, được thi nhân cả ở Korea, Nhật Bản, Việt Nam thưởng thức và sáng tác thì mỗi nền văn học dân tộc lại có hình thức đoản thi độc đáo, trong ngôn ngữ, văn tự riêng của mình. Có thể kể sijocủa Korea (hình thức quy chuẩn chừng 45 âm tiết), lục bát của Việt Nam (bài thơ 2 câu chỉ gồm 14 âm tiết), haikucủa Nhật Bản (17 âm tiết).Tuyệt cú tương đương với thể rubai (bài thơ cũng 4 dòng) của Ba Tư (Tây Á). Lục bát hai câu thì gần gũi với hình thức bài thơ một sloka (2 dòng, tổng cộng 32 âm tiết) trong văn học Ấn Độ (Nam Á).

Tuy nhiên, có lẽ khắp thế giới không tìm được một khu vực nào khác phong nhiêu các đoản thi, say mê nồng nhiệt và sở trường đặc biệt về các thể thơ này như ở Đông Á.

Các nền văn học Đông Á đều khởi đầu bằng thơ ca. Song, những thể thơ ngắn tiêu biểu không tự nhiên có được ngay thuở ban sơ, mà thường xuất hiện khá muộn về sau.

Tuyệt cú hình thành khoảng thế kỷ VI; sijo, lục bát định hình như một thể thơ vào khoảng thế kỷ XIV; haiku được khai sinh như một hình thức độc lập vào giữa thế kỷ XVII.

Tất cả đều cho thấy con đường đến đoản thi là hành trình trưởng thành, thuần thục của mỗi nền văn học.

Tuy phần lớn các thể thơ ngắn Đông Á đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc sâu xa từ bài ca (dân gian), nhưng quan hệ giữa “thi” và “ca” được tiếp nối ở sijo, lục bát lâu dài, chặt chẽ hơn so với tuyệt cú, haiku.

Có thể hình dung tuyệt cú của Trung Hoa như một thế giới tương hỗ chặt chẽ Âm-Dương, hài hòa, đối xứng; haiku của Nhật Bản xây dựng thế cân bằng lệch, cực Dương; trong khi lục bát của Việt Nam cực Âm, nhịp nhàng, uyển chuyển; sijo của Korea mềm mại, linh hoạt.

Như vậy, những bài thơ bốn dòng, ba dòng, hai dòng, hay một dòng của tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku, nhìn trên bề mặt, có kết cấu hết sức đa dạng. Tuy nhiên, cấu trúc sâu tạo nghĩa của các thể thơ này lại đồng quy một cách lạ lùng. Cách này hay cách khác, các đoản thi thành công luôn có một bản lề khép lại tâm cảnh/ ý cảnh của phần đầu bài thơ và đột ngột xoay chuyển mở ra trong câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng một tâm cảnh/ ý cảnh khác, mới mẻ tinh khôi, dù cả hai vẫn không ngừng là một thế giới… Toàn bộ phần đầu bài thơ tích tụ, chất dồn năng lượng cho sự thăng hoa, bùng nổ ở câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng.

So sánh với thơ ngắn của các nền văn học khác như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng của các đoản thi Đông Á trong sự nhuần nhị, tự nhiên dung nhập cảnh và tình, hòa quyện trữ tình và triết lý, hàm súc mà dư ba.

Tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku cùng hàm súc, giàu sức gợi, nhưng thi pháp của mỗi thể thơ lại mang sắc thái khác nhau.

Tóm lại, tuyệt cú của Trung Hoa, haiku của Nhật Bản, sijo của Korea và lục bát của Việt Nam chia sẻ khá nhiều đặc điểm tương đồng có tính loại hình và có tính khu vực. Cả bốn thể thơ đều hàm súc, giàu sức khơi gợi. Cả bốn thể thơ, với những cách thức và mức độ khác nhau đều chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Á Đông (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo...).

Bên cạnh những đặc điểm chung, tuyệt cú, haiku, sijo, lục bát, mỗi thể lại có những đặc trưng biểu hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Sijo và lục bát có nhiều điểm gần gũi nhau hơn so với tuyệt cú và haiku. Trong khi tuyệt cú và haikucổ điển, hàn lâm, luật thi nghiêm ngặt thì sijovà lục bát tự nhiên, năng động hơn. Tuyệt cú và haikuchủ yếu là tiếng thơ vô ngã, lôi cuốn bằng sự sắc sảo, chiều sâu tôn giáo - triết học, đậm đà phong vị Thiền tông. Sijo và lục bát lại cất lên lời ca mang giọng điệu trữ tình, nồng nàn sắc thái cá nhân, chinh phục nhờ những vẻ đẹp biến ảo của tâm hồn.

 

Bộ sách tinh tuyển văn chương Đông Á đã xuất bản:

Những mái lều ẩn cư trong văn chương Đông Á (2013)

Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (2014)

Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (2014)

Thi tăng Đông Á (2017)

Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (2017)

Thượng Hải – Tokyo – Hà Nội – Seoul trong văn chương Đông Á đầu thế kỷ XX (2017)

Đoản thi Đông Á (2020)

 

Các trích đoạn:

Mai hoa tuyệt cú

梅花绝句

陆游

闻道梅花坼晓风,

雪堆遍满四山中。

何方可化身千亿,

一树梅花一放翁。

Phiên âm:

MAI HOA TUYỆT CÚ

Lục Du (1)

Văn đạo mai hoa sách hiểu phong,

Tuyết đôi biến mãn tứ sơn trung.

Hà phương khả hóa thân thiên ức,

Nhất thụ mai tiền nhất Phóng Ông.

Dịch thơ:

Thơ tuyệt cú về hoa mai

Nghe gió sớm về mai nở bông,

Như làn tuyết phủ khắp non trùng.

Cách chi thân hóa thành muôn ức,

Bên mỗi gốc mai một Phóng Ông.

1. Lục Du (1125 – 1210) tự là Vụ Quan, hiệu là Phóng Ông, quê ở Sơn Âm (nay thuộc tỉnh Chiết Giang). Xuất thân trong gia đình quan lại, sớm tiếp thu được truyền thống văn hóa tốt đẹp và hoài bão ý chí yêu nước. Ông từng thi đỗ tiến sĩ nhưng bị đánh trượt; sau đó ông tòng quân chỉ huy quân đội ở một số địa phương. Lục Du là nhà thơ yêu nước vĩ đại thời Nam Tống, văn võ kiêm toàn, luôn chủ trương chống quân Kim xâm lược.

Ông có tài cả về thơ, từ, tản văn, lại sở trường về sử học. Bình sinh ông sáng tác gần ba vạn bài thơ, nay còn lại hơn 9.000 bài. Thơ ông có nội dung phong phú, tính hiện thực cao và chứa chan tinh thần yêu nước. Phong cách thơ ông trầm hùng, hào phóng; ông sành tất cả các thể thơ, nhất là thất ngôn luật thi.

Tác phẩm có Kiếm Nam thi cảo, Vị Nam văn tập, Phóng Ông từ.

name

Tập sách là tập hợp những giấc mơ của con người trước số phận và cuộc sống. Có giấc mơ đẹp đẽ đầy hy vọng, có cả cơn ác mộng ám ảnh không thể quên. Những giấc mơ bắt đầu từ hiện thực (giấc mơ kiếm tiền, giấc mơ sống yên ổn, giấc mơ tha thứ cho nhau...) chuyển mình qua từng cảm xúc mơ hồ (giấc mơ về tổn thương quá khứ, giấc mơ về những ký ức đau buồn...), tiến đến những câu chuyện huyền ảo (mượn giấc mơ để thể hiện sự phản kháng thực tại). Mơ, mà mở mắt. Nó nửa thực, nửa ảo; khi bi kịch áp lên vai con người sức nặng. Từng câu chuyện là từng giấc mơ riêng, phản ánh những khát vọng và nỗi sợ. Nhưng suy cho cùng, đó vừa là điểm tựa, vừa là lối thoát. Vì sau cơn mơ, người ta sẽ phải tỉnh dậy.

Trích đoạn:

Dưới chân cầu nói dối

Thế giới của riêng cô có ngày bị xâm phạm bởi một người đàn ông. Kẻ lạ mặt đang thoải mái ngồi hút thuốc trên chiếc xe cần cẩu rỉ sét. Điếu thuốc tàn, anh thẳng tay quăng xuống. Cô hốt hoảng chạy lại, giơ gót giày cao gót định giẫm tắt. Gặp lá ướt, gót giày trượt đi, cô té xuống đất ê ẩm. Anh cười khùng khục, không có vẻ gì sẽ bước xuống đỡ cô dậy. Cô tự mình đứng lên, sau khi đã trút bực bội cho tàn thuốc tắt ngấm, chống nạnh quắc mắt nhìn kẻ xâm lấn không gian riêng của mình:

- Ê anh kia, vô chỗ của người ta rồi còn xả rác hả? Lỡ cháy thì sao?

- Ờ, xin lỗi. - Anh nhìn quanh, đúng là nhiều lá khô thật, một tàn thuốc có thể sẽ gây họa. Tuột khỏi xe cần cẩu, anh nổi hứng muốn trêu chọc cô gái trước mặt mình một chút. - Chỗ của cô? Cô mua nó rồi hả?

- Ờ thì chưa. - Cô sững ra, không ngờ anh hỏi câu này. Chắc hẳn đây là loại đàn ông giàu có đáng ghét, thích định giá sở hữu bằng tiền.

- Vậy là sắp mua? - Anh rút điếu thuốc, châm lửa rít khói.

- Không.

- Có ý định mua?

- Không luôn.

- Vậy lấy gì để nói chỗ này của cô hả cô nương lùn tè? - Anh ngửa cổ, mở miệng thả đám khói để chúng bay về trời, cố tình giữ một vẻ mặt đáng ghét.

- Thì tôi tìm ra nó đầu tiên.

- Cô nhún vai, lấy trong túi xách ra tấm bạt ni lông trải xuống đất. - Và tôi cao gần mét bảy nha. Nếu anh muốn, tôi sẽ chia sẻ chỗ này với anh.

Không cần cô mời, anh tự nhiên bước tới ngồi lên chỗ còn trống trên tấm bạt. Cô gái tiếp tục lôi ra một hộp nho khô, chai nước suối, vài ổ bánh mì ngọt. Mở nắp nghiêng hộp về phía anh, cô hất cằm, ăn cho vui.

- Không lên cơn với tôi nữa hả? - Anh bỏ một ít nho khô vào miệng, thay cho khói thuốc. Chúng ngọt tới mức va đập vào cổ họng, nhưng anh vẫn còn thấy sót chút đắng.

- Không. Hơi đâu giận người dưng khi tôi đã nổi điên cả ngày, và mỗi ngày với đủ loại người rồi. - Cô mở nắp chai nước, uống ừng ực không ngần ngại. - Ở đây, tôi muốn mình thoải mái. Và vì thoải mái, nên tôi ở đây.

Anh im lặng nhìn cô, thích thú trước sự kỳ quặc đang toát ra. Có thể vì chưa biết gì về nhau, cô tạo cho anh cảm giác dễ chịu.

- Cô ở đây làm gì?

- Tắm hoàng hôn. - Cô tấn công tới ổ bánh mì ngọt, đưa một nửa cho anh. - Ăn không? Ngon hơn thứ hôi rình anh đang ngậm đó.

Anh bật cười đón lấy, lẩm bẩm, gì mà tắm hoàng hôn, điên thiệt chứ. Nhưng nụ cười của anh  xao động, bị kéo bung ra sắp đứt, khi cô quay sang hỏi:

- Anh là ai, làm gì, ở đâu tới đây?

- Tôi... - Anh cau mày, sự khó chịu dần hiện trên mặt. Anh không muốn người ta biết nhiều về mình, để  từ  đó  đào  sâu  vào  những  thứ  anh  đang  không muốn đối diện.

- Khờ ghê, đâu ai bắt anh nói thiệt. - Cô lấy bánh mì  kẹp  nho  khô,  bỏ  vô  miệng  nhai  nhồm  nhoàm.

- Anh có thể nói dối, nếu muốn. Như tôi, một cô ca sĩ mới nổi đã chán với lịch diễn dày đặc và đám antifan khốn nạn nên trốn ra đây.

name

Trong thế kỷ 21, công nghệ lao nhanh về phía trước, nhân loại sáng tạo ngày càng nhiều phát minh mới để cải thiện cuộc sống, nhưng điều này không có nghĩa con người trở nên thông minh hơn và có trách nhiệm hơn. Trong “Tin nóng", Dmitry Glukhovsky đã đẩy tình huống đến mức phi lý, khéo léo che giấu những chủ đề đau đớn dưới phép ẩn dụ về sự xuất hiện của một nền văn minh khác...

Anna Starobinets viết về những thứ hoàn toàn khác nhau, chạm đến nhiều vấn đề: gia đình, tôn giáo, du hành về quá khứ, người ngoài hành tinh, việc nuôi dạy trẻ em và sự du cư của linh hồn. Nhưng tất cả những vấn đề này không nằm trong các cốt truyện thông thường, mà là theo cách riêng của cô, độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ thứ gì. Truyện ngắn "Người thực" nằm trong tuyển tập Tuổi giao thời, cuốn sách chứa đựng tất cả những gì cần có của văn chương kinh dị thực sự - những chi tiết đóng băng tâm hồn, đen tối trong sự mù mờ đa nghĩa của nó, những trò chơi và thủ thuật tâm lý, cái chết, huyền thoại...

Truyện ngắn "Rừng" của Zakhar Prilepin được giới thiệu trong tuyển tập này là một tự truyện, chất đầy những gam màu cảm xúc và trải nghiệm của một cậu bé nhớ về cha mình, với tình yêu thương vô bờ, qua lăng kính của chuyến phiêu lưu trên một dòng sông giữa khu rừng đáng kinh ngạc và sợ hãi... Zakhar Prilepin có thể rất khác biệt, một số nhà phê bình chỉ ra phong cách nam tính mạnh mẽ, ngòi bút nam tính mạnh mẽ của ông, trong khi những người khác gọi tác phẩm của ông là văn xuôi dịu dàng nhất, tinh tế nhất, tao nhã nhất...

Trong "Vết mực của Nabokov", chỉ trên vài trang giấy, trước mắt chúng ta thoáng qua một cuộc đời, thậm chí vài cuộc đời. Tiếp tục các chủ đề truyền thống của văn học Nga, với sự chú trọng đến các khía cạnh đạo đức của thế giới quan, Mikhail Shishkin cho thấy hai nhận thức khác nhau với những giá trị khác nhau và sự chọn lựa con đường của mỗi người. Giấy quỳ trong câu chuyện là thái độ đối với Nabokov, người mà hình ảnh chạy xuyên suốt toàn bộ cốt truyện, làm cho tác phẩm trở nên trọn vẹn.

name

Đổi Mới Giáo Dục Đạo Lý Dân Tộc Và Ý Thức Công Dân Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Thành Phố Hồ Chí Minh Qua Dạy Học Các Môn Xã Hội - Nhân Văn

name

Về thể loại, các bài viết có tính chất pha tạp giữa tùy bút, bút ký và truyện ngắn, với độ dài ngắn rất khác nhau. Nội dung chủ yếu kể lại những câu chuyện đời thường thuộc nhiều loại hình sinh hoạt khác nhau của người dân tỉnh lẻ trong bối cảnh lịch sử chuyển đổi sau 30 tháng 4 năm 1975. Có những bài rất gần với chuyện tiếu lâm nông thôn, đọc lên không thể không tức cười (như “Tưởng bở”…), nhưng cũng có vài câu chuyện phản ảnh hiện thực xã hội gây cho người đọc thật nhiều suy nghĩ bức xúc về hoàn cảnh sống khó khăn nghiệt ngã của một số người dân trong giai đoạn chuyển hình kỳ lịch sử (như “Bông sứ cùi”…). Điều này cho thấy tác giả có phần thiết tha tâm huyết trước thực tế cuộc đời, mà nhịp đập trái tim luôn hướng về những người cùng khổ, chứ không phải chỉ là một kẻ đứng ngoài nhận xét với thái độ hồn nhiên hoàn toàn.

Cách kể chuyện của Kim Chi rất tự nhiên mà duyên dáng, nhiều chỗ không kém phần lém lỉnh, nhưng mấy ưu điểm vừa kể này vẫn không đi ngược lại với sự sâu sắc cần có của thể loại tản văn, cho thấy tác giả có óc quan sát nhận định rất tinh tế các sự kiện diễn biến cũng như về tâm lý, tính cách nhân vật, hiểu biết rất rõ như đi guốc trong bụng tâm lý, phong tục tập quán, lối sống của người dân địa phương thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp và tuổi tác khác nhau. Tập tản văn nhỏ này vì thế chắc chắn sẽ mang lại cho người đọc một số điều thú vị, ngoài việc đọc giải trí ra, nó có thể cung cấp cho chúng ta không chỉ bức tranh toàn cảnh của một vùng thuộc miền Tây Nam Bộ, mà một số từ ngữ, tiếng lóng địa phương được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn còn có tác dụng bổ sung nguồn văn liệu cho những nhà biên soạn từ điển.

name

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi chúng ta thấy nhớ nhà, nhớ tuổi thơ, nhớ con đò nhỏ lâu rồi không có khách qua sông nên nằm buồn bến nước, nhớ cánh đồng và cánh cò trắng "chở luôn nước mắt cay nồng của cha", nhớ những người thân yêu vẫn hằng ngày ngóng vọng ta về.

Đôi khi chúng ta nhận ra mình đang cô đơn giữa thành phố đông người, đôi chân đã mệt nhoài, khóe mắt đã cay và nụ cười không còn hồn nhiên như những ngày chỉ biết nói cười chẳng cần lo nghĩ.

Đến một lúc nào đó, chuyện về quê sẽ trở thành xa lạ với chúng ta. Về quê không đơn giản chỉ là ngồi trên chiếc xuồng ba lá chông chênh để má bơi đưa ta đi trên những dòng sông đẹp; không phải vài ba bước đã sang cây cầu tre lắt lẻo nghiêng mùa nắng mưa; không phải cứ nhắm mắt lại là thấy mình nằm ngủ trên rơm rạ quê nhà... Đến một lúc nào đó, vê quê sẽ là ước ao lớn nhất trong vô vàn những ao ước đời người, không chọn gì chỉ mong an trú...

Nếu khát khao đủ lớn, chúng ta đều có thể ngược về quá khứ tìm lại dấu yêu dang dở năm nào, để được sống lại ấu thơ, để được bình an và rồi vững chân bước tiếp. Tác giả gọi đó là: Ngược chiều thiên di!

name

Nếu như bạn đã cảm nghiệm sâu sắc đời sống con vật, cây cối... cho đến nét đẹp thâm trầm in dấu thời gian của người Việt lưu dân trên vùng đất mới; sau nữa, chắc bạn đã nghe thấy hồn cốt phương Nam ngàn đời mà sự tươi mới và sức sống bền bỉ còn in đậm trong đời sống sinh hoạt, chiến đấu của con người Nam bộ qua những tập Kiếp ba khía, Đời bọ hung, Bông trái quê nhà; thì hẳn bạn sẽ muốn tìm đến Mùa Hoa Nắng. Bạn sẽ cảm nghiệm vẻ đẹp hiếm có của mối tương giao trời đất nhiệm mầu, đơm ra những bông hoa tươi tắn như nụ mai bung vỏ lụa trổ vàng đón xuân. Mùa hoa nắng ấy là hoa hay là người?

...Đọc Mùa Hoa Nắng, mỗi người sẽ tự chiếu rọi nắng trời vào tán lá cây đời để từng chùm hoa nắng rập rờn trong lòng dạ. Từ bông cỏ may đến bông vạn thọ, cách kết truyện của Trần Bảo Định luôn để lại nỗi niềm suy tưởng dìu dặt, vừa thấm vừa nhuần, vừa ngậm mà cũng vừa ngùi trong nỗi bâng khuâng; chẳng đánh mà đau, chẳng xui mà khiến lòng người lân la nghĩ ngợi. Ví như, “Trăm năm biết mấy tinh thần”!

name

Tiểu thuyết Phong Tỏa được nhà văn người Anh Peter May hoàn thành năm 2005 nhưng bị các nhà xuất bản từ chối vì cho rằng bối cảnh tiểu thuyết là "phi hiện thực" vì bối cảnh nền là thủ đô London của Anh bị phong tỏa sau năm tháng bị hoành hành vì dịch cúm gia cầm... Tuy nhiên đến hôm nay, khi thế giới đang đối diện với đại dịch Covid-19, tác phẩm đã được chấp nhận.

Truyện là cuộc điều tra của thanh tra cảnh sát MacNeil cùng nhà khoa học pháp y là Amy Wu và Tiến sĩ Cara Castelli truy tìm hung thủ - khi một bộ xương được tìm thấy trong công trường xây dựng ở Lambeth...

name

Bộ sách Hương Gió Phương Nam gồm hai phần: Phần I là Gió, Phần II là Hương. Cả hai phần thể hiện sức sống qua nghệ thuật văn chương, văn nghệ trên vùng đất mới của Tổ quốc.

Gió có thoảng Hương được thể hiện bởi suy tư, tình cảm của con người phương Nam mà các văn sĩ là người phát ngôn.

Gió và Hương này tỏa ngát một phần rộng khắp từ chốn “thiên nhai hải giác” nơi làm rào giậu phía Tây Nam tổ quốc; trải dài từ một phần trung du, đồng bằng miền Trung đến châu thổ sông Cửu Long, miền Đông đất đỏ và “Hòn ngọc Viễn Đông”. Khu vực này từng vang vọng một thời trong lịch sử mở cõi và giữ nước của tiền nhân ta”.

name

Những lớp sóng là cuốn tiểu thuyết thứ 7 của Virginia Woolf, đây là một tác phẩm cực kỳ thách thức, cực kỳ khó đọc, thậm chí đối với những độc giả mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Cho tới nay, nó được đại đa số các nhà nghiên cứu phê bình và một số lượng tương đối các độc giả yêu thích tác phẩm văn chương hiện đại đánh giá rất cao. Dù không thành công về mặt thương mại, Những lớp sóng được công nhận rộng rãi là một tuyệt phẩm văn chương hiện đại, xếp thứ 16 trong số 100 tiểu thuyết Anh hay nhất mọi thời đại.

name

Các tờ báo, các tiểu thuyết thoát thai từ văn học miền Nam trong khoảng từ 1863 đến 1932 (trong suốt hai giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển và hình thành văn chương hiện đại) không phải là sản phẩm của nền văn học riêng một ´xứ', một địa phương. Đó là những tác phẩm của nền văn học dân tộc nảy sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt."

".... hầu hết những tác phẩm ở các giai đoạn đầu của văn học hiện đại tại miền Nam chìm trong quên lãng, ngay cả đối với những nhà nghiên cứu văn học. Sự bỏ rơi bỏ rớt những đứa con tinh thần - cho dẫu là vô tình vì không hay không biết, cho dẫu là những đứa con ấy vì bị nhìn vội mà bị cho là không khôi ngô tuấn tú - vẫn là một điều hoang phí. Một sự hoang phí như thế không nên để xảy ra nhất là khi xem xét lại, mọi người sẽ nhìn nhận rằng những đứa con ấy còn giữ nguyên đặc tính của giống nòi và đã can đảm góp công vào cuộc tranh đấu dai dẳng chống xâm lăng." (Trích nội dung sách)

name

Thượng châu thổ Cửu Long là cách gọi của địa lý học dành cho tiểu vùng tương đối cao và nằm ở phía trên trong thủy trình sông Cửu Long ở Nam Bộ - Việt Nam. Nó cùng với ba bộ phận còn lại là Hạ châu thổ Cửu Long, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan, hợp thành Đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nam Bộ.

Để đứng vững trên mảnh đất này đã khó, tiến trình kiến tạo văn hóa cũng không hề đơn giản. Sự tiếp xúc của những làn sóng văn hóa buộc di dân dù thuộc bất kỳ truyền thống nào cũng phải có biện pháp ứng xử thích hợp. Sau ba trăm năm, thượng châu thổ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã có cho mình một diện mạo văn hóa đặc thù và đặc sắc.

Trong bức tranh toàn cảnh đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy phủ trùm lên hệ thống văn nhóa của cư dân thượng châu thổ Cửu Long, nhất là bình diện văn hóa phi vật thể, chính là thành tố tín ngưỡng - tôn giáo. Với những tiền đề đặc thù, tiểu vùng này trở thành môi trường thuận lợi để các tín ngưỡng - tôn giáo hình thành và phát triển. Từ đó, thành tố này ảnh hưởng trở lại các thành tố khác trong hệ thống văn hóa, khiến hầu hết mọi mặt trong đời sống của người dân nơi đây đều thấp thoáng có bóng dáng của yếu tố tâm linh.

Trong sách, tác giả tạm sắp xếp các bài viết vào bốn mục là: Địa danh & Nhân vật, Tín ngưỡng - Tôn giáo, Đời sống & sinh hoạt và Tản mạn dọc đường. Ba mục đầu gồm các bài nghiên cứu, trong đó có những tác phẩm được tác giả chỉnh sửa so với bản công bố lần đầu. Bên cạnh những bài nghiên cứu là một số bài báo dưới hình thức dân tộc ký được tác giả tập hợp vào mục Tản mạn dọc đường ở phần cuối sách.

name

Tài liệu này góp phần đào tạo bác sĩ đa khoa và các thầy thuốc, lương y, y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ công tác tại khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện và tuyết y tế cơ sở.

Mục đích của những bài giảng này:

- Làm cho sinh viên hiểu và trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc trong Y học cổ truyền để từ đó yêu thích môn học và tích cực tìm hiểu, nghiên cứu Y học cổ truyền.

- Trang bị cho sinh viên phương pháp luận và những kiến thức cơ bản của Y học cổ truyền để bổ sung thêm vào sở học hiện đại của mình.

- Trang bị cho sinh viên các phương pháp chẩn đoán và điều trị một số vấn đề sức khoẻ thông thường.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng trị bệnh, trị bệnh và bồi thường sức khoẻ bằng Y học cổ truyền; tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng bằng việc phối hợp phương pháp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Đây chỉ là những kiến thức Y học cổ truyền cơ bản, những thầy thuốc bước qua ngưỡng cửa này có thể tự học, tìm hiểu, nghiên cứu và từ đó àp dụng sâu rộng hơn.

name

Mấu chốt của cuốn sách "Hệ Nàng cơm - Nàng bún" vẫn là chuyện khơi gợi để bà con cô bác có cái hứng chí nhớ lại, kể lại cho vui những kỷ niệm, lưu những chuyện đời... Cuốn sách chống chỉ định cho nghiên cứu, tra cứu; mà "chỉ định" là một "đóa hàm tiếu", mua vui cho "đời bớt khổ" mà thôi.

Sài Gòn thì có xưa và nay. Xét theo địa chí ngày nay thì Sài Gòn gộp chung ba nơi xưa lại, Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Cuốn sách này như một sân chơi mở, mời bà con cô bác có "cùng hệ" cùng có đôi lời đàm đạo.

name

Một thời chân đất là tuyển tập đậm tính văn học, được khởi xướng bởi một nhóm cựu thanh niên xung phong TP.HCM nhập ngũ năm 1976 - 1977, mang tinh thần “nghĩa tình đồng đội”. 

Tập sách được cơ cấu với các thể loại: truyện ngắn, bút ký, thơ, tản văn và được thể hiện bởi các cây bút TNXP và những người bạn, gồm: Nguyễn Nhật Ánh, Cao Vũ Huy Miên, Trần Ngọc Châu, Nam Thiên, Đỗ Trung Quân, Bùi Chí Vinh, Thanh Nguyên, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Hồ Thi Ca, Bùi Thị Trinh, Phan Tiến Trình, Nguyễn Tuấn Quyền, Đào Công Điện, Trương Quang Lục... Tuyển tập này ra đời nhằm 2 mục đích: một là lưu giữ những kỷ niệm khó phai của lớp thanh niên Sài Gòn dưới màu áo TNXP 45 năm trước; hai là dành toàn bộ tiền bán sách cùng nguồn tiền đóng góp của những tấm lòng hảo tâm để “làm quà” gửi đến các cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Một món quà nghĩa tình, nhân tiến tới kỷ niệm 45 năm ngày thành lập lực lượng TNXP TP.HCM (28.3.1976 - 28.3.2021). Tuyển tập được sự đồng tình, hỗ trợ của Hội Cựu TNXP TP.HCM và Ban Tuyên giáo Lực lượng TNXP TP.HCM.

name

Câu chuyện thành công, thất bại của các doanh nhân Việt trong công cuộc Đổi mới đã luôn được quan tâm và là nguồn cảm hứng lớn cho các thế hệ trẻ của đất nước - những người đang tràn trề khát vọng và nhiệt huyết khời nghiệp, mong muốn xây dựng những doanh nghiệp Việt Nam xứng tầm thế giới và đưa đất nước thành một quốc gia khởi nghiệp.

Cuốn sách này cung cấp cho bạn một góc nhìn sinh động hơn về sự ra đời, trỗi dậy, trưởng thành và cả những bài học thấm thía từ chính thất bại của một lớp doanh nhân Việt sinh ra từ công cuộc Đổi mới của đất nước, chắc chắn sẽ hữu ích không chỉ cho giới hoạch định chính sách, các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế mà còn đặc biệt hấp dẫn độc giả.

name

Liệu Biden sẽ trở thành một tổng thống đặc biệt không, vì đã đắc cử trong những hoàn cảnh, hệt như Franklin D.Roosevelt đã từng đắc cử trước ông?...Còn về việc để biết ông muốn dẫn nước Mỹ đến đâu...

"Lịch sử đã dạy chúng ta rằng chính trong những giờ phút đen tối nhất mà đất nước này đã đạt được những bước tiến lớn. Đấy mới chính là nước Mỹ: Chúng ta thẳng tiến. Hơn nữa, đó chính là điều mà người Mỹ chúng ta có thể làm tốt nhất: Chúng ta thẳng tiến. Chúng ta đang xây dựng tương lai"

name

Mâu Tử: Lý Hoặc Luận - Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng (nghiên cứu và phiên dịch)

Mâu Tử (chữ Hán: 牟子) tên thật là Mâu Bác (牟博). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì ông là một trong số ít người đầu tiên ở nước ngoài đến Giao Châu (vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay) tu học và khai truyền đạo Phật tại đây.

Trước tác nổi tiếng của Mâu Tử là cuốn Lý Hoặc Luận, viết bằng chữ Hán. Sách gồm 37 câu hỏi đáp giữa tác giả và những người theo Đạo Nho (chủ yếu) và Đạo Lão (số câu ít hơn, chỉ từ câu 29 trở đi).

"Tại Việt Nam người đầu tiên dịch trọn vẹn tác phẩm này là Lê Mạnh Thát. Là người tiên phong, ông khó tránh những sơ suất trong phiên dịch mà chúng tôi sẽ chỉ ra trong bản dịch này. Tại phương Tây, Paul Pelliot là người đầu tiên dịch trọn vẹn Lý hoặc luận sang tiếng Pháp, cũng như John Keenan dịch toàn bộ Lý hoặc luận sang tiếng Anh. Chúng tôi tham khảo một số bản dịch sang Trung văn (có sẵn trên mạng) nhưng hầu hết đều sai sót rất nhiều và không hề giải thích hay chú thích lý do tại sao lại dịch như vậy. Bản thân Mâu tử là người dùng nhiều từ cổ, cộng thêm hiện tượng sao chép nhiều lần, điều này gây khó khăn cho người dịch không ít, mặc dù ý nghĩa thì rất rõ ràng".

"Quan điểm của chúng tôi rất đơn giản và không "treo" vào quá nhiều sự kiện đòi hỏi được kiểm chứng. Nếu chấp nhận thời điểm sáng tác của Lý hoặc luận khoảng thế kỷ thứ 5 thì chẳng cần phải gắn nó với một truyền thống Phật giáo (như Pelliot và Lê Mạnh Thát) hay với một cuốn kinh (như Maspéro) vì vào thế kỷ thứ 5 tri thức Phật giáo chẳng còn xa lạ gì với Trung Quốc và mọi chi tiết liên quan đến Phật giáo trong tác phẩm Lý hoặc luận đòi hỏi phải được giải thích trên cơ sở phương pháp luận thông diễn tư tưởng Phật giáo của thời kỳ này, tức phương pháp "cách nghĩa" 格 義 mà Đạo An (314-385) và Huệ Viễn (334-416) là hai đại biểu nổi tiếng nhất". Đạo An là tăng sĩ Trung Quốc đầu tiên dùng "cách nghĩa" để giải thích tư tưởng Phật giáo. Huệ Viễn là người chủ trương "thần bất diệt luận" mà Mâu tử lập lại. Đây chính là phương pháp thuyên giải tư tưởng Phật Giáo của chính Mâu tử: dùng Nho giáo và Đạo giáo để giải thích Phật Giáo. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Lý hoặc luận ra đời vào thời gian này (cuối thế kỷ thứ 4 và đầu thế kỷ thứ 5)".

Thông Tin TS. Dương ngọc Dũng

TS. Dương ngọc Dũng sinh năm 1956, hiện là giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn - TP.HCM.

Ông tốt nghiệp cử nhân Anh văn năm 1980, tốt nghiệp đại học Canberra (Úc) năm 1989, chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (Graduate Diploma). Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Đông Á học tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001, tốt nghiệp MBA của United Business Institute (Bỉ) năm 2007.

Ngoài ra, ông từng giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn như Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự Mỹ, Úc, New Zealand, Bộ Kế hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài chánh, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore.

Vào năm 2016, TS. Dương Ngọc Dũng đã hướng dẫn Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama thăm chùa Ngọc Hoàng.

Các tác phẩm đã xuất bản:

Kinh dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (NXB Khoa học Xã hội, 1999)

Triết giáo Đông Phương (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2003)

Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2004)

Bút kiếm Kim Dung (NXB Văn học, 2005)

Đường vào triết học (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006)

Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học (NXB Hồng Đức, 2016)

name

Tess - Một Tâm Hồn Trong Trắng là tác phẩm được độc giả thuộc mọi tầng lớp yêu thích nhiều nhất trong số 14 tiểu thuyết của Hardy. So với Eustacia xinh đẹp theo kiểu hoang dã, tham vọng vật chất trong Trở lại cố hương và Sue xinh đẹp trong theo kiểu trí thức, tính nết thất thường, với quan điểm mâu thuẫn về đạo đức, tôn giáo, hôn nhân trong Jude-Kẻ vô danh thì Tess Durbeyfield chỉ là một nàng thôn nữ, học hết lớp sáu trường làng, nàng xinh đẹp một cách dân dã như một đóa hoa đồng nội. Nhưng số phận thảm thương, Tess bị tử hình bằng cách treo cổ do đâm chết Alec. Số phận đen tối một cách cùng cực dù nàng chỉ có ước mơ rất tầm thường, nhỏ nhoi, rất con người: có một người chồng mà mình yêu và yêu mình, sống một cuộc sống vừa đủ, sẵn sàng làm bất cứ công việc chân tay vất vả nào. Nhưng Alec một điền chủ trẻ tuổi, phóng đãng quyến rũ và hãm hiếp từ năm nàng mới có mười sáu tuổi, sau đó lại dùng sức mạnh vật chất để chi phối nhằm mục đích sở hữu nàng như sở hữu một món đồ chơi ưa thích. Khi Tess kết hôn với Angel nàng đã thú nhận với chồng của mình về quá khứ vào đêm tân hôn. Do quan niệm quá cứng nhắc về trinh tiết và Angel nghĩ rằng mình bị lừa đã rời nước Anh đến Brazil lập nghiệp để suy nghĩ kĩ hơn về mối quan hệ vợ chồng anh.

Thông qua Tess - Một Tâm Hồn Trong Trắng, Thomas Hardy đã thẳng thắn phê phán những quan niệm cổ hủ và cứng nhắc về tín ngưỡng, đạo đức trong tình yêu và hôn nhân của thời kì Victorian. Chính vì lẽ đó mà khi nó được công bố lần đầu năm 1891 đã bị chỉ trích kịch liệt.

Khi đọc về những cuộc đời, những con người có tâm hồn mộc mạc, thiện lương, với những mơ ước đơn sơ bình dị lại gặp toàn tai ương, hoạn nạn, một mặt chúng ta xót thương, đồng cảm với họ, mặt khác, chúng ta mơ ước một xã hội trong đó những bi kịch đó không còn tái diễn. Có lẽ đó cũng là mơ ước hoài vọng của tác giả khi viết tác phẩm này.

17

Tải sách PDF tại TuSach.vn mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng cho người yêu sách. Với kho sách đa dạng từ sách văn học, sách kinh tế, đến sách học ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm và tải sách miễn phí với chất lượng cao. TuSach.vn cung cấp định dạng sách PDF rõ nét, tương thích nhiều thiết bị, giúp bạn tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hãy khám phá kho sách phong phú ngay hôm nay!